Có Hay Không Có Một Đạo Phật Trung Quốc?

11/06/20201:00 SA(Xem: 5235)
Có Hay Không Có Một Đạo Phật Trung Quốc?

CÓ HAY KHÔNG CÓ
MỘT ĐẠO PHẬT TRUNG QUỐC? 

Cuộc tranh luận hiện nay tại Trung quốc về Duy Thức 
___________

Thierry Meynard 
(dịch từ tiếng Pháp bởi Trịnh Đình Hỷ )

phat giao trung quocLời giới thiệu của người dịch :

Nói tới phong trào chấn hưng Phật giáo, ai cũng nghĩ ngay tới Thái Hư Đại sư , người đã đóng góp một vai trò quan trọng trong công cuộc chấn chỉnh "giáo lý, giáo chế và giáo sản" tại Trung Hoa, vào đầu thế kỷ 20.

Do đó, tôi không khỏi ngạc nhiên khi đọc bài nghiên cứu này của GS Thierry Meynard, và được biết rằng chính lúc đó tại Trung Hoa lại xảy ra một cuộc tranh luận về giáo lý, đặc biệt về Duy Thức, giữa hai người học trò của Dương Văn Hội (tự Nhân Sơn), người được xem như "cha đẻ của sự phục hưng Phật giáo hiện đại". Hai người đó là cư sĩ Âu Dương Cánh Vô và Thái Hư. Trong cuộc tranh luận này thì Âu Dương lại là người có những tư tưởng phê bìnhcấp tiến, trong khi Thái Hư lại tỏ ra thủ cựu, bảo vệ một lập trường chính thống, theo thể chế.

Một điều đáng ngạc nhiên nữa là gần một thế kỷ sau, cuộc tranh luận lại tái diễn, nhưng lần này, người chỉ trích, đặt lại vấn đề nền tảng giáo lý đạo Phật Trung quốc, lại là một tăng sĩ, Huệ Nhân, và người bảo vệ lập trường chính thống lại là một cư sĩGS Châu Quí Hoa.

Tranh luận về triết lý tôn giáo tại một quốc gia cộng sản kể ra cũng là một kỳ công.

Nói người lại ngẫm đến ta...

Tôi tự hỏi tại sao ở Trung quốc người ta đặt đi, đặt lại vấn đề chấn hưng đạo Phật, mà ở Việt Nam thì sau những thập niên 1960, vẫn chưa có đổi thay gì đáng kể? Phật giáo Việt Namcần phải được chấn hưng, đặc biệt về giáo lý, hay không? Và nếu có, thì :

Bao giờ các tăng sĩ, các trí thức, các cư sĩ Việt Nam mới theo gương họ mà tự đặt ra câu hỏi: có hay không có một đạo Phật Việt Nam? Hay nói một cách khác: đạo Phật Việt Nam, cũng như đạo Phật Trung quốc, nếu so với đạo Phật Ấn Độ, có thực sự là đạo Phật hay không?

Bài viết này của GS Thierry Meynard, một tu sĩ cộng đoàn Jesus, giảng dạy tại Viện Đại học Tôn Dật Tiên, Quảng Đông, rất công phu và đầy đủ, nhưng có những đoạn văn hơi khó hiểu và khó phiên dịch.

Bản dịch không thể nào tránh khỏi thiếu sótsai lầm, tôi xin thành thật cáo lỗi trước, và xin đón nhận mọi đề nghị sửa đổi từ các độc giả, trong khi đối chiếu với bản gốc tiếng Pháp.

Orléans, 05/06/2020

Trịnh Đình Hỷ

Nguyên bản tiếng Pháp :
Existe-t-il un Bouddhisme Chinois ? Les débats actuels en Chine autour du Yogacara.
Thierry Meynard
Rue Descartes n° 72, 2011/2, Philosopher en Chine aujourd’hui (2011)
http://infernal-love.nidelven-it.no:16080/site/A6_documents/data_doc/Doc/
Existe-t-il_un_bouddhisme_chinois_-_Thierry_Meynard.pdf_ddd/proc_doc/voir_doc


***

Tháng 12 năm 2008, một hội nghị được tổ chức tại Hàng Châu về Duy Thức học Phật giáo (Yogācāra), bởi Phật học viện Hàng Châu (Hángzhōu fóxuéyuàn). Hội nghị này tập hợp các chuyên gia đại học về Phật học cùng nhiều tăng sĩ đến từ mọi nơi tại Trung quốc. Trong ba ngày, một câu hỏi thường trở lại trong các cuộc thảo luậntrao đổi bên lề, một câu hỏi xen lẫn các ưu tư về giáo lý, tôn giáo và chính trị: có hay không có một đạo Phật Trung quốc? Hay nói một cách khác: đạo Phật Trung quốc có thực sự là đạo Phật hay không?

(Theo Chim Việt Cành Nam)


Xem tiếp:

pdf_download_2

Có hay không có một đạo Phật Trung quốc









.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Sinh hoạt trong lãnh vực truyền thông tại Quận Cam bao lâu nay, tôi chưa bao giờ tham dự một buổi ra mắt kinh sách Phật Giáo mang ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng Phật Giáo Việt Nam như buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam tại Nhà Hàng Brodard Chateau, Thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 19 tháng 3 năm 2023.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau: