Vũ khí của tôi là sự thật, lòng can đảmquyết tâm

21/06/20193:27 CH(Xem: 2538)
Vũ khí của tôi là sự thật, lòng can đảm và quyết tâm

TÂY TẠNG THÁNH ĐỊA HÒA BÌNH CỦA THẾ GIỚI
Nguyên bản: Tibet, Sanctuary of Peace for the World

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever
Chuyển ngữTuệ Uyển

 

 Vũ khí của tôi là sự thậtlòng can đảm và quyết tâm

 

NGÀY NAY KHI NGHĨ ĐẾN tương lai của Tây Tạng, tôi không kềm được xúc động cho phong trào dân chủ bị đập nát ở Quãng Trường Thiên An Môn vào tháng Sáu 1989 với một sự bạo động tàn ác nhất. Nhưng tôi không tin rằng những sự phản kháng như vậy là vô íchTrái lạitâm linh của tự do được khơi lại trong những người Hoa, và Trung Hoa không thể lãng quên tác động của tâm linh tự do này vốn phất phới qua nhiều vùng trên thế giới.

Những thay đổi lạ lùng đang xảy ra ở Đông Âu, những sự kiện thiết lập phong độ cho một sự đổi mới xã hội và chính trị khắp thế giớiTương tự thế, Namibia lấy lại nền độc lập từ Nam Phi, và chính quyền Nam Phi thực hiện bước đầu tiên để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Thật đáng hào hứng để ghi nhớ rằng những thay đổi này xuất phát từ những vận động phổ thông xác thực và chúng được liên kết với những khát vọng không kềm chế được của con người cho tự do và công lý. Những thay đổi lịch sửnày cho thấy rằng nhu cầu của lý trícan đảmquyết tâm, và không thể triệt tiêu được cho tự do sẽ thành công một ngày nào đó.

Đó là tại sao tôi đang thúc giục những lãnh đạo Trung Cộng đừng đi ngược lại làn sóng thay đổi, mà hãy thẩm tra các vấn nạn của dân tộc Tây Tạng và Trung Hoa với khả năng sáng tạo và tâm tư cởi mở. Tôi tin rằng sự đàn áp sẽ không bao giờ nghiền nát quyết tâm của một dân tộc để sống trong tự do và nhân phẩm. Các lãnh tụ Trung Cộng nên nhìn vào các vấn nạn nội tại của Trung Hoa và vấn đề Tây Tạng với một con mắt mới mẻ và tình trạng tươi mát của tâm hồn. Trước khi nó quá trể, họ phải lắng nghe tiếng vọng của lý tríbất bạo động, và sự tiết độ được nói lên bởi dân tộc Tây Tạng.

Mặc cho yêu sách tuyên truyền của Trung Cộng, hàng triệu thường dân không phải người Hán, sống trong những khu vực hiện tại dưới sự cai trị của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đang chịu đựng tất cả những loại phân biệt. Tự chính Trung Cộng thừa nhận rằng, mặc cho bao năm dưới chế độ cộng sản, những vùng này vẫn tiếp tục lạc hậu và nghèo nànTuy nhiêntác động nghiêm trọng nhất của chính sách nhà nước đối với những dân tộc của các vùng này là sự di chuyển nhân khẩu đã được áp đặt cho họ. Hầu như khắp nơi, những người Hán mới nhập cư đã trở thành đa số. Mãn Châu đã hoàn toàn bị đồng hóa. Nội Mông, chỉ hai triệu sáu người Mông Cổ còn lại, bị bao vây bởi mười tám triệu người Hán mới đến. Hơn năm chục phần trăm dân số Tân Cương là người Hán ngày nay, trái lại ở Tây Tạng sáu triệu người Tây Tạng là thiểu số với bảy triệu rưởi người Hán nhập cư.

Một cách tự nhiên, những dân tộc không phải là người Hán thì khởi loạn. Ngoại trừ những lãnh đạoTrung Cộng có biện pháp để xoa dịu họ, chắc chắn rằng những vấn nạn nghiêm trọng sẽ sinh khởi trong tương lai. Tôi tin rằng thật khẩn thiết để Trung Hoa hãy cố gắng giải quyết những vấn đề này qua đối thoại và thỏa hiệp. Chính quyền Trung Cộng phải nhận ra rằng những vấn đề này trong những vùng không phải người Hán dưới ách thống trị của nó không phải đơn thuần là kinh tế. Chúng ở gốc rễ của chính trị, và như vậy, chúng chỉ có thể giải quyết bằng những quyết định của một mệnh lệnh chính trị.

Để mang đến một giải pháp hòa bình và hợp lý cho vấn đề Tây Tạng, tôi đã thố lộ Dự Án Năm Điểm Hòa Bình và đã trình bày Đề Án Strasbourg. Ngay cả sau khi ban hành tình trạng thiết quân luật ở Tây Tạngchúng tôi đề nghị những cuộc gặp gở sơ bộ xảy ra ở Hồng Công, nhằm để thảo luận những bước tiếp theo nhằm giảm căng thẳng và tạo điều kiện cho những lần đàm phán thật sự. Kém may mắn thay, những lãnh tụ Trung Cộng, cho đến hôm nay, đã không trả lời một cách tích cực những nổ lực chân thành của chúng tôi.

Trung Cộng đã phủ nhận và lên án kịch liệt vị trí của tôi trong quá khứ và lịch sử của Tây Tạng. Họ muốn tôi thay đổi vị thế của tôi. Nhưng thật không thể điều chỉnh sự thật của những sự kiện. Trong tâm tư hẹp hòi của họ, những người Trung Cộng không muốn hiểu ý chính của thông điệp mà tôi đã cố gắnggởi cho họ trong Dự Án Năm Điểm Hòa Bình của tôi, trong Đề Án Strasbourg, hay trong bài nói chuyện quan tâm đến những mối quan hệ tương lai của Tây Tạng và Trung Hoa, là thứ mà tôi sẵn sàng để thẩm tra với một tâm hồn cởi mở qua đối thoại.

Giống như chúng tôi đấu tranh cho nhân quyềntự do và tương lai cát tường của sáu triệu người Tây Tạng, vì thế chúng tôi phải tái củng cố những tổ chức dân chủ của chúng tôi và tiến trình của dân chủhóa. Như tôi đã tuyên bố nhiều lần, quan tâm đến tự do và dân chủ là cần yếu cho việc phát triển một Tây Tạng hiện đại. Năm 1963, tôi đã chấp nhận Hiến Pháp Dân Chủ của Tây Tạng, và chúng tôi đã có được những kinh nghiệm đáng kể trong việc thể hiện chức năng của những tổ chức dân chủ. Thật vẫn cần thiết để dân chủ hóa xa hơn, cả Hội Nghị Đại Biểu Nhân Dân Tây Tạng và trong Cơ Quan Hành Chính Tây Tạng. Đó là tại sao tôi đã thu thập những ý kiến và đề nghị của dân tộc chúng tôi. Tôi cảm thấy đó là trách nhiệm của mỗi người Tây Tạng để tạo nên một cộng đồng lưu vong hoàn toàn tự do và dân chủ.

Tôi chú ý với đau buồn rằng sâu xa từ việc thẩm tra vấn đề Tây Tạng từ một nhận thức mới, nhà cầm quyền Trung Cộng tiếp tục sử dụng sức mạnh quân sự đông đảo của họ để đàn áp nhiều cuộc biểu tìnhcủa người Tây Tạng. Mặc cho tàn bạo như vậy, dân tộc Tây Tạng ở Tây Tạng tiếp tục quyết tâm không hề lay chuyển. Đó là trách nhiệm của mỗi người Tây Tạng để đấu tranh cho tự do và nhân quyền. Nhưng sự đấu tranh của chúng tôi phải nên căn cứ trên bất bạo động.

Một sự kiện quan trọng là Giải Nobel Hòa Bình mà tôi được trao tặng. Mặc dù nó không thay đổi vị thế của tôi là một nhà tu giản dị, nhưng tôi vui mừng vì nó cho dân tộc Tây Tạng của tôi, vì giải thưởng ấy đã mang đến một sự thừa nhận xứng đáng cho sự đấu tranh của họ vì tự do và công lý. Nó tái khẳng định niềm tin của chúng tôi rằng với vũ khí của sự thậtlòng can đảm và quyết tâm, thì chúng tôi sẽ thành công để đem đến tự do cho quê hương chúng tôi. Mối quan hệ giữa Tây Tạng và Trung Hoa nên được căn cứ trên nguyên tắc của bình đẳngtin tưởnglợi ích hổ tương. Nó cũng nên được căn cứ trên việc nhắn nhủ rằng chủ quyền của Tây Tạng và Trung Hoa nên được giải nghĩa một cách thông tuệ trên một trụ đá được làm năm 823 sau Dương Lịch. Theo điều khoản được khắc trên trụ đá ở Lhasa, dân tộc Tây Tạng sẽ sống hạnh phúc trong Tây Tạng rộng lớn, và người Trung Hoa trong Trung Hoa rộng lớn.”

*

Tháng Ba 1990, “một tâm linh của tự do phất phới khắp thế giới” ở Âu Châu, với việc sụp đổ của bức tường Bá Linh, và sự tan rã của Liên Bang Sô Viết, và ở Trung Hoa với những cuộc biểu tình ở Quảng Trường Thiên An Môn, nhưng ở Tây Tạng Thiết Quân Luật vẫn đang thi hành. Nó không được gở bỏ cho đến vài tháng sau, trong tháng Năm. Nhưng phạm vi này không biểu thị sự chấm dứt đàn áp, mà sự tàn bạo của nó chỉ có gia tăng, như một báo cáo của Hội Ân Xá Quốc Tế đã đề cập năm 1990.

Bắt đầu năm 1992, những toán đặc biệt chịu trách nhiệm với việc lục soát nhà riêng khắp Tây Tạng. Những người có hình ảnh, sách vở, hay giáo huấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma bị bắt giữ và bị tra tấn dã man, rồi bỏ tù. Nhiều người trong họ đã biến mất.

Năm 1994, Bắc Kinh thông qua một loạt các lượng định để loại trừ sự chống đối của người Tây Tạng. Hội thảo chuyên đề thứ ba về Tây Tạng bảo đảm cho “việc thống nhất Tây Tạng vơi mẫu quốc và chiến đấu chống lại chủ nghĩa ly khai.” Trong những vận động tuyên truyền hùng biện về “chống lại – Dalai” và “chống ly khai”, đó là một vấn đề của “một cuộc đấu tranh sống và chết” và sự gửi gắm là “mưa không mệt mỏi thổi xuống vì an toàn công cộng.” Một sự leo thang bạo động sau đó suốt khắp Tây Tạng, làm hồi tưởng những thời gian tệ hại nhất của cuộc Cách Mạng Văn Hoa; tháng Bảy 1996, Đảng Cộng Sản phóng ra ba cuộc vận động chính trị lớn được gọi là “Học Tập Yêu Nước,” “Văn Minh Tâm  Linh” và “Đánh Mạnh.” Với nhiều tuyên truyền, hai cuộc vận động đầu khởi động nhằm mục tiêu xóa bỏ tôn giáovăn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng: “ Chúng ta phải dạy những người Phật tử để cải tạo chính họ và để trả lời cho nhu cầu ổn định Tây Tạng và để đón nhận mô thức xã hội chủ nghĩa.” Để giám sát các tu sĩ nam nữxem như những yếu tố nguy hiểm, những người hướng đến hoạt động nhân danh Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ủy Ban Hành Chính Dân Chủ Và Yêu Nước được thành lập trong mọi tu viện. Năm 1989, chính sách này đưa đến việc trục xuất hơn mười nghìn nam nữ tu sĩ, và phụ tá bí thư của Đảng Cộng Sản tuyên bố rằng ba mươi lăm nghìn tu sĩ nam nữ đã được cải tạo, cảm ơn cuộc vận động học tập cải tạo yêu nước. Nhà cầm quyền đã xóa bỏ tất cả dấu vết của “chủ nghĩa hoạt động chính trị Tây Tạng.”

Với cuộc vận động “Đánh Mạnh”, sự bóp nghẹt này bao gồm những hành động như nói chuyện với người ngoại quốc, sở hữu những ấn phẩm của chính phủ lưu vong Tây Tạng hay hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và tham gia trong những cuộc biểu tình hòa bình. Người dân bị ép phải đưa những thông tin của hàng xóm, đồng nghiệp, hay cha mẹ của họ, dưới hình phạt phải mất nhà cửa hay nghề nghiệp của họ. Can phạm bị bỏ tù, và những lời thú tội của họ bị cưởng bức từ việc tra tấn. Nhiều người đã chết như một kết quả của sự đối xử tàn ác. Năm 1999, một ủy ban của các bác sĩ tìm cách bảo vệ nhân quyền đã xác minh rằng ở Tây Tạng việc tra tấn được sử dụng ngày càng nhiều hơn như thay thế cho bản án tử hình. Một sự chết dần mòn hay một sự thoái hóa cuộc sống con người là kết quả từ sự thi hành này.

Trong những thập niên từ 1900 đến 2000, những trung tâm thẩm vấn và giam giữ mọc lên khắp Tây TạngCảm ơn những lời khai của các tù nhân chính trị, một số tìm cách mua lại những khí cụ tra tấn từ những kẻ canh gác của họ bằng vàng, những kỷ thuật tra tấn được kê ra thứ tự bởi những tổ chức liên kết với Liên Hiệp Quốc, chẳng hạn như ủy Ban Quốc Tế Về Công Lý, Những Nhóm Hành Động Về Giam Giữ Tùy Tiện, và báo cáo đặc biệt về tra tấn.

Bên cạnh việc xem thường nhân quyền, nhà cầm quyền Trung Cộng đã khởi xướng một chính sách mới di chuyển đông đảo người Hán đến Tây Tạng với việc phát động một chương trình được gọi là “Phát Triển Phía Tây.” Chương trình ấy chỉ tăng tốc từ đầu thiên niên kỷ khi nó tạo điều kiện để phát triển cơ sở hạ tầng cho việc vận chuyển những di dân mới, giống như con đường sắt nối Bắc Kinh và Lhasa, khánh thành vào ngày 1 tháng Bảy, 2006.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gọi đây là một chính sách của “xâm lược nhân khẩu học” vốn biến người Tây Tạng không hơn gì một dân tộc thiểu số ngay trên mãnh đất tổ tiên họ nhằm gắn kết Tây Tạng một lầnvà mãi mãi về sau vào Trung Hoa: “Một sự xâm lược nhân khẩu học thật sự đang xảy ra, và đây là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Ngày nay, dân số của Lhasa, theo báo cáo điều tra dân số mới nhất, là hai phần ba người Hán. Đây cũng là trường hợp của những thành phố chính ở Tây Tạng nơi mà người Tây Tạng đã trở thành thiểu số. Người Tây Tạng ở Ấn Độ thì Tây Tạng hơn người Tây Tạng ở Tây Tạng.”

Tháng Tư 2000, Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu cho một nghị quyết quan tâm sâu sắc cho mối hiểm họa rằng “sự di chuyển ồ ạt người Hán đến Tây Tạng đặt vấn đề cho di sản văn hóa và tâm linh Tây Tạng.” Những dân biểu khuyến cáo Trung Cộng bắt đầu một cuộc đối thoại “vô điều kiện” với Đức Đạt Lai Lạt Ma trên căn bản Dự Án Năm Điểm và chấm dứt sự vi phạm dai dẳng và trầm trọng những tự do căn bảncủa dân tộc Tây Tạng.”

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.