Chương Kết: Những đóng góp tích cực của Thiền Việt Nam trong nhiều lĩnh vực

29/05/20214:45 SA(Xem: 1807)
Chương Kết: Những đóng góp tích cực của Thiền Việt Nam trong nhiều lĩnh vực
Như Hùng
TƯ TƯỞNG THIỀN TÔNG VIỆT NAM
Văn Học Phật Việt 2020 | Thư Viện Hoa Sen 2021

Chương Kết

 NHỮNG ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC CỦA NỀN THIỀN HỌC VIỆT NAM TRONG NHIỀU LĨNH VỰC

 

Trong quá trình xây dựng ý thức độc lập tự chủ tự cường cho dân tộc, cũng như phát huy bảo tồn bản sắc riêng biệt. Đạo Phật Việt và nhất là Thiền Tông đã đóng góp tích cực vào tiến trình phụng sự nhân sinh, thắp sáng dòng lịch sử vươn lên tiến tới hòa cùng với vận mệnh sinh mệnh ý mệnh của Dân Tộc. Những bước đi hùng tráng qua nhiều giai đoạn thăng trầm, từng chặng đường lịch sử xuyên qua nhiều trào lưu thể chế thời đại, từng chuyển biến đâu đó đều có bóng dáng hùng vĩ của những Thiền Sư, những người con ưu tú của Đạo Phật Việt đã hy sinh cống hiến góp phần tạo nên. Cho dù vận mệnh sinh mệnh của dân tộc như thế nào, có khi trôi nổi xuống lên có lúc trong vòng đô hộ kiềm tỏa của ngoại bang, có khi thuận duyên nghịch duyên, gian khổ hay huy hoàng dù trong bất cứ hoàn cảnh tâm cảnh nào, thì Đạo Phật Việt vẫn kề vai gánh vác chung sức chung lòng cùng với dân với nước, một dạ sắc son không hề thay đổi.

 

Lịch sử trong quá khứhiện tại đã minh chứng một cách hùng hồn, sự có mặt của đạo Phật Việt, gắn liền và đồng hành cùng với Dân Tộc, như bóng với hình như hoa với hương không thể tách rời chia ly. Số phận thăng trầm của đất nước, cũng chính là số phận trôi nỗi của Đạo Phật Việt, con đường dấn thân hành động đều đứng trên căn bản từ bi giải thoát, ban vui cứu khổ, tất cả một lòng phụng sự cho chúng sinh và vì chúng sinh, cho dân tộc và vì dân tộc. Đạo Phật Việt trước sau như một cùng chung tư duy và hành động, đó là không hề tách rời Dân Tộc để tồn tại, hoặc chỉ lo bành trướng thế lực cho riêng mình mà quên dân quên nước quên nhân sinh xã hội. Từ trước cho đến hiện tại hay mai sau lúc nào và bao giờ, cũng đứng trong hàng ngũ của Dân Tộc, vì dân vì nước cho dân cho nước cùng nhau gắn liền cùng nhau vươn lên tỏa sáng, cùng nhau vì đạo vì đời.

 

Để có được hạnh nguyện cao cả, thành tựu sự nghiệp giải thoát, đều nhờ vào năng lực giác ngộ trùng khắp mà tư tưởng Thiền đã chỉ đạo, tạo nên những bước tiến tâm linh vĩ đại, mở ra chân trời đầy tính khai phóng, nhân bản cao đẹp. Đạo Phật Việt không những ở trong lòng Dân Tộc, lo cho Dân Tộc, vì Dân Tộc mà còn là cội nguồn nền tảng vô cùng quan trọng, trong việc chuyển hóa con người xây dựng xã hội tốt đẹp thịnh trị, trong tinh thần từ bi trí tuệ, và giải thoát cao cả.

 

Con đường dấn thân bi nguyện cứu độ đã được xác định xuyên qua tiến trình lịch sử của Dân tộc. Khi nào xã hội an lạc phú cường thịnh trị, cũng là lúc những vị vua những nhà cai trị biết lấy tư tưởng của Đạo Phật làm ý lực chỉ đạo trong mọi sinh hoạt. Khi Phật Giáo không còn dẫn đạo sinh mệnh văn hóa xã hội chính trị của quốc gia, lúc mà những thế lực ngoại bang bè nhóm đảng phái, tôn giáo khác nổi lên thống trị. Tôn vinh ý thức hệ vong bản, cá nhân chủ nghĩa, khống chế bài xích, nắm giữ sinh mệnh của quốc gia dân tộc một cách độc tài độc tôn, phong kiến bè nhóm cấu kết, cũng là lúc đẩy dân tộc vào thảm họa khổ đau, phá sản, thù hận, chiến tranh, lầm than đói khổ. Từ bài học lịch sử đó từ những kết cuộc hiển nhiên đó, ta có thể xác quyết một cách trung thực Đạo Phật Việt lớn lên từ trong lòng của Dân tộc, cùng gánh chịu số phận chung với Dân tộc. Đó cũng là một sự khẳng định minh bạch rõ ràng, vị thế và vị trí trong lòng dân tộc của đạo Phật Việt, không một ai có thể phủ nhận và thay đổi được tính cách giá trị của chặng đường lịch sử này.

 

Cương lĩnh tối hậuhạnh nguyện dấn thân phụng sự của nền Thiền học Việt Nam, là phục vụ con người và dân tộc bằng nguyện lực tâm lực từ bi, giác ngộ, để từ đó khơi dậy soi sáng con đường giải thoát cho chính mình và chúng sinh thăng hoa con ngườixã hội. Tự mình nỗ lực có được sự giác ngộ, đem giác ngộ ban trải cho mọi người và tất cả đều được giác ngộ tròn đầy viên mãn (tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn). Lấy niềm vui và hạnh phúc của kẻ khác làm niềm vui của chính mình, lấy nỗi đau của Dân tộc chúng sinh làm nỗi đau của chính thân phận mình. Thiền Việt Nam không đặt cá vị riêng biệt trong việc giác ngộ, không co cụm trong sự hỷ lạc cho từng cá nhân tâm thức, mà phải đi vào cuộc đời để chuyển hóa, vào nơi lầm than để cứu độ. Bởi sự giác ngộ giải thoát cũng đến từ trong đau khổ, từ nơi cuộc đời trầm luân mới cần đến niết bàn chứng đắc, và cũng chỉ có tại nơi đây con người chúng sinh này mới cần đến sự giải thoát.

 

Thiền Việt Nam vượt trội ở điểm mang hạnh nguyện dấn thân tích cực đi vào cuộc đời chuyển mê khai ngộ, cứu giúp lầm than xoa dịu niềm đau nỗi khổ. Công án tối hậu của thiền Việt Nam không phải chỉ ở “tiếng vỗ của bàn tay” “mặt mũi thật trước khi cha mẹ sanh ra” hoặc “Ý của tổ sư là gì”. Tự thân Thiền Việt Nam chính là một thứ công án, trực diện thường nghiệm với giác ngộ, với cuộc đời con người chúng sanh và với chính mình. Sự tra vấn đánh động tư duy từ nơi thân tâm, với nỗi thống khổ đang ngày đêm gặm nhấm, trải nghiệm với chính cuộc đời khổ đau tràn ngập này, quyết lòng bền chí tỉnh thức thoát ly. Công án đó: “Trong núi vốn không có Phật”, “Phật ở ngay trong tâm của mình” của Trúc Lâm Viên Chứng Thiền Sư. “Thân như bóng chớp có rồi không” của Thiền sư Vạn Hạnh. “Ở đời vui đạo” của Thiền tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông. Vậy thìÝ của tổ sư là gì”? Nếu không phải là ý của giác ngộ, ý của giải thoát hay ý là của ý? Điều quan trọng hơn, là thiền Việt Nam chú trọng đến việc “đi thẳng vào tâm người, thấy tánh thành Phật” (trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật) và làm nổi bật ý nghĩa giác ngộ an lạc siêu thoáttrước cảnh tâm vẫn an vẫn tịnh, thì cần gì hỏi đến thiền” (Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền). Tìm nơi đâu để có sự giác ngộ, nếu không từ nơi đây chứng nghiệm ở chính cuộc đời lầm than đau khổ trôi nỗi này? Công án “trực diện, thường nghiệm, đối cảnh vô tâm” đó, phá vỡ mọi thế đứng chênh vênh, đập tan tất cả mọi ngăn ngại, tạo nền móng tâm linh an nhiên vững chãi trong sự quật khởi làm mới nội tâm của chính mình. Giải phóng con người ra khỏi khổ đau, tìm đến sự an lạc thường hằng, đem ánh sáng giác ngộ gieo rắc muôn phương, lấy hạnh phúcan lạc của chúng sanh làm hạnh nguyện cứu độ, lấy sự nghiệp chuyển hóa con ngườitha nhân làm nền tảng vượt thoát.

 

Từ những khuynh hướng dấn thân tích cực nhưng không bị ngăn ngại lệ thuộc đó, khuôn mặt của Thiền Việt Nam mang những màu sắc tươi đẹp mới lạ, mở ra phương trời rực sáng trong thiền sử. Tính khai phóng, từ bi trí tuệ, nhân bản, lúc nào và bao giờ cũng tràn ngập trong Đạo Phật Việt. Rõ ràng, thời kỳ nào, triều đại nào xã hội nào lấy tư tưởng Phật Giáo làm nền tảng chỉ đạo, lấy đó làm nơi nương tựa tâm linh, thì lúc đó quốc gia và dân tộc luôn được tự chủ tự cường vững mạnh hưng thịnh. Những gì đi ngược lại với Dân tộc, phản lại Dân tộc làm hại cho Dân tộc, trước sau đều bị thời gian đào thải, và điều này cũng đã được lịch sử khẳng định và chứng minh. Phật Giáo Việt Nam chưa bao giờ đặt cương vị của mình lên trên quốc gia dân tộc, và cũng chưa bao giờ đặt Dân tộc ra ngoài con đường hành động dấn thân hy hiến của mình. Đâu đó trước sau nối kết gắng liền với nhau, hòa quyện đồng hành bất khả phân ly.

Sự có mặt của đạo Phật là vì con ngườiphục vụ cho con ngườichúng sanh, chứ không nhằm phục vụ cho tự thân của Đạo Phật hay cho Đức Phật. Vì thế, hẳn chắc không lý doĐạo Phật Việt đi ngược với truyền thốnghạnh nguyện cao đẹp đó. Trong công cuộc truyền bá và phát triển Đạo Phật trên thế giới, chưa gây ra một cuộc đổ máu đau khổ nào, chưa ép buộc hoặc dùng vật chất để dụ dỗ một ai. Hơn nữa trong Đạo Phật không có sự hù dọa ru ngủ, ban phát quyền năng thiên đàng hay hỏa ngục. Tất cả đều là sự tự nguyện, tự mình làm chủ và quyết định với chính cuộc đời của mình, tự mình nhận ra chân lý để hướng tới. Phật Giáo luôn chủ trương hòa bình, trong cả tư tưởngngôn hành, lấy từ bi xóa bỏ hận thù lấy trí tuệ giải thoát làm cứu cánh. Có như thế quốc gia xã hội mới vững bền an ổn, tự mình tìm thấy con đường dẫn đến hạnh phúc an lạc ngay trong cuộc đời này, từ nơi nội tâm của mỗi chúng ta ngay từ phút giây hiện tại này.

 

* Phương diện xã hội chính trị cứu dân giúp đời

 

Trong thời buổi nhiễu nhương loạn lạc ly tán, đô hộ xâm lăng bởi ngoại bang, thì việc những Thiền Sư dấn thân vào công cuộc phụng sự cho quê hương dân tộc là điều cần thiết và có thể hiểu được. Ngay từ căn bản Phật Giáo chủ trương rời xa thế quyền, không chủ trương làm chính trị, hoặc phục vụ cho mục đích chính trị, bởi điều đó hoàn toàn không phù hợp và đi ngược lại với giáo lý của Đạo Phật. Đạo Phật hướng đến việc giải thoát giác ngộ cho con ngườichuyển hóa tha nhân, xã hội sống và tu tập làm theo chánh pháp. Con đường hành động của Đạo Phật Việt còn hướng đến một xã hội chân thiện mỹ, có nền dân chủ nhân bản, hưng thịnh cho quốc gia dân tộc.

 

Thiền Tông Việt Nam đã đóng góp tích cực vào công cuộc quang vinh dân tộc, bảo vệ gìn giữ và phát huy những giá trị cao đẹp. Những Thiền Sư Việt Nam chỉ giữ vai trò Quốc Sư người cố vấn, nhằm hỗ trợ cho vua quan những nhà cai trị, nắm bắt và hiểu rõ nhu cầu thật sự của quần chúng xã hội, cũng như những vấn đề dân sự quan trọng và cần thiết để dựng xây một xã hội luôn được tốt đẹp. Với khuynh hướng và hạnh nguyện đi vào cuộc đời, chuyển mê khai ngộ truyền trao lý tưởng giải thoát, đem ánh sáng giác ngộ đến cho tha nhân. Đưa dân tộc tìm đến đỉnh cao của từ bi, nhân bản dân chủ, có được nền hòa bình thịnh vượng bền vững cho mọi người dân Việt. Những vị Thiền Sư không nắm giữ bất cứ chức vụ gì trong hệ thống chính quyền, bởi lẽ các vị đều ý thức minh mẫn về vô thường biến đổi, chỉ có con đường giác ngộ giải thoát mới là trọng yếu.

 

Chúng ta tìm thấy những đóng góp tích cực đầy ý nghĩa đó qua những Thiền Sư như:

*Thiền Sư Định Không (730 - 808) và Thiền Sư La Quý An (852 – 936)

 

Thiền Sư Định Không thuộc đời thứ 8 thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn người hương Cổ Pháp, thuộc dòng vọng tộc. Sư đã un đúc sẵn tinh thần dân lập, ý chí quật cường tự chủ cho dân chúng, ngài bảo rằng: “Địa thế của ngôi làng ngài đang ở sẽ sản sinh ra một nhân vật phi thường, thực hiện được nền độc lập cho xứ sở và ngài tiên đoán nhân vật ấy sẽ là người họ Lý”. Một hôm đào đất đắp nền dựng ngôi chùa Quỳnh Lâm ở làng Dịch Bản (năm 785) ngài tìm thấy mười chiếc khánh và một chiếc lư hương. Khi đem xuống sông rửa một chiếc bị chìm xuống nước, nhân việc này ngài đặt tên làng là Cổ Pháp và làm bài thơ như sau:

Đất trình pháp khí

Phẩm chất tinh đồng

Đưa Phật Pháp đến chỗ hưng long

Đặt tên làng là Cổ Pháp

Pháp khí xuất hiện

Mười chiếc chuông đồng

Nhà Lý hưng vượng

Tám phẩm thành công”.

 

Ngài căn dặn đệ tử là Thông Thiện: “Đất Cổ Pháp này rất quan trọng, sau này có thể có kẻ dị nhân đến phá hoại, ngươi phải giữ gìn lấy đạo pháp truyền cho người họ Đinh ấy là lòng ta mong mỏi”. Nói xong Sư cáo biệt đồ chúngviên tịch thọ 79 tuổi.

 

Những điều tiên đoán của Thiền sư Định Không sau này quả đúng như vậy. Sau này khi Thiền sư Thông Thiện sắp mất, ngài dặn dò sự việc lại cho đệ tửLa Quý An. Thiền sư La Quý An cho biết trong thời đại của ngài cuộc đất đã một lần bị Cao Biền phá hoại. Cao Biền rất giỏi thuật phong thủy và đã viết một cuốn sách về tình trạng phong thủy địa lý của nước Việt thời bấy giờ. Tên sách là Nam Cảnh Địa Lý Chú Các Lục, dưới đây là một đoạn trong bài tựa: “Đời vua Đường Ý Tông (860 – 873) gồm cả đất An Nam đặt làm quận huyện. Nghĩ đến việc Triệu Đà xưng làm hoàng đế, vua bèn sai chức Thái Sử là Cao Biền làm Đô Hộ An Nam. Khi Biền sắp ra đi, vua triệu vào bảo rằng: “Trẩm nghe rằng ở An Nam có nhiều ngôi đất Thiên Tử, ngươi tinh thông về địa lý học thì nên hết sức yểm đi và vẽ hình thể đất ấy về cho trẫm xem”. Cao Biền sang đến An Nam qua núi sông nào tốt thì đều yểm cả, và có làm tờ tấu tâu rằng chỉ có núi Tản Viên là rất thiêng yểm không được cho nên không động đến.

