Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

18/02/201412:00 SA(Xem: 34103)
Vượt Qua Buồn Ngủ Trong Khi Hành Thiền

Vượt qua buồn ngủ trong khi hành thiền
Pa Auk Tawya Sayadaw 
Chuyển ngữ: Tỳ kheo Pháp Thông

hon_tram_khi_ngoi_thienCon ăn nhiều và ngủ cũng nhiều. Nhưng tại sao khi hành thiền con vẫn càm thấy buồn ngủcảm thấy đói bụng vào ban đêm?

Trả lời: Buồn ngủ xảy ra do các nguyên nhân khác nhau, có khi thuộc về thân, có khi thuộc về tâm. Đối với các nguyên nhân thuộc về thân, ngủ có thể là do sự không quân bình của tứ đại trong cơ thể của hành giả. Khi địa đại (yếu tố đất) hoặc thủy đại quá mạnh, hành giả cảm thấy buồn ngủ vì hai đại này có bản chất nặng nề. Ngược lại, khi hỏa đạiphong đại mạnh hơn, hành giả cảm thấy khó rơi vào giấc ngủ. Tứ đại trong thân của chúng ta luôn luôn thay đổi. Chúng ta không thể trông đợi chúng lúc nào cũng ở trong trạng thái quân bìnhhòa hợp được, đặc biệt là khi chúng tat hay đổi sang một môi trường hoặc nếp sống mới. Tuy nhiên, sự không quân bình ấy thường chỉ tạm thời. Thân tự nó sẽ điều chỉnh. Để ngăn rơi vào giấc ngủ trong lúc hành thiền, hành giả có thể ngủ một lát sau bữa ăn (trước khi hành thiền).

Đối với các nguyên nhân thuộc về tâm, khi tâm hành giả không đủ nghị lực, hành giả sẽ bị áp đảo bởi hôn trầm –thụy miên. Cách thức để đương đầu với hôn trầm –thụy miên là khơi dậy nghị lực, tinh tấnthích thú trong việc hành thiền. Hành giả có thể nghĩ đến cái khổ của sanh, lão, bệnh, tử; cái khổ của bốn ác đạo, của vòng tử sanh trong quá khứ và tương lai để đánh thức sự kinh cảm (ý nghĩa của sự khẩn cấp tâm linh) cho việc hành thiền. Hoặc hành giả có thể nghĩ đến những lợi ích to lớn có được từ việc hành Pháp (Dhamma): như có được hiện tại lạc trú, một sanh thú an vui trong tương lai và sự giải thoát tối hậu khỏi mọi khổ đau. Nhờ suy nghĩ theo cách này, hành giả có thể khơi dậy tinh tấn lực và sự thích thú trong hành thiền. Hành giả cũng có thể áp dụng bảy cách mà chúng tôi đã giới thiệu để loại trừ cơn buồn ngủ, như xoa mặt mũi, tay chân và thân thể, nhìn ánh sáng, đứng dậy, rửa mặt và đi kinh hànhDần dần rồi hành giả sẽ thành công trong việc phát triển định càng lúc càng sâu hơn và có thể vượt qua cơn buồn ngủ.

Cảm giác đói bụng là do chất lửa giúp cho sự tiêu hóa quá mạnh trong cơ thể hành giả. Khả năng khác là hành giả chưa quen với nếp sống không ăn chiều. Dần dần hành giả sẽ quen với nếp sống không ăn chiều này và cảm thấy bình thường.

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải thực hành như thế nào để làm cho thân, khẩu và ý của chúng ta được trong sạch.


Trả lời
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải luôn luôn tưởng nhớ đến Phật- Pháp (Buddha –Dhamma), và nhận thấylợi ích của Phật – Pháp. Việc làm này sẽ giúp chúng ta tịnh hóa dần dần những hành động của thân, khẩu, và ý của chúng ta. Kế đó chúng ta sẽ dùng sự hiểu biết của Phật – Pháp này để thực hành Giới Định Tuệ cho đến mức có thể.

Chẳng hạn, chúng ta phải phòng hộ sáu căn – mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm của chúng ta. Phải cẩn thận không để các cảnh cần lôi đi. Đức Phật cũng dạy cho chúng ta bốn thiền bảo hộChúng ta có thể áp dụng chúng trong pháp hàng ngày của chúng ta.

Bốn thiền bảo hộ nói đến thiền tâm từ, niệm tưởng ân Đức Phật, quán bất tịnh và niệm tưởng sự chết. Tâm từ được thực hành khi cảm giác sân hận phát sanh và trở nên mạnh mẽ. Tùy niệm Phật được thực hành khi đức tin chúng ta suy giảmQuán bất tịnh được thực hành khi tâm tham của chúng ta trổi dậy và trở nên mạnh mẽ. Niệm tưởng sự chết được thực hành khi chúng ta có khuynh hướng lười biếng. Khi niệm tưởng sự chết, sợ hãi sẽ phát sanh và nó nhắc chúng ta nhớ đến cái chết, một điều sớm muộn gì cũng đến với mọi người, do đó chúng ta sẽ cố gắng hành thiền.

Chúng ta phải duy trì việc thực hành này hàng ngày, đó là, chúng ta phải ấn định thời gian ngồi thiền vào buổi sáng và buổi tối cho mình thật nghiêm ngặt. Lúc đó tâm của chúng ta sẽ trở nên càng ngày càng mạnh hơn. Khi tâm càng lúc càng trở nên mạnh hơn như vậy, những hành động của thân, khẩu và ý của chúng ta sẽ trở nên thanh tịnh hơn. Do đó chúng ta phải tiếp tuc thực hành theo cách này để làm trong sạch thân, khẩu và ý của chúng ta trong đời sống hàng ngày.

Nếu một người được lợi nhờ trốn thuế và giúp những người khác trốn thuế, họ có phạm tội trộm cắp không? Nếu một người tại gia cư sĩ phạm ngũ giới, họ phải sám hốithọ trì giới lại như thế nào?

Trả lời
Theo Luật Tạng (Vinaya Pitaka), trốn thuế hay giúp người khác trốn thuế là một trong hai mươi lăm loại trộm cắp. Nếu một người làm điều đó, họ phạm tội trộm cắp bất kể họ là vị sư hay cư sĩ. Nếu một vị Tỳ kheo ăn cắp những tài sản đáng giá một pàda ( năm màsaka) hay hơn, vị ấy phạm một tội bất cọng trụ (Pàràjikà), và không còn là Tỳ kheo nữa.

Nếu một người cư sĩ phạm ngủ giới, họ kể như mất ngủ giới, nhưng không cần thiết cho họ để thú tội này. Tuy nhiên, họ nên quyết tâm để không phạm giới trở lại. Họ có thể nhận giới lại trước một Sa di, một vị Tỳ kheo, hay trước một bức tượng Phật, và rồi giữ gìn giới một cách cẩn thận.

Theo: Tứ Niệm Xứ tường giải

Pháp Thông
(Thiền viện Phước Sơn)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 41643)
15/10/2021(Xem: 17663)
21/07/2015(Xem: 18400)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.