Chương 1: Sơ Lược Tiểu Sử

14/06/20152:11 SA(Xem: 8374)
Chương 1: Sơ Lược Tiểu Sử

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14 
Đạo sư với trí tuệ như biển cả - Ocean of Wisdom 

Việt dịch: Tâm Diệu

Chương 1
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ

ĐẠT LAI LẠT MA LÀ GÌ?

dalai lama wall
Ancient wall mural of the 5th Dalai Lama

Sau khi Phật giáo truyền bá vào Tây Tạng từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ bảy, bốn trường phái chính được hình thành - Kagyu, Nyingma, Sakya, và Gelukpa. Tất cả đều dựa vào Phật pháp, giáo lý của Đức Phật. Trường phái Gelukpa (Cách Lỗ - phái Hoàng giáo) thiết lập một mối quan hệ với Mông Cổ và, kết quả là, trở thành giáo pháiảnh hưởng nhất trong tương lai.

Tây Tạng, Lạt Ma là thầy dạy Phật giáo hướng dẫn những người khác về triết học Phật giáo. Danh hiệu "Đạt Lai Lạt Ma" xuất hiện trong thế kỷ thứ mười sáu, khi Altan Khan, vua Mông Cổ, mời vị Lạt Ma thứ 3 tông phái Gelukpa, Sonam Gyatso, hướng dẫn Phật Giáo cho người Mông Cổ. Vua Khan đã rất xúc động bởi những lời dạy của Lạt Ma Sonam Gyatso mà ông đã ứng dụng những lời dạy này để làm ra luật Phật ở Mông Cổban cho Sonam Gyatso (1543-1588) danh hiệu "Đạt Lai Lạt Ma" đó là một sự kết hợp giữa từ Dalai (tiếng Mông Cổ nghĩa là biển cả) và từ Lama (tiếng Tây Tạng có nghĩa là đạo sư, thầy dạy đạo). Danh hiệu này được dịch tạm là "Đạo sư với trí tuệ như biển cả - Ocean of Wisdom."

Đức Đạt Lai Lạt Ma được cho là hóa thân của Đức Chenrezig, vị thần từ bi cứu giúp chúng sinh thoát khỏi sự khổ đau của cuộc đời. Mỗi khi vị Lạt chết đi và tái sinh lại, một cậu bé thường được tìm thấy trong khoảng thời gian vài năm sau, xác định là vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp, và sau đó được nâng lên và dạy như một nhà lãnh đạo tôn giáo tiếp theo của Tây Tạng. Tính đến hôm nay, đã có mười bốn vị Đạt Lai Lạt Ma.

NGUỒN GỐC CỦA LẠT MA


potala_palace_13
The Portala palace in Lhasa

Sau khi Sonam Gyatso qua đời và người kế nhiệm của ông, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ tư, được đặt tên, Tây Tạng có nhiều mâu thuẫn giữa các giáo phái tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau và những tiểu vương thường tìm kiếm quyền lực. Trong thời gian đó trường phái Gelukpa vẫn duy trì liên lạc với Mông Cổtiếp tục duy trì như vậy cho đến thế kỷ XX. Trong thời đại của vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 5  (Losang Gyatso, 1617-1682), hoàng tử Mông Cổ Gushi Khan xâm lăng Tây Tạng, tự xưng vương, loại bỏ tất cả các đối thủ của trường phái Gelukpa, và giao quyền quản lý đất nước cho vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 này. Còn được gọi là "Vị Vĩ Đại Thứ năm," Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 biểu dương quyền lực của mình bằng cách tổ chức chính phủ liên bang và chính quyền của Tây Tạng, di chuyển ghế quyền lực của mình đến thủ đô Lhasa, và bắt đầu xây dựng cung điện Potala Palace. Tuy nhiên, các vị Đạt Lai Lạt Ma sau sẽ không có quyền lực này. Trong thực tế, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 (Jamyang Gyatso, 1683-1706) đã được công bố là một hóa thân giả và bị lưu đày vì ông đã dành nhiều thời gian hơn cho việc uống chang (một loại rượu mạnh) và tán tỉnh phụ nữ hơn việc tu học Phật giáo. Vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp được cho là bị giết, hay đã chết trong thời thơ ấu, hoặc là con rối của các bộ trưởng trong chính phủ tranh dành quyền lực.

The 13th Dalai Lama
The 13th Dalai Lama

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 (Tubten Gyatso, 1876-1933), Thubten Gyatso, rất khác so với những người tiền nhiệm của ngài. Ngài đã nhận ra có những lỗi lầm trong chính phủ Tây Tạng và đã cố gắng khắc phục chúng. Ngài cũng thừa nhận rằng Tây Tạng, bị cô lập quá lâu từ thế giới bên ngoài, dễ bị những cuộc tấn công từ bên trong lẫn bên ngoài. Kết quả là, ngài cho xây dựng lực lượng quân đội, gửi học sinh ra nước ngoài để hấp thụ được một nền giáo dục phương Tây, đưa công nghệ kỹ thuật đến Tây Tạng bằng cách nhập khẩu máy phát điện đầu tiên và xe hơi đến Lhasa. Khi triều đại Mãn Châu chấm dứt vào năm 1911, ngài cắt đứt mọi quan hệ với Trung Quốctuyên bố Tây Tạng là một quốc gia độc lập, thừa nhận rằng mối quan hệ giữa trường phái Gelukpa và người Mông Cổ vẫn được duy trì và sau đó người Mãn Châu đã không còn có mặt trong chính phủ Trung Quốc mới. Vì vậy, khi ngài qua đời vào năm 1933, những âm mưu chính trị và các tranh luận được khuấy động về việc ai sẽ là người lãnh đạo mới. Trong cuộc xung đột và khủng hoảng quyền lực gần đây đưa đến sự cần thiết phải tìm một hoá thân kế tiếp của Đức Chenrezig – Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (Tenzin Gyatso, 1933- nay).

Ghi chú thêm của người dịch:

Đạt Lai Lạt Ma hay Dalai Lama là danh hiệu của một nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng thuộc trường phái Gelukpa (Cách Lỗ). Danh hiệu này lần đầu tiên được vua Mông Cổ Altan Khan phong cho vị Lạt Ma thứ 3 trường phái Gelukpa, Sonam Gyatso vào năm 1578. Kể từ 1617, Đức  Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 trở thành người lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng. Kể từ đó, người Tây Tạng xem Đức  Đạt Lai Lạt Mahiện thân của Quán Thế Âm Bồ Tát và Đức Ban Thiền Lạt Ma là người phụ chính. Mỗi một Đạt Lai Lạt Ma được xem là tái sinh của vị trước. Đức  Đạt Lai Lạt Ma hiện tại là vị thứ 14, sống lưu vong tại Ấn Độ từ 1959 đến nay. Ngài được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989, đồng thời là người đại diện Phật giáo xuất sắc nhất hiện nay trên thế giới.

VỊ LÃNH ĐẠO RA ĐỜI

The 14th Dalai Lama Lhamo Thonddup as a child
The 14th Dalai Lama, Lhamo Thonddup, as a child

Ngày 6 tháng 7 năm 1935, một cậu bé nhỏ được sinh ra trong ngôi làng nhỏ Takster, được tìm thấy trong các khu vực Amdo của vùng Đông Bắc Tây Tạng. Cậu là người thứ chín trong số mười sáu trẻ em, bảy người sống sót. Cậu ta tên là Lhamo Thondup, hoặc "Wish- Fulfilling Goddess."

Nhìn lại ngày hôm đó, mọi người nhớ lại thời tiết như sấm sét và có cầu vồng trên ngôi nhà khi bà mẹ khai sinh ra cậu, một cặp chim quạ trên mái nhà, và sự hồi phục bất ngờ của người cha Choekyong Tsering, người đã bị ốm đau nhiều tuần lễ. Tất cả những dấu hiệu cho thấy sự ra đời của một đứa trẻ đáng chú ý.

Khi cậu bé đã đủ tuổi, cậu giúp mẹ, Deylei Tsering, những công việc gia đình. Cha cậu làm ruộng, nuôi gia súc, trao đổi cho những gia đình không thể nuôi được. Mẹ của cậu đã được biết đến với lòng từ bi sâu sắc của mình, một đặc điểm mà con trai của mình cũng có được. Hai anh lớn tuổi của Lhamo Thondup đã đi học tại tu viện Kumbum gần đó, một người trong số đó đã được công nhậnhóa thân của một vị thầy Phật giáo. Khi cậu lớn lên, cũng có những dấu hiệu cho thấy cậu là hóa thân của một vị Đạt Lai Lạt Ma: cậu thích giả vờ được xếp đồ cho một chuyến đi đến Lhasa; cậu khăng khăng đòi ngồi ở đầu bàn; và cậu cũng có một vài giấc mơ đó có thể đã được giải thích như là dấu hiệu. Tuy nhiên, không có gì rõ ràng cho biết điều sắp đến.



CÔNG CUỘC TÌM KIẾM

Regions of Tibet
Regions of Tibet

Hai năm trước khi Lhamo Thondup ra đời, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 qua đời. Hi vọng khôi phục lại được một số trật tự của Tây Tạng, các vị Lạt Ma bắt đầu tìm kiếm hóa thân của ngài. Họ đã có một số dấu hiệu như là nơi họ nên nhìn: Có những đám mây hình con voi hình thành ở phía đông bắc của bầu trời. Có một loại nấm có hình ngôi sao trên một cột trụ ở phía đông bắc của một ngôi đền, được xây dựng để Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ  13 an nghỉ. Khuôn mặt của Đức Đạt Lai Lạt Ma 13, mà ban đầu đã được định vị ở phía Nam trên ngôi mộ, sau đó đã quay về phía Đông.

Những dấu hiệu này cho thấy miền Đông của Tây Tạng là quan trọng. Ngoài các quan nhiếp chính, hoặc các vị lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng được tạm thời bổ nhiệm vào thời điểm đó, đã có tầm nhìn xa mà sau này sẽ giúp đỡ trong việc tìm kiếm. Được trang bị với thông tin này, các vị Lạt Ma đứng đầu các toán tìm kiếm sẽ dễ dàng kiếm tìm hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.

Landscape of Tibet
Landscape of Tibet

Sau ba tháng du hành, một nhóm các vị Lạt Ma đã tới Tu viện Kumbum và ngay lập tức nhận ra đó là tu viện mà quan nhiếp chính đã nhìn thấy từ tầm nhìn xa. Sau khi thăm viếng Ma Pu-Feng, vị thống đốc địa phương của Trung Quốc, nhóm tìm kiếm đến thăm nhà của Lhamo Thondup. Giả vờ như những du khách lạc đường, các Lạt ma đã được chào đón vào nhà, nơi mà Lhamo Thondup đã cho thấy dấu hiệu về sự tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma bằng cách nhận biết các vị khách là Lạt Ma. Sau khi rời khỏi nhà, các vị Lạt Ma đã liên lạc với chính quyền Tây Tạng xin phép kiểm tra cậu ta và, khi nhận được phép họ trở lại thăm cậu và đưa cho cậu bé một thử nghiệm đơn giản - để phân biệt sở hữu tài sản của cố Đức Đạt Lai Lạt Ma với những vật khác. Lhamo Thondup thông qua các bài kiểm tra. Các vị Lạt Ma đã tìm thấy hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.

Vẫn còn vấn đề về làm sao cho cậu ấy đi Lhasa, thủ đô Tây tạng. Thống đốc địa phương Trung Quốc Ma Pu-Feng đã nghe những gì đã xảy ra và đòi hỏi một số tiền lớn từ những người dân Tây tạng. Sau khi nhận được tiền, ông ấy lại đòi hỏi thêm một số tiền lớn hơn, thậm chí còn muốn trì hoãn sự ra đi của Lhamo Thondup trong khoảng hai năm. Trong khi đó, cậu bé ở lại Tu viện Kumbum cùng với hai người anh của cậu.

Cuối cùng vào mùa hè năm 1939, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 khởi hành đi Lhasa vào năm lên bốn tuổi.

LỄ NHẬP ĐẠO

The 14th Dalai Lama at his initiation
The 14th Dalai Lama at his initiation

Ở Lhasa, chính phủ Tây Tạng chính thức tuyên bố Lhamo Thondup là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và nghi lễ nhập đạo diễn trên ngai sư tử, biểu tượng của vị lãnh đạo chính trị và tinh thần Tây Tạng. Tóc đã được cạo và, như truyền thống, vị tân lãnh đạo nhận được một cái tên mới - Jamphel Ngawang Lobsang Yeshe Tenzin Gyatso. Người Tây phương sẽ gọi là Tenzin Gyatso hoặc Đức Đạt Lai Lạt Ma; người dân Tây Tạng sẽ gọi là Gyalwa Rinpoche, Yeshi Norbu, hoặc Kundun. Đức Đạt Lai Lạt Ma trẻ sau đó đã được chuyển đến cung điện Potala, nơi ngài sẽ sống và học tập cho các phần còn lại của tuổi thơ ấu và tuổi thiếu niên.

Thỉnh thoảng cậu bé được phép thăm gia đình, họ cũng đã chuyển tới Lhasa. Trong ba năm đầu tiên một người em trai cũng được sống chung với cậu ở trong cung điện, nhưng vì sự láu lỉnh do cậu anh gây ra nên cậu anh được gửi đến một trường học ở xa. Một mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chuyển sang các nguồn giải trí khác bằng cách tháo hộp nhạc cũ, đồng hồ và dàn trận chiến với các tu sĩ khác sử dụng đội quân làm bằng bột lúa mạch. Ngài cũng thường xuyên nhìn xuống thành phố Lhasa qua kính viễn vọng – qua đó ngài đã tìm thấy tình yêu của mình dành cho đồng bào, những người mà một ngày ngài sẽ lãnh đạo.

GIÁO DỤC

The 14th Dalai Lama with his tutor Heinrich Harrer
The 14th Dalai Lama with his tutor Heinrich Harrer

Là người lãnh đạo tương lai của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được giáo dục kỹ lưỡng để chuẩn bị cho vị trí của mình. Bắt đầu từ sáu tuổi ông đã học thiền, đọc, viết, học kinh điển Phật giáo, triết học, luận lý học, tranh luận, và nghệ thuật Tây Tạng, văn hóa, và làm thơ. Bị cô lập khỏi những người dân của mình, ông đã trở nên quan tâm đến thế giới bên ngoài nhiều hơn khi ông lớn lên và được biết về những khó khăn gian khổ của người nghèo trong các xã hội phong kiến.  

Sau đó, vào năm 1949, Đức Đạt Lai Lạt Ma nghe nói về Heinrich Harrer và Peter Aufschnaiter, hai người Áo ở Lhasa người đã từng là tù nhân của người Anh ở Ấn Độ trong Thế chiến II và đã trốn sang Tây Tạng. Ông mời Harrer dạy cho ông và trong vài năm tiếp theo, ông đã học tiếng Anh và thế giới phương Tây - thế giới bên ngoài. Đồng thời Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu tham dự vào các cuộc tranh luận công cộng và các nghi lễ tôn giáo như là một phần của chương trình giáo dục dành cho ngài. Tuy nhiên, ngài vẫn còn quá trẻ để tham gia vào các hoạt động chính trị trong đất nước của ngài. Điều đó sẽ sớm thay đổi.

TRUNG CỘNG XÂM LĂNG

Chinese soldiers in Tibet
Chinese soldiers in Tibet

Vào mùa hè năm 1950, một bức điện tín đến cung điện Potala từ một tỉnh trưởng tại một tỉnh đông nam của Tây Tạng. Trong đó, vị tỉnh trưởng nói rằng miền đông Tây Tạng đã bị xâm chiếm bởi những người lính Cộng sản Trung Quốc đến để giải phóng Tây Tạng khỏi "bọn đế quốc" - có nghĩa là, người phương Tây sống ở Tây Tạng. Biết rằng Tây Tạng không thể nào tự bảo vệ mình chống lại Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), một cuộc họp khẩn cấp được tổ chức bởi Quốc Hội Tây Tạng. Vào tháng mười 80.000 lính Trung Cộng được gửi thêm vào Tây Tạng để chuẩn bị cho một sự tiếp quản toàn diện.

Toàn dân Tây Tạng, kinh hoàng sợ hãi, cùng nhau đoàn kết cầu nguyện và, mất lòng tin vào chính phủ Tây Tạng, hướng về Đức Đạt Lai Lạt Ma về khả năng lãnh đạo. Mặc dù theo truyền thống, Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ có quyền lãnh đạo ở tuổi 18, Tenzin Gyatso đã buộc phải trở thành nhà lãnh đạo chính trị của Tây Tạng ở tuổi 15. Chẳng bao lâu sau đó người anh trai của ông đến Lhasa mang theo tin tức xấu – đoàn quân Cộng sản đã xâm chiếm tu viện Kumbum. Chính ông đã bị họ giam cầm và chỉ phóng thích với điều kiện là ông đi thuyết phục người em trai của mình chấp nhận sự cai trị của Cộng sản Trung QuốcTây Tạng, và nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma từ chối, thì giết ông ta. Nhanh chóng theo lời khuyên của người anh trai, Đức Đạt Lai Lạt Ma gửi các phái đoàn đến các nước khác để yêu cầu trợ giúp, bổ nhiệm hai thủ tướng thay mình để cai trị, và di chuyển ngôi vị lãnh đạo của mình đến Yatung nhằm thoát khỏi sự xâm lăng của Trung Quốc.

Ở Yatung, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục nghiên cứu học hỏi, nhưng thường xuyên lo lắng về cuộc xâm lược của Trung Quốc. Các quốc gia nước ngoài đã không sẵn lòng giúp đỡ vì họ thận trọng không muốn chọc tức Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc đã khẳng định là Tây Tạng luôn là một phần của Trung Quốc. Nhiều người đã tin, vì Tây Tạng luôn luôn để bị cô lập khỏi phần còn lại của thế giới.

Vào ngày 26 Tháng Năm 1951, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngạc nhiên khi nghe trên đài phát thanh rằng một phái đoàn Tây Tạng đã ký một hiệp ước với Trung Quốc được gọi là "Mười bảy Điểm Thoả thuận" mà không có sự đồng ý của ngài. Sau đó, ngài phát hiện ra rằng phái đoàn đã bị đe dọa bắt phải ký hiệp ước. Điều này, theo các chuyên gia pháp lý, hiệp ước không hợp pháp. Trong một nỗ lực để nói chuyện trực tiếp với chính phủ Trung Quốc, Đức Đạt Lai Lạt Ma trở lại Lhasa và cố gắng thương lượng với các tướng lãnh Trung Quốc nhưng không thành công - thay vào đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma bị buộc phải tự đồng ý "Mười bảy Điểm Thoả thuận".

Trong một nỗ lực khác để đàm phán với Trung Quốc, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận lời mời đến tham quan Trung Quốc vào năm 1954 trong cả năm. Thời gian này, một giáo viên giải thích với ngài về lý thuyết đằng sau chủ nghĩa cộng sản của Trung Quốc, và ông đã gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông, lãnh tụ cộng sản Trung Quốc. Cả hai nhà lãnh đạo đã hoà hợp với nhau, khiến Đức Đạt Lai Lạt Ma tin Tây Tạng có thể hợp tác yên bình với Trung Quốc - nhưng khi ngài trở về đất nước của mình, hy vọng của ngài biến mất. Lính Trung Quốc đã hiện diện mạnh mẽ hơn ở Tây Tạng, phá hủy các tu viện Tây Tạng và hiện vật quan trọng, tra tấn và giết người, cướp bóc và bảo quản lương thực dự trữ của Tây Tạng, khiến giá lương thực tăng cao và gây ra nạn đói của người Tây Tạng.

Hơn bốn năm sau, tình hình trở nên xấu đi hơn nữa. Mặc dù tất cả những nỗ lực của mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma biết là quốc gia có thể sớm có thể sớm đi vào tình trạng chiến tranh, cho nên ngài đã sắp xếp để có kỳ thi cuối cùng của chương trình học của mình càng sớm càng tốt. Đó là năm 1959 - ông 23 tuổi.



LÊN ĐƯỜNG LƯU VONG

The 14th Dalaim Lama arriving in India after his exile
The 14th Dalaim Lama arriving in India after his exile

Vào mùa xuân năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thông qua kỳ thi của mình, đạt được cấp bằng Geyche (tương tự như học vị Tiến sĩ Ph. D.) trong lãnh vực siêu hình học. Chẳng lâu sau đó, ngài chấp nhận lời mời đến xem trình diễn múa Trung Quốc, mà trước đây ngài đã hoãn xem do việc nghiên cứu học hỏi của mình.

Tuy nhiên, vào ngày của sự kiện này  xảy ra, Đức Đạt Lai Lạt Ma và những người phục vụ của ngài đã bị đánh thức bởi 30.000 người biểu tình xung quanh cung điện Potala và ngài đã buộc phải từ chối lời mời đến tham dự buổi trình diễn múa. Mặc dù đã từ chối lời mời, nhiều người Tây Tạng đã không rời bên ngoài của cung điện.

Trong những tuần kế tiếp, tình trạng căng thẳng giữa Trung QuốcTây tạng trở nên cao. Cuối cùng, Đức Đạt Lai Lạt Ma tham khảo ý kiến các cố vấn của ngài, họ đã nói với ngài hãy rời Tây Tạng ngay lập tức. Sau khi thiền địnhthực hiện sự tiên tri riêng của mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có cùng một kết luận. Trong đêm ngày 17 tháng 3 năm 1959, một vài phút trước 10:00 đêm, Tenzin Gyatso ngụy trang rời khỏi Lhasa.

Nguyên tác Anh ngữ:

What is a Dalai Lama?

After Buddhism spread to Tibet from India in the seventh century, four main sects were formed – the Kagyu, the Nyingma, the Sakya, and the Gelukpa. They were all based on dharma, the teachings of Buddha. The Gelukpa sect would be the one to establish a relationship with Mongolia and, as a result, become the most influential sect in the future.

In Tibet, a lama was a Buddhist teacher who instructed others in Buddhist philosophy. The title “Dalai Lama” arose in the sixteenth century, when Altan Khan, the ruler of Mongolia, invited the third Gelukpa lama, Sonam Gyatso, to instruct Mongols in Buddhism. Khan was so moved by the lama’s teachings that he made Buddhism the law in Mongolia and gave Sonam Gyatso the title “Dalai Lama,” which is a combination of the Mongolian word for ocean and the Tibetan word for teacher. This title roughly translates as “Ocean of Wisdom.”

The Dalai Lama is believed to be the reincarnation of Chenrezig, the deity of compassion who helps all beings try to escape the suffering of life. Every time one reincarnation dies, a young boy is usually found within the span of a few years, identified as the new Dalai Lama, and subsequently raised and taught as Tibet’s next religious leader. As of today, there have been fourteen Dalai Lamas.

Rise of the New Lama

After Sonam Gyatso had passed away and his successor, the fourth Dalai Lama, was named, Tibet had many conflicts between religious sects, with different beliefs and small rulers looking to gain power. During that time the Gelukpa sect was still maintaining contact with Mongolia and would continue to do so until the twentieth century. In the life of the fifth Dalai Lama, the Mongolian prince Gushi Khan invaded Tibet, declared himself king, eliminated all opposition of the Gelukpa sect, and assigned control of the country to the Dalai Lama. Also known as the "Great Fifth," the fifth Dalai Lama would demonstrate his power by organizing the federal government and authorities of Tibet, moving his seat of power to the capital Lhasa, and starting construction on the great Potala Palace. However, subsequent lamas would not have this power. In fact, the sixth Dalai Lama was declared a false incarnation and sent into exile because he spent more time drinking chang (a potent wine) and courting women than he did studying Buddhism. The subsequent Dalai Lamas were either murdered, died in their childhood, or were puppets of power-seeking ministers.

The thirteenth Dalai Lama, Thubten Gyatso, was very different from his predecessors. He recognized that there were faults in the Tibetan government and tried to rectify them. He also realized that Tibet, being isolated so long from the outside world, was vulnerable to internal and external attacks. As a result, he began building an army, sending children overseas to have a Western education, and introducing technology to Tibet by bringing the first electric generator and cars to Lhasa. When the Manchu dynasty fell in 1911, he severed all relations with China and declared Tibet as an independent country, knowing that the relationship maintained between the Gelukpa sect and the Mongols and later the Manchus was now lost in the face of the new Chinese government. Therefore, when he died in 1933, political intrigue and arguments were stirred up over who would be the new leader. Within this recent turmoil of increasing power plays and conflict came the need to find the next reincarnation of Chenrezig – the fourteenth Dalai Lama.

A Leader is Born

On July 6, 1935, a small boy was born in the small village of Takster, found in the Amdo region of northeastern Tibet. He was the ninth of sixteen children, seven of whom survived. His name was Lhamo Thondup, or “Wish-Fulfilling Goddess.”

Looking back on that day, people recall the thundering weather and the rainbow over the house during his birth, a pair of crows on the roof, and the unexpected recovery of his father Choekyong Tsering, who had been sick for weeks. All of these signs are indicative of the birth of a remarkable child.

When the boy was old enough, he helped his mother, Deylei Tsering, with household chores. His father farmed, raised animals, bartered for what the family couldn’t grow, and traded for horses. His mother was known for her deep compassion, a trait that also revealed itself in her son. Two of Lhamo Thondup’s older brothers were away studying at the nearby Kumbum Monastary, one of whom was recognized as the reincarnation of a Buddhist teacher. As he grew older, there were also signs that he was the reincarnation of the Dalai Lama: he liked to pretend he was packing for a trip to Lhasa; he would insist on sitting at the head of the table; and he had a few dreams that could have been interpreted as signs. However, nothing definitively indicated what was to come.

The Search

Two years before Lhamo Thondup’s birth, the thirteenth Dalai Lama died. Hoping to restore at least some order to Tibet, lamas began to search for his reincarnation. They had some signs as to where they should look: There were elephant-shaped cloud formations in the northeastern part of the sky. There was a star-shaped fungus on a column at the northeastern part of the temple, which was built to entomb the thirteenth Dalai Lama. The face of the late Dalai Lama, which was originally positioned to the south on his tomb, had later turned to the east.

These signs indicated that the eastern part of Tibet was important. In addition the regent, or the temporary Tibetan Buddhist leader appointed at the time, had seen visions that would later help in the search. Armed with this information, lamas headed out in parties to look for the reincarnation of the Dalai Lama.

After three months of travel, a group of lamas came to the Kumbum Monastary and immediately recognized it as the monastery from the regent’s visions. After paying tribute to the local Chinese governor Ma Pu-Feng, the search party visited the home of Lhamo Thondup. Pretending to be lost travelers, the lamas were welcomed into the house, where Lhamo Thondup showed signs of being the reincarnation of the Dalai Lama by identifying the lamas. After the lamas had left, they contacted the Tibetan government for permission to examine him and, upon receiving it, went back to the home and gave the boy a simple test – to distinguish the possessions of the late Dalai Lama from other objects. Lhamo Thondup passed the test. The lamas had found their reincarnation.

There was still the problem of getting him to Lhasa, the Tibetan capital. Ma Pu-Feng had heard what was happening and had demanded a large amount of money from the Tibetans. After he received the money, he then demanded an even larger sum, effectively delaying the departure of Lhamo Thondup for about two years. Meanwhile, the boy stayed at the Kumbum Monastery with his two older brothers.

In the summer of 1939, the fourteeth Dalai Lama finally departed for Lhasa at the age of four years old.

His initiation

In Lhasa, Lhamo Thondup was officially proclaimed the fourteenth Dalai Lama by the Tibetan government and ceremoniously initiated on the Lion Throne, the symbol of Tibetan political and spiritual leadership. His hair was shaved and, as tradition called, he received a new name – Jamphel Ngawang Lobsang Yeshe Tenzin Gyatso. Westerners would come to call him Tenzin Gyatso or His Holiness the Dalai Lama; Tibetans would call him Gyalwa Rinpoche, Yeshi Norbu, or Kundun. The young Dalai Lama was then moved to the Potala Palace, where he would live and study for the rest of his childhood and teenage years.

Every so often the young boy was allowed to visit his family, who had also moved to Lhasa. For the first three years one of his brothers also lived with him in the palace, but because of the mischief they caused together he was sent away to school. Alone, the Dalai Lama turned to other sources of entertainment by taking apart old music boxes and watches and staging battles with other monks using armies made of barley dough. He also often looked down at the city of Lhasa through his telescope – it was through this that he found his love for the people whom he would one day lead.

 

His Education

As the future leader of Tibet, the Dalai Lama had to be thoroughly educated in preparation for his position. Starting at the age of six he learned meditation, reading, writing, Buddhist scriptures, philosophy, logic, and debating, and Tibetan art, culture, and poetry. Being isolated from even his own people, he became more interested in the outside world as he grew older and learned of the hardships of the poor in its feudal society.

Then, in 1949, the Dalai Lama heard of Heinrich Harrer and Peter Aufschnaiter, two Austrians in Lhasa who had been British prisoners in India during World War II and escaped into Tibet. He invited Harrer to tutor him and over the next few years he learned English and of the Western world – the outside world. At the same time the Dalai Lama was beginning to participate in public debates and religious ceremonies as a part of his education. However, he was still too young to be politically active in his country. That would soon change.

The Chinese Take Over

In the summer of 1950, a telegram arrived at the Potala Palace from a governor in a southeastern province of Tibet. In it, the governor said that eastern Tibet had been invaded by Chinese Communist soldiers claiming to have come in order to free Tibet from “imperialists” – that is, Westerners living in Tibet. Knowing that Tibet could not defend itself against the Chinese People’s Liberation Army (PLA), an emergency meeting is held by the Tibetan parliament. In October 80,000 more soldiers were sent into Tibet by the PLA in preparation for a full takeover.

The Tibetan people, terrified, unite in prayer and, losing faith in the Tibetan government, turn to the Dalai Lama for leadership. Although traditionally the Dalai Lama only takes up leadership at the age of 18, Tenzin Gyatso was forced to become the political leader of Tibet at the age of 15. Soon afterwards his brother arrived at Lhasa bearing heavy news – the Communists had taken over the Kumbum Monastery. He himself had been imprisoned and released on the condition that he persuade his brother to accept Communist control in Tibet and, if the Dalai Lama refused, to kill him. Quickly at the advice of his brother the Dalai Lama sent out delegations to other countries to ask for their aid, appointed two prime ministers to rule in his place, and moved his seat of power to Yatung in order to escape the encroaching Chinese.

In Yatung, the Dalai Lama continued his studies, but constantly worried about the Chinese invasion. Foreign nations were unwilling to help because they were cautious of provoking China. In addition, the Chinese claimed that Tibet had always been a part of China. Many people believed this, since Tibet had always been so isolated from the rest of the world.

On May 26, 1951, the Dalai Lama was surprised to hear on the radio that a Tibetan delegation had signed a pact with China called the “Seventeen Point Agreement” without his consent. He later discovered that the delegation had been threatened to sign the agreement. This, according to legal experts, made the document invalid. In an attempt to talk directly to the Chinese government, the Dalai Lama reentered Lhasa and tried to negotiate with a Chinese general but failed – instead, he was forced to agree to the Seventeen Point Agreement himself.

In another attempt to negotiate with China, the Dalai Lama accepted an invitation to tour China in 1954 for the entire year. During the tour, a teacher explained the theory behind Communism to him, and he met with Chairman Mao Tse-tung, the communist leader of China. The two got along well, leading the Dalai Lama to believe Tibet could cooperate peacefully with China – but when he returned to his country, his hopes vanished. Chinese soldiers had an even stronger presence in Tibet, destroying monasteries and important Tibetan artifacts, torturing and killing people, and pillaging Tibet’s food storage, which caused high food prices and starvation among Tibetans.

Over the next four years, the situation deteriorated even further. Despite all his efforts, the Dalai Lama knew that the country could soon go into a state of war, and so he arranged to have his final examinations for his education as soon as possible. The year was 1959 – he was 23.

Exile

In the spring of 1959, the Dalai Lama passed his examinations, earning his Geyche degree (similar to a Ph. D) in metaphysics. Soon afterwards, he accepted an invitation to watch a Chinese dance group, which he had previously put on hold due to his studies.

On the day of the event, however, the Dalai Lama and his attendants awoke to 30,000 supporters surrounding the Potala Palace and he was forced to decline the invitation. Despite his refusal, many of the Tibetans did not budge from the outside of the palace.

Over the next week, tensions between the Chinese and Tibetans grew high. Eventually, the Dalai Lama consulted his advisers and his divine oracle, who told him to leave Tibet immediately. After meditating and doing his own divination, the Dalai Lama came to the same conclusion. During the night of March 17, 1959, a few minutes before 10:00 PM, Tenzin Gyatso departed from Lhasa in disguise.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.