Sự Hình Thành Tư Tưởng Phật Pháp Tại Thế Gian Của Thiền Tông

23/10/201012:00 SA(Xem: 38654)
Sự Hình Thành Tư Tưởng Phật Pháp Tại Thế Gian Của Thiền Tông

Sự hình thành tư tưởng Phật pháp tại thế gian của Thiền tông
Diêu Vệ Quần
Thích Nữ Nguyện Liên dịch

Thiền tông là một tông phái có nhiều ảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo Trung Quốc, đồng thời cũng là một trong những tông phái nổi bật, đặc sắc trong hệ thống truyền thừa của Phật giáo. Tư tưởng Phật pháp tại thế gian của Thiền tông hình thành chính từ sự liên hệ này.

Tư tưởng Phật pháp tại thế gian là một tư tưởng cơ bản trong Thiền tông, nhưng được hình thành và phát triển mạnh, chủ yếu là sau khi xuất hiện ngài Huệ Năng, cũng có thể nói, tư tưởng này hình thành và nổi bật được bắt đầu từ trong hệ thống Thiền Nam truyền của Trung Quốc. Sự truyền thừa của nó được xác lập rõ ràng. Tông này có chỗ còn gọi là “Đông Độ Ngũ Tổ”, tức chư Tổ Đạt Ma, Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, nhưng thực tế tông này được hình thành vào triều đại nhà Đường.

Nghiêm túc mà nói, trước ngài Huệ Năng, Phật giáo tồn tại lúc bấy giờ tại Trung Quốc chỉ có thể gọi là Thiền học. Thiền học bắt nguồn từ Ấn Độ, từ lúc ban sơ nó không phải do Phật giáo phát minh, cũng không phải là của riêng Phật giáo. Người Trung Quốc tiếp xúc Thiền là do thông qua các mối quan hệ phiên dịch kinh điển Phật giáo vào cuối đời Hán. Trong những kinh điển này có Phật giáo Tiểu thừa, có Phật giáo Đại thừalúc ấy những gì liên quan đến tư tưởng Thiền được gọi là Thiền học, vì trước ngài Huệ Năng các tư tưởng Thiền đều có liên quan đến Thiền Ấn Độ. Chủ yếu thiên hướng về Phật giáo Tiểu thừa hoặc các phương diện hệ thống phi Bát Nhã - Trung Quán. Tinh thần Thiền bấy giờ nói chung cho rằng thế giới thế tục không thực tại, phải truy tìm một cảnh giới giải thoát hoàn toàn không giống với thế gian này, và tu tập Thiền là một pháp cơ bản để đạt được mục đích này. Những phương thức, thao tác cụ thể của loại Thiền này có rất nhiều, nhưng thủ pháp cơ bản vẫn là ngồi tĩnh tọa quán sát cảnh giới giải thoát, khống chế ý niệm của mình khiến người tu hành cuối cùng có thể buông bỏ những tạp niệm có quan hệ đến sự vật bên ngoài. Tình hình này đến ngài Huệ Năng đã thay đổi và thay thế bằng một Thiền tông nghiêm túc về mặt ý nghĩa.

Dựa vào kiến giải của Thiền tông, từ Tổ Đạt Ma tới ngài Đạo Tín, Tổ Tổ tương truyền đều không rời bộ kinh Lăng Già. Nhưng đến Huệ Năng Lục Tổ thì hoàn toàn khác hẳn, kinh điển ngài Hoằng Nhẫn truyền trao cho đệ tử đổi thành kinh Kim Cang. Đây quả thật là một thay đổi quan trọng, tuy kiến giải của Thiền tông có tính truyền thuyết, song ít nhất nó khẳng định được rằng: sau khi ngài Huệ Năng xuất hiện, hệ thống Thiền Nam truyền đã chịu ảnh hưởng tư tưởng Trung Quán, Bát Nhã rõ ràng hơn so với Thiền học trước kia. Và tư tưởng Phật pháp tại thế gian cùng với tư tưởng hệ thống Trung Quán, Bát Nhã đều có mối quan hệ trực tiếp.

Thiền Huệ Năng hoặc Thiền Nam truyền sau này tuy cùng nhấn mạnh đến việc kiến tánh thành Phật, nhưng phương pháp làm thế nào để kiến tánh thành Phật so với Thiền học hoặc Thiền tông trước kia rất là sai biệt. Thiền tông hoặc Thiền học trước kia chủ yếu nhấn mạnh tinh thần “Tịch giáo ngộ tông” tức nương vào kinh điển để nhận ra Phật tánh hoặc thấy tánh, đồng thời họ cũng chú trọng phương pháp tĩnh tọa quán sát, mưu cầu đạt được sự khống chế ý niệm của chính mình, đuổi theo sự buông bỏ cảnh giới tạp niệm liên quan đến sự vật ở bên ngoài.

Hệ thống Thiền Nam truyền của ngài Huệ Năng tương đối xem nhẹ tác dụng kinh giáo của truyền thống Phật giáo, và cũng không chú trọng lối thiền định trong ý nghĩa bình thường. Điều mà họ chú trọng là làm thế nào để đạt được chân lý Phật giáo ngay trong xã hội thế tục hoặc ngay trong thế giới hiện thực, thể ngộ được bản chất thật sự của con người, không thể rời bỏ thế giới hiện thực này mà thành Phật. Điều này được biểu hiện rõ nét khi ngài Huệ Năng đưa ra tư tưởng Phật pháp tại thế gian trong “Pháp Bảo Đàn kinh” bài kệ tụng phần sau của phẩm Bát nhã nói:

“Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế mích Bồ đề, kháp như cầu thố giác, chánh kiến danh xuất thế, tà kiến danh thế gian, tà chánh tận đả khước, Bồ đề tính uyển nhiên”. Nghĩa là: Phật pháp nơi thế gian/Không lìa thế gian giác/ Lìa thế tìm Bồ đề/Giống như tìm sừng thỏ/Chánh kiến gọi xuất thế/ Tà kiến là thế gian/ Tà chánh đều dẹp sạch/Tánh Bồ đề hiện rõ.

Ở đây Thiền tông rõ ràng muốn nhấn mạnh tinh thần tìm cầu Phật pháp phải ngay trong thế gian này, Phật pháp không phải là một thế giới khác hoặc một sản vật trong cảnh giới tách rời khỏi xã hội thế tục. Không thể chấp trước vào sự phân chia tuyệt đối hóa giữa thế gianxuất thế gian, rời khỏi thế gian để tìm cầu sự giác ngộ trong Phật giáo là việc không có kết quả.

Sau khi ngài Huệ Năng ra đời, Thiền tông đối với việc xuất gia, thực tế không xem trọng lắm, và phản đối phương thức ngồi thiền cũ, thậm chí một số Tăng lữ trong Thiền tông ngay cả kinh cũng không tụng. Trong kinh Pháp Bảo Đàn, phẩm “Tuyên chiếu” nói:

“Đạo do tâm ngộ
Khởi tại tọa dã”.
Dịch nghĩa:
Đạo do tâm ngộ
Há tại chỗ ngồi.

Trong cuốn “Cổ tôn túc ngữ lục” quyển thứ 4 có ghi: “Vương Thường thị nhất nhật phỏng sư, đồng sư vu Tăng đường tiền khán, nãi vấn: giá nhất đường Tăng hoàn khán kinh ma? Sư vân: bất khán kinh. Thị vân: hoàn học thiền ma? Sư vân: bất học thiền. Thị vân: kinh hựu bất khán, thiền hựu bất học, tất cánh tác cá thập ma? Sư vân: tổng giáo y thành Phật tác Phật khứ.” (Một hôm có vị quan tên Vương Thường đến thăm một vị sư, lúc đến Tăng đường gặp vị sư ấy bèn hỏi: Lúc này ngài còn xem kinh ở Tăng đường sao? Sư đáp: Không xem kinh, Vương Thường hỏi tiếp: Sư còn học thiền sao? Sư đáp: Không học thiền, Vương Thường lại hỏi: Kinh ngài không xem, Thiền ngài cũng không học, vậy ngài làm gì? Sư đáp: Tất cả đều dạy ngươi thành Phật, làm Phật mà thôi”.

Mã Tổ Đạo Nhất Thiền tông thì nhấn mạnh: “Xúc loại thị đạo”, “Bình thường tâm thị đạo”, (“Xúc loại” chỉ cho các hành vi của nhân loại, “đạo” chỉ cho Phật đạo, ý nói bất cứ hành vi hoặc tư tưởng nào của nhân loại đều là sự biểu hiện của Phật tánh). Ngài lại nói: “Bình thường tâm thị đạo” (bình thường tâm: chỉ bốn oai nghi hành, trụ, tọa, ngọa như ăn cơm, uống nước, ngủ nghỉ... trong sinh hoạt thường ngày cùng với đạo đều là nhất thể, tức dùng tâm bình thường không câu nệ, chấp mắc, suy tư, tính toán trong bốn oai nghi. Đó chính là đạo vậy). Tiến thêm một bước, đối với những hành vi chung chung thường ngày của con người, Thiền tông còn chủ trương không quá xem trọng hình thức, tức không còn câu nệ vào những công phu tu trì như trước đây.

Rõ ràng, dựa vào những phương thức thành Phật hoặc sự giác ngộ của Phật giáo truyền thống như quán niệm, đọc kinh, ngồi thiền v.v... Thiền tông cho rằng hoàn toàn không thể thật sự đạt đến mục đích tối cao của Phật giáo mà phải thật sự “Minh tâm kiến tánh” “Kiến tánh thành Phật”, hay nói khác đi phải tìm sự giác ngộ qua những cử chỉ hành vi trong cuộc sống thường ngày.

Những đặc sắc về nội dung cùng với phương pháp tu trì không còn phức tạp, dễ hiểu, dễ nắm bắt ấy của Thiền tông đã khiến cho những tín đồ của tông phái tiếp nhận nhanh chóng và thuyết phục họ một cách dễ dàng, và Thiền tông trở thành một tông phái được xã hội thế tục thừa nhận. Vì họ không thần thánh hóa một số phương thức tu trì sẵn có trong Phật giáo truyền thống mà là thừa nhận, biến tướng ý nghĩa thành Phật, nhấn mạnh ngay trong thế gian, ngay trong những cử chỉ hành vi thường ngày của con ngườiđạt được Phật pháp. Điều này đã khiến cho Thiền tông trở thành một tông phái Phật giáo ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Hơn nữa, sự hình thành đặc sắc của Thiền tông cũng có quan hệ ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống vốn có của Trung Quốc, vì Trung Quốc lấy Nho gia làm văn hóa truyền thống tiêu biểu, chủ yếu và nhấn mạnh vào tinh thần “Nhập thế” trong hệ tư tưởng truyền thống này, nghĩa là nhấn mạnh con người phải hoàn thiện chính mình trong sinh hoạt xã hội. Và điều mà văn hóa truyền thống Trung Quốc xem trọng là nghiên cứu thảo luận vấn đề chuẩn mực trong cuộc sống của con người, đem những qui phạm đạo đức, những sinh hoạt chuẩn mực của con người cùng với những thực tại căn bản vũ trụ thống nhất lại với nhau, cố gắng thể hiện và tìm cầu cho được chân lý trong cuộc sống thường nhật. Nói cách khác, khuynh hướng cơ bản về văn hóa truyền thống vốn có của Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn, rất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển Phật giáo Trung Quốc.

Ở đất nước Trung Quốc, nếu chúng ta rời xa sinh hoạt xã hội nỗ lực truy tìm tôn giáo là một việc khó có chỗ đứng, cho dù trong nhất thời chúng ta có thể miễn cưỡng đặt chân, nhưng sinh hoạt đó tất nhiên không ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài được. Ngược lại với Thiền tông, lấy tư tưởng Phật pháp tại thế gian làm phương châm nhập thế sẽ thích ứng với bối cảnh văn hóa lớn của xã hội Trung Quốc và cũng có lợi đối với sự phát triển tự thân của Thiền tông. Có thể khẳng định rằng: Khi tư tưởng Phật pháp tại thế gian của Thiền tông hình thành thì nhân tố chịu ảnh hưởng văn hóa truyền thống Trung Quốc không thể xem thường, nhưng hình thành tư tưởng này còn có những nhân tố khác quan trọng và trực tiếp hơn.

Diêu Vệ Quần - Thích Nữ Nguyện Liên dịch





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/11/2010(Xem: 75442)
25/11/2010(Xem: 88041)
30/10/2010(Xem: 24557)
08/10/2010(Xem: 28632)
04/08/2010(Xem: 71331)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :