Truyền Thừa Barway Dorje Và Truyền Thừa Barom Kagyu (Phần 1)

26/10/20212:49 SA(Xem: 3874)
Truyền Thừa Barway Dorje Và Truyền Thừa Barom Kagyu (Phần 1)
TRUYỀN THỪA BARWAY DORJE VÀ TRUYỀN THỪA BAROM KAGYU (Phần 1)
Bardor Tulku Rinpoche[1] giảng ở Arizona tháng 1/2010
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 Tôi được yêu cầu nói về truyền thừa và các kho tàng của Terchen Barway Dorje và về truyền thống kho tàng [Terma] nói chung và tôi đã chấp thuận làm vậy.

Tôi đã cho phép lưu hành một chút thông tin dưới dạng in ấn về Terchen Barway Dorje, nhưng tôi chưa bao giờ nói một lời về tiền thân của tôi một cách công khai. Điều đó không phải là bởi tôi không biết về cuộc đời của Terchen Barway Dorje hay về những giáo lý của Ngài, hay tôi không hiểu ý nghĩa chân thật của chúng hoặc bản tính của các pháp. Vì sự kính trọng và lòng sùng mộ với Bổn Sư của tôi, Đức Gyalwang Karmapa thứ Mười sáu, mà trong tất cả giảng dạy và du hành của bản thân tôi đều chỉ muốn phụng sự hoạt độnggiáo lý của Ngài. Vì thế, tôi đã cực kỳ cẩn trọng để từ bỏ bất kỳ điều gì mà theo bất kỳ kiểu suy diễn nào đó, có thể được xem là sự tự đề cao hay tự thúc đẩy.

Không phải là tôi không biết về Terchen Barway Dorje. Tôi đã sinh ra ở Tây Tạng, một đất nước ngập tràn Giáo Pháp; tôi được công nhận từ khi còn rất nhỏ là một Hóa thân. Như bất kỳ Hóa thân nào khác, tôi được cho là đã sinh ra với các phẩm tính đặc biệt – đây là điều gì đó mà tôi nhận ra trong truyền thống của chúng tôi. Có hai kiểu phẩm tính mà người ta có thể có: Có những [phẩm tính] đến từ rèn luyện trong một đời nhất định nào đó và có những phẩm tính là kết quả của các đời trước. Bất kỳ Hóa thân nào cũng được cho là sinh ra với sự nhận ra nội tại về bản tính của vạn pháp. Và thực sự, chúng ta thấy rằng chư đạo sư vĩ đại, chẳng hạn Đức Gyalwang Karmapa và những vị khác, từ khoảnh khắc chào đời, đã có sự chứng ngộ trọn vẹn và chư vị chỉ trải qua điệu bộ rèn luyện để đáp ứng nhu cầu của chúng sinh khác. Dẫu sao, thậm chí nếu tôi thiếu các phẩm tính của một Hóa thân chân chính, tôi cũng đã nghiên cứu về cuộc đời và những giáo lý của tiền thân của mình và vì thế, tôi sẽ kể cho các bạn đôi điều về Ngài và các giáo lý của Ngài.

Phật Pháp đã được giới thiệu đến Tây Tạng bởi ba vị vua Pháp vĩ đại và đặc biệt, chính trong thời trị vì của vị thứ hai trong ba vị này – Vua Trisong Detsen – mà những giáo lý đã được gieo trồng vững chắc ở vùng đất Tây Tạng. Đặc biệt trong thời trị vì của Vua Trisong Detsen mà những giáo lý Kim Cương thừa đã được đem đến Tây Tạng đầy đủ và quán đỉnh (hay Abhisheka) ở mức độ trọn vẹn nhất được ban lần đầu tiên. Dưới sự tài trợ và theo thỉnh cầu của Vua Trisong Detsen, đức vua và hai mươi tư người Tây Tạng khác đã thọ nhận quán đỉnh đặc biệt từ Guru Rinpoche (tức Đạo Sư Liên Hoa Sinh), điều được gọi là Quán Đỉnh Tám Phần. Tám Phần liên quan đến tám đàn tràng (Mandala), điều có thể được thực hành tách biệt nhưng cũng có thể được thực hành kết hợp thành một đại đàn tràng với 725 vị Tôn, bao gồm cả một đàn tràng thứ chín.

Hai mươi lăm đệ tử nổi tiếng [trước đó] không phải đều là đệ tử của Guru Rinpoche; họ là những đệ tử căn bản của điều được gọi là tập hội đầu tiên hay lần đầu tiên mà Guru Rinpoche tập hợp các đệ tử lại cùng nhau ở Tây Tạng và dạy họ Kim Cương thừa[2]. Hai mươi lăm vị thọ nhận quán đỉnh hôm đó trong Động Chimphu, bước vào đàn tràng đó và khi mỗi vị tung bông hoa vàng vào đàn tràng, bông hoa rơi vào một trong chín khu vực (hay cõi giới) của đàn tràng. Điều đó khiến Guru Rinpoche trao cho mỗi người họ một phần đặc biệt tương ứng với khu vực của đàn tràng mà bông hoa của họ rơi vào. Và cũng chính phần đặc biệt đó là điều mà họ đã theo đuổi trong thực hành. Vì thế, một số đã thực hành Văn Thù Yamantaka, số khác Mã Đầu (Hayagriva), số khác Yangdak Heruka, một số Cam Lồ Phẩm Tính, số khác Phổ Ba Kim Cương và v.v. và điều này đều dựa trên duyên khởi cát tường của nơi mà bông hoa của họ rơi xuống. Một trong hai mươi lăm đệ tử này là tể tướng của Vua Trisong Detsen, người, là một cư sĩ, được biết đến là Dorje Tritsun. Ngày nay, Ngài được biết đến nhiều hơn với Pháp danh Sangye Yeshe. Bởi đến từ tộc Nup, Ngài được gọi là Đại Nup Sangye Yeshe hay Nupchen Sangye Yeshe. Bông hoa của Ngài rơi vào phần phía Nam của đàn tràng và vì thế, Ngài được trao phần (hay thực hành) về Văn Thù Yamantaka. Nhờ thực hành đó, Ngài đã đạt giác ngộ viên mãn.

Ngài Nupchen Sangye Yeshe là đời đầu tiên, rất nổi tiếng của tôi ở Tây Tạng. Chúng ta biết điều này từ nhiều nguồn khác nhau; một trong số chúng là Lời Cầu Khẩn Đến Các Đời Tuần Tự do Terchen Barway Dorje biên soạn[3] theo thỉnh cầu của Garchen Rinpoche đời trước. Garchen Rinpoche đời trước là một đệ tử sùng kính và cũng là một trong những vị kế thừa Giáo Pháp căn bản của Terchen Barway Dorje. Lần nọ, Ngài yêu cầu Terchen Barway Dorje biên soạn một lời cầu khẩn hay lời cầu nguyện, điều bao gồm ít nhất là một sự chọn lọc tốt đẹp về các đời trước của Terchen. Và như thế, chúng ta có lời cầu nguyện này. Có cả bản Tạng ngữ và Anh ngữ và đầu tiên trong các đời ở Tây Tạng được nhắc đến trong đó là Nupchen Sangye Yeshe. Có các tiểu sử mở rộng về Ngài Nupchen Sangye Yeshe, bao gồm một tự truyện, điều ít nhất đã từng tồn tạihy vọng vẫn còn tồn tại. Và có những bản tiểu sử của các đời tuần tự khác. Tối nay, chúng ta không có thời gian để đi qua tất cả các đời này một cách chi tiết. Hy vọng chúng sẽ được phổ biến và các bạn có thể đọc nếu muốn.

Điều cơ bản được biết đến một cách phổ biến về Nupchen Sangye Yeshe là Ngài đã sống rất lâu dưới thời trị vì của Langdarma, vị vua là cháu nội của Vua Trisong Detsen, kẻ đã cố gắng phá hủy Phật PhápTây Tạng. Chính Nupchen Sangye Yeshe là người đã ngăn không cho sự phá hủy đó diễn ra trên quy mô lớn. Lúc ấy, Nupchen Sangye Yeshe đang sống như là người đứng đầu của một cộng đồng Tantrika (hành giả cư sĩ Mật thừa) lớn. Thực sự, Ngài được trao danh hiệu người đứng đầu của hàng nghìn Tantrika cầm dao Kila. Ngài Nupchen đang sống công khai theo cách này, điều trái với mệnh lệnh của nhà vua rằng tất cả Phật giáo đều phải bị đàn áp. Vì thế, Ngài bị triệu đến gặp Langdarma.

Langdarma nói với Ngài, “Ngươi là ai?”. Và Ngài Nupchen Sangye Yeshe nói, “Ta là một Tantrika Phật tử”. Langdarma hỏi, “Vậy ngươi có sức mạnh gì?”. Vì thế, Ngài Nupchen Sangye Yeshe duỗi ngón trỏ của bàn tay phải và tạo ra, theo một số, một con bọ cạp và theo một số khác là chín con bọ cạp sắt, mỗi con lại có chín đầu và mười tám càng. Mỗi con bọ cạp này lớn bằng một con Yak trung bình và chúng bắn ra khắp phòng. Nhà vua bị dọa và bảo, “Được, Ta sẽ thả ông”. Ngài Nupchen Sangye Yeshe lại nói, “Đấy chưa phải tất cả”. Và sau đó, Ngài phóng tia sét từ ngón tay, thứ trùm khắp cung điện, và v.v. Như thế, nhà vua nói, “Ta cũng sẽ để yên cho truyền thừa của ông”. Lúc này, Ngài Nupchen mới hài lòng.

Có câu nói rằng lúc bắt đầu, giáo lý được giữ gìn bởi Nyang và lúc giữa, chúng được bảo vệ bởi Nup. Điều này liên quan đến sự thật rằng Ngài Nupchen Sangye Yeshe là một vị thầy có đủ sức mạnh khiến nhà vua khiếp sợ và phải để yên cho cộng đồng hành giả. Bởi điều đó, chúng ta có những giáo lý truyền miệng của các Mật điển cổ xưa cho đến ngày nay. Tuy nhiên, Ngài Nupchen không phải là vị ám sát Langdarma; Lhalung Palgyi Dorje đã làm vậy.

Nhiều người các bạn từng nghe nói về các nhánh của truyền thống Kagyu, điều đôi khi được nhắc đến là bốn truyền thừa lớn và tám [truyền thừa] nhỏ. Ý nghĩa của điều đó là có bốn nhánh (hay phần) chính và tám nhánh phụ. Tất cả đều đến từ truyền thừa của Đức Gampopa; bốn trong số các đệ tử của Ngài đã thành lập điều mà chúng ta gọi là bốn phần chính trong truyền thừa Kagyu của Đức Gampopa. Đầu tiên trong đó là truyền thừa của Dakpo Gompa, Tu viện của Đức Gampopa, điều được kế thừa bởi cháu trai của Đức Gampopa – Ongom Tsultrim Nyingpo. Truyền thừa đó được gọi là (1) Tsalpa Kagyu[4]. Truyền thừa khác được thành lập bởi Barom Darma Wangchuk, thị giả của Đức Gampopa. Truyền thừa được gọi theo vị này – (2) Barom Kagyu. Một đệ tử khác của Đức Gampopa là Dusum Khyenpa – vị Gyalwang Karmapa thứ Nhất và truyền thừa của Ngài được gọi là (3) Karma Kagyu. Một đệ tử khác nữa là Đức Phagmo Drupa[5]; truyền thừa của Ngài được gọi chung là (4) Phagmo Dru hay Phagdru Kagyu và đây là cội nguồn của tám nhánh.

Tám truyền thừa nhỏ hơn (hay tám nhánh phụ) đều là các nhánh của Phagdru Kagyu. Đi lướt qua, chúng gồm: Lingre hay (1) Drukpa Kagyu, (2) Drikung Kagyu, (3) Taklung Kagyu, (4) Marak Kagyu[6], (5) Shugsep Kagyu, (6) Yelpa Kagyu, (7) Trophu Kagyu và (8) Yangpa Kagyu[7]. Yangpa Kagyu về cơ bản chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Shugsep Kagyu vẫn tồn tại và chủ yếu như một Ni viện với các vị Ni. Drukpa Kagyu và Drikung Kagyu thì rất phổ biến.

Cách mà tôi hòa vào tất cả điều này là Ngài Barom Darma Wangchuk, thị giả của Đức Gampopa và cũng là vị sáng lập Barom Kagyu, là vị tiếp theo nổi tiếng trong các đời ở Tây Tạng của tôi. Là thị giả của Tổ Gampopa, Ngài rất thân cận Tổ. Ngài đã cứu mạng Tổ bốn lần. Và Tổ Gampopa từng nói về Ngài rằng trong tất cả đệ tử, Ngài là vị thân thiết với Tổ nhất. Ngài trở thành vị sáng lập Barom Kagyu và cuối cùng, đã tái sinh thành Pháp chủ Sonam Zangpo, vị đã sống ở Tu viện Kyodrak, miền Đông Tây Tạng. Tu viện Kyodrak được thành lập bởi Langray Drakpa Gyaltsen và là một Tu viện quan trọng với truyền thừa Kagyu nói chung. Ngài Sonam Zangpo và vị phối ngẫu – Atroma Zangmo đã sống trong một hang động phía trên Tu viện Kyodrak, nơi mà ngày nay chỉ có thể đến bằng ròng rọc và dây thừng. Khi ấy, vào thời của Ngài Sonam Zangpo, hang động chỉ có thể đến bằng cách bay; Ngài Sonam Zangpo, Atroma Zangmo và mười ba đệ tử của họ có thể bay.

Cho đến thời của Pháp chủ Sonam Zangpo, những giáo lý bí mật của Barom Kagyu vẫn trọn vẹn. Ngài đã ban chúng cho vị phối ngẫu Atroma Zangmo và cho những vị khác. Sau khi Ngài Sonam Zangpo qua đời, Barom Kagyu trở nên suy giảm, ít phổ biến hơn. Trong cuộc đời của Ngài Sonam Zangpo, một bức tượng được làm về Ngài và Ngài nói, “Trông giống Ta”. Vua của Menyak, một thí chủđệ tử của Ngài, đã giữ bức tượng như là đối tượng thờ cúng căn bản và sự hỗ trợ cho niềm tin. Một lần, sau khi Ngài Sonam Zangpo qua đời, vua của Menyak đang dâng cúng dường lên bức tượng và bức tượng đã nói với ông ấy, đưa ra một tiên đoán, “Mười ba thế hệ kể từ nay, vị tái sinh của Ta sẽ xuất hiện với danh hiệu Sư Tử. Ngài sẽ phục hồi những giáo lý bí mật về Sáu Pháp Của Naropa của Barom Kagyu. Khi ấy, con sẽ tái sinh làm đệ tử chính yếu của Ngài”. Đúng theo tiên đoán đó, mười ba thế hệ hay mười ba đời sau đó, Choje Sonam Zangpo[8] đã tái sinh thành vị phát lộ kho tàng Barway Dorje, người mà tên riêng là Chokyi Senge tức Pháp Sư Tử. Ngài đã thọ nhận các giáo lý bí mậtgiáo lý trước kia bị mất của Barom Kagyu từ một Không Hành Nữ [trí tuệ] gọi là Du Già Nữ Hư Không [Yeshe Khandro Namkhai Namjor], vị mang hình tướng của Không Hành Nữ Atroma Zangmo. Những giáo lý mà Ngài Barway Dorje thọ nhận từ Du Già Nữ Hư Khônggiáo lý mà Choje Sonam Zangpo giao phó cho vị phối ngẫu, Không Hành Nữ Atroma Zangmo, sau khi Bà đạt giác ngộ, và Bà đã trao lại chúng cho Terchen Barway Dorje trong một linh kiến hoặc một chuỗi các linh kiến.

Cùng với các giáo lý còn lại trong truyền thừa dài của Barom Kagyu, những giáo lý này tạo thành các quyển giáo lý hư huyễn của Ngài Barway Dorje. Chúng bao gồm giáo lý Đại Thủ Ấn Barom Kagyu, Sáu Pháp Của Naropa, các bài tập về thân cho chúng, và tất cả những giáo lý khác từ cả truyền thừa dài và ngắn của Barom. Các chi tiết về tất cả điều này có thể được tìm thấy trong tiểu sử riêng của những đạo sư tôi vừa nhắc đến, những đời khác nhau của chư vị và ở một mức độ nào đó, trong Tiểu Sử Bên Trong Của Terchen Barway Dorje, điều vốn đã được dịch sang Anh ngữ. Vị tái sinh của vua Menyak, người được tiên đoán trở thành vị kế thừa các giáo lý Barom Kagyu, là thành tựu giả của Tu viện Kyodrak, Ngài Kagyu Tashi, người đã biên tập các tự truyện, bài ca và giáo lý được tuyển tập của Ngài Barway Dorje.

Tôi được đặc biệt yêu cầu nói về các kho tàng của Ngài Barway Dorje. Chúng bao gồm chín quyển, điều chứa đựng trong chúng tinh túy của giáo lý về chín đàn tràng của tám phần. Tôi sẽ đi qua chúng một cách tóm lược, để bạn có thể hiểu mối liên hệ giữa điểm khởi đầu của truyền thống kho tàng, khi mà Guru Rinpoche ban đại quán đỉnh về tám phần cho hai mươi lăm đệ tử và đỉnh điểm của nó trong các phát lộ của Ngài Barway Dorje và những vị khác. Lần lượt[9]:

– Đầu tiên trong chín phần là phần về Đạo Sư Trì Minh được tìm thấy trong quyển đầu tiên trong các kho tàng của Ngài Barway Dorje. Nó bao gồm các nghi quỹ bên ngoài, bên trong, bí mật và cực mật về Đạo Sư Trì Minh.

– Phần thứ hai là về Văn Thù Yamantaka và điều này tạo thành quyển thứ hai trong các kho tàng của Terchen Barway Dorje. Nó bao gồm các thực hành về cả hình tướng trắng và vàng cam của Văn Thù an bìnhthực hành các hình tướng khác nhau của Yamantaka.

– Phần thứ ba là về Khẩu Liên Hoa, điều bao gồm cả hình tướng an bìnhphẫn nộ. Có hai hình tướng an bình của Khẩu Liên Hoa: Phật Vô Lượng ThọQuán Thế Âm. Hai giáo lý này được tìm thấy trong quyển thứ ba của các kho tàng của Ngài Barway Dorje, điều bao gồm nghi quỹ bên ngoài, bên trong, bí mật và cực mật về trường thọ và pho nghi quỹ mở rộng về Đại Bi (Quan Âm). Khía cạnh thứ hai của phần về Khẩu Liên Hoahình tướng phẫn nộ, tức Mã Đầu Minh Vương. Điều này chủ yếu được tìm thấy trong nửa đầu quyển thứ tư trong các kho tàng của Ngài Barway Dorje, điều bao gồm nghi quỹ Mã Đầu-Kila phẫn nộ.

– Phần thứ tư là về Tâm Hoàn Hảo và được tìm thấy trong quyển thứ năm trong các kho tàng của Ngài Barway Dorje, điều bao gồm pho giáo lý về Tinh Túy Vi Tế Của Kim Cương Tát Đỏa.

– Phần thứ năm là Cam Lồ Phẩm Tính, điều bao gồm các vị Tôn an bìnhphẫn nộ của cõi giới thênh thang. Chúng được tìm thấy trong quyển thứ năm.

– Phần thứ sáu là về hoạt động của Phổ Ba Kim Cương. Chúng tạo thành phần lớn của quyển thứ sáu trong các kho tàng của Ngài Barway Dorje và gồm hai pho: Túi Cổ Của Yeshe Tsogyal (điều là giáo lý cuối cùng được Guru Rinpoche ban cho Yeshe Tsogyal trước khi rời Tây Tạng) và Đại Kila Luân-Niết.

– Phần thứ bảy được gọi là Khuyến Khích Matrika (Matrika là những vị Tôn nữ thuộc một kiểu nhất định). Phần này được tìm thấy khắp các quyển thứ bảy, tám và chín trong kho tàng của Ngài Barway Dorje. Tất cả các quyển này đều liên quan đến những hình tướng khác nhau của Kim Cương Du Già Nữ (Vajrayogini), về cơ bản là Khechari Trắng Đại Lạc và những vị khác.

– Phần thứ tám được gọi là Chân Ngôn Phẫn Nộ, pho về Rishi Lokapala an bìnhphẫn nộ, một hình tướng của Kim Cương Thủ. Điều này được tìm thấy trong nửa sau của quyển thứ tư.

– Phần thứ chín được gọi là Lễ Tán Thế Tục. Đây có thể là một tên gọi gây nhầm lẫn nhưng nó nghĩa là đàn tràng bao gồm các tinh linh thế tục ở vành đai. Phần này được tìm thấy ở cuối quyển đầu tiên và đó là một hình tướng Guru Rinpoche phẫn nộ, được gọi là Dorje Drolo với các tinh linh thế tục khác nhau vây quanh.

Có hơn mười bốn đời giữa Ngài Nupchen Sangye Yeshe và đời hiện tại của tôi; tất cả chư vị có những danh hiệu khác nhau cho đến Terchen Barway Dorje. Từ thời của Ngài, danh hiệu Barway Dorje vẫn duy trì như vậy; vì thế, Terchen Barway Dorje được xem là vị Barway Dorje thứ Nhất; sau đó có vị thứ Hai và thứ Ba. Nếu nhìn vào Lời Cầu Khẩn Đến Các Đời Tuần Tự, bạn sẽ thấy rằng có khoảng mười bốn vị cả thảy, lên đỉnh điểm với Bardor Rinpoche thứ Nhất, thứ Hai và thứ Ba. Vị đã tiên đoán Ngài Barway Dorje sẽ phát lộ các kho tàng là Đức Gyalwang Karmapa thứ Mười bốn – Thekchok Dorje, một trong những đạo sư của Ngài. Và tôi nghĩ thế là đủ cho tối nay.

[Từ một bài giảng mà Bardor Tulku Rinpoche ban ở Arizona vào tháng 1/2010. Lama Yeshe Gyamtso chuyển dịch Anh ngữ; Liz Summers chép lại và Basia Coulter biên tập.]

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.kunzang.org/treasure-lineage/barway-dorje-barom-kagyu/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[2] Có ba tập hội như vậy – chú thích của dịch giả Anh ngữ.

[3] Terchen nghĩa là vị phát lộ kho tàng vĩ đại – chú thích của người biên tập bản Anh ngữ.

[4] Truyền thừa được đặt tên theo Tsalpa Tsondru Drakpa, một đệ tử của Ngài Ongom Tsultrim Nyingpo – chú thích của người biên tập bản Anh ngữ.

[6] Cũng được biết đến là Martsang Kagyu – chú thích của người biên tập bản Anh ngữ.

[7] Cũng được biết đến là Yangzang Kagyu – chú thích của người biên tập bản Anh ngữ.

[8] Choje nghĩa là Pháp chủ – chú thích của người biên tập bản Anh ngữ.

[9] Mặc dù được gọi là tám phần, chúng thực sự liên quan đến chín đàn tràng – chú thích của dịch giả Anh ngữ.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :