Ngữ Lục Thiền Sư Tuệ Chiếu Tôn Lâm Tế

05/03/201412:00 SA(Xem: 7089)
Ngữ Lục Thiền Sư Tuệ Chiếu Tôn Lâm Tế

NGỮ LỤC 
THIỀN SƯ TUỆ CHIẾU 
TÔN LÂM TẾ 
Biên tập : Thiền sư Tuệ Nhiên 
Việt dịch : Tỳ kheo Thiện Hạnh

LỜI DẪN ĐẦU SÁCH


Vào những năm đầu của thập niên 90, chúng tôi phụ trách giảng dạy cho các khóa Tăng sinh Phật học Viện Cao Đẳng chuyên khoa tại Tổ đình Từ Hiếu. Nhân khi thiết lập bảng Thiền phổ của Thiền sư Tánh Thiên Nhất Định, Tổ khai sơn am An Dưỡng (Thiền phổ hiện đang tôn trí tại Thiền đường, tổ đình Từ Hiếu – Huế), chúng tôi sực nhớ, chư Tăng Ni tại các chùa, các Tổ đình ở Huế, phần lớn đều thuộc hệ phái Lâm Tế, nhưng một số Tăng Ni trẻ chưa có dịp để được tiếp xúc sâu hơn về nguồn gốc tu tập, sinh hoạt của mình.

Có dịp, chúng tôi đã đề nghị Thiền sư Nhất Hạnh nói vài thời pháp thoại cho đại chúng đang học và thiền tập tại Tổ đình Từ Hiếu – Huế, về Tôn Lâm Tế.

Thay vì nói pháp thoại, Thiền sư Nhất Hạnh, lại gửi cho chúng tôi một tập sách nhỏ chữ Hán, chép tay trên khổ giấy A4; có tựa đề: “Thủ sao Bổn Tôn Lâm Tế Lục”. Đem đối chiếu với bản “Trấn Châu Lâm Tế Tuệ Nhiên Thiền sư Ngữ Lục” tại “Đại chánh Tân Tu 7

Đại Tạng kinh” tập 47, kinh số 1985, thì không khác gì nhau. Thế là chúng tôi phải tự mình đọc, tìm hiểu thêm và mang ra giảng dạy cho các khóa Tăng sinh Cao Đẳng ở đây.

Ngữ lục, là loại thể, cổ văn bạch thoại. Thời bấy giờ, các hàng đệ tử của chư Tổ, đã dùng thể loại văn nầy để ghi chép lời dạy của thầy mình. Lời dạy của chư Tổ chỉ có phát âm mà không có chữ, nên chúng cũng không có trong các pho tự điển ngày nay.

Hơn nữa, Thiền tôn Đại Thừa chủ trương “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền”. Không lập ra văn tự, không thi thiết nói phô, truyền đạt vô tướng phá chấp. Hễ triệt phá được vọng tâm chấp thủ thì liền thấy rõ chân tánh thanh tịnh viên dung mà thành Phật; không cậy nương vào đâu hết, kể cả núi kinh điển, rừng ngôn thuyết, chỉ có giá trị với hàng Nhị thừa, Thanh văn, Duyên giác. Đây là tinh thần thiền Đại Thừa Phật giáo. Ai tu được, nấy nhờ, ai ngộ được, nấy chứng đắc.

Các Tổ sư Thiền có khi hỏi đã không đáp, mà dùng gậy đánh, roi quật, miệng hét như trường hợp Tổ Hoàng BáThiền sư Nghĩa Huyền; có khi đáp, nhưng lời đáp không ai hiểu. Như trường hợp hỏi về Đại ý Tổ sư từ Tây Trúc là gì? Đáp “Cây tùng trước sân”; hoặc thế nào là Phật?. Đáp: “3 cân mè”.

Cho nên, vừa tìm hiểu, nghiên cứu để mang ra giảng dạy, vừa dịch ra tiếng Việt, chúng tôi thấy dịch Ngữ lục khó hơn dịch kinh rất nhiều.8

Tuy vậy, chúng tôi thấy, cũng chưa bằng lòng lắm với sự giảng dạy và dịch thuật về Ngữ Lục Lâm Tế. Nhưng dù sao, chúng tôi cũng đã có dịp gợi nhớ cho mình và Tăng sinh về lối nghệ thuật hướng dẫn thiền tập đặc thù, của Thiền tôn Lâm Tế, để cùng nhau học hỏi thực tập.

Nay đem photocopy cho đóng thành tập sách nhỏ nầy. Trong đây phần chú thích, chỉ làm sáng tỏ thêm một số thuật ngữ, điển tích Phật giáo, chưa có khả năng bình giảng lời của chư Tổ về thiền đại thừa.

Rất mong được sự quan tâm góp ý. Trân trọng.

Mùa mưa năm Nhâm Thìn – 2012

Tỷ Kheo Thích Thiện Hạnh

 

XEM CHI TIẾT NỘI DUNG: Ngữ Lục Thiền Sư Tuệ Chiếu Tôn Lâm Tế PDF

 

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/11/2010(Xem: 85833)
25/11/2010(Xem: 74649)
27/06/2010(Xem: 39999)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.