Muốn Giải Thoát: Hãy Tự Chữa Bệnh Tâm

01/11/201012:00 SA(Xem: 38232)
Muốn Giải Thoát: Hãy Tự Chữa Bệnh Tâm

MUỐN GIẢI THOÁT: HÃY TỰ CHỮA BỆNH TÂM

Nguyên tác Becoming your own therapist của Lama Yeshe
do Trung Tâm Lama Yeshe Wisdom Archive xuất bản
Vô Huệ Nguyên dịch

 Lời Giới Thiệu của Nhà Xuất Bản
 Tìm Hiểu Chính Mình Qua Phật Giáo
 Tôn Giáo: Con Đường Để Tham Vấn
 Một Cái Nhìn Thoáng Qua Về Tâm Lý Học Phật Giáo

 


 Giới Thiệu Của Nhà Xuất Bản

 Những bài thuyết giảng của Lạt ma Yeshe rất độc đáo. Không có ai dạy như Ngài. Nó rất thực tế, ngay lập tức, tự khởi phát, từ sâu thẳm trái tim của Ngài. Anh ngữ Ngài dùng rất thống nhất, đơn giản. Không có ai nói như Ngài. Lối diễn tả của Ngài rất sáng tạo, không chỉ bằng lời nói mà nó được phối hợp với cả con người của Ngài. Làm thế nào chúng ta có thể chuyển đạt tất cả những yếu tố đó trên giấy trắng mực đen bây giờ? Như chúng tôi đã nói ở một nơi nào đó, chúng tôi chỉ biết cố gắng hết sức mà thôi.

 Lạt ma thường tuyên bố, những lời giảng dạy của Ngài sẽ không khô cằn, không hoàn toàn giáo điều, không lý thuyết triết học nhưng nó rất thực tế, đi vào từng cuộc đời của chúng ta, dùng những phương pháp đơn giản của con người để nhìn vào bên trong và hiểu được tâm của chúng ta. Ngài luôn luôn khuyên chúng ta hãy tự tìm hiểu xem chúng ta là ai, chúng ta là cái gì. Trong những phong thái khôi hài riêng của Ngài, Ngài thách đố chúng ta có dám tự khám nghiệm, tự phê phán những dự tưởng, những ý định của chúng ta không, để từ đó chúng ta nhìn ra được thực chất của tâm chúng ta như thế nào, chúng ta đã tạo ra đau khổhạnh phúc như thế nào; và cũng từ đó chúng ta nhận lãnh trách nhiệm như thế nào trên tất cả những hành động của chúng ta, tốt cũng như xấu.


 Trong cuốn sách nhỏ này, chúng tôi đề cử ba bài thuyết pháp của Ngài về những vấn đề thông thường trong Phật giáo. Đây là những bài giảng dạy hướng về những người Tây phương cách nay đã trên 20 năm. Tuy nhiên, như Ngài vẫn thường nhấn mạnh, những lời dạy của Đức Phật thì luôn luôn vượt thời giankhông gian, nó xẩy ra cách đây trên 2,500 năm nhưng nó vẫn có giá trị trong muôn đời và ngay trong ngày hôm nay. Vì thế, không có gì phải nghi ngờ về giá trị của những bài thuyết giảng này mặc dù nó đã được nói ra từ những năm 1970.

 Theo sau mỗi bài giảng là có phần giải đáp những câu hỏi. Lạt mathính giả luôn luôn trao đổi với nhau một cách rất chân thành từ những kinh nghiệm thực trong cuộc sống đến những ý kiến cao siêu về đạo pháp. Hầu như tất cả thính giả đều là những người lần đầu tiên được tiếp xúc với Lạt ma Tây Tạng nên họ đã hỏi tất cả những gì họ thắc mắc từ lâu. Trong mỗi lần xuất hiện, Ngài đều trả lời những câu hỏi bằng tất cả tấm lòng chân thành, vui vẻtâm từ bi của Ngài.

 Mặc dầu đây là những bài thuyết pháp nhưng tôi nghĩ rằng Ngài luôn luôn khuyên chúng ta nên dùng nó như là những tấm gương để chiếu soi tâm của chúng ta, hãy hiểu thấu ý nghĩa sâu xa của từng lời dạy bảo để tìm cho ra chúng ta là gì và hãy trở nên một nhà tâm lý tự chữa bệnh tâm cho chính chúng ta.

 Tôi xin cám ơn Chelyl Bentsen, Rand Engel và Wendy Cook về những lời khuyên tâm linh giá trị, cũng như Garett Brown và Jenifer Martin trong vấn đề trang trí để hoàn thành tạâp sách nhỏ này.

 Dr. Nicholas Ribush
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 108900)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?