TÂM DIỆU MINH THƯỜNG TRỤ [Bài 2]
Bản chất của tâm (có 2 Phụ lục Việt, Anh)
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Trích từ: Luminous Mind. The Way of The Buddha. Wisdom, 1997.
(Tâm diệu minh thường trụ. Con đường của Phật)
Tất cả những hiện tượng đều là những phóng chiếu của tâm.
Tâm chẳng phải là ‘một’ tâm; tâm thì chân không diệu viên trong bản chất căn bản.
Tuy chân không diệu viên, sự sự vật vật sinh khởi liên tục trong tâm.
Xuyên qua sự khảo sát thâm sâu nhất của tâm, mong chúng ta tìm thấy gốc rễ tự nội của tâm .
-The Third Karmapa, Wishes of Mahamudra .
Trải nghiệm thật của bản chất căn bản của tâm thì vượt ngoài ngôn từ. Muốn miêu tả nó thì cũng giống như cảnh một người câm muốn miêu tả hương vị của một viên kẹo trong miệng người ấy: người ấy thiếu hẳn một phương tiện diễn tả thích hợp. Dẫu có khó khăn như thế, tôi cũng muốn đưa ra vài ý niệm gợi ý nơi trải nghiệm này.
Bản chất của tâm thanh tịnh có thể được nghĩ đến trong trạng thái có ba phương diện bản chất căn bản, kết hợp, và đồng thời : chân không diệu viên [openness; emptiness ; open for manifestations; Skt. sunyata; chân không là rỗng thông lìa các tướng và diệu viên là mở ra các khả hữu cho biến hiện -- gặp sắc trần thì cái thấy biến hiện, gặp thanh trần thì cái nghe biến hiện,v,v.. nên gọi diệu viên ], diệu minh thường trụ (clarity; lucidity; Skt. prabhasvara; quang minh viên chiếu; tràn đầy sáng tỏ chiếu khắp thường trụ; thường tịch quang),và diệu minh biện biệt vô ngại (sensitivity; nhận biết phân biệt rành rẽ không bị ngăn ngại).
Chân không diệu viên (Openness; Emptiness)
Tâm là chủ thể nghĩ: ‘Tôi là, Tôi muốn, Tôi không muốn’; nó là người tư duy, người quan sát, chủ thể của tất cả trải nghiệm. Tôi là tâm. Từ một quan điểm, tâm này hiện hữu, bởi vì tôi là và tôi có một khả năng cho hành động. Nếu tôi muốn thấy, tôi có thể nhìn; nếu tôi muốn nghe, tôi có thể chăm chú nghe; nếu tôi quyết định làm một việc gì với hai bàn tay của tôi, tôi có thể điều động thân thể của tôi, và mọi thứ.Trong nghĩa này, tâm và những khả năng của tâm có vẻ hiện hữu.
Nhưng nếu chúng ta tìm kiếm tâm, chúng ta không thể tìm thấy được bất cứ phần nào của tâm trong chúng ta, không ở trong đầu của chúng ta, thân thể của chúng ta, hoặc ở bất cứ nơi nào khác.
Thế nên từ toàn cảnh khách quan khác này, tâm hình như không hiện hữu.Thế nên, về một phương diện, tâm hình như hiện hữu, nhưng về một phương diện khác, tâm thì không là một cái gì đó thật sự hiện hữu.
Tuy những thẩm tra của chúng ta tốn bao nhiêu công sức đi nữa, chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể tìm thấy được bất cứ một đặc hữu hình tượng của tâm: tâm chẳng có chiều kích, màu, hình tượng , cũng chẳng có một tính đức có thể thấy hiển nhiên, chắc chắn được. Tâm ở trong ý nghĩa này, được gọi là chân không diệu viên, rỗng thông mở ra các khả hữu cho biến hiện, bởi vì tâm về bản chất cơ bản, không có tính quyết định, không thể định phẩm tính được, vượt ngoài khái niệm, và như thế có thể so sánh với hư không. Bản chất không thể quy định được này là tính chân không diệu viên, tính đức bản chất căn bản thứ nhất của tâm. Nó thì vượt ngoài cái tâm thức hư dối (illusory consciousness; tâm thức tưởng tượng sai lầm, tâm thức biến kế chấp) là cái làm cho chúng ta kinh nghiệm tâm trong trạng thái ‘tôi’, khách thể, sở hữu những đặc hữu mà chúng ta theo tập quán vẫn cho là thuộc tính của chúng ta.
Nhưng chúng ta phải cẩn thận ở đây! Bởi vì nói tâm thì chân không diệu viên, rỗng thông mở ra các khả hữu biến hiện, giống như hư không thì không thu giảm tâm tới mức một cái gì đó không hiện hữu trong cái ý nghĩa là không chức năng. Cũng giống như hư không, tâm thanh tịnh không thể bị xác định trú sở, nó vô sở trú, nhưng nó thì có khắp mọi nơi và thâm nhập tất cả; tâm bao trùm và phân tán trong tất cả sự sự vật vật, tâm vô tận viên dung và viên dung vô tận. Hơn thế nữa, tâm thì vượt ngoài sự đổi thay biến dịch, và bản chất chân không diệu viên của nó thì bất khả hoại và phi thời gian.
Tính diệu minh thường trụ (Clarity)
Nếu tâm thực sự về bản chất căn bản chân không diệu viên, trong ý nghĩa như được giải thích ở trên, nó thì không chỉ rỗng thông mở ra các khả hữu cho biến hiện, bởi vì nếu nó là như thế, nó sẽ là tính ì trơ, quán tính, và sẽ không trải nghiệm hoặc nhận biết bất cứ sự sự vật vật gì, cũng chẳng có những cảm thức, cũng chẳng có niềm vui và đau thương.Tâm thì không chỉ chân không diệu viên, rỗng thông mở ra các khả hữu cho biến hiện– Tâm sở hữu một tính đức bản chất căn bản thứ nhì là khả năng của nó đối với những trải nghiệm, đối với nhận thức. Cái tính đức động năng thứ nhì này được gọi là diệu minh thường trụ ( clarity; nhận biết tràn đầy sáng tỏ chiếu khắp thường trụ). Nó là cả sự sáng tỏ thấu suốt của tính giác (lucidity; tính giác quang chiếu) và sự sáng tỏ thấu suốt của những trải nghiệm của nó (luminosity; tính giác cảnh chiếu).
[Quang là chủ thể năng chiếu; Cảnh là đối tượng sở chiếu. Nếu năng sở (chủ khách) hợp làm một thì gọi là quang cảnh nhất như. Nếu tâm chiếu vật và cảnh sở chiếu không đối lập nhau mà dung hợp nhau để đạt đến cảnh giải thoát, thì gọi là quang cảnh câu vong (quang cảnh đều mất), quang cảnh mẫn tuyệt ( quang và cảnh dứt bặt) -- Phật Quang Đại Từ Điển ]
Để làm tốt hơn sự hiểu biết của tính diệu minh thường trụ, tràn đầy sáng tỏ chiếu khắp thường trụ, của chúng ta, chúng ta có thể so sánh tính chân không diệu viên của tâm -- openness of mind -- với không gian trong một căn phòng chúng ta đang ở trong. Cái không gian vô hình tượng này mở ra khả hữu cho trải nghiệm của chúng ta; nó chứa trải nghiệm trong tính toàn thể của nó. Nó là nơi những trải nghiệm của chúng ta xảy ra.Tính sáng tỏ chiếu khắp, ngay lúc đó, sẽ là ánh sáng -- quang sắc -- chiếu sáng căn phòng và cho phép chúng ta nhận định những sự sự vật vật khác nhau. Nếu chỉ có cái không gian rỗng thông ì trơ, thì sẽ không có khả hữu cho nhận biết sáng tỏ -- awareness. Đây chỉ là một tỉ dụ, bởi vì tính sáng tỏ chiếu khắp thường trụ của tâm thì không giống như ánh sáng thông thường của mặt trời, mặt trăng, hoặc điện năng. Nó chính là diệu minh thường trụ, tính tràn đầy sáng tỏ chiếu khắp thường trụ, làm cho tất cả nhận thức và trải nghiệm thành khả hữu.
Bản chất chân không diệu viên và diệu minh thường trụ là cái chúng ta gọi là ‘thường tịch quang’ -- Skt. prabhasvara;‘clear light; thường tịch quang; quang minh thanh tịnh; tịnh quang; nó là một sự tràn đầy sáng tỏ chiếu khắp thường trụ rỗng thông mở ra các khả hữu cho biến hiện và, ở mức độ của tâm thanh tịnh, là nhận biết tràn đầy sáng tỏ chiếu khắp thường trụ trong chính nó và của chính nó; và đó là lí do tại sao chúng ta gọi nó là tính giác tự chiếu, linh tâm tự chiếu, nhất điểm linh quang, hoặc tính tràn đầy sáng tỏ chiếu khắp thường trụ – self-luminous cognition or clarity.
The open and luminous nature of mind is what we call the ‘clear light’; it is an open clarity that, at the level of pure mind is aware in and of itself; that is why we call it self-luminous cognition or clarity.
[ Cognition; Skt. jnana, trí tuệ bát nhã; Skt. buddhi, giác ] [ĐHP: linh tâm tự chiếu; nhất điểm linh quang]
Không có một tỉ dụ nào thích hợp thực sự để minh họa tính diệu minh thường trụ này ở mức độ thanh tịnh. Nhưng ở mức độ bình thường, chúng ta có thể liên tưởng dễ dàng hơn, chúng ta có thể có được một thoáng nhìn thấy vài phương diện của nó bằng sự hiểu biết sáng tỏ một trong những biến hiện của tâm -- trạng thái chiêm bao. Chúng ta hãy nói đó là một đêm tối, và trong bóng tối toàn thể này chúng ta đang chiêm bao, hoặc đang trải nghiệm một thế giới chiêm bao. Hư không tâm ý nơi mà chiêm bao xảy ra -- độc lập với nơi chốn vật lí nơi chúng ta đang ở -- có thể được so sánh với tính chân không diệu viên, rỗng thông mở ra các khả hữu cho biến hiện của tâm, trong khi đó khả năng của tâm cho trải nghiệm, mặc dù bóng tối bên ngoài, tương ứng với tính diệu minh thường trụ của nó.
Tính diệu minh thường trụ quang chiếu này ôm trọn, viên dung tất cả nhận thức của tâm và là tính diệu minh thường trụ bản nhiên trong những trải nghiệm này. [ This lucidity encompasses all mind’s knowledge and is the clarity inherent in these experiences ]
Nó cũng là tính diệu minh thường trụ quang chiếu của cái gì hoặc ai đang trải nghiệm chúng; chủ thể nhận biết là tính diệu minh thường trụ quang chiếu và cái được biết là tính diệu minh thường trụ cảnh chiếu chỉ là hai phương diện của cùng một tính đức.[It is also the ludicity of what or who experiences them; knower and known , lucidity and luminosity are but two facets of the same quality]. Trong trạng thái viên minh giác chiếu--intelligence, đang trải nghiệm chiêm bao, nó là tính giác quang chiếu, và trong trạng thái tính sáng tỏ chiếu khắp hiện diện trong những trải nghiệm của nó, nó là tính giác cảnh chiếu.
Nhưng ở mức độ bất nhị của tâm thanh tịnh, nó là một và cùng một tính đức, ‘diệu minh thường trụ’, được gọi là ‘prabhasvara’ trong Phạn ngữ, hoặc ‘selwa’ trong Tạng ngữ.Tỉ dụ này có thể hữu ích trong sự hiểu biết sáng tỏ, nhưng hãy ghi nhớ trong tâm rằng nó chỉ là một minh họa để chỉ vào mức độ tập quán của một biến hiện đặc thù của tính diệu minh thường trụ.
Trong tỉ dụ, có một sự khác biệt giữa tính giác quang chiếu của chủ thể nhận thức, và tính giác cảnh chiếu của những trải nghiệm của chủ thể đó. Đó là bởi vì chiêm bao là một trải nghiệm nhị nguyên đối đãi, được phân biệt trong thuật ngữ của chủ thể và khách thể, trong đó tính diệu minh thường trụ biến hiện chính nó tức thời trong tính nhận biết sáng tỏ -- awareness; tính giác chiếu -- hoặc tính diệu minh thường trụ quang chiếu của chủ thể và trong tính diệu minh thường trụ cảnh chiếu của những đối tượng, khách thể của nó.
Thật ra, tỉ dụ thì bị hạn hẹp, bởi vì, về căn bản không có nhị nguyên đối đãi trong những tâm thanh tịnh: tính bất nhị cũng là tính đức của tính diệu minh thường trụ, có bản chất căn bản là bất nhị.
[In fact, the example is limited, because fundamentally there is no duality in pure minds: it is the same quality of clarity that is essentially nondual]
Tính diệu minh biện biệt vô ngại
( Sensitivity; the unimpededness; tính nhận biết phân biệt rành rẽ không bị ngăn chặn).
Để làm bản miêu tả đầy đủ của tâm thanh tịnh, một phương diện thứ ba nên được thêm vào hai tính đức đã được thảo luận ở trên , đó là tính diệu minh biện biệt vô ngại -- sensitivity; the unimpededness; nhận biết phân biệt rành rẽ không bị ngăn chặn; liễu tri biện biệt vô ngại.
Tính diệu minh thường trụ của tâm là khả năng của tâm để trải nghiệm; mỗi sự sự vật vật có thể sinh khởi trong tâm, thế nên những khả hữu của chúng cho các nhận biết sáng tỏ hoặc viên minh giác chiếu thì chẳng có giới hạn.Thuật ngữ Tây Tạng để phác họa tính đức này được gọi là ‘sự vắng mặt của sự ngăn chặn’ (‘absence of impediment’). Đây là tự do của tâm để trải nghiệm mà không có chướng ngại. Ở mức độ thanh tịnh, những trải nghiệm này có những tính đức của viên giác -- enlightenment; Ở mức độ nhân duyên, chúng là những nhận thức của tâm của mỗi sự sự vật vật trong trạng thái này hoặc kia; đó là, cái khả năng để biện biệt rành rẽ, để nhận thức, và suy nghĩ, tưởng tượng về tất cả sự sự vật vật.
Để trở lại tỉ dụ của chiêm bao, tính đức tự nhiên của nhận biết phân biệt rành rẽ không bị ngăn chặn sẽ là, bởi vì tính rỗng thông mở ra các khả hữu cho biến hiện và tính nhận biết sáng tỏ chiếu khắp thường trụ,-- tính chân không diệu viên và tính diệu minh thường trụ của nó -- khả năng của nó để trải nghiệm tính vạn thù sai biệt của những phương diện của chiêm bao, cả những nhận thức của chủ thể chiêm bao và những trải nghiệm của thế giới được chiêm bao.Tính diệu minh thường trụ là cái cho phép những trải nghiệm sinh khởi, trong khi đó tính nhận biết phân biệt rành rẽ không bị ngăn chặn là tính toàn thể của tất cả những phương diện được trải nghiệm một cách phân biệt rành rẽ.
Tính nhận biết phân biệt rành rẽ không bị ngăn chặn này đều như nhau, ở mức độ nhị nguyên đối đãi, tập quán, để trở thành tất cả những kiểu loại của những tâm niệm và những cảm xúc đang sinh khởi trong tâm và, ở mức độ thanh tịnh của một vị phật, để trở thành tất cả trí tuệ bát nhã hoặc những tính đức viên giác đi vào thiền quán để cứu độ những hữu tình.
Thế nên, tâm thanh tịnh có thể được hiểu như sau: về bản chất căn bản: chân không diệu viên -- rỗng thông mở ra các khả hữu cho biến hiện, về bản chất: diệu minh thường trụ -- tràn đầy chiếu sáng khắp cả thường trụ, về các phương diện của nó: diệu minh biện biệt vô ngại -- nhận biết phân biệt rành rẽ không bị ngăn chặn. Ba mặt này, chân không diệu viên, diệu minh thường trụ, và diệu minh biện biệt vô ngại, không li cách nhưng đồng thời. Chúng là những tính đức đồng thời và kết hợp của tâm đã tỉnh thức -- the awakened mind.
Ở mức độ thanh tịnh, những tính đức này là trạng thái của một vị phật; ở mức không thanh tịnh của vô minh và vọng tưởng, chúng trở thành tất cả những trạng thái của tính giác bị lệ thuộc nhân duyên, tất cả những trải nghiệm của sinh tử luân hồi.
Nhưng khi tâm được viên giác hoặc bị huyễn tượng, không có một sự sự vật vật nào vượt ngoài tâm, và tâm về bản chất căn bản thì như nhau trong tất cả hữu tình, loài người hoặc loài khác người. Tính Phật, với tất cả những năng lực và tính đức viên giác của nó, thì đều hiện diện trong mỗi hữu tình. Tất cả những tính đức của một vị phật thì ở trong những tâm của chúng ta, mặc dầu bị bao phủ hoặc ngăn che, cũng hoàn toàn giống như ở trong trạng thái một khung kính cửa sổ vốn vẫn trong suốt và trong mờ nhưng một lớp phủ dày dặc cát bụi đã làm thành mờ đục.
Tịnh hoá, hoặc sự trục xuất những cái bất tịnh, cho phép tất cả những tính đức đã viên giác hiện diện trong tâm được khai phát .
Thực sự, tâm của chúng ta có một chút tự do và một ít tính đức tích cực bởi vì nó bị lệ thuộc nhân duyên do bởi nghiệp của chúng ta, hoặc những tập khí của chúng ta từ thời quá khứ.
Tuy nhiên, dần dần, những sự thực hành Pháp và thiền định tạo tự do cho tâm và đánh thức tâm để trở thành tất cả những tính đức của một vị phật.
-----------------------------------------------------------------------------
Phụ lục về Bản chất của tâm.
Các chú thích được trích từ ‘ Kim Cương Đạo Sư Liên Hoa Sinh -- Chỉ giáo Tinh yếu Thánh Pháp để tự giải thoát vào thời điểm chết và trong trung hữu’ --Nguồn : Đặc san Hiện Thực số 18/ 2009 Năm thứ 5.
Nay từ tháng 12-2010 , độc giả có thể đọc toàn bài trên Thư Viện Hoa sen -- Bản dịch và chú thích của Đặng Hữu Phúc.
-----------------------------------------------------------------------
Chú thích 4. Viết theo “Luminous Mind-The way of the Buddha’ của Kalu Rinpoche,Wisdom xuất bản 1997.
. Tâm thanh tịnh (pure mind : tịnh tâm, tịnh quang tâm, thật tâm, chân tâm, vô tâm) có ba tính đức bản chất căn bản, kết hợp và đồng thời : chân không diệu viên , (openness, emptiness ; open for manifestations: tính không; chân không diệu viên – chân không : rỗng thông vì lìa tướng ; diệu viên : mở ra các khả hữu cho biến hiện -- gặp sắc thì sắc trần biến hiện , gặp âm thanh thì thanh trần biến hiện,v.v. ; Skt.: sunyata) ; diệu minh thường trụ (clarity; luminosity; lucidity; Skt.: prabhasvara; nhận biết tràn đầy sáng tỏ chiếu khắp thường trụ; quang minh viên chiếu , thường tịch quang,…), diệu minh biện biệt vô ngại ( unimpededness, unobstructed intelligence, sensitivity: nhận biết sáng tỏ phân biệt rành rẽ không bị ngăn ngại; liễu tri biện biệt vô ngại ).
Tâm thanh tịnh chính là tính Phật (Phật tính, như lai tạng). Các tính đức này đều có trong tâm tạp nhiễm (impure mind), chỉ khác ở mức độ, là tâm tạp nhiễm (= thức thứ tám, thức a lại da, tàng thức, chân thức = tính phật bị ngăn ngại bởi vô minh) có bị nhơ nhuốm : từ tính không khởi lên cái tôi – chủ thể (from emptiness arises the me-subject), từ viên minh khởi lên cảm thức về khách thể (from lucidity arises the sense of otherness), từ nhận biết phân biệt không gì chướng ngại khởi lên tất cả các quan liên được đặt : cơ sở trên tham, sân và si (from unobstructedness arise all relationships based on attraction, repulsion, and ignorance).
Với sự chia chẻ này, cái thức nhơ nhuốm hoặc thức nhị nguyên sinh ra – cái thức một – ai – đó có một – cái – gì – đó. (with this split, contaminated consciousness or dualistic consciousness occurs – the consciousness that someone has something). Đó là cái thức thứ bảy (= ý; mạt na) có sáu thức : nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức (= thức thứ sáu = thức = mạt na thức) làm phụ tá đi theo ( entourage).
. Văn học cổ điển luận tạng chỉ nói đến hai trung hữu chết và tái sinh. Phật giáo Tây tạng theo tông Nyingma và Kagyu nói đến sáu trung hữu : trung hữu đời sống, thiền định, giấc mộng, thời điểm chết, pháp tính, và tái sinh.
. Nói tổng quát, thân được kiểm soát bởi năm gió năng lượng chính : gió mang sự sống (life – bearing wind), gió hướng thượng (upward – moving wind), gió lan toả khắp (pervasive wind), gió có lửa (fire – dwelling wind : gió mang sức nóng) và gió xuống khoảng trống (downward – voiding wind : gió vào các xoang trống của cơ thể). Những gió này làm sinh động (animate) cơ thể và nếu hoạt động tốt bảo đảm sức khoẻ tốt.
Vào thời điểm chết một loại gió khác hiển hiện gọi là gió nghiệp và tái sinh (the wind of karma and becoming : gió nghiệp và hữu; gió nghiệp và trở thành). Nó luôn luôn phân tán khắp cơ thể. Khi nó hiển lộ, nó sinh khởi và can thiệp vào các gió khác ; các triệu chứng bệnh lí xuất hiện khi thân tiếp cận với cái chết.
---------------------------------------------------------------------------------
Chú thích 5. Viết theo “The Tibetan Book of the dead” giáo sư Robert A.F Thurman dịch và giải (Bản in 1994)
. Phức hợp thân – tâm (The body – mind complex) có thể phân tích thành ba mức : thô, vi tế và cực vi tế. Mức thô gồm cơ thể của thịt, máu, xương và các chất khác, đó là năm đại : địa, thuỷ, hoả, phong, và không (elements of earth, water, fire, wind, and space) và tâm thô của sáu thức : nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân và ý.
Thân vi tế gồm hệ thần kinh trung ương, kinh mạch thần kinh, ba trục kinh mạch trung ương ( three channel central axis) chạy từ điểm giữa hai chân lông mày tới đầu mở của cơ quan sinh dục, trên có bảy trung tâm năng lượng gọi là luân xa (=wheels) hoặc hoa sen (complexes or lotuses).
Trong hệ thống thông lộ với 72.000 kinh mạch này có những điểm tinh tuý (Seminal Point hoặc giọt vi tế: Subtle drop) (Sanskrit : bindu ; Tạng ngữ : Thig-le) chuyển thông tính giác, được vận chuyển bởi những năng lượng vi tế gọi là gió ( within this network of pathways there Subtle “drops” of awareness-transmitting substances, moved around by subtle energies called winds).
Tâm vi tế tương ứng với các cấu trúc và những năng lượng này gồm có ba trạng thái tự nội hiển hiện nơi tâm thức khi năng lượng tức thời có tính chủ thể được rút lui khỏi các thức thô (the instant subjective energy is withdrawn from the gross senses).
Ba trạng thái này được gọi là quang sắc mặt trăng (luminance : nguyệt quang phổ chiếu), quang sắc mặt trời (radiance : nhật quang biến chiếu) và quang sắc bóng tối (imminence : u minh quang chiếu ; quang chiếu cõi âm) (quang sắc bóng tối này là trạng thái sâu thẳm nhất của tâm vi tế). Ba quang sắc này tương tự với nguyệt quang thanh tịnh (pure moonlight), nhật quang thanh tịnh (pure sunlight) và u minh quang thanh tịnh (pure darkness).
. Quang sắc bóng tối (darkness, dark-light) là biểu hiện thực nghiệm có tính chủ thể đạt đến mức sâu thẳm nhất của tâm vi tế, mức của u minh quang chiếu (imminence, dark-lit imminence) khi hữu tình sắp ngộ nhập quang minh tối hậu của bản giác (in a state of being about to enter the clear light of the ultimate). Nó thì tương tự như bầu trời đêm không mây, tuy tối đen vẫn trong sáng thấu suốt, không phải chỉ thuần là vắng mặt của ánh sáng.
Hai trạng thái của tâm vi tế là nhật quang biến chiếu (sun-lit radiance) và u minh quang biến chiếu (dark-lit radiance) cũng đôi khi gọi là những quang minh phổ chiếu (luminances) và đôi khi gọi là những tuệ quang (luminance wisdoms), chỉ cho ánh sáng màu nhiệm của bát nhã. (cũng đồng nghĩa với tuệ nhật, tuệ chiếu).
Kinh Vô lượng thọ nói “tuệ quang trong sáng nhiệm màu hơn cả mặt trời, mặt trăng”. Nên nhớ ánh sáng bên ngoài, chỉ nhìn thấy được khi ánh sáng gặp phải chướng ngại. Thế nên khi nhìn qua phi thuyền du hành không gian, khi thấy bóng tối mênh mông thì không có nghĩa là không có ánh sáng.
. Clear light là một từ Anh ngữ dịch từ “od gsal” của Tây tạng thế nên nghĩa không sâu sắc bằng từ gốc prabhasvara (của Sanskrit) có rất nhiều nghĩa : là giác chiếu phát quang, phát sáng, quang minh biến chiếu thực tại thâm sâu của pháp giới, vượt ngoài nhị nguyên sáng và tối (beyond the duality of bright and dark), quang minh tự chiếu của vạn hữu (a light of self-luminosity of all things).
Giáo sư Robert A.F Thurman nói : “It is a light …different from the lights of sun, moon, and rahu, the planet of the darkness”. Giáo sư đề nghị từ “transparency” và “clear light transparency”.
Ở đây và bây giờ, chúng ta nhớ đến Đức Phật A di đà với 12 danh hiệu : Vô lượng quang, Vô biên quang, Vô ngại quang, Vô đối quang, Diệm vương quang, Thanh tịnh quang, Hoan hỉ quang, Trí tuệ quang, Nan tư quang, Bất đoạn quang, Vô xứng quang, Siêu nhật nguyệt quang và nhớ đến Tự tính Di đà và nhớ đến nhất tâm đỉnh lễ, tán lễ về bậc thượng 18 lễ, lễ thứ 13: Nhất tâm đỉnh lễ, cực lạc thế giới, thọ mạng vô biên, quang minh vô lượng, phổ ứng thập phương, lâm chung tiếp dẫn A di đà phật.
Ở đây cũng xin ghi lại định nghĩa từ Phật Quang Đại Từ Điển, bản dịch Thích Quảng Độ, bản in năm 2000 : “Ánh sáng của đức Phật A di đà có 12 thứ, trong đó, Vô ngại quang có nghĩa là ánh sáng của Phật A di đà có năng lực phá tan các chướng ngại về nhân, pháp ; bất luận các chướng ngại bên ngoài như núi, sông, mây, mù …hay các chướng ngại bên trong như tham, si, mạn đều không ngăn che được ánh sáng ấy, cho nên gọi là vô ngại quang. Bởi thế cho nên đức Phật A di đà còn được gọi là Vô ngại quang Phật”.
Thế nên “clear light transparency” có thể dịch là vô ngại quang, hoặc siêu nhật nguyệt quang, hoặc thanh tịnh quang, thường tịch quang, v.v…
. Cuối cùng, là mức cực vi tế của thân – tâm, nơi nhị - nguyên thân tâm được tự buông bỏ. Đây là điểm tinh tuý (= giọt vi tế) bất khả hoại, được gọi tên là ‘năng lượng – tâm bất khả phân li của thanh tịnh quang / quang minh thanh tịnh’ (This is the indestructible drop, called “the energy – mind indivisible of clear light transparency)
[Người dịch bản Việt gọi nó là Tịnh quang tâm / hoặc Nhất điểm linh quang. Nhất điểm ở đây hiểu theo nghĩa nhất như, như như, nhất chân pháp giới].
Nó chính là tính Phật, nhất như với thật tại, vượt ngoài nhị nguyên đối đãi, nhất như với pháp thân chư Phật, và thực chứng của nó trong trải nghiệm là mục đích của” Quyển sách về giải thoát tự nhiên (Tử Thư Tây Tạng) thực ra chỉ là giọt bất khả hoại này ở mức cực vi tế. [Theo Atiyoga, thì Nhất điểm linh quang (Unique Seminal Point ; Tạng ngữ : thig-le nyag-gcig) là đồng nghĩa với pháp thân Phật – Buddha-body of reality. ĐHP]
Đây là tính của mỗi hữu tình. Nó tạo nên vô số tiến trình tái sinh. Nó chính là vô môn quan của giải thoát, luôn luôn mở, thể tính vẫn là tự do, mặc dầu hữu tình xoay quanh nó, đồng nhất nó với những trạng thái đổi thay biến động của đau khổ. Nó thì an lạc, trong sáng, không tạo phiền não, và không tạo tác. Biết nó là gì đã làm Đức Phật mỉm cười (Knowing it is what made the Buddha smile). Nó là cái làm chư phật và hữu tình giống nhau.
Tâm, Phật, chúng sinh tam vô sai biệt (Kinh Hoa Nghiêm).
------------------------------------------------------------------------
Kalu Rinpoche
The Nature of Mind
All phenomena are projections of the mind.Mind is not ‘a’ mind, the mind is empty in essence.
Although empty, everything constantly arises in it.
Through the deepest examination of the mind may we find its innermost root.
--- The Third Karmapa, Wishes of Mahamudra
----------------------------------------------------------------
The actual experience of the essential nature of mind is beyond words. To wish to describe it is like the situation of a mute who wants to describe the flavor of a candy in his mouth: he lacks an adequate means of expression. Even so, I would like to offer some ideas that hint at this experience.
The nature of pure mind can be thought of as having three essential, complementary, and simultaneous aspects: openness, clarity, and sensitivity.
OPENNESS
Mind is what thinks: ‘I am, I want, I don’t want’; it is the thinker, the observer, the subject of all experiences. I am the mind.From one point of view, this mind does exist, since I am and I have a capacity for action. If I want to see I can look; if I want to hear, I can listen; if I decide to do something with my hands, I can command my body, and so on. In this sense, the mind and its faculties seem to exist.
But if we search for it, we cannot find any part of it in us, not in our head, our body, or anywhere else. So from this other perspective,it seems not to exist. Therefore, on the one hand, the mind seems exist, but on the other, it is not something that truly exists.
However exhaustive our investigations, we will never be able to find any formal characteristics of mind : it has neither dimension, color, form, nor any tangible quality. It is in this sense that it is called open, because it is essentially indeterminate, unqualifiable, beyond concept, and thus comparable to space. This indefinable nature is openness, the first quality of mind. It is beyond illusory consciousness that causes us to experience mind as a ‘me’ possessing characteristics we habitually attribute to ourselves.
But we must be careful here! Because to say mind is open like space is not to reduce it to something nonexistent in the sense of being nonfunctional. Like space , pure mind cannot be located, but it is omnipresent and all-penetrating; it embraces and pervades all things. Moreover, it is beyond change, and its open nature is indestructible and atemporal.
CLARITY
If the mind is indeed essentially open, in the sense explained above, it is not only open or void, because if it were, it would be inert and would not experience or know anything, neither sensations nor joy and suffering. Mind is not only open—it possesses a second essential quality, which is its capacity for experiences, for cognition. This dynamic quality is called clarity. It is both the lucidity of mind’s intelligence and the luminosity of its experiences.
To better our understanding of clarity, we can compare the openness of mind to the space in a room we are in. This formless space allows for our experience; it contains experience in its totality. It is where our experience took place. Clarity, then, would be the light that illuminates the room and allows us to recognize different things. If there were only inert empty space, there would be no possibility for awareness.This is only an example, because clarity of mind is not like the ordinary light of the sun, the moon, or electricity. It is a clarity of mind that makes possible all cognition and experience.
The open and luminous nature of mind is what we call the ‘clear light’; it is an open clarity that, at the level of pure mind, is aware in and of itself; that is why we call it self-luminous cognition or clarity.
There is no truly adequate example to illustrate this clarity at a pure level. But at an ordinary level, which we could relate to more easily,we can get a glimpse of some of its aspects by understanding one of mind’s manifestations – the dream state. Let’say it is a dark night, and in this total darkness we are dreaming, or experiencing a dream world. The mental space where the dream took place – independent of physical place where we are –could be compare to the openness of mind, while its capacity for experiencing, despite the external darkness, corresponds to its clarity.
This lucidity encompasses all mind’s knowledge and is the clarity inherent in these experiences. It is also the lucidity of what or who experiences them; knower and known, lucidity and luminosity are but two facets of the same quality.
As the intelligence that experiences the dream, it is lucidity, and as the clarity present in its experiences, it is luminosity. But at the nondual level of pure mind, it is one and the same quality, ‘clarity’, called ‘prabhasvara’ in Sanskrit, or selwa in Tibetan. This example may be helpful in understanding, but bear in mind that it is just an illustration showing at a habitual level a particular manifestation of clarity.
In the example, there is a difference between the lucidity of the knower and the luminosity of that subject’s experiences. This is because the dream is a dualistic experience, differentiated in terms of subject and object, in which clarity manifests itself at once in the awareness or lucidity of the subject and in the luminosity of its objects.
In fact, the example is limited, because fundamentally there is no duality in pure minds: it is the same quality of clarity that is essentially nondual.
SENSITIVITY
For a complete description of pure mind, a third aspect should be
added to the first two qualities already disscussed, which is sensitivity or uimpededness. The clarity of mind is its capacity to experience; everything can arise in the mind, so its possibilities for awareness or intelligence are limitless. The Tibetan term that designates this quality literally means ‘absence of impediment’. This is the mind’s freedom to experience without obstruction. At a pure level, these experiences have the qualities of enlightenment. At a conditioned level , they are the mind’s perceptions of each thing as being this or that ; that is, the ability to distinguish, perceive, and conceive of all things.
To return to the example of the dream, mind’s inherent quality of sensitivity would be, because of its openness and clarity, its ability to experience the multiplicity of aspects of the dream, both the perceptions of the dreaming subject and the experiences of the dreamed world. Clarity is what allows experience to arise, whereas sensitivity is the totality of all aspects distinctly experienced.
This sensitivity corresponds, at the habitual, dualistic level, to all the types of thoughts and emotions arising in the mind and, at a pure level of a buddha, to all wisdom or enlightened qualities put into practice to help beings.
So, pure mind can be understood as follows: in essence, open; in nature, clear; and in its aspects, an unimpeded sensitivity. These three facets, openness, clarity, and sensitivity, are not separate but concomitant.They are the simultaneous and complementary qualities of the awakened mind.
At the pure level, these qualities are the state of a buddha; at the impure level of ignorance and delusion, they become all the states of conditioned awareness, all the experiences of samsara. But whether the mind is enlightened or deluded, there is nothing beyond it, and it is essentially the same in all beings, human or nonhuman. Buddha nature, with all its powers and enlightened qualities, is present in each being.All the qualities of a buddha are in our minds, though veiled and obscured, just as a windowpane is naturally transparent and translucent but made opaque by a dense coat of dirt.
Purification, or the removal of these impurities, allows all the enlightened qualities present in the mind to be revealed.
Actually, our mind has a little freedom and few positive qualities because it is conditioned by our karma, or our habitual imprints from the past.
Little by little, however, the practices of Dharma and meditation free the mind and awaken it to all the qualities of a buddha.
---------------------------------------------------------------------------------
Source: Luminous Mind. The Way of the Bud dha.
Wisdom, 1997.