07. Cuộc Vận Động Của Phật Giáo Việt Nam Chống Chính Thễ Độc Tài Gia Đình Trị Ngô Đình Diệm

13/06/201112:00 SA(Xem: 12439)
07. Cuộc Vận Động Của Phật Giáo Việt Nam Chống Chính Thễ Độc Tài Gia Đình Trị Ngô Đình Diệm


ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT

Hoà Thượng Thích Đức Nhuận
Phật Học Viện Quốc Tế California, Hoa Kỳ ấn hành 1998

CUỘC VẬN ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CHỐNG CHÍNH THỂ ĐỘC TÀI GIA ĐÌNH TRỊ NGÔ ĐÌNH DIỆM, 1963


Trang 01

Dưới đây là những tài liệu lịch sử cuộc "vận động đòi Bình đẳngTự do Tôn giáo" do Phật giáo Việt Nam phát động: chống chính quyền nhà Ngô ra lệnh "cấm treo cờ Phật giáo" trong mùa đại lễ Phật đản PL năm 2507, ngày trăng tròn rằm tháng tư năm Quí Mão (8-5-1963).

Cuộc vận động kéo dài 6 tháng, từ 8-5-1963 đến ngày 1 tháng 11 năm 1963, thì Hội đồng Quân nhân Cách Mạng làm cuộc đảo chính, lật đổ chính thể độc tài gia đình trị nhà ngô; giải phóng cho toàn dân sau 9 năm phải (nép mình) sống quằn quại khổ đau dưới một chế độ hà chính, lạc hậu, lỗi thời. Đạo Dụ số 10 có tính cách kỳ thị tôn giáo, bất công vốn là sản phẩc dân cáo chung.

Bấy giờ xin mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu Những diễn biến của cuộc vận động do Phật giáo Việt Nam chủ động, được ghi lại từ những tài liệu chính xác của văn phòng Uûy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo:

a) Những diễn biến của cuộc vận động
b) Các Văn bản chính
c) Dư luận quốc tế và báo chí
 

Vào mùa Phật đản PL năm 2507m ngày trăng tròn rằm tháng 4 năm Quí Mão (8-5-1963); trước đó hai ngày, tổng thống ngô Đình Diệm ra thông điện số 9195, ngày 6 tháng 5dl 1963, "cấm treo cờ Phật giáo". Thì chiều ngày 14 tháng 4 âl (7-5-1963), lực lượng cảnh sát thành phố Huế, theo lệnh khẩn từ Sàigòn điện ra, đã tỏa đi các chùa các tư gia Phật tử có treo cờ Pah65t giáo, bắt phải hạ xuống… trong lúc đồng bào Phật tử cả nước đang hân hoan sửa soạn dựng cổng chào, chăng đèn, kết hoa để cúng dường ngày Đức Phật Đàn Sinh.

Lệnh cấm treo cờ của chính phủ rõ ràngtính cách miệt thị, một sự xúc phạm trắng trợn đối với một tôn giáo lớn của dân tộc đã có chiều sâu và bề dày hai nghìn năm lịch sử, mà đại đa số người Việt, nếu không muốn nói là 80% dân số toàn quốc đều có mang trong người họ dòng máu truyền thống tín ngưỡng Đạo Phật từ nhiều đời nay. Lệnh cấm treo cờ, tuy có một số ít người (vì nhát gan) phải tuân theo, nhưng đại đa số cương quyết bất phục tòng.

Qua sáng ngày hôm sau, tức ngày rằm tháng tư âl (8-5-1963), khoảng 6 giờ 30, một cuộc rước Phật vĩ đại của hàng trăm ngàn ngươì diễn hành từ chùa Diệu Đế đi qua các ngả đường cố đô Huế kéo về chùa Từ Đàm, với các biểu ngữ mang những dòng chữ:
 
KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN
CỜ PHẬT GIÁO QUỐC TẾ KHÔNG THỂ BỊ TRIỆT HẠ
PHẬT GIÁO ĐỒ NHẤT TRÍ BẢO VỆ CHÍNH PHÁP DÙ PHẢI HY SINH
YÊU CẦU CHÍNH PHỦ THI HÀNH CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO BÌNH ĐẲNG
CHÚNG TÔI KHÔNG TỪ CHỐI MỘT HY SINH NÀO
PHẢN ĐỐI CHÍNH SÁCH BẤT CÔNG GIAN ÁC
ĐÃ ĐẾN LÚC CHÚNG TÔI BẮT BUỘC TRANH ĐẤU CHO CHỦ TRƯƠNG TÔN GIÁO BÌNH ĐẲNG.
 
Tại chùa Từ Đàm, trụ sở của Hội Phật giáo Trung phần – Thừa thiên, một lễ đài nguy nga, được dựng lên trước sân chùa. Chư vị tăng, ni và quần chúng tụ tập trước Lễ đài để đón mừng đoàn người rước Phật. Cả rừng người im lặng. Cuộc lễ chính thức được cử hành, dưới sự chủ lễ của nhị vị tôn đức: Hòa thượng Tịnh Khiết, hòa thượng Giác Nhiên, cùng chư vị thượng tọa, đại đức tăng, ni đồng bào Phật tử các giới… Những tiếng tụng kinh vút cao xen với tiếng chuông trống bát nhã và bầu trời trong sáng tạo cho buổi lễ thêm bội phần trang nghiêm long trọng.

Nhưng… buổi tối hôm đó, đoàn người hiền lành từ các nơi lũ lượt kéo tới đài phát thanh, yêu cầu đài này cho truyền thanh cuộn band của Tổng Trị Sự TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM –theo lệ hàng năm đều có buổi truyền thanh – nhân đại lễ Phật đản và cũng là ngày kỷ niệm 13 năm thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Nhưng (năm nay) đài này không những không cho phát thanh (cuộn band đã ghi âm) và… khoảng 21 giờ cùng ngày, chính quyền sở tại do thiếu tá ĐẶNG SĨ, phó tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên, chỉ huy một lực lượng quân đội cảnh sát, mở cuộc đàn áp dã man làm tám (8) người chết, trong đó có các em đoàn viên Gia Đình Phật Tử và nhiều người bị cảnh sát quân đội đánh đập mang trọng thương… những tiếng la khóc, chửi ruả lũ quỉ mang lốt người – bởi "chúng" đã đánh mất hết nhân tính?!… Chỉ trong khoảnh khắc (mà) một thảm cảnh hỗn loạn đã diễn ra trước mắt hàng vạn người, kể cả những người ngoại quốc từng theo dõi sự vụ.

Bàng hoàng xúc động trước cảnh thản sát tàn bạo, phi nhân, một nho sĩ đất thần kinh ngậm ngùi viết trong bài văn tế "Anh linh các Phật tử đã bỏ mình vì chính pháp".

"…Nào xe tăng, nào thiết giáp, nào xe cứu hỏa chạy tuôn tràn cán nát sinh linh;
Nào súng trường, nào lựu đạn, nào nước vòi rồng bắn tung bừa đoàn người đạo hạnh.
"Bao thể phách chia lìa trăm mãnh vỡ, đầu bay mất, cánh tay rơi, lá cờ Phật vẫn cầm, một lòng son sắt…;
Những anh hồn hội tụ một vầng sao, ngực vỡ toang, thân ngã gục, lòng hướng về Đức Phật, lấy máu đền ơn!"
Ngày 9 tháng 5-1963, tòa hành chính tỉnh Thừa Thiên ra thông cáo số 3168. Nguyên văn:
 

THÔNG CÁO CỦA TÒA HÀNH CHÁNH TỈNH THỪA THIÊN

"Theo chương trình lễ Phật đản tại Huế, tối ngày 8-5-63 lúc 20 giờ có một cuộc múa bông tại chùa Từ Đàm, nên đồng bào đến đợi xem rất đông. Nhưng đến phút chót, không có cuộc múa bông như đã định và một số phỏng chừng 3.000 người đã từ chùa Từ Đàm kéo đến Đài Phát thanh Huế yêu cầu Đài cho phát thanh ngay một phóng sự truyền thanh về buổi lễ Phật đản cử hành hồi sáng. Lời yêu cầu đột ngột này lẽ cố nhiên không được thỏa mãn vì ra ngoài chương trình phát thanh do Ban Tổ chức Lễ Phật đản đã ấn định.

"Trong lúc Đại diện Chính quyền và vị Thượng Tọa Hội trưởng Hội Phật Giáo Trung Phần đang thảo luận để tìm cách thỏa mãn lời yêu cầu của tín đồ Phật Giáo thì đối phương đã len lỏi trong đám đông xâm nhập Đài Phát Thanh, đập phá các cửa, ném đá và chất nổ vào Đài Phát thanh làm sập trần, vỡ nhiều cửa kính gây thiệt mạng cho 7 đồng bào và gây thương tích cho 1 đồng bào với 5 binh sĩ có nhiệm vụ giữ trật tự tại Đài Phát Thanh.

"Trước hành động dã man của đối phương, cơ quan công lực buộc lòng phải dùng lựu đạn cay mắt và vòi phun nước để giải tán kịp thời, ngõ hầu bảo vệ sinh mạng của đồng bào. Sau đó đồng bào đã lần lượt giải tán và trật tự đã được tái lập vào lúc 24 giờ.

"Tòa Hành chánh tỉnh Thừa Thiên rất đau đớn trước sự việc đáng tiếc trên và xin ân cần kêu gọi đồng bào hãy bình tĩnh sáng suốt, vạch mặt chỉ tên bọn Việt cộng phá hoạitriệt để tuân theo kỷ luật quốc gia nhất là trong giai đoạn khẩn trương hiện tại.

"Để bảo vệ sinh mạng cũng như quyền lợi của đồng bào, Tòa Hành chánh tỉnh Thừa Thiên nghiêm cấm mọi cuộc tụ họp, bắt đầu từ ọ giờ sáng ngày 09-5-63 cho đến khi có lệnh mới.

Huế, ngày 9 tháng 5 năm 1963
Tỉnh trưởng tỉnh Thừa thiên, Thị trưởng thành phố Huế

Ký" NGUYỄN VĂN ĐẲNG
 
Chiều ngày 9 tháng 5-1963, văn phòng Tổng Trị Sự GIÁO HỘI TĂNG GIÀ VIỆT NAM nhận được một văn bản 5 trang chữ đánh máy trên loại giấy pelure mỏng và một cuộn band ghi âm việc xảy ra tại đài phát thanh Huế đêm 8-5-63, do Phật giáo Trung phần nhờ một sĩ quan không quân chuyển tới [4]

Tổng trị sự giáo hội trung ương liền triệu tập cuộc họp khẩn vào lúc 19 giờ cùng ngày (9-5), đã quyết định 3 việc:

1. Gửi kháng thư cho tổng thống ngô Đình Diệm phản đối việc cấm treo cờ Phật giáo và việc chính quyền mở cuộc đàn áp Phật giáo đêm 8-5-1963.

2. Giáo hội ấn định "tuần nhị thất" ngày 21-5-1963 sẽ tổ chức lễ cầu siêu cho 8 Phật tử đã hy sinh vỉ đạo trong một cuộc biểu tình tài đài phát thanh Huế.

3.Đồng thời quyết định: sau buổi lễ cầu siêu là cuộc rước bài vị cácanh linh tử vì đạo của chư tăng, ni giáo hội từ chùa Aán Quang tới chùa Xá Lợi 
 
Va, ngày 10-5-1963, một cuộc Meeting lớn cửa chư vị tang, ni và toàn thể đồng bào Phật tử Thừa Thiên (Huế) diễn ra tại chùa Từ Đàm. Bản Tuyên Ngôn mở đầu cuộc vận động đòi quyến "BÌNH ĐẲNG và TỰ DO TÔN GIÁO" của năm cấp Trị sự Phật giáo Toàn Quốc – Trung phần và Thừa Thiên được công bố.

(Nguyên văn bản Tuyên ngôn):

"Đã từ nhiều ngàn năm tăng và tín đồ Phật giáo trên thế giới cũng như trong nước vẫn trung thành với tôn chỉ: Từ bi, Vị ThaNhư Thật của Đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Phật giáo đến đâu đều đem lại một không khí an lành ở đó. Điều ấy lịch sử đã chứng minh.

Và, đã từ nhiều năm nay Phật giáo đồ bị khủng bố, đàn áp khắp nơi, chúng tôi vẫn nhẫn nhục, đương nhiên không phải hèn yếu mà vì ý thức c những nỗi đau khổ, tang tóc của hoàn cảnh dân tộc hiện tâi. Nhưng đau đớn thay, một số người đã lợi dụng quyền hành gây ra không biết bao nhiêu tang tóc đối với tăng và tín đồ Phật giáo khắp torng nước, đối xử một cách bất công với một Tôn giáo có hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc. Từ hành động này đến hành động khác, thậm chỉ đã chà đạp lên quyền lợi thiêng liêng nhất của Phật giáo đồ: Cờ Phật giáo quốc tế bị triệt hạ. Quyết định này đã trái hiến phápngang nhiên vi phạm quyền tự do tín ngưỡng. Trước những hành động bất công đó, bắt buộc tăng và tín đồ khắp torng nước chúng tôi phải đứng dậy tranh đấu cho lý tưởng của mình.

Sự kiện xảy ra 3 ngày nay chính phản ánh tinh thần đó. Máu đã chảy, nhân mạng đã bị hy sinh, một lần nữa, chúng tôi cương quyết đề đạt những nguyện vọng dưới đây lên chính phủ, yêu cầu thực thi 5 điểm:

1. YÊU CẦU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA THU HỒI VĨNH VIỄN CÔNG ĐIỆN TRIỆT GIÁO KỲ CỦA PHẬT GIÁO.
2. YÊU CẦU PHẬT GIÁO PHẢI ĐƯỢC HƯỞNG MỘT CHẾ ĐỘ ĐẶC BIỆT NHƯ CÁC HỘI TRUYỀN GIÁO THIÊN CHÚA ĐÃ ĐƯỢC GHI TRONG ĐẠO DỤ SỐ 10.
3. YÊU CẦU CHÍNH PHỦ CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG BẮT BỚ, KHŨNG BỐ TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO.
4. YÊU CẦU CHO TĂNG, TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO ĐƯỢC TỰ DO TRUYỀN ĐẠOHÀNH ĐẠO.
5. YÊU CẦU CHÍNH PHỦ ĐỀN BỒI MỘT CÁCH XỨNG ĐÁNG CHO NHỮNG KẺ BỊ CHẾT OAN VÔ TỘI VÀ KẺ CHỦ MƯU GIẾT HẠI PHẢI ĐỀN BỒI ĐÚNG MỨC.
 
Những điều trên đây là những nguyện vọng tối thiểu và thiết tha nhất của toàn thể tăng và tín đồ Phật giáo trong cả nước. Chúng tôi sẵn sàng hy sinh cho đến khi nào những nguyện vọng hợp lý được thực hiện.
 
Làm tại Huế, Phật lịch 2.507, ngày 10-5dl-1963.

Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt nam
Hòa thượng TỊNH KHIẾT (ký tên)
Hội Trưởng Tổng trị Sự thượng tọa T. TRÍ QUANG (ký tên)
Hội trưởng ban Trị sự, Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên
Thượng tọa T. THIỆN SIÊU (ký tên)
Trị Sự trưởng Tổng trị sự Giáo hội Tăng già trung Phần
Thượng tọa T. MẬT NGUYỆN (ký tên)
Trị sự trưởng ban Trị sự giáo hội Tăng già Thừa Thiên
Thượng tọa T. MẬT HIỂN (ký tên)
 

BẢN PHỤ ĐÍNH “BẢN TUYÊN NGÔN" của Phật Giáo Việt Nam đã đọc trong cuộc hội họp của Phật tử tại Chùa Từ-Đàm – Huế (ngày 10-5-1963)
 
Trước khi trình bàt nguyện vọng của Phật giáo đồ Việt Nam qua bản Tuyên ngôn, chúng tôi thấy cần giải thích quan điểm của chúng tôi một cách rõ ràng:

I. QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM.

1) Đối Với Chính Phủ: Chúng tôi không chủ trương lật đổ, chúng tôi chỉ có cái nguyện vọng "cải thiện chính sách". Chúng tôi không nói vấn đề người. Người nào đứng ra phụ trách chính phủ mà chính sách không cải thiện thì nguyện vọng của chúng tôi không thỏa mãn. Vì lẽ đó, quan niệm chúng tôiước mong chính quyền có thiện chí và khả năng cải thiện chính sách mà nguyện vọng Phật giáo Việt Nam công khai bày tỏ. Chúng tôi cũng tuyên ngôn minh bạch rằng chúng tôi không nhắm mục đích tranh thủ quyền hành. Nói thế, có nghĩa chúng tôi đã và mãi mãi giữ cho Phật giáo thuần túy, nhưng không phải vì vậyPhật giáo đồ không quan tâm đóng góp vào ích lợi quốc gia theo nghĩa vụ công dân của mình; trái lại, Phật giáo đồ đã và phải tích cực đóng góp theo nghĩa vụ công dân vào lợi ích quốc gia để –về phương diện tín ngưỡng – làm cho Phật giáo của mình phát triển và phát triển một cách thuần túy.

2) Không coi Ai Là Kẻ Thù: Dĩ nhiên sự động cập khó mà tránh khỏi, nhưng chúng tôi tuyên bố không coi ai là kẻ thù, nah61t là đối với đạo Thiên chúa. Lẽ thứ nhất, dẫu cho từ ngày đạo Dụ số 10 ra đời đến bây giờ, sự thiên vị đạo Thiên chúa đã công khai, nhưng chúng tôi tranh đấutranh đấu cho lý tưởng công bình (và vì thế mà động cập đến đạo Thiên chuá) chứ không phải tranh đấu với tư cách một Tông giáo chống với một Tôn giáo. lẽ thứ hia về mặt tín ngưỡng, tuy chúng tôi không thừa nah65n Tôn giáo khác, nhưng vế quan niệm –nhất là quan niệm của con người sống gần hậu diệp thế kỷ 20= chúng tôi cho ràng bất cứ ai, kể cả chúng tôi, nếu cho Tôn giáo của mình có giá trị tuyệt đối và chỉ có Tôn giáo của mình mới đáng tồn tại thì đây là quan niệm sai lầm nhất.

3) Chỉ Tranh Đấu Cho Lý Tưởng "Tôn Giáo Bình Đẳng". Thế nào gọi là "Tôn giáo bình đẳng" theo quan niệm của chúng tôi?
 
a) Các Tôn giáo phải được xác định lại, quốc gia phải qui định thế nào là một Tôn giáo xứng đáng được hưởng những chế độ đặc biệt. Như thế có nghĩa chúng tôi không thể chấp thuận đồng bóng, phù thủy v…v.., là Tôn giáo được quốc gia thừa nhận (cũng như danh từ "công giáo" không thể dùng để gọi đạo Thiên chúa).

b) Các tôn giáo được xác định, sẽ cùng hưởng một chế độ "bình đẳng" có nghĩa cùng được quan niệm là có tư cách Tôn giáo như nhau. Nhưng bình đẳng là "bình đẳng trong bình đẳng", vì đó, giá trị các Tôn giáo vẫn khác nhau.

c) Tôn giáo bình đẳng là một điểm nổi nhất, thiêng liêng nhất, trong lý tưởng công bình xã hội. Với quan niệm Tôn giáo bình đẳng như vậy, đối chiếu với tình trạng hiện hữu, chúng tôi bất mãn sự thiên vị của đạo Dụ số 10, cùng cản thấy "ngày trước những người Công Sản lợi dụng danh nghĩa chống ngoại xâm để tiêu diệt các phái quốc gia thì ngày nay cũng có cái vẻ người Thiên chúa lũng đoạn công việc chống cộng sản để lấn áp các Tôn giáo khác, nhất là Phật giáo chúng tôi". Đó là nguy cơ cho qyốc gia và làm chia rẽ Tôn giáo. Vì lẽ đó Phật giáo đồ chúng tôi ph3I công khai, bày tỏ rõ rệt nguyện vọng của mình. và như thế, không những lý dophạm vi chúng tôi tranh đấu đó đã được ấn định rõ ràng: Với danh nghĩa Phật giáo, chúng tôi đã làm một việc tranh đấu cho lý tưởng "Tôn giaó bình đẳng trong khuôn khổ của lý tưởng công bình xã hội".

4) Phương Pháp Tranh ĐấuChúng Tôi Aùp Dụng.-

Phương pháp ấy là "bất bạo động". Chúng tôi ý thức chúng tôi đang ở trong hoàn cảnh mà chính trị và quân sự cực kỳ phức tạp. Chúng tôi, hơn thế nữa, phải thể hiện tư tưởng của Phật giáo ngay trong công cuộc tranh đấu của chúng tôi. Vì những lý do đó, chúng tôi chấp nah65n một sự hy sinh đến cùng độ và lấy sự hy sinh ấy làm sức mạnh – để rung chuyển tận lòng người chứ không phải chỉ rung chuyển chính sách mà thôi. Ngay từ bây giờ, chúng tôi có thể tuyên bố minh bạch rằng những người tăng sĩ của Phật giáo là những người sẵn sàng noi gương Gandhi – vị Thánh của sức mạnh "bất bạo động" và như vậy, chính phủ chỉ nên nghĩ đến điều ấy hơn là nhọc lòng nghĩ đến Phật giáo đồ được huy động.

Chúng tôi lại xác định thêm: chúng tôi với phương pháp "bất động" sẽ tranh đấu trong phạm vi hợp pháp được ngần nào tốt ngần đó. Nhưng tinh thầnphương pháp "bất bạo động" không phải chỉ có thế, nên chúng tôi sẵn sàng hy sinh đến cùng theo phương pháp này. 

5) Không Chấp Nhận Mọi Sự Lợi Dụng.- Như đã trình bày hết sức rõ ràng: mục đích tranh đấu của Phật giáo đồ chỉ nhắm vào lý tưởng Tôn giáo bình đẳng trong khuôn khổ lý tưởng công bình xã hội; vì lẽ đó, chúng tôi từ chối mọi sự lợi dụng không phù hợp với Tôn chỉ chúng tôi nhất là những người cộng sản và những kẻ mưu toan chức vị chính quyền.
 
II. NGUYỆN VỌNG CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM QUA BẢN TUYÊN NGÔN.

Nguyện vọng thứ 1.- "Yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thu hồi vĩnh viễn công điện triệt giáo kỳ của Phật giáo"- Chúng tôi phải nói tiên quyết rằng nguyện vọng này không chứa đựng sự phủ nhận quốc kỳ, chúng tôi tuyên bố thừa nhậntôn trọng quốc kỳ. Nhưng chúng tôi chỉ phản đối sự hạn chế của Bộ Nội Vụ vừa qua và sự triệt hạ thực sự của văn phòng tổng thống vừa rồi đối với giáo kỳ của các Tôn giáoPhật giáo phải chịu đầu tiên nhân ngày Phật Đản. Nguyện vọng của chúng tôi, dựa trên quan niệm quốc c trọng đại, các cơ quan Tôn giáo và mọi tư gia đều phải và chỉ treo lên trong những ngày đại lễ của quốc gia, còn giáo kỳ dầu sao cũng chỉ là của một Tôn giáo nên chỉ được treo lên tại cơ quan Tôn giáo và tư gia tín đồ thuộc trong những ngày đại lễ của Tôn giáo ấy. Dĩ nhiên, cái chỗ treo lên nói trên đây là cửa chính của các cơ quan Tôn giáo và tư gia. Cùng một quan niệm đó chúng tôi thiết nghỉ trong đoàn kiệu rước của Tôn giáo, chỉ được mang giáo kỳ, cũng như xe nhân vật quan trọng trong các Tông giáo khi cần thượng cờ lên theo sự quan trọng mà các Tôn giáo tự ấn định thì cũng chỉ được mana giáo kỳ.

Nguyện Vọng thứ 1.- "Yêu cầu của Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các giáo hội truyền giáo Thiên chúa đã được ghi trong đạo Dụ số 10" .- Điều này chúng tôi phải trình bày bằng 3 tiểu mục như sau: Trước hết chúng tôi nói chi tiết kế có nói đại thể, sau hết là nguyện vọng sử đổi của chúng tôi.

a) Nói về chi tiết, đạo Dụ số 10 có những nét chính mà hcúng tôi phản đối, như sau:

-Qua điều thứ 1, đạo Dụ đó liệt các Tôn giáo (trừ Thiên chúa và Gia tô) như hết thảy hiệp hội thường của tất cả tầng lớp nah6n dân: Tôn giáo được xem như (và có thể thua bởi điều 14 và vì tính chất gọi là "lợi ích chung: của Dụ ấy), những hội tiêu khiển, thể thao, bất kể đến tính cách thiêng liêng của Tôn giáo, bất kể đến nếp sống khác biệt cách nào của Tôn giáo!

-Qua điều thứ 7, giấy phép của các hiệp hội Tôn giáo, "có quyền bác khước đi không cho phép lập hội mà không phải nói lý do, phép cho rồi có thể bãi đi vì trái điều lệ thay vì lẽ trị an". "Lẽ trị an" là từ ngữ không có giới hạn nào rõ rệt và đã bị lợi dụng quá đáng từ ngay người Pháp trở lại Việt Nam đến bây giờ! Ấy là chưa nói rằng, nếu thế gian này có cái gì được gọi là vĩnh viễn thì cái đó là Tôn giáo, vậy mà Tôn giáo lại bị ghép vào hiệp hội với giấy phép cho và bãi một cách cực kỳ đơn giản như trên!..

-Qua các điều 10, nhất là điều 12, Tôn giáo bị kiểm soát một cách cự kỳ nghiêm khắc và bởi bất cứ nhân viên nào của Hành chính và Tư pháp. Cũng may mà sự kiện này, các Tôn giáo đã không bị thi hành một cách quá đáng, nếu bị thì còn gì là tư cách Tôn giáo và thể thống quốc gia!

-Qua các đoạn sau của điều 14 và điều 28, tài sản Tôn giáo từ tính chất cố hữu của nó là "lạc cúng" để thực hiện việc truyền đạo linh thiêngvô cùng, thì đã trái lại, chỉ được có số tiền đóng góp phải định trong điều lệ và chỉ có quyền có những bất động sản "thật cần thiết"! mà "thật cần thiết" là xét theo công tố viện! Rồi xét không "thật cần thiết" thì phải đem bán đấu gía!

Gần đây thậm chí quyền tạo mãi bất động sản và nhận sự lạc cúng bất động sản dầu bé nhỏ đến đâu cũng phải được sự cho phép của tổng thống do công văn số 166-TTP/TTK/I ngày 23.9.60 của Tòa Thư ký Tổng Thống Phủ.

-Qua các điều 18, 19 nhất là 25, 26 và 27, đạo Dụ số 10 trái ngược với tính chất căn bản của Tôn giáo. Căn bản của Tôn giáo dựa trên đức tin thuần chính và sự tiến bộ về đời sống tâm linh theo Tôn giáo. Không phải và không thể do bầu cử mà người được bầu cử thành một tín đồ hay thành một tu sĩ. Nhưng đạo Dụ số 10 đặt các Tôn giáo váo cái căn bản hiệp hộiđại hội đồng bầu cửa và quyết định mọi việc

Với tính chất đặt các Tôn giáo vào phạm vi hiệp hội, đạo Dụ số 10 triệt hạ hết thảy giá trị Tôn giáo "may mắn" còn điều 44 ghi "chế độ đặc biệt cho các hội truyền giáo Thiên chúa và Gia tô". Nhưng cái "may mắn" ấy đã chứng tỏ sự thiên vị cực kỳ vô lý kể cả mọi phương diện, nhất là về cái gọi là "giặc chia rẽ" mà chính phủ hiện tại đã và đang quyết liệt đả kích!

b) Bây giờ chúng tôi nói đến cái vô lý đại thể của đạo Dụ số 10:

-Trước tiên đạo Dụ số 10 có từ 1950, dưới chế độ quốc trưởng. Nếu chế độ này chỉ được thay người mà không phải thay đổi bằng chế độ tổng thống thì đạo Dụ sốù 10 được áp dụng là điều chúng tôi không ngạc nhiên. Hoặc gia nó được công nhận còn hữu hiệu mà áp dụng thì còn ít ngạc nhiên! đằng này, một chế độ đã bị lật đổ, một đạo luật của chế độ chỉ áp dụng cho tất cả Tôn giáo: đó là căn bản pháp lý mà chúng tôi thấy cực kỳ mâu thuẫn.

-Theo điều 44 của đạo Dụ số 10. "Chế độ đặc biệt cho các hội truyền giáo Thiên chúa và Gia tô", nhưng từ 1950 đến bây giờ chế độ đó vẫn chưa thấy quy địnhban hành. Như vậy, một mặt chứng tỏ tính chất dung túngthiên vị các hội truyền giáo này một cách vô lý, mặt khác, làm cho Thiên chúa giáo và Gia tô giáo ở mãi trong tình trạng nếu không phải là căn bản pháp lý không có thì phải gọi là tồn tại trên căn bản pháp lý của thực dân Pháp!

c) Do đó, nguyện vọng của chúng tôi như sau:

-Hãy rút các Tôn giáo kể cả Thiên chúa và Gia tô ra khỏi phạm vi ràng buộc hay thiên vị của đạo Dụ số 10.

-Hãy ban hành một chế độ đặc biệt cho các Tôn giáo trong đó có Phật giáo, Thiên chúa và Gia tô.

-Nếu ghi một "chế độ đặc biệt" với ý thức trọng thị thì phải ghi "chế độ đặc biệt cho các Tôn giáo trong đó có Phật giáo, Thiên chúa và Gia tô".

Nguyện Vọng thứ 3.- "Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ Phật giáo" và 

Nguyện Vọng Thứ 4.- "Yêu cầu cho Tăng, tín đồ Phật giáo được tự do truyền đạo và hành đạo".- Hai điều này, nếu nói trên minh văn giấy tờ hay chủ trương công khai của chính phủ thì dị nhiên không có sự khủng bo Phật giáo và trở ngại sự truyền đạo của Phật giáo, nhưng tình trạng sau đây thì thực nặng nề; ấy là sự thi hành lêch lạc chính sách của chính phủ! Tình trạng ấy tuy cục bộ nhưng đã xảy ra nhiều nơi có nhiều lúc đã tạo thành một sự thực hiển nhiên là ngày nay ai cũng cảm thấy chứ không những chỉ nhận thấy mà thôi, rằng"Phật giáo bị kỳ thị thật sự".

Vì vậy, nguyện vọng của chúng tôiyêu cầu tổng thống chỉ thị bằng minh lệnh cho tất cả các cấp chính quyền hãy thi hành nghiêm chỉnh chính sách tự do tín ngưỡng và chính sách đoan kết Tôn giáo mà chính phủ chủ trương, nhất là tổng thống đặc biệt lưu tâm kiểm tra sự chấp hành minh lệnh của tổng thống, trừng trị xứng đáng những kẻ lợi dụng quyền hành để thỏa mãn kỳ thị, lấn áp kẻ khác, chấm dứt tình trạng tự động ở các địa phương núp sau chiêu bài chống cộng để gây tang tóc cho quần ch1ung. Nếu không, sự lệch lạc chính sách vẫn được dung túng thì cái tình trạng lợi dụng danh nghĩa chống cộng sản để phát triển Thiên chúa giáo và lấn áp Phậât giáo, tạo ra một tình trạng chia rẽ ngày càng trầm trọng thì ngay bây giờ và mai hậu, chỉ người cộng sản có lợi mà htôi!

Ơû điểm này Phật giáo yêu cầu tổng thống lập một hệ thống thanh tra chính xác vô tư, để thả ra những Phật tử đã bị bắt bớ chỉ vì lý do tín ngưỡng (điển hình như vụ Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Định v.v.., mà hồ sơ liên hệ chúng tôi đã gửi đến tổng thống và quốc hội đề ngày 20-2-1962) và chấm dứt tình trạng trả thù bắt cóc, thủ tiêu và trong trường hợp tội trạng nếu có thì phải được xử theo luật lệ minh bạch của quốc gia.

Nguyện Vọng Thứ 5.- "Yêu cầu chính phủ bồi thường một cách xứng đáng cho những kẻ bị giết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải đền tội đúng múc".- Điều này là chúng tôi nói đến những người thiệt mạng tại đài phát thanh Huế. Họ chết trong lòng cuộc tranh đấu công khai của Phật giáo nên họ đã được Phật giáo gọi là "Thánh tử vì đạo" của mình. Nhưng như thế chưa đủ. Họ phải được đền bồi xứng đáng về phương diện vật chất và kẻ chủ mưu giết hại phải được truy tố (dầu cho chúng tôi đứng mặt nguyên cáo sẽ xin chính phủ tha tội cho họ), bởi vì chúng tôi quan niệm mọi việc xảy ra bất cứ ở đâu và dưới hình thức nào trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, trách nhiệm vẫn ở chính phủ: Trách nhiệm giữ gìn an ninh cho quốc gia và đồng bào.

Nói tổng quát, nguyện vọng của Phật giáo Việ Nam, như đã nói là "cải thiện chính sách", như sau:

-Đối với nguyện vọng 1 và 2 thì yêu cầu cải thiện bằng cách ra minh lệnh và lập hệ thống thanh tra để kiểm soát chặt chẽ sự thi hành minh lệnh ấy: minh lệnh cho các cấp chính quyền hạ tầng phải chấp hành nghiêm chỉnh chính sách tự do tín ngưỡng và chính sách đoàn kết Tôn giáo của chính phủ.

-Đối với nguyện vọng thứ 5 thì truy tố thủ phạm gây ra chết chóc tại đài phát thanh Huế và làm thỏa mãn gia quyến các nạn nhân của vụ đó.
 
III. NHỮNG NGUYỆN VỌNG CẤP BÁCH CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM.

1) Yêu cầu tổng thống và chính phủ cứu xét bản TUYÊN NGÔN và bản PHỤ ĐÍNH của chúng tôi, và torng một thời gian càng sớm càng tốt, thỏa mãn nguyện vọng chính đáng của Phật giáo Việt Nam. Sự thỏa mãn ấy là chính phủ có minh văn và công bố trên những cơ quan chính thức.

2) Yêu cầu tổng thống ra lệnh không bắt bớ, trả thù quần chúng Phật giáo trong vụ công khai tranh đấu này bởi vì họ chỉ làm một việc đạo đạt nguyện vọng của họ, theo phương thức tranh đấu thường lệ.

3) Những nguyện vọng ghi trong bản Tuyên Ngôn và hai nguyện vọng cấp bách trên đây được thỏa mãn – từ lý thuyết, văn kiện cho đến thực thi – thì chính quần chúng Phật giáo Việt nam sẽ công khai hoan hô tổng thống và chính phủ như đã công khai tranh đấu cho nguyện vọng của họ vậy.
 
Chúng tôi quan niệmtin tưởng tổng thống và chức vụ "do dân vì dân và cho dân", cho nên chúng tôi không có ý nhgĩ đạo đạt nguyện vọng của mình ra là yêu sách, đối lại, chúng tôi quan niệm tổng thống và chính phủ thỏa mãn nguyện vọng chúng tôi là 'vì dân và cho dân" chứ không phải nhượng bộ.

Với tất cả ý niệm hợp lýchân thành này chúng tôi ước mong tổng thống giải quyết thích đáng nguyện vọng của Phật giáo gồm có quảng đại quần chúng Việt Nam.
 
Huế, ngày 23 tháng 5dl. 1963
HỘI CHỦ TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Hòa Thượng TỊNH KHIẾT (ký tên)
Trị Sự Trưởng Tổng Trị Sự Giáo Hội Tăng Gìa Trung Phần.
Thượng tọa THÍCH MẬT NGUYỆN (ký tên)
Hội Trưởng Tổng Trị Sự Hội Phật Giáo VN tại Trung Phần.
Thượng tọa THÍCH TRÍ QUANG (ký tên)
Trị Sự trưởng Ban Trị Sự Giáo Hội Tăng Gìa Thừa Thiên,
Thượng tọa THÍCH MẬT HIỂN (Ký tên)
Hội trưởng ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Thừa Thiên,
Thượng tọa THÍCH THIỆN SIÊU (Ký tên)
 
 

Phụ trương "bản PHỤ ĐÍNH về bản TUYÊN NGÔN" của Phật giáo Việt Nam.
 
Phụ trương này, trước hết, nói thêm về (1) sự đóng góp của Phật giáo đồ Việt Nam vào ích lợi quốc gia và (2) lý tưởng tranh đấu của Phật giáo đồ liên hệ đến lợi ích quốc gia như thế nào.
 
(1)
 
Đất nước Việt Nam ta, kể từ thời đại lập quốc tự chủ đến cuối thế kỷ 18, Phật giáo là kẻ đóng góp duy nhất và nhiều nhất –theo nghĩa vụ Tôn giáo –vào ích lợi quốc gia kể cả mọi phương diện văn hóa, học thuật, chính trị, quân sự, kiến thiết, quốc sách và dân sinh. Những vị danh tăng và cư sĩ ghi tên tuổi vào lịch sử của dân tộc là những tên tuổi nổi bật nhất và xứng đáng nhất. Những nét tư tưởng thuần túy và cao cả của dân tộc biểu lộ qua tâm hồn, sinh hoạt và nhất là phong dao tục ngữ, những văn hóa "Thiền khuynh" chiếm đến hơn một phần ba chương trình văn họcvăn học sử Đại học Việt Nam, sau hết, những ngôi chùa làng đầy dẫy, những ngôi quốc tự đồ sộ, nhất là những kiến trúc danh tiếngliên hệ đến công cuộc kháng chiến quốc của quốc gia suốt thời kỳ độc lập hùng cường, còn sờ sờ cả đấy, một mặt chứng tỏ lòng sùng mộ của dân tộc, một mặt chú7ng tỏ địa vị của Phật giáo, nhưng một mặt nữa ng tỏ sự đóng góp sâu rộng của Phật giáo đồ vào ích lợi quốc gia không phải chỉ mới một sớm một chiều như kẻ khác.

Gần đây có những kẻ cho rằng Phật giáo tiêu cực, thiếu đóng góp – Họ nói thế vì họ không thấy bóng dáng tăng sĩ Phật giáo trong cơ quan nhà nước. Nhưng họ có biết đâu nếu đóng góp cách đó chỉ là khuynh loát và lợi dụng mà thôi! Chúng tôi quan niệm Tôn giáo có nghĩa vụ của Tôn giáo: Tôn giáo phải đem tư tưởng của mình thấm nhuần cho con người, rồi con người thấm nhuần tư tưởng Tôn giáo đó sẽ thực thi ra nơi hành động của họ, nơi đời sống tư và đời sống chung của họ; họ sẽ đóng góp vào ích lợi quốc gia một cách tích cựcchân chính thiện chí, công tâm, nói tóm, thể hiện tư tưởng Tôn giáo mà họ thấm nhuần. Như thế mới gọi là đóng góp và đóng góp của Tôn giáo. Còn trái lại, lấy của quốc gia làm của mình, lấy công dân chúng làm công của mình, rồi chỉ cái công của ấy gọi là của Tôn giáo mình, thì đó lại chính là nguyên nhân sâu xa nhất mà nhân dân Việt Nam bất phục và không ích lợi gì cho dân tộc cũng như chính quyền cả.

Chúng tôi cũng cần nói rõ rằng, qua lịch sử, tăng sĩ của Phật giáo Việt Nam đã từng làm tăng thống, đã kinh luân mọi việc quân quốc trọng sự, vậy mà chẳng để lại một dấu vết óan than nào vì họ chẳng lợi dụng và khuynh loát chính quyền để tự phát triển Tôn giáo mình và lấn áp ai. Chúng tôi quan niệm đó là truyền thống tốt đẹp, đáng mến, xứng đáng phong độ Tôn giáo chân chính –chúng tôi bất mãn và thấy rõ quần chúng oán ghét thật sự cái lối giáo quyền khuynh loát chính quyền – Cho nên Tăng già của Phật giáo Việt Nam chỉ và đã đóng góp với quốc gia đúng nghĩa vụ tu sĩ, chỉ và đã hướng dẫn Phật giáo đồ đóng góp gần như vô điều kiện cho ích lợi quốc gia.

Không nói đâu xa, hãy nói tình trạng quốc gia trong mấy mươi năm gần đây. Ai là người đã chết nhiều nhất cho chính nghĩa? Ai đã góp sức, góp công, góp xương máu nhiều nah61t cho công cuộc chống ngoại xâm và cách mạng dân tộc? Ai đã chết ngoài mặt trận nhiều hơn là có quyền hành tại bàn giấy và trong thành phố? Ai đã và đang làm sự đóng góp này nhiều nhất nhưng trái lại, chẳng hề muốn biết đến ngoại viện, chẳng mưu toan gì chính quyền, lại bị lấn áp ra mặt về tín ngưỡng? Ai, nếu không phải Phật giáo đồ Việt Nam? Nếu không phải anh em quân nhân Phật tử Việt Nam? Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam chẳng hề ấm ức và ganh tỵ về ngoại viện và quyền vị. Phật giáo Việt Nam chỉ cần "tự lực hành đạo" và "đóng góp theo tư tưởng Tôn giáo chân chính". Nhưng sự đời đã chẳng để cho như ý nguyện! Càng phải chăng càng bị lấn áp, càng đóng góp càng bị lợi dụng, trong khi đó tín ngưỡng linh thiêng của Phật giáo đồ Việt Nam bị khinh thị ra mặt, thậm chí đã bị cưỡng bức bỏ Phật giáo, đã không dám đàng hoàng tự xưng là Phật tử! 

Đó là tình trạng nếu không được chính Phật giáo đồ đứng lên công khai tranh đấu để cải thiện thì nhân tâm ly tán, quốc gia sụp đổ!
 
(2)
 
Do đo lý tưởng tranh đấu của Phật giáo Việt Nam đã ghi minh bạch là "Tôn giáo bình đẳng trong khuôn khổ của lý tưởng công bình xã hội". Nói như vậy là chúng tôi đã liên hệ lý tưởng của mình đến lý tưởng của dân tộc, đến ích lợi chính của quốc gia.

Một xã hội có thể sống được phải là một xã hội có những công bình tối thiểu, ít nhất là phải có sự tín ngưỡng bình đẳng. Công bình xã hội, cố nhiên là phải kể đủ thứ bình đẳng: bình đẳng văn hóa, chính trị, kinh tế, vân vânvân vân. Thế nhưng nói thế thì đã quá xa phạm vi tín ngưỡng và nah61t là chẳng phải một giới quần chúng tranh đấu thực hiện dẫu cho giới đó chiếm đến "tám mươi phần trăm dân chúng" như đã được ông khai xác nhận. Thế nên "nhân dnah Phật giáo bây giờ, chúng tôi chỉ mới nói đến cái lý tưởng công bình xã hội".

Tôn giáo bình đẵng là một lý tửng càng kinh thiêng bao nhiêu lại càng chẳng mất mát của ai một chút quyền lợi, sứt mẻ của ai một chút chức vị. Vậy mà lý tưởng ấy không được thực hiện thích đáng thì xã hội này, danh từ công bình và tiến bộ chỉ nên vĩnh viễn cất vào trong từ điển mà thôi. Cho nên tranh đấu cho lý tưởng Tôn giáo bình đẳng chính là khởi điểm cho lý tưởng công bình xã hội. Và do đó, người ta phải thấy trước cuộc tranh đấu này rất quan trọng và đáng quan tâm.

Cũng chính vì ý thức ấy, nah61t là ý thức đến ích lợi quốc gia, lý tưởng Tôn giáo bình đẳng rất liên hệ đến lý tưởng công bình xã hội nên Phật giáo Việt Nam cực kỳ thận trọng công việc của mình, Phật giáo Việt Nam ý thức mình đang ở trong tình trạng chính trị và quân sự cực kỳ phức tạp, bao kẻ lợi dụng, xuyên tạc và thủ lợi không phải không có và có không ít. Phương pháp "bất bạo động", được Phật giáo Việt Nam chấp nhận là xuất từ ý thức này. Nhưng phương pháp "bất bạo động" chẳng phải chỉ một chiều, nên Phật giáo đồ Việt Nam – nhất là tăng sĩ phật giáo – sẵn sàng hy sinh bản thân để thực hiện nguyện vọng của Phật giáo, nhất là khi ý thức nguyện vọng ấy đã liên hệ sâu xa với nguyện vọng của dân tộc.
 
Để minh định lập trường của cuộc vận động "đòi chính quyền thực thi chính sách bình đẳngtự do Tôn giáo" do Phật giáo Việt Nam phát động; và, để ngăn ngừa những sự vụ có tính cách xuyên tạc, không mấy tốt đẹp từ nhiều nguồn tin có dụng ý đưa ra, nhằm ngăn cản cuộc tranh đấu chính nghĩa của Phật giáo Việt Nam. Mà TÀI LIỆU GIẢI THÍCH của Văn phòng 5 Cấp Trị Sự Phật giáo Toàn Quốc – Trung Phần và Thừa Thiên (Huế) về những sự việc xảy ra trong ngày lễ Phật Đản năm 2507.

Nhân các sự việc đã xảy ra trong ngày Phật Đản tại Huế, một số đồng bào đã hoang mang trước sự xuyên tạc, vu khống của một số người thiếu thiện chí. Chúng tôi nhận thấy cần phân tích rõ ràng, để tránh sự xuyên tạc có hại.

I. Động Cơ Của Sự Việc.
 
Như mọi Phật tử đều rõ, từ nhiều năm nay, Phật giáo đồ nằm trong tình trạng bị đàn áp, bị đối xử bất công và bị ngược đãi. Sự thật trăm phần trăm ấy, dầu có che dấu đến đâu, ai cũng hiểu! Nào cảnh đàn áp các Phật tử ở Dinh điền Cao Nguyên; nào những vụ khủng bố, bắt bớ quy mô ở Phú Yên; nào sự bạo hành ở Quảng Ngãi, Bình Định v.v..

II. Sự Việc Xảy Ra.

Trước sự kiện như vậy, Phật giáo đã bị đặt trong tình trạng bắt buộc phải tranh đấu cho lý tưởng tín ngưỡng của mình – đã được minh định trong hiến pháp –bằng một cách ôn hòa, kỷ luật, trong sự tranh đấu hợp lý, hợp tình đó, chưa được giải quyết, thì máu đã chảy, nhân mạng đã bị hy sinh: 8 người đã bỏ mình vì Chính pháp, và nhiều người bị thương… trong khi đi nghe một buổi truyền thanh Phật giáo tại đài phát thanh Huế. Ai đã giết những người vô tội đó? Quá rõ ràng. Dầu có quanh co bưng bít đến đâu, cũng không thể che dấu được sự thật của hàng vạn cang kiến một cách đau lòng cảnh tượng dã man ấy! Và chính vì thái độ bưng bít không quân tử chút nào đó, là nguyên nhân của mọi sự xấu xa khác: những kế hoạch vu khống, những hành động dã man, vô lỷ luật có tổ chức được tung ra, những đoàn thanh niên đi khắp thành phố đánh đập tàn nhẫn kẻ đi đường, bất kể già trẻ, trước cặp ma71t thờ ơtrách nhiệm của các cơ quan công lực, gây thương tích cho một số đồng bào! Hành động này là một tố cáo rõ rệt nhất, dầu có quanh co chối cãi đến đâu! Trong khi ấy, dầu phẫn uất đến cực độ, Phật giáo đồ đã tuân thủ kỷ luật, giữ một thái độ ôn hòa, bất bạo động

III. Những Kế Hoạch Xuyên Tạc.

1. Một thông cáo được tung ra sau vụ tàn sát ở đài phát thanh, nhắm mục đích đánh lạc vấn đề, trốn tránh trách nhiệm: nào đồng bào Phật giáo bạo động –Việt cộng lợi dụng đặt chất nổ!

Nhưng họ chối cãi sao được trước sự chứng kiến của hàng chục ngàn người kể cả những người ngoại quốc theo dõi công việc… Một giáo sư đại học Huế, bác sĩ ERIC WOLFF, người Tây Đức đã than: "theo dõi công cuộc xảy ra ở đài phát thanh, tôi có cảm tưởng như đang sống trong thời kỳ Trung Cổ, một thời kỳ dã man nhất của những kỳ thị ở Aâu Châu".

2. những tài liệu học tập của phong trào Cách Mạng Quốc Gia, liên tục vu khống cho Phật giáo, họ gây sự hoang mang cho dân chúng Phật tử:

- Đổ lỗi cho Phật tử bạo hành, đả kích chính phủ,

-Lợi dụng Phật tử để biểu tình v.v.. và tiếp theo là những giải pháp khủng bố dân chúng như:

a) Tổ chưa đánh đập, hăm dọa, biểu tình v.v.. mục đích lái dân chúng phản đối lại Phật tử.

b) Đặt chúng ta trước một tình trạng bất hợp pháp, để chính quyền ra tay trừng trị.

c) Tạo cơ hội để phủ nhận những nguyện vọng chính đánghợp lý nhất của Phật giáo đồ, đã được ghi nhận trong bản TUYÊN NGÔN ngày 10-5-1963.
 

IV. Thái Độ Của Chúng Ta.
 
Như mọi người đều hiểu là Phật tử chúng ta luôn luôn trung thành với tôn chỉ Từ bi của đạo Phật, lấy sự tu thân hành đạo làm nghĩa vụ chính yếu của mình – điều đó không ai không rõ. Nhưng không phải vì vậy, mà Phật giáo đồ chúng ta thản nhiên tạo cơ hội cho một số người lợi dụng quyền hành để gây mãi tang tóc cho Phật tử, phá hoại nền Đạo giáo nghìn xưa của ông bà, dân tộc ta. Từ nhiều năm nay chúng ta đã liên tục chịu đựng không biết bao nhiêu đau đớn, thiệt thòi (những tài liệu, bằng cớ về những vụ bất công này đã được gửi đến quốc hội và chính phủ từ trước). Mặc dầu vậy, chúng ta không được sự trả lời nào và tình hình vẫn không được cãi thiện1 Trong khi chúng ta vẫn ẩn nhẫn chờ đợi, thì một công điện số 9195 ngày 6.5.63 của văn phòng tổng thống, bắt buộc đồng bào Phật tử phải hạ Phật kỳ trong ngày cúng dường Phật đản? Công điện ấy đã phản ảnh những gì? Chúng ta treo cờ để kỷ niệm ngày Đản Sinh của đức Thế Tôn có lợi cho Việt cộng chăng? Có phương hại đến uy tín quốc gia chăng? Tại sao lại triệt hạ nhân ngày Phật đản? Hành động này có lợi cho ai? Và do động cơ nào thúc đẩy?

Tại sao trong lúc quốc gia lâm vào cảnh huống khó khăn, tại sao trong khi đề cao quốc sách đánh giặc chia rẽ lại hành động mâu thuẫn? Tại sao quyền lợi tinh thần của hằng chục triệu người lại đặt vào sự quyết định bằng công điện? Hằng mấy chục vạn anh em binh sĩ Phật tử đã hy sinh cho quốc gia để bảo vệ tín ngưỡng của mình, đã đi đến đâu? Anh em thanh niên, sinh viên và công chức Phật tử, đã đóng góp mồ hôi và xương máu, mà kể cả quyền lợi về tinh thần lý tưởng cũng bị chà đạp một cách quá đáng như vậy? Do những sự kiện trên, người Phật tử không phân biệt tăng hay tín đồ, quân hay dân, bị bắt buộc đứng lên đòi hỏi một chính sách chính đáng, mà trong đó, co công bình tín ngưỡng và côn bình xã hội: Sự tranh đấu của chúng ta hoàn toàn nằm trên địa vực lý tưởng Tôn giáo và công bình xã hội, không nhắm đánh đổ hay chống đối bất cứ một cá nhạn, tôn giáo hay tổ chức nào. Chúng ta lại càng không thiết nghĩ đến vấn đề quyền lợi, một nguyên nhân gây ra tranh giành tang tóc hiện nay!

V. Những Nguyện Vọng Của Chúng Ta Đã Được Ghi Trong Bản tuyên Ngôn Ngày 10-5.1963.

1) Cờ Phật giáo phản ánh và tượng trưng cho tinh thần của Đức Phật, cho lý tưởng cao cả của Phật giáo đồ nằm hoàn toàn trong địa vực tín ngưỡng. Vì lẽ ấy, không thể nói rằng tự do tín ngưỡng mà lại triệt hạ những điều quan trọng của tín ngưỡng được. Treo cờ Phật giáo trong những ngày lễ Phật, không thể cho đó là xâm phạm đến uy tín của quốc gia. Một quốc gia mạnh mẽ là khi nào phản ánh và trung thành với quyền lợi của dân tộc, mà trong đó có quyền lợi của tín ngưỡng! Cờ Phật giáo đã được treo khắp trong các nước có phật giáo, nhất là các nước Á Đông. Vì lẽ đó nguyện vọng duy nhấtcương quyết của Phật giáo đồ là cờ Phật giáo không thể bị triệt hạ

2) Phật giáo, một nền tín ngưỡng cổ truyền có hàng ngàn năm lịch sử, thế mà chúng ta phải hoạt động coi như một hiệp hội, được quy định bởi đạo Dụ số 10 lập ngày 6-8-1950, đặt ngang hàng với các hiệp hội khác, như hiệp hội thương mãi, thể thao v.v.. do đó, đã hạn chế, gò bó một cách quá đáng đối với sự truyền bá Chính pháp của chúng ta, trong khi đó thì điều 44 của đạo Dụ này lại có chế độ đặc cách cho Thiên chúa giáo, Gia tô giáo. Do đó, chúng ta đòi hỏi cho kỳ được vị trí của một Tôn giáo xứng đáng của dân tộc, không thể bị ràng buộc bởi những nguyên tắc pháp lý thời đại dành riêng cho một hiệp hội!

Điều thứ 3 và thứ 4 của bản Tuyên Ngôn nêu rõ nguyện vọng của chúng ta đòi hỏi một sự đối xử công bình, chấm dứt sự bất công, bắt bớ và cản trở sự truyền đạo của chúng ta như từ trước đến nay. Nhà cầm quyền có thể viện cớ rằng đó là hành động cục bộ, cá nhân! Song tại sao hành động cục bộ và cá nhân ấy được tiếp diễn và dung dưỡng nhiều năm? Tại sao nhà cầm quyền không trừng trị những kẻ lợi dụng quyền hành đó, mặc dầu chúng ta đã nhiều lần gởi lên sự khiếu nại? Ai chịu trách nhiệm về an ninh, sinh mệnh và quyền tự do tín ngưỡng của dân, nếu không phải chính phủ hiện đượng? Nhiều tài liệu đã được học tập, hco rằng chính phủ không chủ trương mà kẻ cán bộ thừa hành của chính phủ gây nên mà thôi, thì thật là một điều khó hiểu! Người ta có thể xóa đi một câu văn, bôi nhem một đoạn chữ, song người ta làm sao chối cãi được những thực trạng phũ phàng tiếp diễn trong nhiều năm, đã in quá đậm trong thâm tâm mọi người! Vì lẽ đó, chúng ta cương quyết đòi nhà cầm quyền phải chấm dứt ngay tình trạng bất công, tội lỗi đó.

3) Và cuối cùng nguyện vọng của chúng ta, là chính quyền sở tại phải đền bồi xứng đáng cho những người đã bị giết oan, và kẻ đã giết và ra lệnh giết những người vô tội phải thú nhận, nghiêng mình trước những anh hồn đau khổ, chỉ chừng ấy thôi cũng đủ cứu vãn cho họ.

VI.- TỔNG KẾT
 
Qua những điều kiện trên chúng ta xác nhận lại lần nữa là mục đích tranh đấu của Phật giáo đồ hoàn toàn được quy định trong hiến pháp, nằm trong địa vực Tôn giáo với những phương tiện ôn hòa, kỷ luật, bất bạo động. Một sự tranh đấu hợp pháp, hợp lýthích nghi với những mục tiêu chính đáng đó chúng ta nguyện thực hiện cho kỳ được dẫu cho cần phải hy sinh lao khổ.

Phật giáo đồ chúng ta hãy xiết chặt nhất trí triệu người như một để sẵn sàng cho quyền lợi của Chính pháp kể cả quyền lợi của dân tộc. Sáng suốt đề phòng sự khiêu khích, xuyên tạc và không nói gì, làm gì, nghĩ gì có phương hại cho nền đạo đức dân tộc và làm sứt mẻ sự tranh đấu hữu lý hiện nay của chúng ta


Trang 02

Trích dịch báo "LE MOMDE" ngày 16-5-63.
 
SAU NHỮNG VỤ LÔI THÔI ĐẪM MÁU Ở HUẾ, PHẬT TỬ MIỀN NAM VIỆT NAM TRANH CHẤP VỚI CHÍNH PHỦ "Thiên Chúa Giáo" của ÔNG DIỆM

Saigon. 15.5 A.F.P. (Thông tấn xã Pháp). Hiện tại ở miền Nam Việt Nam đang có một sự căng thẳng mãnh liệt về tôn giáo đã xuất phát vì một sự phân biệt mà các Phật tử xem mình là nạn nhân và đã biểu lộ mới đây trong những biến cố đẫm máu ở Huế. Theo luận điệu chính quyền thì đêm 8.5 dương lịch, một kẻ khủng bố đã tung ra một quả lựu đạn làm chết bảy người trong đám biểu tình trước trụ sở đài phát thanh trong ngày lễ Phật đản.

Nhưng về phần toàn thể giáo hội Phật giáo, họ lại quả quyết rằng chính quân đội đã nổ súng vào người biểu tình và chính quyền đã gọi xe thiết giáp đến giải tán dân chúng.

Theo ý kiến của những quan sát viên thì tình hình có thể trở nên trầm trọng. Những mối liên quan chính trị do tình hình đó gián tiếp xuất hiện rõ rệt: cộng sản và có lẽ một số phần tử đối lập chính quyền có thể thủ lợi rất nhiều nơi sự xung đột công khai giữa chính phủ mà phần chủ yếu của cấp điều khiển là thuộc Thiên chúa giáo và một tín ngưỡng chiếm 80 phần trăm dân số torng nước.

Từ Huế, nơi quê quán của gia đình tổng thống, những du khách trở về cho biết là không khí đang còn "bùng nổ". Những cuộc biểu tình sơ khởi đang còn tiếp diễn, c1c thượng tọa trong Giáo hội đã bắt đầu tuyệt thực và có lẽ, người ta đoán chừng đã gởi một thông điệp khẩn cấp kêu gọi ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.

Còn những lãnh tụ chính yếu của Phật giáo thì đã phổ biến khắp trong nước một bản Tuyên Ngôn nói rằng: "một số người đã lợi dụng quyền hành, gây ra không biết bao nhiêu tang tóc đối với tang và tín đồ Phật giáo khắp trong nước và đã đối xử bất công với họ". Những lãnh tụ đó đã đòi hỏi chính phủ phải tức khắc bãi lệnh cấm treo cờ Phật giáo, nguyên do của những vụ lôi thôi đẫm máu ở Huế và phải ban hành cho Phật giáo những đặc quyền như các Hội truyền giáo Thiên chúa được hưởng trong xứ và sau cùng là phải đền bồi 'thích đáng" cho những gia đình của nạn nhân vô tội bị giết oan.

Về phần chính quyền thì hiện tại họ đang giữ sự yên lặng tuyệt đối về vấn đề khó khăn này. Tuy nhiên hình như họ đang cố gắng bí mật tìm một giải pháp.

Người ta đang chờ tổng thống ngô Đình Diệm tiếp kiến một phái đoàn cao cấp của Giáo hội Phật giáo, theo dư luận họ sẵn sàng dùng mọi biện pháp bất bạo động hợp giáo lý của Đức Phật, để tranh đấu cho được những yêu sách tối thiểu thiết yếu.
 
A la suite d'incident sanglants à Huế
 
LES BOUDHISTER DU VIETNAM DU SUD ENTRENT EN CONFLIT AVEC LE GOUVERNEMENT "CATHOLIQUE" DE DIỆM
 
Saigon . 15 Mai (A.F.P.) .- Une vive tension religieuse règne actullement au vietnam su Sud. Elle est due à la discrimination don’t les Boudhistes s"estiment victíme, et qui a trouvé son expression récemment dans de sanglants evènement à Huế.

Selon la version officielle de ces évènements, c'est le lancement d'une grenade par un terrorite qui a provoqué dans la soirée du 8 Mai, la mort de sept pérsonnes parmi la foule qui manifestait en ce jour anniversaire de la naissance du Bouddha, devant les bâtiments de la radio.

L'ensemble du clergé Bouddhiste du Vietnam affirme de son côté que c'est la troupe qui a tiré sur les manifestants et que les autorités ont fait appel aux blindés pour disperser la foule.

De l'avis de maints observateurs la situation risque de s'aggraver. Ser implications politiques indirectes sont éléments de l'opposition, ont tout à gagner à un conflit ouvert entre le gouvernement don’t la direction est essentiellement catholique, et une confession qui est celle de phus de 80 pour cent de la population du pays. Les voyageurs qui reviennent de Huế, berceau de la famille présidentielle, rapportent que l'atmosphère y demeure "explosive". Des débuts de manifestations ont encore une grève de la faim et li aurait, croi-t-on savoir, fait parvenir un message urgent au secrétaire général des nation Unies.

Les principaux leaders bouddhistes viennent, quat à eux, de faire diffuser dans tout le pays une prolamaton affirmant que "certaines personnes, abusant de leur pouvoir, ont occasionné des souffrances au clergé at aux fidèles de Bouddha dans tout le pays et ont fait preuve d'une injustice flagrante à leur égard".

Ils demandent au gouvernement de lever immédiatement l'interdiction des drapeaux bouddhistes, cause des sanglants incidents de Huế, et d'accorder aux Bouddhistes les mèmes privilèges que ceux don’t jouissent les missions catholiques dans le pays. Enfin ils demandent que les familles des innocents qui ont été tués soient indemnisées d'une "manière adéquate".

Du côté gouvernemental on observe pour l'instant un silence absolu sur l'ensemble de cette difficile affaire. Il semble toutefois que des efforts soient actuellement deployés en coulisse pour tenter de trouver une solution.

On s'attend que le président Ngô Dình Diệm recoive incessamment une délégation du haut clergé bouddhiste, qui dit-on, est prêt à avoir recours à tous les moyens de non-violence, en accord avec l'enssentiel de ses révendication.
Extrait du "LE MONDE" quotidien du 16.5.1963.
 
CUỘC HỘI KIẾN TẠI DINH GIA LONG…
 
Đuợc biết, qua văn thư của thượng tọa trưởng phái đoàn gưỉ bộ trưởng Công dân vụ nhờ chuyển đạt ý kiến tới tổng thống Diệm, về cuộc gặp gỡ ngày 15.5.1963 đã không mang lại kết quả như hai bên (chính phủ và Phật giáo) mong muốn. Nội dung bức thư như sau:

"…Tôi cũng như tất cả nah6n viên trong phái đoàn hân hạnh được tiếp kiến tổng thống sáng ngày 15-5-1963 trong bầu không khí thân mật, hiểu biết. Sau khi từ giã tổng thống và quí ông bộ trưởng, chúng tôi về tới chùa Xá Lợi được một số đông tăng, ni chừng vài trăm vị đã túc trực tại đó để chào đón phái đoànyêu cầu phái đoàn chúng tôi phải cho biết ngay kết quả cuộc tiếp kiến tổng thống. Phái đoàn chúng tôi cùng ngồi trên tòa giảng và cử thượng tọa Thích Thiện Hoa thuyết trình công việc. Thượng tọa thuyết trình xong thì tăng chúng nhao nhao phát biểu ý kiến cho rằng phái đoàn đã không đem lại kết quả nào cụ thể cả, chỉ có vấn đề cờ được thỏa mãn một phần nào mà thôi. Rồi, phái đoàn chúng tôi bị chỉ trích kịch liệt. Lúc lâu, chúng tôi bình tĩnh giải tán.

"Với việc tiếp kiến trên, chúng tôi có tin cho Huế hay, nhưng Huế cũng không vui lòng về sự giải quyết chưa hoàn mãn ấy và phái đoàn chúng tôi cũng bị chỉ trích nặng nề. Vì vậy, việc này phái đaòn không biết phải làm sao cho ổn thỏa, phía Phật giáođẹp lòng tổng thống cùng quí ông bộ trưởng được. Chúng tôi thành thực kính tin ông bộ trưởng rõ. Và, chúng tôi đề nghị việc này nếu có thể được, ông bộ trưởng trình lên tổng thống nên cho mời một phái đoàn Phật giáo miền Trung vào tiếp kiến, có lẽ có hiệu quả nhanh chóng hơn".
 
Kính thư, TM. PHÁI ĐOÀN PHẬT GIÁO
TRƯỞNG PHÁI ĐOÀN
T.T. THÍCH THIỆN HÒA (ký tên)
Sao lục kính gửi:
Tổng hội Phật giáo Việt nam "để kính tường"
 
 
PHẢN ỨNG CỦA 5 CẤP TRỊ SỰ PG TRUNG PHẦN

THÔNG BẠCH
Văn phòng đại diện 5 cấp Trị Sự Phật Giáo
Toàn quốc, Trung phần và Thừa Thiên
 
"Sau những sự việc xảy ra trong lễ Phật đản tại Huế vừa qua, nhiều tin tức – hoặc truyền miệng, hoặc đăng tải trên báo chí, hoặc dùng tài liệu giải thích – kể cả những bức thư của 4 tang gia được đăng trên báo và phát cả trên đài phát thanh đều là những tin tứcchúng ta không thể xác nhận. Riêng về điểm các bức thư trên, văn phong đã có những bằng cớ chính xác để nói lên nguyện vọng trung thực của họ. Còn vì lẽ gì mà có các bức thư trên thì đó là một điều rất dễ hiểu:

Những luận điệu, tuyên truyền ấy không thể giảm bớt được mục tiêu tranh đấu cao cả cho tín ngưỡng của Phật giáo đồ Việt Nam chúng ta trong giai đoạn hiện tại.

Cho đến cả cuộc họp báo mà Phái đoàn Phật giáo thủ đô vì quá nóng lòng thực hiện nguyện vọng chung – nên đã yết kiến tổng thống và phát ngôn trên báo chí cũng chưa nói lên được một cách chính xác nguyện vọng của toàn thể tăng, ni và tín đồ Phật giáo Việt Nam.

Văn phòng 5 cấp Trị sự Phật giáo Toàn quốc, Trung phần và Thừa Thiên không xác nhận những tin tức ấy và tuyên bố rằng: Chỉ những gì mà Văn phòng đưa ra mới phù hợp với nguyện vọng của Phật giáo Việt nam và phản ánh trung thực sự việc xảy ra"

Vậy, Thông bạch để Phật giáo đồ được biết.
Phật lịch 2.507, Huế, ngày 25 tháng 5 năm 1963
Tổng Thư Ký,
Ký tên: THÍCH TRÍ THỦ
 
 
Đính kèm văn thư của phái đoàn Phật giáo Việt Nam (không chính thức) để mọi người biết rõ giá trị về những tin tức đã loan báo là thế nào.
 
 
Tại Sài Gòn, ngày 28 tháng 4 năm Quí mão (21-5-1963), Giáo Hội Tăng Gìa Việt Nam tổ chức một lễ Cầu Siêu và sau đó là cuộc rước linh vị các Thánh tử vỉ đạo của chư tăng, ni trong giáo hội khoảng 800 vị tham dự với những tấm áo cà sa vàng sáng rỡ. Hai bên lề đường là những đoàn xe bọc thép những lính chiến đấu chĩa họng súng vào đám rước, nhưng đoàn người hiền lành tay không, không biết sợ uy vũ là gì (!) vẫn hiên ngang tiến bước. Hàng ngàn đồng bào Phật tử đứng tại chỗ luôn chắp tay trên ngực và niệm Phật suốt dọc đường từ chùa Aán Quang tới chùa Xá Lợi dưới bầu trời rợp mát… như có sự che chở thiêng liêng của chư vị Hộ Pháp Thiện Thần – một cuộc diễn hành trang nghiêm làm chấn động cả thủ đô Sài Gòn và lan ra khắp trong nước và thế giới.

Cùng ngày, 5 cấp Trị sự Phật giáo Việt Nam – Trung phần và Thừa Thiên cũng đồng loạt tổ chức một lễ cầu siêu các Anh linh tử vì đạo tại chùa Từ Đàm, Huế, với sự tham dự của hàng ngàn tăng, ni và đồng bào Phật tử, các đoàn thể: thanh niên, Sinh viên, Học sinh, Gia đình Phật tử, Hướng đạo Phật tử… đều có mặt đông đủ trong buổi lễ long trọng này. Dưới đây xin trích nguyên văn hai bài:

1) Bài Diễn Văn Đọc trong Lễ Cầu Siêu Các Anh Linh Tử Vì Đạo tại Chùa Từ Đàm Ngày 28-4 âm Lịch lúc 9 giờ.
 
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
 
Kính kiệt vị Anh linh tử vì Đạo,
 
Chúng tôi làm sao nói hết nỗi lòng xúc cảm của chúng tôi trước cái chết đầy ý nghĩa cao quý của quí vị.

Gần hai nghìn năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, lần đầu tiên trên đất Việt, hàng Phật tửtăng giàcư sĩ – lắng đọng tâm thành chiêm ngưỡng cái chết vì Đạo pháp. Cũng giờ này đây, trên khắp cõi Việt Nam Cộng Hòa, tiếng thổn thức phát động từ những cõi lòng cùng chung dòng máu Thích Ca, hòa theo dòng lệ nóng hổi khi đối diện trước Anh hồn của những Phật tử đã ngã gục cho linh hồn Phật giáo hiển hiện nơi là cờ. Máu đào nhuộm thắm lá cờ, Oâi! Dòng máu hiển linh nên Thánh! Phải chăng các "Người" đã chết? Trên cuộc đời này ai mà tránh khỏi đoạn trường sinh lão bệnh tử? Những cái chết của các người chỉ là cái hủy hoại của thể xác để anh hồn vĩnh viễn với thời gian! Rồi đây, với ngày Phật đản hằng năm; hàng Phật tử đất Việt – có thể cả Phật tử năm châu – sau khi hân hoan kỷ niệm sự ra đời của Đức Từ Phụ, lại ngậm ngùi kỷ niệm những cái chết biểu dương tinh thần vô úy để bảo vệ sự ra đời ấy! Sống chếtvô thường. Chỉ lòng người đối với ý nghĩa của sự sống chết mới là bất biến. Do đó, các người đã nên Thánh, những vị "Thánh tử vì đạo".

Thưa quý vị tang gia,

Chúng tôi biết quý vị đau xót khi mất đi những người con yêu quí của chính mình, cũng như đại gia đình Phật tử mất đi những Phật tử tín thành. Trong cái đau xót, tiếc thương, chúng tôi còn biết quý vị cố bình tĩnh nén mối tình Phụ tử mẫu tửcảm thấy hãnh diện vì con cháu mình không phải chết một cách vô ích trong những cảnh ngộ tầm thường.

Cái chết ấy đã gắn liền với lịch sử Phật giáotên tuổi còn ghi lại đời đời. Khi còn sống là con cháu của quý vị – riêng của quý vị – nhưng kể từ nay, kể từ ngày Phật đản PL năm 2507, con cháu của quý vị là những vị Thánh, mà Tăng, tín đồ thờ phụng trên khắp chùa chiền đất Việt. Chắc quý vị cũng nhận cho cho đây là niềm an ủi độc nhất nỗi đau xót của lòng cha mẹ thương con, mà suốt nhiều tháng năm không dễ gì tìm thấy.

Oâi ! Những Thánh tử vì Đạo! Sao các Ngài lại được cái may mắn dường kia! Sao các Ngài lại được cái vinh dự "Ngàn năm chưa có một lần" thế ấy? Anh hồn các Ngài còn phảng phát đâu đây? Phải chăng trên những lá cờ kia như đang ngoắc gọi, thúc giục chúng tôi phải cương quyết một lòng vì Đạo! Oâi! Hùng vĩ thay là những ngọn cờ năm màu sáu sắc! ngọn cờ rung động từ Anh linh của các Ngài!

Chúng tôi, hàng Phật tử Việt Nam xin phủ phục trước Anh linh các Ngài, xin các ngài chứng giám cho tấm lòng trung kiên của muôn vạn Phật giáo đồ chúng tôi đang hăng háilý tưởng phụng sự Chính pháp mà quý Ngài đã nêu gương sáng chói!

NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT.
 
2) Văn Tế Anh Linh Các Thánh Bỏ Mình Vì Chính Pháp.
 
Hỡi ôi!
Sông Hằng sóng gợn,
Núi Tuyết mây che!…
Đêm trăng tròn hoa ngát chín tầng mây, niềm vui chưa kịp nở;
Ngày Phật đản hương bay ngàn cõi mộng, cảnh thảm đã hiện này!
Nghĩ lại ngày:
Đèn kết hoa giăng,
Cờ bay nhạc trôĩ.
Khắp trời ÂU Á ÚC MỸ PHI: kìa đạo kỳ phất phới, khói trầm xông cúng lễ Giáng Sinh;
Rợp đất da vàng trắng nâu đen: nọ đại lễ nguy nga, tâm niệm hướng về ngày Phật Đản.
Nhớ nước Việt ta:
Trải từ Đinh, Lê, Lý, Trần, nền đạo thống con Hồng cháu Lạc;
Khắp hòa đông, tây, nam, bắc, nếp gia phong nảy lộc đâm chồi.
Đau đớn thay chúng ta:
Phận dưới Liên đài
Tình trong đạo niệm
Mười ngàn họp con dân xứ Huế, ngọn Phật kỳ tỏa ánh hào quang:
Nước non Thần [5] bao mạng phơi thây, giòng máu thiêng nêu gương Chính pháp.
Đứt ruột thay!
Nào xe tăng, nào thiết giáp, nào xe cứu hỏa chạy tuôn tràn cán nát sinh linh;
Nào súng trường, nào lựu đạn, nào nước vòi rồng bắn tung bừa đoàn người đạo hạnh.
Bao thể phách, chia lìa trăm mảnh vỡ, đầu bay mất, cánh tay rơi, lá cờ Phật còn cầm, một lòng son sắt;
Những anh hồn hội tụ một vầng sao, ngực vỡ toang, thân ngã gục, lòng hướng về Đức Phật, lấy máu đền ơn…
Phật tử hết lòng hộ pháp, dẫu trăm cay ngàn đắng vẫn không từ;
Phận làm con vì đạo bỏ mình, càng áp bức lại càng thêm dũng khí.
Tinh thần ấy, thiêng liêng bất diệt, quyển vàng giáo sử lưu danh;
Công đức kia, bồi đắp về sau, đạo hạnh nêu gương chói lọi.
Đức Phật xưa dạy rằng:
"Học nhiều mến đạo, chưa chắc ngộ đạo; vững lòng giữ đạo, đạo lớn vô cùng".
Tiếc thay:
Những tưởng: trọn đời chung sức, đau đớn thay kẻ mất người còn;
Ngờ đâu: chia cách âm dương, ai hay Thày, trò người mỗi ngả!
Trước liên đài nhằm tuần Nhị thất, nguyện Anh hồn siêu sinh miền Cực lạc, xin hãy về gia hộ kẻ còn đây;
Điểm son giáo sử mở trang đầu, chúng tôi nguyện chép tiếp những trang sau, gọi là chút đền ơn người đã khuất.
Mong các Anh linh, đồng lai chứng giám.
 

THÀNH LẬP UỶ BAN LIÊN PHÁI BẢO VỆ PHẬT GIÁO
 
Ngày 25-5-1963, tại thủ đô Sài Gòn, ban Trị sự trung ương TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM triệu tập một cuộc họp mười (10) giáo phái, hội đoàn Bắc tông. Nam tông gồm cả Phật giáo Hoa – Miên về chùa Xá Lợi (trụ sở THPGVN) để thảo luận kế hoạch tranh đấu, mộ ỦY BAN LIÊN PHÁI BẢO VỆ PHẬT GIÁO được thành lập, do HT THÍCH TÂM CHÂU giữ chức chủ tịch, đặt dưới quyền lãnh đạo tối cao của đại lão hòa thượng TỊNH KHIẾT. UBLPBVPG, đại diện chính thức cho toàn thể tăng, tín đồ Phật giáo toàn quốc, phát khởi cuộc vận động đòi "bình đẳng và sự tự do Tôn giáo" và ra Tuyên Ngôn triệt để ủng hộ 5 nguyện vọng của 5 cấp Trị sự Phật giáo Trung Phần – Thừa Thiên, nguyện cùng với Tồng hội Phật giáo Việt Nam tranh thủ cho 5 nguyện vọng đạt kết quả viên mãn.
 
TUYÊN NGÔN
 
"Chúng tôi, đại diện chính thức của các đoàn thể Phật giáo có tên sau đây, họp tại chùa Xá Lợi.
'Sau khi thông cảm những khó khăn, chướng ngạiPhật giáo Việt Nam phải gặp, nhất là ở miền Trung, trong mấy năm sau này.
"Sau khi nhận chân tinh thầný chí "BẢN TUYÊN NGÔN" của tăng, tín đồ Phật giáo đã đọc trong cuộc meeting tại chùa Từ Đàm – Huế – ngày 10-5-1963.
 
ĐỒNG LÒNG
 
Ủng hộ toàn diện năm nguyện vọng tối thiểuthiêng liêng nhất của Phật giáo Việt Nam, đã ghi trong bản TUYÊN NGÔN nói trên.

"Thệ nguyện đoàn kết đến cùng trong cuộc tranh thủ bất bạo độnghợp pháp để thực hiện những nguyện vọng ấy".
 
Làm tại Saigon, ngày 25 tháng 5 năm 1963
 
TRỊ SỰ TRƯỞNG Giáo Hội Tăng Gìa Việt Nam
TT. Thích THIỆN HÒA
(ký tên và đóng dấu)
PHÁP CHỦ Giáo Hội Thiền Tịnh Đạo Tràng
Hòa Thượng MINH TRỰC
(ký tên đóng dấu)
TĂNG THỐNG Giáo Hội Nguyên Thủy Việt Nam
Đại Đức BỬU CHƠN
(ký tên và đóng dấu)
TĂNG TRƯỞNG Giáo Hội Theravada (người Việt gốc Miên)
Lục Cả LÂM EM
(ký tên và đóng dấu)
TRỊ SỰ TRƯỞNG Giáo Hội Tăng Già Nam Việt
TT THÍCH THIỆN HOA
(ký tên và đóng dấu)
PHÓ HỘI CHỦ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam
TT THÍCH TÂM CHÂU
(ký tên và đóng dấu)
TRỊ SỰ TRƯỞNG Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt (tại M. Nam)
TT Thích THANH THÁI
(ký tên và đóng dấu)
HỘI TRƯỞNG Hội Phật Giáo nguyên Thủy Việt Nam
NGUYỄN VĂN HIỂU
(ký tên và đóng dấu)
HỘI TRƯỞNG Hội Việt Nam Phật Giáo (Bắc Việt)
VŨ BẢO VINH
(ký tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN Phật tử THEREVADA (người Việt gốc Miên)
SƠN THÁI NGUYÊN
(ký tên)
HỘI TRƯỞNG Hội Phật Học Nam Việt
MAI THỌ TRUYỀN
(ký tên và đóng dấu)
 
 
 
Tiếp sau đó, đại lão hòa thượng TỊNH KHIẾT, hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, hiệu triệu toàn thể tăng, ni và tín đồ Phật giáo Việt Nam. Nguyên văn:
 
LỜI HIỆU TRIỆU CỦA
Hòa Thượng TỊNH KHIẾT, Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam.
 
Toàn thể tăng, ni và tín đồ Phật giáo Việt Nam,

Với "bản Tuyên Ngôn của Phật giáo Việt Nam" công bố tại Huế ngày 10-5-1963 (đã được đồng lòng ủng hộthệ nguyện đoàn kết tranh thủ của hết thảy các Tập đoàn, đoàn thể Phật giáo qua lời "tuyên ngôn" công bố tại Saigon ngày 25-5-1963) và với "bản phụ đính" giải thích rõ ràng bản tuyên ngôn nói trên; thì lập trường và nguyện vọng của Phật giáo Việt Nam của chúng ta đã quá rõ ràng, hợp lýthuần túy tín ngưỡng.

Trong công cuộc tranh thủ công khai cho 5 nguyện vọng của Phật giáo Việt Nam, nay đã đến gia đoạn "yêu sách cho 5 nguyện vọng ấy được giải quyết thỏa đáng và mau chóng"..

Tôi khẩn thiết kêu gọi toàn thể tăng, ni hãy ý thức giai đoạn một còn một mất của Đạo phápnhất tề đứng lên dẫn đầu công cuộc tranh thủ này và khẩn thiết kêu gọi toàn thể tín đồ hãy tích cực tham gia để làm một bộ phận chính yếu cho công cuộc tranh thủ nói trên.

Toàn thể tăng, ni và tín đồ hãy cùng tôi tin chắc rằng, Phật giáo chúng ta chân chính, nguyện vọng của Phật giáo chúng ta chân chính, thì công cuộc tranh thủ của chúng ta cũng chân chínhchắc chắn thành tựu.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
 
Cuộc biểu tình lớn với hàng vạn người tham dự đã diễn ra lúc 9 giờ ngày 30-5-1963; sau đó một cuộc tuyệt thực 48 tiếng đồng hồ của toàn thể tăng, ni và tín đồ Phật giáo không chỉ tại chùa Từ Đàm mà hầu khắp các chùa cảnh trên toàn lãnh thổ Việt nam Cộng Hòa. Hòa thượng hội chủ đã đánh một điện tín gửi tổng thống Ngô Đình Diệm:

ĐIỆN TÍN
 
Nơi nhận: KÍNH ĐIỆN TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HÒA – SAIGON

Thân điện: TÔI CẨN TRỌNG BÁO TIN TỔNG THỐNG HAY RẰNG CÁC VỊ LÃNH ĐẠO CÁC TẬP ĐOÀN PHẬT GIÁO VIỆT NAM GỒM CẢ TRUNG NAM BẮC ĐÃ KHỞI SỰ TUYỆT THỰC LÚC 14 GIỜ NGÀY 30-5-1963 Stop MỘT LẦN CHÓT TÔI LÊN TIẾNG KHẨN THIẾT YÊU CẦU TỔNG THỐNG GIẢI QUYẾT MỘT CÁCH NGHIÊM CHỈNHTHỎA MÃN 5 NGUYỆN VỌNG CHÂN CHÍNH CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM ĐÃ GHI TRONG "BẢN PHỤ ĐÍNH" VỀ BẢN TUYÊN NGÔN NÓI TRÊN Stop NẾU KHÔNG ĐƯỢC NHƯ VẬY THÌ SAU 48 TIẾNG ĐỒNG HỒ KỂ TỪ 14 GIỜ HÔM NAY KHÔNG NHỮNG CÁC TĂNG, NI VÀ PHẬT TỬ ĐÃ TÌNH NGUYỆN ĐƯỢC PHÉP TUYỆT THỰC Stop TÔI CẨN TRỌNG BÁO TIN TỔNG THỐNG RÕ Stop TRÂN TRỌNG

Nơi gửi: HÒA THƯỢNG TỊNH KHIẾT, HỘI CHỦ TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Bài diễn từ dưới đây của hòa thượng hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam đã mở màn cho cuộc tuyệt thực 48 tiếng đồng hồ của chư vị lãnh đạo và tăng, ni, tín đồ Phật giáo tại các trụ xứ của Giáo hội trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Nguyên văn bài
 
DIỄN TỪ Của HÒA THƯỢNG HỘI CHỦ TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
 
Từ dưới chân Đức Phật tôi đang chuẩn bị đích thân tuyệt thực. Tôi gửi đến toàn thể Phật giáo đồ những lời chân thành sau đây:

Trước hết, tôi xin báo cáo để toàn thể Phật giáo đồ biết: một "bản TUYÊN NGÔN" ghi 5 nguyện vọng tối thiểuchân chính (vì thuần túy thuộc phạm vi tín ngưỡng) đã được kính gửi tổng thống cách nay non 20 ngày, rồi một "bản PHỤ ĐÍNH" gửi tiếp theo giải thích quá rõ ràng đại thể và chi tiết về 5 nguyện vọng ấy, đồng thời cũng đã tước bỏ hết những gì mà tâm hồntriết thuyết của Phật giáo chúng ta dạy chúng ta cái gọi là "phải chăng".

Tôi gác hết lại ở đây bao nhiêu trở ngại, xuyên tạc và vu khống mà cuộc tranh thủ công khai cho 5 nguyện vọng chân chính phải hứng chịu, tôi cũng gác hết lại ở đây, không nói đến những sự ủng hộ của dân tộc và thế giới đối với cuộc tranh thủlý tưởng tự dobình đẳng Tôn giáo của chúng ta. Tôi chỉ báo cáo để Phật giáo đồ biết rằng, tôi đã báo tin trước đây 10 ngày nếu 5 nguyện vọng chân chính của Phật giáo không được chính quyền giải quyết thỏa mãnnghiêm chỉnh thì một cuộc tuyệt thực để cầu nguyện sẽ được các vị lãnh đạo 6 Tập đoàn Tăng gìa và Cư sĩ trong toàn quốc cũng như tăng, ni tại thủ đô Sài gòn được thực hiện từ 2 giờ chiều hôm kia tức 30-5-1963.

Trong cuộc tuyệt thực này chư tăng thuộc Giáo hội Phật giáo Nguyên thủy cùng tham dự tại Huế cũng như tại Sài Gòn. Đến bây giờ thì cuộc tuyệt thực đã gần đủ 48 tiếng đồng hồ. Nhưng nguyện vọng chân chính của Phật giáo Việt Nam vẫn bị tổng thống và chính phủ thản nhiên không thèm giải quyết! Chỉ có một thông cáo mà ngay trên hình thức đã mặc nhiên coi như không có sự hiện diện của Phật giáo trên đất nước này, sự tranh đấu công khai của Phật giáo mà máu đã chảy không ít cũng mặc nhiên tỏ ra không thèm đếm xỉa đến.

Trong "bản PHỤ ĐÍNH" gửi tổng thống – cũng như những tuyên bố nhiều lần của thượng tọa TRÍ QUANGPhật giáo chúng ta tuyên bố tôn trọng tổng thống và chính phủ. Chúng ta chỉ đòi hỏi cải thiện chính sách bất công đối với Phật giáo, lại chỉ đòi hỏi với phương pháp "bất bạo động". Trong khi đó, trong một tài liệu chính thức cho công chức học tập, tổng thống đã tuyên bố tám mươi phần trăm ấy đã hai lần bầu lên tổng thống, mà trong tài liệu ấy tổng thống đã công khai tỏ lòng nhớ ơn. Aáy vậy mà ngày nay 5 nguyện vọng chân chính của tám mươi phần trăm ấy không được đếm xỉa đến, Phật giáo của 80/100 ấy coi như không có, không đáng nói với, như thế là cái chính sách bất công đã gần thành chủ trương hủy bỏ Phật giáo.

Vì lẽ đó, tôi bằng lòng để một số lớn Phật tử, và toàn thể tăng, ni ở cố đô Huế tụ tập lại đây, tụng kinh cầu nguyện và gưỉ lên tổng thống một kiến nghị mà tôi đã chấp nhận. Tiếp theo, tôi và một số khá đông tăng, ni sẽ khơỉ sự tuyệt thực bắt đầu từ 11 giờ nghĩa là ngay sau cuộc biểu tình này là cuộc tuyệt thực sẽ diễn ra với ý chí một còn một mất với 5 nguyện vọng chân chính của Phật giáo Việt Nam. Tôi cũng nói thêm là sự việc này tôi đã khẩn điện cẩn trọng báo tin cho tổng thống hay vào 17 giờ chiều hôm kia, 30-5-63.

Trước khi toàn thể tăng, ni và tín đồ kẻ ở lại tuyệt thực, kẻ tụng kinh cầu nguyện rồi ra về, tôi ra lệnh cho các Phật tử hay:

1."Bất bạo động" đến kỳ cùng,

2 Trước khi mặt trời lặn và mặt trời mọc, tức ban đêm, các Phật tử tuyệt đối không xê dịch, tụ tập ngoài đường.

3. Nhưng được phép tùy nguyện biểu lộ nguyện vọng của mình kể từ sau giờ này miễn là 2 nghiêm lệnh trên phải giữ. 
 
Phật lịch 2.507, Huế ngày 1 tháng 6 dl. 1963

HÒA THƯỢNG HỘI CHỦ
 
Các tỉnh giáo hội, từ vĩ tuyến 17 trở vào đến Cà Mau, chư tăng, ni và quần chúng Phật tử đều nhất loạt tổ chức tuyệt thực 24 giờ đồng hồ tại các chùa thuộc trụ sở Phật giáo. Tại thủ đô Sài Gòn, các chùa Aán Quang. Xá LỢi, Giác Minh là những tụ điểm của cuộc tranh đấu; cuộc tuyệt thực đầu tiên được tổ chức tại chùa Aán Quang và chùa Xá Lợi, số tăng, ni đã lên đến 80 vị, chưa kể các nam nữ Phật tử cũng xin ghi tên tuyệt thực.
 
Hưởng ứng lời hiệu triệu của hòa thượng hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, ngày 1 tháng 6, hàng ngàn thanh niên, sinh viên, học sinh, Gia Đình Phật Tử và đông đão đồng bào mọi giới tại Huế đã tổ chức biểu tình ủng hộ cuộc tuyệt thực 24 giờ của chư tăng, ni tại chùa Từ Đàm với mục đích chính quyền thực thi nghiêm chỉnh chính sách "bình đẳng Tôn giáo"

Trước đó một ngày, ngày 31 tháng 5, đoàn Sinh viên Phật tử gửi kiến nghị lên tổng thống và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
 
"Chúng tôi toàn thể sinh viên Phật tử Huế, trong buổi họp khoáng đại bất thường tại hcùa Từ Đàm Huế, lúc 10 giờ ngày 31-5-1963: sau khi nhận định cuộc tranh đấu của Phật giáo Việt Nam cho lý tưởng bình đẳng tôn giáo, trong khuôn khổ công bình xã hội, là phù hợp với lý tưởng của Sinh viên nói chung và Sinh viên Phật tử nói riêng.
 
ĐỒNG THANH KIẾN NGHỊ:
 
Thứ nhất: "Yêu cầu tổng thống và chính phủ giải quyết năm nguyện vọng chính đángtối thiểu của Phật giáo Việt Nam ghi trong bản Tuyên Ngôn ngày 10-5-1963. 

Thứ hai: "Yêu cầu tổng thống và chính phủ thực thi tính cách tự do dân chủ vc sự, là lý tưởngtoàn thể thanh niên trí thức hằng thiết tha cầu đạt.

Thứ ba: "Yêu cầu chính phủ tìm mọi biện pháp để đánh tan sự chia rẽ trẩm trọng giữa dân tộc hiện tại do chính sách bất bình đẳng Tôn giáo gây ra.

Thứ tư: "Yêu cầu chính phủ ra lên5h triệt để đình chỉ những mánh lới trẻ con, thiếu trí thức, của cán bộ đối với tín đồ Phật giáo, trong cuộc tranh đấu, vì chính những mánh lới đó không lừa bịp được ai, mà chỉ làm mất uy tín của cán bộ và của chính chính phủ".

"Bản KIẾN NGHỊ này do văn phòng 5 cấp Trị sự Phật giáo chuyển đạt".
Làm tại Huế, ngày 31 tháng na9m dl 1963
 
Đại Diện Ban Chấp Hành
Đoàn Sinh Viên Phật Tử Huế
PHAN ĐÌNH BÍNH (Ký tên)
Đại diện các Trường Cao Đẳng và các Phân Khoa thuộc
Viện Đại Học Huế
Trường Đại Học Y Khoa (ký tên)
Trường Đại Học Sư Phạm (ký tên)
Trường Đại Học Văn Khoa (ký tên)
Trường Đại Học Luật Khoa (ký tên)
Trường Đại học Khoa Học (ký tên)
Trường Đại Học Khoa Học (ký tên)
Viện Hán Học (ký tên)
TrườngCSYT và Điều Dưỡng (ký tên)
Trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia (ký tên)
Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật (ký tên)
Trường Quốc Gia Aâm Nhạc (ký tên)
 
Đồng thời đoàn Sinh viên Phật tử Huế cũng đã gửi một bạch thư cho đồng bào toàn quốc (xin lược dẫn 1 đoạn):
…..
"Chúng tôi khẩn thiết báo nguy cho đồng bào toàn quốc biết sự kỳ thị tôn giáo đã đến giai đoạn trầm trọng và nỗi lầm than của tín đồ Phật giáo Việt Nam" cũng đã dâng cao trong gần một tháng nay từ khi máu tử đạo đã chảy một cách thê thảm tại cố đô Huế "trong hỏa lực của kẻ gian ác". Hiện trạng này, Ngài hòa thượng hội chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam đã nah61n mạnh trong bài diễn từ cấp thiết đọc ngày 1-6-1963 tại tòa tỉnh trưởng Thừa Thiên trước mấy vạn tín đồ Phật giáo cố đô trước khi ngài đích thân tuyệt thực dưới chân Đức Phật: "tổng thống đã tuyên bố tám mươi phần trăm dân tộc là Phật giáoxác nhận 80/100 đãõ hai lần bầu lên tổng thống mà tổng thống đã công khai tỏ lòng nhớ ơn – ấy vậy mà ngày nay 5 nguyện vọng chân chính của 80/100 ấy không được đếm xỉa, Phật giáo của 80/100 ấy coi như không có đáng nói với, như thế là cái chính sách bất công đã gần thành như chủ trương hủy bỏ Phật giáo…"

Lời tuyên bo của Ngài hòa thượng hội chủ trước khi tuyệt thực thấm lọt vào tâm hồn thanh niên và Sinh viên chúng tôi như một lời trối trăn về nghĩa vụ".

…"Trước mặt chúng tôi hiện tại bao hình ảnh não lòng trầm trọng diễn tiến theo từng giây phút Ngài hòa thượng hội chủ tuổi già trên 80 đã qua trên 48 giờ tuyệt thực, thượng tọa Trí Quang đã tuyệt thực hơn 5 ngày qua sức khỏe của các Ngài suy giảm ở trong tình trạng nguy cấp. "NHƯNG CHÍNH PHỦ VẪN NHẪN TÂM ĐỂ CHO CÁC NGÀI SẼ CHẾT" cho hàng chục triệu tín đồ than khóc và cho lịch sử nguyền rủa. Dẫu mệnh hệ các Ngài khuất đi cái nhiệm vụ cao cả của các Ngài đối với Chính pháp, tín đồPhật Giáo Việt Nam đã xong nhưng chúng ta phải sống còn trong cảnh bơ vơ, tang thương, thiếu người lãnh đạo tinh thần trước bao nhiêu áp bức cho đến lúc phải câm lặng đứng nhìn những đoàn người vô nhân đạo dẵm nát trên Tháp chùa, kinh tượng, trên tổ quốc Việt Nam là phước đại thiêng liêng mà trải mấy nghìn năm nền tín ngưỡng vị thathuần túy Phật giáo đã chan hòa ánh sáng Đạo.

"Một lần nữa, đoàn Sinh viên Phật tử chúng tôi xin cấp thiết báo nguy cho đồng bào toàn quốc rõ; và trước hồn thiêng của đất nước, của Phật giáo, của liệt vị tăng, ni và tín đồ, người còn kẻ khuất chúng tôi một lòng tuyên ngôn rằng: "Sau đám tang" của hòa thượng hội chủ, của thượng tọa Trí Quang đến đám tang của toàn thể sinh viên chúng tôi với một bản nguyện duy nhất: TẤT CẢ CHO PHẬT GIÁO, TẤT CẢ CHO LÝ TƯỞNG TÔN GIÁO BÌNH ĐẲNG TRONG KHUÔN KHỔ LÝ TƯỞNG CÔNG BÌNH XÃ HỘI".

"Thân ái kính chào đồng bào toàn quốc"

ĐOÀN SINH VIÊN PHẬT TỬ HUẾ
 
 
ÁNH ĐUỐC QUẢNG ĐỨC
 
 
Ngày 20 tháng tư nhuận năm quí mão (11-6-1963) trong một cuộc diễn hành của trên 800 vị thượng tọa, đại đức tăng, ni để tranh đấu cho chính sách bình đẳng Tôn giáo, cho lá cờ PG quốc tế không bị triệt hạ; tại ngã tư đường Phan Đình Phùng, Lê Văn Duyệt (Saigòn), lúc 11 giờ sáng, hòa thượng QUẢNG ĐỨC phát nguyện tự (tay châm lửa) thiêu thân làm ngọn đuốc 'thức tỉnh" những ai manh tâm phá hoại Phật giáo. Dưới đây là tiếng nói tâm huyết cuối cùng của ngài nhắn gửi cho đời:

"Tôi, pháp danh THÍCH QUẢNG ĐỨC, hòa thượng, trụ trì chùa QUÁN ÂM, Phú Nhuận (Gia Định).

"Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ, mệnh danh là trưởng tử của Như Lai, không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để cho Phật pháp tiêu vong, nên toi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo.

"Mong ơn mười phương chư Phật chư đại đức tăng, ni chứng minh cho tôi đạt thành chí nguyện như sau:

1. MONG ƠN PHẬT TỔ GIA HỘ CHO TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM SÁNG SUỐT CHẤP NHẬN NĂM NGUYỆN VỌNG TỐI THIỂU CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM GHI TRONG BẢN TUYÊN NGÔN.

2. NHỜ ƠN PHẬT TỔ GIA HỘ CHO PHẬT GIÁO VIỆT NAM ĐƯỢC TRƯỜNG TỒN BẤT DIỆT.

3. MONG NHỜ HỒNG ƠN ĐỨC PHẬT GIA HỘ CHO CHƯ ĐẠI ĐỨC TĂNG, NI PHẬT TỬ VIỆT NAM TRÁNH KHỎI NẠN KHỦNG BỐ BẮT BỚ GIAM CẦM CỦA KẺ GIAN ÁC.

4. CẦU NGUYỆN CHO ĐẤT NƯỚC THANH BÌNH, QUỐC DÂN AN LẠC.
 
Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân tor5ng kính gửi lời cho tổng thống NGÔ ĐÌNH DIỆM nên lấy lòng từ bi đối với quốc dân VÀ THI HÀNH CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG TÔN GIÁO ĐỂ GIỮ VỮNG NƯỚC NHÀ MUÔN THUỞ.

"Tôi thiết tha kêu gọi chư đại đức tăng, ni Phật tử nên đoàn kết nhất trí hy sinh để bảo tồn Phật giáo".

NAM MÔ ĐẤU CHIẾN THẮNG PHẬT
 
Làm tại chùa Aán Quang, ngày mồng 8 tháng 4 nhuận năm Quí Mão
 
Tỳ khưu THÍCH QUẢNG ĐỨC kính bạch.
 
Hòa thượng QUẢNG ĐỨC, pháp danh Thị Thủy, thế danh Lâm Văn Túc, sinh năm 1897 tại làng Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (Nha Trang) Trung Việt, xuất gia lúc lên 7 tuổi, được nhị vị thân sinh chấp thuận cho đi theo hầu người cậu ruột là hòa thượng Thích Hoằng Thâm đem về chùa nuôi nấng dạy dỗ, và đổi tên là Nguyễn Văn Khiết. Năm 15 tuổi, ngài được nghiệp sư (HT Hoằng Thâm) cho thụ Sa di và năm 20 tuổi thụ Tỳ khưu. Sau khi thụ đại giới, ngài phát nguyện lên núi tĩnh tu 3 năm. Nổi tiếng là người giữ gìn giới luật nghiêm minh. Ngài đã từng giữ các chức vụ:

-Chứng minh đạo sư hội Phật giáo Ninh Hòa.

-Phó trị sự và trưởng ban Nghi lễ giáo hội Tăng già Nam Việt.

Năm 1943, ngài dời Khánh Hòa vào Nam, ròng rã hai mươi năm, đi khắp các vùng: Sài Gòn, Gia Định, Hà Tiên, Định Tường, Cao Miên… hoằng truyền chính pháp. Ngài đã xây cất và trùng tu tất cả 14 ngôi chùa. Gặp lúc Phật giáo nước nhà bị chế độ tàn bạo, phi nhân nhà Ngô có dụng ý phá hủy nền đạo lý truyền thống của dân tộc, ngày 17-5-1963, ngài viết thư thỉnh cầu Tổng trị sự GIÁO HỘI TĂNG GIÀ VIỆT NAM xin tự đốt mình để bảo vệ đạo pháp. Mặc dầu không được giáo hội chấp thuận, nhưng ý nguyện quyết tâm thực hiện sự tự thiêu, nên khoảng đầu giờ ngọ ngày 20 tháng tư nhuận năm Quý mão (11-6-1963) nhân cuộc diễu hành của gần một ngàn tăng, ni qua các ngả đường Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt, ngài xuống xe, tự tẩm dầu ướt đẫm ba tấm cà sa và ngồi kết già giữa ngã tư đường, một tay kết ấn cam lộ, tay kia tự châm lửa. ngọn lửa bốc cao phủ kín châu thân. 15 phút sau, nhục thể ngài ngã ra. Mọi người quỳ xuống. Cả hiện trường lúc ấy những tiếng khóc nức nở xen lẫn tiếng niệm Phật, tụng kinh. Bầu trời Sài Gòn đang nhộn nhịp… bỗng nhiên mang bộ mặt thê lương ảm đạm, như báo trước một sự "bất tường" sẽ đến với nhà Ngô trong một tương lai không xa.

Và tiếng nói cuối cùng của ngài nhắn với tổng thống ngô Đình Diệm:

"Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng gửi lời cho tổng thống Ngô Đình Diệm, nên lấy lòng từ bi đối xử với quốc dân để giữ vững nước nhà muôn thuở".

Ngài cũng không quên khuyến thỉnh hàng Tứ chúng đệ tử Phật:

"TÔI THA THIẾT KÊU GỌI CHƯ VỊ THƯỢNG TỌA, ĐẠI ĐỨC TĂNG, NI và PHẬT TỬ NÊN ĐOÀN KẾT NHẤT TRÍ, HY SINH ĐỂ BẢO TỒN PHẬT GIÁO".

Ngọn lửa Quảng Đức đã thắp sáng thời đại chúng ta – một thời đại chiến tranh, hận thù đang bao trùm lên thân phận con người (mà) tâm a những lo âu, buồn chán, nghi kỵ, sợ sệt và mất niềm tin!

Cách 9 ngày sau ngày tự thiêu, 20-6-1963, nhục thể hòa thượng QUẢNG ĐỨC được rước từ chùa Xá Lợi đi theo đường Trần Quốc Toản về An Dưỡng Địa ở Phú Lâm để làm lễ hỏa thiêu. Chính quyền nhà Ngô sợ làn sóng người đưa đám tang nên đã hạn chế chỉ cho phép 200 tăng, ni tham dự, và buộc phải đi bằng xe hơi. Suốt dọc hai bên lề đường dài hàng cây số, các Phật tử đứng đông nghẹt để chờ chiêm bái kim quan một vị cao tăng đã tự thiêu thân để bảo vệ chính pháp.

Ngọn lửa "thiêu" với sức nóng hàng ngàn độ đã không đốt cháy được trái tim kim cương bất hoại của vị Bồ tát "vị pháp thiêu thân". Ngọn lửa QUẢNG ĐỨC không chỉ làm chấn động lương tâm nhân loại trên khắp thế giới mà còn đốt luôn một chế độ hà chính bất công, thối nát, sau 9 năm cai trị miền Nam khiến người dân phải sống cuộc sống trong quằn quại đau thương, tủi nhục…

Sau cuộc tự thiêu vì đạo của hòa thượng QUẢNG ĐỨC, hòa thượng hội chủ THPGVN đã ra Thông Bạch kính gửi chư đại đức tăng, ni và quí Phật tử nam, nữ. Nguyên văn:
 
THÔNG BẠCH Của
Hòa thượng hội chủ 
Tổng hội Phật giáo Việt Nam
 
Kính bạch chư đại đức tăng, ni,

Chư quí nam nữ Phật tử,

Trong Kinh Hoa nghiêm có câu; "tự bảo có thể đãm nhiệm Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh mà không xả bỏ được một phần thân thể, lẽ ấy không có được". Kinh Pháp Hoa bô Kinh tột đỉnh của Phật giáo – còn dạy rằng tất cả những gì của con người đều là những khả năng và công cu làm cho con người cuối cùng đạt đến quả Phật. Một trong những khả năng và công cụ ấy là ý nguyện dũng liệt hay "chân tinh tiến" mà biểu hiện là sự thiêu đốt thân thể. Ai thắng được bản năng tự vệ mà xả bỏ tự thân, người đó đáng tôn xưng là Bồ tát mà bước cứu cánh là đắc Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

thâm tín hạnh tối thắng xả thân ấy nên từ xưa đến nay, biết bao vị cao tăng đã tự lên "giàn hỏa". Tuy nhiên, trường hợp của hòa thượng Quảng Đức mà hôm nay chúng ta long trọng thiết lễ cầu siêu, là một trường hợp đặc biệthi hữu.

Bảy ngày sau khi "phong trào vận động cho 5 nguyện vọng của Phật giáo" phát khởi, hỏa thượng Quảng Đức là một trong ba vị tăng và ni đã tình nguyện hiến thân. Một tháng sau đó, lúc thấy là cần thiết, hòa thượng Quảng Đức lại là người đầu tiên quyết lấy ngọn lửa hồng làm sáng tỏ tính cách trá8ng trong và thuần tôn giáo của phong trào.

Lòng cương quyết ấy đã anh dũng biểu hiện vào buổi sáng ngày 20 tháng tư nhuận năm qúy mão (ngày 11 tháng 6 năm 1963) tại ngã tư đường Phan Đình Phùng và đường Lê Văn Duyệt, Sài Gòn, trước mắt kinh ngạcthán phục của muôn người: hòa thượng kết già phu tọa, tự tay châm lửa vào mấy lớp ca sa đẫm xăng, ngọn lửa bùng lên mà ngài vẫn yên tĩnh như dưới làn gió mát. Đến khi lửa hạ ngọn, toàn thân vẫn an trụ như một pho tượng đồng đen, rồi, như để giả từ trên tám trăm vị tăng, ni và hàng ngàn người bao vây kính lạy dưới cát bụi, ngài cúi đầu gật ba lần, trước khi ngã bật ra sau.

Hôm nay, khi tôi viết những lời này gửi đến toàn thể tăng, ni và Phật tử, nhục thân của hòa thượng đã được hỏa thiêu bốn ngày rồi, tại An Dưỡng Địa, ngoại ô thủ đô Sài Gòn. Xá Lợi thu nhắt được gồm có một quả tim đốt hai lần không cháy, chỉ tóp nhỏ lại thôi, nhiều mẩu xương cũng không cháy có màu sắc tốt đẹp, và một mớ tro. Tất cả hiện được tôn trí và phụng thờ tại chùa Xá Lợi, trụ sở của tổng hội, đợi ngày phân chia và niêm vào tháp cho thập phương chiêm bái.

Đây là một gương đại hùng đại lực, tinh tiến bất chuyển mà hcúng ta thường nghe nói, nhưng đến nay mới có một số ít được chứng kiến. Phối hợp với những hy sinh khác của Phật tử khắp nơi trong nước, cái chết vô úy của hòa thượng Quảng Đức là một hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người một tiếng gọi đàn cho hàng tứ chúng và một gương vị Đạo vong khu mà thế giới đã cảm động bái phục.

Tôi chí thành đính lễ vị Bồ tát hóa thân và khẩn nguyện Bồ tát từ bi gia hộ cho toàn thể tăng, ni cùng thiện tín luôn luôn đoàn kết chặt chẽ trong ý chí bảo vệ Phật giáo để đem lại sự an lạc và công bình cho đồng bào quốc dân.

Nam mô Đại hùng đại lực Quảng Đức Bồ tát.

Sàigon, ngày 23 tháng 6 năm 1963
 
VŨ HOÀNG CHƯƠNG, nhà thơ lớn của Việt Nam, xúc động trước cảnh tự thiêu của hòa thượng QUẢNG ĐỨC đã sáng tác bài thơ trác tuyệt LỬ TỪ BI, kính dâng lên Bồ tát Quảng Đức:
 
Lửa Từ bi
Kính dâng lên Bồ tát Quảng Đức
 
Lửa! Lửa cháy ngất Tòa Sen!
Tám chín phương nhục thể trần tâm
 hiện thành THƠ, quỳ cả xuống.
Hai Vầng Sáng rưng rưng
Đông Tây nhòa lệ ngọc
Chắp tay đón một Mặt Trời Mới Mọc
 Ánh Đạo Vàng phơi phới đang bừng, dâng lên…
Ôi! Đích thực hôm nay Trời có Mặt!
Giờ là giờ Hoàng – Đạo nguy nga,
Muôn vạn khối sân si vừa mở mắt
Nhìn nhau: tình huynh đệ bao la.
Nam Mô ĐỨC PHẬT DI ĐÀ
Sông Hằng kia bởi đâu mà cát bay?
Thương chúng sinh trầm luân bể khổ
NGƯỜI rẽ phăng đêm tối đất dầy
Bước ra, ngồi nhập định hướng về Tây
Gọi hết LỬA vào xương da bỏ ngỏ,
PHẬT PHÁP chẳng rời tay…
Sáu ngả luân hồi đâu đó
Mang mang cùng nín thở
Tiếng nấc lên ngừng nhịp Bánh Xe Quay.
Không khí vặn mình theo khóc òa lên nổi gió,
NGƯỜI siêu thăng… giông bão lắng từ đây,
Bóng NGƯỜI vượt chín tầng mây
Nhân gian mát rợi bóng cây BỒ ĐỀ.
Ngọa hay đá, tượng chẳng cần ai tạc!
Lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi!
Chỗ NGƯỜI ngồi: một thiên thu tuyệt tác
Trong vô hình sáng chói net Từ Bi.
Rồi đây, rồi mai sau còn chi?
Ngọc đá cũng thành tro lụa tre dần mục nát
Với Thời Gian lê vất máu qua đi…
Còn mãi chứ! Còn TRÁI TIM BỒ TÁT
Gội hào quang xuống tận ngục A tỳ.
 
Ôi ! ngọn LỬA huyền vi!
Thế giới ba nghìn phút giây ngơ ngác
Từ cõi Vô Minh
Hướng về Cực Lạc.
Vần điệu của thi nhân chỉ còn là rơm rác
Và chỉ nguyện được là rơm rác,
Thơ cháy lên theo với lời Kinh;
Tụng cho Nhân loại hòa bình
Trước sau bền vững tình huynh đệ này.
 
Thổn thức nghe lòng Trái Đất
Mong thành Quả Phúc về Cây:
Nam mô bản sư Thích Ca Mâu ni Phật
Đồng loại chúng con nắm tay nhau tràn nước mắt
Tình thương hiện Tháp Chín Tầng xây.

VŨ HOÀNG CHƯƠNG
 Khởi viết ngày 11-6-63
Và xong ngày 15-7-63 tại Saigon.
 
Trên khắp thế giới, báo chí ở mỗi nước đều nói tới cuộc tranh đấu của Phật giáo Việt Nam chống chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm; các phóng viên và quan sát viên quốc tế từ khắp nơi đổ về Sài Gòn mỗi ngày càng thêm đông. Văn phòng Uûy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo cho dịch những bài báo nước ngoài ra tiếng Việt để in ronéo phân phát trong quảng đại quần chúng và ghi âm những bản tin phát đi từ các đài BBC, VOA, RFI… Các vị nguyên thủ các quốc hia Phật giáo cũng như các nhà lãnh đạo chính phủ thuộc thế giới tự do và phía cộng sản đều lên tiếng ủng hộ Phật giáo Việt Nam; phản đối sự kỳ thị tôn giáo của chế độ nhà Ngô.

Trước những dư luận bất lợi cho chế độ ở trong nước cũng như trên trường quốc tế và để xoa dịu tình thế căn thẳng, chính quyền nhà Ngô đã thành lập một Uûy ban Liên bộ để thương nghị với Uûy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo và mở cuộc họp trong các ngày 14, 15, 16 tháng 6 năm 1963, tại Hội Trường Diên Hồng và đã đưa đến kết quả là bản THÔNG CÁO CHUNG ra đời.

Bản THÔNG CÁO CHUNG gồm có 5 điều khoản: 1/ qui định thể thức treo cờ Quốc gia và cờ Phật giáo; 2/ tách hiệp hộitính cách Tôn giáo ra khỏi Dụ số 10. Trong khi hcờ đợi ban hành đạo luật mới do Quốc hội soạn thảo, Uûy ban Liên Bộ sẽ có những chỉ thị cần thiết để dụ số10 không áp dụng đối với đối với các Hội Phật giáo Phật học hiện hữu; 3/ chính phủ xác nhận sửa sai lệnh đã ban ra và (sẽ) chỉ thị cho các cc thi nghiêm chỉnh chính sách bình đẳng tôn giáo, đồng thời cam kết không trả thù những người tham gia cuộc vận động thực hiện 5 nguyện vọng và điều tra các vụ khiếu nại của phật giáo; 4/ bảo đảm quyền tự do truyền giáohành đạo của Phật tử; 5/ trừng phạt những cán bộ có trách nhiệm về các vụ xảy ra từ ngày 8 tháng 5 năm 1963, bất kỳ thành phần nào, cũng sẽ bị nghiêm trị, và hứa bồi thường cho gia đình các nạn nhân.

Cuối bản Thông Cáo Chung có chữ "khán" của hòa thượng TỊNH KHIẾT, hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt nam, và lời ghi của tổng thống NGÔ ĐÌNH DIỆM: "Những điều được ghi trong Thông Cáo Chung này thì đã được tôi chấp nhận nguyên tắc ngay từ lúc đầu".

Nhưng chỉ cách hai ngày sau, 18-6-1963, dưới sự chỉ thị của cố vấn cao cấp NGÔ ĐÌNH NHU, viên đổng lý văn phòng phủ tổng thống là Quách Tòng Đức đã ký bản mật điện số 1312 VP/TT gửi cho các cơ quan quân dân chính… Thì ngày 19-6-63, UBLH tiếp nhận được bản sao bức mật điện. Nguyên văn: "Để tạm thời làm êm dịu tình hình và khí thế đấu tranh quá quyết liệt của bọn tăng, ni và Phật giáo phản động. Tổng thống và ông cố vấn ra lệnh tạm thời nhún nhường họ – Các nơi nhận hãy theo đúng chủ trương trên và đợi lệnh – Một kế hoạch đối phó thích nghi sẽ gửi đến sau – Ngay từ giờ này chuẩn bị dư luận cho giai đoạn tấn công mới – Hãy theo dõi điều tra thanh trừng phần tử Phật giáo bất mãn và trình thượng cấp kể cả sĩ quan và công chức cao cấp" (theo VNPGSL, tập III, trang 365, 366)

Ngày 20-6-1963, vị chủ tịch Hội Phật Giáo thế giới đưa ra lời hiệu triệu. Nguyên văn

 
Trang 03

LỜI HIỆU TRIỆU Của Vị Hội Trưởng Hội Phật Giáo Thế Giới
 

"Tất cả các trung tâm Phật giáo Thế giới và các tổ chức Phật giáo hãy giúp đỡ những anh em Phật tử của chúng ta đã chịu đựng sự đau khổ từ lâu tại miền Nam Việt Nam.

"Miền Nam Việt Nam là một trong các nước Phật giáo tại Đông Nam Á. Mặc dầu dưới chế độ thực dân Pháp, hội truyền giáo Thiên chúa đã được đặc quyền hoạt động trong một thời gian khá dài, nhưng Nam Việt vẫn là một xư Phật giáo vì trong số 15 triệu dân, thì những người trong Phật giao chiếm 80 phần trăm tổng số (cả Nam tông lẩn Bắc tông) còn những ngưòi theo Thiên chúa có độ một triệu rưởi mà thôi. ông tổng thống Ngô Đình iệm, anh ông là ngô Đình Thục (tổng giám mục Huế), em ông là Ngô Đình Nhu cố vấn chính trị của ông, và bà ngô Đình Nhu (được coi là người đàn bà số một trong nước, ông tổng thống độ cthân) đều là tín đồ Thiên chúa giáo.

"Ngay sau khi chế độ ông Diệm được thiết lập, dân chúng Cao miên khoảng 60.000 người theo Phật giáo Nam Tông sinh sống tại miền Nam Việt Nam đã kêu ca là họ bị chính quyền Việt Namgiáo hội Thiên chúa ngược đãi một cách có tổ chức. Từ 5 năm qua sự áp chế và ngược đãi Phật giáo đã trở nên phổ thông cho đến nay thì chính Phật tử Việt Nam chịu chung một số phận. Mặt khác, giáo hội Thiên chúa ảnh hưởng đến toàn bộ chính phủ từ tổng thống xuống đến viên xã trưởng (kể cả các lực lượng vũ trang) có rất nhiều đặc quyến và ân sủng. Ví dụ: giáo hộitín đồ Thiên chúa được đặt ra ngoài đạo Dụ số 10, một đạo Dụ hạn chế và gây rất nhiều khó khăn cho các chùa, các tu viện và các hoạt động của Phật giáoTôn giáo khác.

Những lời khuyến cáo của chính phủ Cao Miên cũng như những đơn khiếu nại của các nhà lãnh đạo và các tổ chức Phật giáo trong nước gửi cho tổng thống Diệm, yêu cầu ông sửa đổi , nhưng ông đã không thể đếm xỉa đến. Phật giáo đồ đã phải cố sức nhẫn nãi không dám phản đối công khai, vì sợ rằng điều đó có thể gây tai hại cho cả đôi bên. Bởi thế nên sự áp bức Phật giáo và ngược đãi Phật tử đã lên đến cực độ khi chính quyền ra lệnh cấm Phật tử không được treo cờ Phật giáo trong ngày Phật Đản.

Ngày 8-5-1963, Phật tử ở cố đô Huế đã tề tựu tại chùa Từ Đàm để mừng ngày Phật Đản, sau đó họ diễn hành đến đài phát thanh để phản đối lệnh bất công ấy khi họ biết rằng sự cố gắng của các nhà lãnh đạo Phật giáo để điều đình với chính phủ rút lệnh ấy về đã hoàn toàn thất bại. Quân đội chính phủ đã dùng vòi nước, lựu đạn cay mắt để giải tán đám đông, rồi tiếp đó cuộc lộn xộn bắt đầu và quân đội đã bắn vào đám đông làm cho 8 người bị giết và nhiều người bị thương. Phật tử quả quyết rằng chính lính của chính quyền đã bắn vào học, trái lại, chính quyền thỉ đổ vấy cho quân Việt công. Phật giáo đồ đã đứa ra 5 nguyện vọng như sau:

1. Yêu cầu chính phủ thu hồi vĩnh viễn công điện cấm treo cờ Phật giáo.
2.Phật giáo phải được hươg một chế độ đặc biệt như các hội truyền giáo Thiên chúa và Gia tô. 
3. Chấm dứt tình trạng bắt bớ và khủng bố tín đồ Phật giáo.
4. Phật tử phải được tự do truyền đạohành đạo.
5. Bồi thường xứng đáng cho gia đình những người đã bị giếtbị thương.

Cho tới nay, chính phủ vẫn chưa làm thỏa mãn thật sự những nguyện vọng đó. Rồi từ đấy những biến cố liên tiếp đã xảy ra, khiến cho những nguyện vọng của Phật giáo quá thiết tha vì khẩn cấp đến nỗi một vị tăng trưởng, hòa thượng Thích Quảng Đức, đã phải hy sinh bằng cách tự thiêu giữa ngã tư lớn Saigon vào ngày 11-6-63. Tất cả những biến cố đó đã làm chấn động cả hoàn cầu và gây niềm xúc động sâu xa của Pah65t tử năm châu.

Thái tử NORODOM SIHANOUK, quốc trưởng Cambodge và là người bảo vệ Phật giáo, đã gửi một bức thông điệp cho chính phủ miền Nam Việt Nam, yêu cầu giải quyết gấp rút vấn đề Tôn giáo bằng đường lối hòa bình phù hợp với nguyên tắc đã được ghi trong bản Tuyên Ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, đồng thời thái tử cũng đã gởi thu khẩn cấp cho tổng thống Hoa Kỳ, tổng thống Aán Độ, tổng thống Pháp, thủ tướng Anh và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc yêu cầu họ thuyết phục tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đình chỉ ngay sự ngược đãi Phật tửchấm dứt sự kỳ thị tôn giáoPhật tử phải chịu đựng. Bà BANDARANAIKE, thủ tướng Tích Lan, cũng đã gửi thư riêng cho tất cả các quốc trưởng thuộc các nước Á Châu trong tổ chức Liên Hiệp Quốc để ủng hộ đề nghị của Tích Lan yêu cầu ông U Thant, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, hành động thích nghi hầu xoa dịu nỗi lo âu của Phật tử thế giới về sự ngược đãi Phật giáo đồ tại miền nam Việt Nam. Bác sĩ G.N MALALASEKERA (đại biểu thường trực của Tích Lan tại Liên Hiệp Quốc), Chủ tịch danh dự của Hội Phật giáo thế giới cho biết là ông đã tham khảo với ông U THANT về vấn đề này và đã bắt đầu hành động.

Với tư cách chủ tịch Hội Phật giáo thế giới tôi cũng đã gởi thư riêng cho tổng thống Diệm thúc giục ông hãy chấp nhận ngay 5 nguyện vọng của Phật giáo, và thành lập một ủy ban Tư vấn gồm một số nhà lãnh đạo Phật giáo. Uûy ban này có nhiệm vụ đưa ra những đường lối và cách thức làm thỏa mãn 5 nguyện vọng và làm môi giới giữa chính quyền và dân chúng Phật giáo đồng thời cần phải được tham khảo ý kiến về tất cả các vấn đề liên quan tới Phật giáo sau này. Tôi cũng đã đề nghị thành lập một ủy ban Điều tra gồm những pháp quan của tòa Thượng thẩm miền Nam Việt Nam để điều tra một cách chính xác, vô tư những sự kiện xảy ra ở Huế đã làm cho nhiều người chết và bị thương, rồi đệ bản tường trình cùng với những đề nghị yêu cầu chính phủ áp dụng những biện pháp nào để ngăn chặn những sự kiện ấy khỏi tái diễn sau này. Tôi cũng đã nhấn mạnh vào sự cần thiết làm dịu nỗi đau khổ của Phật tửgiải quyết vấn đề gấp rút để tránh nguy hiểm và nối lại tình hữu nghị giữa Phật tử và it1n đồ Thiên chúa giáo tại nhiều nước Á Châu và Đông Nam Á.

Các Trung tâm điểm Phật giáo Thế giới, các Giáo hội Tăng già va các tổ chức Phật giáo Miến Điện, Cao Miên, Tích Lan. Aán Độ và Tân Gia Ba đã thông qua các quyết nghị ủng hộ chính nghĩa Phật giáo Việt Nam.

Tại Miến Điện: Tổng hội Phật giáo Miến Điện (kể cả trung tâm Phật giáo Thế giới) Hội Thanh niên Phật tử, Giáp hội Tăng già và các Hội phật học. Tại Cao Miên: Hai Giáo hội Tăng già Miên Việt và các Giáo hội Hồi giáo. Tại Tích Lan: Tổng hội Phật giáo Tích Lan (gồm cả trung tâm điểm của Phật giáo Thế giới) và nhiều tổ chức khác. Tại Aán Độ: Ở NALANDA tất cả tăng sĩ và Phật tử các nước. Miến Điện, Aán Độ, Hồi Quốc, Cao Miên, Thái Lan, Tích Lan, Tây Tạng, Đức Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Ai Lao đã nhóm họp tại Tân Gia Ba trung tâm điểm Phật giáo thế giới.

Cuộc tranh thủ anh dũng của anh em Phật tử chúng ta tại miền Nam Việt Nam là đòi hỏi quyền tự Do Tín ngưỡng Công Bình Xã Hội chắc chắn phải làm cho mọi người Phật tử cảm động. Vì không thể trực tiếp giúp đỡ, chỉ còn một cách hữu hiệu nhất giúp họ giữ vững lập trườngủng hộ chính nghĩa của học là :Tất cả trung tâm Phật giáo Thế giới và các tổ chức Phật giáo trên khắp hoàn cầu hãy đoàn kết đồng thanh kêu gọi sự ủng hộ tinh thần của thế giớigiáo hội Thiên chúa giáo. Đồng thời kêu gọi tất cả các chính phủ của chúng ta áp dụng các biện pháp để có thể đòi hỏi cho được sự thỏa mãn 5 nguyện vọng của anh em Phật tử chúng ta tại miền Nam Việt Nam để họ thoát khỏi đau khổ và hưỡng trọn vẹn quyền tự do tín ngưỡnghành đạo như đã ghi trong bản Tuyên Ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Cầu cho tất cả chúng sinh đều an lạc!

SD. CHAN HTOON
Chủ tịch
Hội Phật giáo Thế giới Trung tâm Phật giáo Thế giới
Số 84, SHWEDAGON PAGODA ROAD
Ngưỡng Quang, Miến Điện, ngày 20-6-1963
 
Bản sao kính gửi:
 
- Các tập đoàn Phật giáo trong Tổng hội Phật giáo
- Các Giáo phái trong Ủy ban Bảo vệ Phật giáo
- Các Chùa và Thiện tín Thập phương
 

Saigon, ngày 9 tháng 7 năm 1963
VĂN PHÒNG
Tổng hội Phật giáo Việt Nam,
 
 
THƯ CỦA TỔNG HỘI PHẬT GIÁO NHẬT BẢN GỬI HỘI PHẬT GIÁO THẾ GIỚILIÊN HIỆP QUỐC VỀ VẤN ĐỀ "PHẬT GIÁO ĐỒ VIỆT NAM BỊ BÁCH HẠI"
 
Ngày 25-6-63, Tổng hội Phật giáo Nhật Bản đã họp hội nghị khẩn cấp tại giảng đường thuộc tông Tào Động tại Tokyo, để xét về sự kiện bách hại Phật giao đồ của chính phủ Nam Việt Nam. Sau khi hội nghị nghe ông Ủy viên trưởng Quốc tế của Tổng hội tường trình về tình hình Phật giáo đồ Nam Việt nam bị bách hại, và căn cứ vào quyết nghị thứ 12 của hội nghị Phật giáo thế giới họp tại Nam Vang nên Tổng hội Phật giáo Nhật Bản đã quyết định gửi thư thỉnh cầu hội Phật giáo thế giới, trung tâm điểm Phật giáo thê giới tại các nước và Liên Hiệp Quốc, nguyên văn lá thư đó như sau:
 
Tổng hội Phật giáo Nhật Bản
Kính gởi ông U Chan Htoon,
Hội trưởng
Hội Phật giáo Thế giới
 
Đối với sư hy sinh tính mệnhï cao cả của Phật giáo đồ Việt nam, để tỏ lòng ngưỡng mộ sâu xa; chúng tôi, Phật giáo đồ Nhật Bản rất lấy làm buồn rầu về sự phân tranh giữa chính phủ Nam Việt NamPhật giáo đồ đã xảy ra nhiều lần từ sau ngày Phật đản 8-5-63.

Nếu căn cứ vào cơ quan truyền tin và cá báo chí gần đây thì ở Nam Việt Nam có sự đã ngộ sai biệt giữa Thiên chúa giáo va Phật giáo, nghĩa là Thiên chúa được đặc biệt hơn. Toàn thể liên minh Phật giáo đồ thế giới của chúng ta cần phải căn cứ vào điều quyết nghị tại Hội trường họp ở Nam Vang năm 1961 gửi thư kháng nghị mạnh mẽ tới chính phủ Nam Việt Nam.

Nhưng vì được tin báo" thông cáo chung" đã được ký kết giữa Uûy Ban Liên bộ của chính phủ Nam Việt namphái đoàn Phật giáo để giải quyết sự phân tranh, nên chúng tôi an tâm.

Chúng tôi hy vọng rằng, bản "thông cáo chung" đó sẽ được thi hành một cách đúng đắn với tất cả đã định, để sẽ không thể lại xảy ra những sự kiện bi đát khác.

Sự tự do truyền đạohành đạo của Tôn giáo thì bấ cứ quốc gia nào cũng phải được thực thi chính sách Tôn giáo bình đẳng được sự bảo chứng của muôn người. Với mục đích này, chúng ta quyết phải cố gắng đạt thành.

Nhiều người đã hy sinh cho đạo một cách cao cả bởi sự kiện gần đây ở Nam Việt Nam, chúng tôi tin rằng, sự hy sinh đó không những chỉ xác lập cho tôn giáo tự do của Nam Việt Nam mà còn có cho cả toàn thế giới.

Để giám sát tầm quan trọng về tự do, bình đẳng Tôn giáo một cách xác thực, bản bộ Phật giáo thế giới cần pah3I điều tra tường tận về nguyên nhân của sự kiện đã xảy ra ở Nam Việt Nam, và nương vào sự hợp lực của chúng ta với những phương pháp thích đáng để chấm dứt tình trạng phân tranh không tái phát, đó là điều mong muốn của Tổng hội Phật giáo Nhật bản chúng tôi.
Ngày 25 tháng 6 năm 1963
Lý Sự Trưởng
REV. Shuichi Kongo
 

LỜI KÊU GỌI CỦA ĐOÀN THANH NIÊN BẢO VỆ PHẬT GIÁO
 
Các bạn thanh niên thân mến,

Những biến chuyển dồn dập torng hơn hai tháng qua, chúng I không rõ. Từ vụ tàn sát Phật giáo đồ tại Huế trong ngày lễ Phật Đản 15-4 QM (8-5-63) đến những vụ bắt bớ giam cầm trên toàn lãnh thổ Việt Nam mà nạn nhân chỉ có tội là Phật tử.

Cuộc tranh thủ công khaihợp lý với chủ trương BẤT BẠO ĐỘNG của Phật giáo Việt Nam được phát động torng toàn thể Phật giáo đồ, đến sự tự thiêu ủa hòa thượng THÍCH QUẢNG ĐỨC để đòi hỏi chính phủ và tổng thống NGÔ ĐÌNH DIỆM thực thi 5 nguyện vọng của tăng, tín đồ Phật giáo Việt Nam.

Trong hàng ngũ tín đồ bị giết, bị thương, bị bắt bớ: Hàng trăm vị tăng, ni bị đe doạ thủ tiêu cho chính sách "KỲ THỊ TÔN GIAÓ' của TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM.

Trong hàng ngũ thanh niên chúng ta cũng có bạn tự hỏi: Trong lúc tổng thống Ngô Đình Diệm đang dùng những "DANH TỪ" tốt đẹp như: DÂN CHỦ PHÁP TRỊ CHỐNG GIẶC CHIA RẼ thì, những lý do nào đã thúc đẩy chính phủ THỰC THI CHÍNH SÁCH "KỲ THỊ TÔN GIÁO ấy? Các bạn hãy tự hiểu! - Với chủ trương "BẤT BÌNH ĐẲNG TÔN GIÁO" áp bức, khủng bố Phật giáo đồ, chính phủ của tổng thống ngô Đình Diệm đã gây ra cảnh chie rẽ nội bộ, mất tình Huynh đệ, nghĩa ĐỒNG BÀO khiến lòng Dân ly tán, Quốc gia suy yếu!

 Với chiêu bài "VÌ DÂN và CHO DÂN" cũng như luôn luôn đề cao NHÂN VỊ, CỘNG ĐỒNG, ĐỒNG TIẾN XÃ HỘI, thì tổng thống Ngô Đình Diệm đi ngược lại, không đếm xỉa đến NGUYỆN VỌNG chân chính của Dân tộc, tước quyền TỰ DO của người DÂN, trong đó có quyền TỰ DO TÍN NGƯỠNG – quyền THIÊNG LIÊNG tối trọng của người, cũng bị CHÀ ĐẠP!

Trưởng thành trong cảnh lầm than của Dân tộc xã hội, ý thức được bổn phận của Thanh niên chúng tôi: Sinh viên, Học sinh, Công, Tư chức, Quân nhân, Thợ thuyền đồng tâm chung sức tạo thành một khối DUY NHẤT, dưới danh nghĩa là: "ĐOÀN THANH NIÊN BẢO VỆ PHẬT GIÁO" với mục đích:

"YÊU CẦU CHÍNH PHỦ và TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM THỰC THI ĐÚNG ĐẮN BẢN THÔNG CÁO CHUNG ĐƯỢC KÝ KẾT GIỮA PHÁI ĐOÀN PHẬT GIÁO VÀ ỦY BAN LIÊN BỘ, Ngày 16-6-63 tại HỘI TRƯỜNG DIÊN HỒNG cũng như ĐẢM BẢO và THỰC THI quyền TỰ DO cho Dân chúng đúng với TINH THẦN BẢN TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN".

Các bạn thanh niên,

Các bạn có thể nào làm ngơ trước ảnh TÔN GIÁO MÌNH ĐANG BỊ CHÀ ĐẠP? Các bạn có thể nào cam chịu sống trong cảnh ĐỚN HÈN TỦI NHỤC thiếu thốn cả tinh thần lẩn vật chất!

Các bạn có thể im hơi lặng tiếng trước đồng bào các bạn, sống trong LAO LUNG CHẾT CHÓC THÊ LƯƠNGQUỐC GIA SUY VONG không? – Chắc chắn là không!,,,

ĐOÀN THANH NIÊN BẢO VỆ PHẬT GIÁO chúng tôi, tha thiết kêu gọi các bạn: Với Bản thể – tính cương quyết, với tâm trí sáng suốt; các bạn hãy ý thức bổn phận hiện tại của mình, sát cánh cùng chúng tôi TRANH THỦ QUYỀN TỰ DO CỦA CON NGƯỜI với chủ trương BẤT BẠO ĐỘGN trong TINH THẦN TỪ BI HỈ XẢ, nhưng HY SINH và BẤT KHUÁT.

Hãy vững lòng TIN tiến bước. CHÂN LÝ TẤT THẮNG! CƯƠNG QUYẾT BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO trong đó có quyền TỰ DO TÍN NGƯỠNG – theo gương ĐẠI HÙNG, ĐẠI LỰC, ĐẠI BI của chư Phật. Lịch sử sẽ ghi tên các bạn.

Trân trọng kính chào các bạn.

QUYẾT THẮNG
ĐOÀN THANH NIÊN BẢO VỆ PHẬT GIÁO
 

Báo THE WASHINGTON POST số ra ngày 23-6-1963 đăng tin
 
CUỘC KHỦNG HOẢNG TÔN GIÁO ĐƯỢC COI NHƯ LÀ MỘT LÀN SÓNG CÁCH MẠNG.
 
Bài của UNKA, bản báo cáo đặc phái viên tại Đông Nam á.

Các nhà lãnh đạo Phật giáo đã dành cho tổng thống Ngô Đình Diệm một thời hạn hai tuần lễ để ông tỏ thiện cc thi những lời cam kết của ông từ nay Phật giáo đồ sẽ không còn bị chính phủ Thiên chúa giáo của ông a.

