Truyền tâm pháp yếu

01/10/20143:10 SA(Xem: 12254)
Truyền tâm pháp yếu

CHÁNH TRÍ

Mai Thọ Truyền

TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU

(CỐT YẾU CỦA PHÉP TRUYỀN TÂM)

NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO HÀ NỘI 2012

 

blankMấy lời nói đầu

Truyền Tâm Pháp Yếu là nói tắt. Tên thiệt của sách là: Duân Châu, Huỳnh Bá Sơn, Đoạn Tế Thiền Sư, Truyền Tâm Pháp Yếu.

Tên húy của Thiền sưHy Vận.

Năm 1947, một học giả người Trung Hoa ở Bắc Bình, ký tên là Chu Chan, đã dịch sách này ra chữ Anh. Đến năm 1951, Y. Laurene dịch ra Pháp văn, đề tựa là: Le Mental cosmique selon la doctrine de Huang Po (Vũ trụ tâm, theo giáo pháp của Huỳnh Bá).

Trong bản dịch ra Anh văn, Chu Chan có lời dẫn sau đây.

LỜI DẪN

Truyền Tâm Pháp Yếu là một trong những bộ sách quan trọng nhất về Thiền tông, vì chứa đựng gần đầy đủ những giáo lý căn bản của phái này.

Nếu là người chưa quen với nền triết lý Thiền tông, rất khó mà hiểu sách. Vậy thiết tưởng, trước khi phân tách nội dung, nên nói sơ qua nguyên do và sự phát triển của Thiền na (Dhyyâna, tức là Thiền tông). Giáo lý của Tông này thường được coi như một lối giải thích riêng biệt của người Trung Hoa, đối với tinh yếu Phật giáo. Nếu trong bài nầy có đề cập đến những điều mà quí độc giả đã biết rồi, tôi mong quí độc giả sẽ thứ cho, vì mục đích duy nhất của tôi là sức đến đâu, sẽ cố trình bày vấn đề một cách đầy đủ đến đấy...
pdf_download_2
XEM NỘI DUNG: Truyền Tâm Pháp Yếu - Chánh Trí PDF



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/11/2010(Xem: 85833)
25/11/2010(Xem: 74649)
27/06/2010(Xem: 39999)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.