Chúa - Bồ Tát Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725) Và Công Nghiệp Mở Mang, Phát Triển Đất Nước

07/04/20201:00 SA(Xem: 11787)
Chúa - Bồ Tát Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725) Và Công Nghiệp Mở Mang, Phát Triển Đất Nước

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO

THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC
CHÚA-BỒ TÁT
NGUYỄN PHÚC CHU (1675 – 1725)
CÔNG NGHIỆP MỞ MANG,
PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

 


nguyen-phuc-chu-1
Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu là bậc hiền tài. Ngoài lập công lớn trong việc mở mang bờ cõi, Ngài còn có công lao lớn trong việc xây dựng và phát triển Phật giáo xứ Đàng Trong. Ngài đem đạo và đời một cách sáng tạo như biết dung hóa Phật - Nho để áp dụng vào việc ích nước, lợi dân.

Chúng ta tìm hiểu về cuộc đời của Ngài cũng là để làm sáng tỏ công nghiệp trên.

I. QUỐC CHÚA NGUYỄN PHÚC CHU CÓ PHẢI LÀ BỒ TÁT KHÔNG?

Muốn trả lời câu hỏi trên trước hết ta phải biết Bồ Tát là ai và sau đó tìm hiểu Quốc Chúa qua nhiều mặt.

Trong bài giảng về Bồ Tát Đạo, Hòa thượng Tiến sĩ Thích Trí Quảng cho biết nhân gian sinh đến với đời làm lợi ích cho chúng hữu tình. Hòa thượng cho biết thêm: “Bồ Tát thọ sanh thường chọn cha mẹtính tâm, có quan hệ với Tam Bảo, như vây để khi còn trong thai mẹ đã tiếp tục nghe mẹ tụng kinh, nghe cha học đạo”[1].

Trong bài Nghĩa về trái tim, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc viết: “Bồ Tát dịch từ Bodhisatva và có nghĩa là người đã giác ngộ, đã tỉnh thức và đang giúp cho người khác cũng giác ngộ, cũng tỉnh thức như mình”[2]. Cũng trong bài nói trên, ông còn thêm: “Bồ Tát tuy tự thân là Phật, đã tự do, tự tại nhưng chính lòng yêu thương “cõi người ta”, làm cho họ nấn ná lại giúp đời. Vậy chẳng thú vị chẳng dễ thương hay sao”[3].

Ta có thể hiểu Bồ Tát là những người đã chứng đạt đạo vô thượng, nhưng vì thương chúng sanh nên sinh vào cõi đời để giúp đỡ, hóa độ. Do tụ tập tích lũy, trí tuệ, phước đức nhiều đời nên các Ngài sanh lại cõi trần thường là những người có đức tài vượt trội, sanh vào gia đình hưởng nhiều phước báu nhưng có đạo tâm, giàu sang, quyền quý, hoặc chọn bất luận hoàn cảnh sang hèn miễn là thuận tiện cho việc độ sanh.

Bồ Tát tái sanh trên thế giới quên hết chuyện kiếp trước nhưng Ngài lại có trí tuệphương tiện để hành Bồ Tát đạo[4]

Theo kinh Đại thừa, người có trí tuệđức hạnh giúp ích nhiều cho con người cho cuộc đời gọi là Bồ Tát, chứ không nhất thiếtxuất gia. Khi xuống trần, Bồ Tátcon người cụ thể: có vị trí, hoàn cảnh cụ thể nên cũng có bổn phận, trách nhiệm cụ thể.   

Việc các Ngài làm, người thường khó biết được. Muốn xác định vị trí Bồ Tát, chúng ta cần xem mức ảnh hưởng của các Ngài đối với công việc, cuộc đờithành quả cống hiến cho đời[5].

II. THÂN THẾ NGUYỄN PHÚC CHU 

Nguyễn Phúc Chu sinh năm 1675 mất năm 1725. Ở ngôi Chúa được 34 năm, thọ 51 tuổi. Ông là con trưởng của Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn, mẹ là Tống Thị Đôi. Đại Nam thực lực tiền biên ghi: “Mẹ của Quốc Chúa được dâng vào hậu triều, sau đó được tuyển vào cung tần. Đến khi có thai, ở phương Tây Nam trên trời mở ra một lỗ, có mấy sắc vây bao bọc chung quanh, giữa một nguồn sáng rực rỡ tỏa ngay xuống chỗ Mẫu hậu ở. Người thức giả cho là điềm tốt. Đến lúc sinh thì được một trái ánh sáng tỏa rực khắp nhà đấy chính là Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng Đế”[6].

Nguyễn Phúc Chu văn võ toàn tài, lên ngôi Chúa khi 17 tuổi. Ông là người trong đạo Nho, lại là một Phật tử thọ Bồ Tát giới, có công trong việc hộ pháphoằng pháp. Khi trị vì, ông đã thành công lớn trong cuộc mở mang bờ cõi, xây dựng cuộc sống xứ Đàng Trong.

III. CÔNG NGHIỆP

Lên ngôi, Chúa áp dụng nhiều chính sách chiêu hiền đãi sĩ, giảm thuế má trăm họ đều mừng.

1/ Xây dựng các mặt

  1. a.      Cơ chế quan lại

Cải cáchchế trung ương, định lại quan tước, phẩm hàm.

Đặt kỳ thi Văn chức và Tam Ty để kiểm tra quan tại chức.

  1. b.      Kinh tế

Chúa có tầm nhìn rộng, thoáng và mới mẻ. Bỏ việc “Bế môn tỏa cảng” có từ đời Chúa trước, cho tàu Tây Âu vào ra buôn bán. Dùng người thuần phục như Hoàng Tiến, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu, mộ dân phiêu bạt từ Quảng Bình vào để lập làng khai khẩn ruộng đất. Lập xã Thanh Hà, Minh Hương cho cộng đồng người Hoa[7].

c. Quân sự

Chúa biết dùng người Tây Âu để huấn luyện binh pháp và kỹ thuật quân sự. Quân đội luyện tập thường xuyên thành một đội quân hùng mạnh.

Chúa chủ trương thi cử nghiêm túc để khỏi sơ sót trong việc chọn nhân tài. Lúc cần, Chúa cho thi lại tự mình ra đề thi.

2/ Mở mang, bình định xứ Đàng Trong và giữ gìn lãnh thổ

Năm 1692, vua Chiêm Thành là Bà Tranh chống đối, làm loạn ở phủ Liêu Ninh, Chúa cho quân đi bắt được, trong đó có cả đình thần cùng quyến thuộc để đem về Phú Xuân. Nhân đó đổi nước Chiêm Thành thành trấn Thuận Thành, sau cho con cháu Bà Tranh làm đề đốc tự quản.

Năm 1697, Chúa đặt ra phủ Bình Thuận và lấy đất còn lại của Phan Rang làm huyện Yên Phúc và huyện Hoa Đa.

Năm 1698, Chúa ra lệnh cho Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý đất Đông Phố nơi có dân ta vào sinh sống lập dinh Trấn Biên (Biên Hòa) và dinh Phiên Trấn (Gia Định).

Năm 1700, có thêm vùng Sông Bé, La Ngà và Tánh Linh.

Năm 1703, Công ty Ấn Độ của Anh đem 200 quân và 20 chiếc thuyền chiếm đảo Côn Lôn, Chúa giao cho trấn thủ dinh Trần Biểu là Trương Phúc Phan dùng mưu đánh đuổi được.

Năm 1708, Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên (gồm 7 xã do tự mình sức dân khai hoang thành lập). Chúa nhận lời và giao cho Mạc Cửu làm tổng binh trấn giữ.

IV. ĐẠO HẠNH

Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu là người trọng đạo Nho, được khép mình trong cương thường của Nho giáo, lại là một Phật tử thuần thành. Ông xây một loạt chùa miếu, sửa chữa lớn và đúc chuông lớn ở chùa Thiên Mụ đến nay vẫn còn.

Thời của Chúa Nguyễn Phúc Chu, đạo Phật đã truyền và đất Nam Kỳ; chùa Vạn An ở Phước Tuy lập năm 1711, chùa Tam Bảo ở Hà Tiên do Mạc Cửu lập những năm 1780 - 1725.

Ông cho mời nhà sư Thích Đại Sán từ Trung Hoa sang mở giới đàn truyền Bồ Tát giới cho Chúa, quan lại, quyến thuộc và 1.400 tăng ni. Ông còn cho thỉnh 1.000 kinh sách. Ông từng ăn chay một tháng ở Côn Gia, phát gạo, tiền cho dân nghèo. Ông còn có pháp danhHưng Long, đạo hiệu Thiên Túng Đạo Nhân.

Tìm hiểu về cuộc đời của Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu, ta thấy ông là người được sinh ra nơi quyền quý, có truyền thống theo đạo Phật. Ông là vị Chúa đức độ. Là Phật tử, ông tu tập gương mẫu, đầu tư nhiều tài sức trong việc hoằng pháphộ pháp. Chính nhờ sự nhiệt thành của Quốc Chúa đã lôi kéo nhiều thành phần quý tộc, quan lại theo đạo, ủng hộ Phật giáo, tạo thuận lợi trong việc gieo rắc ánh đạo vàng trong quần chúng. Việc tổ chức Giới đàn truyền Bồ Tát giới là một sự việc văn hóa lớn mang tầm quốc gia. Những công đức của Chúa làm vị thế của Phật giáo được nâng cao, là chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy của nhân dân.

Do đó, ta có thể nói Quốc Chúa Nguyễn phúc Chu là Bồ Tát tái sinh giúp đời.

V. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA QUỐC CHÚA NGUYỄN PHÚC CHU VỚI VAI TRÒ CHÚA - BỒ TÁT TRONG SÁCH LƯỢC MỞ RỘNG BỜ CÕI THÀNH CÔNG

Trong công cuộc mở mang bờ cõi của Chúa Bồ Tát Nguyễn Phúc Chu, ta thấy phương pháp “tùy duyên hóa độ” của đạo Phật và “tùy cơ ứng biến” của nhà Nho gặp nhau ở sách lược linh hoạt mà Ngài áp dụng. Trong sách lược này tùy đối tượng, tùy tình hình mà có những hình thức ứng xử thích hợp.

Đối với đất Chiêm Thành khi còn là một vùng đất nhỏ, vua Bà Tranh nổi loạn gây mất an ổn trong nhân dân, Ngài dùng biện pháp cứng rắn: dùng quân sự trấn áp, sai tướng quân đi bắt, đổi đất Chiêm Thành thành trấn Thuận Thành rồi cho cháu Bà Tranh cai quản.

Đối với vùng đất Hà Tiên xa xôi, Ngài dùng ân đức để chinh phục. Mạc Cửu phục ân đức của Ngài mà dâng đất. Chúa thuận lời và cũng tin tưởng giao cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn giữ.

Đối với vùng Đồng Nai, Biên Hòa, Ngài dùng sách lược khôn khéo lấn dần cho dân vào khai phá trước, lính vào sau bảo vệ và sau đó lập chính quyền.

Đối với cùng Thủy Xá, Hỏa Xá là đất Tây Nguyên chỉ có các dân tộc thiểu số sinh sống, Chúa định cơ chế xã hội rồi cho tự trị.

Tinh thần Phật giáo đại hùng, đại lực, đại từ bi thấm vào sách lược mở cõi mang tính tích cực, nhân bản, khoan dung như khi bắt được vua Chiêm cùng đình thần, gia quyến đem về Phú Xuân kể tội nhưng cung cấp tiền gạo, vải đầy đủ. Vua Chiêm mất. Chúa cấp tiền nhiều để an táng. Bình định đất đai, giữ an ninh trật tự nhưng hạn chế dùng vũ lực để tránh đổ máu “Bỏ xa hoa bớt chi phí, nhẹ thuế má, bớt lao dịch, bớt hình ngục” biến thành chủ trương lâu bền, lồng vào sách lược, áp dụng rộng rãi các nơi nên được sử sách ghi lại ca ngợi.

VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA THIÊN TÚNG ĐẠO NHÂN TRONG VIỆC DUNG HÓA PHẬT - NHO MANG ĐẶC ĐIỂM VIỆT NAM

Thiên Túng Đạo nhân Nguyễn Phúc Chu là người đưa ra chủ trương “Cư Nho mộ Thích”. Việc dung hòa Phật - Nho thể hiện qua các sự kiện, thái độ trọng thị, dung hòa của ông. Trong thời gian trị vì, ông cho người sang mời cao tăng Thích Đại Sán ở Trung Hoa sang tổ chức giới đàn ở chùa Thiên Mụ. Chúa cùng quan lại quyến thuộc và số đông tăng ni thọ Bồ Tát giới. Chúa thọ giới riêng với vẻ chí thành: “Ngày đó nắng gắt, người Vương mập mạp quỳ lâu mồ hôi thấm cả mấy lớp áo. Vị dẫn thỉnh sư mời Vương nghỉ một chút lúc dâng lễ sẽ quỳ trở lại. Vương bảo: “Ta ít tuổi, vui lòng thọ giới pháp chẳng lấy việc quỳ lâu làm mệt””. Quỳ thọ giới qui y xong, đứng dậy là lễ cầu pháp. Trong lễ này, Minh Vương được Thạch Liêm đặt pháp danh cho là Hưng Long... Chiều hôm ấy tại chùa Thiền Lâm tiếp tục khai đàn truyền Bồ Tát giới cho các Vương huynh (Lệ Truyền Hầu, Thiều Dương Hầu) và cai bá bách quan. Đặc biệt trong giới đàn này có cả Tứ Triều Nguyên lão Đông triều Trần Đình Ân và tất cả các con trai ông hiện giữ các chức rất lớn trong triều[8].

Đồng thời thỉnh ý, trân trọng những lời cao tăng đóng góp vào việc chính sự.

Trong lời tựa Hải ngoại kỷ sự, Chúa Nguyễn Phúc Chu đã có những ngôn từ khá cẩn trọng: “... Từ mùa xuân năm Ất Hợi, Hòa thượng qua đến nơi lưu lại đến mùa hạ năm Bính Tý, được gần gũi hôm sớm, cung dưỡng, chuyện trò sau những giảng luận thiền kinh còn chỉ vẽ cương thường, cương kỹ, từ việc lớn đến việc nhỏ rạch đường chỉ nẻo, lời lẽ rõ ràng khác nào dắt người từ trong chỗ tối tăm đem ra thanh thiên bạch nhật, giúp cho quả nhơn trong việc chính trị biết chừng nào...”9.

Thích Đại Sán cũng gởi cho Chúa một bản điều trần trong đó có bốn biện pháp cần áp dụng để đưa đất nước đi lên[9].

Hình ảnh Quốc Chúa lúc thì nghiêm trang thi lễ ở Quốc Miếu, lúc thì chí thành trước Tam Bảotác dụng cổ vũ thần dân sống dung hòa Nho - Phật vì lợi ích chung.

Là Quốc Chúa, để làm tròn trọng trách với quốc dân, Ngài đã biết kết hợp xu hướng nhập thế của Phật giáo với chủ trương "Tu, tề, trị, bình" của Nho giáo áp dụng vào tình hình cụ thể của đất nước. Ông quan tâm đến việc tu bổ chùa, miếu. Năm 1692 sửa Văn miếu, năm 1711 trùng tu chùa Thiên Mụ.

Trong Đại Nam thực lục tiền biên, ta bắt gặp một sự việc lý thú: Quốc Chúa dùng đạo hiệu Thiên Túng Đạo Nhân để phê chuẩn về mặt tổ chức cho một đại thần xin về hưu.

“Quốc Chúa Thiên Túng Đạo Nhân ngự chế thơ và tựa sắc cho tham tri chánh đoán sự Đông triều hầu Trần Đình An từ chức về làng. Khanh trải giúp bốn triều quốc chính triều cương, có nhiều giúp đỡ. Bề tôi siêng năng duy khanh hơn cả”[10].

Đông triều hầu Trần Đình An được Quốc Chúa Thiên Túng Đạo Nhân cho nghỉ hưu về làng[11]. Thiết nghĩ sự việc này không phải một lần, cũng không phải là ngẫu hứng. “Xét tương quan nhân quả thì sự ổn định, hưng thịnh bắt nguồn từ ý thức nội tâm. Tâm an thì ngoại cảnh sáng dựa trên triết lý Đạo Phật chi phối”[12]. Với đạo hiệu Thiên Túng Đạo Nhân, Chúa Nguyễn Phúc Chu tỏ rõ lập trường của mình là dung hòa Phật - Nho áp dụng vào chính sự, hình thành trong thần dân một lẽ sống tự tin, vị tha, thấu lẽ tự nhiên, không cố chấp, có kỷ cương, đạo nghĩa...

Khi đã có lẽ sống tốt đẹp, con người tâm ân, chí vững tạo thêm sinh lực để xây dựng cuộc sống ngày càng an vui hưng thịnh. Đó cũng là cơ sở giúp Quốc Chúa thành công và là cách hành xử thông minh mang đặc điểm Việt Nam.

 

 

VII. KẾT LUẬN

Chúa Bồ Tát Minh Vương Nguyễn Phúc Chu có đức độ, tài trí hơn người. Công nghiệp của Ngài thật vĩ đại. Trong thời gian ở ngôi Chúa, Ngài đã mở mang nhanh chóng vùng đất rộng lớn như cực Nam Trung bộ, Nam bộ, Tây nguyên làm nước ta thêm lớn mạnh, góp phần ổn định trật tự an ninh khu vực; có công lớn trong việc xây dựng và phát triển Phật giáo xứ Đàng Trong; đem đạo và đời một cách sáng tạo phù hợp với đặc điểm  nước ta. Ngài biết dung hòa Phật - Nho đem áp dụng vào đời để đạt mục đích mở mang bờ cõi, đem lại cuộc sống tốt lành cho nhân dân. Ngài gieo hạt giống Bồ Đề vào vùng đất mới cho cư dân thấm dần hương từ bi và vị giải thoát mà vươn lên.

      Chúa Bồ Tát Minh Vương Nguyễn Phúc Chu để lại một trang lịch sử huy hoàng đáng tự hào của dân tộc. Tâm nguyện Bồ Tát của Ngài còn ngân mãi theo Tiếng Chuông Thiên Mụ qua lời mình khắc trên chuông: Duy nguyện phong điều vũ thuận, Quốc thái dân an, pháp giới chúng sanh đồng viên chủng trí (Nguyện cầu gió hòa mưa thuận, nước thịnh dân an, chúng sinh trong pháp giới đều được vẹn tòan trí tuệ).
________________________

* TP. Hồ Chí Minh.

[1] HT Thích Trí Quảng, Bài giảng Đền Ơn Đáp Nghĩa, TB Giác ngộ số 489, 2009, tr. 12.

[2] BS. Đỗ Hồng Ngọc, Nghĩ về trái tim, TC Kiến thức ngày nay, số 464, 2003,  tr. 54.

[3] BS. Đỗ Hồng Ngọc, Nghĩ về trái tim, TC Kiến thức ngày nay, số 464, 2003,  tr. 54.

[4] HT Thích Trí Quảng, Bài 8 Phật Đạo, TB Giác Ngộ số 169, 2001; Bài 11 Bồ Tát Đạo, NS Giác Ngộ 172, 2010.

[5] HT Thích Trí Quảng, Sđd, tr. 89.

[6] Đại Nam thực lục tiền biên, Q.1, tr. 105 (8) Nguyên Anh (http://www.lieuquanhue.co.vn/7/61/3507html)

[7] Nguyên Anh (http://www.lieuquanhue.co.vn/7/61/3507html)

[8] Dẫn theo: Lê Nguyễn, Xã hội Đại Việt dưới con mắt người nước ngoài, tr. 10.

[9] Lê Nguyễn, sđd.

[10] Đại Nam thực lục tiền biên, Q. 1.

[11] Theo Đại Nam thực lục tiền biên. Trần Đình An về hưu ở chùa Bình Trung, huyện Minh Lung, dựng đá khắc tờ thư đặt trước cửa chùa, lấy thiền học làm vui.

[12] TT. Tiến sĩ Thích Đồng Bổn, Vai trò chính trị của các tăng sĩ ở thời đại Lý Trần, NXB. Tôn giáo, H, 2006, tr. 26

MỤC LỤC

 

STT

TÁC GIẢ

BÀI VIẾT

TR

CHỦ ĐỀ 1: VẤN ĐỀ SỬ HỌC THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN

 

  1.  

NNC. Đặng Hùng

Anh

Chúa – Bồ tát Minh Vương NPC với công nghiệp

 

  1.  

PGS. TS. Trần Lê

Bảo

Từ Thái Tổ Lý Công Uẩn đến Ngự hoàng Trần Nhân Tông và đến Minh vương Nguyễn Phúc Chu

 

  1.  

Đinh Hữu

Chí

Những vấn đề lịch sử, văn hóa liên quan đến Phật giáo Đàng Trong thời chúa Minh Vương

 

  1.  

NNC. Nguyễn Đại

Đồng

Từ Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đến Bồ tát Nguyễn Phúc Chu

 

  1.  

NNC. Vu

Gia

Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu, người mở cõi phương Nam

 

  1.  

TS. Lê Đức

Hạnh

Các chúa Nguyễn với Phật giáo xứ Huế

 

  1.  

Trần Đình

Hằng

Yếu tố bản địa trong đời sống tín ngưỡng và chiến lược nhân tâm của các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong

 

  1.  

ThS. Lê Thị Thu

Hiền

Các chúa Nguyễn với việc phát triển Phật giáo ở Đàng Trong

 

  1.  

Nguyễn Hữu

Hiếu

Tình hình PG Đàng Trong dưới thời chúa NPC

 

  1.  

NCS. Bùi Quang

Phạm Thị Hương

Hùng

Lan

Từ bài mở đầu trong quyển Hải Ngoại Kỷ Sự đi đến tìm hiểu… Thiền sư Đại Sán

 

  1.  

Ngô Thị

Hường

Sự phục hưng PG ở Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn

 

  1.  

ThS. Tạ Quốc

Khánh

Minh vương NPC và công nghiệp mở mang bờ cõi, phát triển PG Đàng Trong

 

  1.  

NNC. Tuệ

Khương

Chúa – Bồ tát Minh Vương Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) với sự nghệp mở mang bờ cõi và Phật giáo ở Đàng Trong

 

  1.  

TS. Võ Phương

Lan

Các chúa Nguyễn và Phật giáo

 

  1.  

TS. Võ Phương

Lan

Đàng Trong thời chúa Minh Nguyễn Phúc Chu

 

  1.  

PGS. TS. Trần Thị

Mai

Chúa NPC với công cuộc đại định đất Đàng Trong

 

  1.  

TS. Ngô Văn

Minh

Đàng Trong dưới thời Quốc Chúa NPC (1691-1725)

 

  1.  

NNC. Đào

Nguyên

Về chuyến sang Nam Hà – Đại Việt truyền giới năm 1695 của Thiền sư Thạch Liêm

 

  1.  

ĐĐ. Thích Vân

Phong

Phật giáo với đất phương Nam

 

  1.  

ThS. Nguyễn Duy

Phương

Diện mạo Phật giáo Quảng Nam dưới thời các chúa Nguyễn (1558-1777)

 

  1.  

ThS. Nguyễn Văn

Quảng

Vấn đề Chămpa và Thuận Thành dưới thời NPC

 

  1.  

Nguyễn Văn

Quý

Thiền phái Lâm Tế thời chúa Nguyễn

 

  1.  

HT. Thích Phước

Sơn

Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, Thiền phái Tào Động đã được truyền bá và phát triển tại Đàng Trong

 

  1.  

Nguyễn Hữu

Thông

Chính sách an dân từ niềm tín mộ Phật dưới thời các chúa Nguyễn

 

  1.  

TS. Trần

Thuận

Một số đặc điểm của Phật giáo Đàng Trong

 

CHỦ ĐỀ 2: SỰ NGHIỆP CỦA CHÚA – BỒ TÁT
MINH VƯƠNG NGUYỄN PHÚC CHU

 

  1.  

TT. TS. Thích Đồng

Bổn

Suy nghĩ về phẩm vị Bồ tát của chúa Nguyễn Phúc Chu

 

  1.  

TS. Phạm Anh

Dũng

Khái quát tư tưởng Hiếu Minh hoàng đế Nguyễn Phúc Chu

 

  1.  

HT. Thích Đạt

Đạo

Tinh thầnđạo pháp và dân tộc của Minh vương Nguyễn Phúc Chu

 

  1.  

TT. TS. Thích Kiên

Định

Công hạnh của Minh vương Nguyễn Phúc Chu

 

  1.  

ThS. Võ Thành

Hùng

Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu nhìn từ góc độ văn hóa

 

  1.  

Giác Chinh – Trần Đức

Liêm

Đóng góp của Minh vương Bồ tát NPC

 

  1.  

ĐĐ. Thích Tuệ

Minh

Một vị hoàng đế A Dục Vương thời Nguyễn

 

 

  1.  

NNC. Minh

Ngọc

Cuộc đời Chúa Bồ Tát Nguyễn Phúc Chu qua cái nhìn của Phật giáo

 

  1.  

HT. Thích Thiện

Nhơn

Chúa Nguyễn Phúc Chu với công đức mở mang bờ cõi phương Nam

 

  1.  

TS. Lê

Sơn

Chúa Nguyễn Phúc Chu xây dựng và phát triển xứ Đàng Trong theo tinh thần Tam giáo đồng nguyên

 

  1.  

NNC. Trần Đình

Sơn

Quốc chúa NPC một vị Bồ tát tại gia (1675-1725)

 

  1.  

TS. Nguyễn Quốc

Tuấn

Mô hình Phật vua từ Trần Nhân Tông đến Nguyễn Phúc Chu

 

  1.  

Lê Quang

Thái

Ấn tượng NPC trong tâm thức cư dân xứ Huế xưa nay

 

  1.  

NNC. Dương Kinh

Thành

Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) Minh vươngBồ tát của dân tộc và đạo pháp

 

  1.  

ĐĐ. TS. Thích Lệ

Thọ

Vài nét về Quốc chúa Minh Vương

 

  1.  

PGS. TS. Đinh Khắc

Thuân

Chúa Nguyễn Phúc Chu với PG Đàng Trong

 

  1.  

TS. Trần Diễm

Thúy

Chúa Nguyễn Phúc Chu một bậc lãnh đạo đất nước có tâm và có tầm

 

  1.  

ThS. Trần Minh

Thương

Quốc chúa NPC với công cuộc đại định đất nước

 

CHỦ ĐỀ 3: SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
VÀ XIỂN DƯƠNG
ĐẠO PHẬT DƯỚI THỜI
CHÚA – BỒ TÁT NGUYỄN PHÚC CHU

 

  1.  

HT. Thích Hải

Ấn

Cư sĩ Nguyễn Phúc Chu với tinh thần cư Nho mộ Thích

 

  1.  

Nhật

Cao

Thiên Túng Đạo Nhân Nguyễn Phước Chu một tác gia văn học thế kỷ 18

 

  1.  

Đinh Hữu

Chí

Diện mạo tín ngưỡng tôn giáo dưới thời các chúa Nguyễn

 

  1.  

HT. Thích Khế

Chơn

Chúa Nguyễn Phúc Chu: một minh quân hộ trì Phật pháp

 

  1.  

ThS. Đặng Vinh

Dự

Minh Vương – Nguyễn Phúc Chu với đạo Phật

 

  1.  

TN. Viên

Giác

Tinh thần mộ Thích trong quá trình Nam tiến của Chúa Tiên và Quốc Chúa

 

  1.  

ThS. Nguyễn Thị Mỹ

Hạnh

Minh vương NPC với tư tưởng sùng bái đạo Phật

 

  1.  

Ban Thiền

Học

Ảnh hưởng của PG trong thời đại chúa NPC

 

  1.  

NNC. Nguyên

Huệ

Bước đầu ghi nhận những đóng góp của chúa Nguyễn Phúc Chu về lĩnh vực văn họcvăn học PGVN

 

  1.  

TS. Hoàng Văn

Lễ

Chúa Nguyễn Phúc Chu, người có công lớn trong phát triển Phật giáo phương Nam

 

  1.  

PGS. TS. Trần Hồng

Liên

Minh vương Nguyễn Phúc Chu với Phật giáo Đàng Trong

 

  1.  

TS. Nguyễn Hữu

Nguyên

Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong công cuộc mở đất phương Nam thời chúa Nguyễn Phúc Chu

 

  1.  

ĐĐ. Thích Tuệ

Nhật

Giới thiệu một số tác phẩm thơ văn của Minh vương Nguyễn Phúc Chu

 

  1.  

ThS. Đinh Văn

Viễn

Sự kết hợp tư tưởng PG và tư tưởng Nho giáo trong đường lối trị nước của Quốc chúa NPC

 

  1.  

ThS. Hoàng Ngọc

Hoàng Trần Như

Vĩnh

Ngọc

Góp phần tìm hiểu về cư Nho mộ Thích dưới thời các chúa Nguyễn đến các vua Nguyễn

 

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

 

  1.  

NNC. Phan Thuận

An

Một số pháp bảo thời chúa Nguyễn Phúc Chu hiện còn tại 3 ngôi chùa Huế

 

  1.  

TS. Trần Mạnh

Cường

Hai con người – Hai cuộc đời – Một điểm đến

 

  1.  

TS. Thích Phước

Đạt

Triết lý sống của người PTVN dưới thời Nguyễn Phúc Chu

 

  1.  

TS. Nguyễn Văn

Đăng

Vài suy nghĩ về vị thế tam giáo trong chính sách an dân của các chúa Nguyễn

 

  1.  

Viên Thông

– Nguyễn Thiện

Đức

 

Tìm lại dấu tích chùa Quốc Ân Khải Tường

 

  1.  

Nguyễn Ngọc

Nhuận

Văn bia chùa Thiên Mụ và những tư liệu di văn chữ Hán liên quan tới chúa Nguyễn Phúc Chu

 

  1.  

TS. Nguyễn Ngọc

Quỳnh

Đời sống tôn giáo ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn Phúc Chu – Cái nhìn từ bên ngoài

 

  1.  

Nguyễn Văn

ThS. Lê Thị Thu

Sang

Hiền

Nhận thức về của Thiền sư Thích Đại Sán về Phật giáo dưới thời chúa NPC qua tác phẩm Hải ngoại kỷ sự

 

 

  1.  

NNC. Trần Đình

Sơn

Đông triều hầu Trần Đình Ân

 

  1.  

KTS. Nguyễn Hữu

Thái

Kiến trúc chùa Phật xứ Đàng Trong – Nam Bộ thời Nguyễn

 

  1.  

Hồ Xuân

Thiên

Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng Hậu (1680-1716)

 

  1.  

Hồ Xuân

Thiên

Nguyễn Phúc Thuần ông tướng có lòng nhân tâm Phật

 

  1.  

ĐĐ. Thích Tuệ

ĐĐ. Thích Thiện

Thông

Sanh

Sắc Tứ Vạn An Tự di tích Phật giáo từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) trong buổi đầu mở mang bờ cõi về phương Nam

 

  1.  

NNC. Trương Ngọc

Tường

Quan niệm Cư Nho mộ Thích ở vùng đất mới

 

  1.  

Nguyễn Hữu

Thích Hải

Phan Anh

Tưởng

Phước

Dũng

Về tấm bia của Quốc chúa NPC ở chùa Thiên Mụ

 

MỤC LỤC

 

 

 

pdf_download_2
Chúa - Bồ Tát Nguyễn Phúc Chu (1675-1725)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/11/2019(Xem: 8440)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?