Triệu Châu Ngữ Lục

13/11/201312:00 SA(Xem: 13598)
Triệu Châu Ngữ Lục

TRIỆU CHÂU NGỮ LỤC 
Duơng Đình Hỷ

Triệu Châu Tòng Thẩm (zh. zhàozhōu cóngshěn/ chao-chou ts'ung-shen 趙州從諗, ja. jōshū jūshin) 778-897 là một vị Thiền sư Trung Quốc, môn đệ thượng thủ của Nam Tuyền Phổ Nguyện. Thiền sư Nhật Bản Đạo Nguyên Hi Huyền—nổi tiếng là khó tính trong việc đánh giá mức giác ngộ của các Thiền sư—cũng công nhận Triệu Châu là “Đức Phật thân mến.” Sư có 13 truyền nhân nhưng không mấy ai được gần bằng Sư và dòng này thất truyền chỉ sau vài thế hệ.

Cuộc đời Triệu Châu cho thấy điều mà các Thiền sư hay nhấn mạnh rằng, kiến tính chỉ là bước đầu của việc tu học thiền. Triệu Châu đã kiến tính từ năm 18 tuổi nhưng sau đó còn học Thiền 40 năm với Nam Tuyền. Sau khi Nam Tuyền qua đời, Sư vân du đọ sức với các Thiền sư khác trong những pháp chiến. Tương truyền rằng Sư đã tìm gặp khoảng 80 Thiền sư, phần lớn là những môn đệ đắc pháp của Mã Tổ (thầy của Nam Tuyền) để vấn đạo. Đến năm 80 tuổi Sư mới chịu dừng chân tại viện Quan Âm, Triệu Châu. Nơi đây Sư tuỳ cơ dạy học trò và thọ đến 120 tuổi

Dịch theo tài liệu của :
Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử
Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định.
Bản khắc của : Minh Thanh 
Và bản của : James Green.

1. Sư hỏi Nam Tuyền :
-Thế nào là Đạo ?
-Tâm bình thường là Đạo.
-Còn thú hướng không ?
-Tìm là đã sai rồi.
-Nếu không tìm làm sao biết Đạo ?
-Đạo không thuộc biết hay không biết, biết là vọng giác, không biết là vô ký. Người ngộ Đạo không nghi như Thái Hư, há còn có thị phi ?
Sư nghe rồi đốn ngộ huyền chỉ, tâm như trăng sáng.

2. Nam Tuyền thượng đường, sư hỏi :
-Minh đầu hợp hay ám đầu hợp ?
Nam Tuyền bèn về phòng phương trượng.
hạ đường bảo :
-Lão hòa thượng này bị tôi hỏi một câu đã không có lời nào đáp lại.
Thủ tọa nói :
-Chớ nói hòa thượng không lời, chỉ là thượng tọa không hiểu.
Sư bèn đánh :
-Gậy này lẽ ra lão hán phải ăn.

3. Sư hỏi Nam Tuyền :
-Người biết sẽ đi đâu ?
-Làm trâu nhà đàn việt dưới núi.
-Tạ ơn hòa thượng chỉ thị.
-Canh ba đêm qua, trăng chiếu qua cửa sổ.

4. Sư ở nơi Nam Tuyền làm hỏa đầu (nấu bếp). Đại chúng đang phổ thỉnh hái rau. Sư ở trong nội đường kêu :
-Cứu hỏa ! Cứu hỏa !
Đại chúng chạy đến trước cửa, sư khóa chặt cửa tăng đường. Mọi người chẳng biết phải làm sao. Sau Nam Tuyền thẩy chìa khóa qua cửa sổ. Sư bèn mở cửa.

5. Một lần sư đang kéo nước giếng, thấy Nam Tuyền đi qua, ôm lấy cây cột, thòng một chân xuống miệng giếng, hô lớn :
-Cứu nhau ! Cứu nhau !
Nam Tuyền dựng một cái thang miệng đếm :
-1, 2, 3, 4, 5.
lập tức lễ tạ.
-Tạ ơn hòa thượng cứu mạng.

6. Đông đường và Tây đường tranh nhau một con mèo. Nam Tuyền tới giơ con mèo lên bảo :
-Các ông nói được thì tôi không chém, nếu nói không được thì tôi sẽ chém nó.
Đại chúng đưa ra những câu trả lời đều không hợp ý Nam Tuyền, và Nam Tuyền ngay đó chém mèo thành 2 đoạn.
Chiều tới, sư từ ngoài trở về, khi chào hỏi Nam Tuyền kể lại chuyện trên và hỏi :
-Ông làm thế nào để cứu con mèo ?
Sư lấy một chiếc dép đội lên đầu, đi ra.
-Nếu ông có mặt thì đã cứu được con mèo rồi.

7. Sư hỏi Nam Tuyền :
-Dị chẳng hỏi, nhưng thế nào là loại ?
Nam Tuyền chống hai tay xuống đất, sư cho Nam Tuyền một đạp, rồi trở về Nát Bàn đường kêu :
-Tiếc ! Tiếc quá !
Nam Tuyền nghe được bèn sai người đi hỏi :
-Tiếc cái gì ?
-Tiếc không đạp cho hai cái nữa.

8. Nam Tuyền đi ngang qua nhà tắm thấy dục đầu (ông tăng phụ trách nhà tắm) đang đun nuớc, bèn hỏi :
-Ông đang làm gì ?
-Nấu nuớc tắm.
-Nhớ gọi trâu đực đi tắm nhé !
-Dạ.
Đến chiều, dục đầu vào phòng phương trượng. Nam Tuyền hỏi :
-Có chuyện gì ?
-Đến mời trâu đực đi tắm.
-Ông có mang dây thừng đến không ?
Dục đầu không trả lời đuợc, sư đến vấn an. Nam Tuyền kể lại chuyện trên. Sư thưa :
-Con đáp được.
-Ông có mang dây thừng đến không ?
Sư không đáp, lại gần Nam Tuyền bóp mũi sư phụ. Nam Tuyền bảo :
-Đúng thì đúng, nhưng thô lỗ quá.

9. Sư hỏi Nam Tuyền :
-Ly tứ cú, tuyệt bách phi, thỉnh hoà thượng nói.
Nam Tuyền không nói trở về phòng phương trượng. Sư nói :
-Lão hoà thượng này thường ngày mở miệng là thao thao bất tuyệt, tôi chỉ hỏi một câu đã không trả lời đuợc.
Thị giả nói :
-Chớ nói là hòa thượng không có lời đáp.
Sư liền cho thị giả một tát tai.

10. Nam Tuyền đóng cửa phòng phương trượng, rắc tro thành một vòng tròn trước cửa và bảo chư tăng ;
-Các ông nói đuợc tôi sẽ mở cửa.
Không ai đáp được, sư bảo :
-Trời xanh ! Trời xanh !
Nam Tuyền bèn mở cửa.

11. Sư hỏi Nam Tuyền :
-Tâm chẳng phải là Phật, trí chẳng phải là Đạo, có sai không ?
-Có.
-Sai ở chỗ nào ?
-Tâm không phải là Phật, trí không phải là Đạo.
Sư bèn lui.

12. Sư thượng đường bảo đại chúng :
-Sự này rõ ràng không hiển nhiên, ngay cả vô luợng đại nhân cũng không vượt qua đuợc. Khi tôi tới Quy Sơn có một ông tăng hỏi “Ý tổ sư từ Tây qua là gì ?” Quy Sơn bảo : Mang ghế lại đây ! Nếu là tông sư phải đem bản phận sự ra mà tiếp người.
Lúc đó có ông tăng hỏi :
tổ sư từ Tây sang là gì ?
-Cây bách trước sân.
-Hòa thượng đừng lấy cảnh chỉ người.
tổ sư từ Tây sang là gì ?
-Cây bách trước sân.

13. Sư lại nói :
-Lão tăng 19 năm trước gập Mã đại sư, duới trướng người có hơn 80 vị thiện tri thức, người nào cũng là tác gia. Họ chẳng giống những người ngày nay thêm cành, thêm dây leo trên các cành cũ, chỉ lìa xa Đạo. Đời này chẳng bằng đời trước, chỉ như Nam Tuyền tâm bình thường là Đạo, hướng dị loại mà hành. Vậy ông hiểu thế nào ? Ngày nay những đứa trẻ mồm vàng thuyết pháp ở ngã tư đường nói những lời tầm gửi, kiếm cơm, kiếm danh tụ tập đuợc ba trăm, năm trăm người tuyên bố mình là thiện tri thức, còn những người học là những kẻ tìm đường.

14. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là già lam thanh tĩnh ?
-Cô gái kết tóc đuôi sam.
-Thế nào là người trong già lam ?
-Cô gái đuôi sam mang bầu.

15. Có ông tăng hỏi :
-Nghe nói hòa thượng thân gập Nam Tuyền có phải không ?
-Chấn Châu sản xuất củ cải to.

16. Có ông tăng hỏi :
-Hòa thượng sanh ở đâu ?
Sư chỉ về hướng Tây và nói :
-Tây.

17. Có ông tăng hỏi :
-Pháp không biệt pháp, thế nào là pháp ?
-Ngoài không, trong không, trong ngoài không.

18. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là chân pháp thân của Phật ?
-Còn có gì ông không thích ?

19. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là tâm địa pháp môn ?
-Bằng dạng xưa nay (mẫu mực).

20. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là chủ trong khách ?
-Sơn tăng không kiếm vợ.
-Thế nào là khách trong chủ ?
-Lão tăng không có bố vợ.

21. -Thế nào là tất cả các pháp thường trú ?
-Lão tăng chẳng báng tổ.
Ông tăng lập lại câu hỏi , sư nói :
-Hôm nay tôi không trả lời.

22. Sư thượng đường nói :
-Huynh đệ, đừng đứng lâu quá, có chuyện thì bàn luận, không chuyện thì ngồi xuống, hòa vào chân lý. Lão tăng lúc hành cước, trừ hai buổi cháo, cơm thì đó là lúc dụng tâm, ngoài ra chẳng có lúc dụng tâm nào khác. Nếu chẳng như vậy, thì đối với hai chữ xuất gia hãy còn xa lắm.

23. Có ông tăng hỏi :
-Trong vạn vật, vật nào là kiên cố nhất ?
-Khi chửi nhau cái miệng lép bép, khi nhổ vào nhau, nước miếng phun ra.

24. Có ông tăng hỏi :
-Ngày đêm chẳng dừng thì thế nào ?
-Đối với chư tăng thì không có chuyện nộp thuế hai lần.

25. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là nhất cú ?
-Nếu giữ nhất cú ông sẽ thành lão già.

26. Sư lại nói :
-Nếu cả đời ông không lìa nghiệp dâm, năm mười năm chẳng nói, chẳng ai gọi ông là người câm, ngay cả Phật cũng chẳng làm gì được cho ông. Nếu ông không tin, ông có thể lấy đầu tôi.

27. Sư thượng đường nói :
-Huynh đệ, chúng ta đương bước vào đệ tam thế giới giải oan. Có câu nói : Chỉ để ý đến hành động chứ không để ý đến người trong quá khứ. Chúng ta đã tự ly gia và cũng vô sự. Hơn nữa, chúng ta cũng hỏi về Thiền và về Đạo. Chúng ta 20 hay 30 người cùng đến hỏi. Tuy nhiên có vẻ như chúng ta thiếu Thiền và thiếu Đạo. Mặc dầu ông gọi tôi là bậc thiện tri thức, nhưng lão tăng không nói giỏi sợ liên lụy cổ nhân, cho nên nói Đông, nói Tây.

28. Có ông tăng hỏi :
-Làm sao dụng tâm trong 12 giờ ?
-Ông bị 12 giờ sai khiến, còn tôi sai khiến 12 giờ, ông hỏi lúc nào ?

29. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là chủ nhân Triệu Châu ?
-Tên thùng rỗng này !
-Dạ.
-Tên thùng rỗng tốt.

30. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là bản phận sự của học nhân ?
-Rung cây chim bay, cá quẫy nước đục.

31. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là người ngu ?
-Tôi không như ông.
-Con đâu làm gì ?
-Sao ông lại là người ngu ?

32. Có ông tăng hỏi :
-Đạo lớn không khó chỉ hiềm chọn lựa thôi, có phải là hang ổ của thời nhân không ?
-Có người đã hỏi tôi câu này, nhưng đã năm năm rồi tôi vẫn chưa rõ.

33. Có ông tăng hỏi :
-Đơn Hà đốt tượng Phật gỗ, Viện chủ vì sao lại bị rụng lông mày ?
-Trong nhà ông ai nấu rau sống thành rau chín ?
-Người làm.
-Người ấy chắc là hảo thủ.

34. Có ông tăng hỏi :
-Khi Tỷ Mục tiên nhân nắm tay Thiện Tài Đồng Tử thì thấy Vô Trần Phật, lúc ấy thì thế nào ?
Sư nắm tay ông tăng ấy hỏi :
-Ông nhìn thấy gì ?

35. Có vị ni hỏi :
-Thế nào là sa môn hạnh ?
-Không sinh con.
-Hòa thượng chẳng giao thiệp sao ?
-Nếu tôi giao thiệp với cô, thì cô phải làm sao ?

36. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là chủ nhân của Triệu Châu ?
-Nô tài.

37. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là vua tìm Saidhava ? ( Tiên đà bà)
-Ông muốn lão tăng phải làm gì ?

38. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là sâu của sâu, huyền trong huyền ?
-Nói cái gì là sâu của sâu, huyền trong huyền, 7 trong 7, 8 trong 8 ?

39. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là Tiên đà bà ?
-Tĩnh xứ Tát bà ha.

40. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là pháp phi pháp ?
-Đông, Tây, Nam, Bắc.
-Làm sao hiểu đây ?
-Trên, dưới, bốn phương.

41. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là huyền trong huyền ?
-Nếu ông ở đó thì phải là ông lão 74, 75 tuổi.

42. Có ông tăng hỏi :
-Lúc vua tìm Tiên đà bà thì thế nào ?
Sư bỗng đứng dậy, hai tay ôm ngực.

43. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là Đạo ?
-Không dám ! Không dám !

44. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là pháp ?
-Sắc sắc, nhiếp nhiếp.

45. Có ông tăng hỏi :
-Triệu Châu cách Trấn Châu bao xa ?
-Ba trăm dặm.
-Trấn Châu cách triệu Châu bao xa ?
-Không cách.

46. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là huyền trong huyền ?
-Huyền tới bao lâu rồi ?
-Huyền tới đã lâu.
-May gập lão tăng bằng không ông đã bị huyền giết chết rồi.

47. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là học nhân tự kỷ ?
-Còn thấy cây bách trước sân không ?

48. Sư thượng đường nói :
-Nếu ông là người tham học lâu ông không thể không hiện thực khi nhìn về quá khứ hay tương lai. Nếu ông là người mới, ông phải tra xét chân lý ngay, đừng đuổi theo ba trăm, năm trăm hoặc một ngàn, hoặc toàn thể đại chúng. Nếu ông khen ngợi một người nào, xưng tán ổng là một vị trụ trì tốt, khi hỏi về Phật pháp thì như rang cát làm cơm, nuốt không vô. Các ông không thể làm gì về những gì ông ta nói, ông cũng không thể mở mồm để trả lời. Nếu ông nói ổng sai, tôi đúng thì mặt ổng sẽ đỏ bừng vì mắc cỡ và ổng sẽ nói lời phi pháp ngữ. Nếu ông thành thực muốn biết rõ ý thì đó mới không hạnh phụ lão tăng.

49. Có ông tăng hỏi :
-Ở đời vì chư thánh nói pháp chỉ là trang sức, hòa thượng làm sao chỉ người ?
-Ông gặp lão tăng ở đâu ?
-Thỉnh hòa thượng nói.
-Chư tăng cả đường chẳng hiểu ông nói gì.
Một ông tăng khác nói :
-Thỉnh hòa thượng nói.
-Ông nói đi, tôi nghe.

50. Có ông tăng hỏi :
-Có câu nói sự dạy dỗ chân chánh không để lại dấu vết. Nếu không có thầy, có trò thì thế nào ?
-Ai dạy ông đến hỏi vậy ?
-Không có ai khác.
Sư bèn đánh ông.

51. Một ông tăng hỏi :
-Việc này làm sao biện bạch ?
-Tôi nghĩ ông hơi kỳ.
-Sao hòa thượng biết biện bạch ?
-Tôi thấy kỳ là ông không biện bạch.
-Còn bảo nhậm không ?
-Bảo nhậm hay không ông hãy tự mình coi.

52. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là một người không trí giải ?
-Ông nói gì ?

53. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là “Ý tổ sư từ Tây sang “?
bước xuống thiền sàng, ông tăng hỏi :
-Còn gì nữa không ?
-Tôi còn chưa nói mà !

54. Có ông tăng hỏi :
-Phật pháp cao xa, làm sao dụng tâm ?
-Ông hãy xem Tiền Hán và Hậu Hán việc cai trị rất tốt nhưng khi Hoàng đế lâm chung, ngay nửa xu cũng bị phân chia.

55. Có ông tăng hỏi :
-Người đời coi châu báu là quý, còn sa di lấy gì làm quý ?
-Ông câm mồm lại.
-Con câm mồm rồi có được hay không ?
-Nếu ông không câm mồm sao ông biết được.

56. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là một câu của Triệu Châu ?
-Đến nửa câu cũng không có.
-Hòa thượng há chẳng tại đây sao ?
-Lão tăng chẳng phải là một câu.

57. Có ông tăng hỏi :
-Làm sao không bị cảnh mê hoặc ?
Sư duỗi một chân ra, ông tăng bèn tháo dép của sư ra, sư rụt chân lại. Ông tăng không nói một lời.

58. Có ông tăng hỏi :
-Khi Phật tại thế, chúng sinh quy y Phật, Phật diệt độ rồi chúng sinh quy về đâu ?
-Chưa có chúng sinh.
-Ngay cả khi con hỏi ?
-Ông còn tìm vị Phật nào khác nữa ?

59. Có ông tăng hỏi:
-Còn có người nào trong ba giới không báo tứ ân ?
-Có.
-Là hạng người nào ?
-Kẻ giết phụ mẫu như ông chỉ thiếu câu hỏi.

60. Có ông tăng hòi :
hòa thượng là gì ?
-Không có phương pháp.

61. Sư thượng đường nói :
-Huynh đệ, cải tạo những gì đã qua, tu hành những gì sẽ tới. Nếu không chịu sửa đổi thì các ông đã chấp vào một chỗ nào đó.

62. Một lần khác sư nói :
-Tôi đã ở đây hơn 30 năm, chưa thấy một vị thiền sư tới, nếu có thì chỉ ngủ một đêm, ăn một bữa rồi lại đi tìm kiếm một chỗ ấm cúng hơn.
Có ông tăng hỏi :
-Nếu có một thiền sư tới hòa thượng nói gì với ông ta ?
-Cung sức ngàn cân không dùng để bắn một con chuột.

63. Sư nói :
-Nếu một người từ phương Nam tới, tôi sẽ dở hành lý họ xuống, nếu có người từ phương Bắc tới tôi sẽ đeo hành lý cho họ. Sở dĩ mới nói nếu hỏi đạo thượng nhân thì mất Đạo, còn hỏi đạo hạ nhân thì được Đạo.

64. Sư lại nói :
-Chính nhân nói tà pháp, tà pháp liền thành chánh. Tà nhân nói chánh pháp, chánh pháp liền thành tà. Ở mọi nơi khó thấy nhưng dễ biết. Ở nơi tôi dễ thấy nhưng khó biết.

65. Một ông tăng hỏi :
-Một người không bị ảnh hưởng bởi thiện ác đã được giải thoát chưa ?
-Chưa.
-Tại sao ?
-Vì còn ở trong thiện ác.

66. Có ni cô hỏi :
-Bỏ ngoài những lời hòa thượng vừa giảng, thỉnh hòa thượng chỉ thị.
-Hãy đốt một bình sắt ra than.
Ni cô đem bình sắt đổ đầy nước tới :
-Thỉnh hòa thượng cho lời đáp.
Sư cười.

67. Có ông tăng hỏi :
-Có câu nói thế giới sẽ biến thành lỗ đen, không biết sẽ đi về đâu ?
-Chẳng đoán mò.
-Ai chẳng đoán.
-Điền khố nô.

68. Có ông tăng hỏi :
-Không lời không ý, đã tạo thành câu. Đã không lời sao gọi là câu ?
-Cao nhưng không nguy, đầy nhưng không tràn.
-Bây giờ hòa thượng đầy hay tràn ?
-Sao ông hỏi vậy ?

69. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là linh ?
-Một vũng nước đái ở Tịnh Độ.
-Thỉnh hòa thượng chỉ thị.
-Đừng làm phiền lão tăng.

70. Có ông tăng hỏi :
-Pháp thân chẳng làm gì cả nên không rơi vào chư loại, có thể nói về nó không ?
- Sao ông đã có thể nói về nó ?
-Vậy là con không nói ?
Sư bèn cười.

71. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là Phật, thế nào là chúng sanh ?
-Chúng sanh là Phật, Phật là chúng sanh.
-Không biết hai cái đó, cái nào là chúng sanh ?
-Hỏi đi ?

72. Có ông tăng hỏi :
-Đạo lớn không gốc làm sao diễn xướng ?
-Ông vừa diễn xướng.
-Vô căn thì thế nào ?
-Nếu đã vô căn thì liên hệ gì đến ông ?

73. Có ông tăng hỏi :
Người tu hành chân chánh có bị quỷ thần nhận biết không ?
-Nhận biết.
-Sai ở đâu ?
-Sai ở khắp nơi họ tìm.
-Vậy thì không tu.
-Tu.

74. Có ông tăng hỏi :
-Trăng lẻ loi trên không , ánh sáng từ đâu sinh ?
-Trăng sinh từ đâu ?

75. Có ông tăng hỏi :
-Con nghe hòa thượng có nói : Đạo chẳng cần tu, chỉ cầu không ô nhiễm. Thế nào là không ô nhiễm ?
-Kiểm điểm trong, ngoài.
-Hòa thượng có tự kiểm điểm không ?
-Kiểm điểm.
-Kiểm điểm có thấy lỗi không ?
-Ông có chuyện gì vậy ?

76. Sư thượng đường nói :
-Chuyện này giống như minh châu trong lòng bàn tay, hồ đến hồ hiện, Hán đến Hán hiện.

77. Một lần khác sư nói :
-Tôi có thể lấy một cọng cỏ làm một vị Phật vàng trượng sáu, và có thể lấy tượng vàng trượng sáu thành một cọng cỏ. Phật là phiền não, phiền não là Phật.
Có ông tăng hỏi :
-Phật vì ai mà phiền não ?
-Phật vì tất cả mọi ngườiphiền não.
-Làm sao họ có thể giải thoát ?
-Giải thoát để làm gì ?

78. Sư dạy chúng :
-Ngay đây lão tăng lấy bản phận sự dạy người. Nếu dạy lão tăng tùy theo căn cơ mà dạy, sẽ dùng 3 thừa 12 phần giáo mà dạy. Nếu còn chưa hiểu thì lỗi ấy ở ai ? Về sau nếu có gập tác gia, tôi sẽ nói tôi không lừa dối hắn, có ai hỏi tôi sẽ lấy bản phận sự mà tiếp.

79. Có ông tăng hỏi :
-Từ xưa đến nay có nói “Tức tâm tức Phật”, hòa thượngcho phép con nói chẳng phải tâm không ?
-Nếu bỏ tâm ra một bên thì còn gì để thương lượng nữa ?

80. Có ông tăng hỏi :
-Gương cổ không lau, còn chiếu nữa không ?
-Tiền sinh là nhân, kim sinh là quả.

81. Có ông tăng hỏi :
-Khi ba dao chưa rơi thì thế nào ?
-Rậm rạp.
-Rơi rồi thì sao ?
-Rộng mở.

82. Có ông tăng hỏi :
-Một người ra khỏi tam giới thì thế nào?
-Lồng nhốt không được.

83. Có ông tăng hỏi :
-Khi ngưu đầu chưa gập Tứ tổ thì muôn chim hiến hoa, sau khi gập tứ tổ rồi thì không hiến hoa nữa ?
-Ứng thế, chẳng ứng thế.

84. Có ông tăng hỏi :
-Khi mây trắng tự tại thì sao ?
-Gió Xuân khắp chốn nhàn.

85. Có ông tăng hỏi :
-Khi trâu trắng ngoài nhà thì thế nào ?
-Dưới trăng không dùng mầu.
-Trâu ăn gì ?
-Xưa giờ không ăn.
-Xin hòa thượng trả lời.
-Tôi chẳng nói rõ rồi sao ?

86. Sư dạy chúng :
-Tìm tâm là sai rồi.
Có ông tăng hỏi :
-Khi không tìm tâm thì sao ?
Sư nện cho ông ba gậy và bảo :
-Tôi há lừa dối ông sao ?

87. Có ông tăng hỏi :
-Hễ có hỏi đáp là rơi vào ý căn, nếu không rơi vào ý căn, hòa thượng làm sao đáp ?
-Hỏi .
-Thỉnh hòa thượng đáp.
-Đừng mang thị phi tới đây.

88. Có ông tăng hỏi :
-Long nữ thân hiến Phật, không biết hiến cái gì ?
Sư dùng hai tay làm bộ dâng hiến.

89. Sư dạy chúng :
-Ở đây, Phật pháp nói khó thì dễ, nói dễ thì khó. Ở các nơi dễ biết nhưng khó thấy. Còn ở nơi lão tăng dễ thấy nhưng khó biết. Nếu hiểu được thì có thể tung hoành thiên hạ. Nếu có người hỏi ông từ đâu tới ? Và ông trả lời tôi từ Triệu Châu tới là mắng Triệu Châu. Nếu nói tôi không từ Triệu Châu tới là mai một chính mình. Xin hỏi các ông phải trả lời sao ?
Có ông tăng hỏi :
-Xúc mục là báng, hòa thượng làm sao không báng ?
-Nếu nói không báng là sớm đã báng rồi.

90. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là đường tu chân chánh ?
-Nếu ông biết tu, thì tu đi; nếu ông không biết thì đã rơi vào nhân quả.

91. Sư dạy chúng :
-Tôi dạy ông cách trả lời. Nếu có người nào hỏi ông hãy trả lời. Tôi vừa rời khỏi Triệu Châu. Nếu người đó lại hỏi : Triệu Châu dạy pháp gì ? Ông sẽ trả lời : Lạnh thì nói lạnh, nóng thì nói nóng. Nếu người đó bảo: Tôi không hỏi chuyện này, thì ông đáp : Vậy ông hỏi chuyện gì ? Người đó nói Triệu Châu dạy pháp gì ? Ông sẽ trả lời : Khi tôi đi hòa thượng không có chuyển ngữ gì cả. Nếu thượng tọa muốn rõ chuyện Triệu Châu thì tự đi mà hỏi.

92. Có ông tăng hỏi :
-Không nhìn trước sau thì sao ?
-Bỏ không nhìn trước sau sang một bên, ông hỏi ai ?

93. Sư dạy chúng :
-Ca Diếp truyền cho A Nan, Đạt Ma truyền cho ai ?
Có ông tăng hỏi :
-Nhị tổ được tủy rồi sao ?
-Đừng báng Nhị tổ.
Rồi sư tiếp :
-Đạt Ma có lời : Bên ngoài được da, bên trong được cốt. Không biết người ở bên trong đạt được gì ?
Một ông tăng khác hỏi :
-Được tủy là đạo lý gì ?
-Hãy nhận thức da, còn tủy chưa lập.
-Thế nào là tủy ?
-Trong trường hợp này tìm da cũng chẳng thấy.

94. Có ông tăng hỏi :
-Ngay giờ rõ rằng há chẳng phải là chính vị của hòa thượng sao ?
-Còn chưa biết có kẻ chẳng thừa nhận sao ?
-Như vậy là có biệt vị sao ?
-Ai ở biệt vị ?
-Ai không phải là biệt giả ?
-Ông muốn kêu hắn thế nào thì cứ việc.

95. Có ông tăng hỏi :
-Bậc thượng thượng nhân làm một hành động liền chuyển, hạ hạ nhân tới thì sao ?
-Ông là thượng nhân hay hạ nhân ?
-Xin hòa thượng trả lời.
-Ông chưa là bậc thầy.
-Con từ xa 7 ngàn dậm tới. Xin đừng lấy tâm đùa con.
-Ông vừa hỏi đó chẳng phải là tâm hạnh sao ?
Ông tăng ở một đêm rồi đi.

96. Có ông tăng hỏi :
-Một người không đi quanh co thì thế nào ?
-Ông là ai ?
-Huệ Yên.
-Ông hỏi gì ?
-Một người không đi vòng vo.
Sư lấy tay vỗ đầu ông.

97. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là việc dưới áo nạp ?
-Đừng tự lừa dối.

98. Có ông tăng hỏi :
-Chân Như, phàm thánh chỉ là những lời trong mộng. Thế nào là lời thật?
-Đừng nói gì thêm về hai lời này.
-Bỏ hai cái này, thế nào là lời thật ?
-Lạc bộ tâm phát (Mật chú của Mật tông)

99. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là Triệu Châu ?
-Cửa Đông, cửa Tây, cửa Nam, cửa Bắc.

100. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là định ?
-Không định.
-Vì sao không định ?
-Sống động, sống động.

101. Có ông tăng hỏi :
-Khi người đuổi theo vật thì sao ?
-Hiển nhiên là thế đó.
-Đó có phải là bản phận sự của học nhân không ?
-Đuổi theo, đuổi theo.

102. Có ông tăng hỏi :
-Cổ nhân 30 năm, với hai mũi tên chỉ bắn được một nửa thánh nhân, nay thỉnh hòa thượng bắn.
lập tức đứng thẳng dậy.

103. Sư dạy chúng :
-Đạo lớn không khó, chỉ vì chọn lựa. Có ngôn ngữ là có chọn lựa, là rõ ràng. Tôi không rõ ràng các ông hãy trân trọng gìn giữ.
-Hòa thượng đã không rõ ràng thì gìn giữ cái gì ?
-Tôi cũng không biết nữa.
-Nếu như hòa thượng đã không biết sao lại nói là không rõ ràng ?
-Hỏi đã xong rồi, lễ tạ rồi lui.

104. Sư dạy chúng :
-Pháp vốn vô sinh, nay cũng không diệt. Cho nên chẳng nói là sinh, không nói là diệt; chẳng cần phải nói thêm nữa.
-Sớm đã bất sinh bất diệt sao ?
-Gã này chỉ nhận thức lời chết.

105. Có ông tăng hỏi :
-Đạo lớn không khó chỉ vì lựa chọn, có ngôn ngữ là có lựa chọn, hòa thượng làm sao dạy người ?
-Sao không dẫn hết lời người xưa ?
-Con chỉ dẫn đến đó.
-Đạo lớn không khó chỉ vì lựa chọn.

106. Sư thượng đường :
-Xem kinh cũng còn ở trong vòng sanh tử, không xem kinh cũng còn ở trong vòng sanh tử. bây giờ các ông phải làm sao để thoát ra khỏi vòng sanh tử ?
Có ông tăng hỏi :
-Nếu không làm cả hai điều trên thì sao ?
-Thật thì được, nếu không thật thì làm sao thoát vòng sanh tử ?

107. Có ông tăng hỏi :
-Khi lưỡi kiếm sắc bén thì sao ?
-Lão tăng là kiếm sắc, bén ở đâu ?

108. Có ông tăng hỏi :
-Có đại nạn tới, làm sao để tránh ?
-Đúng lúc (kháp hảo).

109. Sư thượng đường, im lặng hồi lâu rồi hỏi :
-Đại chúng đến hết rồi chứ ?
-Đã đến hết.
-Tôi còn đợi một người nữa rồi mới nói pháp.
Một ông tăng thưa :
-Chẳng còn ai tới cả, nói hay không là tự hòa thượng.
-Người đó thật khó tìm.

110. Sư dạy đại chúng :
-Tâm sanh thì chủng chủng pháp sanh, tâm diệt thì chủng chủng pháp diệt. Các ông bảo phải làm sao ?
Có ông tăng thưa :
-Giả như không sanh, không diệt thì sao ?
-Hỏi đúng lắm !

111. Trong một lần tham vấn sư nói :
-Sáng chưa sáng, nói tối để hiểu sáng. Ông ở phía nào ?
Một ông tăng đáp :
-Không ở bên nào.
-Vậy ông ở khoảng giữa.
-Nếu ở giữa là con ở hai đầu.
-Ông tăng này ở đây bao lâu rồi chưa ra khỏi 3 câu, dù ông thoát khỏi hai đầu vẫn còn ở trong ba câu.
-Con xử dụng được ba câu.
-Sao ông không nói sớm ?

112. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là thông phương ?
-Lìa kim cương thiền.

113. Sư dạy chúng :
-Các ông phải cắt bỏ đầu Báo thânHóa thân Phật.
-Người cắt bỏ đầu báo, hóa thân Phật là người nào ?
-Không phải là cảnh giới của ông.

114. Sư dạy chúng :
-Đại Đạo ngay ở trước mắt nhưng khó thấy.
-Có dạng thức nào, xin chỉ cho con.
-Mặc ông đi Giang Nam, Giang Bắc.
-Vậy là hòa thượng không có phương tiện nào để chỉ cho người ?
-Ông vừa hỏi gì ?

115. Có ông tăng hỏi :
-Lúc nhập pháp giới có biết hay là không ?
-Ai nhập pháp giới ?
-Vậy là lúc nhập pháp giới không biết ?
-Chẳng phải là tro lạnh của cây khô hiện thành trăm loại hoa gấm ?
-Đó có phải là diễn tả trạng thái nhập pháp giới ?
-Có giao bộ gì ? (có liên hệ gì ?)

116. Có ông tăng hỏi :
-Nếu có cảnh giới thật, nó từ đâu tới ?
-Nói lại đi.

117. Có ông tăng hỏi :
-Khi vạn cảnh đều khởi, có ai không bị cảm hoặc không ?
-Có.
-Ai không bị cảm hoặc ?
-Ông có tin là có Phật Pháp không ?
-Con tin có Phật pháp, cổ nhân đã nói thế. Người không bị cảm hoặc thì thế nào ?
-Sao không hỏi lão tăng ?
-Con có hỏi.
-Cảm hoặc.

118. Có ông tăng hỏi :
-Không biết người xưa và người nay có gần gụi không ?
-Gần thì gần nhưng không cùng một thể.
-Vì sao không đồng ?
-Pháp thân không thuyết pháp.
-Pháp thân không thuyết pháp, còn hòa thượng có giúp người hay không?
-Tôi hướng huệ mà đáp.
-Sao hòa thượng nói pháp thân không nói pháp ?
-Tôi hướng huệ để cứu bố ông, nhưng ông ta không thò đầu ra.

119. Có ông tăng hỏi :
-Khi chúng ta chưa gập có liên hệ gì không ?
-Có khái niệm là có liên hệ.
-Nếu không có người đo lường thì liên hệ cái gì ?
-Nếu không có người đo lường thì tự kỷ của ông.
-Thầy còn bị đo lường không ?
-Người đến gần thì Đạo càng xa.
-Hòa thượng vì sao tự ẩn.
-Nay tôi đang nói với ông.
-Sao hòa thượng nói là mình rời xa ?
-Rõ ràng là thế.

120. Sư dạy chúng :
-Dạy được người là chuyện đời nay, không dạy được người là tam sinh sau. Nếu không giáo hóa chỉ sợ chúng sanh đều đọa địa ngục. Có giáo hóa cũng còn oan. Vậy các ông có giáo hóa hay không ?
Có ông tăng thưa :
-Giáo hóa.
-Tất cả chúng sanh còn thấy ông không ?
-Không thấy.
-Vì sao không thấy ?
-Không tướng.
-Nay còn thấy lão tăng không ?
-Hòa thượng không phải là chúng sanh.
-Nếu tự biết tội mình thì tốt.

121. Sư dạy đại chúng :
-Long nữ thân hiến Phật là chuyện tự nhiên.
-Nếu là chuyện tự nhiên sao lại hiến ?
-Nếu không hiến sao biết là tự nhiên ?

122. Sư dạy đại chúng :
-Dù có 800 người hoàn thành Phật Đạo, tìm một đạo nhân cũng khó.

123. Có ông tăng hỏi :
-Nếu một nơi không có Phật, không có người, còn có tu hành không ?
-Ngoài hai loại trên còn có trăm, ngàn, vạn, ức.

124. Có ông tăng hỏi :
-Khi mây trắng không tan thì sao ?
-Tôi không biết gì về khí tượng học.
-Có chỗ nào không chủ, không khách không ?
-Tôi là chủ, ông là khách, mây trắng ở đâu ?

125. Có ông tăng hỏi :
-Khi khéo quá hóa vụng thì sao ?
-Cột, kèo đều sụp xuống.

126. Sư dạy đại chúng :
-Tiếng Phật tôi chẳng thích nghe.
Có ông tăng hỏi :
-Hòa thượng còn giúp người không ?
-Giúp người.
-Làm sao giúp ?
-Không biết huyền chỉ, nhọc sức giữ niệm tĩnh.
-Đã là huyền, thế nào là chỉ ?
-Tôi không nắm gốc.
-Cái này là huyền, cái gì là chỉ ?
-Trả lời ông là chỉ.

127. Sư dạy đại chúng :
-Mọi người đều có Thiền, có Đạo. Nếu có người hỏi ông thế nào là Thiền, thế nào là Đạo thì ông trả lời sao ?
Có ông tăng hỏi :
-Nếu mỗi người đều có Thiền, có Đạo sao từ xưa đến nay có nhiều bàn cãi thế ?
-Vì ông là du hồn.
-Con vẫn chưa rõ hòa thượng giúp người thế nào ?
Sư thối lui, không nói một lời.

128.Sư dạy đại chúng :
-Không được nhàn rỗi, phải niệm Phật, niệm pháp.
Có ông tăng hỏi :
-Làm sao niệm tự kỷ ?
-Người niệm là ai ?
-Không ai khác.
-Đồ lừa !

129. Sư dạy đại chúng :
-Nói câu thứ nhất ông là thầy của Phật, Tổ. Nói câu thứ hai ông là thầy của trời, người, nói câu thứ ba thì tự cứu chẳng xong.
Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là câu thứ nhất ?
-Là thầy của Tổ, Phật.
Sư lại nói :
-Giống như rớt ra từ đầu.
Ông tăng lại hỏi :
-Thế nào là câu thứ nhất ?
-Là thầy của Trời, người.

130. Sư dạy đại chúng :
-Chẳng phải là các ông không nêu lên, cũng chẳng phải là tôi không đáp ứng.
Có ông tăng hỏi :
-Hòa thượng làm sao đáp ứng ?
Sư thở một hơi dài.
-Hòa thượng có phụ con bằng cách đáp ứng này ?
-Ông vừa chấp nhận tôi, là tôi đã phụ ông, nếu ông không chấp nhận tôi thì tôi không phụ ông.

131. Sư dạy đại chúng :
-Hôm nay tôi sẽ trả lời, ai có câu hỏi hãy bước ra trước.
Một ông tăng bước ra lạy, sư nói :
-Tôi ném ra một viên ngói tưởng lượm được một hòn ngọc nào ngờ chỉ nhận được một trinh tử.

132. Có ông tăng hỏi :
-Con chó có Phật tánh không ?
-Không.
-Trên có chư Phật, dưới là các loại côn trùng, thẩy đều có Phật tánh, con chó vì sao lại không có ?
-Vì có nghiệp thức.

133. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là pháp thân ?
-Ứng thân.
-Con không hỏi ứng thân ?
-Ông nên để ý đến ứng thân.

134. Có ông tăng hỏi :
-Khi trăng sáng trên trời thì sao ?
-Xà lê tên gì ?
-Con tên mỗ.
-Trăng sáng trên trời ở đâu ?

135. Có ông tăng hỏi :
-Hôm nay đúng ngày 16 thì sao ?
-Đông là Đông, Tây là Tây.
-Nghĩa là sao ?
-Tìm không thấy.

136. Có ông tăng hỏi :
-Khi con không hiểu gì cả thì sao ?
-Tôi cũng chẳng hiểu.
-Hòa thượng có biết hay không ?
-Tôi không phải là đầu gỗ, sao lại không hay.
-Thật là một sự không biết rất hay.
Sư vỗ tay cười.

137. Có ông tăng hỏi :
-Đạo nhân là thế nào ?
-Tôi hướng Đạo là Phật nhân.

138. Có ông tăng hỏi :
-Hễ hòa thượng có nói gì, hoặc giơ tay, giơ chân đều rơi vào bẫy của học nhân, ngoài những chuyện này thỉnh hòa thượng nói.
-Lão tăng vừa dùng trai xong, nhưng chưa uống trà.

139. Mã đại phu hỏi :
-Hòa thượng còn tu không ?
-Lão tăng nếu tu sẽ gặp họa.
-Hòa thượng nếu không tu thì dạy ai tu ?
-Đại phu là người tu.
-Sao hòa thượng bảo con là người tu ?
-Nếu ông không tu thì làm sao là công bộc của quốc vương, làm sao vượt qua đói lạnh, không tiền ?
Đại phu nhỏ lệ lạy tạ.

140. Sư dạy đại chúng :
-Không phải các ông không nêu lên, không phải tôi không đáp ứng.
Lại nói :
-Nếu các ông không cung kính chấp tay, tôi cũng không dùng thiền bản, phất tử.

141. Có ông tăng hỏi :
-Có chỗ nào tư, ý không đạt tới không ?
-Lại đây.
-Con đã đến, đó có phải là nơi đã đạt được, còn chỗ ý không tới được ở đâu ?
Sư giơ tay lên hỏi :
-Ông gọi cái này là cái gì ?
-Con gọi nó là tay, còn hòa thượng gọi là gì ?
-Ngoài cả ngàn tên, tôi cũng dùng tên đó.
-Không kể ngàn tên, bây giờ hòa thượng gọi là gì ?
-Đó là chỗ ý không tới.
Ông tăng vái tạ.
Sư nói :
-Dạy ông chỗ ý đến.
-Thế nào ?
-Lời Phật và chư Tổ là thầy ông.
-Lời Phật và chư Tổ nói về ý không tới chỗ ?
Sư giơ một ngón tay lên hỏi :
-Ông gọi cái này là gì ?
Ông tăng im. Sư nói :
-Sao ông không nói khi bị gõ vào đầu, còn nghi gì nữa ?

142. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là gia phong của hòa thượng ?
-Tai tôi không rõ, nói to hơn.
Ông tăng hỏi lại, sư nói :
-Ông hỏi gia phong của tôi, nhưng tôi biết gia phong của ông.

143. Có ông tăng hỏi :
-Khi vạn cảnh đều khởi một lúc thì sao ?
-Vạn cảnh đều khởi.
-Một hỏi, một đáp là khởi, thế nào là không khởi ?
-Thiền sàng không khởi.
Ông tăng lạy tạ, sư nói :
-Ông còn nhớ vấn đáp không ?
-Còn nhớ.
-Ông thử coi.
Những gì ông tăng thuật sư đều không chấp nhận.

144. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là Phật trước mắt ?
-Ở trong điện ấy.
-Đó chỉ là tướng Phật, thế nào là Phật ?
-Tâm là Phật.
-Tâm là Phật hãy còn hạn lượng, thế nào là Phật ?
-Vô tâm là Phật.
-Vô tâm, hữu tâm, có phải là để con chọn lựa không ?
-Hữu tâm, vô tâm đã bị ông chọn lựa rồi, hãy bảo cho lão tăng ông chọn cái nào.

145. Có ông tăng hỏi :
-Con từ xa tới không biết gia phong của hòa thượng thế nào ?
-Tôi không nói cho người biết.
-Vì sao không nói ?
-Đó là gia phong của tôi.
-Hòa thượng đã không nói cho người vì sao bốn bể đều tìm đến ?
-Ông là biển, tôi không là biển.
-Con không biết chuyện trong biển thế nào ?
-Tôi câu được một con.

146. Có ông tăng hỏi :
-Người không tiếp cận với Phật, Tổ là người thế nào ?
-Không phải là Phật, Tổ.
-Vì sao không tiếp cận ?
-Nếu tôi nói đó không phải là Phật, không phải là chúng sanh, không phải là vật, thế đã đủ chưa ?
-Đó là gì ?
-Nếu có tên gọi thì đó là Phật, là Tổ, là chúng sanh.
-Chỉ đơn giản như thế sao ?
-Cuối cùng, tôi chẳng thể cùng ông.

147. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là tâm bình thường ?
-Chồn, sói rừng.

148. Một ông tăng hỏi :
-Thành tựu của không nghe là gì ?
-Bỏ qua chuyện không nghe, ông nghe được gì ?

149. Có ông tăng hỏi :
-Trong giáo lýlời nói về tùy sắc ma ni châu, thế nào là bản sắc của Ma ni châu ?
Sư gọi tên ông tăng.
-Dạ !
-Tới đây.
Ông tăng lại gần và hỏi :
-Thế nào là bản sắc của tùy sắc Ma ni châu ?
-Chỉ phản chiếu mầu.

150. Một ông tăng hỏi :
-Một người có tâm bình thường có thể dạy được không ?
-Tôi chưa từng qua cửa nhà hắn.
-Trong trường hợp ấy, người đó chẳng là chìm sâu ở bên kia sao ?
- Đại hảo là gã bình thường tâm.

151. Một ông tăng hỏi :
-Sự việc nào học nhân chịu trách nhiệm ?
-Cho tới chết ông cũng chưa chọn xong.

152. Có ông tăng hỏi :
-Ai là bậc đại tu hành ?
-Chính là viện chủ của chùa này.

153. Một ông tăng hỏi :
-Học nhân mới tới đây, không biết môn hộ thế nào ? Thế nào là bổn phận của con ?
-Tên ông là gì ?
-Tên con là Huệ Nam.
-Tốt nhất là đừng biết.

154. Có ông tăng hỏi :
-Học nhân muốn học, nhưng đó là chửi hòa thượng, làm sao không chửi hòa thượng ?
-Ông tên gì ?
-Con tên Đạo Hiệu.
-Đi tới chỗ vắng lặng! Phu vác gạo !

155.Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là đại ý của hòa thượng ?
-Không lớn, không nhỏ.
-Đó chẳng phải là đại ý của hòa thượng hay sao ?
-Nếu tư tưởng lớn bằng một sợi tóc thì vạn kiếp chẳng xong.
 
156.Có ông tăng hỏi :
-Ai nói lời này “Bản thể của vạn pháp là không, chỉ tự người náo loạn” ?
-Người ấy ra cửa là chết ngắc.

157. Một ông tăng hỏi :
-“Không phải Phật, không phải vật, không phải là chúng sanh” là đoạn ngữ. Thế nào là đoạn ngữ?
-Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn.

158. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là Tỳ Lô Viên Tướng ?
-Tôi từ nhỏ xuất gia không bị hoa mắt.
-Hòa thượng còn giúp người không ?
-Nguyện ông thường thấy Tỳ Lô Viên Tướng.

159. Một ông tăng hỏi :
-Khi Phật còn, Phật tổ tương truyền, sau khi Phật diệt thì ai truyền ?
-Cổ kim đều ở trên mình lão tăng.
-Không biết truyền cái gì ?
-Mọi sự vật đều thuộc sanh tử.
-Phật và Tổ không trừ được sao ?
-Truyền cái gì ?

160. Có ông tăng hỏi :
-Khi phàm và thánh đều tận thì sao ?
-Nguyện ông thành vị đại đức, còn lão tăng thì thành kẻ chướng ngại Tổ, Phật.

161.Một ông tăng hỏi :
-Từ xa đã nghe tiếng Triệu Châu, tới nơi chẳng thấy gì cả.
-Lão tăng tội quá !

162. Một ông tăng hỏi :
-Trăng sáng đương không, con không rõ trong buồng thì thế nào ?
-Lão tăng từ khi xuất gia chẳng làm nghề gì để sinh sống.
-Đó là lão hòa thượng không giúp người ngày nay.
-Lão tự cứu chẳng xong làm sao trị bệnh cho người ?
-Hòa thượng đối với người lệ thuộc vào con thì sao ?
-Đối với kẻ lệ thuộc ông dẫm chân lên đất, đối với kẻ không lệ thuộc ông mặc sức đi Tây, đi Đông.

163. Một ông tăng hỏi :
-Khi tâm không đo lường tâm thì thế nào ?
-Ai không đo lường ?
-Chính mình.
-Không hai (ngã).

164. Một ông tăng hỏi :
-Khi không để ý đến ngoại biểu thì thế nào ?
chỉ tĩnh bình và nói :
-Đây là cái gì ?
-Tĩnh bình.
-Tốt lắm, không để ý đến ngoại biểu.

165. Có ông tăng hỏi :
-Quy căn là sao ?
-Nghi thức sai.

166. Một ông tăng hỏi:
-Chẳng lìa ngôn cú, làm sao giải thoát ?
-Lìa ngôn, cú là giải thoát.
-Không ai chỉ con tới đây.
-Tại sao ông tới đây ?
-Hòa thương vì sao không lựa chọn ?
-Tôi sớm đã lựa chọn.

167. Một ông tăng hỏi :
-Không tâm thì không trí, thỉnh hòa thượng nói một lời.
-Lão tăng đi sau ông !

168. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là tất cảnh ?
-Tất cảnh.
-Là tất cảnh nào ?
-Lão tăng là tất cảnh, ông không hiểu ông hỏi gì.
-Không phải là không hỏi.
-Tất cảnh ở đâu ?

169. Một ông tăng hỏi :
-Không mang một tấc tơ thì thế nào ?
-Không mang một tấc gì ?
-Không mang một tấc tơ.
-Tốt lắm ! Không mang một tấc tơ.

170. Một ông tăng hỏi :
-Làm sao cứu một người nóng đầu ?
-Học.
-Ở đâu ?
-Đừng chiếm chỗ người khác.

171. Một ông tăng hỏi :
-Ai làm chủ trong không kiếp ?
-Tôi ngồi ngay đây.
-Hòa thượng nói pháp gì vậy ?
-Nói điều ông hỏi.

172. Một ông tăng hỏi :
-Cổ nhân có nói “Hư minh tự chiếu”, thế nào là tự chiếu ?
-Chẳng xưng tha chiếu.
-Chỗ nào chiếu không tới ?
-Lời ông đọa rồi !

173. Một ông tăng hỏi :
-Nó là cái gì ?
-Một niệm chưa khởi.

174. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là pháp vương ?
-Là chủ tỉnh này.
-Chẳng là hòa thượng sao ?
-Ông muốn tạo phản mà chẳng hiểu vương là ai.

175. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là Phật tâm ?
-Ông là tâm, tôi là Phật, ông thờ phụng tôi hay không là tùy ông.
-Hòa thượng là chẳng không, còn thờ phụng cái gì ?
-Ông dạy tôi xem.

176. Một ông tăng hỏi :
-Trong 3 thân, cái nào là bản lai thân ?
-Không thể thiếu một.

177. Một ông tăng hỏi :
-Không biết đất này ai là tổ sư ?
-Đạt Ma đến đây, chúng ta đều là tổ sư.
-Hòa thượng là đệ nhất tổ.
-Tôi không rơi vào vị thứ.
-Hòa thượng ở đâu ?
-Trong tai ông.

178. Một ông tăng hỏi :
-Chẳng bỏ gốc, chẳng theo ngọn, thế nào là chánh Đạo ?
-Tốt lắm ! Tên xuất gia !
-Học nhân chưa từng xuất gia.
-Tôi đã quy y Phật, quy y Pháp.
-Có nhà có xuất gia hay không ?
-Nên xuất gia.
-Người xuất gia an bài ở đâu cho tốt ?
-Tĩnh tọa ở nhà.

179. Một ông tăng hỏi :
-Một người minh nhãn thấy tất cả còn thấy sắc không ?
-Thấy hết.
-Làm sao thấy ?
-Không dùng sức.
-Nếu không dùng sức, làm sao thấy ?
-Nếu dùng sức thì sai.

180. Một ông tăng hỏi :
-Đại ý của Phật, Tổ hợp với người nào ?
-Chỉ hợp với hiện tại.
-Làm sao không thể lai vãng với nó ?
-Là lỗi của ai ?
-Làm sao nắm được ?
-Nay, không ai nắm được.
-Trong trường hợp ấy không gì để dựa vào sao ?
-Tuy nhiên không thể thiếu lão.

181. Có ông tăng hỏi :
-Người biết chuyện là ai ?
-Chính đại tu hành.
-Không biết hòa thượng còn tu hành không ?
-Mặc áo, ăn cơm.
-Đó là chuyện hàng ngày.
-Vậy ông bảo hàng ngày tôi phải làm gì ?

182. Thôi Lang Trung hỏi :
-Đại thiện tri thức còn vào địa ngục không ?
-Lão tăng đứng đầu hàng.
-Nếu là thiện tri thức sao còn vào địa ngục ?
-Nếu lão không vào, sao gập được Lang trung ?

183. Một ông tăng hỏi :
-Khi có sự sai biệt bằng một sợi lông thì sao ?
-Trời đất xa cách.
-Khi không có sự sai biệt thì sao ?
-Trời đất không ngăn cách.

184. Một ông tăng hỏi :
-Mắt không ngủ là sao ?
-Là phàm nhãn, nhục nhãn.
Và sư thêm :
-Tuy chưa là thiên nhãn, nhưng nhục nhãn là vậy.
-Thế nào là con mắt ngủ ?
-Phật nhãn và pháp nhãn là con mắt ngủ.

185. Một ông tăng hỏi :
-Đã đuổi đến Đại dữu lãnh làm sao không nhấc lên được ?
Sư nâng nạp y lên hỏi :
-Ở đâu ông được cái này ?
-Con không hỏi cái này ?
-Vậy, ông không nâng lên được.

186. Một ông tăng hỏi :
-Không hợp, không lìa làm sao biết ?
-Ông là một cái, tôi là một cái.
-Đó là hợp, còn lìa thì sao ?
-Ông liền hợp.

187. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là không lầm đường ?
-Thức tâm, kiến tánh là không lầm đường.

188. Một ông tăng hỏi :
-Minh châu trong tay có chiếu hay không ?
-Chiếu tức chẳng không, ông gọi gì là châu ?

189. Một ông tăng hỏi :
-Linh miêu không rễ thì sao ?
-Ông từ đâu tới ?
-Từ Thái Nguyên.
-Tốt lắm ! Không rễ.

190. Một ông tăng hỏi :
-Con muốn thành Phật thì sao ?
-Chỉ phí sức.
-Nếu con không phí sức ?
-Thì ông là Phật.

191. Một ông tăng hỏi :
-Nếu tôi bị chìm nổi, làm sao thoát ra ?
Sư ngồi tĩnh tọa.
-Con hỏi thực lòng.
-Ông chìm nổi ở đâu ?

192. Một ông tăng hỏi :
-Không phàm, không thánh làm sao tránh hai đường này ?
-Bỏ cả hai.
-Cám ơn.
-Từ đâu cám ơn khởi ? Chính ở đây, tại lão tăng; khi ông ở dưới phố, từ đâu khởi ?
-Hòa thượng vì sao không định ?
-Tôi chỉ ông : Sao không nói hôm nay gió nhiều.

193. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là đại diêm đề nhân ?
-Lão tăng trả lời ông, ông tin không ?
-Lời hòa thượng là nặng sao dám không tin ?
-Diêm đề nhân khó kiếm.

194. Một ông tăng hỏi :
-Ở đâu tìm được người không biết mắc cỡ ?
-Không tìm được ở đây.
-Nếu hắn bỗng nhiên xuất hiện thì phải làm sao ?
-Đưa hắn đi.

195. Một ông tăng hỏi :
-Khi dụng xứ không hiện phải làm sao ?
-Dụng tức chẳng không, ai hiện ?

196. Một ông tăng hỏi :
-Trong không kiếp còn có người ta không ?
-Ông gọi thế nào là không kiếp ?
-Không một vật.
-Đó là chỗ ông bắt đầu tu, gọi cái gì là không kiếp.

197. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là xuất gia ?
-Không tìm địa vị, không cần lợi lộc.

198. Một ông tăng hỏi :
-Không chỉ về pháp, thế nào là pháp ?
-Lão tăng không chỉ Mao sơn pháp.
-Nếu không chỉ Mao sơn pháp, hòa thượng dạy pháp gì ?
-Tôi đã bảo ông, tôi không chỉ Mao sơn pháp.
-Chính là thế, có phải không ?
-Lão tăng không dùng cái đó để dạy người.

199. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là đường giải thoát ngay trước mắt ?
-Không hai cũng không ba.
-Trước mắt có đường, học nhân tiến hay không ?
-Trong trường hợp này ông tiến ngàn vạn dậm.

200. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là chuyện trên Tỳ Lô Giá Na ?
-Lão tăng ở dưới chân ông.
-Lão hòa thượng vì sao ở dưới chân học nhân ?
-Nguyên lai, ông không biết chuyện bên trên.

201. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là lập tức ?
-Ông không phải là lập tức.
-Làm thế nào để không lập tức ?
-Câu trước đã nói rồi.

202. Một ông tăng hỏi :
- Đại ý của hòa thượng là gì ?
-Ngưng, ngưng, không nên nói, pháp của tôi khó nghĩ bàn.

203. Một ông tăng hỏi :
-Nếu thanh khiết tuyệt đỉnh thì sao ?
-Ném vào lỗ.
-Sai ở đâu ?
-Ông lừa những chỉ như thế.

204. Một ông tăng hỏi :
-Một người xuất gia tìm vô thượng bồ đề thì sao ?
-Chưa xuất gia bị bồ đề sai sử, xuất gia sai sử bồ đề.

205. Có một vị tú tài thấy trong tay sư nắm trụ trượng bèn hỏi :
-Phật không bao giờ từ chối lời nguyện của chúng sanh, có phải không ?
-Đúng vậy !
-Con muốn trụ trượng trong tay hòa thượng có được không ?
-Người quân tử không đoạt của người .
-Tôi chẳng phải là người quân tử.
-Lão tăng cũng không phải là Phật.

206. Nhân sư ra ngoài, thấy bà già đang gieo mạ bèn nói :
-Bỗng nhiên gặp mãnh hổ phải làm sao ?
-Không một pháp có thể áp dụng.
-Cứu.
-Cứu.
-Hãy còn cái đó.

207. Có vị tú tài từ biệt sư đi, nói :
-Mỗ giáp ở đây làm phiền hòa thượng nhiều không thể báo đáp. Đợi ngày thành một con lừa sẽ lại đây báo đáp.
-Ông dạy lão tăng làm sao lên yên.

208. Sư đến chỗ Đạo Ngô, khi vừa vào tăng đường thì Đạo Ngô trông thấy nói :
-Một mũi tên đến từ Nam Tuyền.
-Xem tên !
-Sai.
-Trúng đích.

209. Một ông tăng hỏi :
-Khi 100 đốt xương đầu tan rã chỉ còn một chân linh thì thế nào ?
-Sáng nay có gió.

210. Một ông tăng hỏi :
-Không hỏi tam thừa, 12 phần giáo, xin hỏi thế nào là “Tổ sư Tây lai ý “ ?
-Hãy xem trâu đực sanh bê.
-Không rõ ý hòa thượng thế nào
-Tôi cũng không rõ.

211. Một ông tăng hỏi :
-Vạn quốc cùng tới triều kiến thì phải làm sao ?
-Gập người chớ gọi tên.

212. Một ông tăng hỏi :
-12 giờ trong ngày làm sao đào thải ?
-Cấm hà nước đục, Tây thủy nước gập.
-Còn thấy Văn Thù không ?
-Tên đầu gỗ, ông đi đâu ?

213. Một ông tăng hỏi ;
-Thế nào là đạo tràng ?
-Ông đi, đến đạo tràng, thoát thểđạo tràng, chỗ nào chẳng phải là đạo tràng.

214. Một ông tăng hỏi :
-Khi nụ không xuất hiện thì sao ?
-Ngửi thì liệt não.
-Không ngửi thì sao ?
-Tôi không phí thì giờ để bàn cãi.

215. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là vô số ?
-1, 2, 3, 4, 5.
-Thế nào là không vô số ?
-1, 2, 3, 4, 5.

216. Một ông tăng hỏi :
-Thế giới không có ngày đêm thì sao ?
-Bây giờ là ngày hay đêm ?
-Con không hỏi bây giờ.
-Ông làm sao đối phó với lão tăng ?


217. Một ông tăng hỏi :
-Áo Ca Diếp không đạp đường Tào Khê. Ai mặc được ?
-Hư không không xuất thế, đạo nhân đều không biết.

218. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là hỗn nhưng không tạp ?
-Lão tăng ăn trường trai.
-Hòa thượng còn siêu nhiên không ?
-Phá giới trai rồi !

219. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là lời của cổ nhân ?
-Nghe cẩn thận ! Nghe cẩn thận !

220. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là bản phận sự của học nhân ?
-Nếu ông bỏ nó đi thì có cái gì ông không thích ?

221. Một ông tăng hỏi :
-Vạn pháp trở về một, một trở về đâu ?
-Tôi tại Thanh Châu may một áo bông nặng bẩy cân.

222. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là trẻ xuất gia ?
-Không triều thiên tử, nhưng bái mẹ, cha.

223. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là sự kiện ngay trước mắt ?
-Ông là người chính ngay trước mắt tôi.

224. Một ông tăng hỏi :
-Một người siêu Phật thì thế nào ?
-Là một người dẫn trâu đi trước bừa.

225. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là nhanh ?
-Nếu tôi trả lời, ông sẽ làm gì ?
-Con không hiểu.
-Tôi bảo ông nhanh chóng mang giầy bước xuống nước, một con ngựa phi sẽ tới Trường An trước khi giầy ướt.

226. Một ông tăng hỏi :
-Khi bốn núi lại gần nhau thì sao ? (bốn núi chỉ : sanh, lão, bệnh, tử)
-Triệu Châu không có đường đi.

227. Một ông tăng hỏi :
-Khi Vương cung không có vua thì sao ?
Sư ho, ông tăng nói :
-Trong trường hợp ấy, bẩm bệ hạ.
-Kẻ cướp đã hiện thân.

228. Một ông tăng hỏi :
-Hòa thượng bao nhiêu tuổi rồi ?
-Ông chẳng bao giờ đếm hết niệm châu.

229. Một ông tăng hỏi :
-Ai là kẻ kế thừa hòa thượng ?
-Tùng Thẩm.

230. Một ông tăng hỏi :
-Nếu có người hỏi Triệu Châu dạy pháp gì, con phải trả lời làm sao ?
-Muối đắt, gạo rẻ.

231. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là Phật ?
-Ông không phải là Phật sao ?

232. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là xuất gia ?
-Làm sao ông gập tôi ở đây ?

234. Một ông tăng hỏi :
-Làm ơn chỉ điểm cơ bản cho con.
-Điều cơ bản là không bệnh.
-Nếu đã giác ngộ ?
-Người giác, biết.
-Vậy, thế nào là kinh nghiệm ?
-Ông đặt tên cho tôi.

235. Một ông tăng hỏi :
-Khi bậc tinh khiết không dục tính thì sao ?
-Một câu hỏi hay.

236. Một ông tăng hỏi :
-Một người tĩnh lặng là vô vichìm đắm trong không ?
-Chìm đắm trong không ?
-Kết quả là gì ?
-Làm lừa, làm ngựa.

237. Một ông tăng hỏi :
-Tổ sư mang tâm gì từ Tây sang ?
-Chân ghế !
-Là chân ghế có phải không ?
-Nếu phải, hãy mang đi !

238. Một ông tăng hỏi :
-Nếu chỉ có thanh khiết thì sao ?
-Tôi ở đây ! Đừng biến tôi thành kẻ giúp việc tầm thường.

239. Một ông tăng hỏi :
-Chim công chưa bay tới thì sao ?
-Nó cất cánh ở đâu vậy ?

240. Một ông tăng hỏi :
-Khi cảnh giới chân hiện thực không nhuốm bụi thì sao ?
-Mọi vật đều ở ngay đây.

241. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là một tiếng ?
-Hả ?
-Thế nào là một tiếng ?
-Tôi không điếc.

242. Một ông tăng hỏi :
-Một trẻ sơ sanh có đủ sáu thức không ?
-Đánh cầu trên nước chẩy nhanh.

243. Một ông tăng hỏi :
-Khi mọi thứ đều đem đến đây thì sao ?
-Còn xa tôi trăm bước.

244. Một ông tăng hỏi :
-Gia phong của hòa thượng thế nào ?
-Tôi xuất gia từ nhỏ và không làm một nghề gì để sinh sống .

245. Một ông tăng hỏi :
-Lìa tứ cú, thỉnh hòa thượng nói.
-Tôi luôn ở đây.

246. Một ông tăng hỏi :
-Sao Biển Thước bị bệnh ?
-Biển Thước liệt giường chiếu.
Và sư thêm :
-Một giọt cam lồ làm dịu ba ngàn thế giới.

247. Một ông tăng hỏi :
-Khi trâu trắng ngoài nhà thì sao ?
-Con trâu ngu.

248. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là hình của người vĩ đại ?
Sư nhìn quanh sảnh.
-Như vậy là còn lo địa vịthị giả ?
-Tôi không phí thời giờ cho kẻ chẳng ra gì như ông.

249. Một ông tăng hỏi :
-Có một chút trí là rơi vào cõi trời, người. Làm sao để được vô tâm ?
-Không phải chỉ mình tôi, ngay cả thiền giả cũng không trả lời được.

250. Một ông tăng hỏi :
-Có hành động là có mục đích, hãy trả lời sao có hành động mà không mục đích ?
Sư hét lên :
-Lấy nước rửa sạch ấm.

251. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là hoàn hảo của sự minh triết ?
-Sự minh triết hoàn hảo.

252. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là người ăn sư tử ?
-Tôi quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, đừng ăn tôi.

253. Một ông tăng hỏi :
-Lìa ngôn ngữ, thỉnh hòa thượng nói.
Sư ho.

254. Một ông tăng hỏi :
-Làm sao không phỉ báng cổ nhântrung thành với họ ?
-Ông làm gì ?

255. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là một lời ?
-Nói chút gì !

256. Có ông tăng hỏi :
-Thế nào là một lời ?
-Là hai lời.

257. Một ông tăng hỏi :
-Có lời nói :” Đấng Thế tôn là bậc toàn hảo “ thầy thấy thế nào ?
-Điên khùng !

258. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là một vị Bồ tát ?
-Ngay đây là một gã Đại Diêm Đề.

259. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là hình của một vĩ nhân ?
-Ông là một hảo nhân.

260. Một ông tăng hỏi :
-Làm sao độc lập với vạn vật ?
-Tôi ở ngay sau ông.

261. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là tăng già ?
-Còn gì nữa sao ?
-Người trong tăng già là ai ?
-Tôi và ông.

262. Một ông tăng hỏi :
-Hai rồng tranh châu, con nào được ?
-Tôi đang xem.

263. Một ông tăng hỏi :
-Người nào không chịu luật nhân quả ?
-Câu hỏi của ông không là nhân, nhưng tôi phải chịu quả.

264. Một ông tăng hỏi :
-Nhiều người mù sờ voi, và mỗi người nói đúng bộ phận mà mình sờ, nhưng con voi thật sự là sao ?

-Không có gì là không thật, chỉ có con voi.

265. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là một lời ?
Sư ho, ông tăng hỏi :
-Là Vậy ! Có phải không ?
-Ngay cả ho, tôi cũng không ho được.
266. Một ông tăng hỏi :
-Đại hải có nhiều dòng phải không ?
-Đại hải ? Tôi không biết.
-Tại sao không biết ?
-Cuối cùng, tôi không thể nói tôi nhận nhiều dòng.

267. Một ông tăng hỏi :
- Ai là thầy của Tỳ Lô Giá Na ?
-Tỳ Lô Giá Na, Tỳ Lô Giá Na.

268. Một ông tăng hỏi :
-Các vị Phật có thầy không ?
-Có.
-Thầy của các vị Phật là ai ?
-Phật A Di Đà ! Phật A Di Đà !

269. Một ông tăng hỏi :
-Ai là thầy con ?
-Mây trên đỉnh núi, suối chẩy vào thung lũng không một tiếng vang.
-Con không hỏi những cái đó.
-Chúng là thầy ông mà ông chẳng biết.

270. Một ông tăng hỏi :
-Ở mọi nơi mọi người đều dùng miệng nói, làm sao hòa thượng dạy người ?
Sư đá bình hương và chỉ vào đó.
-Là vậy, có phải không ?
-Ông nhìn tốt chân tôi.

271. Một ông tăng hỏi :
-Khi không thuận theo Đạo thì sao ?
-Tên bán muối rong này !
-Khi thuận theo Đạo thì sao ?
-Trả lại tôi sổ thông hành.

272. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là thân nguyên thủy ?
-Một khi ông biết tôi, tôi chẳng khác gì gã ông đã gập.
-Trong trường hợp này, đời thầy khác biệt với vật khác.
-Không những chỉ đời này mà vạn kiếp nữa ông cũng không biết tôi.

273. Một ông tăng hỏi :
tổ sư từ Tây sang là gì ?
-Hoa sậy nở ở tường Đông đã bao lâu ?

274. Một ông tăng hỏi :
-Khi không có hình vuông hay hình tròn thì sao ?
-Không vuông, không tròn.
-Khi vật như vậy thì sao ?
-Hoặc vuông, hoặc tròn.

275. Một ông tăng hỏi :
-Khi người tầm Đạo gập nhau thì sao ?
-Mang hộp sơn mài ra.

276. Một ông tăng hỏi :
-Sao chân lý không quán được ?
-Không phải là không có chân lý, mà chân lý thì không quán được.
-Vậy phải làm sao ?
-Chân lý bị lãng quên.

277. Một ông tăng hỏi :
-Khi thực hành không dứt và tra xét không ngừng thì sao ?
-Dừng hay không , mắt của người tầm Đạo như một giọt nhổ.
-Là tâm trạng gì ?
Sư nhổ trên đất.

278. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là Ý tổ sư từ Tây sang ?
-Nếu ông không gọi Y tổ sư thì đúng hơn.
-Thế nào là vật nguyên thủy ?
-Bốn mắt nhìn nhau, ngoài ra không có kiểm soát gì.

279. Một ông tăng hỏi :
-Không hình, không dụng, ông có hiểu không ?
-Ở hiện tại, ông có hiểu không ?

280. Một ông tăng hỏi :
-Một người hoàn toàn không mắc cỡ thì sao ?
-Mọi người đều rất kỳ diệu.
-Con đang đi về Nam và con muốn biết chút ít về Phật pháp thì thế nào ?
-Nếu ông đi về Nam, gập chỗ có Phật thì đi nhanh qua, gập chỗ không Phật thì đừng nấn ná.
-Trong trường hợp ấy, con không nương tựa gì.
-Liễu đuôi sóc ! Liễu đuôi sóc !

281. Một ông tăng hỏi :
-Cái gì có ngay trong tay ?
-Một câu hỏi, một trả lời.

282. Một ông tăng hỏi :
-Ba phân không phụ thuộc vào gì nay dùng hay không dùng ?
-Tôi theo ông, ông định làm gì ?

283. Một ông tăng hỏi :
-Gia phong của thầy là gì ?
-Trong không gian vô tậnthời gian vô cùngvô số người.
-Con hỏi và hòa thương không trả lời.
-Tôi hiển nhiên đã trả lời.

284. Có ông tăng hỏi :
-Hai rồng tranh châu con nào được ?
-Con thua, chẳng thua gì; con được chẳng được gì.

285. Một ông tăng hỏi :
-Bậc vĩ nhân có hình gì ?
-Cái gì vậy ?

286. Một cư sĩ đưa cho sư một áo cà sa và hỏi :
-Mặc áo này là lừa cổ nhân phải không ?
Sư ném phất tử xuống, hỏi :
-Là quá khứ hay hiện tại ?

287. Một ông tăng hỏi :
-Người của tăng già tập gì ?
-Lìa tay nhưng chẳng lìa chân.

288. Một ông tăng hỏi :
-Ngưu đầu chưa gập tứ tổ thì sao ?
-Đủ củi, đủ nước.
-Sau khi gập tứ tổ thì sao ?
-Đủ củi, đủ nước.

289. Một ông tăng hỏi :
- Thế nào là tự kỷ của con ?
-Ông đã ăn sáng chưa ?
-Đã ăn.
-Đi rửa bát đi.

290. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là thầy của Tỳ Lô Giá Na ?
-Có mang theo lạc đà trắng đến không ?
-Có mang.
-Cho nó ăn cỏ đi.

291. Một ông tăng hỏi :
- Một người không được dạy chân lý thì sao ?
-Tôi chẳng bao giờ dạy ông.

292. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là một lời thích đáng ?
-Ông dồn nó tới chết.

293. Một ông tăng hỏi :
-Nếu con không dùng mồm, con có thể nói với hòa thượng không ?
-Hiển nhiên đúng lúc !
-Hãy luận bàn.
-Nhưng tôi chưa nêu gì lên cả.

294. Một ông tăng hỏi :
-Nhị tổ tự chặt tay, đó là hành động gì vậy ?
-Ông ta ném cả tự ngã vào đó.
-Để cúng dường ai ?
-Cúng dường cho ai tới.

295. Một ông tăng hỏi :
-Tại sao Bồ tát Vô Hạn Thân (Mu hen mi) không thể nhìn thấy hào quang của đấng Thế tôn ?
-Ông là một ông tăng.

296. Một ông tăng hỏi :
-Ban ngày thì có ánh mặt trời, ban đêm thì có đom đóm. Còn thế nào là ánh sáng thần thánh ?
-Ánh mặt trời, ánh đom đóm.

297. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là một câu hỏi hoàn toàn ?
-Sai !
-Không hỏi gì ?
-Hãy suy nghĩ cái gì tôi vừa nói.

298. Một ông tăng hỏi :
-Dạng của vĩ nhân là gì ?
Sư rửa mặt, ngồi thẳng, hai tay chắp vào ngực.

299. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là vô vi ?
-Đó là hữu vi.

300. Một ông tăng hỏi :
-Ý Tây sang là gì ?
-Quên trâu trong bút.

301. Một ông tăng hỏi :
-Con đến từ xa, xin dạy dỗ con.
-Ông vừa vào cửa, chả nhẽ tôi lại nhổ vào mặt ông ?

302. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là con đường cắt ngang ?
-Thuyền từ Uy Nam (Wai-Nam) đã tới chưa ?
-Con không biết.
-Tốt ! Nó đã tới rồi !

303. Một ông tăng hỏi :
-Cây sồi có Phật tánh không ?
-Có.
-Khi nào thì thành Phật ?
-Khi trời rơi xuống đất.
-Khi nào thì trời rơi xuống đất ?
-Khi cây sồi thành Phật.

304. Một ông tăng hỏi :
tổ sư từ Tây sang là gì ?
-Sao ông lại chửi tôi ngay trong chùa vậy ?
-Con đã có lời mạnh bạo nào ?
-Tôi không chửi ông khi còn ở trong chùa.

305. Một ông tăng hỏi :
tổ sư từ Tây sang là gì ?
-Khuôn răng đang mọc trên răng.

306. Một ông tăng hỏi :
-Người nghèo này đã tới, làm sao cứu ?
-Ông không nghèo.
-Nếu vậy, hòa thượng phải làm sao nếu con xin ?
-Bằng cách cứ nghèo.

307. Một ông tăng hỏi :
-Tại sao Bồ tát vô biên than không nhìn thấy hào quang của đấng Thế tôn ?
-Như rút tấm lụa trong suốt.

308. Một ông tăng hỏi :
-Ai nhận được những giọt cam lồ của các tầng trời ?
-Cám ơn đã mang đến.

309. Một ông tăng hỏi :
-Một người đã vượt lên sáng tạo và thụ nhận thì sao ?
-Tôi đang chờ người đó tới để trả lời.

310. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là tăng già ?
-Cửa vào, Phật sảnh.

311. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là bất sanh, bất diệt ?
-Từ đầu chẳng sanh, bây giờ chẳng diệt.

312. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là Triệu Châu ?
-Đại vương.

313. Một ông tăng hỏi :
-Thỉnh hòa thương nói cái gì trong tầm tay ?
-Đi đái là một chuyện dễ dàng, tôi có thể tự làm.
314. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là một tượng Phật vàng cao 16 thước ?
-Vai phải nối với cổ.
-Con không hiểu.
-Nếu ông không hiểu thì đi hỏi.

315. Một ông tăng hỏi :
-Khi con nghi thì sao ?
-Đại nghi hay tiểu nghi ?
-Đại nghi.
-Đại nghi ở phía Đông Bắc, tiểu nghi ở sau tăng đường.

316. Một ông tăng hỏi :
-Một người siêu Phật thì sao ?
Sư rời khỏi chỗ, nhìn ông tăng từ trên xuống dưới rồi nói :
-Ông tăng này cao nhỉ, có thể cắt làm 3 đoạn, ông đòi phần nào, phần dưới hay phần trên ?

317. Một ni cô hỏi :
-Thế nào là tâm bí mật ?
Sư chộp vào ngực cô.
-Thầy còn có cái ấy sao ?
-Thì ra cô còn cái ấy !

318. Sư dạy đại chúng :
-30 năm trước, khi tôi còn ở miền Nam, tôi làm hỏa đầu và tôi nói chuyện không chủ, khách, tới bây giờ chả có người nào nói gì cả.

319. Một ông tăng hỏi :
-Đã nhận nhiều đồ cúng dường của đại vương, hòa thượng định báo đáp gì ?
-Niệm Phật.
-Con tuy nghèo nhưng có thể niệm Phật.
-Kêu thị giả và nhận 1 xu từ ông ấy.

320. Một ông tăng hỏi :
-Gia phong của hòa thượng thế nào ?
-Mặc dù màn rách nhưng khung còn.

321. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là nguyên lý không đổi ?
-Ông nói tôi biết những con vịt trời ngoài kia từ Đông hay từ Tây bay tới ?

322. Một ông tăng hỏi :
tổ sư từ Tây sang là gì ?
-Ông được tin tức này từ đâu vậy ?

323. Một ông tăng hỏi :
-Một người ở giữa hồng trần thì sao ?
-Cho tiền trà, muối đi.

324. Một ông tăng hỏi :
-Tam tạng pháp sư tìm Trung Quốc sư 3 lần mà không gập, Trung Quốc sư ở đâu ?
-Trong lỗ mũi Tam Tạng.

325. Một ông tăng hỏi :
-Khi rùa mù trên ván nổi thì sao ?
-Đó không phải là tai nạn.

326. Một ông tăng hỏi :
-Khi con phải sống lâu trong hang núi thì sao ?
-Sao ông không ra ngoài ?
 
327. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là cốt tủy của Phật pháp ?
-Ông lạy đi !
Ông tăng định nói nữa, sư gọi thị giả :
-Lúc trước ông ở đâu ?

328. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là bản tâm của gia đình con ?
-Tôi không dùng dao mổ bò.

329. Một ông tăng hỏi :
-Từ lâu con đã nghe danh cầu đá Triệu Châu, tới nơi chỉ thấy cầu tre.
-Ông chỉ thấy cầu tre, không thấy cầu đá ?
-Cầu đá Triệu Châu thế nào ?
-Qua đi ! Qua đi !

330. Lần khác một ông tăng hỏi :
-Từ câu con đã nghe danh cầu đá Triệu Châu, tới nơi chỉ thấy cầu tre !
-Ông chỉ thấy cầu tre, không thấy cầu đá.
-Cầu đá Triệu Châu thế nào ?
-Lừa, ngựa đều qua.

331. Một ông tăng hỏi :
-Hòa thượng họ gì ?
-Triệu Châu.
-Bao nhiêu tuổi ?
-Tôi từ Tô Châu.

332. Sư vào đường và nói :
-Dù có chút suy nghĩ, tâm liền mất. Có ai nói về việc này không ?
Một ông tăng tiến ra trước đánh thị giả và nói :
-Sao ông không trả lời hòa thượng ?
trở về phòng. Về sau thị giả hỏi :
-Ông tăng ấy có hiểu không ?
-Người ngồi nhìn kẻ đứng, kẻ đứng nhìn người ngồi.

333. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là Đạo ?
-Ngoài tường ấy.
-Con không hỏi cái đó .
-Ông hỏi Đạo nào ?
-Đại Đạo.
-Đại Đạo dẫn đến Trường An.

334. Một ông tăng hỏi :
-Khi lau hết bụi rồi và nhìn thấy Phật thì sao ?
-Không phải là bụi trần quét sạch mà là Phật không thể thấy.

335. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là thân không bệnh ?
-Tứ đại, ngũ uẩn.

336. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là Diêm Đề nhân ?
-Sao không hỏi Bồ Đề ?
-Thế nào là Bồ Đề ?
-Là Diêm Đề nhân.

337. Sư nắm tay lại và bảo :
-Tôi gọi cái này là nắm đấm, còn các ông gọi là gì ?
-Sao hòa thượng không dạy chúng đệ tử một cách khách quan ?
-Tôi không dạy các ông khách quan, nếu có thì các ông đã xong rồi.
Rồi sư bảo :
-Các ông xử sự việc này thế nào ?
Nói rồi sư bỏ đi.

338. Một ông tăng hỏi :
-Có hỏi, đáp đều rơi vào sự điên cuồng của trời và địa ngục, nếu im lặng thì vẫn là xâm phạm.. Còn gia phong của Triệu Châu thì sao ?
-Tôi không biết ông hỏi gì ?
-Mời trả lời.
-Chắc ông ăn 20 gậy.

339. Sư dạy đại chúng :
-Nếu ông có chút suy nghĩ thì tâm đã mất, các ông có gì để nói không ?
Một ông tăng tiến ra trước đánh thị giả rồi bỏ đi.
trở về phòng. Hôm sau sư hỏi thị giả :
-Ông tăng hôm qua, giờ ở đâu ?
-Khi ông ta đi, tôi đã cưỡi ngựa 30 năm mà chỉ quất 1 con lừa.

340. Một ông tăng hỏi :
-Có một người tới, hòa thượng dạy hay không dạy ?
-Tôi dạy.
-Nếu một người không tới hòa thượng có dạy không ?
-Tôi dạy.
-Con hiển nhiên thấy hòa thượng dạy ông tăng tới, còn ông tăng không tới thì hòa thượng làm sao mà dạy ?
-Ngưng, ngưng, ông đừng nói nữa. Pháp của tôi nhẹ nhàng nhưng khó nghĩ bàn.

341. Trần Vương hỏi :
-Hòa thượng đã già rồi, còn lại bao nhiêu răng ?
-Chỉ còn độc 1 răng.
-Làm sao ăn ?
-Tuy chỉ có 1 chiếc, tôi nhai 1 miếng 1 lúc.

342. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là châu của con ?
-Nói to lên.
Ông tăng vái.
-Ông không biết cách hỏi, sao ông không hỏi : Con không hỏi to hay im lặng, thế nào là châu của con ? Sao ông không hỏi thế ?
Ông tăng hỏi lại câu hỏi .
-Tôi gần như tha tên điên này.

343. Một ông tăng hỏi :
-Bỏ cả 2 bên, hòa thượng giải thích chuyện này như thế nào ?
-Năm nay không thay đổi nhiều.

344. Một ông tăng hỏi :
-Đại chúng đã tập họp rồi, thỉnh hòa thượng nói.
-Hôm nay, tôi kéo 1 cái cây đến đây và dựng tăng đường với nó.
-Đây là lời dạy của hòa thượng, phải không ?
-Tôi không biết gì về đánh cờ cả !

345. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là bản chất của một chân nhân ?
-Xuân, hạ, thu, đông.
-Trong trường hợp này thật là khó hiểu !
-Ông hỏi bản chất của chân nhân có phải không ?

346. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là đại trí của Phật pháp ?
-Tên ông là gì ?
-Mỗ, giáp.
-Trong Hàn Viên đường.

347. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là thầy của 7 vị Phật ?
-Lúc buồn ngủ thì ngủ, lúc thức thì dậy.

348. Một ông tăng hỏi :
-Đạo không ngoài vật, ngoài vật thì không Đạo, Đạo nào ở ngoài vật ?
Sư đánh ông.
-Đừng đánh con, vì con sẽ trở thành người bị đánh lầm.
-Rồng rắn dễ lừa, nhưng khó lừa một ông tăng tốt.

349. Sư thấy Vương đến chùa, không đứng dậy đón, đập tay vào đầu gối, hỏi :
-Vương hiểu không ?
-Không hiểu.
-Tôi lìa nhà từ nhỏ, nay tôi đã già, không còn sức để đón Đại vương.

350. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là lời chân thật ?
-Mẹ ông xấu lắm.

351. Một ông tăng hỏi :
-Một người không quên quá khứhiện tại thì sao ?
-Đừng nắm lấy tâm, hãy tỉnh thức Phật ở mọi vật.

352. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là lời chân thật ?
-Ông hãy ăn một gậy sắt.

353. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là siêu Phật ?
Sư vỗ tay cười.

354. Một ông tăng hỏi :
-Trăm, ngàn ngọn nến được thắp sang từ một ngọn nến, ngọn nến này từ đâu ra ?
Sư đá giầy, nói :
-Một người tốt không hỏi chuyện này.

355. Một ông tăng hỏi :
-Trở về nguồn thì được thể, nhưng nếu theo hình thì thể mất, hòa thượngý kiến gì ?
-Tôi không có lời nào.
-Thỉnh trả lời.
-Hiển nhiên là vậy.

356. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là trạng thái vô niệm ?
-Nói mau ! Nói mau !

357. Một ông tăng hỏi :
-Đêm ở trời Đâu Xuất, ngày ở cõi Ta Bà, sao Ma Ni Châu xuất hiện ở đây ?
-Ông nói gì ?
Ông tăng lập lại câu hỏi.
-Phật Tù Bà Thi (Vipasyni) để tâm tới nhưng đến nay vẫn không đạt được.

358. Một ông tăng hỏi :
-Trạng thái nào khi tâm vô niệm ?
-Nói mau ! Nói mau !

359. Một ông tăng hỏi :
-Báu vật trong bâu áo là gì ?
-Ông không thích câu hỏi này ở điểm nào ?
-Đây là câu hỏi, nhưng báu vật là gì ?
-Trong trường hợp này, áo đã bị bỏ quên.

360. Một ông tăng hỏi :
-Có nơi nào chứa 10 dặm đường dài không ?
-Ở Thiền đường !

361. Có ông tăng hỏi :
-Con chó có Phật tánh không ?
-Mọi nhà đều dẫn tới Trường An.

362. Một ông tăng hỏi :
-Con xuất hiện ngay trước mắt thầy, đó có phải là sự thực hiện không ?
-Đừng nói lớn.
-Khi tâm không kiểm soát được thì sao ?
-Tôi đã nói đừng nói lớn.

363. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là lời xác định trước mắt ?
-Tôi không giỏi như ông.

364. Một ông tăng hỏi :
-Đã tới đây, chúng ta là người gì ?
-Phật, tổ.

365. Một ông tăng hỏi :
-Khi cỏ bí mật không nẩy mầm thì sao ?
-Nếu thơm óc ông sẽ tan nát.
-Nếu không thơm thì sao ?
-Thì như chết đứng !
-Hòa thượng có công nhận cái một của con không ?
-Nếu có người tới, đừng nói gì về hắn cả.

366. Một ông tăng hỏi :
-Tâm của Tổ và Kinh là đồng hay khác ?
-Một kẻ vừa xuất gia nhưng chưa thọ giới, ông có hỏi người này về vấn đề trên không ?

367. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là thánh ?
-Là không phàm.
-Thế nào là phàm ?
-Không thánh.
-Khi không phàm không thánh thì sao ?
-Là một vị Thiền tăng giỏi.

368. Một ông tăng hỏi :
-Đặt 2 gương đối nhau, cái nào sáng hơn ?
-Mí mắt ông treo ở núi Tu Di.


369. Một ông tăng hỏi :
-Con mới vào Thiền lâm, mong hòa thượng chỉ dạy.
-Trời xanh !

370. Một ông tăng hỏi :
-Khi lời đầu đã nói, nhưng những lời cuối chưa thốt ra thì sao ?
-Không gọi nó là gì được.
-Xin thầy định nghĩa.
-Hãy hỏi đi.

371. Một ông tăng hỏi :
- Khi khó trèo lên đỉnh cao nhất, thì phải làm sao ?
-Tôi không ở trên đỉnh cao.

372. Một ông quan hỏi :
-Xin nói một lời cốt tủy về Phật giáo.
-Hôm nay tôi không có tiền để cúng dường ông.

373. Một ông tăng hỏi :
-Người không cùng vạn pháp là bạn là ai ?
-Không có ai .

374. Một ông tăng hỏi :
-Con không có câu hỏi đặc biệt, xin hòa thượng đừng trả lời đặc biệt.
-Thật kỳ lạ !

375. Một ông tăng hỏi :
-Ngoài ba thừa giáo, thầy dạy gì ?
-Từ khi có thế giới này, mặt trờimặt trăng chưa bao giờ thay thế nhau.

376. Một ông tăng hỏi :
-Không giao tiếp với ba giới sao cái huệ lại ở sau ?
-Huệ vượt khỏi ông.

377. Một ông tăng hỏi :
-Loại người nào không ngừng ở Tịnh độ.
-Ông không phải là người ở đó.
-Ai ở đó ?
-Ngưng !

378. Một ông tăng hỏi :
-Gốc của vạn pháp là gì ?
-Sào, sà ngang, cây cột.
-Con không hiểu.
-Không hiểu thì khoanh tay đứng.

379. Một ông tăng hỏi :
-Khi con không có gì cả thì sao ?
-Ném đi.

380. Một ông tăng hỏi :
-Khi trên đường gập một người không hỏi không lời, không hỏi có lời, phải làm sao ?
-Một người đến từ Triệu Châu không thể cho tin tức về Hồ Châu.

381. Một ông tăng hỏi :
-Mở miệng là sắp làm gì, không làm gì thì sao ?
Sư chỉ vào tay và nói :
-Đây là không làm gì.
-Đó là có làm, không làm thì sao ?
-Không làm gì !
-Đó là có làm.
-Là làm một cái gì.

382. Sư bảo đại chúng :
-Tôi ghét nghe tiếng Phật.

383. Một ông tăng hỏi :
-Hòa thượng giúp người hay không ?
-Phật ! Phật !

384. Một ông tăng hỏi :
-Khi ly tứ cú tuyệt bách phi thì sao ?
-Tôi không biết gì về chết chóc cả.
-Đó là bản chất của Hòa thượng.
-Có lẽ thế !
-Làm ơn dạy dỗ con.
-Nếu lìa tứ cú tuyệt bách phi thì còn gì để dạy ?

385. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là gia phong của hòa thượng ?
-Bên trong chẳng có gì, bên ngoài chẳng tìm gì.

386. Một ông tăng hỏi :
-Quy căn thì thấy thể là sao ?
-Trả lời liền sai.

387. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là tâm nghi ?
-Trả lời liền sai.

388. Một ông tăng hỏi :
-Một ông tăng xuất gia sẽ trở thành một kẻ nội trợ sao ?
-Xuất gia là trở thành một ông tăng, tôi không cần biết xuất gia hay không xuất gia.
-Tại sao hòa thượng không cần biết ?
-Vì đó là xuất gia,

389. Một ông tăng hỏi :
-Khi không có thầy, trò thì sao ?
-Huệ vô nhiễm ngay từ đầu, không cần thầy, trò.

390. Một ông tăng hỏi :
-Khi không kể đến hình thì sao ?
-Sao ông muốn làm thế ?

391. Một ông tăng hỏi :
-Khi trong nhưng không sạch bùn nhưng không vẩn thì sao ?
-Không trong, không vẩn.
-Đó là gì vậy ?
-Thật đáng thương !
-Thế nào là rong chơi khắp thế giới ?
-Lìa Kim Cương thiền.

392. Một ông tăng hỏi :
-Báu trong áo là gì ?
-Ông không thích cái gì ?
-Khi hành động không thi hành thì sao ?
-Ông có đặt giá trị trên gia phong mình không ?
Về sau sư nói :
-Nếu ông hành động thì tốn tiền còn không thì quá rẻ.

393. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là tâm tổ trong sáng ?
Sư rên.
-Thế nào là cái ấy ?
Sư nhổ trên đất.

394. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là sự thực hành của tăng già ?
-Bỏ sự thực hành ra sau.

395. Một ông tăng hỏi :
-Làm ơn chỉ giùm trạng thái dễ dàng ?
-Chỉ ra chỉ tổ không dễ dàng.

396. Một ông tăng hỏi :
-Khi con không có câu hỏi thì sao ?
-Ông đã xa chuyện hàng ngày.

397. Một ông tăng hỏi :
-Khi bốn núi liên tiếp thì sao ?
-Không đường trốn.

398. Một ông tăng hỏi :
-Mọi lời nói đều thất bại khi vượt qua giới hạn của cái trí, thế nào là vượt qua giới hạn ?
-Thị giả.
-Dạ !
-Mấy giờ rồi ?

399. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là thầy của Tỳ Lô Giá Na ?
-Đừng nói chuyện vô ích.

400. Một ông tăng hỏi :
-Một người đứng ngoài ba giới thì sao ?
-Nhưng tôi ở trong ba giới.

401. Một ông tăng hỏi :
-Người biết thị phi là người thế nào ?
-Nếu ông hỏi nữa là ông muốn hỏi tôi.

402. Sư dạy đại chúng :
-Đừng ở đây, các ông hãy vào rừng miền Nam.
-Hòa thượng đang ở đâu ?
-Nơi tôi ở có cây chổi xể.

403. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là thầy của Tỳ Lô Giá Na ?
-Thực tế là một đệ tử.

404. Một ông tăng hỏi :
-Trở về nguồn thì nhận được thể, hòa thượng nghĩ sao ?
-Rất nhanh nhẹn.
-Cám ơn.
-Cám ơn từ đâu tới.

405. Một ông tăng hỏi :
-Khi kiếm sắc tuốt ra khỏi vỏ thì sao ?
-Đen.
-Con hỏi thẳng sao hòa thượng nhận rõ “trắng” ?
-Tôi không có thì giờ phí phạm.
-Hòa thượng đối phó sao với kẻ khoanh tay trước mặt ?
-Khi tôi thấy ông khoanh tay hãy hay.
Nếu không khoanh tay thì sao ?
-Là Ai nói khoanh tay ?

406. Một ông tăng hỏi :
-Nhân sự trong tăng già làm việc ở đâu ?
-Ông làm việc ở đâu ?

407. Một ông tăng hỏi :
-Chỗ nào hòa thượng dạy chúng ?
-Không có đồ đệ nào trước mắt tôi.
-Trong trường hợp ấy, hòa thượng đã chẳng sanh ra cõi đời.
Sư bỏ đi.

408. Một ông tăng hỏi :
-Tâm tổ và Kinh là khác hay đồng ?
Sư nắm tay để lên đầu.
-Hòa thượng còn có cái đó sao ?
Sư bỏ mũ ra nói :
-Ông vừa hỏi gì ?

409. Một ông tăng hỏi :
-Khi tâm không ngừng cũng không tiến phải làm sao ?
-Còn sống, nhưng hiển nhiên là dùng cái trí.
-sao hòa thượng không dùng cái trí ?
Sư cúi đầu.

410. Một ông tăng hỏi :
-Đạo sanh ra từ cái gì ?
-Đúng là có sanh ra nhưng Đạo không lệ thuộc sanh tử.
-Đó có phải là thiên nhiên không ?
-Đó là thiên nhiên, nhưng Đạo thì không vậy !

411. Một ông tăng hỏi :
-Tâm tổ với kinh là khác hay đồng ?
-Nếu ông hiểu tổ thì sẽ hiểu kinh.

412. Một ông tăng hỏi :
-Sao đỉnh cao khó trèo ?
-Tôi đang trên núi.
-Làm sao hòa thượng đối phó với độ dốc của Tào Khê ?
-Đường Tào Khê không tốt.
-Sao ngày nay ít người tới đỉnh ?
-Vì là đỉnh cao.

413. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là trăng sáng trên trời ?
-Tại tôi bịt hết.

414. Một ông tăng hỏi :
-Nhân sự của tăng già thực hành cái gì ?
Sư rũ áo.

415. Một ông tăng hỏi :
-Sự tiếp tục giữa Phật và tổ là gì ?
-Không ai biết gì cả.

416. Một ông tăng hỏi :
-Con vừa vào nghiệp lâm và không hiểu biết gì. Làm ơn dạy con.
-Ông vừa vào nghiệp lâm, có gì hơn là không hiểu gì.

417. Một ông tăng hỏi :
-Cổ nhân giỏi dạy người thế nào ?
-Nếu ông không hỏi thì tôi đã chẳng biết tới cổ nhân giỏi.
-Làm ơn dạy con !
-Tôi chẳng phải là cổ nhân giỏi.

418. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là Phật ?
-Ông lại là ai ?

419. Một ông tăng hỏi :
-Khi Đạo ở ngay trước mặt thì sao ?
-Ngay trước mặt.

420. Một ông tăng hỏi :
-Sâu vô tận thì sao ?
-Câu hỏi của ông sâu vô tận.

421. Một ông tăng hỏi :
-Hoa giác chưa nở làm sao có thể nhận ra chân lý ?
-Đã nở rồi.
-Con không rõ đâu là thật, đâu là đúng.
-Chân là thật, lý là đúng.

422. Một ông tăng hỏi :
-Có người nào không cần bốn từ trong ba giới ?
-Có.
-Ai thế ?
-Một kẻ không biết ơn, một tên vô luân điên khùng.

423. Một ông tăng hỏi :
-Một kẻ nghèo tới, hòa thượng cho hắn cái gì ?
-Ông chả thiếu gì !

424. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là chân Triệu Châu ?
-Tùng Thẩm !

425. Một bà già hỏi :
-Con mang thân ngũ uẩn, làm sao tránh ?
-Nguyện mọi người sinh thiên còn bà già này đời đời trong biển khổ.

426. Một ông tăng hỏi :
-Khi trăng sáng trên bầu trời thì sao ?
-Ông còn chấp loại.
-Làm ơn phá chấp loại cho con.
-Hãy đến tìm tôi khi trăng mọc.

427. Một lần sư dạy chúng :
-Khi tôi đến Quy Sơn chỉ một lần nghe nói mà đầy bụng cho đến hôm nay.

428. Một ông tăng hỏi :
-Hoa Phật chưa nở, sao nhận ra chân lý ?
-Là chân hay lý ?
-Là bản chất của ai ?
-Tôi có bản chất, ông cũng có bản chất.

429. Một ông tăng hỏi :
-Thế nào là sai biệt trong đồng dạng ?
-Lạc bộ Lâm Phát (đây là một câu chú trong Mật Tông)

430. Lâm cư sĩ đến chùa thấy sư đang quét sân bèn hỏi :
-Hòa thượng là bậc giác ngộ sao còn quét bụi ?
-Chúng từ bên ngoài tới.

431. Một ông tăng hỏi :
-Khi đến đó không nói được gì, thầy nghĩ sao ?
-Không nói được.
-Con gọi là gì ?
-Không nói được.

432. Một ông tăng hỏi :
-Tạm thời ích lợi gọi là gì ?
-Ích lợi tạm thời.

433. Một ông tăng hỏi :
-Đại Đạo không khó chỉ hiềm chọn lựa. Nếu không chọn lựa thì sao ?
-Trên trời, dưới trời duy ngã độc tôn.
-Thế là còn chọn lựa.
-Đồ ngu ! Làm gì có chọn lựa.

434. Một lần sư đang tĩnh tọa, chủ sự tới báo cáo :
-Đại Vương tới lễ.
Sau khi Vương lễ xong và bỏ đi, tả hữu hỏi :
-Đại Vương tới sao hòa thượng không đứng dậy đón ?
-Ông không hiểu đó thôi, người hạ đẳng tôi ra tận cửa tam quan đón, người trung đẳng tới tôi bước xuống thiền sàng, người thượng đẳng tới tôi ngồi yênthiền sàng. Sao tôi có thể coi Đại Vương là người trung, hạ đẳng ?
Đại Vương nghe được lời này rất vui vẻ, cung dưỡng tới ba lần.

435. Một lần sư hỏi Chu viên ngoại :
-Ông còn thấy Lâm Tế trong mộng không ?
Chu giơ nắm đấm lên.
-Ông nhìn về phía nào ?
-Nhìn về phía này.
-Ông thấy Lâm Tế ở đâu ?
Chu yên lặng.
-Ông từ đâu tới ?
-Con không đi, không tới.
-Chẳng phải là quạ, nhưng bay tới bay lui.

436. Sư dạy đại chúng :
-Dù chỉ có một chút xấu, tâm bị mất. Ông có trả lời vấn đề này không ?
Sau đó có ông tăng đem việc này ra hỏi Lạc Phổ. Lạc Phổ nghiến răng trả lời. Ông tăng đó lại đem ra hỏi Vân Cư. Vân Cư nói :
-Có cần phải trả lời không ?
Ông tăng đó lại báo cáo với sư. Sư bảo :
-Phương Nam có nhiều kẻ táng thân, mất mạng.
-Mời hòa thượng giảng.
Sư bắt đầu giảng thì ông tăng ấy bèn chỉ một ông tăng khác đứng gần đó nói :
-Ông tăng này đã ăn no, làm sao hòa thượng giảng cho hắn ?

437. Một lần nhân sư đang đọc kinh Kim Cương, ông tăng hỏi :
-Tất cả chư Phật và chư Phật A Nậu Bồ Đề đều xuất ra từ kinh này, thế nào là kinh này ?
đọc kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh : Tôi nghe như vầy : Một thời Phật ở Xá Vệ Quốc.
-Chẳng phải vậy !
-Tôi định sửa kinh nhưng chẳng được.

438. Một ông tăng sắp giã từ, sư bảo :
-Xà lê bỗng gập một người hỏi “ Có gập Triệu Châu không ?”, ông trả lời thế nào ?
-Thấy.
-Lão tăng là một con lừa, sao ông lại gập ?
Ông tăng không lời.

439. Sư hỏi một ông tăng mới đến :
-Từ đâu tới ?
-Từ miền Nam.
-Ông có biết Triệu Châu quan không ?
-Hòa thượng không biết có người không qua Triệu Châu quan.
-Tên bán muối rong này !
Về sau sư nói :
-Huynh đệ, Triệu Châu quan rất khó qua.
Có người hỏi :
-Triệu Châu quan là gì ?
-Là cầu đá.

440. Có ông tăng từ Tuyết Phong tới. Sư nói :
-Đừng ở đây, đây chỉ là chỗ lão tăng tị nạn. Phật pháp đều ở phương Nam.
-Trong phật pháp há có Nam, Bắc sao ?
-Mặc dù ông từ VânTuyết Phong đến nhưng ông chỉ là Đảm bản hán.
-Con không biết chuyện bên đó thế nào ?
-Sao đêm tối ông còn đái dầm ?
-Xong rồi thì sao ?
-Cứt, đái.

441. Sư dạy chúng :
-Ở chỗ tôi có một con sư tử ngoài hang và một con sư tử ở trong hang. Khó mà có sư tử con.
Một ông tăng khẩy tay đáp.
-Gì đó ?
-Sư tử con.
-Nếu tôi gọi đó là sư tử con, thì có nhẩy được không ?

442. Sư hỏi một ông tăng mới tới :
-Ông từ đâu tới ?
- Từ Tuyết Phong.
-Tuyết Phong có câu nào chỉ người ?
-Tuyết Phong thường nói : 10 phương thế giớiSa môn một mắt, nếu đi cầu thì ông đi vào đâu ?
-Nếu khi nào ông về thì nhớ mang theo một cái sẻng.

443. Khi sư xả tăng bào cho đại chúng, một ông tăng hỏi :
-Hòa thượng cho hết thì dùng cái gì ?
-Hồ Châu Tử !
-Dạ !
-Ông dùng gì ?

444. Sư dạy chúng :
-Chưa có thế giới này, đã có tánh đó, thế giới này hoại thì tánh đó vẫn còn.
-Tánh này là sao ?
-Ngũ uẩn, tứ đại.
-Còn bị hủy hoại.
-Tứ đại, ngũ uẩn.

445. Sư cùng thủ tọa đi xem cầu đá, sư hỏi :
-Ai xây cầu này ?
-Lý Ưng.
-Lúc làm cầu bắt đầu từ đâu ?
Tọa chủ không trả lời được.
-Người ta thường nói đến Cầu Đá, nhưng hỏi bắt đầu ở đâu thì đều không biết.

446. Có ông tăng người Tân La (Đại Hàn) mời sư đến thọ trai. Sư đến trước cửa chùa và hỏi :
-Chùa này tên gì ?
-Chùa Tân La.
-Tôi và ông cách nhau một biển lớn.

447. Sư hỏi một ông tăng :
-Ông từ đâu tới ?
-Từ Vân Cư.
-Vân Cư có câu nào dạy người ?
-Có ông tăng hỏi linh dương quải giác thời làm sao ? Vân Cư đáp : 6x6=36.
-Vân Cư sư huynh còn hiền !
-Không biết ý hòa thượng thì sao ?
-9x9=81.

448. Có một bà già chiều tối mới đến chùa. Sư hỏi :
-Bà cụ làm gì ở đây ?
-Tới tá túc.
-Đây là đâu ?
Bà già cười ha hả bỏ đi.

449. Sư nhân ra ngoài gập một bà già mang giỏ tre, sư hỏi :
-Bà cụ đi đâu ?
-Đi trộm măng Triệu Châu.
-Bỗng gập Triệu Châu thì phải làm sao ?
Bà già nhanh tay cho Triệu Châu một tát tai.

450. Sư thấy viện chủ cho quạ ăn, khi thấy viện chủ quạ bay tứ tán.
-Sao thấy ông quạ lại bay ?
-Chúng sợ tôi.
-Ông nói gì ?
Và sư trả lời thay thủ tọa :
-Vì tôi có tâm đầy sát khí.

451. Sư hỏi một ông tăng :
-Ông từ đâu tới ?
-Từ Tây Giang.
-Ông tìm được Triệu Châu ở đâu ?
Ông tăng không trả lời được.

452. Sư lìa tăng đường, một ông tăng trông thấy bèn lạy. Sư nện ông một gậy. Ông tăng nói :
-Lễ bái là chuyện tốt mà !
-Chuyện tốt chẳng bằng không.

453. Sư đến thăm ải Đồng Quan. Người gác hỏi :
-Hòa thượng biết mình ở ải Đồng Quan không ?
-Tôi biết.
-Người có công kiểm (sổ thông hành) sẽ được qua, còn người không có sẽ không được qua.
-Nếu ngự giá tới thì phải làm sao ?
-Phải kiểm điểm mới được qua.
-Ông định làm phản sao ?

454. Sư tới Bảo Thọ, Bảo Thọ thấy sư tới bèn ngồi xuống xoay lưng vào sư. Sư rải tọa cụ ra, Bảo Thọ đứng dậy. Sư bỏ đi.

455. Khi sư ở Nam Tuyền, Nam Tuyền dẫn một con trâu đực đi một vòng tăng đường. Thủ tọa vỗ vào lưng trâu ba lần. Nam Tuyền bèn ngưng. Về sau, sư ngậm cỏ trong mồm và đứng trước mặt viện chủ. Viện chủ không nói được gì.

456. Có vị tú tài tán thán sư :
-Hòa thượng là một vị cổ Phật.
-Tú tài cũng là một vị tân Như Lai.

457. Có ông tăng hỏi sư :
-Thế nào là Niết Bàn ?
-Tôi nghe không rõ.
Ông tăng nhắc lại câu hỏi.
-Tôi không điếc.
Và đọc bài kệ :
Người đi con đường Đạo
Phải đối mặt Niết Bàn
Chỉ ngồi tâm không nhiễm
Năm tới lại mùa Xuân.

458. Môt ông tăng nói :
-Con từ xa tới, xin hòa thượng dạy con !
-Môn hạ tôi bảo sao lại khoan mai rùa ?
Ông tăng phất tay áo mà đi.
-Dù ông tăng ấy có định làm gì tốt cho Đạo thì hai chân cũng phải chặt đi.

459. Sư hỏi một ông tăng mới tới :
-Ông từ đâu lại ?
-Từ Đài Sơn tới.
-Có gập Văn Thù không ?
Ông tăng giơ tay bắt chước Văn Thù.
-Dù ông có giơ tay bao nhiêu lần nhưng ai gập Văn Thù ?
-Chỉ kẻ giết người có sát khí.
-Nếu không thấy vịt trời trong mây, sao biết hàn khí ải Bắc ?

460. Có lần sư ra ngoài với Văn Viễn, sư chỉ một đống đất và nói :
-Chỗ này làm trạm kiểm thì tốt.
Văn Viễn đứng ra đó và nói :
-Đưa tôi coi công kiểm.
Sư thoi ông.
-Công kiểm hợp lệ, cho qua.

461. Một lần, một ông tăng vẽ sư và trình cho sư xem.
-Nếu giống lão tăng là đánh lão tới chết, bằng không thì đem đốt đi.

462. Sư đến thăm Đầu Tử và ngồi đối mặt thọ trai. Đầu Tử đưa một bánh đậu cho sư. Sư không nhận. Không lâu, Đầu Tử lấy một bánh Hồ sai Sa di đưa cho sư. Sư bái Sa di ba lần. Đầu Tử mặc nhiên.

463. Sư đến Bá Trượng. Bá Trượng hỏi :
-Ông từ đâu tới ?
-Từ Nam Tuyền tới.
-Nam Tuyền có lời nào chỉ người ?
-Một lần Nam Tuyền nói : “Người chưa đắc Đạo phải nghiêm khắc”.
Bá Trượng ho, sư ngạc nhiên. Ba Trượng nói :
-Nghiêm khắc tốt lắm.
Sư nhẩy nhót mà ra.

464. Lúc sư hành cước hỏi Đại Từ :
-Bát Nhã lấy gì làm thể ?
-Bát Nhã lấy gì làm thể ?
Sư cười ha hả rồi ra.
Hôm sau, Đại Từ thấy sư đang quét sân liền hỏi :
-Bát Nhã lấy gì làm thể ?
Sư bỏ chổi xuống cười ha hả mà đi. Đại Từ trở về phòng phương trượng.

465. Sư hỏi một ông tăng mới đến :
-Ông từ đâu tới ?
-Từ phương Nam tới.
Sư giơ một ngón tay lên :
-Ông hiểu không ?
-Không.
-Ngay cả vạn phúc ông cũng chẳng hiểu.

466. Một ngày sư giơ niệm châu lên hỏi một ông tăng Tân La :
-Nơi đó có cái này không ?
-Có.
-Có giống cái này không ?
-Không giống cái này.
-Tại sao không giống cái này ?
Ông tăng không trả lời được.
-Ông có thể nói Tân La, Đại Đường không ?

467. Sư hành cước gập một vị tôn túc. Vừa vào cửa sư hỏi :
-Có gì ở đây không ? Có gì ở đây không ?
Tôn túc giơ nắm đấm lên, sư nói :
-Nước cạn không phải là chỗ neo thuyền.
Sư bèn ra, lần khác sư gập một vị tôn túc khác. Sư hỏi :
-Có gì ở đây không ? Có gì ở đây không ?
 Tôn túc giơ nắm đấm lên.
-Có thể nắm, có thể buông.
lễ bái mà lui.

468. Nhân tiễn Sa di đến viếng sư. Sư bảo thị giả :
-Dẫn chú ấy ra.
Thị giả bảo tiểu sa di :
-Hòa thượng bảo chú ra.
Chú sa di lạy rồi ra.
-Chú sa di đã vào cửa còn ông (chỉ thị giả) hãy còn ở ngoài.

469. Một lần sư đang đọc kinh thì Văn Viễn vào phòng. Sư để kinh hướng về phía Văn Viễn. Khi Văn Viễn rời phòng sư theo sau và nói :
-Nói mau ! Nói mau !
-A Di Đà Phật ! A Di Đà Phật !
trở về phòng.

470. Một hôm sư vào tăng đường, ông tăng lạy sư chắp tay :
-Trân trọng.
Một lần khác một ông tăng lậy. Sư nói :
-Tốt lắm ! Đưa ra câu hỏi .
-Thế nào là Thiền ?
-Hôm nay trời âm u, tôi không trả lời.

471. Sư hỏi một ông tăng mới đến :
-Ông từ đâu tới ?
-Vô phương.
Sư quay lưng lại ông tăng. Ông tăng chuyển tọa cụ theo hướng sư.
-Hảo vô phương !

472. Sư hỏi một ông tăng mới đến :
-Ông từ đâu tới?
-Từ phương Nam tới.
-Gập nhau ngoài ba ngàn dậm, đừng đùa với tôi.
-Con không hiểu.
-Giơ cành dương lên ! Giơ cành dương lên !

473. Phong Can đến chân núi Ngũ Hành gập một ông già.
Phong Can hỏi :
-Ông có phải là Văn Thù không ?
-Làm gì có hai Văn Thù ?
Phong Can lạy, ông lão biến mất.
Có ông tăng kể chuyện này cho sư nghe, sư nói :
-Phong Can chỉ có một mắt.
Sư lệnh Văn Viễn làm ông già, sư làm Phong Can. Sư nói :
-Văn Thù ! Văn Thù !

474. Sư hỏi hai ông tăng mới tới. Sư hỏi ông tăng thứ nhất :
-Ông đã từng đến đây chưa ?
-Chưa.
-Uống trà đi !
Sư hỏi ông tăng thứ hai :
-Ông đã từng đến đây chưa ?
-Dạ, đã.
-Uống trà đi !
Viện chủ hỏi :
-Bỏ ngoài việc ông tăng mới tới hòa thượng bảo ông đi uống trà, tại sao ông tăng đã tới rồi hòa thượng cũng bảo ông đi uống trà ?
-Viện chủ
-Dạ !
-Uống trà đi !

475. Sư đến chỗ Vân Cư. Vân Cư bảo :
-Lão lão, đại đại, sao không tìm chỗ cư trú ?
-Trú ở đâu chứ ?
-Trước mặt là nền của một ngôi chùa cổ.
-Ông hãy tự mình trú đi.

476. Sư đến thăm Thù Du. Thù Du bảo :
-Lão lão, đại đại, sao không tìm chỗ trú ?
-Trú ở đâu chứ ?
-Lão đã già rồi, ngay trú xứ cũng không biết !
-Lão cưỡi ngựa đã 30 năm rồi, hôm nay bị con lừa đá.

477. Sư đến phòng Thù Du, Thù Du nói :
-Hòa thượng mất quân bình khi ở mặt bằng, để làm gì chứ ?
-Vì tâm tôi thô thiển.

478. Một ngày nọ, sư đến pháp đường của Thù Du, mang gậy đi từ Đông sang Tây. Thù Du hỏi :
-Hòa thượng định làm gì ?
-Tìm nước.
-Ở đây ngay một giọt cũng không có, tìm nước cái gì ?
Sư dùng gậy lê tường mà đi.

479. Trên đường đến Ngũ Đài Sơn có một bà lão, thường trả lời các ông tăng hỏi đường. Ông tăng hỏi :
-Đi Ngũ Đài Sơn phải theo ngã nào ?
-Cứ đi thẳng .
Khi ông tăng làm y lời, bà lão bảo :
-Lại có một ông tăng đi đường ấy !
Sư nghe chuyện bèn đến hỏi bà lão, lúc sư đi bà lão cũng nói :
-Lại có ông tăng đi đường ấy !
quay về chùa bảo đại chúng :
-Hôm nay tôi đã khám phá lão bà rồi.

480. Một ông tăng hỏi Động Sơn :
-Ông từ đâu tới ?
-Từ xưởng đóng giầy tới.
-Ông tự làm hay có người giúp đỡ ?
-Có người giúp.
-Người khác có dạy ông không ?
Ông tăng không trả lời, sư trả lời thay ông :
-Nếu thầy cho phép quả đúng như lời.

481. Phổ Hóa đang ăn, Lâm Tế nói :
-Ông là một con lừa.
Phổ Hóa kêu như một con lừa, Lâm Tế chẳng nói gì.
Phổ Hóa nói :
-Lâm Tế chỉ là một tên tiểu tử một mắt.
Về sau sư nói :
-Đó chỉ là một cách Phổ Hóa cúng dường thôi.

482. Bảo Thọ hỏi Hồ Đính Giảo :
-Phải ông là Hồ Đính Giảo không ?
-Không dám.
-Ông vá được hư không chăng ?
-Mang hư không ra đây.
Bảo Thọ đánh ông và bảo :
-Về sau sẽ có ông thầy lắm mồm chỉ cho ông.
Hồ Đính Giảo kể chuyện này cho sư. Sư nói :
-Ông có khiến cho Bảo Thọ đánh ông không ?
-Con không biết mình sai ở đâu ?
-Chỉ có một đường may thôi, ông làm được gì ? Sao không để cho Bảo Thọ đánh ?
Hồ Đính Giảo đã hiểu.

483. Sư cùng thị lang dạo công viên, thấy con thỏ chạy qua, thị lang hỏi :
-Hòa thượng là bậc đại trí thức vì sao con thỏ lại chạy trốn ?
-Vì lão tăng có sát khí.

484. Sư thấy một ông tăng quét đất bèn hỏi :
-Ông quét thế này có sạch không ?
-Càng quét, càng nhiều.
-Há không có người phủi bụi sao ?
-Ai là người phủi bụi ?
-Ông hiểu không ?
-Không hiểu !
-Đi mà hỏi Vân Cư.
Ông tăng đi hỏi Vân Cư :
-Ai là người phủi bụi. ?
-Tên mù điên !

485. Sư hỏi một ông tăng :
-Ông ở đây bao lâu ?
-7, 8 năm
-Chắc đã gập tôi ?
-Đã gập.
-Tôi là con lừa, làm sao gập ?
-Gập hòa thượng trong pháp giới.
-Nếu ông có kiến giải thế thì đã uổng phí bao cơm gạo.
-Mời hòa thượng nói.
-Sao ông không nói “Gập hòa thượng khi nhìn vào thùng lúa”.

486. Sư hỏi nhà bếp :
-Hôm nay ăn rau sống hay rau chín ?
Ông tăng đầu bếp giơ một chiếc lá lên.
-Người biết ơn ít, người phụ ơn nhiều.

487. Có một người đến chùa để dâng hương, sư hỏi một ông tăng :
-Ông ta đến dâng hương, chúng ta ở đây bàn cãi, đời sống ở đó vẫn tiếp diễn chứ ?
-Ông làm gì ?
-Trong trường hợp đó, đời vẫn thế.
Sư cười.

488. Sư hỏi một hành giả :
-Ông từ đâu tới ?
-Từ Bắc Viện.
-Viện nào giống viện này ?
Hành giả không trả lời được. Có ông tăng đứng gần đó và ông được sư bảo trả lời thay cho hành giả. Ông trả lời :
-Con đến từ chùa đó.
Sư cười.
Sau đó sư bảo Văn Viễn trả lời thay cho hành giả. Văn Viễn nói :
-Tôi chưa có lời với ông.

489. Sư hỏi viện chủ :
-Ông đang tập tành cái gì ?
-Giảng kinh Duy Ma Cật.
-Ai là tác giả của cuốn kinh này ?
-Mỗ, giáp.
-Sao không truyền cho con cháu ?
Viện chủ không lời đáp lại.

490. Có một ông tăng trông thấy một con mèo và hỏi :
-Con gọi nó là con mèo, không biết hòa thượng gọi nó là gì ?
-Chính ông gọi nó là con mèo.

491. Nhân Chấn Châu đại Vương tới tham phỏng. Thị giả tới báo cáo :
-Đại Vương đến rồi.
-Đại Vương vạn phúc !
-Vương vừa tới cửa Tam quan.
-Lại có đại vương khác sao ?

492. Một lần sư đang ở nhà cầu, gọi Văn Viễn. Văn Viễn thưa :
-Dạ !
-Tôi đang ở nhà cầu không thể giảng Phật pháp cho ông.

493. Một lần, nhân đi qua Vương Điện sư gọi thị giả. Thị giả thưa :
-Dạ !
-Vương Điện này khá lắm !
Thị giả không lời đối được.

494. Sư đến Lâm Tế, gập lúc Lâm tế đang rửa chân. Lâm Tế hỏi :
-Thế nào là :”Ý tổ sư từ Tây sang ?”
-Bây giờ tôi đang rửa chân.
Lâm Tế cúi đầu xuống như chưa nghe rõ.
-Nếu hiểu liền hiểu còn không thi đừng gậm nhấm làm gì, ông phải làm sao ?
Lâm Tế phất tay áo mà đi.
-Tôi hành cước 30 năm, hôm nay tôi phải giải thích sự rửa chân cho người khác.

495. Sư đến Thiên Thai Quốc Thanh tự tham phỏng Hàn San, Xả Đắc :
-Đã lâu ngưỡng mộ Hàn San và Xả Đắc đến nơi chỉ thấy hai con trâu đực.
Hàn San và Xả Đắc làm bộ dạng hai trâu đấu nhau. Sư :
-Sùy ! Sùy
Hàn San, Xả Đắc nghiến răng trợn mắt nhìn nhau. Sư trở về tăng đường, hai người đi theo và hỏi :
-Ông thấy chuyện vừa qua thế nào ?
Sư ha hả cười lớn.

496. Sư hỏi một ông tăng :
-Ông có xem kinh Pháp Hoa không ?
-Có xem.
-Trong kinh có nói khoác áo và sống ở chỗ yên tĩnh gọi là Ananya, người đời bị lừa vì vậy còn ông thì sao ?
Ông tăng vái lạy.
-Ông có khoác áo không ?
-Có khoác.
-Đừng lừa dối tôi.
-Sao tôi lại không lừa dối hòa thượng chứ ?
-Tự tác hoạt kế, đừng để ý đến lời lão tăng.

497. Có ông tăng ở Định Châu đến. Sư hỏi :
-Ông tập gì ?
-Không nghe kinh, luật, luận mà vẫn hiểu.
Sư giơ tay và hỏi :
-Có hiểu không ?
Ông tăng mang nhiên không hiểu.
-Ông không nghe mà hiểu chỉ là một kẻ giảng kinh luận, chưa biết gì về Phật pháp cả.
-Những gì hòa thượng vừa nói có phải là Phật pháp không ?
-Những gì ông hỏi, đáp đều thuộc kinh luận, chưa phải là Phật pháp.
Ông tăng không trả lời được.

498. Sư thấy một ông tăng tới bèn giơ một que cời lửa lên hỏi :
-Ông có hiểu không ?
-Con không hiểu.
-Ông không thể gọi đó là lửa. Lão tăng chỉ biết thế thôi.
Một lần nữa sư giơ que cời lửa lên hỏi :
-Ông hiểu không ?
-Con không hiểu.
-Hãy đến Thư Châu có đầu tử hòa thượng lạy và hỏi xem chuyện này, nếu nhân duyên khế hợp ông không cần trở lại đây, nếu nhân duyên chẳng khế hợp thì ông lại về đây.
Ông tăng nghe lời đến nơi Đầu Tử. Đầu Tử hỏi :
-Ông từ đâu tới ?
-Từ Triệu Châu tới.
-Triệu Châu có lời gì ?
Ông tăng kể lại câu chuyện, Đầu Tử bước xuống thiền sàng đi vài bước ngồi xuống và hỏi :
Ông có hiểu không ?
-Con không hiểu.
-Hãy trở về bảo cho Triệu Châu hay.
Ông tăng trở về báo cáo với Triệu Châu. Triệu Châu bảo :
-Ông có hiểu không ?
-Con chưa hiểu.
-Chẳng gì khác cả.

499. Sư hỏi một ông tăng :
-Ông vừa rời đâu ?
-Từ kinh đô tới.
-Ông có đi qua ải Đồng Quan không ?
-Dạ không !
-Hôm nay, bắt được tên bán muối rong.

500. Nhân tiễn một ông tăng qua đời, sư nói :
-Một người chết vô số người đưa.
Và sư hỏi :
-Có bao nhiêu người chết đưa một người sống ?
Lúc đó có ông tăng hỏi :
-Tâm sinh hay thân sinh ?
-Tâm, thân đều không sinh.
-Còn cái đó thì sao ?
-Người chết.

501. Có hai ông tăng từ chối ngồi ở Đệ Nhất Tọa, tọa chủ bạch sư.
Sư nói :
-Hai ông đều ngồi ở Đệ nhị tọa.
-Vậy ai ngồi ở Đệ nhất tọa.
-Thắp hương.
-Hương đã thắp.
-Giới hương, định hương.

502. Sư hỏi một ông tăng :
-Tổ có trong tăng đường không ?
-Bảo ông ấy đến rửa chân cho tôi.

503. Sư hỏi một ông tăng :
-Ông từ đâu tới ?
-Từ phương Nam tới.
-Ai là bạn đồng hành với ông ?
-Một con trâu.
-Sao ông lại chọn con trâu làm bạn đồng hành ? Ông là một ông tăng tốt mà ?
-Chẳng phân biệt.
-Bỏ qua việc tôi chẳng chịu, sao không nhận tôi thay vì con trâu ?

504. Có ông tăng đến tham sư, thấy sư lấy áo trùm đầu, bèn thối lui. Sư bảo :
-Xà lê không nói lão tăng chẳng dạy ông.

505. Có ông tăng từ giã, sư hỏi :
-Ông đi đâu ?
-Phúc Kiến.
-Phúc Kiến có nhiều binh lính, làm sao ông tránh được ?
-Con đi đâu để tránh họ ?
-Chào mừng !

506. Một lần, sư nghe chim hót, bảo :
-Tiếng chim yến hót như nói với người.
-Chẳng biết chúng có ý gì ?
-Tiếng nhỏ như một điệu nhạc, bị gió thổi thành một điệu khác.

507. Sư đang ngồi thiền, một ông tăng đến vái lạy. Sư bảo :
-Trân trọng.
Ông tăng định hỏi, sư bảo :
-Để lần khác.

508. Sư và Văn Viễn thương lượng xem ai hạ tiện nhất sẽ được bánh Hồ. Sư nói :
-Tôi là đầu lừa.
-Con là đuôi lừa.
-Tôi là phân lừa.
-Con là nhặng trong đó.
-Ông làm gì trong đó.
-Độ hạ !
Sư cướp lấy bánh Hồ ăn.

509. Một lần sư đang đi trên đường, gập một bà già. Bà già hỏi :
-Hòa thượng ở đâu ?
-Phía Tây Đông viện Triệu Châu
Sư kể lại cho đại chúng và hỏi :
-Tây chỉ gì ?
-Tây trong Đông Tây, chỉ hướng Tây.
-Tây chỉ chữ lâu.
-Cả hai ông đều là quan khám muối.

510. Sư trên đường về chùa thấy một cột đá chép kinh bị mất một phần.
Một ông tăng hỏi :
-Phần mất đi đâu ? lên trời hay xuống đất ?
-Chẳng lên trời hay xuống đất.
-Vậy đi đâu ?
-Rơi xuống đất.

511. Khi sư gập những ý kiến trái ngược, sư đọc bài kệ :
Phía Bắc Triệu Châu, Nam cầu đá
Di Lặc sống ở viện Quan Âm
Đạt Ma để lại một chiếc giép
Ngày nay chẳng biết đâu mà tìm?

512. Thấy hoa sen nở, sư làm một bài kệ :
Kỳ thay là cái rễ
Ngỡ lấy ở trời Tây
Dưới bùn sâu ai biết
Sen trắng mọc ở đây ?

513. Thấy một ngôi chùa được xây, sư làm bài kệ :
Bắt đầu là kết thúc
Nhọc sức xếp đá cao
Hình dạng có thể khắc
Xa tôi chẳng được nào
Nếu ai đó có hỏi
Chẳng dự tính được sao ?

514. Một ông tăng hỏi :
-Sanh, tử là hai con đường, là cùng hay là khác ?
trả lời bằng một bài kệ :
Người Đạo hỏi sống chết
Chuyện ấy bàn được không ?
Song lâm, một ao nước
Trăng chiếu trời đất không ?
Tả hắn trên lời nói
Chẳng thà nói với ma.
Nếu nói chuyện sống chết
Điên kể Xuân mộng qua.

515. Có một ông tăng hỏi :
-Khi Phật gập nạn thì táng thân trong lửa, khi hòa thượng gập nạn thì táng thân ở đâu ?
trả lời bằng một bài kệ :
Hắn nói Phật gập khó
Tôi bảo hắn gập tai
Chỉ nhìn tôi lánh nạn
Cớ sao lại theo tôi ?
Thị, phi nếu không nói
Đến đi nào có gì ?
Tôi đã nói pháp nạn
Hãy tin ở tôi đi !

516. Nhơn có cái mõ, sư làm bài kệ :
Tứ đại, tạo hóa công
Tiếng trọng có và không
Chẳng nói mọi người biết
Vì quan, thương bất đồng.

517. Sư hỏi tọa chủ :
-Ông tập gì ?
-Tập giảng kinh Duy Ma.
-Kinh này nói bước bước là Đạo tràng, nay ông đang ở đâu ?
Tọa chủ không trả lời được.
Sư bảo Toàn Ích trả lời thay cho tọa chủ. Toàn Ích nói :
-Chỉ câu nói đó mà thấy Đạo tràng sao ?
-Thân ông ở trong Đạo tràng, tâm ông ở đâu ? Nói mau !
-Hòa thượng định tìm tâm con.
-Đúng vậy !
-Một hỏi, một đáp là cái gì ?
-Tôi không cố ý, pháp này vượt lên tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý nên không nói được.

518. Khi đi hành cước sư gập hai am chủ. Một người có dạng một đồng tử. Sư chào nhưng họ chẳng ngấc đầu nhìn. Sáng sớm hôm sau người giống tiểu đồng mang một nồi cơm ra, chia làm 3 phần đặt trên đất. Vị am chủ kia đến ngồi xuống cạnh nồi cơm. Người giống tiểu đồng ngồi đối diện với sư, nhưng họ chẳng gọi sư. Sư ngồi xuống cạnh nồi cơm. Am chủ kia nói :
-Còn có một dạ hành nhân.
-Sao không giới thiệu ông ấy ?
-Ông ta có họ với tôi.
-Sao để ông một mình ?
Am chủ giống đồng tử nói với am chủ kia :
-Sao lắm mồm thế làm gì ?
Sau đó vào núi và không thấy nữa.
519. Bài ca 12 giờ.

1/Giờ Tý (tức 11PM-1AM)
Con gà, chào buổi sớm
Thức dậy nỗi buồn lên
Không quần lót, áo lót
Miếng vải che tấm thân
Quần rách nát tả tơi
Đầu đội nhiều đá đen
Giúp người như thế đó
Thì chỉ là người đần.

2/Giờ Sửu (1AM-3AM)
Trời ngang đất, giờ Sửu
Chùa đổ, làng trống không
Cháo sớm, chẳng hạt gạo
Cửa sổ bần, ai trông ?
Chim sẻ là bạn thiết
Ngồi lặng nghe lá rơi
Xuất gia là bỏ hết
Nghĩ đến lệ tơi bời.

3/Giờ Dần (3AM-5AM)
Giờ Dần mặt trời mọc
Trong trắng lòng Từ thôi
Làm tốt, chôn vào đất
Nghĩa cả quét chưa rồi.
Nhăn mày tâm chẳng đặng
Khó vừa lòng già Đông
Phước sương bao giờ tới
Con lừa ăn cỏ đồng.

4/Giờ Mão (5AM-7AM)
Đây là giờ cơm đấy
Trông lửa, nhìn khắp nơi
Bánh kẹo từ năm ngoái
Nghĩ tới nước miếng rơi.
Trong đám có người xấu
Chỉ tới để uống trà
Nếu như chẳng nhận được
Tức giận chẳng thôi đi.

5/Giờ Thìn (7Am-9AM)
Giờ Thìn trời sáng lắm
Cạo đầu ai mà ngờ
Hương tăng là ai đó ?
Đói buồn chết trong mơ
Ông Trương và ông Lý
Chẳng có kính trọng tôi
Lúc nãy đến trước cửa
Mượn trà, giấy đấy thôi.

6/Giờ Tỵ (9AM-11AM)
Giờ Tỵ là thứ sáu
Trời chuyển vế phía Nam
Để quyên trà và gạo
Đến các nhà Bắc Nam
Đến các nhà phía Bắc
Mặn chát và mì chua
Cơm kê và củ cải
Cúng dường sao cho vừa.

7/Giờ Ngọ (11AM-1PM)
Trời lặn, giờ thứ bẩy
Chớ xoay giữa bóng hình
Ăn, trăm ngày khỏi đói
Ngày nay chính thân mình
Không thiền, không quy tắc
Bầy sậy dưới mặt trời
Trên cả Tu Di đỉnh
Lưng ửng ánh trời soi.

8/Giờ Mùi (1PM-3PM)
Xế trưa, ngày thứ tám
Có người lạy, đốt hương
Năm bà già, ba bướu
Còn hai đầy vết nhăn
Trà Ma rất hiếm quý
Kim Cương chẳng lên gân
Tôi cần cho năm tới
La Hầu cho lời mừng.

9/Giờ Thân (3PM-5PM)
Trời lặn giờ thứ chín
Dã ngoại phải trở che
Tăng lớn không bắt buộc
Vô cùng có ngại chi
Lời nói trên cửa miệng
Tiếp tục con Như Lai
Trụ trượng bằng gỗ nhám.
Lên núi đuổi chó hù.

10/Giờ Dậu (5PM-7PM)
Trời tối là giờ Dậu
Ngồi im trong vườn không
Dù cho nến không gẫy
Trước tôi khoảng đen không
Chẳng nghe tiếng chuông réo
Chỉ nghe tiếng chuột kêu
Muốn có được cảm giác
Ba La Mật ý sâu.

11/Giờ Tuất (7PM-9PM)
Giờ Tuất là mười một
Trăng sáng phải đi nằm
Vào ngủ lòng còn tiếc
Có cần phải đắp chăn ?
Lão Hưu và lão Triệu
Chỉ nói tốt bằng mồm
Túi không lôi ra hết
Có nói cũng là không.

12/Giờ Hợi (9PM-11PM)
Nửa đêm là giờ Hợi
Làm sao ngừng được đây ?
Những kẻ xuất gia ấy
Làm tăng được bấy chầy ?
Giường bẩn và chiếu rách
Gối chẳng có nhồi bông
Chẳng niệm hương cúng Phật
Chỉ nghe bò xả phân.

520. Một ông tăng hỏi :
-Khi thế giới bị hủy hoại, thì còn lại gì ?
-Nếu thế giới đã bị hủy hoại thì đừng hỏi tới nó.
-Cái gì còn lại ?
-Tôi đã bảo đừng nói nữa.
-Làm sao nhìn nó ?
-Lớn không ngoài, nhỏ không trong.

521. Một ông tăng hỏi :
-Khi sự sai biệt bằng một sợi long thì phải tính sao ?
-Đó là tiến trình.
-Nếu cảnh phản ứng lại thì sao ?
-Bẻ cong.

522. Sư thượng đường và dạy chúng :
-Phật vàng chẳng độ lò, Phật gỗ chẳng độ lửa, Phật bùn chẳng độ nước, chân Phật ở nơi mình.Bồ Đề, Niết Bàn, Như Lai, Phật tánh chỉ là quần áo để che thân, là lòng bác ái. Chúng ta tìm thực tại ở đâu ?
Tâm chẳng sanh thì vạn pháp chẳng sanh. Cứ ngồi và quán chuyện này 20, 30 năm nếu ông không hiểu thì cứ chặt đầu tôi đi. Bỏ sức vào mộng ảoảo giác chỉ là phí công. Không thể tìm ở bên ngoài, vậy phải làm sao ? Cũng như con dê, nhai những gì ở trong mồm nhưng không biết chúng phải làm sao ? Khi tôi gập Quy Sơn, thiền sư nói : “Khi có người hỏi tôi, tôi khóa mõm hắn lại.” Tôi cũng nói : “Câm mõm hòa thượng lại”. Chấp ngã là sai, không chấp ngã là đúng. Cũng như một con chó điên chỉ muốn có nhiều đồ ăn. Tìm Phật ở đâu ? Trăm ngàn kẻ điên đi tìm Phật, nếu có tìm thấy một người thì đó cũng không phải là Phật. Nếu ông không muốn là con của không vương thì đừng sanh tâm. Khi thế giới này không còn, thì còn thực tại. Khi thế giới này bị hủy hoại, thì thực tại này không bị phá hủy. Hãy nhìn tôi, tôi chỉ là tôi. Chân ngã chỉ đơn giản là vậy. Ở ngay đây, còn đi tìm ở nơi đâu chứ ? Đúng lúc này đừng ngoảnh đầu đi, đừng đổi nét mặt. Nếu ông làm vậy ông đã hết đời !


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/11/2010(Xem: 85832)
25/11/2010(Xem: 74648)
27/06/2010(Xem: 39998)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.