Nhưng theo một số quan sát viên ở Saigon cũng như tại Hoa Thịnh Đốn về tình hình căng thẳng tại Việt Nam, thì cuộc khủng hoảng hiện nay không phải còn thuộc phạm vi một cuộc tranh chấp giữa đa số Phật giáo đồ tại miền quê và chính phủ Thiên chú giáo thiểu số của ông Ngô Đình Diệm tại Saigon. Theo họ thì cuộc tranh chấp đó là một trận bão tố có thể đem lại cuộc cách mạng Quốc gia và sự sụp đổ của ông Diệm.

Và, vẫn theo các nhà quan sát đó, thay vì nah65n định tình thế một cách sáng suốt để chấm dứt vụ rắc tối, thì ông Ngô Đình Diệm lại chấp nhận quá ít và quá muộn.

Các viên chức Hoa Kỳ đã cảnh cáo ông Diệm mối nguy cơ mà ông đang phải đối phó, đó là cách đối xử bất công với Phật giáo đồ chiếm đại đa số trong nước. Trước những lời hứa mà ông Ngô Đình Diệm đã cam kết với Phật giáo tuần trước, ông còn phải đương đầu với bức tối hậu thư của Hoa kỳ: "Hãy giải quyết ngay những nỗi đau khổ của Phật giáo đồ của nước ông, nếu không, ông sẽ gánh chịu sự lên án công khai của Hoa Thịnh Đốn"

Sở dĩ Hoa Kỳ buộc lòng phải áp dụng một biện pháp cứng rắn như thế là vì sợ mối nguy cơ trầm trọng ấy có thể sẽ khiến chính Hoa Kỳ bị các quốc gia Đông nam Á tố cáo là phản Phật giáo. Cho tới nay, tương đối cộng sản đã tuyên truyền hơi chậm, nhưng họ sẵn sàng có hai cách tuyên truyền: Hoa Kỳ là người chính yếu giúp đỡ ông Diệm cả vật chất lẫn tinh thần; và chính Hoa Kỳ cũng do một vị tổng thống theo đạo Thiên chúa lãnh đạo.

Nếu họ muốn thì Phật giáo đồ tại miền Nam Việt Nam đã có thể kể lại những nỗi đau khổ mà họ đã phải chịu đựng còn nhiều gấp bội sự thảm thương do chính phủ gây ra bằng cách giết hại những Phật tử biểu tình tại Huế tháng vừa qua.

Khi cai trị miền Nam Việt Nam như một phần lãnh thổ Đông Dương, người Pháp đã đặt Phật giáo vào loại "TÔN GIÁO NGOẠI LỆ" và đặt ra những pháp luật hạn chế việc tạo mãi động sản và bất động sản làm cản trở rất nhiều cho việc truyền bá Phật giáo. Trong khi đó thì Thiên chúa giáo và Gia tô được hưởng đặc quyền tạo mãi tài sản.

Ông Ngô Đình Diệm, một tín đồ Thiên chúa kiên thành và là em của nhà lãnh đạo Thiên chúa giáo tại miền Nam Việt Nam ,tổng giám mục Ngô Đình Thục, đã thiết lập chế độ của ông trong niềm tin chắc chắn rằng những người Việt Nam thực tâm chống cộng chỉ là những người Thiên chúa giáo. Do đó, những mối tệ này vẫn còn thịnh hành:

+ Những người Thiên chúa giáo trong chính phủ, cả quân sự lẫn dân sự, đượ cthăng chức rất mau. Đã từng có những vị tỉnh trưởng bị giáng chức hoặc bị thuyên chuyển chỉ vì tự nah65n mình là Phật tửcương quyết không chịu rửa tội. 

+ Các trường Tư thục tại miền nam Việt nam phần nhiều là của Thiên chúa và được chính phủ trợ cấp; nhưng những trường của Phật giáo thì không bao giờ được chính phủ trợ cấp cả.

+ Phật giáo đồ muốn hội họp phải xin phép nhà cầm quyền, nhưng tín đố Thiên chúa thì không.

+ Khi những học sinh hay sinh viên được lựa chọn cấp học bổng du học thì người ta thông báo trước rằng những thí sinh Thiên chúa giáo sẽ thích hợp với lối sống của các nước Tây phương hơn.

+ Trong việc tiếp xúc với chính phủ hằng ngày, người Phật tử tự cảm thấy mình bị hãm vào một sự hạn chế tinh thần: lời nói của người Thiên chúa giáo đáng tin cậy hơn. Và, trong một quốc gia với một đa sốPhật tử ước lượng từ 70 đến 80 phần trăm mà trong số 16 nhân viên nội các chỉ có hai người là tín đồ Phật giáo: phó tổng thống và bộ trưởng ngoại giao.

Chỉ mới cách đây 3 năm, vì nhận thấy mình bị áp bức quá đáng, nên Phật giáo độ Việt Nam thật TỈNH NGỘ bằng cách củng cố mạnh mẽ một tổ chức mệnh danh là Tổng hội Phật giáo Việt Nam.

Nhưng sự củng cố ấy vẫn tiến chậm như rùa cho mãi đến tháng vừa qua có hai biến cố xảy ra:

1. Phật giáo đồ bị bắt buộc đóng góp cả tiền tài lẫn nhiệt tâm vào cuộc lễ ngân khánh thứ 25 của anh ông Diệm, tổng giám mục Ngô Đình Thục. 

2.Sau đó không lâu thì đến ngày Phật đản, không những Phật tử kkhông được phép treo cờ của mình trong ngày Phật đản mà còn bị bắn chết tám mạng người và làm bị thương nhiều chục người trong khi biểu tình để phản đối tại Huế.

Trong một cuộc hội kiến, nhiều người Việt Nam cho tôi biết rằng, người em của ông Diệm, Ngô Đình Cẩn, một thứ lãnh chúa tại miền Trung Việt Nam. đã đánh điện vào Sài Gòn đòi họ phải tổ chức biểu tình phản đối Phật giáo. Những công chức cao cấp phải tạ tội Cẩn và nói rằng hiện giờ tại Sài gòn đã cấm tất cả các hình thức biểu tình bởi vì kết quả của nó sẽ không thể lường được.

Cũng trong tháng vừa qua, nếu các bạn ở Sài gòn, các bạn đã cc chứng kiến dân chúng Việt Nam bịt tai trước những lởi giải thích của chính phủ cho rằng cuộc tàn sát Phật tử tại Huế là do các bộ nằm vùng của Việt cộng chủ mưu.

Trái hẳn sự vu khống của chính phủ, người ta đã không thấy một dấu hiệu gì tỏ ra các cuộc biểu tình của Phật tử là do Việt cộng điều động và kiểm soát. Phật giáo đã luôn luôn xác định lập trường của mình là tranh đấu bằng phương pháp bất bạo động như kiểu Gandhi.

Hiện giờ tại Hoa Thịnh Đốn một số quan sát viên quan niệm rằng cuộc vận động của Phật giáo rất có thể mở đường tự nhiên cho một sự thay đổi chính phủ của ông Diệm bằng một chính phủ quốc gia đại diện cho toàn thể dân chúng.
 

Văn phòng UBLPBVPG. PHỔ BIẾN.
 

BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG CỦA SỰ DỐI GẠT
(Theo báo NEAK CHEAT NIYUM ngày 30-6-63)
 
Cuộc đấu tranh của tôn giáo tại miền Nam Việt Nam vẫn không hề được giải quyết gì với thỏa hiệp ký ngày 16-6-63. Bởi thế nên các tuần trước chúng tôi cũng đã viết rằng chính phủ ở Saigon chỉ coi việc đó là một cách tạm hư chiến hầu làm cho quần chúng lãng quên việc hòa thượng Thích Quảng Đức đã phải hy sinh, nhất là để chuẩn bị mọi hành động quyết liệt chống Phật giáo.

Thật ra thì torng 15 ngày cuối cùng, chính phủ của tổng thống Ngô Đình Diệm đã dùng tất cả mội phương tiện tuyên truyền cốt làm cho dư luận thế giới tin rằng phong trào đòi hỏi của Phật giáohoàn toàn bậy bạ và bởi cộng sản xúi dục khiến cho những người cầm quyền đã thấy xuất hiện trong cuộc vận động nàý!

Tại Hoa Kỳ, chính phủ Mỹ chỉ cầu mong được thấy những người do họ nâng đỡ tuyên bố những lời êm dịu. Ở mặt khác, để đáp lại những lời cầu cứu của một vị nguyên thủ thay cho những Phật giáo đồ bị ngược đãi hành hạ… Tổng thống Kennedy đã hơn một lần (nhấn mạnh rằng) Hoa kỳ không được phép can thiệp vào việc nội bộ của Nam Việt Nam. Sau hết, vài cuờng quốc Tây phương nhận rằng với thỏa hiệp ký ngày 16-6-63 ĐỦ LẼ để kết thúc hồ sơ về tai nạn đáng tiếc giữa Phật giáo với chính quyền.

Nhưng với những người Tây phương cư ngụ tại Việt Nam, riêng phần họ, họ lại không thể cùng chia xẻ cái quan niệm, lạc quan đẹp đẽ như thế được. Nhiều vị bác sĩ tây Đức đã không cần đắn đo gì trong việc tỏ vẻ khinh bỉ đối với những thảm cảnh mà họ đã phải chứng kiến ở Huế nên đã bị bắt buộc phải rời khỏi miền Nam Việt Nam. 17 người Pháp khác cũng là những bác sĩ như những vị này cũng đã bị trục xuất chỉ vì đã dám kể lại những vụ đang tâm tàn sát hung bạo để chống lại Phật giáo đồ mà họ đã được mục kích. Các sĩ quan và binh sĩ Hoa Kỳ cũng chẳng cần che đậy sự nôn mửa của họ vào cái chíh thể mà họ đang nâng đỡ. Và phần ông đại sứ Mỹ ở Saigon, khi nêu những vũ hành hạ Phật giáo đồ, lúc nói tới ông Diệm, ông ta phải tuyên bố: "Thật là một lối tự tử của chính trị".

Ông Ngô Đình Diệm với những anh em của ông ta và người em dâu bất khả xa lìa, đã dùng 2 tuần lễ cuối để chuẩn bị cho những cuộc chiến đấu sẽ tới "những người cuồng tín nhất trong bọn đã nhận được vũ khí và tất cả đều phải tức khắc ra tay trước khi Phật giáo đồ thực hiện chủ trương tạo một Thánh Barthélémy như một Gia Tô giáo", nói riêng thời tập đoàn này không thể vì cớ gì lùi bước được nữa, vì" Chúng tôi lượm được những tin này tại các trung tâm Gia Tô giáo người Aâu ở Nam Việt Nam"

Chính những người này đã tỏ ra rất lo ngại nên họ đã phải gửi lời kêu gọi với tòa thánh Vatican mà chỉ tại nơi đó – họ nhấn mạnh – mới là nơi quyền hành cao cả duy nah61t có thể cảm hóa làm cho hư hỏng còn điên cuồng, phạm trọng tội của gia đình quyền thế này.

Chúng tôi có thể thêm rằng duy chỉ một mình Hoa Kỳ phải hoàn toàn trách nhiệm trong việc duy trì tồn tại cho ông Diệm.

Các nhật báo Tây phương đều trình bày cuộc đấu tranh Phật giáo theo quan điểm của họ, nhưng từ sau vụ hòa thượng Thích Quảng Đức hy sinh, không một tờ báo nào còn nghi ngờ về vấn đề Phật giáo bị ngược đãi nữa.

Tờ La Gazette de Lausalle viết: Sự hy sinh rất kích động của vị tăng tự thiêu sống ngay tại trung tâm Saigon buộc người ta kính tron5g. Sự hy sinhchính pháp của Người làm cho ta nhớ lại những người Gia Tô giáo đầu tiên, thấy thật là ngược lẽ.

Đây là một trạng thái mới lạ và huyền sảo của bất bạo động. Nó chứng tỏ rõ rệt cả uy quyền tối thượng của tinh thần. Không bạo lực nào có thể làm suy giảm được tâm hồn, sức chịu đựng của một cá thể đối với mọi ức chế đàn áp của chính trị, đặc tài thật là vô biến.

Ngày nay, hòa thượng Thích Quảng Đức đã rời khỏi xác phàm thanh tịnh bằng cách tự sát quá kinh khủng chắc dẽ còn mãi là một tiêu biểu mà dân tộc Việt Nam không dễ gì sớm quên được.

Luận về thẩm trạng này, tổng thống Diệm cho là một hành động vô ích, nhưng những hậu quả ước mong đã thấy xuất hiện: sự hy sinh như thế đã làm cho cả thế giới phải chú ý tới những đòi hỏi của Phật giáo ở nơi chính sách ủa ông Diệm tại Nam Việt Nam.

Tờ báo ảnh hưởng mạnh nhất là tờ Journal de Genève lại tỏ vẻ đặc biệt nghiêm khắc.

"Người ta có thể tuyên truyền rằng, đó chỉ là cuộc nổi loạn của phe đa số khắt khe kiếm chuyện vì chính phủ là một thiểu số bó kết chặt chẽ với nhau mà bộ tịch lại vinh quang và cứng rắn. Những việc phải hy sinhchính pháp của hòa thượng Thích Quảng Đức lại cho thâý rằng Phật giáo đồ đang phải bảo vệ nếp sống tư tưởng của họ.

Nếu chẳng may lại gặp phải việc như đã xảy ra ở Saigon như thế lại càng bất lực không sao sửa chữa nổi. HT Thích Quảng Đức đã tự tay đánh diêm châm vào tấm cà sa tưới đẫm dầu hỏa.

Cử tọa rên xiết khóc than nhưng hòa thượng vẫn đường hoàng an nhiên bất động. Những bức ảnh chứng tỏ như vậy. Hòa thượng biết chắc rằng, không thể bằng lối tuyệt thực mà người ta thường dễ thoát qua để lại, còn những chiêm ngưỡng cái kết quả đền bù, mà phải là sự hy sinh triệt để cá nhân mình sự hy sinh không sao quay lại được, tính cách chí công vô tư không màng danh lợi, không còn chỗ nào có thể nghi ngờ được nữa; phải như thế mới đ1ung là thứ khí giới khá mạnh khả dĩ quật ngã chế độ mật thám công an của ông Diệm.

Tất cả các báo Pháp đều nêu một vài vụ xâm phạm tự do tín ngưỡng thường xảy ra hàng ngày mà thủ phạm chính là những nhà quyền chức tại miền Nam Việt Nam thật chẳng thiếu thứ gì, từ vụ các cán bộ đến tận nhà để bắt buộc công chức không được theo Phật giáo cho tới việc rửa tội tập đoàn trong từng đơn vị này, khác trong quân đội.

Những vụ cản trở tự do thờ phụng còn mang nhiều hình thức điên rồ quái lạ, tỷ dụ: cho xe phóng thanh của thông tin để ngay trước cổng chùa rồi phun ra những bản nhạc hành khúc của quân đội trong khi chùa đang hành lễ.

Trong một bản phúc trình đã được toàn thể báo chí địa phương (Genève) trích đăng. Oâng Pière và bà Remée Gosset đã viết "cái thói biệt đãi tiến quá đà, thành ra người ta thấy cả những "mốt mới", như quyền chỉ huy các trung đoàn, ưu tiên dành cho những sĩ quan náo được tòa tổng giám mục phê điểm tốt, lại cả những đám dân quân tự vệ của vị tổng thống giám mục ở Huế cũng được cung cấp những dụng cụ của Hoa Kỳ; dám chắc tòa ngũ giác hẳn không dành những thứ đó cho bọn lễ sinh.

Phật giáo đồ là những người ôn hòa thuần hậu nên đã gượng cười chấp thuận tất cả, cho tới khi thấy đem cả tổ quốc của họ dâng cho trái tim Đức Mẹ Maria họ cũng chấp thuận nốt. Nhưng tới ngày lễ thánh Jean Paptiste là thánh bổn mạng của tổng thống Ngô Đình Diệm – chắc bởi thầy dạy đạo của ông ta khuyên nhủ – ông ta đã ra lệnh cấm Phật giáo không được treo cờ trong ngày lễ Đản sinh Đức Phật, Đáng Toàn Giác; chư tăng liền phản kháng.

VNPGTđS, trang 201 -206-
 
PHẢN ĐỐI CHÍNH PHỦ VI PHẠM BẢN THÔNG CÁO CHUNG
 

Kể từ ngày Ủy ban Liên bộ và Ủy ban Liên phái Bảo Vệ Phạt giáo ký bản THÔNG CÁO CHUNG đến nay đã hơn 3 tuần lễ mà vẫn chưa được chính quyền thực thi một cách nghiêm chỉnh, nên ngày 12-7-1963, HT THIỆN MINH, trưởng phái đoàn Phật giáo đã gửi cho ông NGUYỄN NGỌC THƠ, phó tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (chủ tịch Ủy Ban Liên Bộ) một văn thư số 82: phản đối những vi phạmtính cách công khai bản Thông Cáo Chung, Nội dung văn thư gồm những điểm:

1/ Viêc công an, mật vụ bao vậy các chùa và các cơ quan chính yếu của Phật giáo trong toàn quốc, để chụp hình, dò xét, theo dõi những người lai vãng vẫn còn nguyên vẹn. Không đâu xa, tại chùa Xá Lợi, những sự việc vừa kể xảy ra hằng ngày, từ sáng cho đến 10 giờ tối.

2/ Ngày 2-7-1963, cảnh sát và công an quận Tân Bình, ngoại ô Sài gòn, ồ ạt đến bao vây chùa Quan Âm của cố hòa thượng THÍCH QUẢNG ĐỨC, từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối, trong khi trong chùa chỉ có chư tăng đang tụng kinh.

3/ Ở Bình Định, suốt 3 đêm 24, 25, 26 tháng 6, vào khoảng 21 đến 22 giờ, nhiều loạt súng bắn vào Tu viện nguyễn Thiều, suýt gây tai nạn cho các vị sư trong ấy.

4/ Theo văn thư số 461 PG/KH của tỉnh Phật giáo Khánh Hòa, đêm 6-7-1963, có bàn tay bí mật đã vào chùa đập phá các khung kính và đoạt lấy hình ảnh cố hòa thượng Quản Đức mà tỉnh hội ấy đang thờ. Đặc biệttrường hợp chùa Quan ÂmHoa Thành, quận Quảng Long, tỉnh An Xuyên, chùa liên tục bị khủng bố bằng tạc đạn đến nỗi tăng, ni phải tản cư đi nơi khác; ngoài ra áp lực bắt buộc tham gia công việc của Cổ Sơn Môn.

5/ Trong văn thư số 108 VP/5TS ngày 24-6-1963, hai Tập đoàn Phật giáo Trung Phần đã phải phàn nàn với ông đại biểu chính phủ tại Huế rằng các công chức và quân nhân Phật tử bị cấm cản đi chùa ở nhiều nơi. Đàng khác những Phật tửtham gia phong trào vận động cho 5 nguyện vọng của Phật giáo, tiếp tục bị khủng bố, đọa nạt.

Để phó tổng thống và Uûy ban Liên bộ tường, chúng tôi xin chép lại sự vụ như sau:

"Kính gửi ông đại biểu chính phủ tại Trung nguyên Trung phần – HUẾ.
 
"Chúng tôi có nhiều bằng cớ đích xác về việc các cán bộ Phong trào Cách mạng Quốc gia và chính quyền địa phương dùng nhiều biện pháp, hoặc mua chuộc, hoặc áp bức các Khuôn hội Phật giáo, các Phật tử ký giấy xuyên tạc, phản đối công việc làm hợp lý của Phật giáo và các cấp lãnh đạo Phật giáo chúng tôi. Và nhân viên công an, mật vụ vẫn tiếp tục tra hỏi; dọa dẫm, khủng bố các Phật tử đã tham gia các cuộc tuyệt thực, cầu nguyện của Phật giáo trong bấy lâu nay, nhất là đối với các Phật tử ở chơ Đông Ba, Huế. Để tránh không khí nặng nề có hại cho sự giải quyết 5 nguyện vọng của Phật giáo, yêu cầu quí Đại biểu ra lệnh chấm dứt những hành động trên và thẳng thắn trừng trị những kẻ mưu toan phá hoại và thiếu thiện chí đó".
 
"Văn phòng Đại Diện Phật giáo
Ký tên: THÍCH TRÍ THỦ"
 
6/ NhƯ4NG Người bị bắt nhân phong trào vận động của Phật giáo vẫn chưa được thả ra hết như thư số 14 UBLB của phó tổng thống nói. Hàng ngày, phụ huynh của họ còn đến chùa kiếm chúng tôi kêu nài. Nhà sư Đặng Văn Cát bị mất tích luôn, mặc dù Phó tổng thống nói rằng chính quyền không hề bắt nhà tu hành ấy. 

7/ Nghị định số 358 BNV/KS ra ngày 9-7-1963 của Bộ nội vụ là một sự phủ nhận khác đối với tình đoàn kết của Phật giáo đồ chúng tôi. Về vấn đề này, Uỷ ban Liên phái Bảo Vệ Phật giáo đã có thái độ và một kiếnc ký gửi lên tổng thống, có bản sao kính gửi phó tổng thống và Ủy ban Liên bộ tường. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn đề cập một điều là: Tại sao Bộ Nội vụ chỉ qui định riêng biệt lá cờ Phật giáo cho Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Trong khuôn khổ quốc sách cộng đồng đồng tiến, nghị định số 358 BNV/KS phải chăng là một mầm chia rẽ giữa các môn phái Phật giáo với Tổng hội Phật giáo Việt Nam?

Cùng ngày, 12-7-1963, hòa thượng hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam và các nhà lãnh đạo các giáo phái, hội đoàn đã ký chung một bản Kiến Nghị, gửi tổng thống Ngô Đình Diệm và yêu cầu chính phủ thực thi nghiêm chỉnh bản THÔNG CÁO CHUNG mà Ủy ban Liên bộ và Ủy ban Liên phái Bảo Vệ Phật giáo đã ký ngày 6 tháng 6 dương lịch 1963 nguyên văn:
 
ỦY BAN LIÊN PHÁI BẢO VỆ PHẬT GIÁO
 
Văn phòng chùa Xá Lợi SAIGON
Saigon, ngày 12 tháng 7 năm 1963
 
KIẾN NGHỊ
 
Xét vì cuộc vận động tranh thủ 5 nguyện vọng của Phật giáo, tuy phát xuất từ Huế và do Tổng hội Phật giáo Việt Nam lãnh đạo lúc đầu, đã trở thành một cuộc vận động chung của toàn thể Phật giáo đồ Việt Nam, Không phân biệt môn phái và đoàn thể.

Xét vì tính cách tranh thủ chung ấy đã được tỏ rõ trong sự liên kết của các đoàn thể thuộc Đại thừa, nguyên thủy và Theravada, dưới hình thức một Uûy ban mệnh danh là 'ỦY BAN LIÊN PHÁI BẢO VỆ PHẬT GIÁO".

Xét vì chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và Uỷ ban Liên bộ rât am tường tính cách chung của cuộc tranh thủ nói trên cũng như sự hiện diện hoạt động của Ủy ban Liên phái, bằng chứng là:

1.Ủy ban Liên bộ đã tiếp xúc bằng văn thư với vị chủ tịch của Ủy ban Liên phái,

2. Vị chủ tịch – thượng tọa THÍCH TÂM CHÂU – luôn luôn có mặt trong Phái đoàn Phật giáo từ đầu đến cuối cuộc thương thuyết.

3. Ủy ban Liên phái (thư số 23 và 24 ngày 13 và 14-6-63 của Ủy ban Liên phái gửi Ủy ban Liên bộ)
 
Xét vì nghị định số 358 BNV/KS ngày 9-7-63 của Bộ nội vụ chỉ qui định sự treo cờ của Tổng hội Phật giáo Việt Nam mà thôi, như vậy Bộ nội vụ xem lá cờ Phật giáo là một huy hiệu riêng của Tổng hội Phật giáo Việt Nam, trong khi lá cờ ấy từ năm 1950, là tượng trưng thiêng liêng, chung và duy nhất cho tất cả các đaòn thể tôn thờ Đức Phậttu học theo giáo lý của Ngài khắp thế giới.

Xét vì sự qui định như thế chẳng những làm giảm giá trị của Phật giáo kỳ mà còn hàm ý gieo rắc sự chia rẽ trong hàng ngũ Phật giáo Việt nam.

Xét vì suốt bản Thông Cáo chung, không có một câu nào nói Năm nguyện vọng tranh thủ là của Tổng hội Phật giáo Việt Nam, mà nói rõ rằng Năm nguyện vọng ấy do Tổng hội PGVN ĐƯA ra hay ĐỀ ra, và như vậy thì Tổng hội PGVN là phát ngôn nhân của toàn thể Phật giáo đồ Việt Nam;

Vì các cớ trên, những vị lãnh đạo của các đoàn thể Phật giáo trong Uûy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo ký tên dưới đây:

-Cương quyết phản đối hình thứcdụng ý của nghị định số 358 BNV/KS ngày 9-7-1963 của Bộ nội vụ. 

- Trân trọng yêu cầu tổng thống và chính phủ cho điều chỉnh nghị định ấy đ1ung với bản Thông Cáo Chung và nguyện vọng của Phật giáo Việt Nam, chứ không phải riêng của Tổng hội Phật giáo Việt Nam.

-Long trọng tuyên bố cùng nhau hợp sức trong mọi vận động hợp phápbất bạo động cho đến khi nào nguyện vọng chung của Phật giáo được thực hiện đúng với sự cam kết giữa Uûy ban Liên bộ và Phái đoàn Phật giáo.
 
Làm tại chùa Xá Lợi
Saigon , ngày 12 tháng 7 năm 1963.

Hòa thượng hội chủ
Lảnh đạo tối cao
Ký: Hòa thượng THÍCH TỊNH KHIẾT
Chủ Tịch Ủy Ban LPBVPG.
Ký: TT. THÍCH TÂM CHÂU
Pháp Chủ Thiền Tịnh Đạo Tràng
Ký: Hòa Thượng MINH TRÚC
Tăng Trưởng Theravada
Ký: LỤC CẢ LÂM EM
TUN. Trị Sự trưởng Giáo Hội Tăng Gìa trung phần
Ký: TT. THÍCH HUYỀN QUANG
Hội Trưởng Hội Phật Học Nam Việt
Ký: MAI THỌ TRUYỀN
Đại diện Phật tử Theravada
Ký: SƠN THÁI NGUYÊN
Hội Trưởng Hội Việt Nam Phật Giáo
Ký: VŨ BẢO VINH
TUN. Trị Sự Trưởng Giáo Hội Tăng Già Việt Nam
Trị Sự Phó
Ký: TT. THÍCH TÂM GIÁC
TUM. Tăng Thống Giáo Hội Nguyên Thủy
Ký: Đại Đức PHÁP TRÍ Tổng Thư Ký
Trị Sự Trưởng Giáo Hội Tăng Gìa Bắc Việt (tại Miền Nam)
Ký: TT. THANH THÁI
Trị Sự Trưởng Giáo Hội Tăng Già Nam Việt
Ký: TT. THÍCH THIỆN HOA
Hội Trưởng Hội Phật Giáo Nguyên Thủy
Ký: NGUYỄN VĂN HIỂU
Hội Trưởng Hội Phật Giáo Trung Phần
Ký: TT. THÍCH TRÍ QUANG
 
Phong trào Phật giáo mỗi ngày một dâng cao và dư luận ở trong nước cũng như ngoài thế giới đều có những sự bất lợi cho chế độ nhà Ngô; để khỏa lấp những yếu kém thất nhân tâm và để tỏ ra là một chính quyền mạnh, nên ngày 7-7-1963 chính quyền đã đem những nhân sĩ từng tham dự cuộc đảo chính ngày 11-11-1960 ra xét xử tại Tòa án tối cao ở Sàigòn. Nhà văn Nhất Linh NGUYỄN TƯỜNG TAM vì không muốn cho một chế độ không xứng đáng để xử mình, ông đã uống thuốc độc tự vẫn vào lúc 8 giờ tối sau khi tự tay viết những dòng chữ: "Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử những phần tử quốc gia đối lập là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay cộng sản. Tôi chống đối sự đó và ự hủy mình cũng như hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cánh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do"

Ký tên: Nhất Linh nguyễn Tường Tam
 
Đám tang nhà văn NHẤT LINH được tổ chức vào ngày 13-7-1963, số người tới dự khoảng bốn trăm ngàn người đứng chật ních cả trong chùa ngoài sân ai nấy im lặng hướng lên Đức Phật cầu nguyện cho anh hồn Nhất Linh NGUYỄN TƯỜNG TAM được siêu sinh cõi Tịnh và (cùng lúc) để tỏ lòng tôn kính tiễn đứa một nhà văn lớn của Việt Nam; vì không chịu nhục để cho một chính thể không xứng đáng xử mình, và nhà văn đã lấy cái chết để cảnh tỉnh chính quyền tàn bạo phi nhân, thì… ở bên ngoài cổng chùa Xá Lợi là những hàng rào của cảnh sát chiến đâu và mật vụ vây quanh.
 
Ngày 14-7-1963, hòa thượng hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, lãnh tụ tối cao "Uûy ban Liên phái Bản vệ Phật giáo" ra thông bạch kính gửi:

Toàn thể tăng đồtín đồ trong nước, kêu gọi sự hưởng ứng phát động một phong trào đòi hỏi chính quyền thực thi bản Thông Cáo Chung.

Kính bạch chư đại đức tăng, ni.
Kính thưa toàn thể nam nữ thiện tín,

tình thế bắt buộc, Tổng hội và Uûy ban Liên phái đã phải đứng ra công khai tranh thủ 5 nguyện vọng, mong chấm dứt một tình trạng đã gây ra ở hạ tầng, nhất là tại miền Trung, nhiều đau khổ cho thiện tín và làm trở ngại cho việc truyền giáo, hành đạo.

Tổng thống đã chấp nhận tính cách hợp pháphợp lý của cuộc vận động Phật giáo và đã kiểm nhận bản Thông Cáo Chung, kết quả của sự giải quyết thỏa thuận giữa Uûy ban Liên bộ và Phái đoàn Phật giáo.

Tiếp theo đó, tổng thống, phó tổng thống và ông cố vấn chính trị cũng đã long trọng tuyên bố: chính phủ đã ký kết, chính phủ sẽ thi hành đúng đắn. Thế mà trên thực tế và chiếu các báo cáo ở nhiều nơi gửi về, những lệch lạc xưa kia nay lại nặng nề và lan rộng hơn nữa, báo hiệu một cuộc khủng bố mãnh liệt và toàn diện sẽ khai màn sớm muộn với mục đích phá hoại các cơ sở căn bản của mối Đạo ông cha chúng ta lưu lại đã hai mươi thế kỷ và đã từng góp sức vào công trình xây dựng đất nước một cách lớn lao. Bao nhiêu nỗ lựchy sinh của chúng ta không lẽ để đi đến một tình trạng đen tối hơn trước.

Vì lẽ đó, tôi tuy đã tám mươi, không thể làm ngơ và lãng quên nhiệm vụ. Tôi góp hết sức già của mình, kêu gọi toàn thể tăng, ni và thiện tín cùng tôi phát động một PHONG TRÀO ĐÒI HỎI SỰ THỰC THI NGHIÊM CHỈNH VÀ NHANH CHÓNG BẢN THÔNG CÁO CHUNG, bằng những hình thức mà tôi đã thông bạch cho các Tập đoàn Phật giáo Việt nam.

Mong tất cả, trong tinh thần tôn trọng bản Thông Cáo Chungbất bạo động, nah61t tề thực hiện phong trào đòi hỏi mà tôi quyết định chính thức gửi tới tổng thống do văn thư số 83 đề ngày 14 tháng 7 năm 1963.

Nguyện Đức Phật giá hộ cho tất cả, tôi kính gửi đến toàn thể chư đại đức tăng, ni và thiện tín lời chúc viên thành đại nguyện.

Và ngày 15-7-1963, hòa thượng hội chủ THPGVN lại ra thông bạch gửi các Tập đoàn, các giáo phái, các Chùa và các Khuôn hội:

Kính thông bạch

Các TẬP ĐOÀN PHẬT GIÁO VIỆT NAM,
NAM MÔ BẢN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
 
Như bản sao 3 văn kiện đính kèm thông bạch này, quí vị lãnh đạo các Tập đoàn và toàn thể tăng giàtín đồ trực thuộc đều có thể nhận thấy:

"Nguyện vọng của Phật giáo là đòi hỏi bản Thông Cáo Chung phải được thực thi nghiêm chỉnh và mau chóng".

Nhắm nguyện vọng đó, các tập đoàn và các tỉnh trực thuộc hãy thi hành các chi tiết Phật sự sau đây:
1. Khẩu hiệu đòi hỏi:

a) Có 3 khẩu hiệu được nêu lên sau đây:

- "Chúng tôi đòi hỏi thi hành đúng đắn bàn Thông cáo chung"

(Anh ngữ: The joint Communique must be carried out seriously).

- Hãy chấm dứt mọi hình thức khủng bốáp bức Phật giáo đồ

(Anh ngữ: Stop all forms of terrorizing and suppressing Buddhists)

- Yêu cầu chính phủ giữ sự thành tín đã hứa"!

(Anh ngữ: Request the Government to keep its promisses faithfully).

b) Cách dùng các khầu hiệu là viết ra nhiều tấm treo lên ngay nơi tiền đường và những nơi quần chúng có thể nhìn thấy rõ ràng của khung viết, tất cả các chùa thuộc giáo hội và hội. Những chùa xa xôi ở thôn quê và núi non cũng viết và căng lên như vậy. Nhưng ngoài 3 khẩu hiệu này tuyệt đối không dùng khẩu hiệu nào khác.
 
2. Hình thức đòi hỏi: 

a) Hình thức đòi hỏi thực thi bản Thông Cáo Chungáp dụng ng hình thức bất bạo động đã áp dụng trước đây.

b) Địa điểm tụng kinhtuyệt thực – những điều phổ thông trong phương thức bất bạo động – thì tại thị xã, tăng giàtín đồ (hội viên và Gia đình Phật tử của các khuôn hội phụ cận, các giới Phật tử trực thuộc) tập trung ở trự sở, văn phòng, hoặc chung hoặc riêng của Giáo hội và Hội. Còn tại khuôn viên thì hội viên và Gia đình Phật tử khuôn nào tập trung tại khuôn ấy. Chú ý: tập trung theo thể thức luân phiên.

3. Thời gian đòi hỏi:

Kể từ từ ngày ra thông bạch này cho đến khi có thông bạch mới.

4. Tinh thần bất bạo động:

a) Tuyệt đối cố thủ tinh thầnphương pháp bất bạo động.

b) Nếu đi tụng kinhtuyệt thực để cầu nguyện mà bị ngăn chặn lại thì dầu mấy người cũng ngồi xuống niệm xong 108 tiếng niệm Phật rồi trở về. Nếu bị bắt thì tất cả cũng xin vào tù. Nếu chùa bị bao vây thì bình tĩnh cầu nguyện cho đến chết.

5. Mục đích đòi hỏi:

a) Hoàn toàn thuộc ý thức tôn giáo tín ngưỡng.

b) Và thu hẹp trong sự đòi hỏi thực thi bản Thông Cáo Chung một cách nghiêm chỉnh và mau chóng.

ý thức được tính cách sinh tử của Đạo pháp, tôi chắc chắn toàn thể Phật tử không ai từ chối một sự hy sinh nào trong khuôn khổ của tinh thần bất bạo động.

HOÀ THƯỢNG HỘI CHỦ TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Ký tên: THÍCH TỊNH KHIẾT và áp dấu
SAO KÍNH GỬI:Các Chùa và các Khuôn hội để thi hành.
 
 
Lược trích dịch báo Informations Catholiques Internatonales số 195 ra ngày 1-7-63.
Tin tức ngoài Thiên Chúc giáo ở miền Nam Việt Nam.
(có ảnh)



Trang 04

SỰ HÒA GIẢI GIỮA CHÍNH PHỦ VÀ PHẬT GIÁO ĐỒ KHÔNG CHẤM DỨT ĐƯỢC TÌNH THẾ KHẨN TRƯƠNG.
 
Cuộc tranh chấp của chính quyền chống đối Phật giáo từ ngày biểu tình 8-5 tại Huế đã tiến triển đến chỗ êm dịu chưa?

Người ta có thể tin được sau khi đã hòa giải ngày 15-6. Nhưng hòa giải ấy không đem lại cho Phật giáo đồ một thỏa mãn tốt đẹp nào vì chính phủ không thi hành sự ký kết. Nhiều nơi những vụ rắc rối kinh khủng lại xảy ra ngày 17-6-63 giữa đám đông Phật giáo đồ và lực lượng của chính quyền. Trong mấy mươi người bị hành hung, có 4 nhà sư bị thương nặng và 1 thiếu niên bị giết. Người ta vẫn còn đặt nặng vấn đề an ninh một cách qui mô ở thủ đô và Huế. Các nơi đó nhà cầm quyền cho biết: tất cả các cuộc biểu tình khác sẽ bị nghiêm trị thẳng tay.

Bây giờ người ta hiểu vụ rắc rối ở Huế ngày 8-5-63 có 9 người chếtng ằng tương quan đích xác đó chỉ rõ các nạn nhân ấy ngã gục trước họng súng của những xe thiết giáp do chính quyền huy động đến giải tán đám biểu tình. Những bằng chứng ấy gốc tự nơi người Thiên chúa giáo phát lộ ra, nên thông tấn Hoa Kỳ hết sức tin tưởng. Nhiều nạn nhân khác bị cán dưới dây sen của xe tank. Thế mà chính phủ cứ tiếp tục giữ mãi luận điệu có những phần tử Việt cộng xúi giục và ném lựu đạn giữa đám đông người.

Ngày 15-6-63, chính phủ chỉ chấp nhận một cuộc điều tra để xác nhận nhân viên công quyền nào "có lỗi" và hứa sẽ phạ tnặng họ trong trường hợp ấy.

Các lãnh đạo của Phật giáo nhận thấy những nguyện vọng của họ đưa ra được chính phủ chấp thuận, nhưng không được thi hành nghiêm chỉnh, nhận là sự bảo đảm thật sự tự do tín ngưỡng.

Trước ngày 15-6-63 và từ đó Phật giáo đồ lại tiếp tục biểu tình bất bạo động đúng như triết lý của họ: Tuyệt thực, diễn hành v.v .. Một trong các diễn hành ấy đã kết thúc thảm thiết ngày 4-6-63 ở Huế. Ngày đó 60 Phật tử bị thương bởi lực lượng chính quyền giải tán. Nhiều người khác bị phỏng nặng vì hơi độc của lực lượng ấy tung ra.

Nhưng mà vở tuồng tự htiêu của một vị sư ở Saigon, hòa thượng Thích Quảng Đức 75 tuổi đã làm náo động hoàn cầu; vang dội lớn lao nhất. người ta biết r8àng Ngài này tự thiêu sống hôm 11-6-63 ở một địa điểm giữa thủ đô để chống lại chế độ Tôn giáo trị của tổng thống Diệm. Cử chỉ âý rất khó hiểu đối với thứ tâm lý Tây phương của Thiên chúa giáo; trái lại nó càng được ghi đậm thêm trong tư tưởng Phật giáo.

Nếu sự căng thẳng ấy hạ xuống dần dần trong những ngày sau đây thì Giáo hội Tăng già Việt Nam, đại diện cho 80 phần trăm dân số không còn bị tổn thương bởi các biến cố trong những tuần qua, như tờ báo New York times đã ghi nhận. Do đó những người Hoa Kỳ thường nâng đỡ chế độ tổng thống Diệm bây giờ tỏ ra lo âu thực sự. Đặc biệt họ nhấn mạnh rằng: quân đội đã bị nao núng nhộn nhịp những biến cố vừa qua, trong nhiều đơn vị phần đông là Phật tử. Họ cũng cho biết rằng những Phật tử đồ là những người thường rất dẽ bị động. và tóm lại, thái độ của Phật tử bây giờ là phản đối bất bình một cách ngấm ngầm đặc biệt.

Mặt khác, cấp lãnh đạo Phật giáotrách nhiệm luôn luôn kêu gọi tôn trọng "bất bạo động". Họ không chấp nhận sự giúp đỡ của Việt cộng yêu cầu. "Chúng tôi tự tranh đấu một mình cho tự do tín ngưỡng". Một nhà sư trong cuộc biểu tình ở Saigon, đã tuyên bố như vậy – "Chúng tôi không cần sự ủng hộ của cộng sản cũng như sự giúp đỡ của một đảng phái chính trị nào". Trong lúc ấy, những quốc gia Phật giáo lại tỏ bày sự phản đối của mình trên bình diện quốc tế. Thái tử Sihanouk, quốc trưởng Cambodge, đã kêu gọi ông U. Thant, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và các ông Kennedy, Macmillan, tổng thống De Gaulle, ông Radhakrishnan đại diện Aán Độ can thiệp với chính phủ Saigon để chấm dứt sự kỳ thị tôn giáo đối với Phật giáo đồ".

Ngoài ra, chúng ta hãy để ý bác sĩ Thái [6] tổng thư ký Phật giáo Thế giới, khi qua Ba Lê, đã xác nhận sự tranh chấp hiện tại không chống lại các người ĐỒNG TÔNG VỚI THIÊN CHÚA GIÁO, nói chung, mà chỉ liên quan đến nhóm tín đồ THIÊN CHÚA GIÁO BAO QUANH ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM. Nhiều Vị sư Việt nam cũng đã tuyên bố đồng quan niệm ấy. Và trong khi giáo hoàng GIOAN XXIII từ trần, hòa thượng hội chủ tổng hội Phật giáo có trao cho tổng giám mục Nguyễn Văn Bình bức thư chia buồn nồng nhiệt. Vả lại ông nguyễn Văn Bình cũng đã có lời kêu gọi tín đồ ông "Cố gắng trung thành đoàn kết và hòa bình, nhận thứctôn trọng nguyên tắc tự do tín ngưỡng". Đồng thời, bên cạnh ông, ông Ngô Đình Thục, tổng giám mục ở Huế, anh ông tổng thống Diệm lại công bố cho tất cả tín đồ Thiên chúa giáo ở miền Nam một bức thư kêu gọi tôn trọng thể lệ mới về việc treo cờ.

Thông tin Quốc tế Thiên chúa giáo.
 
Cuộc Buổi Tình, Tuyệ Thực của Chư Vị Tăng, Ni
Tại Chùa Xá Lợi, ngày 17-7-1963
 
Đúng 8 igờ ngày 17-7-1963 gần 400 tăng, ni tập họp tại chính điện chùa Xá Lợi, sau mấy lời thông cảm của vị đại diện Uûy ban Liên pháo và vài phút mật niệm trước Phật đài, đoàn tăng, ni tuần tự tiến ra đường Lê Văn Thịnh, rẽ qua đường Nguyễn Thông, Ngô Thời Nhiệm, Lê Văn Duyệt và nhắm thẳng về hướng chợ Bến Thành. Trên lộ trình, đoàn tăng, ni đã gặp nhiều trở ngại, như: hàng rào kẽm gai, các đội công lực tìm đủ mọi biện pháp đẩy lui. Tuy bị đánh đập tàn nhẫn, nhưng đoàn người biểu tình vẫn cố gắng vượt mọi khó khăn và tập họp gần đông đủ trước chợ Bến Thành, chỉ trừ một số trên 10 vị chạy sau bị nhân viên công lực bắt lại. Tại đây, một biểu ngữ đã được trương lên "YÊU CẦU CHÍNH PHỦ THỰC THI BẢN THÔNG CÁO CHUNG" lập tức vòng đai cảnh sát chiến đấu xiết chặt, buộc tăng, ni hạ biểu ngữ và cờ Phật giáo xuống, nhưng tăng, ni vẫn cương quyết không hạ.

Bấy giờ, ông giám đốc cảnh sát Trần Văn Tư đến ra lệnh cho đại diện tăng, ni chỉ được nói tron 5 phút để ông còn thi hành nhiệm vụ. Vị đại diện tăng, ni tuyên bố: "Chúng tôi đến đây để tỏ cùng Quốc dân đồng bào biết rằng: "Bản Thông Cáo Chung đã ký kết hơn tháng nay, nhưng chính phủ đã không thực thi nghiêm chỉnh mà còn dùng đủ mọi cách khủng bố, bao vây, bắt bớ, đàn áp, xuyên tạc Phật giáo nữa". Tuyên bố xong, vị đại diện yêu cầu nhân viên công lực để cho tăng, ni được tự do đi bộ về chùa Xá Lợi trong trật tự và yên lặng. Oâng giám đốc cảnh sát nhất quyết từ chối và hạ lệnh cho nah6n viên thi hành "cái gọi là biện pháp thích nghi".

Vài giây do dự trước đoàn người tay không đang ngồi niệm Phật, cảnh sát chiến đấu đã ập vào đánh đập đấm đá hai ba người tóm một nhà tu vất lên xe, trong khi các vị này vẫn cố gắng xiết chặt tay để bảo vệ nhau.

Sau phút hỗn loạn, thấy bất lực, ông giám đốc cảnh sát lại dùng thủ đaọn khác. Oâng đến bắt tay vị đại diện tăng, ni và tuyên bố: "tôi lấy danh dự cá nah6n và tư cách đại diện chính phủ xin thề với ông rằng: chúng tôi sẽ đưa các ông về chùa Xá Lợi" Sẵn lòng tin nhất là trước một nhân viên cao cấp của chính phủ, một người biểu hiện cho đức "THÀNH TÍN" đối với quốc dân, tăng, ni lần lượt lên xe cảnh sát. Đoàn xe chuyển bánh chạy thẳng về đường Trần Hưng Đạo, Đồng Khánh, trước hàng vạn đồng bào ngơ ngác nhìn theo! Tăng, ni trên xe hoài nghi kêu cứu ầm ĩ, song vẫn hy vọng ngả này còn có thể trở về chùa Xá Lợi. Nhưng khi đến ngã tư tổng đốc Phương đoàn xe ấy lại rẽ về hướng Lục tỉnh.

Đến đây tăng, ni đã biết mình bị gạt, nên người đạp thắi gạt tay lái cho xe đâm vào lề và đã có nhiều vị lao mình xuống đường trong khi xe còn đang chạy sáu, bảy chục cây số / giờ! Vì thế xe phải ngừng, tăng, ni nhào xuống và tập họp thành một vòng tròn giữa đường. Bấy giờ cảnh sát, dây kẽm gai, xe cây lại bao vây tăng, ni chặt chẽ hơn trước. Lúc ấy có mấy vị cảnh sát trưởng đến tự xưng là đại diện ông giám đốc tuyên bố: "Chúng tôi sẽ lấy công lực chở quý ông về chùa Xá Lợi. Đoàn tăng, ni nhất quyết chối từ, vì sợ bị gạt như ở chỡ Bến Thành. Do đó, tất cả chỉ xin đi bộ về Xá Lợi. Vài lời qua lại giằng co giữa vị đại diện chính quyền và đại diện anh em tăng, ni, chưa đi đến đâu thì, bỗng nhiên cảnh sát chiến đấu được lệnh đàn áp. Cuộc đàn áp lần này khốc liệt hơn: nào đánh đập, đấm đá, bóp họng, thoi vào chỗ hiểm và quăng ném tăng, ni lên xe như những con vật!

Trong lúc tăng, ni đang bối rối thì đoàn xe đã phóng nhanh đến An Dưỡng Địa (một nghĩ ađịa nằm giữa cánh đồng) ở đây, cảnh sát, công an và dây kẽm gai được sắp đặt sẫn không rõ từ lúc nào!

Sau hai lần đàn áp, có trên 20 vị tăng, ni Phật tử mình đầy máu me, áo quần tơi tả, nằm av65t vả khắp dưới hiên nhà bãi cõ, nhà mồ của khu nghĩa địa, trong số đó có 3 người hấp hối.

Chiều đến, lực lượng bố phòng được tăng cường chặt chẽ hơn. Vào khoảng nửa đêm hôm ấy (17-7-1963) nhân viên công lực súng cầm tay xâm nhập phòng ngủ của tăng, ni bắt các sư người Việt gốc Miên ra xe để điều tra lý lịch, và hỏi ai đã xúi giục biểu tình. Cũng đêm ấy, họ đi lục lạo nhiều lần khắp các phòng ngủ để tìm gặp vị đại diện tăng, ni, không biết để làm gì?

Chiều ngày 18-7-1963, nhân viên công quyền đến bắt tăng, ni khai lý lịch lấy dấu tay và chụp hình, họ bảo đó là một thủ tục thông thường trước khi trả tự do, ông Trần văn Tư hứa ngày mai (19-7-63) sẽ mời Ủy ban Liên phái để tao trả tăng, ni về chùa xá Lợi. Nhưng trông đợi suốt ngày vẫn không thấy tin tức gì cả! trưa ngày 19-7-63, bỗng nhiên có một số xe cảnh sát đến và đòi chở tăng, ni về các chùa, không cần có sự hiện diện của Uûy ban Liên phái. Nhưng tất cà anh em tăng, ni theo lời kêu gọi của vị đại diện, cương quyết ở lại để chờ lệnh.

Thế là, ngoài đường thêm dây kẽm gai và trong vòng rào tăng cường quân lính. Và, cứ cách vài giờ ông Võ Văn Phi, một đại diện chính quyền lại vào hỏi vị đại diện tăng, ni đã thay đổi lập trường chưa?

Nhưng tăng, ni trước sau av64n không có gì thay đổi và họ cam chịu sống một cách kham khổ; bốn ngày trời, 400 khẩu phần, chính quyền chỉ cấp 200 ký gạo, vài lọ tương chao, 10 hộp sữa bò, một ít rau muống, một gói tra nhỏ và 3 cái xoong nấu cơm. Còn chiếu là những mảnh giấy xi măng, giường là nền nhà, gối là những viên gạch và nền là tấm áo ca sa rách rưới!

Chính quyền không cho tăng, ni đọc báo, ra đường, không được nghe tin tức đài Saigon và tuyệt đối cấm không cho thân nhân, tín đồ thăm viếng!

Sáng ngày 20-7-63, tất cả lực lượng canh phòng và dây kẽm gai đột nhiên gỡ bỏ. Liền đó, ông Trần Văn Tư và ông bộ trưởng công dân vụ Ngô Trọng Hiếu cùng phái đoàn báo chí Việt Nam và ngoại quốc đến. Ông gíam đốc cảnh sát Trần Văn Tư lớn tiếng giải thích lý do tại sao đã có lời hiệu triệu của tổng thống mà vẫn giam giữ tăng, ni ở đây, tại sao bắt các tăng, ni phải khai lý lịch v.v… Oâng viện lẽ các sư sãi đã biểu tình bạo động bất hợp pháphành hung nhân viên công lực. Oâng lại còn nói thêm: tăng, ni không chịu về vì sợ thượng cấp khiển trách (?). Đồng thời, ông cũng cho biết chính quyền đã cung cấp đầy đủ thực phẩm cho các sư sãi (!). Cuối cùng ông nói: đến đây chính quyền đã hết trách nhiệm và các tăng, ni có thể tự ý về chùa.

Liền đó, thầy Chánh Lạc đứng ra minh định mục đích, lập trường đấu tranh bất bạo động của Phật giáo và đính chính những điều ông Trần Văn Tư vừa nói, đồng thời trả lời những câu hỏi của các phóng viên báo chí.

Sau cuộc họp báo, đoàn tăng, ni nối gót ký giả đi bộ về Saigon. Nhưng vừa đến Phú Lâm lại bị hàng rào cảnh sát chiến đấu ngăn chặc. Toàn thể tăng, ni theo lệnh điều khiển của thày đại diệnnhất loạt ngồi xuống đường, dưới ánh nắng gay gắt, trong khi đôi bên đang thương lượng thì thượng tọa THÍCH THIỆN MINH cùng phái đoàn của Uûy ban Liên phái đến. Kết cuộc chư tăng, ni được đưa về chùa Xá Lợi bằng xe đò có đoàn mô tô cảnh sát dẫn lộ.

Vào lúc 12 giờ 15, đoàn xe vừa đổ xuống cổng chùa, tăng, ni và tín đồ ở đây đã sẵn sàng đón tiếp, sự vui mừng bộc lộ trên nét mặt. Nhưng khi thấy chư tăng, ni tiều tụy, mang nhiều thương tích thì tất cả đều xúc động không cầm đhược nước mắt.

Tại giảng đường, tăng, ni Nam tông, Bắc tôngthiện tín tập họp trước nét mặt hiền từ thương cảm của đức hội chủ cùng quý thượng tọa, đại đức. Sau lời ủy lạo ân cân của hòa thượng: Ngài BỬU CHƠN, tăng thống GHPGNT, thượng tọa TÂM CHÂU, chủ tịch Uûy ban Liên phái Bảo vệ Pah65t giáo đã đề cao đức hy sinh của tăng, ni và nghiêng mình đính lễ. Trước cử chỉ khiêm cung đầy gương mẫu của cấp lãnh đạo, đại chúng vô cùng xúc động!…

Nhưng sau những phút hội ngộ vui mừng, ai nấy lại cảm thấy buồn đau xâm chiếm, vì trước mắt họ hình ảnh những anh em tăng, ni bị thương đang nằm la liệt trên giường bệnh tại chùa Xá Lợi. Cũng như ở các bệnh viện Đô Thành. Một số anh em tăng, ni Phật tử khác còn bị giam giữ và mất tích, hiện giờ chưa rõ ở đâu. Số phận ra sao và nah61t là các anh em bị trọng thương không biết rồi đây mệnh hệ ra sao!?

Đó là tất cả nỗi niềm chua xót của người con Phật trên đường phục vụ CHÍNH PHÁP để giữ gìn nền đạo cổ truyền của Quốc Gia, Dân tộc trong giai đoạn lịch sử này!

BIỂU TÌNH NGÀY 17-7-1963
"Đến thăm Thày chúng tôi"
 
Từ sáng sớm ngày 17-7-1963, từng đoàn tăng, ni, tín đồ Phật giáo tại các vùng lân cận kéo nhau về tập họp tại chùa Giác Minh, rồi I đi bộ tới chùa xá Lợi, trụ sở Tổng hội Phật giáo Việt Nam, viếng thăm quý thượng tọa, đại đức, tăng, ni đang tuyệt thực tại đây. Đoàn người mỗi lúc một đông! Nhưng… cùng lúc ấy từng đoàn xe chở các lực lượng vũ trang như: cảnh sát, cảnh sát chiến đấu, công an, mật vụ với những bộ mặt sát khí, đổ bộ xuống con đường Phan Thanh Giản.

Không khí trong chùa vẫn bình lặng! Đúng 8 giờ 30, sau khi được sự thỏa thuận của đại đức đại diện Uûy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo tại chùa Giác Minh, đoàn Phật tử bắt đầu khởi hành ôn hòa với biểu ngữ:

* CHÚNG TÔI ĐI THĂM THÀY CHÚNG TÔI ĐANG TUYỆT THỰC ĐỂ ĐÒI CHÍNH PHỦ THỰC THI ĐÚNG ĐẮN BẢN THÔNG CÁO CHUNG" 

Lớp sóng người hơn 1.000 vị gồm tăng, ni, đàn bà, thanh niên và trẻ em đã vượt qua được sức cản của đội lính cảnh sát thì những biểu ngữ được liên tiếp trương lên: 

* "CHÚNG TÔI ĐÃ BỊ LƯỜNG GẠT QUÁ NHIỀU"
* "CỜ PHẬT GIÁO PHẢI LÀ CỜ CỦA TẤT CẢ PHẬT GIÁO ĐỒ"
* "YÊU CẦU CHÍNH PHỦ GIỮ ĐÚNG LỜI THÀNH TÍN ĐÃ HỨA"..
 
Cuộc viếng thăm đã thành biều tình! Đoàn biểu tình bị cản lại bởi những dây thép gai, lớp cảnh bị, công an, mật vụ vũ trang, lớp xe cộ, xe cứu hỏa… Phật tử đã cố gắng phá vỡ đươc hàng rào dây thép gai, song phần vì các ơp dây thép khác quá kiên cố, phần vì tôn trọng tinh thần "BẤT BẠO ĐỘNG" của cấp lãnh đạo nên đã dừng lại và ngồi yên tĩnh niệm Phật trên đường Phan Thanh Giản, cách chùa Giác Minh năm trăm thước. Tuy nhiên, đoàn vũ trang đàn áp vẫn luô luôn lợi dụng thừa cơ hành hung hoặ cdùng xe ủi một tu sĩ, hoặc đánh đập cướp máy quay phim, máy chụp ảnh của các vị tu sĩ thông tín viên!

Tại đây, đại đức hướng dẫn tinh thần cuộc biểu tình đã giải thích rõ ràng sự thật cuộc tranh thủ của Phật giáo cũng như cuộc tuyệt thực đợt II của tăng, ni và tín đồ toàn quốc. Các Phật tử hưởng ứng mộ tcách chân thành nên tại các đường lân cận như Nguyễn Thiện Thuật, hai đầu đường cuộc biểu tình và trên sân thượng các nhà đường Phan Thanh Giản đông nghẹt những người!

Sau một tiếng đồng hồ, lực lượng đàn áp đã dùng máy micro hòng lấp liếm, che đậy những lời giải thích của đại đức hướng dẫn tinh thần, nhưng, chùa Giác Minh đã dùng máy khuếch đại thanh giải thích một cách hữu hiệu…

Đúng 10 giờ hàng dây thép gai mở ra, và thượng tọa Quảng Liên được xe của Tùng Lâm dẫn tới yêu cầu giải tán, song Phật tử vẫn kiên trì giữ vững lập trườngcam chịu mọi sự đàn áp của chính quyền nếu nguyện vọng của họ chưa thành tựu.

10 giờ 15, tiếng niệm Phật vẫn đều đều, nhưng từng lớp người lực lượng tiến đến cướp giật biểu ngữ, xô đẩy hành hung đàn bà, trẻ con, từng lớp người khác đã dùng báng súng, gậy đánh đập các tăng, ni trước sự chứng kiến của các thông tín viên báo chí quốc nội và quốc ngoại và hàng ngàn Phang ở hai bên đường chứng kiến cảnh hỗn loạn!… Một số tăng sĩ đã ngã quỵ xuống! Một số khác bị bóp cổ máu me đầy mình! Tiếng gào thét kêu la của đàn bà trẻ con họ cũng không tha.. thật khôngdã man cho bằng!

Trước sự đàn áp quá khủng khiếp của đoàn công lực chính quyền, đoàn biểu tình mất bình tĩnh không chịu nỗi đã trở về chùa Giác Minh không kháng cự. Còn một số tăng, ni và Phật tử đuối sức bị chúng vất lên xe chở đi giam giữ. Nhưng đám người hung hăng tàn bạo, không một chút lương tri đã đuổi theo các Phật tử như muốn ăn tươi nuốt sống người ta! Chúng vẫn theo sát, đàn áp vào đến tận cổng chùa Giác Minh.

Phật tử đã yên lặng trong chùa, hàng rào dây thép gai chắn kín cổng chùa Giác mInhTừ Quang mở đầu cho cuộc phong tỏa hơn 600 tăng, ni và tín đồ trong 54 tiếng đồng hồ, chịu đói, chịu khát nhưng ý chí bảo vệ Phật giáo vẫn không lay chuyển!
 
CẢNH SÁT ĐÀN ÁP CUỘC BIỂU TÌNH CỦA PHẬT GIÁO
 
SAIGON (AF) cảnh sát chiến đấu Việ nam hôm thứ tư đã tấn công một đám biểu tình gồm các tăng, ni đàn bà và trẻ con có ít nhất 50 người bị thương.

Các thiếu nữ, bà giàni cô nhiều người cầm hoa trong tay đã cố gắng mở đượng để qua hàng rào dây kẽm gai mà cảnh sát đã giăng ngang đường để chặn lối đi của họ. Vào khoảng một ngàn người gồm cả tăng, ni và thiện tín đa số là đàn bà, trẽ con đã tập trung tại một ngôi chùa để đi tới 1 ngôi chùa khác, nơi đây các nhà lãnh đạo Phật giáo đã bắt đầu một cuộc tuyệt thực hôm thứ ba.

Với sự trợ lực của lính mũ sắt, cảnh sát chiến đấu đã dùng báng súng và gậy gộc đánh các người biểu tình rồi túm cổ vứt họ lên xe camion của nhà binh đang đậu bên cạnh. Tăng, ni, đàn bà và trẻ con bị cảnh sát đánh và đá ngã lăn ra đường. Rất nhiều người đổ máu Cà sa vàng của tăng, ni và áo dài của đàn bà bị xé rách tả tơi trong khi họ bị quẳng lên xe. Những người biểu tình còn lại rút về chùa và cảnh sát chiến đấu phong tỏa chùa rất chặt chẽ bằng dây kẽm gai và hàng rào gỗ. Sau hai tiếng rưỡi đồng hồ, đám đông bị đàn áp hoàn toàn. Sự lưu thông đình trệ tại nhiều khu vực Saigon, vì tất cả ngã tư lớn đều có dây kẽm gai giăng kín.

Khi cảnh sát biết được tin có sự tụ tập tại chùa Giác Minh sáng thứ tư để đi đến chùa Xá Lợi thì họ giăng dây kẽm gai ra các nẻo đường gần chùa và kêu cảnh sát chiến đấu tới. Tăng, ni và thiện tín kéo ra đường tiến đến hàng rào dây kẽm. Họ cố gắng kéo dây kẽm gai ra để đi lên nhiều lần, nhưng lần nào cũng bị cảnh sát đẩy lui. Hai vị sư đã ngất đi và nằm sóng sượt trước hàng rào dây kẽm gai. Một vị sư dùng chiếc máy nói bằng pin để nói với cảnh sát và phóng viên báo chí và hô những khẩu hiệu: "Chúng tôi sẵn sàng chịu chết". "Chúngtôi sẵn sàng hy sinh đến người cuối cùng". "Đừng lừa gạt chúng tôi nữa". "Chấm dứt ngay mọi hình thức bắt bớ và khủng bố Phật giáo đồø". [7]

(Trích dịch báo: Stars and Stripessố ra ngày 18-7-63)
 
Ngày 18-7-1963, tổng thống NGÔ ĐÌNH DIỆM đọc một thông điệp, được lặp đi lặp lại nhiều lần một ngày trên đài phát thanh, nhằm trấn an dư luận, ông nói:

"Để tỏ rõ chủ trướng của chính phủ cương quyết thi hành đúng đắn và hữu hiệu bản Thông Cáo Chung và để đánh tan mọi hồ nghi hoặc mưu mô xuyên tạc chia rẽ, chiếu theo đề nghị của Hội Đồng Liên Bộ, tôi vừa chấp thuận:

1. Chỉ thị của nghị định số 385 ngày 9 tháng 7 năm 1963 ấn định thể thức treo cờ Phật giáo. Thể thức này đã áp dụng riêng cho Tổng hội Phật giáo sẽ được áp dụng cho tất cả môn phái nào tự ý công nhận Phật giáo kỳ. 

2. Chỉ thị Uûy ban Liên bộ hợp tác mật thiết với phái đoàn Phật giáo để cùng nghiên cứu điều tra giải quyết hoặc theo hồ os7 hoặc tại chỗ nếu cần những khiếu nại liên quan đến sự thực thi Thông Cáo Chung.

3. Chỉ thị các cấp quân dân chính mỗi người trong lĩnh vực của mình, trong lời nói cũng như trong việc làm tích cực, góp pah62n vào việc thực thi bản Thông Cáo Chung.

"Tôi mong rằng quốc dân đồng bào ghi nah65n ý chí hòa giải tột bực của chính phủ trong vấn đề Phật giáo, và tôi yêu cầu quốc dân đồng bào từ nay sẽ khách quan phán quyết để có thái độ và hành động, không để ai làm ngăn cản bước tiến của dân tộc, trong nhiệm vụ diệt cộng cứu quốc".

Cùng ngày (18-7) Uûy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo nhận được "tâm thư" của một Phật tử ký tên UBHP với một nội dung chân thành, dũng cảm, có tính cách kêu gọi sự thể hiện đức từ bi, khoan dung, độ lượng nơi mọi người và mong mỗi người hãy thương yêu nau mà đừng bao giờ gây khổ đau cho nhau. Oán thù là nguyên nhân gây ra sự khổ đau; chỉ có tình thương yêu mới xóa bỏ được hết hận thù, xin chép nguyên văn:
 
LÁ TÂM THƯ CỦA MỘT PHẬT TỬ
 
Kính dâng: Hòa thượng THÍCH QUẢNG ĐỨC
Người Cha Lành của P.G.V.N
 
CÁC BẠN THÂN MẾN,

"Có bao giờ các bạn nghĩ rằng: con người có thể chết cho LÝ TƯỞNG mà trong ấy có một LÝ TƯỞNG THIÊNG LIÊNG nhất: SỰ TÍN NGƯỠNG. Nếu các bạn đáp rằng "Có" (và tôi tin chắc là bạn sẽ đáp CÓ) thì các bạn hãy hướng về miền Nam nước Việt nơi mà chúng tôi, những TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO, đã và đang tranh đấu cho ĐẠO PHÁP. Chúng tôi đấu tranh không riêng gì cho Phật giáo đồ miền Nam Việt Nam hay cho Phật giáo đồ Thế giới, mà chính là tranh đấu cho QUYỀN TỐI THƯỢNG của con NGƯỜI: quyền tự do tín ngưỡng.

Hỡi các bạn,

"Các bạn hãy nghe đây những lời TÂM HUYẾT của chúng tôi. Trước đây vài năm người ta đã kêu gọi chúng tôi ĐOÀN KẾT ĐẤU TRANH CHỐNG CỘNG, VÌ CỘNG SẢN VÔ THẦN, CHỦ TRƯƠNG TIÊU DIỆT TÍN NGƯỠNG CỦA CON NGƯỜI. Họ đã kêu gọi chúng tôi bằng những thuyết "CỘNG HÒA NHÂN VỊ", trong đó mọi người đều được TỰ DO TÍN NGƯỠNG. Đáp lời kêu gọi, chúng tôi đã hy sinh biết bao xương máu để cho QUỐC GIA này được TỒN TẠI, cho Tổ quốc thân yêu tránh khỏi sự XÍCH hóa của cộng sản bạo tàn. NHƯNG ngày nay một SỰ THẬT khá PHŨ PHÀNG là kết quả sự HY SINH vọ bờ bến ấy: NGƯỜI TA ĐÃ PHẢN BỘI VÀ LỪA GẠT bằng cách CHÀ ĐẠP lên TÍN NGƯỠNG của chúng tôi, NGƯỜI TA đã ĐÀN ÁP chúng tôi một cách DÃ MAN và luôn luôn KHỦNG BỐ chúng tôi với tất cả PHƯƠNG TIỆN sẵn có trong tay.

"Chúng tôi là những con người DŨNG CẢM nhưng trong tay KHÔNG MỘT TẤC SẮT, chúng tôi chỉ đem TÌNH THƯƠNG và CHÍ KHÍ ra che chở, chống đỡ với SÚNG ĐẠN và chúng tôi đã ngã gục trước họng súng, XE TĂNG, LỰU ĐẠN, CHÙY SẮT và GÓT GIÀY ĐINH… nữa, của một đoàn người TÀN BẠO - mặc dù chúng tôi biết đoàn người ấy không hề có thù oán gì với chúng tôi, dù bị ĐÀN ÁP DÃ MANchúng tôi vẫn chủ trương đường lối "BẤT BẠO ĐỘNG" và họ đã nhìn chúng tôi QUẰN QUẠI TRÊN VŨNG MÁU bằng cặp mắt KHINH BỈ như nhìn những CON VẬT HÈN NHÁT không dám kháng cự. Nhưng họ quên rằng con người còn có LÝ TRÍ, TÌNH CẢM và LƯƠNG TRI, còn có thể nói với nhau được bằng miệng, bằng tình thương, thì, BẤT BẠO ĐỘNG là ĐỨC TÍNH của con NGƯỜI – CỦA NHỮNG CON NGƯỜI DŨNG CẢM và CAO THƯỢNG – còn BẠO ĐỘNG là THÚ TÍNH CỦA LOÀI VẬT –Sức mạnh của TINH THẦNTÌNH THƯƠNG sẽ THẮNG và CẢM HÓA được sức mạnh VŨ KHÍ của BẠO TÀN, mặc dù sự "thắng" ấy phải trả một giá rất đắt: MÁU và CÁI CHẾT. Chúng tôi xin các bạn lưu ý điều này: TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO CHƯA BAO GIỜ (và cũng chẳng bao giờ) LÀM RƠI MỘT GIỌT MÁU của ai. Quả vậy, người ta gây TANG TÓC cho Phật giáo, chứ Phật giáo CHƯA HỀ gây tang tóc cho ai! Người ta ĐÁNH ĐẬP Phật giáo, chứ Phật giáo CHƯA BAO GIỜ đánh đập ai! Người ta VU KHỐNG Phật giáo, nhưng Phật giáo chưa bao giờ vu khống ai. Oâi, thế mà người ta nỡ đang tâm CHÀ ĐẠP, GIÀY XÉO, ĐÀN ÁP!…

"Sở dĩ tôi nói những sự ĐAU LÒNG trên, không phải để gây cho các bạn mối Căn thù đối với những kẻ đã ĐÀN ÁP và ĐÁNH ĐẬP chúng tôi như đánh loài cầm thú, không một chút TÌNH THƯƠNG. Không không bao giờ. Vì bạn ơi, đấng TỪ PHỤ đã từng dạy chúng t:

CON ƠI, CON HÃY BAN CHO NHỮNG KẺ OÁN THÙ NAH61T CỦA CON NHỮNG NIỀM VUI SƯỚNG NHẤT"

Tôi nói lên đây cũng không phải BI KỊCH HÓA vấn đề, mà chính là để gây cho các bạn một Ý NIỆM rõ rệt về cuộc ĐẤU TRANH tối THIÊNG LIÊN của chúng ta.

Hỡi các bạn,

"Các bạn có lẽ nào không thấy lòng mình rung động khi một số đông Đạo hữu của các bạn đang đấu tranh cho sự sống còn của tín ngưỡng và đang bị đàn áp chăng? Các bạn có thể nào thờ ơ lãnh đạm khi những người cùng tín ngưỡng với các bạn đang bị chà đạp chăng? Nếu các bạn đáp rằng: "KHÔNG BAO GIỜ" thì tôi xin kêu gọi:

"Hỡi các bạn, những người bạn thân yêu đang ở khắp thế giới, các bạn hãy nghe đây lời kêu gọi thống thiết của chúng tôi:

"Hãy giúp đỡ và ủng hộ cuộc ĐẤU TRANH THIÊNG LIÊNG của chúng tôi bằng tất cả những gì bạn có thể giúp…

"Hỡi các bạn, những người bạn PHÓNG VIÊN hay KÝ GIẢ của các quốc gia thân hữu, các bạn hãy nghe đây những lời chúng tôi cầu chúc các bạn làm tròn SỨ MỆNH: TRẢ LẠI SỰ THẬT NHỮNG GÌ CỦA SỰ THẬT.

"Hỡi các bạn, những người bạn đang đàn áp chúng tôi, hãy nghe đây lời kêu gọi của chúng tôi:

"Các bạn có thể nào NHẪN TÂM ĐÀN ÁP NỀN TÍN NGƯỠNG mà ÔNG CHA chúng ta đã TÔN THỜ và đã gìn giữ suốt mất nghìn năm chăng! Các bạn có thể nào VONG ƠN những KẺ đã từng HY SINH cho quốc gia này tồn tại qua bao nhiêu cuộc xâm lăng của ngoại bang mà Phật giáo đã ghi tên vào lịch sử? Nếu các bạn (mà sao lại không nhỉ?) thì tại sao các bạn lại cầm súng để GIẾT những ĐỒNG BÀO VÔ TỘI mà trong tay KHÔNG MỘT TẤC VŨ KHÍ? Tôi biết rằng TÌNH NGƯỜI KHÔNG BAO GIỜ CHẾT TRONG LÒNG CÁC BẠN. Các bạn đã bị người ta lừa dối ép buộc để làm những việc mà TÂM HỒN các bạn ngănkẻ thù XÂM LĂNG TỔ QUỐC, chứ nào phải để gây TANG TÓC CHO ĐỒNG BÀO? Vậy các bạn hãy TỰ GIÁCquay về với TÌNH THƯƠNG CỐ HỮU trong lòng mình. Các bạn có thể PHẢN BỘI PHẬT GIÁO, nhưng Phật giáo bai giờ cũng dang tay đón các bạn như đón một người con hư về nương bóng cha hiền. Và, các bạn nên nhớ điều này: LỊCH SỬ KHÔNG BAO GIỜ DUNG THỨ KẺ BẠO TÀN. Hơn nữa, không một ai có quyền bắt các bạn phải PHẢN BỘI DÂN TỘC và GIỐNG NÓI.

Các bạn hãy nghe đây lời kêu gọi của chúng tôi:

"ĐỪNG GÂY TANG TÓC CHO KẺ KHÁC, NẾU CÁC BẠN KHÔNG MUỐN AI GÂY CHO MÌNH! PHẬT GIÁO LÀ THÀNH TRÌ bất khả tiêu diệt, nếu ai có VỌNG TƯỞNG đem sức mạnh của VŨ KHÍ và BẠO LỰC ra đàn áp khủng bố thì thật là ngu muội; khác nào đem trứng chọi đá mà mong đá vỡ! Đêm GƯƠM chặt nước để mong cắt nước!

"Sự đàn áp, vu khống làm gì bắt được CON TIM phải nói trái lại những gì mà ta thường ấp ủ!

"Đừng ai lầm thưởng rằng: VÌ SỢ NÊN KHÔNG DÁM BẠO ĐỘNG, Thánh Gandhi nói: Ta dạy thuyết BẤT BẠO ĐỘNG cho những kẻ KHÔNG SỢ CHẾT, KHÔNG SỢ ĐÀN ÁP KHỦNG BỐ".

"Đúng thế, chính kẻ sỡ chết mới bạo động và cũng chính kẻ sợ chết mới cầm vũ khí để đàn áp kẻ khác, vì KHÔNG TIN Ở TÀI ĐỨC MÌNH…"

Ký tên:
U.B.H.P. 
Saigon, ngày 18 tháng 7 năm 1963
 
Ngày 19 tháng 7 năm 1963, hòa thượng Thích Tâm Châu, chủ tịch Ủy ban Liên phái Bảo Vệ Phật giáo đã gửi một văn thư số 94 cho TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HÒA
 
Kính thưa tổng thống,

Trên đài phát thanh, hồi hôm nay, chúng tôi đã được nghe lời hiệu triệu của tổng thống. Chúng tôi rất hoan nghênh ý chí hòa giải tột bậc của chình phủ; nhưng vì có những sự kiện xả ra bất lợi cho Phật giáo chúng tôi sau hai lần hiệu triệu trước của tổng thống, chúng tôi mong rằng lần này chính phủ nên có những việc làm cụ thể, minh bạch, để chứng tỏ trước quốc dân và thế giới. Vì vậy, chúng tôi đề nghị mấy điểm sau đây:

1. Chính phủ phóng thích tất cả tăng, ni, thiện tín, sinh viên, học sinh, Gia Đình Phật tử đã bị bắt giam cầm, bất luận ở đâu trong khắp nước, từ đêm rằm tháng tư tức mồng 8 tháng 5 dl tại Huế tới naTrường hợp mất tích của nhà sư Đặng Văn Cát, chúng tôi đã báo cáo cho Uûy ban Liên bộ hai lần rồi, cũng xin được giải quyết xong.

Không thể phân tích có những vụ trước ngày ký kết bản Thông Cáo Chung và những vụ sau này. Hễ có thủy thì có chung, tất cả những cuộc tuyệt thực, diễn hành bất bạo động, thiêu thân của Phật giáo đồ đã diễn ra khắp nơi, đều liên quan đến cuộc vận động tranh thủ 5 nguyện vọng của Phật giáo là một dây chuyền liên tục. Chỉ có một sự phóng thích toàn vẹn, không phân biệt, mới đem lại sự êm dịu và tin tưởng trong lòng Phật giáo đồ.

2.Tất cả tăng, ni (trên 300 vị) và quan trọng nhất là trên mấy trăm thiện tín, sinh viên, Gia đình Phật tử, v.v.. ngày 17 tháng 7 bị bắt giam tại an Dưỡng Địa cùng ở các nơi khác, cần được trả về chùa Xá Lợi đầy đủ, để ủy ban chúng tôi kiểm điểm trước khi mời họ về chùa hay tư thất. Đây là điều kiện khẩn thiết để trấn an chư tăng, ni và dư luận.

3. Chính phủ can thiệp với các báo, nếu họ từ chối lời yêu cầu của chúng tôi, để các báo đăng thông bạch của Ủy ban Liên phái kêu gọi các chùavà gia đình có người bị bắt hay mất tích mà chưa thâý trở về từ đây đến chủ nhật 21 tháng 7 kịp thời báo tin chúng tôi biết để chuyển đến chính phủ.

4. Chính phủ công bố danh sách và truy tố những cán bộ có trách nhiệm trong vụ đổ máu tai đài phát thanh Huế đêm mồng 8 tháng 5, cuộc đàn áp sinh viên và Gia đình Phật tử ngày mồng 4/6 tại chợ Bến Ngự (Huế). Chính phủ sẽ có lợi, nếu không để cho những người chạy án đổ tội cho kẻ khác.

5. Chính phủ bồi thường xứng đáng cho các gia đình nạn nhân đem 8/5 và những người bị thương, tàn tật vì cuộc đàn áp ngày 4/6 tại Huế.
 
Kính thưa tổng thống,

Toàn thể tăng, ni chúng tôi trong Uûy ban Liên phái thà cam chết chứ không chịu để cho lòng tin tưởng của chúng tôi nơi thành tín của chính phủ bị thực tế đánh đổ một lần nữa.

Trước khi chấm dứt, chúng tôi kính thưa tổng thống tường: sáng nay 19-7-63, các chùa Xá Lợi, Ấn Quang, Giác Minh sau khi được giải tỏa độ nửa giờ, lại bị phong tỏa trở lại. Nội việc làm này đủ chứng tỏ rằng những quyết định của tổng thống cho việc hòa giải không được cấp dưới luôn luôn tuân hành. Những việc bất tuân như thế này đã thành một thông lệ từ lâu ở miền Trung mà ai cũng biết là một miền tư trị trên thực tế.

Các vấn đề trên, một khi giải quyết xong, chúng tôi mới có thể hợp tác với Uûy ban Liên bộ mà nghiên cứu, xem xét những vấn đề khác, để cho cuộc hòa giải đuợc hoàn toàn tốt đẹp.

Xin tổng thống nhận lòng thành kính của tôi.

Thương TỌa THÍCH TÂM CHÂU

Bản sao kính gửi:

-Các Chùa, các Khuôn hội
- Các Đoàn thể Phật tử
- Thiện tín
 
LỜI HIỆU TRIỆU CỦA ĐOÀN SINH VIÊN LIÊN GIÁO, GỬI TOÀN THỂ SINH VIÊN, HỌC SINH VIỆT NAM.
 
Hỡi các anh chị em Sinh viên, Học sinh toàn quốc,

Tình hình quốc nội rối ren, trong giai đoạn gần đây đã gieo vào óc Anh Chị Em một vài cảm nghĩ. Điều ấy không ai tránh được, vì những hành động dã man, thất nhân tâm, về nghĩa lý được chính quyền thi hành liên tiếp như đập mạnh vào trí óc chúng ta, buộc những ai có học thức, biết suy nghĩ đều phải thắc mắc và công phẫn.

Việc tàn sát Phật giáo đồ tại Huế trong ngày Phật đản vừa qua, việc dở thủ đoạns lừa bịp ký giả ký kết thỏa thuận để xoq dịu những lúc công phẫn trong nhân dân lên quá cao rồi lại tiếp tục bắt bớ, tra tấn, tàn sát đẫm máu… tất cả những việc ấy đã đem lại lợi ích gì cho quốc gia dân tộc? Phải chăng chỉ để thỏa mãn lòng đố kỵ nhỏ nhen, óc kỳ thị Tôn giáo hẹp hòi của riêng một vài cá nhân!

Thế mà chính quyền không biết phục thiện, còn dở giọng phỉnh gạt "rẻ tiền" phao vu Việt cộng xúi giục Phật giáo. Họ cho công an, mật vụ… trà trôn vào đám tăng, ni, Phật tử, gây những hành động CÔN ĐỒ để đổ lỗi Phật tử bạo động, hòng bào chữa cho những hành động VÔ NHÂN ĐẠO của các ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN. Các toán công an mật vụ hùng hậu, các đoàn cảnh sát chiến đấu dũng mãnh được huy động triệt để tung ra khắp các nẻo đường, phong tỏa các chùa, trở ngại các việc hành giáo, đánh đập tăng, ni, đàn áp dân chúng. Chúng ta không khỏi thắc mắc: "tại sao những sức mạnh kia không đem ra CHỐNG CỘNG mà lại quay về ĐÀN ÁP DÂN CHÚNG và những SƯ SÃI YẾU ĐUỐI! Cũng đáng ngạc nhiên hơn, khi chính quyền còn BIỆT PHÁI MỘT SỐ QUÂN NHÂN, TRONG CÁC BINH CHỦNG: BIỆT ĐỘNG QUÂN, HẢI QUÂN, LỤC CHIẾN… tăng cường cho đoàn cảnh sát chiến đấu! Đàn áp dân chúng với những kẻ tu hành trong tay không một tất sắt, mà phải dùng tới những QUÂN NHÂN THIỆN CHIẾN ấy sao? Trong khi chiến trường đang thiếu những đôi tay vũ dũng kia để chống cộng! Hay chính quyền lại sắp đổ tội cho toàn dân là cộng sản!…

Hành động của nhà cầm quyền đã gây phẫn uất trong mọi tầng lớp dân chúng. Các Tôn giáo trong nước đều tố cáo hành vi hạn chế TÍN NGƯỠNG PHẢN HIẾN PHÁP của CHÍNH QUYỀN. Ngay cả những Tín đồ THIÊN CHÚA GIÁO vô tư cũng lên án những hành động của chính quyền là HẸP HÒI BẨN THỈU (trong số đó Anh Em Thiên Chúa giáo trong đoàn Sinh viên Liên Giáo chúng tôi là một).

Hỡi các anh chị em Sinh viên, Học sinh.

Anh chi em nghĩ thế nào trước cảnh NGANG TRÁI? Chẳng lẽ chúng ta ngồi khanh tay nhìn các Nhà sư Phật giáo lăn thân vào lửa! Các Ni Cô ngã gục dưới đôi tay hộ pháp và vũ khí của cảnh sát chiến đấu! Các thanh niên CHUỘNG TỰ DO, YÊU LÝ TƯỞNG, tín đồ Tôn giáo rên xiết thảm thương trong các trại giam, các phòng tra tấn?

Đoàn Sinh viên Liên giáo chúng tôi gồm đủ thành phần các Tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Tin lành giáo, Cao đài giáo, Bahai giáo… được thành lập với mục đích ủng hộ Phật giáo tranh đấu ÔN HÒA đòi TỰ DO TÍN NGƯỠNGHÀNH GIÁO.

Hởi các anh chị em, ngoài tinh thần Tôn giáo, chúng ta còn là ĐỒNG BÀO, cùng là nhân dân VN, lẽ nào chúng ta ngồi yên để nhìn một tầng lớp nhân dân BỊ ÁP BỨC NGƯỢC ĐÃI!

Chính quyền đã lợi dụng sự rời rạc, thiếu đoàn kết chặt chẽ trong nhân dân chúng ta để dễ bề áp dụng CHÍNH SÁCH ĐỘC TÀI CHUYÊN CHẾ. Họ chia rẽ chúng ta thành từng đoàn thể lẻ tẻ, tầng tầng lớp lớp rời rạc để mặc tình đàn ápnếu cần họ sẽ không ngần ngại PHAO VU CỘNG SẢN! Thật là một biện pháp giản tiện nhưng quá TRẺ CON.

Để chống lại mưu đồ ấy, đaòn SINH VIÊN LIÊN GIÁO CHÚNG TÔI thiết tha kêu gọi các Anh Chị Em Sinh viên, Học sinh cùng toàn thể Đồng bào các giới, các Tôn giáo hãy đoàn kết lại thành một khối duy nah61t, sát cánh với chúng tôi tranh đấu trong ôn hòa như QUYẾT LIỆT và TRƯỜNG KỲ để ủng hộ các bạn Phật giáo đang bị đàn áp…

Thử xem chính quyền còn cách nào để PHAO VU toàn thể dân tộc VN là cộng sản không?

Nếu chúng ta biết đoàn kết chặt chẽ, nhất định chính quyền phải nhượng bộ để THỰC THI DÂN CHỦ.

Hỡi các anh chị em Sinh viên, Học sinh, hỡi toàn thể Đồng Bào các giới! Hãy liên kết sát cánh với chúng tôiCƯƠNG QUYẾT BẤT TUÂN ĐẾN CÙNG những MỆNH LỆNH PHẢN DÂN CHỦ CỦA CHÍNH QUYỀN.

CHÀO QUYẾT THẮNG
Saigon ,ngày 20 tháng 7 năm 1963
Ký tên,
ĐOÀN SINH VIÊN LIÊN GIÁO
 
Báo The star and Stripes số ra ngày 20-7-1963 việt:
 
MỘT BIẾN CHUYỂN BẤT NGỜ ÔNG DIỆM NÓI VỚI PHẬT GIÁO ĐỒ: CHÚNG TA HÃY HÒA GIẢI
 
SAIGON: (UPI) Tối thứ 5 tổng thống Ngô Đình Diệm đã đọc một bức thông điệp mục đích làm dịu cuộc tranh chấp của ông với Phật giáo chiếm đa số tâi Việt nam Cộng Hoà.

Lời hiệu triệu quốc dân của ông Diệm – được nhắc đi nhắc lại trên đài phát thanh – nói rằng những biện pháp cần thiết đang được ban hành "để đánh tan mọi sự nghi ngờ và những âm mưu chia rẽ.

Trong lời hiệu triệu, ông Diệm đã hcỉ thị bộ Nội vụ sửa đổi Nghị Định ấn định thể thức treo cờ Phật giáo; chỉ thị Uỷ ban Liên bộ hợp tác chặt chẽ với phái đoàn Phật giáo trong việc thực thi bàn Thông Cáo Chung; và cuối cùng chỉ thị các cấp quan dân, chính góp phần thực hiện Thông Cáo Chung.

Sau hết, ông Diệm nói: "Tôi mong đồng bào hãy ghi nhận ý chí hòa giải tột bực của chính phủ về vấn đề Phật giáo và từ nay đồng bào hãy phán đoán sự việc một cách khách quan, hãy áp dụng một thái độ sáng suốt đừng để ai ngăn cản bước tiến của dân tộc trong cuộc diệt cộng và kiến quốc".

Nhưng có điều đáng tiếc trong khi ông Diệm tuyên bố trên đài phát thanh thì các chùa bị phong tỏa chặt chẽ và cảnh sát canh gác rất ngặt tất cả các con đường gần chùa bị phong tỏa.
 
Trong một bài xã luận, nhan đề: "LÝ THỪA VĂN CỦA HÁN THÀNH Ở SAIGON?, bào The New York Times số ra ngày 19-7-63 đã viết:

"Tình hình ở saigon đã giống hệt những ngày cuối cùng của Lý Thừa Văn tại Hán Thành. Cùng một loạt bùng nổ của dân chúng đang bị đàn áp bởi cùng một loại tàn bạo của cảnh sát. Tại Hán Thành những người biểu tình là sinh viên; ở saigon những người biểu tìnhPhật giáo đồ và phong trào chống đối của Phật giáo đang mở màn cho một niềm căm phẫn toàn diện chống lại ột chế độ độc tài áp bức.

"Ở Đại Hàn phong trào chống đối do Sinh viên lãnh đạo lúc đầucuối cùng đã trở thành một nhu cầu Quốc gia bất khả kháng, có quân đội tham gia và kết quả là Lý Thừa Văn phải ra đi. Có lẽ, khác với Lý Thừa Văn, ông Diệm có thể vượt qua cơn sóng gió; nhưng cách giải quyết vấn đề của ông bằng lối đàn áp hơn là làm dịu nỗi đau khổ của Phật giáo đồ khiến người ta phải nghi ngờ không biết ông có vượt qua được không.

"Đúng như tổng thống KENNEDY đã nói trong cuộc họp báo mới đây rằng: sự đụng chạm của tổng thống Ngô Đình Diệm với Phật giáo đồ raất có hại cho công cuộc chiến đấu chống cộng tại miền Nam Việt Nam. Những du khách người Mỹ đã chứng kiến những sự kiện xả ra ở Nam Việt Nam tin rằng tình hình ở đây còn tệ hơn những viên chức Hoa Kỳ mô tả nhiều, có lẽ còn tệ hơn là tổng thống Kennedy nhận định nữa".

 cũng tờ báo trên SỐ RA NGÀY 21-7-63 đã viết:
 
HẾT TIN TƯỞNG
PHẬT GIÁO TỪ CHỐI LỜI HÒA GIẢI CỦA ÔNG DIỆM
 
SAIGON (AP) Hôm thứ sáu các nhà lãnh đạo Phật giáo trong các chùa bị phong tỏa đã từ chối không chịu mở các cuộc hòa đàm tức khắc với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, và tố cáo rằng những cố gắng hòa giải của tổng thống Ngô Đình Diệm đã bị những nhân viên cấp dưới phá hoại.

Các nhà lãnh đạo Phật giáo nói rằng họ sẽ cam chết chứ không để cho lòng tin tưởng nơi THÀNH TÍN của chính phủ bị thực tế đánh đổ một lần nữa"

Phật giáo đã gửi một bức thư cho tổng thống Ngô Đình Diệm để trả lời bức thông điệp mà tổng thống Ngô Đình Diệm đã đọc trên đài phát thanh tối thứ 5 cho một cuộc dàn xếp vấn đề Phật giáo.

Trong khi ông Diệm nói, thì ba ngôi chùa chính tại Sai Gòn bị phong tỏa chặt chẽ và cảnh sát canh gác rất ngặt và các đường phố hcung quanh những ngôi chùa đó cũng bị phong tỏa bằng nhiều hàng dây thép gai. Sáng hôm thứ sáu, các chùa được giải tỏa được nửa tiếng đồng hồ rồi lại bị phong tỏa lạis. Khi Phật giáo đồ nói rằng họ không dám đi về vì sợ bị bắt.

Hơn 500 tăng, ni và tín đồ bị giam lỏng trong một ngôi chùa nhỏ bé ở đường Phan thanh Giản từ hôm tối thứ tư, khoảng hơn một ngàn tăng, ni và tín đồ phần lớn là các bà giàthiếu nữ đã bị cảnh sát đánh đập một cách tàn nhẫn, sáng hôm thứ tư gần chùa Giác Minh khi họ cố gắng đi xuống chùa Xá Lợi. Một phát ngôn nhân Phật giáo cho biết rằng trong chùa đã gần hết lương thực và chỉ còn một ít gạo với muối.

Trong cuộc tranh đấu cuối cùng củ họ, những nhà lãnh đạo Phật giáo hiện đang bị phong tỏa trong các chùa, đã tuyên bố rằng: Họ chỉ đàm phán với chính phủ khi nào chính phủ chấp thuận một số điều kiện mà họ đã đưa ra.

Và ngày 22-7-1963, Uûy ban Liên phái Bảo vệs Phật giáo mở cuộc họp báo. Dưới đây là:
 
BẢN TRẦN THUẬT CỦA UBLPBVPG
 
(cuộc họp báo ngày 22-7-63)

Đêm 18 tháng 7 vừa qua, tổng thống đã đọc trên đài phát thanh mấy lượt một lời hiệu triệu mà mục đích là để bày tỏ "ý chí hòa giải tột bậc" của chính phủ đối với phong trào đòi hỏi thực thi bản Thông Cáo Chung đã liên kết giữa Uûy ban Liên bộ và Phái đoàn Phật giáo.

Nhân danh Uûy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, chúng tôi rất hân hạnh long trọng nhận ý chí của chính phủ. Nhưng từ địa hạt ý chí hoàn toàn tinh thần đến địa hạt hành động cụ thể và minh chứng, có một khoảng cách biệt dài, ngắn khó dễ không chừng vì tùy việc, tùy haòn cảnh. Riêng về "Vấn đề Phật giáo", chúng tôi cảm thấy khoảng ấy có phần gay go, hco nên chúng tôi mới kính thỉnh quý ngài, quí vị đến đây, mong giải oan cho Phật giáo và đóng góp phần nào vào sự "đánh tan mọi hồ nghi" hoặc mưu mô xuyên tạc chia rẽ" như tổng thống muốn. 

1.Chúng tôi không muốn nhắc lại vụ đổ máu tại đài phát thanh Huế, cuồc đàn áp Sinh viên và Thanh niên Phật tử tại chợ Bến ngự Huế bằng một thứ lựu đạn gây thương tích nặng và điên cuồng, chưa nói việc xích chó berger cắn, những cuộc phong tỏa chùa chiền có các sư đang tuyệt thực ở Huế và Sài Gòn, những vụ phá chùa ở Bình Định, ám sát hụt ở Phật học viện Nha Trang hay mưu đầu độc ở nhiều nơi khác, v.v.. Chúng tôi không muốn nhắc vì những việc ấy đã xảy ra cách xa thủ đô, khỏi tầm quan sát hay chứng kiến của quý ngài, quí vị, khiến quí ngài, quí vị khó bề nhận xét và phê phán đúng với sự thật. Hôm nay, chúng tôi chỉ muốn khêu gợi lại hình ảnh của 2 cuộc diễn hành, một ở đường Phan Thanh Giản, một trước chợ Bến Thành, sáng ngày 17-7 vừa qua. Nếu ở địa điểm sau, toàn thể người diễn hành đều là tăng, ni, già có, trẻ có, Việt có, Miên có, Đại thừa có, nguyên thủy có, ở địa điểm trước, ngoài số tăng, ni, còn một số cư sĩ và thanh niên nam, nữ.

Tất cả đều tay yếu chân mềm, không một vũ khí, dầu là một cục đá, một khúc củi. Thế mà họ bị đàn áp một cách tàn khốc bằng dùi, bằng nắm tay, bằng giày có đinh sắt. Chịu đòn nặng nhất là chư tăng, ni bị chặn trước chợ Bến Thành. Muôn người như một, , ai ai cũng thấy anh en cảnh sát, cảnh sát chiến đấu, dưới quyền điều khiển trực tiếp của ông giám đốc Trần Văn Tư, đã hành hung như thế nào. Chư tăng, ni lúc ấy ví như bầy cá bị kẹt trong các rọ dây kẽm gai, có những chiếc xe to đậu san sát, trở đầu ra ngoài và kết thành một vòng đai kiên cố. Đập đánh xong, làm cho trật chân biêu đầu và bị thương ở ngực, ở bụng, ông Trần văn Tư làm hiền đề nghị đưa chư tăng về chùa Xá Lợi bằng xe cảnh sát, ông long trọng cam kết, tỏ ý hòa giải, nhưng mỉa mai thay, các xe lại dùng hết tốc lực theo đại lộ Trần Hưng Đạo chạy về hướng Chợ Lớn, thẳng xuống Bình Chánh và đổ tất cả xuống An Dưỡng Địa nghĩa trang của Giáo hội Tăng già Nam Việt được biến tức tốc thành một trại giam, chung quanh có quân đội vũ trang canh gác ngày đêm, không cho ai ra vào. Khi đi trên xe, vị sư nào la thì bị bóp cổ hoặc bị bóp ở hạ bộ tới nín thở, còn chư ni thì bị cảnh sát giở trò bỉ ổi đụng chạm đến thân. Ở phương tây người ta không nỡ đánh đàn bà bằng một cành hoa, còn ở đây hàng nữ tu sĩ mà bị đối xử như thế, chúng tôi xin để quý ngài, quý vị phê phán. Ngoài ra, để phản đối lại lời hứa không thành thật của ông Trần văn Tư nên đã có 3 vị tăng nhảy xuống đất khi xe đang chạy và bị thương nặng. 1 trong 3 vị ấy hiện đang nằm dưỡng bệnh tại bệnh viện Chợ Quán, bên ngoài có 3 vòng lính gác, không một ai được vào thăm cả.

Nếu quý ngài, quí vị hoan hỷ, chúng tôi sẽ đưa quý ngài, quí vị xuống phòng dưới xem bệnh tình và thương tích của mười mấy tăng, ni đang nằm tĩnh dưỡng tại chùa Xá Lợi.

Sự đàn áp cuộc diễn hành thứ nhì tại đường Phan Thanh Giản cũng tương tụ. Đa số tăng, ni và thiện tín bị đánh đập thẳng tay. Ai chạy thoát vào chùa Giác Minh liền bị bao vây, ai bị bắt đều cũng bị vất lên xe đưa đi giam ở An Dưỡng Địa. Vậy mà họ vẫn vu cáochống lại với công lực, hăng hái đến nhổ cột cờ đánh anh em cảnh sát. Nếu quí ngài, quí vị đi xem cột cờ ấy, một ống sắt tròn, trục kính ở góc trên một tấc, dài 12 thước và ít nhất sáu, bảy người mới khien6g nỗi!

An Dưỡng Địa, tất cả đều phải trải qua những ngày đói khát và đau nhức vì những vết thương, không ai ngó ngàng tới, chết sống mặc kệ, thật không bằng hạng tội đồ.

Đến lúc thả, sau 3 ngày 3 đêm giam cầm, ông giám đốc Trần văn Tư mời báo chí tới chụp ảnh các người mà ông cho là "phạm nhân". Oâng tuyên bố mấy lời xuyên tạc khiến cho một vị sư phải đứng lên đính chính, chưa kể ý định gieo sự ngờ vực chia rẽ mà ông đã tỏ ra trong một câu nói hoài sự thật, là có mời Uûy ban Liên phái cử đại diện đến rước chư tăng, ni về, nhưng Uûy ban trước hứa, sau không chịu đi. Thật sự, chúng tôi trong Uûy ban đã phải chờ đợi mấy lần bởi những lời hứa đưa tăng, ni về hcùa của ông giám đốc Trần Văn Tư, từ đêm 18 tới trưa ngày 20. Rốt cuộc, đến khi ông thả, thì ông mời báo chí mà không cho chúng tôi hay đừng nói là mời cử đại diện dự kiến hay đi rước.

Để tóm lại vụ này, ai cũng thấy cảnh sát đã làm quá phận sự, đã gạt gẫm, đã vu cáo, đã đánh đập gây thương tích nặng cho trên 20 người và thương tích nhẹ cho 50 người khác.

2. Ngoài số tăng, ni và cư sĩ bị bắt trong 2 cuộc diễn hành nói trên, còn một nhà sư bị mật vụ giả tài xế xe chở tuốc lên cầu Bình Lợi không biết với ác ý gì, nhưng nhờ hết sức kêu cầu, nhà sư ấy được thả xuống xe và bỏ bơ vơ tại đó; còn nhiều cư sĩ khác bị bắt oan uổng như anh Mã Văn Tô, thợ điện chữa đèn cho chùa Xá Lợi, như 7 Phật tử ở ngã tư Bảy Hiền, trong những ngày 17 và 18 tháng 7. Phái đoàn Phật giáo đã đưa danh sách các nạn nhân đến Uûy ban Liên bộ đang chờ sự phóng thích. 

2.Một sự kiện sốt dẻo nhất đã xảy ra hồi lúc 11 giờ tại chùa Xá Lợi, ngày hôm qua, chủ nhật 21-7, một nhóm thanh niên mặc thường phục len lỏi vào đám đông thiên tín và phân phát những tài liệu giả của ủy ban Liên phái. Chẳng may cho họ, Phật tử nhận biết tri hô lên và một người trong bọn bị bắt. Hỏi cung, anh tự viết tờ khai là Nguyễn Đình Sỹ, binh nhất, quân số 305.675, thuộc đơn vị biệt động quân, quân khu thủ đô, đại đội 30 hành chính tiếp liệu, được lệnh thiếu úy Hùng đến chùa Xá Lợi phát những tài liệu ấy mà trong đó có những đoạn bất lợi cho cuộc vận động của Phật giáo.

Nửa giờ sau, một viên chức hiến binh tên là Hồ Xuân Rươu và vị đại diện trưởng ty cảnh sát quận III SàiGòn là ông Hùynh văn Trọng, đến chùa ký giấy lãnh Nguyễn Đình Sỹ, trước đó, hai thanh niên Phật tửdự vào việc bao vây anh binh nhất nói trên bị công an bắt chở đi khi họ ở chùa ra về.
 
 
Trước những sự thật quá chán chường, quá đau lòng và nah61t là quá phản bội đối với lời hiệu triệu của tổng thống, mà chúng tôi vừa thuật lại, chắc quý vị đã thông cảm thái độ dè dặt và chờ đợi của chúng tôi đối với lời kêu gọi của vị nguyên thủ.

Hòa thượng hội chủ chúng tôi trong thư số 83 gửi tổng thống ngày 14-7, đã phàn nàn về việc các cấp thừa hành bất chấp lênh của tổng thống và chính phủ. Sau ngày 18-7 là ngày tổng thống hiệu triệu mà những hành động phao vu, xuyên tác, bắt bớ tiếp diễn, thời thật không còn hiểu nỗi.

Mục đíchlập trường tranh thủ của chúng tôi trước sau như một. Vì tự do tín ngưỡngbình đẳng Tôn giáochúng tôi đứng lên đòi hỏi, chúng tôi không mong muốn gì hơn là hcính phủ thi hành nghiêm chỉnhtrọn vẹn bản Thông Cáo Chung, trong một tinh thần rộng rãi không cố chấp, không ẩn ý, để chúng tôi được an lòng trở về với đời sống tu hành bình thường của mình.

Chúng tôi đã công khai và mấy lần xác nhận tính cách thuận túy tôn giáotrong trắng của cuộc vận động Phật giáo. Cũng đã mấy lần chúng tôi công khai tuyên bố không để cho một ai lợi dụng xúi biểu. Gần 3 tháng nay, những lời nói và hành động của chúng tôi đã chứng tỏ rõ ràng như vậy. Bất cứ ai mưu mẹo để tô màu chính trị lên mảnh áo cà sa của chúng tôi là làm một vệc hoài công không đánh lừa được dư luận.

Chúng tôi rất muốn bắt tay đã chìa ra – để dùng lối nói hình dung của một nhật báo thủ đô Việt ngữ xuất bản chiều hôm qua – nhưng vì là "kinh cung chi điếu" cho nên chúng tôi phải ngó trước xem sau.

Một nhật báo khác đã nêu câu hỏi: "Nhưng vì đâu cuộc đấu tranh của Phật giáo vẫn kéo dài cho đến ngày nay?" Vì đạu? Có lẽ báo ấy – mà chúng tôi đã có dịp ca ngợi lòng vô tư và tính phê bình thẳng thắn – vì lẽ báo ấy hôm nay không còn thắc mắc nữa.

Là con dân của đất nước, lẽ đâu chúng tôi quên những khó khăn và trọng trách của chính phủ và quốc dân trong giai đoạn này. Chúng tôi cũng thừa biết rằng quốc giathanh bình, chúng tôi mới an thân tu hành, nhưng chúng tôigây hấn đâu, cũng như chúng tôi chưa hề vi phạm những điều cam kết của mình. Thật đúng như lời ông cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu đã nói với một phóng viên ngoại quốc: "chỉ 5 phút sau đủ giải quyết vấn đề Phật giáo". Năm phút mà kéo dài đến gần 3 tháng, điều ấy quả là đáng tiếc, càng đáng tiếc hơn nữa là điều ấy hoàn toàn ngoài ý muốn và sự quyết định của Phật giáo chúng tôi.

Để chấm dứt, chúng tôi xin nói rõ là chúng tôi, thỉnh cầu chính phủ cho thi hành những điểm đã nêu ra và chưa giải quyết chiếu văn thư số 94 ngày 19-7 của chúng tôi đã kính gửi tổng thống để làm những chứng minh đầu tiên cho lời hiệu triệu thứ III:

1.Phóng thích tất cả tăng, ni, thiện tín, sinh viên, học sinh, Gia đình Phật tử còn bị giam giữ khắp nơi từ ngày 8 tháng 5 tới nay, bởi những lý do liên quan xa gần với cuộc vận động Phật giáo, đúng với 4 chữ "đặc biệt khoan hồng" trong Thông Cáo Chung 

2. Để cho báo chíchúng tôi biết có thiện cảm với Phật giáotự do đăng những tin tức và thông bạch của chúng tôimục đích là làm sáng tỏ vấn đề tránh mọi ngộ nhận bất lợi cho chính phủ cũng như cho Phật giáo, hoặc là giúp sưcù vàocông cuộc thực thi bản Thông Cáo Chung.

3. Giải quyết công bình và minh chính hai vụ đàn áp kinh khủng ở Huế về 2 phương diện: truy tố theo luật pháp Quốc gia, người ra lệnh tàn sát và bồi thường xứng đáng cho gia đình các nạn nhân. Kết quả cuộc điều tra của nah2 chức trách ở Huế, do Uûy ban Liên bộ thông đạt chúng tôi biết, không làm cho một ai thỏa mãn, kể cả khách bàng quan.
 
ỦY BAN LIÊN PHÁI BẢO VỆ PHẬT GIÁO
 
NGÀY 23-7-1963, SƯ BÀ diệu huệ MỞ CUỘC HỌP báo tại chùa Xá Lợi, bà tuyên bố là sẽ thiêu thân để phản đối chính sách "kỳ thị Tôn giáo" và đòi hỏi chính quyền Ngô Đình Diệm nghiêm chỉnh thực thi bản Thông Cáo Chung.

Ngày 30-7-63, tuần lễ "chung thất" 49 ngày của hòa thượng Quảng Đức được tổ chức long trọng. Ngay mới tảng sáng, chư vị tăng, ni, Phật tửquần chúng nhân dân từ các ngã đường đô thành lũ lượt kéo về chùa Xá Lợi dự lễ để dâng lòng tôn kính đối với một vị hòa thượng đã lấy thân mình làm ánh đuốc thắp sáng để cảnh cáo anh em ông Diệm "kỳ thị tôn giáo" thất nhân tâm và những ai chuyên dùng thủ đoạn gian tà mị dân để cai trị đất nước (mà) bản thân họ lại kém tài, thiếu đức nhưng cứ bám víu lấy chức quyền và có kẻ còn cam tâm là tay sai cho ngoại bang; bỏ mặc dân chúng sống vất vưởng, nheo nhóc trong cảnh đói khổ lầm than! Một đất nước với những con người như thế thử hỏi đất nước ấy làm sao có thể phát triển giàu, mạnh…? Đó là một điều ít có vậy.

Ngày 1-8-1963, hòa thượng Tịnh Khiết, hội chủ THPGVN gửi "Một điện văn cho tổng thống John P. Kennedy, phản đối việc ông đại sứ Hoa Kỳ Frederie Nolting, tuyên bố với hãng thông tấn U.P.I. rằng "không có chuyện kỳ thị Tôn giáo và ngược đãi Phật giáo đồ tại Việt nam".
 
ÁNH ĐUỐC NGUYÊN HƯƠNG
 
TỰ THIÊU NGÀY 4-8 – Đại đức NGUYÊN HƯƠNG, PHÁP HIỆU ĐƯ1C Phong, tên đời là Hùynh Văn Lễ, sinh năm 1940, chính quán làng Long Tỉnh, quận Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, xuất gia năm 1958, nghiệp sư là ngài Viên Trí, trụ trì chùa Bửu Tích. Năm 1960 đại đức thụ đại giới Tỳ khưu và được đặt pháp hiệuĐức Phong, phát nguyện tự thiêu ngày 4-8-1963, tại đài chiến sĩ trước tỉnh đường Bình Thuận (Phan Thiết), đại đức để lại 3 lá thư: 1 gửi lên hòa thượng Tịnh Khiết, 1 gửi cho song thân, 1 gửi Phật tử chùa Bửu Tạng. Nội dung những lá thư của đại đức phát nguyện lấy sự hy sinh bằng chính thân mình đóng góp vào cuộc tranh đấu để yêu cầu chính quyền chấm dứt tình trạng đàn áp, bắt bớ tăng, ni, Phật tử tham gia phong trào vận động của Phật giáo đòi "Bình đẳng và Tự do Tôn giáo".

Ngày 12-8-1963, cô nữ sinh trung học MAI TUYẾT AN, sau khi lễ Phật đã lấy dao chặt bàn – nhưng may chưa đứt – để cảnh cáo chính quyền mất lòng dân: chỉ biết giúp đỡ riêng Thiên chúa giáo mà mình tin theo, và.. kỳ thị, đàn áp các Tôn giáo khác. Cô viết 3 lá thư: 1 gửi cho chư vị tăng, ni và Phật tử, 1 cho tổng thống Ngô Đình Diệm, 1 gửi cho Bà Trần Lệ Xuân, vợ ông cố vấn chính trị ngô Đình Nhu, đã xấc xược ngoa ngôn nguyền rửa sự tự thiêu cao cả của hòa thượng Quảng Đức với những lời lẽ thiếu lễ độ "nướng người sống" của kẻ thất phu thường dùng.
 
ÁNH ĐUỐC THANH TUỆ
 
Tự thiêu này 13-8- Sa di THANH TUỆ, tục danh Bùi Huy Chương, sinh năm 1945 tại Quảng Trị, xuất gia năm 1960, theo học với thượng tọa Đỉnh Lễ, trụ trì tại chùa Phước Duyên. Đại đức tự thiêu ngày 13-8-1963 tại trước tam quan chùa này, có để lại 4 lá thư: 1 gửi cho tổng thống Ngô Đình Diệm. 1 cho tăng, tín đồ Phật giáo, 1 cho nghiệp sư và bổn đạo, 1 cho gia đình. Trong thư gửi cho tổng thống đại đức yêu cầu chấm dứt việc khủng bố áp bức Phật giáo đồ và phóng thích hết những người bị chính quyền bắt giam. Sa di còn nói rằng: "chính sự nhục mạ và càn rỡ của bà Nhu sẽ làm cho chính quyền suy sụp và đưa Phật giáo đồ đến thành công".

ÁNH ĐUỐC DIỆU QUANG
 
Tự thiêu ngày 15-8 – Ni sư DIỆU QUANG, tên đời là Nguyễn Thị Thu, sinh năm 1936 tại làng Phú Cát, tỉnh Thừa Thiên, xuất gia năm 1957, theo học với Ni sư Diệu Hoa tại Ni viện Vạn Thạnh Nha Trang, tự thiêu ngày 15-8-1963 tại quận Ninh Hòa, gần thị xã Nha Trang. Tất cả những di bút của Ni sư để lại đều bị cơ quan chính quyền lấy đi. Một cuộc biểu tình lớn của hàng ngàn tăng, ni, Phật tử diễu hành qua các đường phố Nha Trang đòi trao trả nhục thể ni sư Diệu Quang và đã bị lính cảnh sát công an chặn lại và bắt đi khoảng hơn 200 người và gần 30 người bị đả thương. Các chùa tỉnh hội Phật giáoPhật học viện Hải Đức đều bị phong tỏa, điện, nước biọ cắt suốt trong ba ngày ba đêm liền…

Tại Sài Gòn, ngày hôm sau, hòa thượng Tịnh Khiết "gửi một kháng thư cho tổng thống Diệm phản đối về vụ đàn áp này".

Ngày 15-8-63, Văn phòng UBLPBVPG có nhận bức thư ngỏ của một nhóm tri thức kính gửi hòa thượng hội chủ THPGVN ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Phật giáo Việt Nam.

Kính gởi Ngài hội chủ lãnh đạo tối cao của Uûy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo.

Thưa Ngài,
Chúng tôi xét thấy:
1) Tự do tín ngưỡng là quyền thiêng liêng của con người.
2) Bình đẳng tôn giáo là nguyên tắc cơ bản của hiến pháp Việt Nam.
3) Phật giáo Việt Nam không những là một tôn giáo mà còn là một tôn giáo từ ngàn xưa của đại đa số dân chúng.
4) Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trái lại chỉ tôn trọng tự dobình đẳng tôn giáo trên giấy tờ nhưng ngoài thực tế, thì chính phủ đã áp dụng chính sách kỳ thị tôn giáo.

Cho nên cuộc đấu tranh bất bạo động của Phật giáochính đánghợp pháp. Hơn nữa chính chính phủ qua bản Thông Cáo Chung cũng đã chính thức nhìn nhận và xác nhận sự đòi hỏi chính đáng của giới Phật giáo nhưng đến nay sau hai tháng bản Thông Cáo Chung nói trên vẫn chưa được thực thi.

Trái lại tình trạng giới Phật tử ở các nơi cũng như tại đô thành càng ngày càng trở nên nguy ngập. Sự kiện trên thêm vào những lời tuyên bố chính thức không chối cãi về chính sách đàn áp khủng bố ông khai Phật giáo của ông bà cố vấn Ngô Đình Nhu buộc một số tín đồ Phật tử đã phải hy sinh và sẽ còn hy sinh tính mạng để cảnh cáo giới thẩm quyền.

Chúng tôi nghĩ rằng tình trạng đau khổ ấy đã kéo dài và chúng tôi tự nhận thấy:
1) Không thể im lặng không lên tiếng phản đối chính phủ trách nhiệm về tình hình hiện tại là thuộc về chính phủ vì "Thông Cáo Chung" có được thực thi hay không hoàn toàn do giới có quyền hành trong tay. Chúng tôi tưởng cũng cần nhấn mạnh sự khác biệt giữa hai Uûy ban đã ký Thông Cáo Chung – một thông cáo đã nhìn nhận tính cách chính đáng của cuộc đấu tranh của giới Phật tử. Sự khác biệt đó là:

- Một bên là những kẻ bị đán áp.

- Một bên là những kẻ bị đàn áp, lẽ dĩ nhiên trong trường hợp ấy Phật giáo là những kẻ bị đàn áp và KHÔNG CÓ QUYỀN HÀNH trong tay luôn luôn muốn thông cáo chung được thực thi mau lẹ và đứng đắn.

2)Không thể im lặng không lên tiếng HOÀN TOÀN ỦNG HỘ sự tranh đấu chính đánghợp pháp của giới Phật tử bằng mọi phương tiện hợp pháp.

tình trạng bất an do công an cảnh sát quốc gia tạo ra trong xã hội Việt Nam hiện nay, chúng tôi mong Uûy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo thông cảm sự tạm giữ kín tên tuổi của chúng tôi.

chúng tôi cũng hy vọng đã phát biểu được phần nào ý kiến của phần đông các bạn trong và ngoài nước mà chúng tôi chưa được hân hạnh tiếp xúc torng khi viết lá thư này và tin tưởng rằng các bạn sẽ lên tiếng ỦNG HỘ triệt để cuộc tranh đấu của Phật giáo.

Nay kính,
Saigon, ngày 15 tháng 8 năm 1963
MỘT NHÓM TRI THỨC
 
Ngày 16-8 "tại Huế, tất cả mọi chợ búa trường học, xí nghiệp và công tư sở đều nhất loạt tổng đình công theo lời kêu gọi của giới lãnh đạo Phật giáo. chính quyền thị xã ban hành lệnh giới nghiêm và thiết quân luật toàn diện. Tất cả các chùa lớn đều bị phong tỏa, hàng ngàn người bị cô lập trong các chùa Linh Quang, Từ Đàm và Diệu Đế…"
 (theo VNPGSL tập III, trang 459).
 
 
ÁNH ĐUỐC TIÊU DIÊU
 
TỰ thiêu cùng ngày (16-8) trưởng lão sa môn TIÊU DIÊU (Dao) 71 tuổi, sinh năm 1892, tại An Thuyền, quận Mỹ Vang, tỉnh Thừa Thiên, xuất gia lúc 38 tuổi, thụ đại giới năm 1952 và dựng tịnh thất gần chùa Châu Lâm để tĩnh tu. Nhưng… đứng trước tình cảnh pháp nạn mỗi ngày thêm trầm trọng, để cứu nguy, trưởng lão tự tay viết ba bức thư, một gửi cho Hòa thượng Tịnh Khiết, một cho các đệ tử và một cho tổng thống Diệm:"yêu cầu chính phủ giải quyết thỏa đáng 5 nguyện vọng tối thiểu của Phật giáo đồ, và để tạo sự bình an cho dân chúng…" Nên suốt cả đêm hôm đó trưởng lão tĩnh tu niệm Phật chờ cho tới 4 giờ sáng xuất định, rồi châm lửa tự thiêu ngay trước chùa Từ Đàm. Hôm ấy là ngày 16 tháng 8 năm 1963.

Ngày 16-8-1963, Uûy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo đã "gửi một điện tín cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và cho các tổ chức Phật giáo bạn, như: India, Sri Lanka, Myanmar, Thailand, Campuchia, Singapore v.v.. lên tiếngs tố cáo chính quyền cứu nguy. Nội dung bức điện:

"Chúng tôi gửi đến Thế giới Tự do, các tổ chức Phật giáo ngoại quốc lời kêu gọi thiết tha này và thành thật tri ân mọi sự can thiệp, nhân danh nhân quyền, để chấm dứt mọi sự ngược đãi đã trở thành dã man".

Ngày 17-8-1963 , Uûy ban Liên Phái ra chỉ thị chi chư vị tăng, ni, các hội đoàn Phật giáo, và đoàn Sinh viên Phật tử, Học sinh Phật tử, đoàn Thanh niên bảo vệ Phật giáo… đúng 8 giờ sáng mai (18-8), tất cả đề tề tựu tại chùa Xá Lợi để làm lễ Cầu Siêu cho CHƯ VỊ ĐÃ TỰ THIÊU ĐỂ BẢO VỆ CHÍNH PHÁP. Khi vầng dương vừa ló dạng, trên các ngả đường đổ về chùa Xá Lợi, ước chừng khoảng năm mươi ngàn người đã tới dự lễ. Tiếp sau đó là cuộc tuyệt thực. Đoàn Sinh viên Phật tử kêu gọi quần chúng tham dự cuộc tuyệt thực tại chỗ. Khoảng một ngàn người tự động ngồi xuống. Tất cả các đoàn thể và đồng bào hiện diện hôm đó đều cùng ở lại yểm trợ.

Ngày 17-8-1963, học sinh các trường Trung học Gia Long, Trưng Vương và Võ Trường Toản tổ chức meeting bãi khóa ngay tại sân trường, giăng biểu ngữ tố cáo tội ác của chính quyền độc tài, tàn bạo, phi nhân. Học sinh hai trường Trưng Vương và Võ Trường Toản định tổ chức biểu tình nhưng vừa kéo ra khỏi cổng thì bị cảnh sát đàn áp. Có khoảng 300 học sinh bị bắt đưa về tổng nha cảnh sát giam.

Trường Kỹ Thuật Cao Đẳng, trường Mỹ Thuật Gia Định và các trường Trung học Chu Văn An, Trưng Vương, Gia Long cũng lên tiếng ũng hộ cuộc tranh đấu chính nghĩa của Phật giáo, lên án chính quyền đàn áp, bắt bớ tăng, ni, Phật tử, thanh niên, sinh viên, học sinhyêu cầu thả tất cả những người đã bị chính quyền bắt giam, thực thi bình đẳng, tự do Tôn giáo.

Vào khoảng giờ Tý đêm 20 tháng 8 năm 1963, chính quyền Ngô Đình Diệm mở cuộc tổng càn quét tất cả các chùa chiền nào là tụ điểm cho cuộc tranh đấu của Phật giáo trên toàn quốc. Tại Huế, các chùa: Từ Đàm, Linh Quang, Diệu Đế, Báo Quốc và tất cả tăng, ni thường trụ tại các chùa (nói trên) đều bị quân lính của chính quyền bắt đi; tại Sài Gòn, các chùa Xá Lợi, chùa Aán Quang, chùa Giác Minh, chùa Từ Quang các vị lãnh đạo UBLPBVPG và chư tăng, ni tại các chùa này cũng đều bị lực lượng đặc biệt bắt bỏ lên xe chở đến trại Rạch Cát và nhốt tại đây. "Khắp nơi, tăng sĩ và cư sĩ đều bị đánh đập và khóa tay trước khi dẫn đi.

Số lượng những tăng sĩ và cư sĩ toàn quốc bị bắt nhốt đêm đó, theo tài liệu của chính quyền là 1.400 vị nhưng có thể cao hơn nhiều.Tài liệu mật của Ngũ Giác Đài về cuộc chiến ở Việt Nam cũng nói đến con số 1.500 vị bị bắt trong đêm đó"(1) chính quyền còn cho lính cảnh sát tới các tư gia những phần tử chống đối, những giáo sư, luật giá và sinh viên đã lên tiếng ủng hộ hoặc trực tiếp tham gia những buổi xuống đường của Phật giáo cũng đều bị bắt đưa về tổng nha cảnh sát nhốt. Trong số những phần tử bị bắt nói chung 2000 người.

Sau cuộc đánh úp các chùa trên toàn quốc đêm 20-8-1963, thì sáng ngày 21-8-1963, tổng thống Ngô Đình Diệm triệu tập cuộc họp nội các và báo tin là chính phủ đã thiết quân luật trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa để ngăn ngừa cộng quân len lỏi vào thủ đô Sài Gòn, để xúi giục đồng bào bạo hành. Đồng thời ông cũng báo tin cho các vị bộ trưởng biết về việc khám xét các chùa và bắt giữ "bọn tăng, ni làm loạn".

Bộ trưởng bộ ngoại giao Vũ Văn Mẫu phản đối hành động dã man của chính quyền và tuyên bố từ chức bộ trưởng trong lúc các bộ trưởng khác im lặng!

Trước nghĩa cử Đẹp của vị trí thức "giũ áo từ quan", các khoa trưởng và giáo sư Đại học đồng nghiệp của ông cũng tuyên bố từ chức và thành lập "Phongs trào Trí Thức Chống Độc Tài". Vũ Văn Mẫu đã châm ngòi cho sinh viên, học sinh các trường Đại, Trung học trên toàn quốc nhất loạt vùng đứng dậy theo chân các bậc đàn anh của họ. Chiều ngày 22-8-1963, khoa trưởng Y khoa Sài Gòn là bác sĩ Phạm Bửu Tâm gửi đơn cho bộ giáo dục xin từ chức. Ngày hôm sau (23-8) thì ông bị bắt. Thi sĩ Vũ Hoàng Chương, tác giả bài thơ Lửa Từ Bi cũng bị bắt trong dịp này.

Tại Huế, linh mục Cao Văn Luận, viện trưởng viện Đại học Huế bị bãi chức vì ông đã không ngăn cản các giáo sư, sinh viên chống nhà nước. Cùng lúc kéo luôn các giới chức viện Đại học Huế cũng từ chức trong đó có "các ông Lê Khắc Quyên, khoa trưởng Y khoa; Bùi Tường Huân, khoa trưởng Luật khoa; Tôn thất Hạnh, khoa trưởng Khoa học; Nguyễn Văn Tường, giám đốc học vụ Đại học sư phạm; Lê Tuyên, giám đốc học vụ. Văn khoa. Tiếp sau đó toàn thể nhân viên giảng huấn của trường và các giảng viên viện Hán học Huế cũng ra tuyên ngôn từ bỏ chức vụ". (2)

Tại Sài Gòn, "một Uûy ban Chỉ đạo Sinh viên Liên khoa được thành lập, do sinh viên Tô Lai Chánh, làm chủ tịch, Uûy ban gồm 18 sinh viên đại diện cho Dược khoa có Lê Thị Hạnh, Y khoa; Đường Thiệu Đồng, Văn khoa; Lâm Tường Vũ, Kiến trúc; Nguyễn Hữu Đồng, công chính; nguyễn Thanh, Sư phạm; Nguyễn Văn Vinh, Luật khoa; Tô Lai Chánh". (3) Việc làm đầu tiên của Uûy ban này là phát động phong trào bãi khóa tất cả các trường Đại, Trung học tại Sài Gòn và Huế.

Sáng ngày 24-8-1963," trên ba ngàn sinh viên và học sinh tụ tập tại trường Luật khoa Sài Gòn để đón mừng giáo sư Vũ Văn Mẫu đồng thời Uûy ban Chỉ đạo Sinh viên Liên khoa tung ra một bản tuyến ngôn mà họ đã biểu quyết ngày hôm qua, 23-8-1963, yêu cầu chính phủ:
1) Thực sự tôn trọngbảo vệ tự do tín ngưỡng.
2) Trả tự do cho tăng, ni và tín đồ Phật giáo, sinh viên, học sinh và giáo sư hiện bị giam giữ.
3) Chấm dứt tình trạng khủng bố, bắt bớ hành hạ tín đồ Phật giáo.
4) Giải tỏa chùa chiền, ban bố tự do ngôn luận.

Bản Tuyên Ngôn kết thúc với hàng chữ:

"Sinh viên và học sinh Việt nam nguyện đem mồ hôi và xương máu để tranh đấu cho bốn nguyện vọng khẩn thiết trên. Đồng bào củng sát cánh với chúng tôi sẵn sáng hy sinh cho tự do và đòi được quyền phụng sự Tổ quốc".

"Dưới bản Tuyên Ngôn, danh từ Uûy Ban Chỉ đạo Sinh viên Liên Khoa được đổi thành Uûy ban Chỉ đạo Sinh viên và Học sinh". [8] 

Ngày 25-8-1963 ba trăm sinh viên học sinh đã tổ chức biểu tình tại công trường Diên Hồng phía trước chợ Bến Thành; bất chấp lệnh giới nghiêm. Khắp cá ngã ba ngã tư đường nào cũng có lực lượng vũ trang canh gác, nhất là tại trung tâm thủ đô Sài Gòn. Các sinh viên học sinh hẹn nhau đúng 10 giờ sáng sẽ hội tại trước chợ Bến Thành và cuộc biểu tình thành hình. Họ trương biểu ngữ: "đả đảo chính quyền bất công kỳ thị Tôn giáo". Đoàn người biểu tình do một em nữ sinh QUÁCH THỊ TRANG cầm cờ Phật giáo đi đều bị hàng rào của đội cảnh sát chiến đấu bắn chết tại hcỗ. Xác em bị mang đi mất. Cuộc biểu tình tan rã: "Một số sin viên, học sinh trốn thoát. Một số bị thương. Khoảng 200 người bị bắt(1).

Ngày 7-9-1963 , học sinh các trường trung học công lập Gia Long, Trưng Vương, Võ Trường Toản tổ chức meeting bãi khóa ngay tại sân trường giăng banderole với những dòng chữ "tố cáo tội ác… của chính quyền". Học sinh hai trường Trưng Vương và Võ Trường Toản định tổ chức biểu tình nhưng vừa kéo ra khỏi cổng thì bị cảnh sát đàn áp. Khoảng 300 học sinh bị bắt giải về Tổng nha cảnh sát.

Trường Kỹ thuật Cao Thắng, trường Mỹ thuật Gia Định và các tur7ờng trung học Chu Văn An, Trưng Vương, Gia Long liên tiếp đứng dậy ủng hộ cuộc tranh đấu chính nghĩa của Phật giáo, lên án chính quyền tàn bạo bắt bơ tăng, ni Phật tử, Thanh niên, Sinh viêns, Học sinhyêu cầu thả tất cả những người đã bị chính quyền bắt giam, đòi thực thi Bình đẳng Tự do Tôn giáo.
 
ÁNH ĐUỐC QUẢNG HƯƠNG
 
Tự thiêu ngày 5-10, đại đức QUẢNG HƯƠNG, thế danh Nguyễn ngọc Kỳ, sinh năm 1926 tại Phú Yên, xuất gia năm 1943, thụ đại giới năm 1949, và năm 1950 theo học tại viện Phật học Hải Đức (Nha Trang). Năm 1959, đại đức được giáo hội Trung phần cử làm giản sư tại Đà Lạt và năm 1961, tỉnh hội Phật giáo Ban Mê Thuột thỉnh đại đức giữ chưa trụ trì kiêm giảng sư tại đây cho tới ngày đại đức vào Sai Gòn tự châm lửa thiêu thân tại chợ Bến Thành, để lại một huyết thư cáo giác tổng thống ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo".

Ngày 7-10-1963, Hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York mở cuộc họp về tình hình Việt Nam. Thiền sư Nhất Hạnh nhân danh UBLPBVPH, mở cuộc họp báo và tố cáo chính phủ Sài Gòn đàn áp Phật giáo. Sau đó thiền sư đã tuyệt thực kéo dài tới ngày 12-10-1963. Đến ngày 21-10-1963, một phái đoàn bảy người do Hội đồng LHQ cử ra do ông ABDUL RAHMAN PAZHWAK, người nước Afghanistan làm trưởng phái đoàn, "có nhiệm vụ qua việt Nam điều tra tình hình chính quyền và Phật giáo".

Phái đoàn tới phi cảng Tân Sơn Nhất vào khoảng nửa đêm rạng ngày 24-10-1963.
 
ÁNH ĐUỐC THIỆN MỸ
 
Ngày 27-10, đại đức THÍCH THIỆN MỸ, thế danh Hoàng Miều, sinh năm 1940, tại Bình Định, xuất gia từ thuở nhỏ, thụ Sa di năm 1956 và thụ đại giới Tỳ khưu năm 1960. Đại đức vào Sài Gòn khoảng giữa năm 1963 và cư trú tại chùa Vạn Thọ. Đại đức định tự thiêu tại chùa ấn Quang để phản đối nhà ngô "Kỳ thị tôn giáo", nhưng cảnh sát mật vụ ngày đêm canh gác cẩn mật, nên phải dời đến ngày 27-10-1963 mới thực hiện được ý nguyện tự thiêu tại trước nhà thờ Đức bà. Những Phật tử và đồng bào đi qua thấy thế cũng bao quanh lại. Một số ký giả ngoại quốc chứng kiến hiện cảnh và quay Film; trong khi Phái đoàn Liên Hiệp Quốc chưa hoàn tất công việc điều tra". Và, chỉ cách 5 ngày – sau ngày đại đức tự thiêu – thì có tiếng súng báo hiệu một cuộc chính biến đa xảy ra vào lúc 1 giờ 30 chiều ngày 1 tháng 11 năm 1963. Những người dân Sài Gòn đều có chung một tâm trạng buồn vui lẫn lộn.

Vui, vì được tin quân đội đã đứng dậy làm cuộc đảo chính lật đổ ông Diệm, từ nay người dân sẽ thoát được ách thống trị tàn bạo của một chế độ độc tài gia đình trị; buồn, vì lo sợ (biết đâu) đó chỉ là một cuộc đảo chính giả mà dư luận đã có từ hai tháng qua. Mọi người nóng lòng chờ đợi… "không rõ có phải là cuộc đảo chính thực hay đây chỉ là đảo chính giả?" Không khí Sài Gòn nghẹt thở. Tuy nhiên, trên các ngả đường thủ đô xe cộ vẫn tập nập qua lại một cách thản nhiên coi như không có hcuyện gì xảy ra cả. Đúng 4 giờ 45' đài phát thanh Sài Gòn bắt đầu phát thanh tiếng nói của Hội đồng Quân nhân Cách mạng do Đại tướng Dương Văn Minh làm hcủ tịch: "kêu gọi tổng thống ngô Dình Diệm từ chức" Oâng ngô Dình Nhu định lập kế hoãn binh (qua điện thoại) mời các tướng lĩnh vào dinh Gia Long thương thuyết.

Nhưng bị các tướng bác bỏ. Lữ đoàn phòng vệ phủ tổng thống, từ trong thành Cộng Hòa, dùng đại bác và đại liên chống cự lại quân Cách mạng. "Cuộc tấn công thành Cộng Hòa khởi sự từ 5 giờ 55' chiều. Đến 7 giờ lực lượng này đầu hàng". Nhưng suốt cả đêm mồng 1 tháng 11, dân chúng sài Gòn hồi hộp, lo âu… Đến sáng 2-11 đài truyền thanh loan tin Cách mạng thành công, ai nấy thở phào, nhẹ nhõm. Toàn dân mừng rỡ. Các con đường thủ đô từ Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Gia Long, Hai Bà Trưng, Pasteur, Phan Đình Phùng… làn sóng người kéo ra đường bày tỏ niềm vui chung của dân tộc. Họ tặng hoa cá chiến sĩ. "Hoan hô quân đội anh hùng". 'Đả đảo chế độ độc tài hại nước mị dân".

Một cao trào Cách Mạng bừng sáng [9] do Cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam đã gây cho giới văn nghệ sĩ trong nước sáng tác những bài thơ, bản nhạc chào mừng Phật giáo đã thoát qua cơn pháp nạn. Thi sĩ Vũ Hoàng Chương viết tiếp bài "NỔI LỬA TỪ BI" .Xin chép nguyên văn:

"Dân tộc ta không thể nào thua!
Đạo pháp ta đời đời xán lạn!
Dầu trải mấy qua phân ly tán,
Bị áp bức, phao vu, bội phản,
Nhưng vẫn còn Núi còn Sông, còn chót vót mãi ngôi Chùa.
Hỡi kẻ sống không tim! Kìa muôn người chết không mồ
đang ngồi dậy – chẳng sức nào ngăn cản – nối tiếp nhau trong một bài thơ:
"Trả lại chúng ta ngày PHẬT ĐẢN!"
Chấm dứt đi mau ngày QUỐC NẠN!"
Và từng mảnh thịt xương rã rời bom đạn vùng đứng lên gào thét vỡ sông hồ,
Khắp bãi biển hoang liêu
Khắp rừng cayâ rách náy:
Đà Nẵng Đà lạt
Ở đó Huế đô…
 nóng, những nắm xương khô
từng oan thác, cũng đội mồ bướ clên
Mỗi Phật ử bên kia bờ thảm sát
dám vong thân vẫn chí sắt son bền,
đang trở về trong tình thương bát ngát
theo nhịp cầu chuộng mõ nối hai bên.
hồi thanh sáu ngả vang rền!
 
Cuộc tranh đấu vượt ra ngoài giới hạn
Của TỬ SINH… mầu nhiệm Pháp vô biên!
Suối Hùng lực mấy thu chẳng cạn,
nước cành dương tẩy xóa mọi oan khiên…
 
Chúng ta may còn sống
lẽ nào chưa xúc động?
chưa lắng nghe tiếng gọi triền miên đã
 ngân vang SÁNG TỐI cả hai miền?
Oâi, từ Phật mở kỷ nguyên,
tháng tư nguyệt chẳng đoàn viên, cớ gì?
ttếng niệm Phật chảy dài trang lịch sử,
mười phương tín đồ tăng ni
Trái tim Thày QUẢNG ĐỨC
vừa rung lên phơi phới đạo kỳ
Sau 175 ngày đêm nối LỬA TỪ BI
giòng trôi mưa nắng kệ chi
Lửa dâng cao, gió huyền rẻ sang mùa!
Lẽ thường: ngôi Chúa…
dựng trên súng phải tiêu… dưới đạn
Chỉ còn lại tinh thần Nhân bản
vằng vặc NÚI SÔNG chót vót NGÔI CHÙA
Nên dầu bị qua phân ly tán
bị áp bức, phao vu, bội phản
đạo PHẬT ta vẫn đời đời xán lạn!
dân VIỆT ta vẫn không thể nào thua

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/04/2020(Xem: 7667)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.