Với từng mỗi hơi thở - hướng dẫn hành thiền

14/05/20202:46 CH(Xem: 17630)
Với từng mỗi hơi thở - hướng dẫn hành thiền

Tỳ Kheo Thanissaro (Geoffrey DeGraff)
VỚI TỪNG MỖI HƠI THỞ
HƯỚNG DẪN HÀNH THIỀN
Phiên bản gốc tiếng Anh cập nhật ngày 21/2/2016
Nguyên tác:  With Each & Every Breath – A Guide to Meditation
Phương Thủy dịch
Nhà Xuất Bản Hồng Đức 2020

 Với từng mỗi hơi thở Hướng dẫn hành


MỤC LỤC

Lời Cảm Ơn Của Tác Giả 9
Lời Của Người Dịch 11
Giới Thiệu  13
Thiền Tập: Tập Gì Và Tại Sao 13
Cuốn Sách Này Viết Những Gì 16
Đọc Sách Này Như Thế Nào 19
Tiền Đề Cơ Bản 21
Phần Một Hướng Dẫn Cơ Bản 50

Chuẩn Bị Sẵn Sàng Để Hành Thiền 50
Khung Cảnh Tự Nhiên Của Bạn 51
Tư Thế Của Bạn 53
Trạng Thái Tâm Của Bạn 59
Ii. Chú Ý Vào Hơi Thở 64
Iii. Xả Thiền 76
Iv. Hành Thiền Ở Các Tư Thế Khác 78
Thiền Đi 78 Thiền Đứng 83
Thiền Nằm 85
V. Trở Thành Một Thiền Sinh 86
Phần Hai Những Khó Khăn Phổ Biến
Cái Đau 94
Suy Nghĩ Lung Tung 99
Tình Trạng Buồn Ngủ 105
Sự Tập Trung Si Mê (Si Định) 107
Những Tiếng Động Bên Ngoài 108
Những Rắc Rối Với Chính Hơi Thở 108
Những Năng LượngCảm Giác Khác Thường 113
Đánh Giá Sự Tiến Bộ Của Bạn 118
Duy Trì Động Cơ Thúc Đẩy 123
Những Cảm Xúc Gây Rối 127
Ảo Ảnh & Những Hiện Tượng Kỳ Lạ Khác 140
Kẹt Vào Thực Hành Định 142
Tuệ Giác Ngẫu Nhiên 143
Phần Ba Thiền Trong Đời Sống Hàng Ngày 
I. Sự Chú Tâm Bên Trong Của Bạn 151
Ii. Các Hoạt Động Của Bạn 154
Tiết Chế, Điều Độ Khi Nói Chuyện 157
Giới Luật (Lời Dạy Về Đạo Lý) 159
Thu Thúc, Hạn Chế Các Giác Quan 166
Iii. Môi Trường Xung Quanh Của Bạn 168
Những Người Bạn Đáng Ngưỡng Mộ 169
Thanh Đạm, Tiết Kiệm 172
Sống Ẩn Dật 175
Phần Bốn Thực Hành Nâng Cao  
Jhana 182
Tuệ Giác 202
Giải Thoát 213
Phần Năm
Tìm Thầy 220
Phụ Lục Các Pháp Hành Thiền Bổ Trợ 232

 

LỜI CẢM ƠN CỦA TÁC GIẢ

thanissaro-bhikkhuTrong mấy năm qua, một vài ông bà — cụ thể là Mary Talbot, Jane Yudelman, Bok Lim Kim và Larry Rosenberg—đã đề nghị tôi “Khi nào Sư sẽ viết hướng dẫn về hành thiền hơi thở?” Tôi đã luôn nói với họ rằng cuốn Giữ Hơi Thở Trong Tâm (Keeping the Breath in Mind) của Ajaan Lee là hướng dẫn thực hành tuyệt vời, nhưng họ vẫn nài nỉ lần nữa là cần một cuốn sách viết cụ thể cho những người không biết về Truyền Thống Ẩn Lâm Thái Lan. Sự thúc bách nhẹ nhàng nhưng bền bỉ của họ là nhân duyên đưa cuốn sách này ra đời. Bây giờ khi cuốn sách đã thành hiện thực, tôi muốn cám ơn họ vì tôi đã học được nhiều điều khi cố gắng gom các ý nghĩ về chủ đề này dưới dạng ngắn gọn và có thể tiếp cận được.

Cuốn sách đã mang lại lợi ích nhờ những ý kiến đóng góp của họ cũng như ý kiến đóng góp của Ajahn Nyanadhammo, Michael Barber, Matthew Grad, Ruby Grad, Katharine Greider, Addie Onsanit, Nathanial Osgood, Dale Schulz, Joe Thitathan, Donna Todd, Josephine Wolf, Barbara Wright và các quý Sư ở đây trong tu viện này. Tôi muốn cám ơn tất cả quý vị đã giúp đỡ. Tất nhiên, bất cứ sai sót nào trong cuốn sách này là lỗi của chính bản thân tôi.

Tháng 12 năm 2012 Tỳ kheo Thanissaro

 

LỜI CỦA NGƯỜI DỊCH

Tôi xin thành kính tri ân tác giả Tỳ kheo Thanissaro đã soạn thảo rất công phu cuốn sách này! Tôi chân thành cám ơn cư sĩ Binh Anson đã tặng tôi cuốn sách này bằng tiếng Anh và khuyến khích tôi dịch ra tiếng Việt. Xin cám ơn các bạn bè đã đọc và góp ý chỉnh sửa bản thảo. Xin tùy hỉ các nhà hảo tâm đã hùn phước tịnh tài, công sức, trí tuệtinh thần để in ấn và phát tặng miễn phí cuốn sách này.

Khi đọc cuốn sách này, tôi thấy tác giả hướng dẫn chi tiết và trang bị khá đầy đủ kiến thức chuẩn bị cần thiết cho người mới bắt đầu hành thiền. Để tập thiền tốt, người thực hành cần có chuẩn bị thân tâm luôn thả lỏng và thư giãn trong môi trường đặc trưng thuận lợi (không phải tập ở đâu cũng được, nhất là với người mới). Người hành thiền có thể làm bất cứ cách nào phù hợp dựa trên nguyên tắc nhất định để có thể đưa thân tâm về trạng thái thư giãn trong hiện tại. Người đọc sẽ thấy có nhiều kỹ thuật, mỗi người tập thiền có thể sáng tạo các cách riêng cho mình tùy hoàn cảnh, tình huống cụ thể khác nhau, không quá bám chặt vào sách vở, ngôn từ, kể cả cuốn sách này. Và cuối cùng, để thành công trên con đường tâm linh, người thực hành nhất thiết cần học trực tiếp từ một vị thầy có trí tuệ, đức hạnh và có nhiều kinh nghiệm thiền tập sâu sắc. Không thể học thiền đại trà, không có một phương pháp riêng phù hợp cho tất cả mọi người.  

Tôi có hướng thường dùng từ thuần Việt, hạn chế dùng từ Hán Việt. Ví dụ, dùng “hướng tâm” chỉ cho chi thiền “tầm”, “thẩm sát” chỉ cho chi thiền “tứ”, “tập hợp” chỉ cho “uẩn” trong ngũ uẩn, “tạo tác” cho “hành” thuộc ngũ uẩn, “nhận thức” hoặc “tri giác” hoặc “nhận biết” chỉ cho “tưởng” thuộc ngũ uẩn … Tôi xin chia sẻ phước báu dịch cuốn sách này dâng lên Thiền Sư Thanissaro, các bậc Thầy và các vị ân nhân của tôi, tới cha mẹ, gia đình và bạn bè của tôi, cùng tất cả chư thiên, loài người và các chúng sinh ở khắp các cõi. Nguyện cho tất cả đều được an vui, tu tiến và tìm được hạnh phúc chân thật!

Hà Nội, tháng 1 năm 2020

Phương Thủy

pdf_download_2
Với từng mỗi hơi thở - Hướng dẫn hành thiền


Bài xem thêm - cùng tác giả:
http://thuvienhoasen.org/a23395/huong-dan-thien-tap-song-ngu 











Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/04/2022(Xem: 56983)
06/08/2017(Xem: 12176)
06/08/2017(Xem: 80853)
09/04/2017(Xem: 21569)
15/02/2015(Xem: 11814)
04/06/2014(Xem: 25254)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :