Thư Viện Hoa Sen

Tinh Thần Nhập Thế Của Phật Giáo Đời Trần - Thích Pháp Như

06/07/201212:00 SA(Xem: 20749)
Tinh Thần Nhập Thế Của Phật Giáo Đời Trần - Thích Pháp Như

TINH THẦN NHẬP THẾ
CỦA PHẬT GIÁO ĐỜI TRẦN 
Thích Pháp Như

Trải qua các triều đại, đạo Phật đều thể hiện nét riêng biệt đặc thù của Phật giáo Việt Nam. Từ đó cũng có thể cho rằng con ngườihoàn cảnh xã hội mỗi thời kỳ cũng có thể cho rằng con ngườihoàn cảnh xã hội mỗi thời kỳ cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần quy định bản chất của Phật giáo Việt Nam.

DẪN NHẬP

Nhìn lại dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam, Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam rất sớm. Ngay từ thế kỷ thứ II, III trước công nguyên, đã có các sư Ấn – Hoa theo các thương gia du nhập vào và đã hình thành trung tâm truyền giáo tại Luy Lâu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Từ đó Đạo Phật đi vào lòng dân tộc theo bao thăng trầm của lịch sử. Nhiều vị vua khi chiến tranh đã đóng góp công sức của mình vào việc giữ nước, khi hòa bình lại trở về với đời sống tu hành đạm bạc nhưng khi đất nước cần vẫn không bỏ mặt. Trong những vị vua ấy phải kể đến chính là các vị vua nhà Trần, đã ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông, tạo nên hòa khí Đông A, mà tiêu biểu là vua Trần Nhân Tông, và cũng là một vị đã khai sáng nên nên dòng thiền Trúc Lâm khi trở thành một người xuất gia.

Dưới thời nhà Trần đặc biệttriều đại của vua Trần Nhân Tông dân chúng được an cư lạc nghiệp, đâu đâu cũng nghe tiếng chuông chùa vang vọng và Phật giáo đã gắn liền với dân tộc qua nhiều thăng trầm, thịnh suy, vinh nhục. Vì thế mà đạo phật lúc bấy giờ được xem nhưquốc giáo. “Tinh thần nhập thế của Đạo Phật của Phật giáo đời Trần” đã cho thấy đạo Phật không phải là đạo yếm thế, mà muốn tìm con đường giác ngộ không thể từ bỏ thế gian này mà giác ngộ được. Với tinh thần Bồ tát đạo thì người con Phật càng phải dấn thân vào cuộc sống, đồng sự với chúng sanh, vui với niềm vui của đất nước, đau với nỗi đau của dân tộc, nhưng khi thanh bình thì vẫn trở về với cuộc sống tu hành thoát tục. Chính vì vậy mà người viết đã chọn đề tài này. Nguyễn Tài Thư trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam cũng đã khẳng định: “Nếu như nhập thế là một khuynh hướng tư tưởng của một học thuyết, một tôn giáo chủ trương tham gia các hoạt động chính trị và giải quyết các vấn đề chính trị xã hội thì Phật giáo không phải là một Tôn giáo nhập thế - trái lại nó là tôn giáo xuất thế hay còn gọi là yếm thế.”

Về phương pháp nghiên cứu người viết dùng phương pháp phân tích nhũng sự kiện hay thông tin có sẵn mà phân tích chúng để có được một sự đánh giá tài liệu một cách có phê phán. Bên cạnh đó có sử dụng một số phương pháp khác dựa trên mục tiêu nghiên cứu hay hoàn cảnh nghiên cứu để làm sáng tỏ đề tài mong rằng sẽ đóng góp một phần nào làm rõ đề tài vì trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam thì Phật giáo và dân tộc luôn luôn song hành. Đó cũng là một nét văn hóa rất riêng của Việt Nam và cũng là nét riêng của Phật giáo từ khi Đức Thích Ca khai sáng cho đến các vị đệ tử truyền thừa trải qua bao nhiêu thời gian bao nhiêu không gian vẫn không làm rơi một giọt máu nào mà ngược lại còn làm rạng danh cho dân tộc ấy.

NỘI DUNG

1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

1.1. TÌNH HÌNH NƯỚC ĐẠI VIỆT TRƯỚC TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN

Năm 938, Ngô Quyền người Đường Lâm đã chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đến năm 939, ông bắt đầu xưng vương, hiệu là Tiền Ngô Vương, đóng đô ở Loa Thành, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục. Vua mưu tài đánh giỏi, làm nên công tái tạo, đứng đầu các vua. Năm 944 Ngô Quyền mất, ở ngôi 6 năm, thọ 47 tuổi. Năm 945, Khi Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha anh (có sách chép là em) của Dương hoàng hậu cướp ngôi xưng là Bình Vương. Con trưởng của Ngô Vương là Xương Ngập sợ, chạy về Nam Sách Giang lánh nạn. Tam Kha lấy con thứ hai của Ngô Vương là Xương Văn làm con mình. Năm 950 Xương Văn con thứ của Ngô Quyền bèn quay về đánh úp Tam Kha khôi phục lại cơ nhiệp của Tiền Ngô Vương. Mọi người muốn giết đi Bình Vương nhưng Xương Văn nói: "Bình Vương đối với ta có ơn, sao nỡ giết", bèn giáng làm Chương Dương Công, nhân đó ban cho thực ấp (nay là Chương Dương độ). Năm 951, Xương Văn lên ngôi xưng là Nam Tấn Vương (Hậu Ngô Vương) sai sứ đón anh là Xương Ngập về kinh, cùng trông coi việc nước. Xương Ngập xưng là Thiên Sách Vương. Vua nối được kỷ cương hoàng gia, khôi phục cơ nghiệp cũ. Năm 965, vua đem quân đi đánh hai thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình, mới vào đến cõi, đỗ thuyền lên bộ đánh, bị phục binh tay nỏ bắn trúng chết. Năm 966, Nam Tấn Vương mất.

Năm 967, bấy giờ trong nước không có chủ, 12 sứ quân tranh nhau làm trưởng, không ai chịu thống thuộc vào ai. Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng con của Thứ sử châu Hoan Đinh Công Trứ đã dẹp loạn thống nhất thiên hạ. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là Đinh Tiên Hoàng, vua tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, song không biết dự phòng, không giữ được trọn đời, tiếc thay! Vua bị Chi hậu nội nhân Đỗ Thích giết vua ở sân cung. Đinh quốc công Nguyễn Bặc sai người bắt đem chém Đỗ Thích, đập nát xương, băm thịt ra từng mảnh, chia cho người trong nước ăn, chẳng ai không tranh lấy mà nhai nuốt. Đinh Tiên Hoàng ở ngôi 12 năm (968-979), thọ 56 tuổi (924-979). Khi ấy Đinh quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, cùng thập đạo tướng quân Lê Hoàn rước Vệ Vương Toàn lên ngôi Hoàng đế, tôn gọi vua là Tiên Hoàng Đế, tôn Dương Thị làm Hoàng thái hậu. Đinh Toàn còn thơ ấu phải nối nghiệp lớn gian nan, cường thần nhiếp chính, người trong nước lìa lòng, nhà Đinh bèn mất, vua thọ 18 tuổi. Khi vua Tiên Hoàng Đế nối ngôi khi mới 6 tuổi. Lê Hoàn nhiếp chính, làm công việc như Chu Công, tự xưng là Phó Vương.

Bấy giờ quân Tống kéo sang, vì vua còn nhỏ không thể đảm đương việc nước, Thái hậu và triều thần đã mời Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu (980), giáng phong vua làm Vệ Vương. Lập Nam Phong Vương Long Việt làm hoàng thái tử, gia phong Long Đĩnh làm Khai Minh Đại Vương. Trước đó Long Đĩnh xin làm thái tử, vua có ý muốn cho. Đình thần nghị bàn cho rằng không lập con trưởng mà lập con thứ là không phải lễ. Vua bèn thôi. Tháng 3 năm 1005, vua băng ở điện Trường Xuân, gọi là Đại Hành Hoàng Đế, sau nhân đó dùng làm miếu hiệu mà không đổi. Sau khi vua Lê Đại Hành băng hà, Lê Long Việt lên ngôi được 3 ngày thì bị em cùng mẹ là Long Đĩnh giết, thọ 23 tuổi (983-1005). Bầy tôi điều chạy trốn, duy có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc. Long Đĩnh lên ngôi, truy đặt thụy cho vua là Trung Tông Hoàng Đế, cho Công Uẩn làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ.

Lê Long Đĩnh làm vua bạo ngược với dân chúng để thỏa lòng hung ác, vì vua mắc bệnh trĩ phải nằm mà coi chầu nên gọi là Ngọa Triều (Dã sử chép: vua say đắm tửu sắc phát ra bệnh trĩ). Khi vua Ngọa Triều băng hà, cả triều thần tôn xưng Lý Công Uẩn lên làm vua trong đó có sự hổ trợ của Thiền sư Vạn Hạnh, một vị cao tăng lúc bấy giờ đã khởi sác cho một triều đại mới và cho cả Phật giáo. Năm 1028 Lý Thái Tổ băng, thọ 55 tuổi, con trưởng là Lý Đức Chính nhờ có Phụng Hiểu trung dũng, đồng lòng cứu nạn, lên ngôi hoàng đế, xưng là Thái Tông. Vua là người trầm mặc, cơ trí, biết trước mọi việc, giống như Hán Quang Vũ đánh đâu được đấy, công tích sánh với Đường Thái Tông. Năm 1054 băng ở điện Trường Xuân, thọ 55 tuổi. Khi Lý Thái Tông băng, con trưởng là Nhật Tôn bèn lên ngôi báu, xưng là Thánh Tôn hoàng đế. Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt. Năm 1072, vua băng hà, con trưởng của Thánh Tông, là Càn Đức lên ngôi hoàng đế, xưng là Nhân Tông,. Vua trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu nhân, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp người theo, thông âm luật, chế ca nhạc, dân được giàu đông, mình được thái bình, mộ đạo Phật, thích điềm lành, là vua giỏi của triều Lý, ở ngôi 56 năm, thọ 63 tuổi (1066 – 1127), băng ở điện Vĩnh Quang. Năm 1128 Dương Hoán, cháu gọi Thánh Tông bằng ông, cháu gọi Nhân Tông bằng bác, con của Sùng Hiền hầu, lên ngôi lúc 12 tuổi, xưng là Thần Tông hoàng đế. Vua khi mới lên ngôi hãy còn trẻ dại, đến khi lớn lên, tư chất thông minh, độ lượng nên việc sửa sang chính sự, dùng người hiền tài, thủy chung đều chính, không gì sai lệch. Tuy thân mang ác tật nhưng rồi chữa lành, cũng là nhờ có ý trời cả, tôn sùng đạo Phật. ở ngôi 11 năm, thọ 23 tuổi. Năm 1138 vua băng hà ở điện Vĩnh Quang, Thiên Tộ là con đích trưởng của Thần Tông, mẹ là Hoàng hậu họ Lê, lên ngôi khi mới 3 tuổi, xưng là Anh Tông. Trong việc phế lập, vua không mê hoặc lời nói của đàn bà, ký thác được người phụ chính hiền tài, có thể gọi là không thẹn với việc gánh vách. Song không phân biệt được kẻ gian tà, hình phạt không sáng suốt, cho nên trời xuống tai biến để răn, giặc cướp nổi lên, giềng mối rối loạn, không thể nói xiết. Ở ngôi 37 năm (1138-1175), thọ 40 tuổi (1136-1175), băng ở điện Thụy Quang. Thái tử Long Trát con thứ sáu của Anh Tông lên ngôi trước linh cữu, bấy giờ mới lên 3 tuổi, xưng là Cao Tông, tôn mẹ là Đỗ thị làm Chiêu Thiên Chí lý hoàng thái hậu. Tô Hiến Thành làm thái uý. Vua chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy. ở ngôi 35 năm (1176- 1210), băng ở cung Thánh Ngọ. Hoàng thái tử Sảm lên ngôi ở trước linh cữu bấy giờ mới 16 tuổi, xưng là Huệ Tông, tôn mẹ là Đàm thị là Hoàng thái hậu, cùng nghe chính sự. Vua gặp buổi loạn lạc, giặc cướp tứ tung, mình bị bệnh nặng, không biết sớm cầu con nối, truyền ngôi cho Chiêu Hoàng,. Lý Chiêu Hoàng lên ngôi được hai năm truyền ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Họ Lý bèn mất, lịch sử lại sang trang, từ đầu bắt đầu thời đại của nhà Trần. [1]

1.2. TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN

Năm 1226, Trần Cảnh lên ngôi xưng là Thái Tông Hoàng Đế, sách phong Chiêu Hoàng làm hoàng hậu, đổi gọi là Chiêu Thánh. Phong Trần Thủ Độ làm Thái sư thống quốc hành quân vụ chinh thảo sư. Phế thượng hoàng Huệ Tông nhà Lý ra ở chùa Chân Giáo, gọi là Huệ Quang đại sư. Lúc nhà Lý suy yếu nhiều người nỗi loạn, Trần Thái Tông sai Trần Thủ Độ đem quân đi đánh Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng và các Man ở vùng núi Tản Viên. Mùa thu, tháng 8, ngày mồng 10, Trần Thủ Độ bức tử Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo sợ dân chúng nhớ thương vua cũ mà nỗi loạn hồng đoạt lại vương triều nên “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”. Giáng hoàng hậu của Huệ Tông là Thiên Cực công chúa phong làm Linh Từ quốc mẫu, gả cho Trần Thủ Độ. Thủ Độ đưa các cung nhân và con gái họ hàng nhà Lý Huệ Tông gả cho các tù trưởng người Man. Vua Trần Thái Tông khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập kỷ dựng cương, chế độ nhà Trần thực to lớn vậy. Song quy hoạch việc nước đều do Trần Thủ Độ làm và chốn buồng the cũng có nhiều rối rem. Lấy vợ của anh mình là Trần Liễu phong làm Thuận Thiện hoàng hậu, sau lại đem công chúa Chiêu Thánh gả cho Lê Phụ Trần làm Ngự sử đại phu. Ngày 24, tháng 2 năm 1258, vua nhường ngôi cho Hoàng thái tử Hoảng, lui ở Bắc Cung. Thái tử lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiệu Long năm thứ 1, đại xá thiên hạ. Vua xưng là Nhân Hoàng, tôn thượng hoàng là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Vua trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững.[2]

2. HÀO KHÍ ĐÔNG A

2.1. HÀO KHÍ ĐÔNG A QUA TINH THẦN CỦA CÁC VUA NHÀ TRẦN

Nhà Trần thừa kế truyền thống bảo vệxây dựng đất nước Đại Việt trên cơ sở ý thức tự lập , tự cường dân tộc. Ba lần giặc Nguyên - Mông sang xâm lược nước ta là ba lần chúng đều đại bại. Dưới thời Trần, đất nước hoà bình, thịnh trị, nhân dân sống ấm no. Hào khí Đông A là hào khí đời Trần, do chữ Trần gồm bộ A và chữ Đông hợp thành .Tuy nhiên, nói tới hào khí Đông A không chỉ nói riêng hào khí đời Trần mà còn chỉ hào khí của cả giai đoạn lịch sử từ thế kỷ X dến thế kỷ XV. Biểu hiện của hào khí Đông A là tinh thần tự lập, tự cường, lòng yêu nước, khát vọng lập công giúp nước; ý chí quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù. Bấy giờ quân Nguyên – Mông đã chiếm lấy Trung Hoa, luôn cả các nước Đông Âu và Liên Xô. Chúng cũng muốn chiếm nước ta nên nhiều lần đã cho người sang xâm lấn. Tháng 12, ngày 12, năm 1257, tướng Nguyên Ngột Lương Hợp Đải xâm phạm Bình Lệ Nguyên. Vua Trần Thái Tông đích thân thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn. Quan quân hơi núng, vua ngoảnh trông tả hữu, chỉ có Lê Phụ Trần một mình một ngựa, ra vào trận giặc, sắc mặt bình thản như không. Như vậy mới thấy được tấm lòng của vua thương nước thương dân, không màn đến của mình, đã ngự giá than chinh bất chấp mọi hiểm nguy.

Vua Trần Nhân Tông được truyền ngôi năm 1278 – 1279, nối nghiệp vua cha Trần Thánh Tôn. Mặc dù nhiều lần từ chối ngôi vua muốn nhường ngôi lại cho em là Đức Việp để làm tròn sự nghiệp xuất thế, song hoàng triều không đồng ý. Bắt buộc vua Trần Nhân Tông lên ngôi chấp chính từ năm 1279 – 1294. Trong 14 năm lên ngôi gặp đất nước bị ngoại xâm do giặc Nguyên – Mông Cổ từ phương Bắc tràn xuống xâm lấn Đại Việt. Trước tình thế khó khăn, Vua Trần Nhân tông không còn cách nào lựa chọn khác là triệu tập quần thần và thứ dân văn võ nhất tề đứng lên chống ngoại xâm bảo vệ đất nước, nền độc lập dân tộc. Với tinh thần cương quyết dũng cảm vì dân vì nước vì độc lập tự do, toàn dân hưởng ứng đứng lên đoàn kết một lòng, lại thêm có nhiều tướng lãnh oai hùng hào kiệt như : Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản v.v... là những tướng lãnh ưu tú tài ba chiến thắng giặc Nguyên Mông Cổ làm Hốt Tất Liệt hồn vía bay theo mây gió, mộng đô hộ Đại Việt bị tan vỡ thảm hại.

2.2. HÀO KHÍ ĐÔNG A QUA THƠ CỦA CÁC TƯỚNG SĨ.

Năm 1282 quân Nguyên đòi mượn đường đánh Chiêm Thành, nhưng thực ra định xâm lược nước ta. Trước tình hình ấy, vua Trần mở hội nghị Bình Than bàn kết hoạch đánh giặc. Sau đó, Phạm Ngũ Lão và một số vị tướng được cử lên biên ải phía Bắc để trấn giữ đất nước. Hoàn cảnh lịch sử chắc chắn đã ảnh hưởng nhiều dến hào khí trong bài thơ. Hào khí dân tộc thể hiện qua tư thế, hành động của người trai Đại Việt thể hiện khát vọng lập công giúp nước, tinh thần trách nhiệm đối với dân tộc:

“Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.

Nam nhi vị liễu công danh trái.

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.”

(Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân hùng khí ắt sao Ngưu

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)

Cuối năm 1284, quân Nguyên – Mông do Thoát Hoan cầm đầu ồ ạt tấn công nước ta lần thứ II. Trước sức mạnh của quân giặc, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông phải rời kinh đô đi lánh nạn. Nhưng chỉ mấy tháng sau, vào tháng 5-1285 (tháng 4 năm Ất Dậu ), quân ta đã phản công bất ngờ, chiến thắng lớn ở trận Hàm Tử, tháng 7 – 1285 (tháng 6 năm Ất Dậu), ta lại thắng lớn ở Chương Dương.Kẻ thù thất bại hoàn toàn. Sau chiến thắng, Trần Quang Khải là người hộ giá hai vua Trần trở về kinh đô. Trong không khí ngày khải hoàn, Trần Quang Khải đã cảm hứng làm bài thơ này để tái hiện lại khí thế chiến thắng của dân tộc, bày tỏ niềm tự hào của tác giả :

“ Đoạt sóc Chương Dương độ.

Cầm Hồ Hàm Tử quan.

Thái bình nghi nỗ lực

Vạn cổ thử giang san.”

(Chương Dương cướp giáo giặc

Hàm Tử bắt quân thù

Thái Bình nên gắng sức

Non nước ấy ngàn thu)

Khi đất nước lâm nguy các vua cùng các quan văn vỏ cho đến người dân đều một lòng cứu nước cho thấy Phật giáo từ khi du nhập đến dời Lý – Trần, từ xưa đạo phật và dân tộc luôn cùng song hành.

3. PHẬT GIÁO ĐỜI TRẦN VỚI CHỦ TRƯƠNG NHẬP THẾ TRONG SỰ NGHIỆP GIỮ NƯỚC VÀ DỰNG NƯỚC

3.1. KHÁI NIỆM NHẬP THẾ

Khái niệm nhập thế được thể nhập vào đời sống tâm thức người Việt Nam ngay từ khi đạo phật du nhập vào. Chính Mâu Tử đã đưa ra tinh thần nhập thế với khái niệm nhập thế như sau: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài thì cứu nhân giúp nước, khi ngồi một mình thì tự hoàn chỉnh bản than”, do đó khái niệm nhập thế không chỉ dành riêng cho Nho giáo như một vài ý kiến của trường phái Nho gia đã nói. Thật ra khái niệm nhập thế đã được đức Phật đã nói từ lâu: “Này các tỳ kheohạnh phúc, an lạc cho quần sinh, vì lợi ích cho chư thiênloài người, hãy đi mỗi người một ngã, đừng đi hai người trên một đường, vì lòng thương tưởng cho đời hãy đem chánh pháp đến gieo rắc khắp nơi”[3]. Trong các thiền đường Việt Nam khái niệm nhập thế được hiểu: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, thượng báo tứ ân, bạc tế tam hữu”[4]. (Phàm là người xuất gia, bước đi một bước vượt đến chân trời cao rộng, hình tướngtâm hồn khác với người thế tục, làm cho dòng thánh hưng long, nhiếp khục ma quân, để trên báo đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ cho ba đường). Đó chính là tinh thần nhập thế của Phật giáo.

3.2. TINH THẦN NHẬP THẾ CỦA PHẬT GIÁO THỜI TRẦN

"Tinh thần Nhập thế của Phật giáo thời Trần” xuất phát từ lời dạy của Quốc sư Viên Chứng với vua Trần Thái Tông là người đi đầu thực hiện đã tạo thành làn sóng Phật Giáo Việt Nam mang vị mặn dân tộc, phả vào tất cả mọi bờ mé tâm thức của từng người dân Việt và kết tụ nên tiếng vang lớn “Phật giáo đời Trần là quốc giáo” trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Đến đời vua thứ ba triều Trần là Trần Nhân Tông, vừa thừa tiếp dòng chảy “Nhập thế” ấy và vừa thừa sức sáng tạo đã làm nên đợt sóng thần bất diệt, tác động lớn đến nền văn hóa xã hội Đại Việt thời Trần. Đó là sự ra đời của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử mà chính Ngài làm Đệ Nhất Tổ. Căn cứ vào lịch sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta sẽ thấy: rõ ràng không phải ngẫu nhiên đạo Phật khi du nhập vào Việt Nam lại có thể trở thành thứ tôn giáo tín ngưỡng của đa số dân chúng Việt Nam, thở cùng nhịp đập Việt Nam, gắn chặt với văn hóa Việt Nam và hòa quyện cùng vận mệnh thịnh suy của Việt Nam. Chắc chắn phải nhờ một nét đặc thù nào đó đã kết tụ nên sắc thái Phật giáo Việt Nam như thế. Người ta có thể khẳng định đó là do tinh thần khế lý khế cơ hoặc tính vô ngã, từ bi bác ái, bình đẳng, trí tuệ,...của đạo Phật. Tuy nhiên, một điểm son đặc biệt bao trùm lên tất cả, ấy là “tinh thần nhập thế” của đạo Phật. Nhất là tinh thần ấy lại nở nụ kết hoa ở thời Trần – một thời để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Thật vậy, chính giai đoạn thời Trần với luồng gió “nhập thế” lớn mạnh của Phật giáo đã dựng nên một bối cảnh huy hoàng của lịch sử Việt Nam trải dài gần hai trăm năm, tạo nên những trang sử hào hùng oanh liệt của dân tộc Đại Việt nhỏ bé đã ba lần chiến thắng đội quân xâm lược vô địch Nguyên – Mông đương thời. Một thời đại điển hình về những vị vua anh minh: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông...mãi mãi lưu danh trong hậu thế cùng những vị tướng tài ba, trung hiếu: Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản... quyết một lòng gìn giữ xã tắc. Một thời đại Phật giáo Việt Nam chuyển sang bước ngoặt mới mà đỉnh cao là sự khai sáng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đứng đầuĐiều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Ngài đã đắc đạo nhờ vị thầy lãnh đạo tinh thần phong cách siêu phóng Tuệ Trung Thượng Sĩ và các đệ tử kế thừa xuất sắc: Pháp Loa, Huyền Quang, Kim Sơn,...Không những thế, chính tinh thần nhập thế của Phật Giáo thời Trần cũng đã làm cho bộ mặt xã hội Việt Nam rực rỡ cả về văn hóa mỹ thuật lẫn quân sự chính trị. Phải nói rằng Phật giáo thời Trần với tinh thần nhập thế đã gây nên âm hưởng vang dội không chỉ một thời mà còn vọng mãi đến bây giờ và tới ngàn sau.

Kế thừa và phát huy truyền thống “Đạo Phật không rời cuộc sống” này, các vị vua thiền sư thời Trần đã “đem đạo Phật đi vào cuộc đời” một cách hữu hiệu từ phương châm hành động: “Lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình”, và đã hình thành “Tinh thần nhập thế tích cực” nổi bậc của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Tuy nhập thế không phải là tính chất riêng có của Phật giáo thời Trần nhưng ảnh hưởng từ vai trò nhập thế đã đưa Phật giáo thời Trần vươn tới đỉnh cao của lịch sử tư tưởng nhân loại, cũng như lịch sử Việt Nam vươn tới đỉnh cao trên vũ đài chính trị. Nếu vai trò nhập thế của nhà chính trị là chăm sóc dân tình, giữ gìn yên bình cho xã tắc thì vai trò nhập thế của người tu Phật là đem ánh sáng đạo Phật vào đời để giúp đời. Những nhà nhập thế tiêu biểu thời Trần như: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông,...nhờ có sự kết hợp hài hòa đủ cả hai yếu tố nhập thế này nên mới tạo được thế đứng hiên ngang của lịch sử Việt Nam thế kỷ XIII về những cuộc chiến thắng thần thánh. Bởi vì nếu cả hai vai trò nhập thế trên không cùng được thể hiện thì không dễ gì các vị vua - thiền sư Đại Việt xứng đáng được lưu truyền. Về điểm này, so với vị vua Phật tử Lương Võ Đế đời Đường ở Trung Hoa cho thấy: cũng là vua, cũng là Phật tử thuần thành, thuyết pháp tuyệt hay; thế nhưng, khi đất nước Trung Hoa lâm cơn khói lửa, thay vì xông pha trận mạc nhà vua lại đóng cốc tĩnh tu đã đưa đến thảm họa đau thương cho đất nước. Đối với các vị vua - thiền sư thời Trần, dù phải tận dụng mọi lúc rảnh rang để nghiên tầm kinh điển vẫn sẵn sàng “cởi áo cà sa, khoát chiến bào” khi bờ cõi tổ quốc lâm nguy. Cho thấy rằng, đạo Phật chưa bao giờ là đạo yếm thế mà là đạo nhập thế tích cực. Người tu Phật đúng nghĩa không thể là kẻ chán đờitrái lại chính họ phải là những người can đảm, yêu đời, đầy đủ nghị lực, ý chí để dấn thân, giáp mặt và chuyển hóa cuộc đời. Bởi vì lịch sử luôn là một bằng chứng sống động hùng hồn mà không ai có thể xóa mờ hay bác bỏ được, đó là một thời vàng son của đất nước và cũng là một thời vàng son của Phật giáo Việt Nam.

3.3. HÌNH ẢNH CON NGƯỜI ĐẠI VIỆT THỜI BÌNH THAM GIA XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

Hình ảnh người con Đại Việt trong thời bình tham gia xây dựng đất nước trong thời Trần là nét riêng góp phần tạo nên một bầu không khí về sau dư¬ờng như¬ không còn tìm thấy lại; cũng chính nó đã góp phần tạo nên bản sắc ¬ưu mĩ của văn hóa Việt Nam trong năm thế kỷ tự chủ buổi đầu này. Có thể coi đây là kết quả của nhiều điều kiện, nhiều nhân tố khác nhau, nhưng trong đó, theo chúng tôi, có một điều kiện hết sức quan trọng - đó là sự cởi mở về quan điểm chính trị của các chính quyền nhà nước đư¬ơng đại thuở ấy, do bản lĩnh, tầm nhìn, và sự mẫn cảm phi thường của ngư¬ời nắm vận mệnh đất nư¬ớc thấu hiểu đ¬ược các yêu cầu của lịch sử, thể hiện cụ thể hóa bằng nhiều chủ trương chính sách của triều đình. Vua Trần Nhân Tông bực minh quân lãnh đạo tài ba , đem lại hoà bình anlạc nghiệp, Vua ban sắc lệnh đại xá tội phạm, lấy đất công ban thưởng cho quân dân có công dẹp giặc, và giảm miễn thuế nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân hăng hái sản xuất lúa gạo, nông sản, để dân được no cơm ấm áo, dân có giàu thì nước mới mạnh. Những công việc song song và đan cài vào nhau suốt cả thời kỳ này, bao giờ cũng biểu hiện sự đối xử cân bằng vị thế của Phật giáo như¬: vừa cho dựng chùa, vừa cấp độ điệp cho sư¬ sãi, đặt giai phẩm cho tăng đạo, đem đạo vào trong cuộc sống làm cho quốc thái dân an, người người an cư lạc nghiệp.

Vua Trần Nhân Tông vẫn quan tâm bồi dưỡng nhân cách bậc "nhân nhân quân tử” theo các tiêu chuẩn của đạo Nho cho ông vua con kế vị và cho hàng ng̣ũ bề tôi r¬ường cột của triều đình. Mặt khác, ông cũng lo tổ chức cho nhiều đại thần công khanh thụ giới ¬ưu bà tắc, tức là không xuất gia nhưng vẫn làm Phật tử tại gia. Đặc biệt, mở các khoa thi tuyển dụng hiền tài để giúp nước giúp dân, chủ trương dung hợp đạo Nho, đạo Lão với Đạo Phật, không hề đi kèm với những biện pháp cứng rắn, mệnh lệnh, mà đ¬ược thực hiện khá uyển chuyển, lấy việc thuyết phục và tự nguyện làm phư¬ơng châm hàng đầu.

4. TINH THẦN THOÁT TỤC QUA BÀI “CƯ TRẦN LẠC ĐẠO PHÚ” CỦA TRẦN NHÂN TÔNG

Hoàn thành sứ mệnh cương vị vua chúa của một đất nước, Vua Trần Nhân Tông tiến lên một bước nữa là bước đường giải thoát như người đã hoài bão lúc chưa lên ngôi hoàng đế. Người nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông, cắt ái từ thân theo hạnh từ bi trí tuệ giác ngộ giải thoát của Phật Thích Ca tu thiền nhập định trên núi Yên Tử, đem đuốc tuệ sáng soi trong lòng dân Việt. Ngài sáng tác nhiều bài phú để giáo huấn thần dân bài “Cư Trần Lạc Đạo” là một bài trong những bài phú đáng được lưu tâm, nói lên tâm tư nguyện vọng ĐỜI và ĐẠO, tục đếchơn đế liên quan đến đời sống con người trần thếxuất thế giải thoát. Ngài nói :

“Ở đời tu đạo hãy tuỳ duyên

Đói đến thì ăn mệt ngủ liền

Trong nhà có báu thôi tiềm kiếm

Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền “.

Tuy nhiên vua Trần Nhân Tông nhận thấy cuộc sống trần gian dù cao đẹp giàu sang vinh quangkhông tồn tại vĩnh cửu mãi, một ngày nào đó vô thường đến nó sẽ bị tan mất không khác nào như sương đầu ngọn cỏ, như hoa phù du sớm nở tối tàn, chỉ có tinh thần đạo đức, vui với đạo yêu đạo làm theo đạo tùy theo duyên sống động tùy hoàn cảnh xứ sở đưa đời sống cao đẹp hơn vĩnh viễn hơn đó là con đường giác ngộ giải thoát cuộc sống sanh già bệnh chết. Đúng như lời Phật Thế Tôn chỉ giáo: Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên "đời và đạo, sáng và tối, chúng sanh và Phật, phiền nãoBồ đề, sanh tử và Niết bàn" chỉ là một tánh không có hai, chỉ khác người được giác ngộ gọi là Phật, người còn vô minh trược gọi là chúng sanh, có đuốc tuệ là sáng tỏ không đuốc tuệ là mờ tối .

Đời sống tốt đẹp văn minh hoàn thiện chính là người vui với đạo sống với đời , có đạo mà không có đời thì đạo truyền cho ai, có đời mà không có đạo thì đời khô cằn không tinh thần sống động, khác nào như cây đứng giữa rừng đồng trống khô khan . Đói ăn, khác uống, mệt ngủ là nếp sống thường tình của dân sinh. Người đời thường nói “có thực mới vựt được đạo” có sức khỏe là nhờ sự bồi dưỡng ăn uống và nghĩ ngơi thanh thoát, có sức khỏe mới tạo nên sự nghiệp đời cũng như đạo mới được vinh quang sáng rạng, đó có nghĩa là tùy duyên hoàn cảnh của nhơn sinh xã hội . Chính hai câu thơ đầu của bài thơ phú bốn câu là nói lên sự cần thiết của đời sống nhân sinh, theo thuật ngữ Phật gọi đó là đời sống tục đế (Samvrity Satya) đời sống của con người thế tục trần gian không thể không có ! Đức Vua Trần Nhân Tông nhận thức đời sống thực tế ăn mặc ngủ nghỉ của nhân sinh không thể không có, lại rất cần thiết cho đời sống tùy theo duyên hoàn cảnh khác biệt của mỗi người trong xã hội. Tuy nhiên kiến thức trí tuệ nhận thức Vua Trần Nhân Tông không phải dừng nơi đây, nơi cuộc sống thường tình trong đời sống hạng cuộc rồi buông tay khi vô thường đưa đến, có sanh phải có diệt, có sống phải có chết, có hạnh phúc phải có ngày đau khổ... Nếu chúng ta chỉ biết có hướng ngoại tìm phương tiện cho sự sống mà không biết hồi tâm hướng nội. Nhìn và nhận thức cái gì sẳn có trong bản thân chúng taxưa nay chúng ta đánh mất chỉ biết theo trần cảnh tạm bợ bên ngoài. Chính vì vậy Cư Trần Lạc Đạo (ở đời vui đạo) hay an cư lạc nghiệp, đó là đạo nghiệp thế gian mà Đức Vua Trần Nhân Tông phương tiện đưa ra đáp ứng đời sống nhất thời hiện tại không thể không có. Như kinh điển Phật nói có vô số phương tiện tùy cơ ứng biến. Từ đó Đức Vua đưa nhơn sinh tiến lên đời sống cao thượng, đời sống hướng về nội tâm bản giác sẳn có nên Ngài nói :“Trong nhà có báu thôi tìm kiếm. Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền.” Hai câu đầu “Cư Trần Lạc Đạo ... “ là diễn tả tư tưởng đời sống thế gian thế tục, đời sống nhờ phương tiện ngoại cảnh bên ngoài mà nhà vua khuyên nhân dânnếp sống đạo đức tu tâm dưỡng tánh làm thú vui cho tinh thần lạc đạo trong lúc nước nhà được thái bình. Từ phương tiện hướng ngoại Ngài trở về nội tâm, bản giác nhân loại ít ai hiểu rằng Phật ở trong lòng ta ( Phật tại tâm ) nên dong rủi theo cuộc đời giả tạo mờ ảo bên ngoài làm lu mờ bản tính giác ngộ Phật tánh sẳn có trong nội tâm chúng ta. Trong nhà sẵn có ngọc ngà của báu đầy đủ không thiếu thứ gì, mà tự mình không biết lại quanh quẩn bốn phương tìm kiếm. Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm “ Thọ ký thứ tám “ có kể câu chuyện rằng : Có chàng thanh niên trong vạt áo có cột sẵn viên ngọc báu vô giá phòng hờ gặp khi cùng cực thiếu thốn lấy ra tiêu xài, song chàng thanh niên không nhớ trong vạt áo mình có viên ngọc báu vô giá, gặp cơn đói khát áo quần rách rưới đi lang thang từ làng này sang tỉnh nọ xin ăn, một ngày nọ gặp lại bạn tri thức nói với chàng thanh niên rằng trong mình chàng có viên ngọc quý hiếm cớ sao không lấy ra bán mà tiêu dùng lại đi lang thang xin ăn khổ cực... chàng thanh niên nhớ lại và tìm trong vạt áo qủa thật có viên ngọc báu, từ đó chàng không còn khổ sở nữa. Ngọc báu trong mình mà không biết đem ra tiêu dùng, cũng như Phật tánh sáng suốt sẳn có trong mỗi chúng sanh mà không biết trau dồi tu sữa để lâu ngày bị bụi trần bám dơ. Nhờ thiện tri thức nhắc mới nhớ lại bản tánh ngọc báu vô giá sẳn có trong ta, khi biết mình sẳn có còn tìm đâu nữa.

Tu thiền chỉ quán, trước quán sát cảnh vật bên ngoàihư ảo giả tạm do nhiều nhơn duyên yếu tố kết hợp mà có như chiếc xe do nhiều bộ phận lắp ráp mà thành rồi theo luật thời gian biến chuyển hư mòn sự vật mai một không tồn tại mãi mãi. Biết sự vật là ảo huyền vô thường có rồi không nên tâm không đam mê cố chấp thật có các Pháp. Tâm không chấp trước ngả Pháp, tức tâm không còn phiền não, phiền não không còn thì tâm yên tịnh tâm thanh tịnh nên tiếp xúc đối tượng cảnh vật bên ngoài đều không thật có không đam mê chấp trước mong muốn trông cầu. Cho nên đối cảnh không tâm, tâm đã thanh tịnh phát hiện trí tuệ được sáng suốt còn hỏi đến thiền, tu thiền để làm gì. Như nhờ thuyền bè vượt qua dòng sông đau khổ đến bờ giải thoát bên kia rồi, còn mong thuyền bè vát thuyền bè trên vai chi cho nhọc. Khi thiền đã được chứng đắc còn hỏi thiền tìm thiền tu thiền chi nữa.

Nhờ phương tiện để đạt đến cứu cánh Chơn – Thiện – Mỹ , chính vua Trần Nhân Tông nhận chơn được chân lý Phật đà. Trước dùng phương tiện Cư Trần Lạc Đạo, an cư lạc nghiệp, đói ăn khát uống, mệt ngủ tạo thiện duyên cho dân tộc nhân loại trong cuộc sống nhân quần xã hội biết Đạo vui Đạo, từ đó tiền lên đời sống cứu cánh tinh thần giải thoát thành lập Trúc Lâm Tam Tổ Yên Tử, lưu lại thánh cảnh Yên Tử hiện hửu và đạo đức thiền môn tinh thần giải thoát cho muôn đời hậu lai. Có đời có đạo phương tiện cứu cánh ,Tục đế chơn đế , sắc sắc không không. Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên là chơn đạo của Phật Tổ lưu truyền, một triết lý cảnh giác nhơn sanh mà Đức vua Trần nhân Tông áp dụng rất cụ thể nhuần nhuyễn đúng đắn trong cuộc sống Đời và Đạo. Người tiếp nối cầm đuốc tuệ Như Lai soi sáng đất Đại Việt, kỉnh tỉnh nhân gian giác ngộ sáng tạo.

5. CÔNG CUỘC MỞ NƯỚC CỦA NHÀ TRẦN

Các vua nhà Trần không những đóng vai trò dựng nước, giữ nước mà còn mở rộng đất nước về phía Nam. Tháng Ba năm 1301, Trúc Lâm Đầu Đà đi Chiêm Thành để quan sát Phật Giáo tại đây. Vua đi với tư cách một du tăng, có một số tăng sĩ tùy tùng. Vua đã lưu lại đây cho đến tháng mười một mới về. Trong thời gian lưu trú tại Chiêm Thành, vua đã đàm đạo với vua nước Chiêm Thành là Chế Mân. Cuộc tiếp xúc này chắc hẵn là một cuộc tiếp xúc rất thân mật; vua Chế Mân tiếp một vị du tăng Việt Nam nhưng đồng thời cũng tiếp một người có thế lực tinh thần rất lớn trong triều đình và ngoài dân chúng. Trong mục đích xây dựng tình hòa hữu giữa hai nước làm nền tảng cho hòa binh lâu dài, Trúc Lâm đã hứa sẽ gã công chúa Huyền Trân cho vua Chàm. Tháng sau năm sau 1306, công chúa Huyền Trân về nhà chồng. Vua Chiêm Thành dâng hai châu Ô và Lý làm sính lễ. Đến năm 1307 hai châu này được đổi tên là Thuận và Hóa. Ta không rõ sự dâng đất này xuất từ thâm ý của vua Chiêm Thành hay là điều kiện của do vua Anh Tông đặt ra. Chỉ biết là khi đất hai châu trở thành đất Việt Nam thì cư dân các thôn La Thủy, Tác Hồng và Đà Bồng không chịu theo về quốc tịch Việt. Vua Anh Tông phải sai Đoàn Nhữ Hài, một người tâm phúc của vua, đến các thôn này tuyên dụ đức ý của triều đình, chọn người bản xứ bổ làm quan, cấp đất cho dân, miễn thuế trong ba năm để vỗ về họ.

Cuộc tình duyên giữa vua Chiêm Thành và công chúa Huyền Trân tiếc thay lại rất ngắn ngũi. Bà về với vua Chiêm Thành tháng sáu năm 1306 đến tháng năm năm 1307 vua Chiêm mất. Theo tục lệ Chiêm Thành, hễ vua băng hà thì hoàng hậu phải lên đàn thiêu chết theo. Vua Anh Tông sợ công chúa bị hại, liền sai Trần Khắc Chung sang, lấy cớ làm lễ viếng rồi tìm cách cứu công chúa về. Trần Khắc Chung qua Chiêm Thành vào tháng mười mà mãi đến tháng tám năm sau mới đưa được công chúa Huyền Trân về tới kinh đô. Trúc Lâm nghe tin con về mừng rỡ xuống núi đón. Sợ triều đình Chiêm giận, Trúc Lâm liền bảo trại chủ Châu Hóa lấy thuyền đưa 300 người Chiêm lưu vong về nước, mong chuộc lỗi Trần Khắc Chung đã đánh lừa Chiêm để đem công chúa về.. Chủ ý của Trúc Lâm xây dựng tình huynh đệ giữa hai nước Chiêm Việt để bảo vệ hòa bình đã không được triều đinh đeo đuổi thực hiện. Tháng chạp năm 1311, nghĩa là đúng ba năm sau ngày Trúc Lâm mất, vua Anh Tông đi đánh Chiêm Thành. Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nói rằng sở dĩ có cuộc chinh phạt Chiêm Thành như thế là vì “vua nước ấy là Chế Chí phản trắc”. Như vậy, các vua nhà Trần không muốn chiến tranh nhưng vì phải bảo vệ đất nước và muốn xây dựng một nề hòa bình bắt buột phải tiếp tục chống giặc. Việc gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân với lẽ vật là hai châu Ô và Lý đã nói lên tinh thần mở rộng thêm đát nước của nhà Trần.

6. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN

6.1. KINH TẾ

Do các vua Trần thấm nhuần tư tưởng đạo Phật nên việc quan tâm đến miếng cơm manh áo cho dân là việc hiển nhiên. Bởi đó cũng là một biểu hiện của lòng từ bi và bình đẳng của đạo Phật. Chú ý đến phát triển kinh tế, các vua Trần đặc biệt tập trung vào việc trị thủy và thủy lợi để nâng cao sản xuất nông nghiệp cho đất nước. Về trị thủy, các vua Trần huy động dân đắp đê giữ nước sông Hồng từ đầu nguồn cho đến cửa biển để giữ nước lụt ngập tràn, gọi là đê Đỉnh Nhĩ. Chính các vua Trần có lúc còn tự mình đi xem xét việc đắp đê. Về công trình thủy lợi, các vua Trần tăng cường số lượng sông đào. Cụ thể sông Tô Lịch ở vùng đồng bằng Bắc bộ sự việc các vua Trần cho đào nhiều sông kênh như sông Trầm và sông Hào nối liền Thanh Hóa với Nghệ An ngoài việc phục vụ khẩn cấp nước cho nông nghiệp còn vừa tiện lợi giao thông, vừa mở mang thương nghiệp. Mặt khác, ở thời Trần, nhà chùa đứng trung gian giữa vua chúa với những người có nhiều tài sản và dân cày làm nhiệm vụ điều hòa cuộc sống kinh tế xã hội. Bên cạnh đó còn vận động sự đóng góp tiền bạc và của cải từ vua quan, tín đồ Phật tử để cứu giúp đồng bào nghèo. Nhờ vậy, xã hội phần nào có được sự ổn định về kinh tế đời sống.

6.2. CHÍNH TRỊ

Áp dụng phương châm trị nước của Quốc sư Viên Chứng: “Lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình”, nhà Trần đã đoàn kết nội bộ, động viên được tinh thần vì dân vì nước của hầu hết tầng lớp nhân dân tham gia công cuộc xây dựngbảo vệ đất nước. Việc Trần Nhân Tông tổ chức hai hội nghị Bình Than (1282) và Diên Hồng (1285) đã nói lên tính dân chủ mà vào thời đó ít nơi trên thế giới có thể làm được. Những nhà lãnh đạo thời Trần biết chủ động và sáng tạo, chọn lọc trong hệ tư tưởng Phật giáo tất cả những gì tinh hoa nhất, tích cực nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam thời bấy giờ, làm cho cả dân tộc Việt Nam, triệu người như một đều hướng về vua, vùng lên đánh đuổi quân xâm lược, đem lại thắng lợi vẻ vang cho Đại Việt.

Hành động truyền ngôi cho con của các vua nhà Trần cho thấy các Ngài một phần biểu hiện sự thông tỏ Phật Pháp, xem nhẹ ngôi vua, coi rẻ ngai vàng, không tham quyền, không cố bám vương vị đến cuối đời. Bởi vì, dù ở ngôi Thái thượng hoàng, làm cố vấn cho con; thế nhưng hầu như mọi ý kiến của các Ngài đều được các vua tuân thủ thi hành. Điều này chứng tỏ sự hợp lực một cách sáng suốt để cùng nhau lãnh đạo, tức vừa khích lệ tài năng của lớp trẻ, vừa học hỏi được kinh nghiệm của chư vị lão niên. Ngoài ra, tư tưởng Phật giáo còn để lại những dấu ấn rõ nét trong quan niệm và tình cảm về đạo đức thời Trần. Tinh thần từ bi hỷ xả và sự tu dưỡng về thập thiện, ngũ giới của mỗi Phật tử không khỏi có liên hệ đến tình cảm xót thương những nỗi đau khổcực nhọc của dân chúng cùng những khái niệm đạo đức đương thời như: “khoan hòa, nhân từ, phúc huệ”. Về khía cạnh này dẫu chỉ là sự ảnh hưởng gián tiếp vẫn góp phần tạo nên trật tự an ninh cho xã hội triều Trần.

6.3. VĂN HÓA

Điểm nổi bậc của văn hóa thời Trần là văn học đạo thiền hay văn học Trúc Lâm. Nói khác hơn, nền văn học Trúc Lâm là kho tàng lưu trữ những tác phẩm văn học đương thời. Chính nền văn học này mở đầu cho nền văn học viết của văn học trung cổ Việt Nam. Nơi đây – Trúc Lâm Yên Tử – đã tập trung hầu hết các tác phẩm của các tác giả đương thời như: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Pháp Loa, Huyền Quang,...Bên cạnh những tác phẩm chữ Hán, các tác phẩm chữ Nôm cũng lần lượt ra đời và trở thành tiếng nói riêng của dân tộc Việt. Tuy chữ Nôm bắt đầu xuất hiện từ rất sớm nhưng mãi đến thế kỷ XIII, tức thời Trần, chữ Nôm mời được xem là hoàn chỉnh. Những tác phẩm chữ Nôm triều Trần như: Cư Trần Lạc Đạo Phú và Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca Phú của Trần Nhân Tông, hoặc Vịnh Vân Yên Tự Phú của Huyền Quang sau khi xuất hiện trên diễn đàn văn học đã có giá trị rất lớn vì tác giả đã dùng tiếng Việt như một ngôn ngữ để diễn đạt những tư tưởng trừu tượng một cách khéo léo và dễ hiểu. Từ đó, tiếng Việt đã trở thành một ngôn ngữ đủ khả năng chuyển tải bất cứ nội dung tư tưởng khác nhau nào và có một vẻ đẹp của riêng nó. Do vậy, sự hoàn thiện của chữ Nôm được xem là cái mốc thành tựu lớn của văn học thời Trần.

6.4. KIẾN TRÚC

Trong khí thế chung của văn hóa dân tộc, kiến trúc thời Trần tuy thừa hưởng vốn liếng to lớn từ thời Lý vẫn có những bước phát triển mạnh đáng kể mang sắc thái tự chủ tự cường do tín ngưỡng của quần chúng nhân dân thời Trần chủ yếu là Phật giáo. Nhất là khi dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử mở rộng địa bàn vùng đông bắc từ Uông Bí, Đông Triều đến Thăng Long, chùa tháp được dựng lên rất nhiều để đáp ứng cuộc sống tinh thần cho dân chúng. Nhà Trần đã tiến hành trùng tu những chùa tháp cũ như: chùa Một Cột (1249), tháp Báo Thiên (1258), chùa Khai Nghiêm, Yên phong (Hà Bắc - 1333 - 1335), tháp Linh Tế ở núi Dục Thúy (Hà Nam Ninh - 1337). Ngoài ra, một số công trình kiến trúc mới cũng được xây dựng rất quy mô, như: “chùa Hương Tích ở Nghệ Tĩnh, chùa Hoa Long và chùa Thông ở Thanh Hóa, chùa Hang ở Hoàng Liên Sơn, tháp Bình Sơn ở Vĩnh Phú, chùa Bối Khê ở Hà Sơn Bình”. Đồng thời có những khu vực thời Lý vốn được coi là trung tâm Phật giáo, sang thời Trần vẫn tiếp tục duy trì và mở mang như: “khu chùa và tháp vùng núi Phật Tích ở Hà Bắc, chùa Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh”. Đặc biệt chùa Hoa Yên ở Yên Tử và tháp Phổ MinhHà Nam Ninh là những công trình nổi tiếng được nhắc nhở nhiều trong sách sử. Ngày nay, tất cả những dấu tích kiến trúc thời Trần đã bị thời gian bào mòn nên còn lại rất ít. Tuy nhiên, qua những gì đọc được trên sách vở cũng giúp ta hình dung phần nào sự khang trang, bề thế của các công trình kiến trúc xưa của dân tộc một thời oanh liệt.

6.5. ĐIÊU KHẮC

Căn cứ vào thư tịch cổ và những tác phẩm điêu khắc thời ấy chúng ta có thể xác nhận việc khắc tượng Phật chiếm ưu thế trong điêu khắc thời Trần. Bởi vì lúc Phật giáo hưng thịnh, tượng Phật được đúc rất nhiều. Có những nhà sư cúng một lần đã cho đúc tới 1.300 pho tượng Phật lớn nhỏ. Có những tượng kích thước khá lớn như tượng Di Lặc cao tới 1 trượng 6. Các bậc vua quan, quý tộc bỏ tiền đúc tượng tương đối nhiều, như vua Trần Minh Tông khi mới lên ngôi, chỉ riêng ở chùa Siêu Loại đã cho đúc đến 3 pho tượng lớn bằng đồng: Di Đà, Thích Ca, Di Lặc, tất cả đều cao 17 thước. Nhìn chung, mặc dù tài liệu thu thập được quá ít để có thể hiểu biết được đầy đủ về nghệ thuật điêu khắc thời Trần, song chúng ta phải thừa nhận những công trình điêu khắc thời ấy phải là những công trình vĩ đại và mang tính nghệ thuật cao.

 

KẾT LUẬN

Trải qua các triều đại, đạo Phật đều thể hiện nét riêng biệt đặc thù của Phật giáo Việt Nam. Từ đó cũng có thể cho rằng con ngườihoàn cảnh xã hội mỗi thời kỳ cũng có thể cho rằng con ngườihoàn cảnh xã hội mỗi thời kỳ cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần quy định bản chất của Phật giáo Việt Nam. Kế thừa sự nghiệp nổi bật này, tinh thần nhập thế của Phật giáo nhà Trần được thể hiện lại mạnh mẽ, rõ ràngcụ thể hơn đã đưa đạo Phật đi vào cuộc đời, hành động và áp dụng giáo lý Phật giáo là vì con người và cho con người. Khi có ngoại xâm, các thiền sư đã "cởi áo cà sa khoác chiến bào"[5]. Hành động đó phát xuất từ tấm lòng từ bi, cứu khổ cứu nạn của những người con Phật, nhưng không chỉ có thế. Ở đây, xuyên suốt giòng lịch sử phát triển của dân tộc, cũng là lịch sử tranh đấu không ngừng với ngoại xâm, đã un đúc trong những con người Việt một tinh thần yêu nước nồng nàn, đã kết tinh thành truyền thốngtrải qua các thời đại, tinh thần này càng phát triển. Những vị vua nhà Trần cũng đồng thời là những thiền sư đã thể hiện được sự kế thừa, tiếp thu đạo Phật một cách chọn lọc và sáng tạo, đã bằng những hành động của mình, khơi sáng đem lại cho Phật giáo một sức sống thực sự, làm cho đạo Phật không bị trở thành giáo điều, khô cứng. Ở các thiền sư đời Trần, thiền lý và thiền hành đã nhập làm một, không phân biệt, chỉ còn lại Trí Huệ Bát Nhã, dùng nó bằng nhiều hình thức khác nhau, bằng mọi phương cách khác nhau, để phục vụ nhân sinh.

Như vậy, một triều đại có được tư tưởng thiền tông xuyên suốt, biết vận dụng nó làm kim chỉ nam cho mọi tư tưởng và hành động của mình, như triều Trần, nên đã tạo cho Phật giáo đời Trần một thời kỳ rực rỡ trong lịch sử, thể hiện cao tinh thàn dân tộc, ở đó tính chất nhập thế được xem là giáo lý căn bản, dùng nó làm nền tảng cho đạo đức xã hội, xây dựng một hệ thống giáo hội mới và hệ thống kinh sách mới, không lệ thuộc và chịu ảnh hưởng nặng nề của Phật giáo từ Ấn Độ cũng như từ Trung Quốc. Đây là một trong những tính chất mang tính tiêu biểu của Phật giáo, là mục đích nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân, là phương tiện chi phối mọi hoạt động. Ở những triều đại khác, nơi mỗi nhà tu hành, đặc biệt đối với triều đại nhà Trần, là giai đoạn có sự thử thách cao, đối đầu với xâm lược có tầm cỡ trên thế giới, nên để đạt được mục tiêu chung, nhằm giữ gìn nền độc lập cho xứ sở, tính chất này càng được bộc lộ mạnh mẽ. Những đố kỵ, hiềm khích, ghen ghét nhau trong vua tôi tạm thời được gác lại, để tập trung vào mục tiêu chung, thì trong các Thiền sư, tính chất vô ngã, vị tha càng được thể hiện rõ nét qua câu nói của nhà sư trụ trì trên dãy Yên Tử (Quốc sư Trúc Lâm hay Phù Vân) khuyên vua Trần Thái Tông : "Phàm là đấng làm vua cai trị muôn dân, thì phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tâm của thiên hạ làm tâm của mình". Trong mỗi người mang tấm lòng vì dân vì nước, quyết cống hiến, hy sinh trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cao cả, cho hạnh phúc của toàn dân và vì độc lập của tổ quốc. Có quá đang hay không khi cho rằng đấy cũng chính là những vị vua những vị "thiền sư" nhà Trần tiếp nối vẻ vang tinh thần dân tộc cũng như Phật giáo Việt Nam trong lịch sử.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. HT. Thích Thanh Từ – Trúc Lâm Tam Tổ giảng giải. 1997.

1. Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1993.

3. Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản TP.HCM, 2001

1. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học, Hà Nội, 2000.

5. Mật Thể, Việt Nam Phật giáo Sử lược. Nxb Minh Đức 1960.

6. Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, Tủ Thư Đại học Vạn Hạnh tái bản lần thứ I, 1966.

7. Lê Mạnh Thát –Toàn Tập Trần Nhân Tông – Nxb TPHCM - 2000.

8. Ngô Sĩ Liên – Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. 1985

________________________________________

[1] Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1993.

[2] Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1993.

[3] Thích Minh Châu dịch, Tương Ưng Bộ kinh, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, 1992

[4] Thích Trí Quang dịch, Luật Sa DiSa Di Ni, Quy Sơn Cảnh Sách, 1996.

[5] Trần Hồng Liên, Vài nét suy nghĩ về Thiền tông Việt Nam
Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: