Đến khóa tu lần này chúng tôi được gặp anh chị em Phật tử đến từ mọi miền đất nước như Hải Phòng, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Thái Nguyên, … rồi miền trung, tây nguyên, miền nam, miền tây. Có những gương mặt thân quen. Cũng có nhiều khuôn mặt mới. Thật thú vị.
Trong mỗi khóa thiền, tôi rất thích thú khi giao lưu với bạn bè đến tu học từ muôn nơi. Trong các khóa tu, lần nào cũng vậy, ban tổ chức có lịch cho các bữa ăn theo vùng miền. Lần này cũng vậy. Các khu vực miền bắc, miền trung, tây nguyên, nam bộ, TP HCM được có bữa ăn và sinh hoạt riêng. Mục đích để làm quan nhau sâu hơn, hiểu nhau hơn, gắn kết nhau chặt hơn. Để sau này, khi về nhà, cùng nhắc nhau hành thiền, yểm trợ cho nhau tu tập. Tu đâu chỉ có 5 ngày một tuần. Tu là cả đời. Tôi thành tâmbiết ơn những người bạn đến từ mọi miền đất nước. Họ quả thật rất muốn thay đổi cuộc đời, muốn thực tập sống trong chánh niệm và tỉnh thức nên mới dành những ngày Tết quý báu này để đến đây bên nhau hành thiền.
Tôi thật sự khâm phục và biết ơn các bạn từ Huế. Chiếc xe khách 45 chỗ chạy đến Lào thì hỏng. Lái xe phải bắt xe quay lại Việt Nam để mua phụ trùng thay thế. Mua được, quay lại đến biên giới thì cửa khẩu đã đóng cửa. Thế là phải đợi đến hôm sau. Trọn một ngày đêm chờ đợi, ăn mỳ gói, đến nơi rất muộn và mệt mỏi, nhưng các thiền sinh đến từ Cố đô vẫn rất vui vẻ và tham gia ngay các sinh hoạtcộng đồng và hành thiền miên mật. Thế mới biết các thiền sinh bay máy bay từ Hà Nội và Sài Gòn sang thật là may mắn. Thế mới biết tu không có dễ. Tôi thành tâmbiết ơn các bạn đạo xứ Huế đã góp phần cho khóa tu được vẹn toàn và đầy đủ, để có gia đình khúc ruột miền trung thân thương với khóa tu. Huế là trung tâmđạo Phật lớn của cả nước. Không thể thiếu Huế mà.
Chúng tôiđi thiền hành trong núi rừngmênh mông, đầy nắng và gió. Những bước chân dưới những tán cây xanh, phía trên là bầu trời bao la và ánh mặt trời ấm áp làm ai cũng thích thú. Thích thú nhất có lẽ là nhóm thiền sinh đến từ Hà Nội và phía bắc vừa xa cái lạnh mùa đông hôm qua. Chúng tôi thầm biết ơn mảnh đất đẹp và mát, xanh và tràn đây năng lượng Pack Chong này.
Chợt nhiên một thiền sinh đứng lên cám ơn đất nước Thái Lan đã cho chúng ta vùng đất quý giá này. Tôi ngồi tĩnh lặng thở nhẹ và sâu trong nụ cười thư giãn để thưởng thức khí trời của một trong những vùng đất có nhiều năng lượng nhất trái đất. Thật là may mắn khi được hành thiền ở vùng đất tốt này, nơi cách rất xa thành phố và dân cư, nơi có điều kiệnlý tưởng, cách biệt với cuộc sống để chuyên tâmtu tập. Tôi được nghe kể lại rằng người chủ miếng đất trên dưới 20 héc ta này đã nhượng lại với một cái giá rất rẻ. Ông muốn nơi dây thành thiền viện, thành trung tâmtu tập, thành nơi mà bất cứ người dân nơi đâu, không phân biệt quốc tịch có cơ hội được tu tập. Thật tâm biết ơn ông và những con ngườituyệt diệu này.
Tôi còn được kể lại rằng, thí chủ bỏ tiền ra mua miếng đất cúng dường này không phải là người Việt hay người Pháp mà là một doanh nhân Indonesia. Thật ngạc nhiên bởi Indonesia là đất nước của đạo Hồi, rằng phần lớn dân số quốc gia này theo đạo Hồi, ở đó còn có cả nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thế giới. Vậy mà lại có người bỏ tiền ra mua miếng đất rộng lớn này làm thiền viện để chúng ta được tu tập. Thành tâmbiết ơn họ. Trong tâm tôi tự nhiên tràn dâng tình cảm anh em, huynh đệ của các nước ASEAN. Mong sớm quay lại đất nước Indonesia, mong có cơ hội gặp người thí chủtín tâm kia để nói lời cảm ơnchân thành nhất.
Tôi ngủ trong phòng cùng với anh Vi Xiền. Anh là người Thái nhưng đang tập sự xuất gia. Anh rất chăm chỉ và kham nhẫn. Anh lau nhà, rửa chén, đĩa, tưới cây,... Vi Xiền làm việc suốt ngày đêm không mệt mỏi. Rảnh anh lại đọc sách hoặc ngòi thiền một mình. Thỉnh thoảng anh bổ trái cây, mở bánh kẹo, pha trà mời chúng tôithưởng thức. Tôi không biết tiếng Thái nên ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu với anh thông qua ít vốn tiếng Việt Vi Xiền mới học và khả năng tiếng Anh bập bẹ của anh. Vi Xiền rất hiền lành và luôn nở nụ cười rất tươi. Tôi ngồi lặng yên ngắm anh và biết rằng, rồi đây anh sẽ thành một sư thầy hướng dấn chúng tôitu tập. Từ tâm mình tôi biết ơn Vi Xiền. Anh là tấm gương sáng nhắc tôi tu và học. Là người Thái không biết tiếng Việt mà anh quyết tâm đến đây tập sự xuất gia, học tiếng Việt. Trong anh ắt có một động lực rất lớn lao, một quyết tâmxuất gia rất lớn. Có lẽ thiền sư Thích Nhất Hạnh phải có môt sức hút rất đặc biệt đối với anh.
Tôi còn biết ở làng thiền này còn có sư côTrúc Lâm cũng người Thái. Sư cô rất tuyệt vời trong bao công việc. Cô có hả năng bao quát và quán xuyến rất tốt. Riêng khoản giao dịch với chính quyền địa phương và giải quyết rất nhiều công việc quan trọng tại chỗ thì cô làm ngon lành nhất. Thật quý giá biết bao. Bên tăng thì có sư Hiện Pháp nói tiếng Việt rất giỏi. Sư còn sáng tác ra nhiều bài hát tiếng Việt rất hay, đặc sắc đến mức nếu được nghe thì cứ tha hồ mà cười. Như vậy, hiện nay ở Làng Mai Thái lan đã có 2 quý sư cô và một sư thầy. Chẳng bao lâu nữa con số này sẽ tăng lên bốn. Thật tuyệt vời. Không biết nói gì hơn ngoài 2 chữ cám ơn. Từ tâm can của tôi và các thiền sinh.
Các bạn tu còn cho biết bên Làng Mai Pháp có sư cô Linh Nghiêm người Thái rất giỏi. Sư côxuất gia từ rất lâu, cùng thời với thầy Pháp khâm. Tôi ngưỡng mộ vô cùng và mong được gặp để đảnh lễsư cômột lần.
Thế rồi khi giao tiếp với các bạn nước ngoài tôi lại nhận được những lời cám ơn rất đặc biệt khác. Bạn cám ơn đất nước Việt Namlinh thiêng và tuyệt vời. Đất nước Việt Nam đã có công sinh ra thiền sư Thích Nhất Hạnhtài năng và đức độ, người mà các bạn đều gọi tôn kính bằng từ “Thầy”. Chữ “Thầy” này được các bạn quốc tế phát âm khá chuẩn và thành ngôn từ chung. Khi các bạn xưng hô “Thầy” ai cũng biết rằng các bạn nói đến thiền sư Thích Nhất Hạnh. Các bạn cho biết, nếu không có đấ nước Việt Nam thì thế giới không thể có một thiền sư tài gỏi và có tâm rộng lớn như Thầy Thích Nhất Hạnh. Nhờ có đất nước Việt Nam, nhờ có Thầy Nhất Hạnh thì thiền mới đến được với khắp các quốc gia trên thế giới, để rồi bạn bè từ mọi tôn giáo đều có thể thực hành. Các bạn nói với tôi rằng nếu không có Việt Nam và Thầy Nhất Hạnh thì ai sẽ mang đạo Phật đi khắp thế giới thời hiện đại. Tôi giật mình, thì ra tài sản quý giá của Việt nam đã mang xuất khẩu rất thành công chính là đạo Phật.
Các bạn quốc tế cũng cám ơn đất nước Việt Namđặc biệt của chúng ta. Những bạn đã từng đến nước ta, nhất là những di tích như thành Luy Lâu với chùa Dâu, rồi chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp, chùa Hương, Yên tử,… đều nói rằng cảm nhận rất rõ năng lượng và khí thiêng nơi đây. Có bạn đã đến vài lần và muốn quay lại nữa. Tôi lại giật mình. Thì ra di sản quý giá nhất của nước mình là đạo Phật. Trong khi các bạn quốc tế cám ơn chúng ta thì tôi muốn cám ơn các bạn từ đáy lòng mình về phát hiện rất đơn giản mà ý nghĩa này.
Chúng tôi có một ngày gần như trọn vẹn trước khi khóa tu bắt đầu nên được nói chuyện và giao lưu với bao bạn đạo. Chính khoảng thời gian ít ỏi và quý giá này đã giúp tôi nhận ra nhiều thứ, ngộ thêm nhiều điều. Nhưng cái thú vị nhất trong ngày này là từ “cám ơn”. Mọi ngườiliên tục cám ơn nhau bằng những tình cảm chân thật kèm theo những nụ cười rất hiền hậu và thân thương.
Làng Mai tại Thái Lan
Tôi ngẫm về sức mạnh của lời cám ơn. Thật vi diệu và đáng để thực tập mỗi ngày. Tôi thêm một nữa muốn thành tâmbiết ơn quý thầy, quý sư cô, biết ơn tất cả 180 quý tăng, ni nơi Làng Mai Thái Lan đã hết mình cho khóa tu, biết ơn 250 thiền sinh đến từ mọi miền đất nước và các quốc gia khác đã cùng tôi tu tập rất tốt để tôi có “vốn” quý mang về Việt Nam.
Ngồi trước phòng mình ngắm thiên nhiên đẹp mà tôi vui vô cùng. Ngồi ngắm những giò hoa treo trước mặt mà tôi hạnh phúc quá. Biết ơn liệu đã đủ chưa!
Tôi cũng thành tâmbiết ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Thành tâm. Từ tâm từ của tôi. Mong bạn cũng dành thời gian hành thiền, đầu tư thời gian cho tu tập. Ta có thiền trong cả 4 tư thế: đi, đứng, nằm, ngồi và suốt 24 tiếng đồng hồ (trừ khi ngủ) cơ mà.
Pack Chong – Sài Gòn – Hà Nội tháng giêng Ất Mùi 2015
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.