Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche

23/02/20174:10 SA(Xem: 11022)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche

TIỂU SỬ VẮN TẮT
ĐỨC KYABJE JIGME PHUNTSOK RINPOCHE
Nguyên tác: Brief Biography of H.H. Jigme Phuntsok
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Jigme Phuntsok RinpocheĐức Jigme Phuntsok Rinpoche sinh năm 1933 ở vùng Kham thuộc Tây Tạng, và lên 5 tuổi, Ngài được công nhận là vị tái sinh của Terton Sogyal Lerab Lingpa vĩ đại. Ngài đang đưa tới Nubzur Gonpa, một nhánh của Palyul ở Serthar, miền Đông Tây Tạng, nơi Ngài bắt đầu việc tu tập chính thức.

Mười bốn tuổi, Ngài thọ nhận các giới tu sĩ sơ khởi; khi Ngài bước sang tuổi mười sáu, sự xâm chiếm Tây Tạng của Cộng sản Trung Hoa bắt đầu ở quê hương Ngài, và mười tám tuổi, Ngài bắt đầu sáu năm nghiên cứuthiền định cô tịch miên mật. Hai mươi hai tuổi, Ngài thọ Cụ túc giới, hai năm sau, Ngài được chọn là Viện trưởng Nubzur (năm 1957).

Thay vì rời khỏi Tây Tạng sau khi Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ Tây Tạng vào năm 1959, Đức Jigme Phuntsok Rinpoche vẫn ở lại, trốn tránh những kẻ chiếm giữ trong hơn hai mươi năm bằng cách lang thang như người chăn dê hay dân du mục ở những thung lũng xa xôi của Serthar. Trong những năm tháng này, Ngài tiếp tục thực hành thiền định, biên soạn các bình giảng và trao truyền giáo lý cho những nhóm nhỏ. Năm 1980, đúng như lời tiên tri, Rinpoche cùng với khoảng 12 học trò đến thung lũng hẻo lánh gần Serthar và xây dựng những ẩn thất thiền định nhỏ tường đất để nhập thất. Đây là sự khởi đầu của Larung Ngarig Nangten Lobling – cũng được biết đến là Phật Học Viện Ngũ Minh Larung Gar – học viện tu sĩ được tạo ra nhằm cung cấp sự đào tạo đầy đủ về Phật giáo Tây Tạngđáp ứng nhu cầu của sự khôi phục thiền địnhhọc thuật trên toàn Tây Tạng.

Dưới sự dẫn dắt tâm linh từ ái của Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche, Phật Học Viện đã rất phát triển. Mặc dù vị trí xa xôi, nó phát triển từ một nhóm đệ tử vân tập ở nhà của Rinpoche trở thành một trong những trung tâm tu học Phật giáo lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trên thế giới, với hơn 8000 Tăng, Ni và cư sĩ vào năm 2002. Trong những nghi lễ tâm linh đặc biệt, hơn một trăm nghìn đệ tử cùng vân tập.

Đại chúng của Phật Học Viện Ngũ Minh Larung Gar gồm Tăng, Ni, hành giả cư sĩhành giả Mật thừa, trong đó có cả những học trò không chỉ từ Serthar và các vùng khác của Tây Tạng mà còn cả Trung Hoa, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và nhiều nơi khác. Họ tu học tại bốn vùng chính yếu của Phật Học Viện: (1) Hội Đồng Tôn Giáo Quốc Tế – nơi đào tạo các đệ tử từ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và các quốc gia châu Á khác (khoảng 10% trong số gần 10 000 học trò đang tu học tại Phật Học Viện là người Hoa); (2) Ngarig Nangten Lobling, gồm 2500 vị Tăng Tây Tạng; (3) Lektso Charbeb Ling với hơn 1000 hành giả cư sĩhành giả Mật thừa Tây Tạng; và (4) Ni viện Pema Khandro Duling, trụ xứ tu học của khoảng 3500 – 4000 vị Ni từ khắp các vùng của Tây Tạng. Hơn một nửa học trò đến Larung Gar là nữ, và chương trình cho phép chư Ni hoàn thành bằng Khenpo lần đầu tiên trong lịch sử Tây Tạng. Khi việc gia nhập một số lượng tương đối nhỏ các Ni viện ở những vùng khác của Tây Tạng bị hạn chế, Larung Gar mở rộng cửa với bất kỳ ai thành tâm mong muốn trở thành học trò theo tầm nhìn bao la của Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche. Cháu gái của Ngài – Jetsunma Mumtso – một vị Tulku được công nhận là người đứng đầu chư Ni.

Trong cuộc đời của Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche, Phật Học Viện Ngũ Minh Larung Gar được điều hành bởi hội đồng xuất sắc gồm nhiều vị Lama uyên bác nhưng các quyết định quan trọng được phê chuẩnthực hiện chỉ sau khi tham vấn với Ngài. Phật Học Viện là nhà của hơn 500 vị Khenpo, và nổi tiếng về chất lượng đào tạo cả tâm linhthế tục. Anh ngữ, Hoa ngữ và Tạng ngữ, cũng như các nghiên cứu về máy tính hiện đại, được giảng dạy cùng với chương trình Phật giáo bất bộ phái truyền thống.

Phật Học Viện cung cấp nhiều khóa học về các lĩnh vực kinh điển của Phật giáo Tây Tạng. Tất cả bốn truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, cũng như đạo Bôn, tôn giáo bản địa của Tây Tạng, vẫn có thể được nghiên cứu sâu sắc. Chương trình Phật giáo bài bản bao trùm nhiều bản văn về hội họa, y học, lịch sử, thi ca, triết học, tranh luận, trước tác, ngữ pháp, ngôn ngữ học, nghệ thuật tâm linh và kiến trúc. Năm môn được giảng dạy theo Kinh điển: madhyamika (triết học Trung Đạo), pramana (lô-gic), prajnaparamita (trí tuệ bát nhã), abhidharma (siêu hình học) và vinaya (giới luật). Bên cạnh đó, bốn bộ Mật điển được giảng dạy (tức Kriya, Charya, Yoga và Anuttara Tantra).

Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche đã du hành rộng khắp (dù trong một khoảng thời gian tương đối ngắn trong đời) đến khắp Tây Tạng và Trung Hoa để xiển dương truyền thống Nyingma và khám phá các kho tàng ẩn giấu. Năm 1990, theo lời mời của Kyabje Penor Rinpoche, Ngài viếng thăm Ấn Độ, nơi Ngài giảng dạy tại nhiều tu viện khác nhau, bao gồm cả Học Viện Nyingma ở Mysore. Năm 1993, Ngài được thỉnh mời đi hoằng pháp tại các trung tâm Phật giáo ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Nepal và Bhutan.

Ngày 29/12/2003, ở tuổi 70, Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche nhập Quân Y Viện 363 ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, vì các vấn đề về tim và qua đời ở đó vào ngày 7/1/2004.

Thành tựu vĩ đại nhất của Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche là việc đào tạo các học trò rất cẩn thận của Ngài. Ngài là bậc trì giữ thanh tịnh truyền thống giới luật tu viện và được cho là đã truyền giới cho 10 000 Tăng và Ni. Trong 20 năm đầu tiên, trung tâm của Ngài đã đào tạo 600 vị Khenpo được đào tạo đầy đủ, những vị đang giảng dạy tại các vùng khác nhau ở Tây Tạng, Trung Hoa, Ấn Độ và phương Tây.

Ngài cũng là một học giả và Terton nổi tiếng. Năm 1990, Ngài khám phá ra một thánh địa, nơi từng là cung điện của Vua Gesar huyền thoại. Nơi đó dẫn đến một hố khảo cổ với nhiều đá cổ và các hòm kho tàng. Ngài tìm thấy nhiều thánh địa và hang động mới ở Tây Tạng liên quan đến nhiều vị đạochứng ngộ trước đây và tìm thấy những địa điểm linh thiêng ở các vùng khác trên thế giới. Trong những chuyến viếng thăm đến Ngũ Đài Sơn ở Trung Hoa và đến Ấn Độ, Ngài nhớ lại những ký ức về các đời trước và tìm thấy nhiều địa điểm nhập thất thiền định trước kia chưa biết đến. Năng lực khai mở Terma của Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche đóng vai trò quan trọng trong việc khơi dậy lòng sùng mộ trong công cuộc phục hưng Phật giáoTây Tạng đương thời. Uy tín, tài hùng biện, sự uyên bácchứng ngộ khiến Ngài trở thành một trong những bậc thầy tâm linh phi phàm nhất trong thời đại chúng ta.

Nguyên tác: Brief Biography of H.H. Jigme Phuntsok (http://www.khenposodargye.org/2013/03/brief-biography-of-jigme-phuntsok-rinpoche/)

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Mọi sai sót là lỗi của người dịch, xin thành tâm sám hối.

Mọi công đức có được xin hồi hướng tất cả hữu tình chúng sinh, nguyện sớm đạt thành Phật quả.


Tạo bài viết
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.