Thư Viện Hoa Sen

Lời cảm ơn của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân lễ sinh nhật thứ 82 (song ngữ)

11/07/20174:09 SA(Xem: 8085)
Lời cảm ơn của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân lễ sinh nhật thứ 82 (song ngữ)

LỜI CẢM ƠN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NHÂN LỄ SINH NHẬT THỨ 82
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

dalai lama

Tôi muốn cảm ơn mọi người đã gửi những lời chào mừng thân mật nhân ngày sinh 82 của tôi và những người đã tham gia buổi lễ này ở nhiều nơi trên thế giới.

Quý vị chắc chắn đã biết, cuộc đời tôi được hướng dẫn bằng ba chí nguyện  chính – đóng góp cho một thế giới yêu thương hơn; thúc đẩy sự hòa hiệp tôn giáo, và hành động để bảo tồn nền văn hóa Phật giáo, vốn là một nền văn hóa hòa bình và bất bạo động, trong khi cũng chú ý đến nhu cầu bảo vệ môi trường thiên nhiên Tây Tạng. Vì Cao Nguyên Tây Tạng là nơi phát nguyên nhiều dòng sông quan trọng của Á châu, hơn một tỉ người lệ thuộc vào nguồn nước mà chúng cung cấp.

Nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng xuất phát từ những truyền thống của trường Đại học Nalanda lịch sử của Ấn Độ, vốn khuyến khích sự lệ thuộc vào lý trí và logic hơn là chỉ dựa vào thẩm quyền của kinh điển. Nó tiếp nhận một sự tiếp cận thực tiển, như khoa học, vốn bao gồm một kiến thức toàn diện về những hoạt động của tâm thứccảm xúc vẫn vô liên cùng liên hệ với thế giới ngày nay.

Tôi tự trung thành với những chí nguyện này, nhưng tôi thường yêu cầu các anh chị em, những người biểu lộ tình cảm và sự tôn trọng tôi hãy quan tâm cùng tôi giữ gìn chúng.

Tóm lại, tôi xin yêu cầu quý vị hãy vui lòng giúp đở người khác bất cứ khi nào quý vị có thể và nếu vì một lý do nào đó quy vị không thể làm được, thì tối thiểu hãy tránh làm bất cứ điều gì tổn hại.

Với những lời cầu nguyệnmong ước tốt đẹp.

Đức Đạt Lai Lạt Ma

Leh, Ladakh, 9 July 2017

 

I would like to thank everyone who sent kind greetings on the occasion of my 82nd birthday and who joined in celebrating the day in many parts of the world.

As you are probably already aware, my life is guided by three principal commitments — to contribute to bringing about a more compassionate world; to encourage inter-religious harmony, and to work to preserve Tibet’s Buddhist culture, which is a culture of peace and non-violence, while also drawing attention to the need to protect the natural environment of Tibet. Since the Tibetan Plateau is the source of Asia’s major rivers, more than one billion people depend on the water they provide.

Tibet’s Buddhist culture is derived from the traditions of India’s historic Nalanda University, which encouraged dependence on reason and logic over reliance on mere scriptural authority. It adopted an empirical approach, like science, which included a thorough knowledge of the workings of the mind and emotions that remains extremely relevant today.

These are commitments by which I abide myself, but I often ask brothers and sisters who show me affection and respect to consider joining me in upholding them.

In short, may I request you please to help others whenever you can and if for some reason you can’t do that, at least to refrain from doing anyone any harm.

With my prayers and good wishes,

The Dalai Lama

Leh, Ladakh, 9 July 2017

 

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: