10. Phụ Bản: Phản Ứng Quốc Tế Phân Tách Theo Từng Nước

13/06/201112:00 SA(Xem: 9988)
10. Phụ Bản: Phản Ứng Quốc Tế Phân Tách Theo Từng Nước


ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT

Hoà Thượng Thích Đức Nhuận
Phật Học Viện Quốc Tế California, Hoa Kỳ ấn hành 1998

Phụ bản 
 
PHẢN ỨNG QUỐC TẾ PHÂN TÁCH THEO TỪNG NƯỚC: 

MÃ LAI 
 
Hai tờ báo quan trọng nhất tại Mã Lai là tờ "StraitTimes"và"Malaysian Times" đã chú trọng theo dõi vấn đề Phật giáo từ khi xảy ra vụ lộn xộn tại Huế ngày 8 tháng 5 – 1963. 

Tờ Strais Times xuất bản ngày 15 tháng 5 năm 1963, đã dành mục bình luận cho vấn đề nói trên với đầu đề là "Diem's Dilemma". 

Điểm chính của bài bình luận này cho rằng chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã lầm lẫn đánh giá quá cao nạn cộng sản khi cấm Phật tử cử hành (như thường lệ) ngày Phật đản chỉ vì ngày đó trùng vào ngày Điện Biên Phủ thất thủ. Ngoài ra, một lỗi lầm to khác là chính phủ đã dùng bạo lực đối với cuộc biểu tình và kết quả là cảnh sát Huế đã tàn sát 12 người. 

Tổng thống Ngô Đình Diệm đã hoãn việc tiếp các đại diện Phật giáo với hy vọng thời gian sẽ làm lắng xuống nững bồng bột lúc đầu nhưng thời gian không hàn gắn được việc đáng tiếc xảy ra và chính phủ cần thỏa mãn những điều thỉnh cầu của Phật giáo

Giờ thì chỉ có hai giải pháp còn lại: 

-Hoặc chính phủ cứ tiếp tục giữ lập trường theo đó thì đổ cho cộng sản đã ném lựu đạn vào Phật tử gây ra tai nạn

-Hoặc chọn giải pháp thứ hai không khéo hơn là nhận chịu trách nhiệm cùng là điều đình xoa dịubồi thường cho nạn nhân. 

Trước đấy một ngày, tờ Strais Times cũng có dăng một bài nhan đề "Buddhists to make Five Demands To Diem", thuật lại tin của hãng Reuter đánh đi từ Sài Gòn. 

Bài báo lập lại bản kiến nghị thỉnh cầu chính phủ 5 điểm: 
1) Hủy bỏ lịnh cắm treo cờ Phật giáo quốc tế tại các chùa. 
2) Soát lại Dụ số 10 qui định bình quyền giữa đệ tử Phật giáoThiên chúa giáo
3) Trả tự do lại cho những Phật tử bị bắt trong vụ lộn xộn tại Huế, 
4) Trừng phạt những người hữu trách trong vụ đổ máu tại Huế và công nhận lỗi của chính phủ; 
5) Phải bồi thừng cho các nạn nhân và gia đình của họ trong cuộc biêu tình ngày 8 tháng 5. 
 
 
Tiếp theo tờ "Malaysian Times" xuất bản ngày 10 tháng 6, 63 dưới đầu đề "Sài Gòn Prepares for disturbance", với giọng bi quan đã viết rằng dường như khônghy vọng dàn xếp ổn thỏa, chính quyền đã chuyển vào trung tâm đô thành nhiều dây kẽm gai chuẩn bị đề phòng những vụ lộn xộn có thể xảy ra. 

Một mặt, các lãnh tụ Phật giáo lo ngại việc chính phủ không xúc tiến công việc làm dịu lại tình hình đã quá căng thẳng. Mặt khác, phong trào Liên đới Phụ nữ chỉ trích chính phủ thiếu cương quyết trong vụ trừng trị những vị sư đã dùng những biện pháp tuyệt thực như một âm mưu làm tổn thương cho chính phủ. Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ cũng cảnh cáo các Phật tửđe dọa là chính phủ sẽ dành những biện pháp thích ứng để đối phó nếu còn lộn xộn xảy ra nữa. 

Cũng tờ báo nàt ngày 11 tháng 6 – 63 trong mục nghị luận nhan đề: "Militant Buddhiets" việt rằng Phật pháp dạy người nên tĩnh tâm vậy nếu quá khích, Phật tử đã đi trái với lời dạy trên. 

Chính phủ Việt Nam đã lầm lỗi khi cấm Phật tử cử lễ Phật đản. Đáng lý ra chính phủ nên hội đám với các lãnh tụ Phật giáo trước và giải thích kỹ càng lý lẽ vì sao ra lịnh cấm đoán, như vậy có thể tránh được sự công phẫn

Hiện thời chính phủ Việt Nam Cộng Hòa được sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia bạn trong công việc chống cộng. Tuy nhiên, khi có vấn đề Tôn giaó liên can đến thì các quốc gia Phật giáo sẽ dành nhiều cảm tình cho chư tăng Việt Nam hơn là cho chính phủ. Vì thế, các quốc gia bạn của Việt Nam đều một lòng mong mỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam hòa dịu với Phật tử ngõ hầu chặn đứng được gian ý của cộng sản. 

Sau vụ hỏa thiêu của thượng tọa Thích Quảng Đức "Malaysian Times" và Straits Times" xuất bản ngày 13-6-63 có tường thuật đầy đủ chi tiết vụ tự thiêu này. 

Tòa đại sứ Việt Nam tại Kuala-Lumpur đã lập tức phân phát cho các báo chícơ quan chính phủ tại Mã Lai và Tân Gia Ba một bản thông cáo với điểm chính sau đây: 

-Vì Việt Nam không có quốc giáo nên không một giáo kỳ nào được coi trọng hơn quốc kỳ. Do đó, ngoại trừ trong nhà các tư nhân chỉ được treo quốc kỳ ra ngoài cửa. 

-Trong các cuộc lễ, quốc kỳ phải đi đầu, rồi thứ mới đến giáo kỳ, lớn chỉ được ¾ quốc kỳ. 

-Nguyên nhân vụ lộn xộn ở Huế ngày 8/5/63 là do ở sự không tuân luật lệ trên. 

-Ngày Phật đản cũng được tổ chức rất trọng thể tại khắp nơi mà không xảy ra chuyện gì. Ngoại trừ Huế. Như vậy chứng tỏ rằng chính phủ không có chính sách thiên vị đối với một đạo giáo nào. 

-Năm điều thỉnh cầu của Phật giáo đòi bình đẳng giữa các tôn giáo là thừa, vì sự bình đằng này đã được long trọng tuyên bố trong hiến pháp Việt Nam

Các báo Anh ngữ tại Mã Lai và Tân Gia Ba có trích đăng bản Thông cáo trên. Riêng tờ Malaysian times ngày 13/6/63 đã đăng tải gần nguyên cả thông cáo của Sứ quán Việt Nam
 
 
SINGAPORE 
 
 
Tại Singapore, hai tờ Hoa ngữ "Nanyang Siang Pan" và "Sin Chew Jit Poh" ngày 16/5/63 và 23/5/63 có viết bài bình luận về vấn đề Tôn giáo tại Việt Nam

Bài báo nhận định rằng cuộc khủng hoảng Tôn giáo hiện nay là một bất lợi lớn cho chính phủ Việt Nam và còn nghiêm trọng hơn cả việc chống cộng hiện tại. Vì việc này, chính phủ Việt Nam đã mất phần lớn sự ủng hộ của dân. 

Thể theo lời giải thích của chính quyền thì chính bọn cộng sản phải chịu trách nhiệm trong cuộc khủng bố tín đồ Phật giáo, nhưng điều đáng tiếc là ngay lúc ấy tổng giám mục ngô Đình Thục lại kêu gọi các Phật tử Sài Gòn lên án hành động của Phật tử Huế. 

Tờ "Nanyang Siang Pan" ngày 23/5963 nhấn mạnh rằng tại các nước Dân chủ Văn minh, các sự kỳ thị tôn giáo đã không còn tồn tại nữa, nhưng chính phủ Việt Nam đã quên việc này và dùng bạo lực đàn áp. Không những tín đồ ở khắp Việt Nam tỏ lòng công phẫn, bây giờ Phật giáoTích Lan cũng đã biểu tình phản đối việc này trước tòa Đại sứ Mỹ. 

Tờ "Sin Chew Jit Pih" xuất bản ngày 3/6/63 có luận điệu quá khích, chỉ trích tổng thống ngô Đình Diệm dùng Thiên chúa giáo làm lợi khí để củng cố địa vịuy quyền cùng là đàn áp các tôn giáo khác. Hành động của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đã đặt Việt Nam trong một cuộc thử thách chưa từng có. 

Báo này cũng thuật lại tuần báo "Newsweek" số cuối tháng 5/63, theo đó thì phần lớn các nhân vật cao cấp trong chính phủ và các sĩ quan đều theo Thiên chúa giáo, và chỉ có những người Thiên chúa giáo mới có hy vọng được thăng lên cấp Tá. 
 
 
SRI LANKA 
 
A. Dư Luận Chung 
 
 
Dư luận báo giới và các đảng phái chính trị Tích Lan đều phẫn nộ và lên án sự đàn áp Tôn giáo tại Việt Nam Cộng Hòa. Họ tố cáo hành vi chống đối Phật giáo tại Việt Nam của nhà cầm quyền và trách nhiệm của tổng thống trong vụ này. Thái độ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đối với Phật giáo đã vô tình dẫn tới sự thằng lợi của cộng sản tại Việt Nam Cộng Hòa. 

Ceylon Daily News ngày 17/5, 21/5; The Observer ngày 16/5. 19/5/ 23/5, Tribune ngày 25/5; The Times of Ceylon ngày 16/5; 23/5: Ceylon Daily News ngày 17/5. 
 
 
B. GIỚI PHẬT GIÁO 
 
Các Hội Phật học Tích Lan như: 
-All Ceylon BUDDHIST congress 
-Ủy ban chấp hành của Phật vụ tại miền Nam Việt Nam (Executive Committee of Buddhist Affairs in South Vietnam) 
-Central Bank Buddhist Association 
-Ceylon Ist Sinhala Buddha Dula Bala Daksha đều phản đối Việt Nam Cộng Hòa và kêu gọi chính phủ Tích Lanbiện pháp thích ứng để bênh vực Phật tửViệt Nam, (tẩy chay Việt Nam Cộng Hòa và đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc). 
Họ kêu gọi Phật tử Thế giới ủng hộ Đạo hữuViệt Nam Cộng Hòa và đòi tập hợp một hội nghị Phật giáo Aâu Châu (gồm có cả đại biểu Trung Cộng) để đối phó với chính sách đàn áp Tôn giáo của Việt Nam Cộng Hòa. (Times 21/5 – Observer 23/5. 14/5 Times of Ceylon 23/5) 
 
 
C. GIỚI ĐẠI HỌC 
 
Giới Đại học (Giáo sư và Sinh viên) họp mít tinh và gởi kiến nghị phản đối chính sách độc tài đàn áp Tôn giáo của Việt nam Cộng Hòa và yêu cầu chính phủ Tích Lan kêu gọi Liên Hiệp Quốc và có biện pháp thích ứng trong vụ tranh chấp này. (Observer 21/5-23/5) The Times of Ceylon 22/5. 
 
 
D. TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO CÔNG, CÁC ĐẢNG PHÁI TẢ VÀ CỘNG SẢN 
 
 
Các đảng phái và tổ chức này phản đốitố cáo chính quyền Việt Nam Cộng Hòa dã tâm diệt tàn Phật giáo – theo họ, chỉ là một bộ phận trong chương trình đại qui mô đàn áp phong trào nhân dân giải phóng tại Việt Nam Cộng Hòa (Forward 17/5- 24/5 – Times of Ceylon 20/5 – Sunday Times 19/5). 
 
 
CHÍNH QUYỀN TÍCH LAN 
 
 
Ngày 20/5/63, bộ ngoại giáo Tích Lan ra thông cáo cho biết chính phủ Tích Lan xúc động trước các Tín tức báo chí về vấn đề Phật giáo tại Việt Nam Cộng Hòa và sẽ hành động khi có đủ các tin tức do các nước bạn có đại diện ngoại giao tại Sài Gòn cung cấp

Ngày 30/5/63, chính phủ Tích Lan, mới được cải tổ, ra thông cáo tỏ ý (xúc độgn sâu xa trước sự ngược đãi đối với các Phật tử tại miền Nam Việt Nam) và sẽ nhờ ông tổng thư ký Liên Hiệp Quốc can thiệp cùng yêu cầu các nước khác cũng heo Phật giáo vận động tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề này. 

Ngày 16/5/63, bộ ngoại giao Tích Lan ra thông cáo cho biết: Bà Sirimavo Bandaranaike, thủ tướng Tích Lan, rất xúc động trước các báo cáo về các vụ "Ngược đãi tôn giáo" tại Việt Nam Cộng Hòa, đã đích thân kêu gọi chính phủ các nước theo Phật giáo tại Á Châu ủng hộ việc Tích Lan vận động với ông tổng thư ký Liên Hiệp Quốc can thiệp vào vấn đề Phật giaó tại Việt Nam Cộng Hòa. Bà Bandaranaike cũng trù tính gửi một thông điệp riêng cho tổng thống Kennedy yêu cầu tổng thống giúp giải quyết vấn đề
 
 
 MYANMAR (MIẾN ĐIỆN) 
 
 
Vụ rắc rối hôm 8/5/63 tại Huế đã gây một vài tiếng vang tại Miến Điện. 

a.Các báo Miến Điện không bình luận gì về vụ rắc rối chỉ đăng tải các tin tức do các hãng thông tin ngoại quốc từ Việt Nam Cộng Hòa đánh đi. 

b.Giới Phật giáo Miến chăm chú theo dõi vấn đề. Qua cuộc tiếp xúc giữa ông U Chan Htoon, chủ tịch Hội Phật giáo Thế giới và ông quyền Tổng lãnh sự Việt Nam Cộng Hòa tại Miến Điện, ta được các điều sau: 

-Các Hội Phật giáo tại Miến, nhất là Hội Tăng già toàn quốc là Hội có nhiều uy tínthế lực nhất trong giới Phật giáo tại Miến, đã tỏ vẻ rất phẫn nộ đối với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và dự định tổ chức nhiều buổi họp để tố cáo chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước dư luận thế giới

-Tuy nhiên, nhờ sự khuyến cáo của ông U Chan Htoon nên giới Phật giáo ưng thuận chờ đợi sự biến chuyển của vấn đề trước khi có những phản ứng công khai

-Việt cộng cũng nỗ lực xúi bẩy giới Phật giáo Miến: nguyễn Bá Bão, đại diện thường trực của Thông tấn xã Việt cộng tại Rangoon đã tìm gặp ông U Chan Htoon và tổ chức và tự xưng là Mặt trận giải phóng miền Nam đã gởi điện văn cho ông yêu cầu lên tiếng phản đối chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. 

Tuy nhiên, ông U Chan Htoon đã tỏ thái độ dè dặt đổi các cuộc vận động của Việt cộng. 

c.Về phía chính quyền Miến không có phản ứng gì. Riêng Mặt trận Thống nhất Quốc Gia (N.U.F) thiên cộng lên tiếng hôm 18/5/63 lên án chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. 
 
 
CAMPUCHIA 
 
 
 
Vụ rắc rối hôm 8/5/63 tại Huế đã gây ra nhiều phản ứng mãnh liệt tại Campuchia: 

A.Báo chí Miên nhất là các báo thiên tả(La Dépêche du Cambodge, Công thương Neatophum, Sangkhoeum Monous) đăng nhiều bài bình luận công kích chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, đăng tải các tin tức về phản ứng quốc tế đối với vụ rắc rối và không bỏ lỡ dịp đặt lại vấn đề người Việt gốc 

Miên sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. 

-Ngày 19/5/63, tờ Neak Cheat Niyum của chính phủ cũng hòa điệu đăng bài công kích và hình chế riễu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. 

B. Giới Phật giáo Campuchia có tổ chức nhiều cuộc biểu tình

-Ngày 8/6/63, các sư sãi Miên thuộc phái THAMMAYAT (Tiểu thừa) đã họp tại chùa BOTTOM VADDEY một ngôi chùa quan trọng tại thủ đô Campuchia để phản đối việc "kỳ thị Tôn giáo" tại Việt Nam Cộng Hòa. 

-Ngày 9/6963, một cuộc mít tinh đoàn kết với Phật tử Nam Việt được tổ chức tại chùa ONNALUM để phản đối việc 'chính phủ Sài Gòn áp bức Phật tử tại nam Việt". 

-Ngày 13/6/63, cũng tại chùa ONNALUM lại có mít tinh. 

Trong các buổi hội họp này đều có đọc kiến nghị lên án chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và yêu cầu quốc trưởng Miên can thiệp

C. Về phía Việt kiều tại Miên, có những phản ứng sau: 

-Ngày 13/6/63, Trần Văn Được, hội trưởng Việt kiều Phật giáo hội nghị tại Campuchia đã gởi thư cho thái tử Sihanouk lên án "những sự đàn áp đẫm máu và ngược đãi tàn tệ chống Phật tử của chính phủ Việt nam" và thỉnh cầu quốc trưởng Miên yêu cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp

-Ngày 16/6/63, chừng 5.000 Việt kiều và 200 nhà Sư người Việt biểu tình trước Tòa đại diện Việt Nam Cộng Hòa. 

D. Về phía chính quyền Campuchiang sau: 

-Ngày 1/6/63, trong buổi lễ tại chùa Onnalum thái tử Sihanouk đã tuyên bố: chúng ta tưởng niệm và cầu siêu cho các Phật tử Việt Nam nạn nhân của chính phủ ngô Đình Diệm. Chính phủ này sau khi tàn sát nhiều sư sãi Phật tử Miên, nay hành hạ các đồng bào theo Phật giaó" 

Sihanouk nói thêm sẽ góp sức với Tích Lan và các nước theo Phật giáo khác để đưa vấn đề ra trước Liên Hiệp Quốc. 

-Ngày 13/6/63, tổng trưởng ngoại giao Campuchia mời Đại lý đại diện Việt Nam Cộng Hòa tại Phnompênh tới để trao cho bức thư của Bộ Ngoại giao Miên gửi ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa. Trong bức thứ này, bộ ngoại giao Miên sau khi trình bày "Lòng công phẫn của chính phủ và nah6n dân Campuchia trước sự ngược đãi Tôn giáo" đối với người Miên tại miền Nam Việt Nam tỏ "nỗi lo ngại trước sự phổ biến các biện pháp của chính phủ đàn áp Phật tử và Phật giáo". Và kêu gọi sự hiểu biếtđức độ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa để vấn đề đau thương này được giải quyết với các nguyên tắc của bản "Tuyên ngôn Nhân quyền". 
 
 
Thủ tướng Cam Bốt bày tỏ thiện cảm với Phật giáo Việt Nam 
 
 
NAM VANG – Phúc thư Phật giáo Tích Lan, hoàng thân Norodom Kantol, thủ tướng Cam Bốt, đã tuyên bố triệt để ủng hộ mọi biện phápPhật giáo và chính phủ Tích Lan sẽ áp dụng để tiếp sức cho cuộc tranh thủ tự do tôn giáo ở miền Nam Việt nam
Thủ tướng Kantol tuyên bố Cambodge theo dõi tron glo ngại sự tiếp tục đàn áp Phật giáo đồ Việt nam, và đặc biệt là số phận của Phật giáo đồ Théravada. 
 
 
 
THÁI LAN 
 
Các nhật báo Thái ngữ và Anh ngữ tại Vọng các đều đăng tải lại các tin tức liên quan đến vụ lộn xộn tại Huế. 

Ngày 16.5.63, hai nhật báo Thái ngữ; "Phim thai" và "Prachatipatai" đăng hia bài dài về ngày lễ Phật đản tại Huế. 

Tờ "Phim Thai" (phát hành 30.000 số) xưa là cực tả song nay vì sợ chính quyền nên bó buộc theo khuynh hướng trung lập, tuy thế vẫn còn ngấm ngầm giữ màu sắc thiên tả. 

Tờ "Prachatipatai" thì là một nhật báo thiên hữu có lối bình luận thẳng thắn hơn tờ "Phim thai". 

Bài đăng lại trong "Phim Thai" ngày Phật đản tại NamViệt Nam, với từng đoàn Phật tử tấp nập đến chùa lễ bái như mọi năm về trước. Thế là cảnh sát của chính phủ đã cấm không cho dân chúng treo cờ, ngoài ra còn dùng bạo lực giựt cờ Phật tử xuống và xé nát giữa dân chúng. Song giới Phật giáo có lẽ nghĩ rằng lễ Phật đản là ngày quan trọng nhất đối với họ và tín đồ Phật giáo chiếm đa số, toàn thể gia đình họ NGÔ phải tôn thờ, hoặc giả có thể gọi Phật giáotôn giáo của đất nước cũng được. 

Trước lễ Phật đản hai hôm, đã có lễ Ngân Khánh của tổng giám mục ngô Đình Thục, bào huynh của tổng thống ngô Đình Diệm, chính quyền Việt Nam đã tổ chức rất trọng thể và có chương trình phát thanh đặc biệt. Phật tử cũng muốn ngày lễ của họ được tổ chức trọng thể như vậy và có kéo đến đài phát thanh Huế yêu cầu thượng tọa Trí Quang được thượng đài để nói chuyện về ngày lễ. Nhưng việc này, chính quyền địa phương đã từ chối và dùng vũ lực đàn áp

Kết quả, quân đội đã bắn chết 9 người và 17 người bị thương

Chính phủ đã đổ lỗi cho cộng sản xúi giục dân chúng biểu tình, và cộng sản nhân cơ hội ấy đã ném tạc đạn vào dân gây máu đổ. Lời giải đáp của chính quyền ẩn chứa ý nghĩa dân chúng không ý thức được là họ bị đối xử không công bằng đến nỗi khi cộng sản xúi giục họ mới vội biểu tình đòi hỏi sự công bằng

Nhưng những người mục kích đã cam đoan rằng quân đội chính phủ dùng súng lớn và súng máy đặt ở xe tăng đã bắn dân chúng. Nhưng khi xét thi hài của nạn nhân lại không thấy có vết của tạc đạn nào. 

Hiện tình trạng giữa chính phủ và Phật giáo đang căng. Tình thế nầy đã giúp cho cộng sản một cơ hội tốt để tuyên truyền làm cho chính phủ Ngô Đình Diệm vấp phải một vấn đề khó xử. 

Người đáng kính phục là thượng tọa Trí quang đã tuyên bố Phật giáo không có ý định muốn thấy chính phủ sụp đổ cùng đòi hỏi chính phủ phải công nhận Phật giáo là một Tôn giáo nước nhà. Phật tử chỉ có nguyện vọng độc nhất là yêu cầu chính phủ duyệt lại chính sách đối với tín đồ sùng bái đức Phật cũng được ngang hàng với những người theo Tôn giáo khác. Thượng tọa Trí Quang nói tiếp rằng Phật giáo tính chất trầm lặng, không lấn áp cũng không ác ý đối với ai. Song cũng vì bản tính hiền lành này nên đã bị đối xử không công bằng mỗi ngày một nhiều thêm khi bị đè nén quá mức, lẽ dĩ nhiên người ta phải đứng lên tranh đấu

Báo Thái ngữ "Siam Rath" ngày 23.5.63 cũng viết rằng vấn đề này đã bất lợi cho chính phủ vì Việt cộng sẽ lợi dụng sự bất mãn của giới Phật giáo để làm lớn chuyện. Việc tỗng th6óng và chính phủ nên có những hành động mềm dẻo mối bất hòa với dân chúng. 

 Sau ngày thượng tọa Thích Quảng Đức hòa thiêu, báo chí Thái đều đều đăng tải ngay trang đầu tin tức cùng hình ảnh tự thiêu. Tòa Đại sứ Việt Nam tại Vọng Các phúc trình rằng việc báo Thai Bath (30.000 số) và Siang Angthong (20.000 số) đăng trang đầu hình ảnh rất lớn về thượng tọa Thích Quảng đức đang thiêu là một đòn đánh rất mạnh vào uy tín của chính phủ ông Diệm. Sứ quán Việt Nam cũng phúc trình rằng nếu vấn đề càng kéo dài thì bất lợi cho thanh danh của Việt Nam tại Vọng Các, vì lẽ Phật giáo ở đây là quốc giáo

Mặc dầu Sứ quán đã một mặt phổ biến đều đặn các tin tức liên quan đến vụ lộn xộn do Việt Tấn xã gởi sang, mặt khác ngầm vận động với các nhật báo có cảm tình với phe ta viết bài bình luận đả kích, nhưng báo Thái đã không đăng. Oâng Sathien Bhandarangsi, một trong những bình luận gia mà sứ quán đã yêu cầu đừng công kích chính phủ Sài Gòn đã có người nhắn Sứ quán rằng "chuyện này đã đi quá giới hạn, mặc dầu đã hứa với Sứ quán, nhưng nay ông cũng không thể nhịn được nữa". 

Ở Thái Lan, ngoài việc báo chí công kích nhiều lần lại có Việt kiều ở đống bắc Thái Lan cũng bàn luận về những vụ đáng tiếc xảy ra tại Huế và Sài Gòn, từ sau ngày Phật đản. Phần lớn Việt kiều ở đây căn cứ theo tin đài phát thanh Hà Nội loan báo. 

Riêng chính phủ Thái và Việt kiều Ky Tô giáo thì không muốn tình trạng rằc rối tại Việt nam kéo dài thêm, và hy vọng chính phủ ta sớm giải quyết xong sớm vụ này. 

Nhân viên sứ quán đã phải đi từng nơi giải thích căn cứ vào các nguồn tin chính thức của Bộ ngoại giao cung cấp

Tại Thái Lan, vì xưa nay phụ nữ không được làm chính trị nên bản tuyên ngôn vừa rồi của Phong trào Liên đới Phụ nữ Việt Nam về vấn đề Phật giáo đã làm cho các ký giả Thái phẫn nộ. Trong bài xã thuyết của nah65t báo Chao Thai (bà Ngô Đình Nhu) dính dấp vào chuyện chính trị trong nước. Thêm vào đó báo Prachatipatai viết rằng nếu chính phủ Việt Nam, theo giải pháp đánh mạnh vào bà Ngô Đình Nhu thì cuộc khủng hoảng sẽ khó giải quyết
 
 
 
 
TRUNG HOA QUỐC GIA 
 
 
 
Từ ngày xảy ra vụ lộn xộn tại Huế nhân ngày Phật đản (8-5-63), một số báo chí ở Đài Bắc loan những tin tức của UPI v.v…. có liên quan đến vụ này. 

Song đáng kể nhất là bài "Thế kỷ đen tối của Aâu Châu sống lại" của ông Trần Tuệ Kiếm đăng trong báo Công Luận (khuynh hướng Độc Lập) ngày 10-6-63, đả kích chính phủ Việt Nam Cộng Hòa hạn chế Phật giáo

Mở đầu, tác giả viết "Lincoln có nói "Thế giới của loài người chúng ta quyết không thể để tồn tại, "Một nửa Tự do, Một nửa Nô lệ". Tổng thống Kennedy cũng đã mạnh dạn kiên quyết tuyên bố công khai rằng 'các Tiểu bang ở miền Nam nước Mỹ thi hành chính sách phân biệt chủng tộc" là trái với tinh thần hiến pháp nước Mỹ, và tổng thống đã phái quân đội liên bang đến các Tiểu bang này làm áp lực với những hành động phân biệt chủng tộc. Hành động sáng suốt của tổng thống Kennedy tuy gặp ự bất bình của một thiểu số dân mỹ nhưng đã được những người có lòng nah6n đạo trên toàn thế giới ủng hộ

Không may, những người đã đi trái ngược hẳn với tổng thống lãnh đạo da9ng dùng tư tưởng thù hằn hẹp hòi về Tôn giáo đối với nhân dân mình lang tín đồ Phật giáo tự do, đòi bình đẳng Tôn giáo

Sau khi thuật lại sự kiện đã xảy ra từ ngày 8.5.63, tác giả viết tiếp "Tam lý là bài xích dị kỳ đã đặt người theo đạo Thiên chúa lên trên hết. Dùng mọi cách để hạn chế hoạt động của 15 triệu tín đồ tại Việt nam. Hành vi trái ngược với hiến chương Liên Hiệp Quốc, với hiến pháp ủa quốc gia này lại xuất hiện ở chính phủ của nước mang danh là Dân chủ là một việc bất hạnh biết chừng nào… Ngày lâm chung giáo hoàng, Joan XIII còn căn dặn: Nhân loại không có phân biệt, nhưng đối với sự tín ngưỡng của anh em Ngô tổng thống và những người trong chính phủ do ngô tổng thống lãnh đạo, lời căn dặn đó thành vô dụng… Chúng ta trịnh trọng cảnh cáo Thế giới tự do, chúng ta không những lo cho 15 triệu tín đồ Phật giáoViệt Nam mà còn lo vì sự tồn tại của "Một nửa Tự do, Một nửa Nô lệ" của nhân loại. Chúng ta không thể khaonh tay nhìn. Cần phải viện trợ các bạn Phật giáoViệt Nam, yêu cầu tổng giám mục đạo Thiên chúa đóng cửa Tòa tổng giám mục lại để nhân dân Việt Nam lại được thấy mặt trời". 

Tòa đại sứ Việt Nam tại trung Hoa Quốc Gia đã có viết bài đính chính đăng trong báo ngày 12-6-63, đồng thời tòa Đại sứ cũng có gửi bản sao cho Tân Văn cục chính phủ Trung Hoa để phổ biến. Bài đính chính của tòa Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa rất đầy đủ, trình bày rõ ràng từ đoạn một để đả phá luận điệu xuyến tạc của ông Trần Tuệ Kiếm, đồng thời tường thuật lại sự thực từ đầu về vấn đề này. 

Khi đăng bản đính chính nói trên, báo Công Luận thanh minh rằng bài "Thế kỷ đen tối của Aâu Châu sống lại" là của nah6n viên Uûy ban biên tập báo Nguyệt san "Giác Uyển" trong tờ báo Công Luận và Uûy ban Biên tập này gôm có những nhân sĩ Phật giáo
Ngoài tờ báo tường thuật nói trên, Một vài tờ khác như tờ Trung Tín (độc lập, China News (Độc lập) China Post (Độc lập) và Epress News (chính phủ) cũng có viết bài bình luận, cùng là đăng ảnh vụ tuyệt thực, biểu tình, vị thượng tọa tự thiêu v.v.. với lời lẽ phần nhiều bất lợi cho chính phủ Việt Nam

Nhiều báo kết luận theo một ý, đại khái nói rằng trong lúc quốc gia đang lâm nạn, sự tranh chấp Tôn giáo chỉ có lợi cho cộng sản. Và cá báo mong mỏi đôi bên nhân nhượng nhau để đi đến sự giải quyết ổn thỏa. 
 
 
NHẬT BẢN 
 
Ở Nhật, báo chí tiếp tục đăng lại những tin tức do các thông tấn xã ngoại quốc ở Việt Nam đánh đi và khối cộng sản đượng nhiên khai thác sự kiện này. 

Những nhật báo Mainichi Daily News, Asahi Evening News, The Japan Times, The Yomiuri của Nhật đã theo dõi vấn đề và đã phản ảnh cùng bài tường thuật việc các nhà sư tuyệt thực cùng là vị thượng tọa Thích Quảng Đức hỏa thiêu để yêu cầu chính phủ thỏa hiệp năm yêu sách của giới Phật giáo

Riêng hai tờ Asahi Evening News và Mainichi Daily News đã đăng lại tin của Thông tấn xã UPI chú trọng đặc biệt đến khía cạnh thái độ của chính phủ Hoa kỳ đối với chính sách của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa về vấn đề Phật giáo

Bài "South Vietnam and Buddhist Majority" đăng trong "The Mainichi Daily News" ngày 11-6-63 d0ã lập lại lời của bà Sheehan (UPI) theo đó thì việc chính phủ Việt nam không chịu thỏa mãn yêu cầu của giới Phật giáo đã làm tổn hại nhiều cho chính phủ về mặt chính trị. Người Mỹ ở Việt nam đã vô cùng kinh ngạc nhận thấy chính phủ Việt Nam đối xử với vấn đề Tôn giáo như thế, vụ xảy ra ngày Phật đản tại Huế đến vụ tuyệt thực và việc chính phủ từ chối không xin lỗi để làm lắng dịu giới Phật tử, nhất là giới Phật tử chiếm d0ến 80 phần trăm dân chúng. 

Người Mỹ ở đây lo ngại rằng dân chúng sẽ tiêu cực đối kháng lại mọi chương trình của chính phủ, nhất là chương trình cất ấp chiến lựơc. Hơn nữa, Việt cộng chỉ mong lợi dụng sự khó khăn giữa chính phủ và dân chúng để tuyên truyền xuyên tạc

Bài "America Rattled by Buddhist Crisis" đăng trong Asahi Evening News ngày 10-6-63, sau khi nhận định rằng vấn đề Tôn giáo đã làm tổn thương công cuộc chiến đấu chống du kích Việt cộng nhìn nhận rằng Hoa kỳ không thể sửa chữa được tình trạng vì không ảnh hưởng được tổng thống về vấn đề Phật giáo cũng như về nhiều vấn đề khác. 

Theo nguồn tin đáng tin cậy, Phó trưởng phái đoàn Ngoại giao Mỹ, ông Wiliam Trueheart, kiêm xử lý thường vụ trong khi đại sứ Frederick Nolting vắng mặt, đã cực lực khuyên chính phủ Việt Nam không quan tâm đến lời khuyên củ ađại diện Mỹ. 

Ngoài ra, một nhóm tự xưng là "Sinh viên Việt Nam tại Nhật" có gởi cho Hội Phật giáo Nhật (Japan Buddhist Association) và các báo tại đông kinh một văn thơ kêu gọi giúp đỡ Phật giáo Việt Namtranh đấu cho được bình quyền tôn giáoyêu cầu được phổ biến nhưng dường như không được báo chí hưởng ứng. 

Kể từ ngày 11-6-63 trở đi, tât cả các báo ở Đông Kinh đều có da98ng ảnh với tít lớn tường thuật đầy đủ chi tiết việc thượng tọa Thích Quảng Đức hỏa thiêu tại Sài Gòn. Mỗi báo đều có nói qua về thân thế Hòa thượng cảm tử, tỏ ra khâm phục sự hy sinh của người và đồng thời có lời lẽ bất lợi cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. 

Tờ Asahi Evening News ngày 12-6-63 đã dành một pah62n tư trang nhất, để đăng ba bức ảnh Hòa thượng tự thiêu

Tòa đại sứ Việt nam tại Đông Kinh, trong một bản phúc trình có cho bộ ngoại giao trong nước biết rằng vào ngày 13-6-63, tại bộ ngaọi giáo Nhật bản, một cuộc hội đàm không chính thức đã diễn ra. 

Ông xử lý thường vụ Sứ quán Tích lan tại Đông Kinh có ướm hỏi Phản ứng của chính phủ Nhật đối với ý kiến thành lập một liên hiệp các Quốc gia lấy Phật giáo làm căn bản (Nhật Bản tự xemnhư là một quốc giacăn bản Phật giáo). Tuy rằng không nói gì đến Việt nam, ta cũng hiểu qua rằng tác gỉa của ý kiến Liên hiệp này ảnh hưởng bởi tình hình hiện tạiViệt nam, Phòng Đông Nam Á trong bộ ngoại giao đã trả lời dứt khoát là không tán thành ý kiến vì chính phủ muốn tôn trọng nguyên tắc phân chia Tôn giáo và chính trị. Vì có cảm tình đặc biệt với Việt Nam, nên Nhân Viên phòng Đông nam Á bộ Ngoại giao đã cho Sứ quán ta biết về đề nghị của ông xử lý thường vụ Tích Lan

Tòa đại sứ Việt nam nhận xét rằng mặc dù vấn đề này hoàn toàn thuộc nội bộ Việt Nam, chính phủ Nhật không khỏi lo ngại những hậu quả hcính trị. Trong hciến trnh chống cộng hiện tại nhất trí đồng tâm của toàn dân là một điều kiện căn bản, nên những người vốn có cảm tình với Việt nam không khỏi thắc m81c về những biến chuyển gần đây

Sứ quán Việt Nam đã liên tục liên lạc với các đoàn Phậ tgiáo tại Nhật để kịp thời cải chính những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc có hại cho thanh danh của chính phủ, đồng thời cũng giải thích những lý do khiến các phóng viên ngoại quốc có cảm nhận sai lạc rằng có sự chênh lệch giữa các giáo phái tại Việt nam và bày tỏ thực trạng của vấn đề; cải chính những tin đồn thất thiết. 
 
 
 
 
 
ẤN ĐỘ 
 
Theo phúc trình của tổng lãnh sự Việt nam tại New Delhi thì tại Aán Độ dư luận địa phương cũng xúc động về vụ rắc rối giữa chính phủ và Phật giáo. Tuy nhiên, Chính phủ Aán không có phản ứng gì và báo chí địa phương phần lớn cũng chỉ đăng tải các tin tức của hãng thông tấn chứ không bình luận

Theo tin báo Statesman New Delhi số ra ngày 4-6-63 các Phật tử người Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Nhật Bản, Tây Tạng, Tàu, Cao Miên, Népal, Anh và Nam Việt nam họp mít tinh hôm 2-6-63 tại Calcutta đã quyết nghị yêu cầu chính phủ Việt nam Cộng Hòa "Tôn trọng các quyền căn bản của Pah65t tử và cử một phái đoàn đi yết kiến thủ tướng Nehru và tổng thống Ngô đình Diệm để giải quyết vấn đề
 
 
Một vị đại đức tại Aán độ 
 
CALCULTA, ẤN ĐỘĐại đức Anuruddha, một vị sư người Tây Đức đã tới SàiGòn với một sứ mệnh riêng đã trở lại Calculta hôm nay và tiết lộ rằng có hai vị sư nữa đã tình nguyện hy sinh nếu tổng thống Ngô Đình Diệm không chịu sửa đổi những luật lệ phản Phật giáo

Đại đức Anuruddha đến Aán Độ để kêu gọi sự ủng hộ của nước này và sẽ yết kiến thủ tướng Aán Nehru. 

Đại đức đã trưng bày các hình ảnh về cuộc tàn sát dã man những Phật tử và nói: "Chúng tôi nhất quyết sẽ tranh đấu tới khi nào ông Diệm sửa đổi chính sách sai lầm của ông ta. 

Nếu hai vị sư có cơ hội thực hiện ý nguyện của họ bằng cách tự thiêu hay mổ bụng thì một cuộc nổi dậy đại quy mô sẽ bùng nổ". 
 
 
PHẬT GIÁO NÉPAL ỦNG HỘ CUỘC TRANH THỦ 
CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM 
 
 
 
KATHMANDU: trong một bài xã luận, tờ nhật báo Samaya xuất bản tại thủ đô xứ Népal đã nhấn mạnh rằng nhân dân Népal rất phẫn nộ về việc tăng, ni Phật giáo đồ bị đàn áp, và quyền lợi Phật giáo không được tôn trọng tại miền Nam Việt Nam

Tờ báo này cho biết thêm là ngài Ashram Shakya, tổng thư ký Hội Phật giáo Népal đã gửi một bức thư cho giới Phật giáo trên toàn thế giới, kêu gọi hởng ứng phong trào vận động của Phật giáo Việt Nam Cộng Hòa. 
 
 
HỒNG KÔNG 
 
 
 
Hầu hết các nhật báo ở Hong kong như South China Morning Post, China Mail, Hong Kong Tiger Stanward v.v.. đều có đăng bài tường thuật lại vấn đề Phật giáo tại Việt Nam Cộng Hòa, từ ngày xảy ra vụ lộn xộn nhân ngày Phật đản tại Huế cùng là đăng hình ảnh vị hòa thượng Thích Quảng đư thiêu và các hình ảnh liên quan đến vụ này. 
Phần lớn báo chí ở đây chỉ trình bày sự tranh chấp Tôn giáoViệt nam Cộng Hòa, không bình luận và đã tỏ ra tương đối vô tư
 
 
AI LAO, ĐẠI HÀN, INDONESIA 
 
 
 
Dư luận báo chí Ai lao, Đại Hàn, Indonesia, tương đối trấn tĩnh và chỉ đăng những bản tin của các phóng viên ngoại quốc như AFP, AP. UPI, không bình phẩm gì cả. 
Riêng tại Đại Hàn, hội Phật giáo Đại hàn đã lên tiếng 13/6/63 tố cáo cái mà họ gọi là "chính sách đè bẹp Phật giáo" của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời gửi một Thông điệp cho các lãnh tụ Phật giáo Việt Nam để tỏ sự ủng hộ và một Thông điệp cho ông U Thant, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc để phản đối
 
 
 
 
TRUNG QUỐC 
 
Phật giáo đồ Trung Quốc kêu gọi Phậ tgiáo đồ khắp thế giới 
Giúp đỡ phật giáo đồ Việt Nam đang gặp đại nạn 
 
 
"Hỡi giáo hữu tăng, tín đồ Phật giáo khắp thế giớí! 

Chúng tôi rất đau lòng, trình bày cùng quý vị, tình cảnh Phật giáo Việt Nam gần đây đã gặp phải đại nạn: "Kỳ thị ôn giáo". Đồng thời, chúng tôi cũng trông mong quý vị thiết tha lưu ý tinh thần đồng chu cộng tế (Đồng thuyền chung cứu). Đây cũng là chính nghĩa đáng nên trợ giúp. 

Nạn "Kỳ thị tôn giáo" phát sinh từ khi có cuộc lễ Phật đản ngày 15 tháng 4 năm Quí Mão tại đô thành Thuận Hóa nước Việt Nam. Vì ngày đại lễ, nên tất cả Phật giáo đồ cùng nhau sốt sắng vui vẻ làm lễ, chúc mừng "Phật ra đời" (trong dịp lễ tắm Phật). Tức là lần thứ hai ngàn năm trăm lẻ bảy năm (2507) lễ kỷ niệm Phật giáng sinh. Vao ngày lễ này, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho cảnh sát có vũ trang đến ngăn cấm Phật giáo đồ, không cho treo giáo kỳ (cờ Phật giáo). Chỉ lệnh ngăn cấm ấy, đã xảy ra sự kiện làm chết chóc cả 9 Phật tử, bị thương tất cả (50) năm mươi người – do cảnh sát chính phủ dùng súng bắn xả vào các Phật tử

Ngày 13-5-63, Phật giáo đô có hơn năm trăm người, nhóm họp tại trước công sở tỉnh Thuận Hóa để biểu tình phản kháng sự áp bức của chính quyền. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã không thoa dịu được tình hình lại còn huy động hơn 300 cảnh sát, đem cả lựu đạn cay và hơi ngạt, ngoài ra, còn đeo mặt nạ để thị oai, và để dễ bề lẫn tránh tội ác hủy diệt Phật giáo

Trong lúc ấy, quần chúng Phật tử phải cam lòng nhẫn nại lui trở về chùa. Nhưng mặt sau lại bị ngăn đón không thể lui lại được, nên đành ngồi xuống tại đó để tỏ ý phản kháng. Cảnh sát vũ trang liền quăng lựu đạn cay và hơi ngạt vào quần chúng Phật tử

Trong số quần chúng Phật tử diễn hành đã bị trúng độc ngã nhào hơn sáu mươi người. Hiện họ đang nằm dưỡng bệnh tại bệnh viện. 

Phật giáo Việt Nam hiện giờ lâm phải tình trạng bị cô lập, rất khốnđốn vì thế tiền đồ không thể đoán định được!… 

So sánh hiện trạng Phật giáo Việt nam không khác hiện trạng Phật giáo thời kỳ bị chính phủ Ni Bá Nhĩ (Nepal or Nipal Neaul). 

-Vào ngày 30-7-1944, chính phủ này cũng ra lệnh cấm Phật giáo đồ làm Phật sự trong ngày lễ khánh chúc Phật đản sinh cho đến ngăn cấm nhân dân xuất gia học Phật. 

Đương thời ấy, Phật giáo đồ phải đứng lên bày tỏ nguyện vọng "Tự do tín ngưỡng" của dân chúng, chính phủ Ni Bá Nhĩ liền ra lệnh đuổi tất cả Phật giáo đồ ra khỏi đất nước. 
Nhưng sau đó, các nước Phật giáo khắp thế giới nổi lên phong trào bảo vệ chính pháp, cùng nhau muôn miệng một lời, kết tội chính phủ Ni Bá Nhĩ phải thu hồi mệnh lệnh, nhượng bộ cho Phật giáo đồ được trở về nước. 

Đây cũng là tấm gương quý giá đáng kể soi chung trong vấn đề "Tương tư tương trợ" đã đem lại kết quả rất lớn lao. Và đây cũng là một bằng chứng cho những nơi Phật giáo đồ đã bị chính quyền áp bức, song đối lại, họ chỉ dùng sức tiêu cực để phản kháng. Thế nên, lực lượng ấy chỉ có hạn định trong phương diện nhỏ hẹp mà thôi. Vì vậy không đem lâi hiệu quả đáng kể

Do đó, điều chú ý nhất, tôi muốn công việc được mau chóng và có kết quả tốt đẹp, tất nhiên Phật giáo đồ Việt nam, kịp thời kêu gọi tinh thần tương trợ của các nhân sĩ cùng Phật giáo đồ trên thế giới đem toàn lực ủng hộ chính nghĩa hòa bình và tự do tín ngưỡng

Như vậy, may ra chính phủ Việt Nam Cộng Hòa mới tỉnh ngộdẹp bỏ uy quyền đàn áp Phật giáo bằng hành động dã man thậm tệ. 

Tất cả ai nấy đều biết rõ, Phật giáo tuyệt đối không dung nạp đường lối tàn sát nhân loạichủ nghĩa vô thần cộng sản. Nên công việc đấu tranh của Việt nam để chống nạn cộng sản xâm lăng, phần nhiều các Phật giáo đồ tại gia đều góp công lực chẳng ít, trong hàng ngũ chống cộng. Bởi thế, những gì để dùng vào việc chống nạn cộng sản hữu hiệu, tức là Phật giáo đồ Việt nam đem mồ hôi, giọt máu ra đổi lấy giá trị hy sinh. Vậy mà chính phủ Việt Nam coi thường sự cống hiến cao cả ấy khiến cho Phật giáo đồ việt Nam vô cùng tủi hận. Những sự kiện làm đổ máu của Phật giáo đồ Việt Nam nguyên do chính phủ Việt nam "Kỳ thị tôn giáo" nên mới có hành động dã man ấy xảy ra. 

Lẽ cố nhiên Phật giáo đồ chúng ta trên thế giới không thể nhẫn nhịn làm ngơ trước sự áp bức dã man tàn bạo mà các đồng đạo của chúng ta đang quằn quại trong niềm đau khổ vô biên

Vả lại, Phật giáo đồ chúng ta cũng không thể dung thứ được điều mà Thiên chúa giáo tự mình đã chủ trương đề xướng ý nghĩa "tự do bình đẳng", "bác ái". 

Với ý nghĩa cao quý trên đây, so sánh với việc làm hiện tại của chính phủ Ngô Đình Diệm, chúng ta không vì lẽ gì để cho họ làm mờ mắt nhân loại quần chúng nữa. 

Theo ý chúng tôi xét nghỉ, chỉ riêng những nước cộng sản mới có sự reo mừng vỗ tay trong tình trạng đổ vỡ đau thương này mà thôi. 

Hiện nay Giáo hội Phật giáo tại Tích Lan và Tổng hội Phật giáo ở Mã Lai, hai nước này, trước sau có đánh điện phản đối hành vi thấp hèn của chính phủ Diệm và có lời an ủi thăm hỏi Phật giáo đồ Việt nam

Nước trung Quốc tự do, những bậc nhân sĩ thuộc giới "Phật giáo Văn hóa" có mở đại hội tại chùa Thiên Đại vào tháng 5-63. Cuộc đại hội này nhằm mục đích kêu gọi sự giúp đỡ cho Phật giáo đồ Việt nam đang bị chính quyền Ngô Đình Diệm áp bức trầm trọng. Hội này lấy tên là "Trung Hoa Dân quốc giới Phật giáo Văn hóa kêu gọi các ủy viên giúp đỡ Phật giáo đồ Việt nam đang bị áp bức". 

Hội này ngoài việc đánh điện tín kêu gọi sự giúp đỡ của Phật giáo đồ khắp thế giới, hội này còn theo dõi thời cuộc, chú ý sự diễn biến những âm mưu có ý làm thiệt hại Phật giáo đồ Việt Nam. Hơn nữa, Hội này cũng thương nghị đến việc cứu tế thật sự bằng cách viện trợ tài chính để chi dụng trong hoàn cảnh thắt ngặt. Chúng ta nên biết: Phật giáo thuộc về "Thế giới tính" (có tính cách lan rộng khắp thế giới không hạn cuộc vào khu vực nhỏ hẹp của một quốc gia dân tộc). Bởi thế, nên Phật giáo đồ khắp mọi nơi đều có một ý nghĩ, một lối sống không khác biệt nhau. Vì vậy, chúng tôi rất hy vọng Phật giáo đồ trên khắp thế giới, những bậc "Đại nhân, hữu đức" đối với vấn đề Phật giáo Việt nam đang lâm cảnh hoạn nạn, chúng ta đồng tâm nhất trí tận lực giúp đỡ. Sự giúp đỡ của chúng ta sẽ đem lại hiệu lực làm chuyển động tính cách đàn áp của chính quyền Việt nam Cộng Hòa quay trở về chính nghĩa: Tôn trọng đặc quyền tín ngưỡng tự do bình đẳng tôn giáo

Cuối cùng chúng tôi thành tâm kính chúc quý vị "Đạo nghiệp tinh tiến". 

Tác giả: người bạn của Phật giáo 

Trích dịch tạp chí: Phật giáo Trung Quốc (quyển 7) xuất bản ngày 15-5 năm thứ 52 Trung Hoa Dân Quốc. 
 
(dẫn theo Việt Nam Phật giáo Tranh Đấu Sử của Tuệ Giác, trang 197-201) 
 
 
 
 
 
 
 
Tuần báo SUNDAY EXAMINER 
(THIÊN CHÚA GIÁO
xuất bản tại Hồng Kông ngày 18-7-63 
 
 
Tờ tuần báo trên có bài bình luận về đạo giáo như sau: chính phủ nào cũng không thể tồn tại lâu dài; sự nguy hiểm là chính phủ tương lai của miền Nam Việt Nam do đại đa số dân chúng theo đạo Phật; có thể có những hành động mãnh liệt đối với Thiên chúa giáo, và trong một ngày có thể phá hoại công trình xây dựng bằng cách nhẫn nại qua bao nhiêu thế kỷ. 

Người ta có thể cứu vãn tình hình hiện nay, nếu Thiên chúa giáo tỏ ra lập trường một cách thành thật minh định rằng: Thiên chúa giáo lấy làm tiếc về sự đối xử ây tàn nhẫn với Phật giáo đồ. Và cho rằng sự đối xữ ấy là sự đau đớn của anh em. Nếu Thiên chúa giáo ở miền Nam Việt Nam cảm thấy rằng họ không tiện tuyên bố rõ rệt những điều như trên; thì dư luận Thiên chúa giáo trên thế giớinhiệm vụ bày tỏ lập trường của mình. Trong khi giáo hoàng đã đề cập đến sự hợp tác và hòa bình giữa những người có thiện chí: Thiên chúa giáo không thể cùng một lúc lại để xảy ra việc đối xử vụng về như thế, và không thể coi là một hành động của Thiên chúa giáo. Việc bày tỏ lập trường của Thiên chúa giáo nói trên mới có thể cứu vãn Thiên chúa giáo ở miền Nam Việt Nam, và trong các nước khác theo Phật giáo, mới có thể ngăn chặn những sự lộn xộn trong tương lai. Những điểm chính là phải tôn trọng con người và mong rằng những người tuy khác đạo giáo nhưng vẫn phải tôn trọng giá trị về tôn thờ đạo giáo của họ, và nhất là tinh thần bình đẳng tự do của con người
 
 
BRUXELLES: 
 
 
Lettre du R.P. Pire à M. U Thant relativement à la situation religieuse au Việt Nam
Le R.P. Dominique Pire, Prix Nobel de la Paix et animateur d'un Mouvement International d'Aide aux Réfugiés, vient d'envoyer au Secrétaire général des Nations-Unies, M.U Thant, une lettre lui demandant de faire d'urgence, sur place, une enquête pour éclaircir du Sud Việt-Nam vis-à-vis des Bouddhistes". Le Père Fire écrit notamment: 
"Aujourd' hui, les hommes n'ont qu'une chance de trouver la paix: S'entendre, en admettant mutuellement leurs contradictions". 
(Bỉ quốc) Là thứ của linh mục Pire gửi ông U. Thant, tổng thư ký Liên Hiệp quốc về tình trạng tôn giáoViệt Nam
linh mục Dominique Pire, giải thưởng Nobel về hòa bình và là người đứng ra cổ xúy cho một phong trào cứu trợ di cư tỵ nạn, vừa mới gửi cho ông U. Thant, tổng thứ ký Liên Hiệp Quốc, một lá thư yêu cầu ông gấp rút mở cuộc điều tra tại chỗ để làm sáng tỏ "một vài yếu tố bất khoan dung trong lập trường của Nam Việt Nam đối với Phật giáo đồ". Linh mục Pire viết đại khái
'Hiện nay, muốn được sống hòa bình, loài người chỉ còn có một phương là thông cảm nhau bằng cách hỗ tương chấp nhận mọi sai khác của nhau" 
 
 
 
 
HOA KỲ 
 
A. DƯ LUẬN BÁO CHÍ
 
 
Cuộc tranh chấp tôn giáo đã gây một tiếng vang không nhỏ trong báo giới Mỹ. Sau đây là luận điệu chung qua báo chí Hoa Kỳ. 

1. Cuộc đấu tranh bộc phát và càng ngày càng lan rộng, Phật giáo Việt nam đã không như những phong trào đối lập (không cộng sản) khác ở Việt Nam không được nhân dân ủng hộ và vụ lợi. 

2.Cuộc đấu tranh của Phật tử Việt Nam chứng tỏ sự bất bình sâu xa của nhân dân đã bùng nổ dưới hình thức ôn giáo nhưng có thể lần lần nhuộm màu ắc chính trị ngõ hầu dễ bị Việt cộng đối lập lợi dụng và khai thác. 

 3. Tổng thống Ngô Đình Diệm không nên coi thường biến cố này và phải bỏ chính sách độc tài và xa dân, đảm nhận trách nhiệmlỗi lầm của chính sách mình cùng là kiểm soát chặt chẽ bào đệ của tổng thống là Ngô Đình Cẩn, cách cai trị bạo tàn và độc tài của ông tại Trung Việt đã làm nhân dân bất mãn

4. Tổng thống phải kịp thời hiểu rằng không thể tiếp tục áp dụng chính sách kỳ thị đối với đại đa số nhân dân Việt Namđồng thời chiến thắng cộng sản được. Nếu thực ra ông không là người đại diện của đa số nhân dân thì nhất định ông không là người ngồi tại chức vụ nguyên thủ của đất nước. Nếu ông nghĩ rằng một khi được hưởng thụ một viện trợ Mỹ quan trọng mà không cần tới sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam thì quả là ông đã nhầm lẫn một cách vô cùng nguy hại. 

5..Có thể có những hậu quả tai họa đối với chương trình của chính phủ tại Hương thôn, ấp chiến lược và tinh thần quân nhân (đa sốphật tử). 

 6. Aûnh hưởng (hạn chế) của Hoa Kỳ ở Việt Nam Cộng Hòa có thể bị tổn thương mặc dù tầm quan trọng của viện trợ Mỹ. Hoa Thịnh Đốn đứng ngoài sự tranh chấp tôn giáo làm người ta có thể nghĩ rằng Mỹ thay đổi chính sách, vì Hoa Kỳ đã tuyên bố triệt để ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa. 
 
(New York Times May 29, 31 June 7, 10, 17 The Washington Post, May 31 New York Herald Tribune, June 7) 
 
 
trích báo NEWSWEEK rA ngày 27-5-1963 tại NỮU ƯỚC 
 
 
Tại cố đô Huế tín đồ Phật giáo chiếm đa số mặc đồ tang trắng và 300 dặm dọc theo quốc lộ tiến về miền Nam đến Sài Gòn, thủ đô của tổng thống Ngô Đình Diệm, sinh viên Phật tử mang biểu ngữ "HÃY GIẾT CHÚNG TÔI DI". Từ thành thị đến thôn quê cờ Phật giáo 5 sắc tung bay ngang nhiên khắp cả tư gia và chùa chiền. 

Cuộc khủng hoảng nội bộ mới mẻ đã bộc phát cách nay hai tuần, khi mười hai Phật tử bị giết hại tại Huế trong cuộc biểu tình phản đối lệnh của tổng thống Ngô Đình Diệm triệt hạ cờ Phật giáo trong ngày đại lễ Phật đản. Bên Phật giáo đồ tố cáo chính quyền gây thiệt hại giết người, còn chính phủ đổ lỗi cho cộng sản, đó là hậu quả của vấn đề nội bộ chia rẽ trầm trọng nhất tại Việt Nam, nguyên do tại tổng thống Ngô đình Diệm và gia đình họ NGÔ là Thiên chúa giáo trong một quốc giatín đồ Phật giáo chiếm đa phần. 

Ngô Đình Diệm là quan liêu trưởng thành, tại Huế, cũng như người em quyền hành của ông là Ngô Đình Nhu, cố vấn chính trị, và người anh là Ngô Đình Thục, tổng giám mục Huế. Tín đồ Phật giáo (ước lượng 10 triệu) hằng lâu công phẫn những quan liêu Huế và thiểu số Thiên chúa giáo (độ một triệu rưởi) nắm quyền hành; hàng Phật tử đặc biệt phẫn uất tổng thống ngô Đình Diệm đã đưa ra những hạn chế nền tự do tín ngưỡng của Phật giáo đồ. 

Vấn đề này thực ra còn phức tạp hơn, theo quan niệm của những quan sát viên Tây phương tại miền Nam Việt Nam, cho đó là một trong những trở ngại lớn khiến cho Ngô Đình Diệm khó có thể được sự ủng hộ của dân chúng Việt Nam trong công cuộc chống chiến tranh du kích và phá rối lâu dài của cộng sản. 

Hầu hết nhân viên cao cấp, tỉnh trưởng và các quan chức quân nhân là Thiên chúa giáo, và phần nhiều sĩ quan trẻ tuổi trong quân đội đều tin rằng ít nhất họ phải là Thiên chúa giao, nếu họ muốn được THĂNG CẤP trên đại úy. Oâng Diệm hiển nhiên tin tưởng (với vài lý do) rằng những người Thiên chúa giáo trung thành với ông hơn và nhiệt thành trong công cuộc chống cộng. Vì vậy Thiên chúa giáo dường như trở thành một thứ tượng trưng địa vị cho việc thăng quan tiến chức. 

MỐI NGỜ VỰC: Nhiều người Việt Nam cũng coi luật pháp hạn chế xã hội như một kết quả trực tiếp của Thiên chúa giáo của giòng họ Ngô: Những sự cấm đoán của chính phủ về khiêu vũ, thuốc phá thai, ly dịđa thê. Sự thực mối ngờ vực của tín đồ Phật giáo về Thiên chúa giáo của tổng thống Diệm bao gồm mọi hoạt động của chính quyền. 

Tín đồ Phật giáo cho biết rằng hầu hết những vật liệu tiếp tế của chính phủ đều chuyển qua tay Thiên chúa giáođặc biệt phân phối cho người Thiên chúa giáo. Một cố vấn Hoa Kỳ đã phúc trình rằng: Những sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn Thiên chúa giáo tại miền Nam tiếp nhận dụng cụ tốt hơnkhí giới hạng nặng hơn là đơn vị không phải Thiên chúa giáo. Tại thôn quê, có một số làng mạc đặt dưới quyền kiểm soát của các linh mục, họ có quân đội riêng phòng thủ. Ở vùng bờ biển phía B8ác quanh Huế, nhiều đơn vị nhỏ trong những quân đoàn này được mệnh danh là "QUÂN ĐỘI TỔNG GIÁM MỤC" chịu trách nhiệm trực tiếp với tổng giám mục và nhiệm vụ thiết yếu là bảo vệ nhà thờ và linh mục. Các linh mục được trang bị vũ khí Hoa Kỳ và một phần nào được cố vấn Hoa Kỳ huấn luyện. 

Khi một viện đại học Thiên chúa giáo được thiết lập tại thành phố miền sơn cước Đà lạt. Một công chức Phật tử đã than phiền rằng: "Chúng tôi là tín đồ Phật giáo không thể được như thế." Phần lớn vật dụng tiếp tế như bột mì, gạo, dầu nấu ăn của Mỹ được phân phối tại miền Nam Việt Nam đều qua cơ quan cứu tế Thiên chúa giáo đến các linh mục tại cáctỉnh. Nhiều người Việt Nam tin tưởng rằng: Phần nhiều những vật dụng tiếp tế này không bao giờ đến được người thừa hưởng, nhưng thay vì được đem bán chợ đen. 

Một nhà truyền giáo Cơ Đốc đã hoạt động 15 năm tại duyên hải tỉnh Bình Định nói lên một cách trắng trợn rằng: "Tất cả nhà thờ Thiên chúa xây cất trong tỉnh này bằng tiền lời và tiền bán những vật dụng tiếp tế". Một số linh mục Tây phương thừa nhận rằng: "Tổng thống Diệm đang hành động phản lại quyền lợi riêng của ông". 
Tại Sài Gòn, tuần vừa qua, những nhà lãnh đạo Phật giáo đã hội kiến với tổng thống Ngô Đình Diệm yêu cầu đối xử bình đẳng với tín đồ Phật giáo –chấm dứt hạn chế truyền bá Phật giáobồi thường cho những người bị giết oan và bị thương tích tại Huế. Tổng thống ngô Đình Diệm đã trả lời phái đoàn, ông chấp thuận – trên nguyên tắc. 
 Trích dịch báo Newsweek 
 
 
 
 
B. SAIGON VÀ HOA THỊNH ĐỐN 
 
 
 
Đây là lịch trình tranh đấu của Phật giáo trên lĩnh vực liên quan tới sự bang giao Việt Nam Cộng Hòa – Hoa Kỳ. 

6-6-63: Đại biểu Phật giáo có gửi hai bức điện văn cho tổng thống Hoa kỳ và ông tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhưng vì Bưu Chính Việt Nam từ chối không nhận nên mang lại cho Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. 

12-6-63: Dư luận Mỹ xúc động khi nghe tin hòa thượng Thích Quảng Đức hỏa thiêu. Phát ngôn viên của bộ ngoại giao Mỹ, Lincoln White từ chối không bình phẩm gì về việc này. 

14-6-63: Hoa Thịnh Đốn khuyến cáo chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ e ngại tình trạng gây nên do sự bất mãn các giới Phật tử Việt Nam

17-6-63: Bộ ngoại giao Mỹ hài lòngthỏa hiệp chính quyền và Phật giáo đã được ký kết. 
 
 
Trích báo U.S NEWS VÀ WORLD REPORT SỐ RA NGÀY 24-6-63 
 

WASHINGTON – Hoa Kỳ đang phải đối phó với một cuộc khủng hoảng chưa từng nghĩ đến tại miền Nam Việt Nam. Cuộc tranh chấp tại Việt Nam đã tới mức độ làm cho cuộc chiến đấu chống cộng sản cũng bị ảnh hưởng - một cơ hội tốt cho cộng sản. 

Sự kiện xảy ra như thế này: Các nhà lãnh đạo Phật giáo yêu cầu tổng thống Ngô Đình Diệm, một tín đồ Thiên chúa giáo, chấm dứt sự kỳ thị tôn giáo. Phản ứng của ông Diệm là tấn công mạnh đối với các nhà lãnh đạo Phật giáo. Kết quả là tách rời thiểu số Thiên chúa giáo khỏi đa số Phật giáo đồ tại miền nam Việt Nam

Những viên chức hoa Kỳ tại Saigon đang phải đượng đầu với hai mối nguy cơ. Mối nguy cơ thứ nah61t là sự đàn áp Phật giáo của ông Diệm sẽ gây cho cộng sản cơ hội ngàn năm một thuở để chia rẽ và chinh phục. Nguy cơ thứ hai là sự đàn áp của ông Diệm có thể trở lại hại ông. 

Cả hai trường hợp có thể khiến cho vai trò của Hoa kỳ tại miền Nam Việt Nam lâm vào tình trạng khốn quẫn. 

Người Mỹ ở Saigon đã cho biết rằng: 'Cuộc sinh sự với các nhà lãnh đạo Phật giáo của ông Diệm là một lỗi lầm tệ nhất từ xưa tới nay". Cho đến hiện giờ ông Diệm chưa tỏ rađủ khả năng quét sạch cộng sản ra khỏi miền Nam Việt Nam. Nếu Phật giáo đồ đứng dậy chống ông thì ông sẽ bị vô lập hơn bao giờ hết. 

Cộng sản đã nói cho nhân dân Việt Nam biết rằng Diệm bắt đầu phân biệt Phật giáo để mở đường cho đế quốc Mỹ xâm lăng haòn toàn". 

Bài bình luận sau đây được đăng tải trên tờ washington news ngày8-7-63, dưới đầu đều "Kiểm duyệt tin tức bằng bạo động". 

Cuộc bạo động mới tại Saigon hôm qua sẽ giúp công chúng Mỹ nhận định xem có nên tiếp tục ủng hộ chế độ của Ngô Đình Diệm tại miền Nam đầy rối loạn nữa không. 

Cuộc bạo động diễn ra khi công an, mật vụ miền Nam Việt Nam chính thức phá rối buổi lễ cầu siêu trầm lặng của Phật giáo. Khi các phóng viên báo chí và đài phát thanh Hoa Kỳ đến quan sát sự hỗn loạn thì 9 người bị công an mật vụ tấn công trong khi cảnh sát mặc đồng phục đứng bên cạnh mà không can thiệp

Hiển nhiên là cảnh sát đã hành động theo mật lệnh và mục đích của sự tấn công các ký giả cũng rất rõ: cố gắng ngăn cản tin tức về việc đối xử với Phật giáo đồ khỏi lọt ra thế giới bên ngoài. 

Một điện tín phản đối hành động đó đã gửi đi cho tổng thống Kennedy mang chữ ký của 5 người đại diện cho các hãng thông tấn United Press International, Associated Press The New York Times và CBS News. Bức điện tín yêu cầu tổng thống Kennedy phản đối hành động tương tự sẽ không tái diễn

Theo ý chúng tôi, tổng thống phải có phản ứng mạnh mẽ và gấp rút về yêu cầu đó. Đã có những quan niệm xấu xa rằng hàng tỷ đô la mà chúng ta gửi giúp chính phủ ông Diệm chỉ là tiền đổ xuống hang chuột. Ta thấy rõ một phần nào rằng, duy trì quyền thế cho gia đình ông Diệm, để đánh cộng sản, chúng ta đã chẳng làm gì để giúp đỡ thực sự cho dân chúng miền Nam Việt Nam
 
 
ÚC ĐẠI LỢI 
 
Báo giới Uùc Châu đăng tải không bình luận các tin tức của các Thông tấn xã (AP – Reuter) và riêng tờ "The Sun" (12-6) đã đăng trên trang nhất bức hình hòa thượng Thích Quảng Đức hỏa thiêu
 
 
THỤY SĨ 
 
Tại Thụy sĩ, tờ Journal de Genève số ra ngày 31-5-63, dưới đầu đề "NGÔ ĐÌNH DIỆM FAVORISERAIT LES CATHOLIQUES" đã lập lại năm yêu sách của giới Phật tử và nah61n mạnh vào điểm các vị sư tranh đấu để thực hiện tự do tín ngưỡngbình đẳng tôn giáo trong hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa. 

Bài báo tường thuật lại cuộc biểu tình bất bạo động của vị sư trước Quốc Hội và cuộc tuyệt thực tại các chùa ở Huế và Saigon, và kết luận rằng cuộc khủng hoảng này sẽ trở nên trầm trọng hơn. Thủ lợi trong việc tranh chấp này sẽ là phe đối al65trường phòng lục chính phủ và cộng sản, vì họ sẽ mặc tình khai thác việc chính phủ hướng Thiên chúa giáo trong một quốc gia đến tám mươi phần trăm dân sùng bái Đạo Phật
 
 
ANH QUỐC 
 
Báo chí Anh quan tâm theo dõi phong trào tranh đấu của Phật giáo Việt Nam. Các báo thuật lại những sự kiện xảy ra ở Việt Nam Cộng Hòa với hàm ý là chính phủ Việt Nam có một thái độ bất thường với Phật giáo. (Times 10-5, 31-5, 4-6). 

Đặc biệt là tờ "Sunday Times" (2-6) viết, với một giọng mỉa mai, đại ý

Việc cấm treo cờ Phật là một biện pháp điên rồ đã gây ra công phẫnnổi loạn của người Phật tử Việt Nam. Không có mưu đồ pah1 hoại nào của công sản có thể mong mỏi gây nổi một mối đe dọa trầm trọng như vậy cho chính quyền. Lối đối xử vụng về của tổng thống Diệm gây nên mâu thuẫn nội bộ và quân đội, thay vì mang ra phá cộng lại phải mang ra giữ trật tự trong biến cố này. 

Tòa đại sứ Việt Nam tại Luân Đôn, ngay khi vấn đề tôn giáo tại Việt Nam xuất hiện trên mặt báo Anh đã phổ biến tức thời một bản thông tin đặc biệt công bố lập trường của chính phủ đồng thời trình bày đầy đủ chi tiết cải chính luận điệu sai lầm
 
 
PHÁP 
 
Báo giới Pháp, ngoại trừ những tờ thiên tả hoặc cộng sản đều tường thuật cuộc tranh chấp Phật giáo – chính quyền một cách vô tư

Tờ "Le Monde" (10-6-63) đại ý viết: Vì tổng thống Ngô Đình Diệm muốm đề cao Thên chúa giáo và để Giáo Hội xen lẫn vào chính quyền nên ngay từ lúc đầu vụ tranh chấp tôn giáo đã được màu sắc chính trị. Biến cố ở Huế gây nên do sự đàn áp tàn bạo của nhà cầm quyền đã là một dịp tốt để sự bất mãn của nhân dân bộc phát. Sự tranh chấp này đã lột trần sự cô lập và thất nhân tâm của thiểu số Thiên chúa giáo được ưu đãi. Trong lúc những sự thiệt hại của quân đội viễn chinh Hoa Kỳ đang gây một luồng dư luận không tốtở Mỹ, sự đấu tranh của Phật giáo là một điểm bất lợi cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. 

Dư luận Pháp đều xúc động mạnh trước sự hòa thượng Quảng Đức hỏa thiêu. Sự hy sinh rùng rợn này làm nhân dân Việt Nam xúc động và theo "Le Monde" (13-6-63) thì trước những sự "TỰ SÁT ĐỂ ĐẤU TRANH" kẻ táo bạo nhất cũng phải lui trước. 

Đặc biệt là tờ "La Croix" (Thiên chúa giáo) (13-6-63) đề cập tới vụ "thảm trạng ở Saigon" kêu gọi tín đồ Thiên chúa giáo cầu nguyện cho linh hồn người tử vì đạo, viết: HỌ (Tín đồ Ky Tô Giáo) cũng cầu nguyện rằng không có nơi nào trên thế giới còn có kẻ có cảm tưởng bị những nhà cầm quyền áp bức, dù những vị này là Tín đồ Thiên chúa giáo hay không". 

Nhiều báo đã đăng tải lên trang nhất bức hình "gợi lại một cách đau thương của thảm cảnh Saigon" "Le Parisien Libéré, Paris Jour, La Nation); riêng tờ Aurore dành cả trang nhất cho bức hình hỏa thiêu này. 

Những tờ báo cấp tiến, thiên tả và cộng sản lẽ dĩ nhiên đều có một luận điệu gắt gao và cho là phong trào phản đối của Phật giáo có thể kết tinh tất cả những sự bất mãn của nhân dân và có thể có những hậu quả không ngờ, tuy nhiên còn tùy thuộc vào thái độ của quân đội (đa số Phật tử), người Mỹ và cả thiểu số Thiên chúa giáo Việt Nam nữa (Combat 1-6, 12-6 – Libération 31-5, Humanité 23-5-63). 

Đáng chú ý là bức thông báo của bác sĩ Phạm Huy Cơ, chủ tịch Hội đồng quốc gia Cách Mạng Việt Nam gởi báo chí Pháp, tuyên bố đoàn kết với tăng, ni Việt Nam phản đối lại chính sách nguy hại của tổng thống ngô Đình Diệm chia rẽ lương giáo Việt Nam trước nguy cơ cộng sản, kêu gọi tổng thống Kennedy ủng hộ nhân dân trong vụ đấu tranh của Phật tử Việt Nam (Combat 31-5). 
 
 
II. PHẢN ỨNG QUỐC TẾ XẾP THEO THỨ TỰ THỜI GIAN 
 
 
(Thông cáo, Thông điệp, điện văn tuyên bố mít tinh, kiến nghị quan trọng) 
 
 
20-5-63: Bộ ngoại giao Tích lan ra thông cáo cho biết chính phủ Tích Lan xúc động trước các tin tức báo chí về vấn đề Phật giáo tại Việt Nam Cộng Hòa và sẽ hành động khi có đầy đủ các tin tức do các nước có đại diện ngoại giao tại Saigon cung cấp

25-5-63: Đại hội Phật giáo Tích Lan họp quyết nghị: 

-Yêu cầu chính phủ Tích Lan và chính phủ các nước khác theo Phật giáo thi hành mọi biện pháp thích đáng

-Yêu cầu chính phủ Việt nam Cộng Hòa thỏa mãn các yêu sách của Phật giáo Việt Nam

Sir Lalitha Rajapakse, chủ tịch đại hội, tuyên bố rằng tổng thống ngô Đình Diệm "không phải là một người ngang tính" (Bigot) mà thật ra chịu ảnh hưởng của người anh của tổng thống là tổng giám mục Huế và người em dâu là người Ky tô giáo nhiệt thành. 

27-5-63: Ông Philippe Mottu, trước đây là một ngoại giao Thụy Điển, nhân dịp nghỉ hè tại Tích Lan, đã tuyên bố một cuộc phỏng vấn bênh vực quan điểm của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trong vấn đề Phật giáo

30-5-63: Chính phủ Tích Lan mới được cải tổ ra thông báo tỏ ý "xúc động sâu xa trước các sự ngược đãi đối với Phật giáo tại miền Nam Việt Nam" và cho biết sẽ nhờ ông tổng thư ký Liên Hiệp Quốc can thiệp cùng yêu cầu các nước khác theo Phật giáo vận động tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề này. 

3-6-63: N. Sihanouk tuyên bố trong buổi lễ khánh thành chùa Onnalum tại Phnompenh chỉ trích chính phủ và Phật tử Miên sinh sống tại Nam Việt Nam và nay hành hạ các đồng bào Phật tử). Quốc trưởng Miên cũng tuyên bố sẽ hợp lực với Tích Lan và các nước khác theo Phật giáo để đưa vấn đề ra trước Liên Hiệp Quốc. 

6-1963: Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam ra bản tuyên bố ủng hộ cuộc tranh đấu của Phật tử ở miền nam Việt Nam

7-6-1963: Võ nguyên Giáp gửi thông điệp cho Ủy hội Quốc tế tố cáo "Sự đàn áp các tín đồ Phật giáo" bởi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa". 

8-6-1963: các sư sãi Miên thuộc phái Thammayutt (Tiểu thừa) biểu tình tại chùa Bottom Vaddey (Phnompenh). Trước một quan tài tượng trưng, vị sư trụ trì đã đọc một kiến nghị "lên án khắt khe chính sách tiêu diệt Phật giáothủ tiêu Phật tử của chính phủ Sài Gòn" và yêu cầu quốc trưởng Miên can thiệp để "chấm dứt ngay các vụ ngược đãi tôn giáo tại Nam Việt Nam". 

9-6-1963: "Mít tinh đoàn kết vơí Phật tử Nam Việt" được tổ chức tại chùa Morum tỉnh Kompong Speu với sự tham dự của nhiều tín đồ Phật giáođại diện của tất cả các chùa trong tỉnh. Một kiến nghị đượ cđọc "lên án nghiêm khắc việc chính phủ Ngô Đình Diệm bắùt bớ và áp bức Phật tử Việt Nam" và ủng hộ Tổng Hội Phật giáo Việt Nam trong "cuộc đấu tranh hòa bình cho những yêu sách chính đángtự do tôn giáo đang bị nhà cầm quyền Nam Việt chà đạp". 

11-6-1963: Sư sãi Miên thuộc phái Mohannikay (Đại thừa) họp tại chùa Onnalum (Phnompenh) phản đối việc "Chính phủ Saigon áp bức Phật tử tại Nam Việt". Một nhà sư đọc kiến nghị yêu cầu quốc trưởng Miên can thiệp để "chấm dứt ngay các vụ bắt bớ tôn giáotái lập hòa bình và an ninh cho Phật giáo và Phật tử". 

12-6-1963: Oâng Lincoln White, phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ từ chối với báo chí không chịu bình luận về vấn đề Phật giáo tại Việt Nam Cộng Hòa mà ông cho là một "mối vấn đề tối hệ trọng". 

"Phạm Huy Cơ lên tiếng kêu gọi dư luận Pháp ủng hộ Phật giáo Việt Nam". 

13-6-1963: Hội Phật giáo Đại Hàn lên tiếng tố cáo "chính s1ch đè bẹp Phật giáo" của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và gửi một thông điệp cho các nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam để ủng hộ và một thông điệp cho ông tổng thư ký Liên Hiệp Quốc để phản kháng: 

-"ông chủ tịch Hội Phật giáo Thái Lan tuyên bố với báo chí rằng "Phật tử Thái không thể thản nhiên trước sự tranh chấp tôn giáo tại Nam Việt Nam". Oâng cũng cho biết hội Phật giáo Thái Lan đã gửi một thông điệp cho Tổng hội Phật giáo Việt Nam để "tỏ tình cảm" và "mong ước hai bên sẽ sớm đi đến chỗ thỏa hiệp". 

-Bộ ngoãi giao Miên gửi văn thư cho bộ ngoại giáo Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi "sự hiểu biếtđức độ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa để vấn đề đau thương này được giải quyết phù hợp với những nguyên tắc của bản Tuyên ngôn nhân quyền

14-6-1963: Phát ngôn nhân bộ ngoại giao Hoa Kỳ trong buổi họp báo hằng tuần rằng: Hoa kỳ trong những cuộc vận động không chính thức tại Sài Gòn, đã bày tỏ với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa mội lo ngại của Hoa Kỳ về vấn đề Phật giáo

-"Bác sĩ T. Thái, tổng thư ký Tổng Hội Phật giáo Thế Giới, trong một cuộc phỏng vấn tại Paris đã nhắc tới việc một vị sư tự thiêu tại Saigon và tuyên bố rằng đây chỉ là một vụ tranh chấp giữa giới Phật giáo và một tôn phái Thiên chúa giáo thân cận tổng thống Ngô Đình Diệm. 

-"Hãng A.F.P. loan tin quốc trưởng Miên N. Sihanouk đã gởi những điện văn cho các ông U Thant tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, tổng thống Kennedy, tổng thống De Gaulle, thủ tướng Mac Millan tổng thống Radhakrishnar (Aán Độ) yêu cầu can thiệp với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa để chấm dứt "các vụ ngược đãi tôn giáo đối với giới Phật giáo Việt Nam". N. Sihanouk nhấn mạnh "sự phát triển các biện pháp ngoại lệ và ngược đãi tại Việt Nam Cộng Hòa đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình tôn giáo trong toàn cõi Đông Nam Á". 

14-6-1963: Chủ tịch Hội Phật giáo Quốc Tế, ông K.S. Fung tuyên bố tại Hongkong trước khi lên đường đi Frank Furt, rằng ông sẽ ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật giáo Việt Nam

15-6-1963: Hàn vạn người mang biểu ngữ và hàng ngàn sư sãi đã biểu tình trước hoàøng cung để phản đối chính sách "Kỳ thị tôn giáo" của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đối với Phật giáo

16-6-1963: Bộ ngoại giao Tích Lan ra thông cáo cho biết: Bà Sirimavo Bandaranaike, thủ tướng Tích Lan rất xúc động trước các báo cáo về "các vụ ngược đãi tôn giáo" tại Việt Nam Cộng Hòa đã đích thân kêu gọi chính phủ các nước theo Phật giáo tại Á Châu ủng hộ việc Tích Lan vận động với ông tổng thư ký Liên Hiệp Quốc can thiệp vào vấn đề Phật giáo tại Việt Nam Cộng Hòa. Bà Bandaranaike cũng yêu cầu tổng thống giúp giải quyết vấn đề

17-6-1963: Chừng năm ngàn Phật tử và hai trăm nhà sư người Việt đã biểu tình trước tòa đại diện Việt Nam tại Phnompenh để phản đối chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. 
 
 
Tờ WASHINGTON POST ra ngày 19-6-63 bình luận 
 
"Cuộc tranh chấp riêng tư khó hiểu của tổng thống Ngô Đình Diệm với Phật giáo đồ tại miền Nam Việt Nam không còn.,… là một sự biến độngtính cách địa phương nữa. Vì chế độ của ông Diệm liên hệ quá mật thiết với Hoa Kỳ, nên mối nguy cơ càng ngày càng tăng là Phật giáo đồ khắp Á Châu sẽ có cảm tưởng rằng dù sao Hoa Kỳ cũng dung túng sự kỳ thị tôn giáo. Đó là một cảm nghĩ sai lầm, nhưng trót là người bạn của chế độ độc tài, áp bức nên Hòa Kỳ dù sao cũng bị ảnh hưởng
 
 
HOA THỊNH ĐỐN (19-7-1963) UPI 
 
Hôm thứ năm, thượng nghị sĩ Wayne L. Morse thuộc tiểu bang Oregon, nói rằng: ông sẽ "không đồng ý cho một đô la" nào nữa để ủng hộ cho một "chế độ độc tài tàn bạo" của tổng thống ngô Đình Diệm tại miền Nam Việt Nam

Ông Morse, một nhân viên trong Uûy ban ngoại giao thượng nghị viện, đã tuyên bố trước Nghị viện rằng: "Việt nam không đáng hưởng sự hy sinh tính mệnh của một trẻ em người Mỹ", Oâng nói sẽ đề nghị giảm bớt số viện trợ trong chương trình ngoại viện của tổng thống Kennedy chỉ định là bốn tỷ rưỡi đô la. 
 

NỮU ƯỚC (21-7-1963) UPI 
 
 
Hôm nay tờ The New York Herald Tribunne đã cực lực phê bình tổng thống ngô Đình Diện vì những biến chuyển mới đây tại miền Nam Việt Nam

Tờ báo trên bình luận

"Thượng tọa Thích Quảng Đức, một vị tu sĩ Phật giáo đã biến tấm áo cà sa vàng của mình thành một giàn hòa thiêu không phải là một người duy nhất có thể tự đốt mình, tổng thống ngô đình Diệm tại miền Nam Việt nam cũng đang làm một công việc rất lạ lùng là ông đang tự đốt hết nền tảng của chế độ ông". 

Trong khi chính phủ đang cần sự tin tưởng của dân chúng hơn bao giờ hết thì chính phủ ấy lại đang mất sự ủng hộ của tín đồ Phật giáo chiếm ba phần tư tổng số dân chúng tại miền Nam Việt Nam. Sư cấm đoán tự do tín ngưỡng là một tội không thể tha thứ được, ngoài ra còn nhiều hạn chế tự do cá nhân cũng là một điều hết sức tai hại

"Ông Ngô Đình Diệm có thể minh chứng, đến một điểm nào đó, rằng quá nhiều tự do sẽ có lợi cho cộng sản nên ông phải kiểm soát báo chí. Cũng đến một điểm nào đó, ông có thể minh chứng rằng dân chúng phải trung thành với ông…" 

-Nhưng sự minh chứng đó đã đi quá phạm vi của nó khi mà cảnh sát Việt Nam tấn công các ký giả Mỹ và không một lời an ủi nào được thốt ra để xoa dịu nỗi đau của Phật giáo đồ, chỉ vì nỗi đau khổ ấy đã gây nên sự bấp bênh cho chế độ ông Diệm. Sự đau khổ ấy đã làm giảm bớt sức tự vệ của Việt Nam. Tất cả những sự kiện ấy đã xảy ra giữa lúc mà cuộc chiến chống cộng đang có nhiều triển vọng như tổng thống Kennedy đã nói trong cuộc họp báo của ông. Nhưng ta cũng có thể nói thêm là giữa lúc mà người Mỹ càng hy sinh tính mậnh hơn để giúp ông Diệm. 
 
 
TIN ĐÀI VOA: 25-7-1963 LÚC 12 GIỜ 30. 
 
 
Một tin điện của hãng thông tấn Reuter từ Saigon đánh đi cho biết là hôm thứ tư chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã đưa ra một đề nghị mới yêu cầu các lãnh tụ Phật giáo mở những cuộc thảo luận với hcính phủ về cuộc tranh chấp tôn giáo. Tin điện của hãng thông tấn Reuter thuật lại nguồn tin của giới Phật giáo nói rằng đề nghị nói trên có lẽ sẽ không được chấp nhận, vì giới Phật giáo muốn thấy chính phủ hành động thay vì chỉ nói suông. Tin trên hco biết thêm là sau nguồn tin của chính phủ Việt Nam thì các lãnh tụ Phật giáo tuy vậy đã tỏ ra chú ý đến việc có thể mở những cuộc hội đàm với chính phủ và đã yêu cầu chính phủ cho biết chi tiết về những đề nghị trên. Trong khi đó, tại Hoa Thịnh Đốn, tổng thống kennedy hôm thứ tư đã chuyển đến Thượng nghị viện đề nghị bổ nhiệm cựu thượng nghị sĩ Cabot Lodge làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam Cộng Hòa. 
 
 
SỰ ĐAU KHỔ TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM 
 
 
 
Chế độ gia đình trị của tổng thống Ngô Đình Diệm đang tự đào hố chôn mình. Chúng ta chỉ còn có thể trông đợi một sự cải tổ chính phủ, hiện phải có và càng sớm àng hay, mới có thể cứu vãn được tình thế một phần tối thiểu

Ký giả David Halberstam của báo New York Times đề cập đến vấn đề lật đổ ông tổng thống Diệm" chỉ còn là vấn đề thời gia. Từ Sài Gòn ông loan tin đi cho biết vấn đề đó trở thành vấn đề then chốt trong nước và có một ý nghĩa rất s6u xa chứ không còn là vấn đề thắng hay bại trong cuộc đấu tranh chống du kích quân cộng sản nữa. 

Ông David Halberstam nói tiếp: "Quan niệm phổ thông cho rằng 10 tuần lễ qua đã gây nhiều trở ngại cho những người trong cuộc chiến tranh đó". Nỗ lực chiến tranh đây có nghĩa là nỗ lực chiến tranh dưới chế độ ông tổng thống Diệm. David Halberstam cho biết 2 tuần lễ mới đây đại đa số dân chúng đã tỏ ra hết sức căm phẫn. Điều làm cho dân chúng căm phẫn là do chính phủ Sài gòn đã đàn áp Phật giáo đồ trong một tranh chấp mới đây. Nhưng ông halberstam cũng như nhũng quan sát viên không nói rõ rằng sự suy yếu bất ngờ trong chính phủ còn do những nguyên nhân khác hơn phong trào đối với Phật giáo. Bây giờ đã có rất nhiều đoàn thể bất mãn vơí chế độ ông Ngô Đình Diệm. Giữa các yếu tố khác, những lời tuyên bố chống Phật giáo một cách gắt gao của bà Nhu, em dâu của tổng thống Diệm cho rằng các cuộc hòa đàm với Phật giáo sẽ sụp đổ, và lòng căm phẫn của quần chúng đối với chế độ gia đình trị càng tăng thêm một cách ngấm ngầm. 

Khi cuộc chiến đấu đánh bại sự xâm nhập của quân du kích Cộng sản đã đến một giai đoạn nguy hiểm nhất mà phải đặt hàng thứ hai để nhường chỗ cho sư giải quyết vấn đề riêng của một giái đoạn độc tài, thì thiết tưởng đã đến lúc cần có một cuộc thay đổi. 
 
 
(trích báo The Chreitan Seience Moritor) 
 
 
TIN ĐÀI VOA: LÚC 6 giỜ 30 NGÀY 31 – 7- 63 
 
Các tin điện của các hãng Thống Tấn từ Sài Gòn đánh đi cho biết là hôm thứ ba hàng ngàn Phật từ, tăng, ni đã biểu tình để chống lại sự kỳ thị tôn giáo mà họ tố cáohiện cóViệt Nam Cộng Hòa. Theo những tin điện này cho biết thì những cuộc biểu tình đã diễn ra trong vòng trật tự, và không có vụ bạo động nào xảy ra cả. Một tin điện của hãng thông tấn Reuter cho biết là tại 15.000 người đã biểu tình tuần hành qua các đường phố, mang theo di ảnh của cố hòa thượng Thích Quảng Đức là vị cao tăng đã tự thiêu tại Saigon hôm 11-6-63, để đề cao những yêu sách của giới Phật giáo. Tại Saigon, hàng ngàn Phật tử, tăng, ni đã tụ họp chung quanh các chùa với những biểu ngữ mang khẩu hiệu "Đàn áp tông iáo là một hành động thời Trung cổ". Theo tin các hãng thông tấn cho biết thì các phát ngôn viên giới Phật giáo đã từng nói rõ là họ không sẵn sàng chấp nhận một đề nghị của chính phủ để mở cuộc thương thuyết. Theo tin cho hay thì hòa thượng Thích Tịnh Khiết có nói rằng: "tổng thống ngô Đình Diệm mới chỉ tỏ ra là ông sẵn sàng nhượng bộ bằng lời nói suông chứ không phải bằng hành động". 
 
 
 
[1] lối văn biền ngẫu mà các vị đại nho nước ta thuở xưa thường hay dùng để viết những bài phú, hoặc sơ, biểu v.v.. 
[2] Lấy ý ở câu "dân chi sở dĩ hễ tác ư bệ hạ giả diệc do xích tử chi mộ phụ mẫu dã" trong bài Tựa Thiền Tông Chỉ Nam thuật lại lời Trần Thủ Độ nói với vua. 
1 Phần trích dẫn sách Khóa Hư Lục chúng tôi căn cứ bản dịch Hán việt đối chiếu của THIỀU CHỮU và, cùng lúc, có tham khảo bản dịch Tứ Sơn Kệ của NGÔ TẤT TỐ, Văn Học Đời Trần, ấn bản năm 1960. 
1 BA TÀI, tức là trời, đất và người. 
2 Những chú thích dưới đây dẫn theo sách VHDT. Trịch quả: ném quả. Sách Thế Thuyết nói: Phan Nhạc rất đẹp mỗi khi ra đường, đàn bà lấy các thứ quả ném đầy cả xe. Vì vậy người ta hay dùng điển này để nói người đẹp trai. 
3 TAM DƯƠNG: Ba khí dương, tức là mùa xuân
4 SẮC: các hiện tượng vật chất 
5 DANH: các hiện tượng tinh thần
1 TRÚC MÃ: ngựa bằng tre. Sách Tân Thư nói: Hoàn Oân lúc nhỏ, thường hay bẻ tre cưỡi làm ngựa. 
Ban y: Thứ áo sặc sỡ của trẻ con. Sách Hậu Hán thư nói: Lão Lai ngoài bảy mươi tuổi, hãy còn cha mẹ, ông ta thường mặc áo năm màu sắc sỡ, chơi đùa dưới đất như trẻ con, để mua vui cho hai thân. 
2 BỒ LUÂN: Bánh xe có bọc cỏ cói. Sách Sử Ký chép: Đời xưa làm lễ Phong Thiện, thường dùng cỏ cói bọc vào bánh xe mà đi, sợ rằng hại đến cây cỏ trên núi. CƯU TRƯỢNG: Cái gậy khắc hình con cưu, gậy của người già. Sách Hậu Hán Thư nói: người nào tuổi đến bảy mươi, nhà vua ban cho một chiếc gậy ngọc, đầu gậy chạm hình chim cưu. Cưu là giống không nghẹn, tặng chiếc gậy đó, có ý muôn người già khỏi nghẹn. 
3 TRỜI: Không có nghĩa chỉ định mệnh hay thiên mệnh, mà chỉ có ý nói rằng: con người sinh ra đời, khi thân mệnh đã suy tàn, con người sẽ chết, không nhất định là già hay trẻ. 
1 Lư Ý cũng là Biển Thước. Vì Biển Thước nhà ở đất Lư, cho nên người ta gọi là Lư Y. 
2 DẠ DÀI: Đài đêm, chỉ về âm phủ
3 TUYỀN LỘ: Cửa của suối vàng, chỉ về âm phủ
4 THÁI TUẾ: Tức là sao Mộc; đi mười hai năm mới hết một vòng. Vì vậy ngươi Tàu ngày xưa mới dùng tên của những ngôi sao đặt tên cho mỗi năm. 
5 HUYỀN HƯ: Một sao trong đoàn nhị thập bát tú
6 BÁT THỦY: Tám dòng nước của tám con sông: Kinh, Vị, Lao, Bá, Sản, Lễ, Lạo, Tuyết. 
7 Lão Tử nói: "ta có sự lo lớn vì ta có cái thân" 
1 Trong Từ Bi Tam Muội Thủy Sám có câu: "Tội tính không giả, tội vô tự tính, tòng nhân duyên sinh, điên đảo nhi hữu, kỳ tòng nhân duyên nhi sinh, diệc tòng nhân duyên nhi diệt" 
1 Tuy Vậy, do trẫm sớm giác ngộ, mới làm văn sám này cho mọi người, từ quan tới dân, biết mà noi theo. 
1 NGUYỄN LANG:, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Lá Bối xuất bản 1974. 
2 Chúng tôi chọn lấy khóa lễ nửa đêm là giờ yên tịnh nhất, tức khóa lễ cuối cùng trong ngày, nhằm thanh lọc Ý căn. Trong sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và Ý) thì ý căn là chủ động… 
1 Trong thời gian chống quân Minh, năm 1413, vua Trùng Quang (đời Hậu Trần) có lần sai Nguyễn Biểu tới trại của Trương Phụ, (tướng nhà Minh) để điều đình, bị chúng giữ lại. Oâng giận mắng vào mặt Trương Phụ: "Chúng bay, trong thì mưu kế đánh lấy nước ngoài, ngoài thì phô trương là quân nhân nghĩa. Trước nói lập on cháu nhà Trần, nay lại chia đất làm quận huyện; không những cướp bóc của cải, lại còn tàn sát lương dân, thật là quân nghịch tặc". Trương Phụ tức giận, sai trói ông và đem dìm dưới chân cầu ngâm cho chết. Sau nhân dân Nghệ Tĩnh lập miếu thờ, suy tôn là "Nghĩa vương". 
Cảm kích trước sự hy sinh oanh liệt của nguyễn Biểu, một nghĩa sĩ chống quân Minh, vị tăng trụ trì chùa Yên Quốc đã làm bài "Cầu Siêu Độ" cho người anh hùng quá cố ấy. 
Nguyên văn: 
 Chói chói một vùng tuệ nah65t, 
Đùn đùn mấy đóa từ vân
Tam giới soi hòa trên dưới, 
Thập phương trải khắp xa gần
Giải thoát lần lần nghiệp chướng
Quang khai chốn chốn mê tân
Trần quốc xảy vừa mạt tạo (1), 
Sứ Hoa (2) bỗng có trung thần. 
Vàng đúc lòng son một tấm, 
Sắt rèn tiết cứng mười phân. 
Trần kiếp vì đâu oan khổ, 
Phương hồn đến nỗi trầm luân! 
Tế độ dặn nhờ từ phiệt, 
Chân linh ngõ được phúc thần (*)" 

(1) Mạt tạo: cuối đời, cuối vận. 
(2) Sứ hoa: nguyễn Biểu 
 
 
(*) Chân Linh: tinh thần thiêng liêng có thực; Phúc Thần: danh nah6n sau khi chết đuợc thờ làm thần. 
1 Xem mục các chúa dòng họ Trịnh đối với Phật giáo
2 Nguyễn Kim (có sách viết là Nguyễn Hoàng Kim) làm quan Hữu vệ điện tiền tướng quân an thanh hầu dưới triều Lê, khi Mạc Dăng Dung diệt nhà Lê năm 1527, ông trốn sang Ai Lao, được vua nước ấy là Xạ Đẩu cho đến ở xứ Sầm Châu (Thanh Hóa). Đến năm 1532, Nguyễn Kim tìm được người con út vua Chiêu Tông tên là Duy Ninh lập làm vua, tức vua Trang Tôg. Cùng thời ấy, ở làng Sóc Sơn, có Trịnh Kiểm là một tướng giỏi, ông Nguyễn Kim gả con gái là Ngọc Bảo cho, để cùng hợp lực giúp vua Lê, dứt nah2 mạc. 
Năm 1542, Lê Trang Tông đem quân đánh Thanh Hóa và nghệ An; năm 1543, lấy đất Tây Đô; năm 1545, nguyễn Kim đem quân tiến đánh Sơn Nam, đi đến huyện Yên Mô, bị tướng nhà Mạc đánh thuốc độc chết, binh quyền giao cả cho con rễ là Trịnh Kiểm. 
Trịnh Kiểm rút quân về Thanh Hóa, lập hành điện (ở đồn Vạn lại) để cho vua ở. 
Năm 1570, Trịnh Kiểm mất, em là Trịnh Tùng lên thay, được vua Lê Anh Tông phòng làm Thái úy trưởng quốc công. Năm 1592, Trịnh Tùng dẫn quân ra Bắc đánh chiếm thành Thăng Long, nhà Mạc mất ngôi từ đấy). 
1 Về lai Lịch và Chân Thân Tổ Chuyết Công
Hồi Hậu Lê, đời vua Thần Tông, niên hiệu Dương Hòa thứ tư (1639), có Hòa thượng CHUYẾT CÔNG, người Quảng Đông (Trung Hoa) sang hành đạoViệt nam
Hòa thượng, từ khi còn ở trong nước, đã nổi tiếng là vị thiền sư trí, đức kiêm ưu, biết việc quá khứ, vị lai
Vì muốn làm tròn mối duyên tiền kiếp, Lý Thiên Tộ, tức hòa thượng Chuyết Công, có lần chở đầy hơn ba vạn quyển kinh Tam Tạng sang Việt Nam. Khi tới Thăng Long, Hòa thượng tạm trú tại Khán Sơn, gần kinh thành, mở trường khai đạo. Tăng, ni khắp nơi tìm đến cầu học. Các hoàng hậu, thân vương, đại quan cũng đến thụ giáo xin làm đệ tử. Hai năm sau, thấy phồn tạp quá, Hòa thượng dời đến chùa Sùng Aân, phường Quảng Bá, ở đây được một năm. Sau đó, hòa thượng thuê xe, (bò) chở cả Tam Tạng kinh lên chùa vạn Phúc, núi Tiên Du, trụ trì hẳn tại đây. 
Hòa thượng tự nhận mình là hậu thân vua Lý Anh Tông, cũng tên là Lý Thiên Tộ. 
Trong thời kỳ ở chùa Vạn Phúc, Hòa thượng thu nạp một thiền sư (nổi tiếng thời bấy giờ) làm đệ tử là ngài Minh Hành. Thiền sư Minh Hành, trụ trì chùa Minh Phúc, thuộc xã Nhạn Tháp, tục gọi là chùa Bút Tháp…. Mùa hè năm Giáp Thân, niên hiệu Phúc Thái, đời vua Chân Tông, trước khi thị tịch, Hòa thượng cho gọi đệ tử Minh Hành tới, trao truyền tâm ấn cho và dặn rằng: "nhục thể của ta, sau khi ta tịch, sẽ thành kim cương bất hoại… Vậy nên cứ để nguyên thế, không cần nhập thổ hay hỏa táng". Sau quả như lời, nhục thể Tổ không hề hôi nát. Bà hoàng thái hậu Minh Thục là đệ tử của hòa thượng, thấy vậy nên sai công bộ làm một long khám sơn son thếp vàng để thờ chân thân Tổ tại chùa Phật Tích (chùa cũ tên là Vạn Phúc) ở núi Tiên Du. Núi này sau đổi là Phật Tích để ghi dấu nơi Tổ tu đắc đạo
1 Pierre Josseph Georges Pigneau de Béhaine, évêque d' Adran. 
2 Việt cấm đạo lần thứ nhất vào năm 1825, vua Minh Mệnh xuống dụ, nói rằng: "Đạo phương Tây là tà đạo, làm mê hoặc lòng người và hủy hoại phong tục, cần phải nghiêm cấm để khiến người ta phải theo chính đạo" 
1 PHẠM ĐÌNH HỔ, trong Vũ Trung Tùy Bút, đã phải thốt ra những lời lẽ chua cay về lối học nệ vào "từ chương" của người mình: 
"… Những kẻ chuộng công danh lúc bấy giờ chỉ theo đòi bóng gió, nhặt lấy bã mía của tiền Nho, tập làm cái lối văn chương hoa hòe… Tê hại ngày càng quen đi, những kẻ cử tú chỉ đem những bài chính văn trong kinh truyện cắt đứt ra từng đoạn, từng câu, chuyện học thuộc lòng những bài tiểu chú để làm văn. Học tập như thế mà mong làm những việc kinh bang tế thế thì sao được". 
Oâng Đức Siêu, tác giả sách Cơ Sở ngữ Văn Hán Nôm, tập 1, đã có những nhận xét tinh tường về lối học theo từ chương:"… nhiều người đã khổ sở cả một đờilẽo đẽo theo đuổi cái thứ văn thơ ấy để cầu lấy chút công danh. Và cũng có nhiều người, tuy không thể không làm quen với cái loại "văn thơ" ấy, nhưng ghét cay ghét đắng nó. Nguyễn Công Trứ đã chế giễu nó một cách sâu sắc rằng câu văn tuy trầm bổng nhịp nhàng… nhưng ngán ngẩm vô nghĩa sau đây: 
 "Sông Nhị Hà ba mươi thước nước, chim ăn chim béo, cá ăn không được cá bay về đậu núi Hoành Sơn! 
"Tưởng đương sơ Thang Vũ chi hưng, ông loèn, ông loẻn, ông loen, tống bất ngoại bò vàng chi liếm lá!" 
Thật là mỉa mai, chua xót!… 
Và thi sĩ TRẦN TẾ XƯƠNG, có lần, đã mắng thẳng vào mặt bọn "tri thức nửa mùa" vốn cậy có văn bằng cao, nhưng bản chất lại rất ti tiện, tầm thường… chỉ biết làm sao sống được "no cơm ấm cật" yên phận, thế thôi. 
"Sĩ khí rụt rè g àphải cáo 
Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi.." 
Và giễu người thi đỗ: 
"Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt 
Dưới sân ông cử ngỏnh đầu rồng" 
Chẳng hạn, một nhà nho uyên bác đã nói: "Đạo chỉ có một, ngoài đạo tu thần, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, không còn có gì gọi đạo nữa". Nhưng, sang đầu thế kỷ XX, giới sĩ phu – một số rất ít – trong nước, chợt bừng tỉnh, nhận ra rằng: lối học nhồi sọ (Tử viết: Đức Thánh dạy rằng) mà, xưa nay, người mình vẫn học thuộc lòng, có khác nào đứa trẻ bập bẹ "học tiếng nói người"…; một nền học thuật chỉ biết hướng vế đường thi phú, gọt giũa và đánh bóng câu văn sao cho thật tinh xảo, nhất là dẫn chứng những điều … để tỏ ra mình có học, và để lòc chất chẳng đem lại ích lợi gì cho chính bản thân và cho tổ quốc cả, vì chỉ biết: 
…"Ngóng hơi thở của quan trường để làm văn sách
Nhặt cặn bã của Trung Quốc, để làm phú từ… 
Nhọc lòng trong cảnh bút cùn đen lung 
Đắm mình vào chỗ sống say chết mê 
Hỡi ơi, đau thay! Dây dưa để đấn có hổ nhục ngày nay, 
Ai bày trò gây nên độc hại ấy>" 
 Phú: Lương Ngọc Danh Sơn, 1904, 
Lãng Nhân, Giai Thoại Làng Nho 
Trước cảnh huống bi đát như thế, chí sĩ PHAN CHU TRINH vì quá uất ức, không thể nín nhịn được nữa, nên đã thốt ra những lời thơ thống thiết, qua bài "Chí Thành Thông Thánh", nhằm "đánh thức" bọn quan trường và các sĩ tử trong nước đang còn mơ mộng với cái học vong quốc, mà không biết nhục. 
Phiên âm nguyên văn bản chữ Hán: 
"Thế sự hồi đầu dĩ nhất không 
Giang sơn nô lệ khấp anh hùng 
Vạn dân nô lệ cường quyền hạ 
Bát cổ văn chương túy mộng trung 
Trường thử bách niên cam thóa mạ 
Cánh tri hà nhật xuất lao lung 
Chư quân vị tất vô tâm huyết 
Thí hướng tư văn khán nhất thông". 
(Có bản chép: câu 6: Bất tri hà nhật… 
 câu 8: Nguyện bả tư văn… 
 
 
Tạm dịch: 
 Thế sự coi kìa hết thảy không 
Non sông cạn lệ khóc anh hùng 
Muôn dân nô lệ vòng cương tỏa 
Tám vế văn chương giấc ngủ nồng (!) 
Há nhịn trăm năm người chửi mắng? 
Thả trôi ngày tháng kiếp cùm gống! 
Quí ông đâu phải không tâm huyết 
Xin đọc thơ này chút cảm thông
 (21-6-1990) 
 
 
Năm 1906, cụ PHAN BỘI CHÂU, nhà cách mạng lớn của Việt nam, vì việc nước mà phải bôn ba nơi hải ngoại; trong lúc nghĩ đến sự đau khổ cùng cực của đồng bào ngót năm mươi năm (1862-1906) bị đè nén, quằn quại, rên xiết dưới gông cùm của bọn thực dân da trắng cũng như quá đau xót cho thân phận của kẻ "bô đào" (cụ tự nhận mình là kẻ tội nhân trốn tránh, bị lưu đày…), nên trong tập Hải Ngoại Huyết Thư đã ký thác tâm sự mình bằng giấy trắng mực đen, trong những lời văn bi ai, thống thiết
.."Bốn ngàn năm nước của tổ tiên, về chưa hồn hỡi? 
Mấy vạn dặm bồ đào đất khách, giấc mộng buồn thay! 
(Tứ thiên niên phụ mẫu chi bang, hồn hề qui tá? 
Sổ vạn lý bồ đào chi khách, mộng lý thê nhiên!) 
Cụ HUỲNH THÚC KHÁNG kể lại cuộc đối thoại giữa chí sĩ PHAN CHU TRINH với thống soái sài gòn trong "Thi Tù Tùng Thoại". 
Hỏi: Có quen biết Phan Bội Châu không? 
Đáp: Chính anh em bạn. 
-Vậy thì anh cũng là đảng bài Pháp chứ gì? 
-Phan Bội Châu hiệu Sào Nam là một hào kiệt ái quốc của nước Nam trong nước không ai không biết tiếng…. 
Trong bài văn tế khóc nhà cách mạng Phan Bội Châu, cụ Huỳnh việt: 
"…Chốn kinh thành về đã mấy năm, 
Lều bến ngự nằm co một xó. 
Khi ghế chích ba câu kệ Phật, đá cúi đầu nghe; 
Lúc thuyền côi mấy chén rượu tiền, núi nghiêng mình đổ. 
Hồn ái quốc về chăng hay chớ, ào ào gió thổi, từ mùa đỉnh núi sông thông reo; 
Gương vĩ nhân sáng mãi chẳng lòa, vằng vặc nước trong, ngàn thuở lòng sông vầng nguyệt tỏ:. 
 (dẫn theo sách Văn Học Sử Thời Kháng Pháp 
 (1858-1945) của Lê Văn Siêu). 
Cụ PHAN BỘI CHÂU khi bị giam lỏng tại cố đô Huế, một mình một bóng "mình nói mình nghe, khóc lại cười!" Và, để tìm sự an định trong câu kinh tiếng kệ, vui với cảnh Thiền: 
"Năm canh chuông mõ nghe đâu Phật 
Bốn mặt non sông vắng ngắt người!" 
 (Đêm ngồi một mình, 1933) 
 
 
Một chí sĩ đỗ đạt cao, nhưng không vì chút đỉnh chung đến phải uốn mình thần phục kẻ ngoại nhân là thực dân Pháp đang hành hạ đồng bào mình… cho dù phải sống trong cảnh nghèo nàn mà cụ vẫn ung dung tự tại
"Ba gian nhà dột trời soi bóng 
Mây tấm rèm thưa gió chọc đầu 
Sớm tưới cành hoa mây tới phủ 
Đêm đêm kinh Phật nguyệt vào hầu". 
 Báo Tiếng Dân, 1933 
[3] Như làng Quần Phương Thượng, Quán Phương Trung, Quán Phương Hạ (Hải Hậu) Nam Định 
[4] khoảng 2 giờ 30 chiều ngày 9-5-1963, hòa thượng THIỆN HÒA, Trị sự trưởng Tổng trị sự Giáo Hội Tăng Già Việt Nam cho người mời tôi qua chùa Aán Quang gấp. Vào lúc 3 giờ kém 15 phút, tôi tới gặp hòa thượng Thiện Hòa tại phòng của Người, và được hòa thượng cho biết: Tổng trị sự giáo hội vừa mới nhận được văn thư và một cuộn band ghi lại cuộc đàn áp Phật giáo đồ do chính quyền Huế chủ động. Nói đến đấy thì Hòa thượng bỏ lửng câu chuyện và dẫn tôi tới phòng hòa thượng Thiện Hoa. Nhân phòng hòa thượng Thiện Hoa có sẵn máy cassette cho mở cuộn band cùng nghe, đồng thời tôi đọc bản văn do Phật giáo Trung phần tường trình về vụ xảy ra tại đài phát thanh Huế đêm ngày 8-5-1963. Xem xong văn thư tôi lấy máy chữ đánh giấy trei65u tập cuộc họp khẩn vào lúc 19 giờ cùng ngày (9-5). Cuộc họp Tổng Trị Sự đưa đến quyết định 3 việc, như đã ghi. 
[5] Thần kinh: Cố đô huế. 
[6] Để góp phần tranh đấu với Phật tử ở nước nhà, giáo sư Nguyển Thanh Thái, một Việt kiều ở Pháp đã hành động một cách phi thường. Lúc đó vào hồi 15 giờ ngày 17-9-63 tại công trường Fonteny, trước trụ sở cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc, với sự hiện diện khoảng 300 người, giáo sư Nguyễn Thanh Thái, mặc toàn đồ trắng. Sau khi tự cạo trọc đầu, và xếp bằng tròn ngồi trước một chiếc bàn thờtượng Phật và hương khói cuồn cuộn, giáo sư đã thản nhiên lấy con dao găm tự rạch ngực cho máu chảy rồi lấy một cái chén nhỏ bằng bạc hứng máu dùng làm mực để viết thư gửo ông U Thant, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm: 
 "Nhân danh dân tộc Việt Nam, chúng tôi tố cáo những tội ác của chính phủ Ngô Đình Diệm và cương quyết lên án sự vi phạm nhân quyền tại miền Nam Việt Nam
-Tình huynh đệ quốc tế muôn n8am 
- Liên Hiệp Quốc muôn năm 
 Ba-lê, ngày 17-9-1963 
 Khi giáo sư viết xong, một Việt kiều cầm lá thư giơ cao lên cho mọi người nhìn và nói lớn: 
- Đây là máu của nhân dân quật khởi chống một chính phủ vi phạm Nhân Quyền 
 Và cũng để phản đối chính sách đàn áp trắng trợn Phật giáo của chính quyền ngô Đình Diệm, ông Trần Văn Chương, đại sứ Việt nam tại Hoa Kỳ, từ chức. Bà Trần Văn Chương cũng bỏ luôn chức đại diện Việt Nam quan sát tại Liên Hiệp Quốc 
 - VNPGTDS, trang 222 - 
[7] Dưới đây là tin tức của các đài phát thanh và hãng thông tấn xã ngoại quốc loan truyền về hai cuộc biểu tình ngày 17-7-63 trước chợ Bến Thành. 
 ĐÀI V.O.A (NgÀY 17-7-63) 
Những tin tức vừa nhận được từ Saigon cho hay vào lối 1.000 tăng lữ, tăng, ni và trẻ em đã tổ chức một cuộc biểu tình hôn nay để kêu gọi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chú tâm đến đòi hỏi tự do tín ngưỡng của họ. Theo nguồn tin nhận được thì đám người biểu tình đã bị nhân viên cảnh sát đẩy lui khi họ tìm cách tràn qua một rào dây kẽm gai giăng ngang qua một con đường chính tại thủ đô. Hai hãng thông tấn Reuter và Liên Hiệp Quốc loan báo là sau đó các tăng lữphật tử đã ngồi cả xuống đường trong gần hai tiếng đồng hồ khi họ không chịu giải tán. Theo lời loan báo của hai hãng thông tấn nói trên: nhân viên cảnh sát đã nhảy vào dùng ma trắc (matraque) để tìm cách giải tán họ khỏi đường phố. Và liền đó, một số người không rõ là bao nhiêu đã bị điệu lên xe đi mất. Theo lời các thông tín viên thuật lại, thì trong số những người bị bắt dường như có cả một số ngươi bị thương. Một cuộc biểu tình khác nhỏ hơn của Phật tử cũng đã diễn ra sáng thứ tư ở chợ Bến Thành. Và hình như cũng có một số ngươì bị điệu về bót thẩm vấn. Hôm thứ ba, hơn 150 tăng lữ và tăng, ni đã tập họp trước nhà riêng của đại sứ Nolting kêu gọi nước Mỹ can thiệp để giải quyết giúp vấn đề Phật giáo tại Việt Nam Cộng hòa. 
 ĐÀI B. B. C (NGÀY 17-7-63) 
 
 
Hôm nay, cảnh binh ở Saigon đã giải tán hai cuộc biểu tình của các tăng, ni, đàn bà và trẻ em khi họ yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa giải quyết cuộc.. khủng hoảng chính trị – tôn giáo này kéo dài đã hai tháng rưỡi. 
Có hàng chục người bị thương được chuyên chở đi nơi khác. Và phóng viên các báo nói rằng có nhiều người khác bị thương. Cảnh binh đã lấy dây thép gai giăng vòng quanh đám người biểu tình sau khi họ bị cấm không được diễu hành đi đến ngôi chùa. 
ĐÀI V. O.A. (ngày 18-7-63 hồi 12g30) 
 
 
Tín điện của hãng thông tấn từ saigon đánh đi cho biết hôm thứ tư, cảnh sát Việt Nam đã dẹp tan ít nhất là hai cuộc biểu tình của tăng, ni và Phật tử tại Saigon, làm hàng chục người bị thương và bắt giữ hàng chục người khác. Những người biểu tình đã mang những biểu ngữ kêu gọi chính phủ hãy tôn trọng bản thỏa hiệp ký kết hồi tháng trước sau khi Phật giáo phản kháng về việc "Kỳ thị tôn giáo". Hai hãng thông tấn Pháp và Reuter cho biết cuộc biểu tình lớn đã bắt đầu cuộc tuần hành đến chùa Xá Lợi, nơi mà một số tăng, ni hiện đang mở một cuộc tuyệt thực trong 48 tiếng đồng hồ. Theo tin điện của hãng Thông tấn này cho biết thì cảnh sát dựng hàng rào dây kẽn gai để chặn đường và đẩy lui những người tìm cách tràn qua hàng rào đó. Đám biểu tình gồm lối 1000 người đã ngồi lỳ ở ngoài công lộ trong hơn một tiếng đồng hồ. Và khi đám biểu tình không chịu giải tán, cảnh sát đã xông vào dùng gậy đánh đập nhiều người và bắt một số đem lên xe camion đưa đi. Hãng thông tấn United Press International cho biết: sau cuộc biểu tình, một nhà sư đã tiến vào tòa đại sứ Hoa kỳ để đứa một kiến nghị yêu cầu giúp đỡ. Theo tin trên, khi nhà sư rời khỏi sứ quán Mỹ, một cảnh sát viên đã định bắt nhà sư. Nhưng may nhờ có một số người Mỹ đứng gần đấy can thiệp giải thoát cho ông. Theo tin trên… các Mỹ kiều đã kéo nhà sư trở vào trong sứ quán để khỏi bị bắt

Trong cuộc họp báo hôm thứ tư, tổng thống Kennedy tuyên bố rằng thật là không may tại Việt Nam Cộng Hòa lại có chuyện xảy ra việc tranh chấp tôn giáo khi cuộc chiến tranh chống cộng sản tại đây đang diễn ra một cách tốt đẹp. Và ông bày tỏ hy vọng rằng một thỏa hiệp sẽ có thể đạt được giữa đôi bên. Vì lẽ Hoa kỳ muốn Việt Nam có một chính phủ vững vàng để tiến hành cuộc chiến đấu duy trì độc lập quốc gia, một thỏa hiệp biết tôn trọng quyền lợi của người khác. 

Tổng thống nói: Hoa Kỳ không có ý ngưng viện trợ Việt Nam Cộng Hòa, bởi nếu làm như vậy có nghĩa là không những miền Nam Việt Namtoàn thể vùng Đông Nam Á sẽ sụp đổ. Và ông nói rằng không nên phê phán một cách quá khắt khe về một dân tộc phải trải qua một giai đoạn khó khăn. Oâng nói tất cả phải nên nah65n định rằng: Việt Nam đã đặt trong tình trạng chiến tranh 20 năm nay, một tình trạng mà bất cứ một xã hội nào khó mà đứng vững nổi…………………………………………………………… 

"Sau đây là câu hỏi của một ký giả và câu trả lời của tổng thống Kennedy tại cuộc họp vừa đây của tổng thống. 

Hỏi: Thưa tông thống, từ ít lâu nay dân mình rất quan tâm đến tình hình chính trị ở Việt Nam Cộng Hòa và chúng tôi xin hỏi tổng thống cho biết những nỗi khó khăn hiện giờ giữa Phật giáo đồ ở Việt Nam và chính phủ Việt Nam có làm trở ngại gì đến nhiều năm của viện trỡ Mỹ trong cuộc chiến đấu chống Việt cộng tại đó hay không? 

Trả lời: Có, tôi cho là có. Theo như tôi nghĩ thật là một điều không may là cuộc tranh chấp này đã xảy ra đúng vào lúc cuộc đấu tranh quân sự chống Việt cộng đang tiến triển một cách tốt đẹp hơn nhiều tháng trước đây. Tôi hy vọng một giải pháp có thể thành đạt được để giải quyết cuộc tranh chấpchắc chắn lúc bắt đầu là cuộc tranh chấp tôn giáo – vì lẽ chúng ta đã thi hành rất nhiều cố gắngViệt Nam và những cố gắng này đã tỏ ra rất có hiệu quả. Lẽ tất nhiên là tôi và tất cả chúng ta đều biết rằng Việt Nam vẫn ở trong tình trạng chiến tranh từ 20 năm nay: nào là khi quân Nhật tràn sang, nào là cuộc chiến chống người Pháp rồi đến cuộc nội chiến vẫn diễn ra từ 10 năm nay, quả thật đây là một tình trạng hết sức khó khăn, làm cho bất cứ một xã hội nào khó khăn mà đứng vững nổi. 

Việt Nam là một quốc gia vẫn phải đương đầu với nhiều vấn đề và là một quốc gia bị chia đôi. Ngoài ra lại còn gặp phải những hoạt động du kích quân, những cuộc khủng bố v.v… và bây giờ lại gặp phải những cuộc tranh chấp tôn giáo nữa. Tôi hy vọng cuộc tranh chấp này sẽ được giải quyết ổn thỏa, vì lẽ chúng ta muốn thấy có một chính phủ vững vàngViệt Nam Cộng Hòa để tiến hành một cuộc chiến đấu duy trì độc lập quốc gia của họ. Chúng ta nhiệt thành tin tưởng ở điều đó, chúng ta sẽ không triệt giảm nỗ lực này của chúng ta ở đó. Theo ý tôi, nếu chúng ta triệt giảm nỗ lực này thì điều đó có nghĩa là không những miền Nam Việt Namtoàn thể vùng Đông Nam á sẽ bị sụp đổ. Bởi vậy chúng ta sẽ tiếp tục trợ giúp Việt Nam

Chúng ta hy vọng là với nỗ lực của chính phủ người Việt Nam và họ cố gắng như vậy trong cuộc chiến tranh này lâu hơn chúng ta nhiều và chịu nhiều tổn thất hơn. Và đằng sau bức tường quân sự do chính người Việt Nam dựng lên, họ sẽ đạt tới một thỏa hiệp và những vụ rắc rốitính cách dân sự cũng là về sự tôn trọng quyền hạn và của người khác. Đó là hy vọng của chúng ta và sẽ có ảnh hưởng phần nào trong quyết định tối hậu là của họ… (1) 
(1) Tuệ Giác, Việt Nam Phật Giáo Tranh Đấu Sử, trang 214 đến 220. 
[8] (1) 2, 3, theo sách Việt Nam Phật giáo Sử luận, tập iii, các trang 461, 467, 472, 473. 
[9] Ngày 4-12-1963, Hội Đồng Quân Nhân Cách mạng đề cử ông Nguyễn Ngọc Thơ giữ chức thủ trưởng thì Phong trào Cách Mạng đang lên bỗng sẹp hẳn đi! Dân chúng hoang mang, nghi ngờ và mất niềm tin!.. kéo theo đó là những xáo trộn liên miên! 
[10] Trích Bút Nở Hoa Đàm, vạn hạnh xuất bản 1967 
[11] Theo bản Hiến Chương hiện nay, là đức Tăng thống. 
[12] Theo Hiến Chương hiện nay là Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương. 
[13] Theo HC hiện nay là viện Hóa Đạo và Viện trưởng viện Hóa Đạo 
[14] Bài thơ "Bánh Xe Diệu Pháp" trích trong Tạp thơ BÚT NỞ HOA ĐÀM Vạn Hạnh XB 1967 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/04/2020(Xem: 7583)
24/02/2020(Xem: 4650)
02/11/2019(Xem: 4716)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.