Tiểu Sử Và Những Hóa Thân Của Đức Kyabje Dudjom Rinpoche (1904-1987)

27/12/201012:00 SA(Xem: 26496)
Tiểu Sử Và Những Hóa Thân Của Đức Kyabje Dudjom Rinpoche (1904-1987)

TIỂU SỬ VÀ NHỮNG HÓA THÂN

CỦA ĐỨC KYABJE DUDJOM RINPOCHE (1904-1987)
The Life Story of Kyabje Dudjom Rinpoche
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

 Những Hóa Thân của H.H. Dudjom Rinpoche

 blankĐức Kyabje Dudjom Rinpoche (1904-1987) là một vị thánh và Vidyadhara (Trì Minh Vương) vĩ đại của Phái Nyingma (Cổ Phái) của Phật Giáo Tây Tạng, và được cộng đồng Tây Tạng coi là vị đại diện trực tiếp của Guru Rinpoche, vị Phật thứ hai của thời đại chúng ta. Như vậy, theo “Vòng Hoa Những Viên Ngọc Pha lê: Lời Cầu nguyện những Hóa Thân Thần kỳ của Đức Kyabje Dudjom Rinpoche” thì trên thực tế, Kyabje Rinpoche là vị thứ mười tám trong một loạt các Hóa Thân bao gồm những Đạo sư Phật Giáo vĩ đại nhất của Ấn ĐộTây Tạng. Đức Dudjom Rinpoche đã dâng hiến nhiều đời để thực hiện Phật sự.

 Vào thời xa xưa, trong thời đại của Đức Phật Pranidhanaraja (Đức Phật Nguyện Vương), Rinpoche là yogin (hành giả) Nuden Dorje Chang, bậc đã thệ nguyện sẽ xuất hiện là vị Phật thứ Một Ngàn và là Đức Phật "Mopa Od Thaye" cuối cùng của Hiền kiếp này. Sau đó, Ngài đã hiển lộ là Shariputra (Xá Lợi Phất) ở Ấn Độ, đại đệ tử nổi tiếng về trí tuệ bậc nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau đó Ngài tái sinhBà La môn Saraha, vị đứng đầu trong 84 Đại Thành tựu giả của Ấn Độ, là Đạo sư của Nagarjuna (Long Thọ) và là người truyền bá các giáo lý bí mật trong thế giới này. Hóa Thân thứ tư là Trina Dzin (Krishnadhara trong Phạn ngữ), thượng thư tâm linh của Vua Indrabhuti xứ Oddiyana, người đầu tiên nhìn thấy sự đản sinh của Guru Rinpoche trong một hoa sen. Hóa Thân kế tiếp của Ngài là Humkara, một trong Tám Trì Minh Vương ở Ấn Độ.

 Hóa Thân thứ sáu của Ngài là đại dịch giả Drogben Lotsawa ở Tây Tạng, một trong hai mươi lăm đệ tử của Guru Rinpoche. Sau đó Ngài tái sinh là Mriti Jnana (Smrtijnanakirti trong Phạn ngữ), học giả Ấn Độ đã du hành tới Tây Tạngcuộc đời của vị này trùng hợp với thời kỳ chuyển tiếp từ Cổ dịch (Nyingma) sang Tân dịch (Sama). Hóa Thân thứ tám của Ngài là Rongzom Pandita Chokyi Zangpo, người đầu tiên biên soạn những luận thuyết chính yếu trong truyền thống Nyingma. Sau đó Ngài tái sinh là Dampa Deshek (1122-1192), vị sáng lập Tu viện Kathok ở tỉnh Kham. Hóa Thân thứ Mười của Ngài là Palden Lingje Repa, một trong những vị tổ của Phái Drukpa Kagyu. Sau đó Ngài tái sinh là Chogyal Pakpa (1235-1280), vị lãnh đạo truyền thống Sakya cai trị Tây Tạng trong thời của Kublai Khan (1). Hóa Thân thứ mười hai của Ngài là Drum Khar Nagpa, một yogin nổi tiếng xứ Kham. Tái sinh kế tiếp là Hepa Chojung, một đại thành tựu giả ở miền đông Tây Tạng. Hóa Thân thứ mười bốn là Traktung Dudul Dorje (1615-1672), một Terton (vị khám phá các Kho tàng Giáo lý) lừng danh ở Puwo miền đông nam Tây Tạng. Sau đó Ngài tái sinh là Gyalse Sonam Detsen, người đóng vai trò quan trọng trong sự phục sinh của Tu viện Kathok ở tỉnh Kham.
 
 blankHóa Thân tương lai của Kyabje Dudjom Rinpoche là Rigden Dorje Nonpo, Vua của Vương quốc Shambhala.

 Hóa Thân thứ mười sáu của Ngài là yogin vĩ đại Dudal Rolpa Tsal, Đạo sư của Jigmed Lingpa (1730-1798). Kế đó Ngài tái sinh là Garwang Dudjom Pawo (Dudjom Lingpa, 1835-1904), một Terton nổi tiếng ở tỉnh Kham, thường thị hiện vẻ phẫn nộ. Hóa Thân thứ mười tám của Đức Kyabje Dudjom Rinpoche là Jigdral Yeshe Dorje (1904-1987), bậc được coi là một yogin, học giả, và thiền sư kiệt xuất của thời hiện đại. Yangsi Rinpoche (tái sinh của Dudjom Rinpoche) hiện tạiHóa Thân thứ mười chín, được gọi là Pema Osel, hay đơn giản là Kyabje Dudjom Rinpoche Thứ Ba.

 Trong những thời đại tương lai, Kyabje Dudjom Rinpoche sẽ tái sinh là Rigden Dorje Nonpo, Vua xứ Shambhala (vương quốc của Kalachakra), là vương quốc sẽ hiển lộ trong thế giới này khi đúng thời. Vào cuối của Hiền Kiếp này, Kyabje Dudjom Rinpoche sẽ hiển lộ là vị Phật cuối cùng trong Một Ngàn vị Phật, được gọi là Đức Phật Mopa Od Thaye.

 Trong tiên tri của Urgyen Dechen Lingpa có nói rằng: “Trong tương lai ở Tây Tạng, ở miền đông của Núi Chín Ngọn, trong cõi Phật linh thánh của Đức Vajravarahi tự sinh, sẽ xuất hiện một Hóa Thân của Drogben, thuộc dòng dõi vương giả và có tên là Jnana. Những hoạt động lợi lạc của vị này phù hợp với Kim Cương thừa, mặc dù Ngài hành xử khác biệt, phi thường, như một đứa trẻ với sự thông tuệ lạ lùng. Ngài sẽ khám phá terma mới hay bảo tồn terma cũ. Bất kỳ ai có những mối liên hệ với Ngài sẽ được đưa dẫn tới Cõi Ngayab Ling (Zangdok Palri – Núi Huy Hoàng Màu-Đồng Đỏ).” Và thực vậy, Dudjom Rinpoche (Jigdral Yeshe Dorje) thuộc dòng dõi vương giả được truy nguyên từ Nyatri Tsenpo, vị vua đầu tiên của Tây Tạng, và từ Puwoo Kanam Dhepa, vua xứ Powo.

 Dudjom Rinpoche được xác nhậnHóa Thân của Dudjom Lingpa, một vị khám phá nổi tiếng nhiều giáo lý hay “kho tàng” ẩn dấu (Terma), đặc biệt là những Terma có liên quan tới thực hành Vajrakilaya. Dudjom Lingpa có ý định viếng thăm miền nam Tây Tạng để khám phá thánh địa Pemakod, nhưng không thể thực hiện được. Ngài đã tiên đoán rằng người kế vị ngài sẽ sinh ra ở đó và khám phá thánh địa này.

 Vào buổi sáng ngày 10 tháng Sáu năm Thủy Thìn (1904), Đức Dudjom Rinpoche được sinh ra với nhiều dấu hiệu thật đáng kinh ngạc. Hóa Thân trước đó của Ngài là Dudjom Lingpa đã nói với các đệ tử: “Bây giờ trong thời đại suy hoại này, hãy đi tới miền đất ẩn mật Pemakod. Bất kỳ ai nương tựa nơi ta, hãy đi theo hướng đó! Trước khi những người trẻ như các ngươi tới nơi thì ta, một lão già, đã có mặt ở đó.” Điều này đã xảy ra đúng như tiên đoán. Khi họ nhận ra tái sinh của Ngài thì Ngài đã được ba tuổi. Bởi Ngài là một hiện thân trực tiếp của Dudjom Lingpa, Ngài có thể nhớ lại những đời trước của mình thật rõ ràng.

 Gia đình Ngài có dòng dõi cao quý, thân phụ của ngài là Kathok Tulku Norbu Tenzing thuộc dòng Kathok, một tulku nổi tiếng của miền Pemakod, và thân mẫu của Ngài là Namgyal Drolma thuộc dòng dõi của Terton Ratna Lingpa.

 Các đệ tử hộ trì terma của Dudjom Lingpa như Phuktrul Gyurme Ngedon Wangpo và Lạt ma Thubten Chonjor ở Pemakod đã xác nhận và tôn phong Ngài.

 Việc tu hànhnghiên cứu mãnh liệt của Rinpoche

 Dudjom Rinpoche đã tu học với những Lạt ma kiệt xuất nhất trong thời đại của Ngài, bắt đầu việc tu học với Khenpo Aten ở Pemakod. Dudjom Rinpoche được dạy đọc, viết và năm khoa học thông thường (ngũ minh). Bất kỳ Ngài học điều gì, chỉ cần một biểu thị đơn thuần là Ngài đã thấu suốt. Trí tuệ tỉnh giác của Ngài chói ngời như một ngọn lửa. Ngài nghiên cứu nhiều bản văn và luận giảng, như Dom Sum (Ba Giới Luật), Chod Juk v.v.. Lạt ma Konrab nói rằng khi mới năm tuổi, Ngài đã bắt đầu khám phá Terma. Năm lên tám, Ngài bắt đầu nghiên cứu "Bodhicaryavatara" (Bồ Tát Hạnh) của Santideva với Đạo sư Urygen Chogyur Gyatso, một đệ tử riêng của Patrul Rinpoche vĩ đại (1808-1887).

 Ngài tu học trong 16 năm với Phuktrul Gyurme Ngedon Wangpo, một bậc hộ trì các giáo lý của Đức Dudjom tiền nhiệm, và có những chứng ngộ vĩ đại về các giáo lý Dzogpachenpo (Đại Viên Mãn). Ngài nhận từ Jamyang Khyentse Chokyi Lodro những giáo lý Kim Cương thừa (Gyud, Lung, và Men-Ngag) của "Sangwa Nyingthig". Ngài cũng nhận “những giáo lý được khám phá lại” của Đức Dudjom tiền nhiệm và các giáo lý Dzogchen (Đại Viên Mãn) từ Jedrung Thinley Jampai Jungne (Dudjom Namkhai Dorje) xứ Riwoche. Ngedon Wangpo nói với Ngài: “Terdzod tượng trưng hoạt động của Khyentse và Kongtrul. Tôi đã ban giáo lý này năm lần và Ngài sẽ ban nó mười lần. Những giáo lý sâu xa của các bậc tôn quý đã được dâng cúng như một mạn đà la trong tay những bậc ‘Hộ trì Tài bảo.’ Bây giờ, như tôi đã tuân lệnh Thầy tôi, Ngài cũng thế, xin hãy sử dụng kinh nghiệm của mình để làm lợi lạc chúng sinh.”

 Trong thời niên thiếu, Dudjom Rinpoche đã tu học tại những Đại học tu viện vĩ đại ở miền Trung Tây Tạng, như Mindroling, Dorje Drak và Tarje Tingpoling, cũng như những tu viện ở miền Đông Tây Tạng, như Kathok và Dzogchen. Chính tại Mindroling Ngài đã quay trở lại để hoàn thiện sự thấu suốt truyền thống Nyingma của Ngài. Như thế từ Đạo sư Kim Cương của Mindroling là Dorzim Namdrol Gyatso, Ngài đã nghiên cứu các nghi lễ, mạn đà la, những bài ca, vũ điệu và âm nhạc của Terdak Lingpa, cùng với nhiều giáo lý khác. Ngài cũng nhận từ nhiều vị Thầy vĩ đại khác tất cả những giáo lý của Phái Nyingma.

 Từ Togden Tenpa, Ngài nhận quán đảnh (wang) và sự truyền dạy (lung) của "Dzogchen Nyingtig Yabshi", là dòng của Khenpo vĩ đại Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima. Từ Jedrung Rinpoche xứ Riwoche, Ngài nhận sự truyền dạy “Kangyur”, "Dam Ngag Dzod", mười bảy tantra "Sangchen Ngepai", "Nyingthig Yabshi", và v.v.., cũng như tất cả các giáo lý của Dzogpachenpo (Đại Viên Mãn). Ngài nhận đầy đủ những giáo lý này và được coi là trưởng tử tâm yếu của vị Thầy của Ngài. Từ Tulku Kunzang Thekchog Tenpai Gyaltsan, Ngài cũng nhận nhiều giáo lý sâu xa và quan trọng. Từ Ngagtsun Gendun Gyatso, Rinpoche nhận tất cả những giáo lý của Pema Lingpa, "Dzod Dun" (Bảy Kho tàng của Longchenpa, 1308-1363), trong số nhiều giáo lý khác.

 Hơn nữa, từ Khenpo Jamde vĩ đại, Pande Odzer (đệ tử của Mipham Rinpoche, 1848-1912), Rinpoche đã nhận "Nyingma Kama", các quán đảnh "Kagyed", "Lama Gongdu" của Sangye Lingpa và "Sangwa Nyingpo" theo truyền thống Zur; cũng như giáo khóa "Osel Sangwa Nyingthig". Ngài cũng nhận nhiều luận giảng tantra như những luận giảng vĩ đại của chính Mipham, "Nyingthig Yabshi", và v.v.. Rinpoche coi Khenpo Jamde như Lạt ma thứ hai tốt lành nhất của Ngài và thọ nhiều giới nguyện Pratimoksha (Biệt giải thoát), Bồ TátKim Cương thừa từ vị Thầy này. Ngài cũng nhận những giáo lý từ các bậc vĩ đại là đệ tử của Khenpo vĩ đại Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima: Khenpo Ngawang Palzang, Chadral Sangye Dorje, Lama Urgyen Rigdzin, Kathok Chagtsa Tulku, Pulung Sangye Tulku, Khenpo Ngawang Palzang, Chadral Sangye Dorje, Lama Urgyen Rigdzin, Kathok Chagtsa Tulku, Pulung Sangye Tulku, và Gyurme Phendei Ozer, trong số những vị Thầy khác. Ngài nhận những giáo lý từ các Đạo sư này và cũng ban giáo lý cho các ngài.

 Dudjom Rinpoche nói rằng khi còn rất trẻ, Ngài luôn luôn có những linh kiến khác nhau, và duyên nghiệp khám phá những kho tàng sâu xa đã thức giấc nơi Ngài. Năm 13 tuổi, Ngài gặp Guru Rinpoche (Yab-Yum) trong thân tướng con người, và sau khi nhận di sản kế thừa của một vị Thầy phi-nhân tự sinh, các Dakini trí tuệ đã ban tặng Ngài những tờ giấy màu vàng và Ngài đã ghi lại những giáo lý kho tàng tâm này.

 Những Chứng ngộ vĩ đại của Rinpoche

 Dudjom Rinpoche thực hành rất nghiêm nhặt. Ngài đi tới một nơi bí mật được gọi là Kenpa Jong (hay Phuntsok Gatsel), và đã thành tựu Dorje Phurba (Vajrakilaya) của "Dudjom Namchag Pudri". Tại Buddha Tse Phuk, Rinpoche thực hành Tse-Drup và Tse-chang của Ngài đã sôi lên. Ngài đã nhận thêm những dấu hiệu tốt lành khi thực hành gongter (kho tàng tâm) của Dudul Drollo. Khi ở Paro Tak-Tshang (Hang Cọp), Dudjom Rinpoche đã khám phá lại "Pudri Rekpung", "Tsokye Thugthig" và "Khandro Thugthig" mà Ngài đã ghi chép những phần chính yếu. Tóm lại, trong khi thực hành ở tất cả những thánh địa quan trọng này, Rinpoche luôn luôn kinh nghiệm những dấu hiệu thành tựu.

 Những Tác phẩm của Rinpoche

 Dudjom Rinpoche nổi tiếng khắp thế giới là một tác giảhọc giả sáng tác rất nhiều. Các tác phẩm của Ngài lừng danh vì sự hiểu biếttính chất bách khoa, đề cập tới mọi ngành truyền thống của việc nghiên cứu Phật Giáo, bao gồm thi ca, lịch sử, y học, chiêm tinh và triết học. Là tác giả của những bài thơ tràn trề cảm hứng về cái đẹp làm rung động lòng người, Ngài có thiên tài đặc biệt khi diễn tả ý nghĩa và sự chứng ngộ Dzogchen với vẻ trong sáng như pha lê.

 “Tuyển Tập” (Sungbum) của Ngài gồm có hai mươi lăm quyển, không bao gồm đầy đủ những tác phẩm của Ngài. Trong số các tác phẩm được đọc nhiều nhất của Ngài có “Những Nền tảng của Phật Pháp” và “Lịch sử của Phái Nyingma” là những quyển sách Ngài đã biên soạn ngay sau khi tới Ấn Độ. Những tác phẩm này hiện đã được Gyurme Dorje và Matthew Kapstein dịch sang Anh ngữ và được Wisdom Publications xuất bản, trong khi đó vị đại diện tâm linh người Trung quốc của Ngài là Lạt ma Sonam Chokyi Gyaltsan (Guru Lau Yui-che) với sự trợ giúp của Ming-chu Tulku cũng đã dịch sang tiếng Trung quốc và được Secret Vehicle Publications xuất bản tại Hồng Kông và Đài Loan.

 Phần quan trọng và chính yếu khác trong công trình của Ngài là việc hiệu đính, sửa chữabiên tập nhiều bản văn cũ và mới, bao gồm năm mươi tám quyển là toàn bộ Những Giáo lý Kinh điển của Phái Nyingma (“Nyingma Kama”), một đề án mà Ngài bắt đầu năm 74 tuổi, giống như Jamgong Kongtrul đã tuyển tập các giáo lý Terma. Tủ sách riêng của Ngài gồm tuyển tập to lớn nhất những bản thảo và các pho sách quý báu ở bên ngoài Tây Tạng.

 Việc Truyền bá Giáo lý của Rinpoche

 Dudjom Rinpoche là người duy nhất nhận lãnh sự truyền dạy của tất cả những giáo lý hiện hành của truyền thống Nyingma vô cùng phong phú. Đặc biệt Ngài nổi tiếng là một Terton (vị khám phá kho tàng) vĩ đại. Hiện nay, các Terma của Ngài được giảng dạy và thực hành rộng rãi và Ngài cũng là người trình bày quan trọng giáo lý Dzogchen. Thực vậy, Ngài được coi là hiện thân sống động và là vị đại diện của Guru Rinpoche. Là một Đạo sư của các Đạo sư, Ngài được các Lạt ma lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng thừa nhận là có năng lực và sự ban phước vĩ đại nhất trong việc truyền đạt bản tánh của tâm, và các Lạt ma này đã gởi đệ tử của mình tới Ngài khi chuẩn bị cho sự trực chỉ tâm này. Dudjom Rinpoche là bậc Thầy của hầu hết các Lạt ma xuất chúng còn sống hiện nay.

 Như Đạo sư của Ngài đã tiên đoán, Rinpoche đã ban "Rinchen Terdzod" ("Kho tàng các Terma Quý báu") mười lần, "Pedling Cho Kor" của Pema Lingpa ba lần, "Kangyur" và "Nyingma Gyudbum", Drupwang của "Kagyed", "Jatson Podruk", quán đảnh và sự truyền dạy viên mãn của "Nyingma Kama", cũng như những giáo lý phù hợp với truyền thống Terma ("Dudjom Tersar") của riêng Ngài, và vô số những giáo lý quan trọng khác.

 blankKhu vực hoạt động chính yếu của Ngài là miền Trung Tây Tạng, ở đó ngài duy trì truyền thống Mindroling, và đặc biệt là tại Pema Choling và những trụ sở khác của Ngài trong các miền Kongpo và Powo miền nam Tây Tạng. Tại Pemakod, Rinpoche đã thiết lập nhiều tu viện mới và hai học viện cho Gelong (các tu sĩ) và Ngagpa (yogi). Tại miền Kongpo, Ngài đã tái thiết Thadul Buchu Lhakhang và ở gần đó Ngài xây dựng lại tu viện Zangdok Palri. Ngài cũng xây mới trung tâm Kim Cương thừa Lama Ling. Dudjom Rinpoche nổi tiếng khắp Tây Tạng vì những thành tựu tâm linh chói ngời, những hoạt động Bồ Tát tràn đầy bi mẫn, cũng như bởi sự uyên bác vô song của Ngài.

 Khi rời khỏi Tây Tạng, Dudjom Rinpoche Dudjom Rinpoche định cư tại Kalimpong ở Ấn Độ năm 1958, và sau đó tại Kathmandu, Nepal năm 1975. Khi nền văn hóa Tây Tạng đang ở trong giai đoạn khó khăn, bằng những giáo lýtác phẩm của Ngài, Rinpoche đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hưng nền văn hóa ấy trong cộng đồng người tị nạn. Ngài đã thiết lập nhiều cộng động trọng yếu gồm những hành giảẤn Độ và Nepal. Tại Tsopema (Rewalsar), Ngài đã thiết lập một trung tâm nhập thất; tại Darjeeling, Rinpoche đã thiết lập Tsechu Gompa; tại Orissa, Ngài thành lập Dudul Rabten Ling; và tại Kalimpong, Rinpoche đã sáng lập Tu viện Zangdok Palri. Gần Đại Bảo Tháp ở Boudhanath, Nepal, Rinpoche đã xây dựng Dudjom Gompa. Ngài cũng tích cực khuyến khích việc nghiên cứu truyền thống Nyingma tại Học Viện Tây Tạng dành cho Những Nghiên cứu Cao cấp ở Sarnath.

 Ở những nơi khác trong thế giới, Dudjom Rinpoche cũng xúc tiến những Phật sự to lớn. Ngài đã thành lập nhiều trung tâm Giáo Pháp ở phương Tây, trong đó có Dorje Nyingpo và Orgyen Samye Choling ở Pháp, Yeshe Nyingpo và Orgyen Cho Dzong ở Hoa Kỳ. Trong hơn mười lăm năm cuối cùng của đời Ngài, Dudjom Rinpoche đã dâng hiến rất nhiều thời gian cho việc giảng dạy ở Tây phương, ở đó Ngài đã thành công trong việc củng cố truyền thống Nyingma. Trong chuyến du hành khắp thế giới lần đầu tiên của Ngài vào năm 1972, Dudjom Rinpoche đã viếng thăm trung tâm của vị đại diện tâm linh người Trung Hoa của Ngài là Lạt ma Sonam Chokyi Gyaltsan ở Hồng Kông và cũng tới thăm Luân Đôn theo lời mời của Sogyal Rinpoche.

