Sự Phát Triển Của Đạo Phật Ở Hoa Kỳ - Giáng Ngọc (Dịch) (Theo Buddhistchannel.tv)

10/05/201112:00 SA(Xem: 23687)
Sự Phát Triển Của Đạo Phật Ở Hoa Kỳ - Giáng Ngọc (Dịch) (Theo Buddhistchannel.tv)


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO PHẬT Ở HOA KỲ

Giáng Ngọc (dịch) (Theo Buddhistchannel.tv)


blankCác buổi diễn thuyết của Đức Dalai Lama vừa qua đã thu hút sự tham dự của hơn 1,5 triệu người Mỹ gồm nhiều thành phần khác nhau khiến cho Phật giáo ngày càng dược chú ý và trở thành một trong bốn tôn giáo lớn của Mỹ.

Tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ này du nhập vào Mỹ từ thế kỷ 19 và từ năm 1990 đến năm 2000, số tín đồ tăng thêm 170% theo ARIS, một tổ chức chuyên nghiên cứu về các tôn giáo tại Mỹ. ARIS cho rằng số tín đồ Phật giáo vào năm 2004 là 1,5 triệu người nhưng những người khác lại cho rằng thực tế là gấp đôi con số đó. “1,5 triệu người là một con số quá thấp”, Richard Seager, tác giả cuốn “Phật giáo ở Hoa Kỳ” nói.

Theo tiến sỹ Seager, đồng thời cũng là giáo sư nghiên cứu về tôn giáo trường Hamilton, New York cho biết thêm: những người nhập cư từ Châu Á chiếm 2/3, số còn lại là những người Mỹ tình nguyện cải đạo sang đạo Phật. Điều gì hấp dẫn người Mỹ đến vậy? Một vài người cho rằng Đức Dalai Lama đóng vai trò quan trọng và cách tiếp cận không mang tính truyền giáo và bắt buộc đã đáp ứng được nhu cầu nhu cầu về tâm linh mà người Mỹ hiện đại đang cần.

 “Người ta có cảm giác rằng Đức Dalai Lama và Thiền sư Thích Nhất Hạnh của Việt Nam đang đóng góp một điều gì đó cho nền văn hóa Mỹ chứ không phải cố gắng cải đạo người khác”. Sư Surya Das, một giảng sư theo trường phái Mật tông Tây Tạng nói.”Họ không xây những ngôi chùa hoành tráng mà cung cấp những điều mà người Mỹ cần cho tâm linh, đó là sự hòa giảihòa hợp và cách để thân tâm được an lạc”. 

Và một nhân tố quan trọng hơn, ông nhấn mạnh, rằng Phật giáo tập trung vào sự tu tập của mỗi cá nhân mà các tôn giáo phương Tây không đề cập đến. “Người ta luôn tìm kiếm sự thực hành chứ không phải là một hệ thống các đức tin hay cac quy tắc đạo đức mà mỗi chúng ta đều phải có và chúng lại giống nhau ở mọi tôn giáo”. Sư Surya Das nói “Đó là sự thực hành chuyển hóa tinh thần để thân tâm được an lạc”.

Tại một trung tâm tu tập ở Cambridge, bang Massetcuset khỏang 20 Phật tử đang hướng dẫn cho mọi người cách ngồi thiền. Carlos Marsh, một kiến trúc sư và cũng là trưởng nhóm Phật tử cho biết, mình rất vui vì đã tìm được con đường dẫn dắt tâm linh vì “trước đây tôi luôn là người chống lại những gì phi lý trí”. Cô tiếp: ”Nhưng sau khi đọc cuốn “Đánh thức Phật tính trong bạn” (tạm dịch từ Awakening the Buddha within) của sư Surya Das, tôi đã thay đổi hoàn toàn…Có thể nói mục đích cuối cùng của tôi là hướng đến sự giải thoát. Sau 8 năm tu tập, tôi là người hạnh phúc hơn, biết cảm thông hơn, biết nhận diện những hạnh phúc bình dị mà trước đó tôi đã không nhận ra và còn nhiều điều khác nữa”.

Còn đối với Jane Moss, người có hơn 15 năm thực hành, thì giá trị của cuộc sống là phải biết cách “an trú trong hiện tại”. ”Vì khi thực hiện được điều đó, bạn sẽ nhận thấy thế giới này rất tốt đẹp và mỗi con người đều xứng đáng được yêu thương”. Mỗi tháng nhóm của cô tổ chức thiền tập một lần với chủ đề tình yêu và lòng nhân từ.

Sư Surya Das mở trung tâm tu tập Dzogchen vào năm 1991 ở bang Massetcuset, sau hơn 10 năm tu tập với các Lạt Ma Tây Tạng. Trước khi trở thành nhà sư, ông là Jeffrey Miller sinh trưởng trong một gia đình trung lưu gốc Do Thái ở Brooklyn. Khi còn là sinh viên đại học Buffalo (New York) ông là một nhà hoạt động chống chiến tranh Việt Nam. Năm 1970 ông đã bị sốc khi chứng kiến bạn thân của mình là Allison Krauson bị bắn chết bởi lực lượng an ninh quốc gia.

 “ Khi tôi tốt nghiệp vào năm 1972, tôi vỡ mộng về một chính trị mà tôi đang sống. Tôi nhận ra rằng việc xuống đường biểu tình đòi hòa bình chỉ là những lời nói đầy mâu thuẫn

Và điều tôi muốn là hòa bình cho tâm của mình”. Ông giải thích. Khác với các sinh viên khác, chàng trai Miller sau khi tốt nghiệp đã tìm kiếm con đường tâm linh cho riêng mình và kết thúc hành trình ở dãy Himalaya. Ở đây, anh tu tập với các Lạt Ma Tây Tạng và lúc rảnh rỗi anh dạy tiếng Anh cho những người bạn đồng tu. Có rất nhiều sự đấu tranh và nghi ngờ trong tâm nhưng rồi anh cũng vượt qua được.Sư Surya Das kể tiếp: ”Một trong những bài học lớn mà mọi người trong tu viện phải học là học cách yêu thương cả những người mà mình ghét”.

“Có rất nhiều trường phái Phật giáo khác nhau nhưng mục đích cuối cùng thì đều giống nhau, đó là sự giác ngộ”. Sư Surya nói ”tức là giác ngộ về niết bàn, trí tuệ và lòng yêu thương chính mình. Đó là một quá trình lâu dài phụ thuộc vào sự tu tập, cách ứng xử và một tình yêu chân thành đối với mọi loài”. 

Phật giáo trong tiếng Phạn là “đạo tỉnh thức” được sáng lập bởi Thái tử Tất đạt Đa cách đây hơn 2500 năm. Phật giáo tin rằng một khi đã giác ngộ thì con người sẽ đạt đến sự giải thoát. Hoàn toàn không đề câp đến Đức Chúa Trời để cầu mong mà nhấn mạnh đến trí tuệ và sự giác ngộ của mỗi con người để đạt đến sự giải thoát. Sư Surya Das trích dẫn lời Phật dạy: “Tất cả chúng ta đều có Phật tínhchúng ta sẽ thành Phật nếu chúng ta kiên trì tu tập”

Có thể nói Phật giáo ở Hoa kỳ mang những nét đặc trưng riêng so với Phật giáo ở Châu Á. Ít mang tính thần thoại, chú trọng đến tu thiền, mang tính dân chủ, tính xã hội sâu rộngđặc biệtvai trò của phụ nữ được đề cao hơn.

Xin mượn lời của sư Surya Das để kết cho bài viết này “Phật giáo mang đến hạnh phúc thật sự cho tôi và giúp tôi nhận diện được mình trong cuộc sống và trong vũ trụ”.
 
Giáng Ngọc (dịch) (Theo Buddhistchannel.tv)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.