 Đời sống gia đình của Rinpoche

 Kyabje Dudjom Rinpoche đã thị hiện như một gia trưởng và kết hôn hai lần. Ngài lập gia đình lần đầu với Sangyum Kusho Tseten Yudron và có sáu người con, gồm hai gái và bốn trai. Trưởng nữ của Ngài là Dechen Yudron, hiện ở Lhasa, Tây Tạng và đang chăm sóc trụ sở Lama Ling của Kyabje Dudjom Rinpoche ở Kongpo. Trưởng nam của Ngài là Kyabje Dungsay Thinley Norbu Rinpoche. Cũng như cha, Thinley Norbu Rinpoche là một học giảĐạo sư Nyingma vĩ đại và là thân phụ của Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche III. Thinley Norbu Rinpoche là hiện thân của Kunkhyen Longchen Rabjam (Longchenpa 1308-1363), cũng là tái sinh của Terton Drimed Odser, trưởng nam của Dudjom Lingpa. Trong thời niên thiếu, Thinley Norbu Rinpoche đã tu học chín năm tại Tu viện Mindroling và ngoài thân phụ ra, ngài đã nhận nhiều giáo lý từ nhiều bậc Thánh vĩ đại khắp Tây Tạng. Hiện Thinley Norbu đang ở New York. Con trai thứ hai của Dudjom Rinpoche là Dola Tulku Jigmed Chokyi Nyima Rinpoche. Dòng phái chính yếu của vị tulku này là Sakya, và ông là thân phụ của Kyabje Dudjom Yangsi Rinpoche (tái sinh của Dudjom Rinpoche). Con gái thứ hai của Dudjom Rinpoche là Pema Yudron, sống gần Dola Rinpoche ở Qinghai (Thanh Hải). Con trai thứ ba của Ngài là Pende Norbu cũng là một tulku, hiện sống ở Nepal. Con trai thứ tư là Dorje Palzang, học tập ở Bắc Kinh vào cuối thập niên 1950 nhưng không may bị sát hại trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa.

 Kyabje Dudjom Rinpoche lập gia đình lần thứ hai với Sangyum Kusho Rikzin Wangme, và có ba người con, gồm một trai và hai gái. Trưởng nữ là Chimey Wangmo và thứ nữ là Tsering Penzom. Con trai của Ngài là Shenphen Dawa Norbu Rinpoche hiện đang truyền bá giáo lý của thân phụ tại Châu Âu và Hoa Kỳ.

 Rinpoche thị tịch

 Jamgon Kongtrul Lodro Thaye, bậc đã trải qua một cuộc đời bao gồm những hoạt động của một trăm Terton (vị khám phá kho tàng), đã nói rằng hoạt động Mopa Od Thaye (Hóa Thân tương lai của Dudjom Rinpoche, là vị Phật cuối cùng của Hiền Kiếp này) sẽ bao gồm hoạt động của một ngàn vị Phật. Nhờ năng lực Bồ đề tâm và những lời nguyện của riêng Ngài, bậc vĩ đại này sẽ có nhiều đệ tửthực hiện mọi hoạt động của tất cả những đời trước của Ngài. Giống như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mặc dù đã Giác ngộ, Đức Phật đã thị hiện hoạt động huyễn hóa của cái chết vì lợi lạc của chúng sinh, Đức Kyabje Dudjom Rinpoche cũng nhập Đại Niết bàn vào ngày 17 tháng Một năm 1987.

 Kyabje Dudjom Rinpoche thứ Ba

 Trước khi Kyabje Dudjom Rinpoche thị tịch, Ngài nói rằng: “Ta sẽ đi Trung quốc, và ta sẽ tái sinh trong gia đình của ta.” Quả nhiên như thế, việc tiên tri về sự tái sinh của Ngài hoàn toàn xảy ra như dự dịnh. Tenzin Yeshe Dorje - Kyabje Dudjom Yangsi Rinpoche - sinh ngày 22 tháng 7 năm Hỏa Ngọ thuộc Chu kỳ Rabjung thứ 17 (nhằm ngày 9 tháng 10 năm 1990) tại Kyegudo (hạt Yuesue thuộc Tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc) trong gia đình của chính con trai của Kyabje Dudjom Rinpoche là Dola Tulku Jigmed Chokyi Nyima Rinpoche, và vợ của ông là Pema Khandro. Khi thân mẫu của Yangsi Rinpoche mang thai ba tháng, một hôm bà nhìn thấy một cầu vồng xuất hiện trên ngôi nhà của họ và bà biết đó là một dấu hiệu tốt lành. Từ lúc ấy, nhiều cầu vồng xuất hiện với họ, và thậm chí một vài cầu vồng còn xuất hiện trong phòng.

 Sau khi Yangsi Rinpoche được sinh ra, nhiều đại Lạt ma của những truyền thống khác nhau tới thăm Ngài. Một vài vị nói rằng Ngài phải là một tulku của dòng Sakya, trong khi những vị khác nói rằng Ngài có thể là một tulku của Gelugpa. Lần đầu tiên, Yangsi Rinpoche được vị Terton vĩ đại và Dakini trí tuệ Tare Khandro (Tare Lhamo), con gái của terton vĩ đại Aphang Terton ở Golok, xác nhận là tulku (Hóa Thân) của Kyabje Dudjom Rinpoche. Tiên tri xuất hiện với nữ Terton này trong những bài thơ viết bằng chữ Dakini mà bà đã dịch sang chữ Tây Tạng. Sau đó một Lạt ma Nyingma khác tên là Ngaden Tulku viết một bài mô tả những sự kiện đã xảy ra.

 Sau đó, Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche III tới thăm Yangsi Rinpoche ở Kyegudo và ban cho Ngài nhiều lễ nhập môn quan trọng. Dzongsar Rinpoche cũng ban cho Ngài danh hiệu “Pema Osel”, có nghĩa là Liên Hoa Quang (Ánh sáng Hoa Sen}. Trong lễ nhập môn và sau đó, người ta nhìn thấy ba lớp cầu vồng trên mái nhà của song thân Ngài, và chúng được coi là một dấu hiệu hết sức tốt lành.

 Sau đó, một tulku từ Tu viện của Dola Rinpoche mang lá thư của Tare Khandro tới cho Kyabje Chadral Sangye Dorje Rinpoche ở Pharping, Nepal. Vị Thầy này cũng xác nhận Yangsi Rinpoche là tulku của Kyabje Dudjom Rinpoche. Yangsi Rinpoche được Kyabje Chadral Rinpoche ban tặng thêm danh hiệu "Sangye Pema Shaypa Drodul Rigdzin Thinley Drupaydey" qua một bài cầu nguyện trường thọ. Sau đó, Kyabje Chadral Rinpoche viết thêm một lá thư để tham khảo ý kiến của Kyabje Dungsay Thinley Norbu Rinpoche ở New York, và vị Thầy này cũng có ý kiến giống như Kyabje Chadral Rinpoche. Kyabje Dungsay Thinley Norbu Rinpoche cũng tới Chengdu (Thành Đô), Sichuan (Tứ Xuyên) để gặp Yangsi Rinpoche vào năm 1993.

 Kể từ đó, nhiều đại Lạt ma đã xác nhận Yangsi Rinpoche là tulku của Kyabje Dudjom Rinpoche, kể cả H.H. Minling Trichen Rinpoche, H.H. Penor Rinpoche (vị Lãnh Đạo hiện thời của Phái Nyingma), H.H. Sakya Trizin Rinpoche, Shechen Rabjam Rinpoche và Kathok Situ Rinpoche, trong số những Lạt ma cao cấp khác của Phật Giáo Tây Tạng.

 Một sự kiện tốt lành nhất đã xảy ra vào ngày 25 tháng Mười Một năm 1994 tại Kathmandu, Nepal. Chính vào ngày Lha Bab Duchen (ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ thiên giới trở về sau khi ban giáo lý cho thân mẫu của Ngài), Yangsi Rinpoche, tulku của Kyabje Dudjom Rinpoche II đã được đăng quang. Một hội chúng 12.000 người đã tham dự buổi lễ tại Godavari, thánh địa của Vajrayogini. Chính Kyabje Chadral Rinpoche đã chủ tọa buổi lễ đăng quang kéo dài tám giờ, cùng với H.H. Penor Rinpoche, Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche, Shechen Rabjam Rinpoche, Kathok Situ Rinpoche và nhiều Lạt ma Nyingma hiện tại khác. Kyabje Dudjom Yangsi Rinpoche ngồi yên lặng như một pho tượng suốt buổi lễ. Kyabje Chadral Rinpoche nói với Dola Rinpoche, thân phụ của Yangsi Rinpoche rằng thật là kinh ngạc và thậm chí thật phi thường khi một đứa trẻ 4 tuổi lại có thể ngồi như thế trong khi chính Chadral Rinpoche thì không thể làm được. Thực vậy, bất kỳ ai nhìn thấy Yangsi Rinpoche cũng sẽ không thể không tin rằng Ngài là một hiện thân linh thánh, tự thân sự hiện diện của Ngài đã có một năng lực để giải thoát chúng sinh. Chính vị tiền nhiệm của Ngài là Dudjom Lingpa đã tiên tri rằng “chỉ nhờ nhìn thấy, nhận biết, xúc chạm, và kinh nghiệm với Ngài mà hàng tỉ người sẽ được giải thoát, và họ sẽ được tái sinh vào Vương quốc Shambhala.” (2)

 Các Đạo sư của Yangsi Rinpoche gồm có Bhakha Tulku, Urgyen Chemchok Rinpoche và Khenpo Nyima Dorje ở Tu viện Kathok. Ngài cũng được nhận nhiều lễ nhập môngiáo lý quan trọng từ những Đạo sư vĩ đại như Kathok Moktsa, Gonjo Tulku Urgyen Chemchok, Dungsay Thinley Norbu Rinpoche, Dzongsar Jamyang Khysentse Rinpoche, và từ Chadral Rinpoche, Lạt ma gốc (Bổn Sư) của Ngài.

 [Bài này được biên soạn với sự thừa nhận của những nhân vật và bài viết sau đây:

 “Lịch sử của Tinh túy Bí mật Dzogchen, Tiểu sử của các Trì Minh Vương của Dòng Truyền thừa” trong Ngọn Đèn của sự Giải thoát, trang 1-5 (1988) của Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje.

 “H.H. Dudjom Rinpoche (1904-1987)” trong The Middle Way (Trung Đạo), Quyển 62, Số 1 (Tháng năm 1987), trang 25-28 của Gyurme Dorje. “H.H. Dudjom Rinpoche (1904-1987)” trong Vajradhatu Sun, Quyển 8, Số 3 (Tháng Hai / Ba, 1987), trang 1-3.

 “H.H. Dudjom Rinpoche viên tịch”, trong Snow Lion, Mùa Xuân, 1987, trang 3.
 Các cuộc phỏng vấn Bhakha Tulku Rinpoche ở Pharping (Yang Leshod), Nepal vào ngày 18 tháng Chín, 1997.]
 
 Nguyên tác:
 - “The Life Story of Kyabje Dudjom Rinpoche (1904-1987)”
 http://rangjung.com/authors/Dudjom_Rinpoche.htm
 - “A Short Account of Kyabje Dudjom Rinpoche The Third and His Past Incarnations”
 http://www.dudjomba.org.hk/issue1/english/e15.html

 Tham khảo:
 - “His Holiness Dudjom Rinpoche”
 http://www.simhas.org/dudjom.html
 - “His Holiness Dudjom Rinpoche”
 http://www.vairotsana.org/history/dudjomrinpoche.htm
 Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
 

 Chú thích:

 (1) Kublai Khan (Kubla Khan 1216-1294): vị sáng lập triều đại Mông Cổ và là người chinh phục Trung Hoa; cháu của Thành Cát Tu Hãn.

 (2) Theo truyền thống của Phật Giáo Tây Tạng, khái niệm Shambhala có ba ý nghĩa. Theo ý nghĩa bên ngoài của nó, Shambhala là một vị trí địa lý, một địa điểm tràn đầy nguồn mạch cảm hứng tâm linh, nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy Tantra (Mật điển) Kalachakra (Tantra Bánh Xe Thời gian). Theo ý nghĩa nội tại, Shambhala là Pháp hay Luân xa Tim, nằm ở vị trí trái tim của tất cả chúng sinh. Nó là biểu tượng của tâm, làm viên mãn bộ ba gồm thân, ngữ và tâm. Theo ý nghĩa bí mật của nó, Shambhala là Tathagatagarbha (Như Lai tạng, Phật Tánh), là cốt tủy của mọi sự. Nó siêu vượt sự hiện hữu và không-hiện hữu, và là nền tảng của sinh tử và Níêt bàn. Theo Tantra Kalachakra, trong Thời đại Tối ám này, Lala-Desum (Ba Chúa tể của chủ nghĩa Duy Vật, cụ thể là Chúa tể của Thân, Chúa tể của Ngữ và Chúa tể của Tâm) sẽ bành trướng năng lực và sự cám dỗ của họ, nô lệ hóa tâm thức con người bằng chủ nghĩa duy vật tâm lýtâm linh. Cuối cùng, khi Shambhala được thừa nhận, nói cách khác, khi chúng sinh bắt đầu thấu hiểu chính mình và khi Phật Tánh chói ngời, Vua của Shambhala là Rigden Dorje Nonpo sẽ tiến hành cuộc chiến tranh chống lạiđiều phục Lala-Desum, khiến cho những kế hoạch của Ba Chúa tể của Chủ nghĩa Duy Vật trở nên không còn thích hợp và những giáo lý của Tantra Kalachakra sẽ được chứng ngộ.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.