 

Theo Thiền sư La Quý An, Cao Biền khi đắp thành ở sông Tô Lịch đã biết đất Cổ Pháp có khí tượng vương giả nên đã cho đào mười chín địa điểm để yểm phá và chính La Quý An đã cho lấp lại mười chín nơi như cũ. Ngài xác định nơi đây sẽ có nhân vật có chân mạng đế vương xuất hiện để phù trợ quốc giachánh pháp, ngài đã làm hai việc:

 

1. Quyên góp tài sản đúc một tượng Lục Tổ bằng vàng chôn ở Tam Quan và dặn rằng khi nào có bậc minh vương ra đời giúp dân cứu nước thì đào lên, lấy vàng mà ủng hộ, khi nào ám chúa còn ngự trị thì phải cất dấu dưới đất.

2. Ngài trồng một cây gạo ở chùa Minh Châu để trấn áp và dặn đệ tử sau này phải đắp nền xây tháp, nếu cần thì cất giữ tượng vàng Lục Tổ trong đó.

Khi trồng cây gạo, ngài có thể để lại một bài sấm như sau:

(Đại sơn long đầu khởi

Cầu vi ẩn minh châu

Thập bát tử định thành

Miên thọ hiện long hình

Thố kê thử nguyệt nội

Định kiến nhật xuất thành).

Dịch:

Trên núi lớn, có đầu rồng xuất hiện

Sau đuôi rắn có ẩn ngọc minh châu

18 chàng trai (là thập bát tử viết chung lại là chữ Lý tức nhà Lý)

Nhất định công thành

Hình rồng hiện từ gốc cây miêu mọc

Trong tháng chuột, vào ngày gà, giờ thỏ

Mặt trời lên rực rỡ trên mây xanh”.

Bài sấm trên tiên đoán sự thành công của Lý Công Uẩn, và đúng như thế 73 năm sau, Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế.

 

* Thiền Sư Ngô Chân Lưu (933 – 1011) đời thứ 4 thiền phái Vô Ngôn Thông

 

Thiền sư thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Tiền Ngô Vương Quyền) quê quán Cát Lợi huyện Thường Lạc, Bắc Hà. Ngài được vua Đinh Tiên Hoàng ban chức Tăng Thống và phong chức Khuông Việt Đại Sư. Nghĩa là người ra sức “khuông phò nước Việt”. Đến đời vua Lê Đại Hành ngài là vị cố vấn tối cao, được nhà vua tin tưởng kính trọng. Sách Thuyền Uyển Tập Anh ghi như sau: “Phàm những việc quan quốc trong triều đều giao cho ngài cả”.

 

Qua đó ta thấy lòng tin của vua Lê đối với Thiền sư, vậy thì lý do nào thúc đẩy những vị vua có sự tin tưởng đặc biệt vào các Thiền sư? Trước hết ta có thể khẳng định rằng, do năng lực tu tập đạt đến chỗ thông tuệ, có sự hiểu biết tường tận và nắm vững những vấn đề của xã hội, nhờ sống gần gũi với quần chúng nên nắm bắt được tâm lý và nhu cầu thật sự của họ. Hơn nữa với lòng từ bi bao lađặc biệt là có được sự ý thức về dân tộc tính rất cao, đem cả tâm lực cống hiến cho xã hội. Điều quan trọng nhất là các vị Thiền sư không có tham vọng chính trị tranh giành quyền hành, không muốn bị ràng buộc vướng bận, thế nên được nhà vua tin tưởng giao phó công việc mà không cần phải lo lắng. Hơn nữa lý tưởng giải thoát mới là điều thiết yếu, sự có mặt của các vị Thiền sư đến đi trong cuộc đời này chỉ là tùy duyên hóa độ, dừng chân vì hạnh nguyện độ sanh cao cả. Sau khi làm tròn sứ mạng các vị đều trở về chùa, sống cuộc đời của một người xuất gia thanh thoát an nhiên tự tại.

 

Niên hiệu Thiên Phước (987) năm thứ bảy, nhà Tống sai sứ thần là Lý Giác sang nước ta. Vua Lê Đại Hành nhờ Ngài và Thiền sư Pháp Thuận đón tiếp sứ, sư Pháp Thuận giả làm người lái đò.

Sau khi về nước Lý Giác có để lại bài thơ:

May gặp minh quân giúp việc làm

Một mình hai lượt sứ miền Nam

Mấy phen qua lại lòng thêm nhớ

Muôn dặm non sông mắt chữa nhàm

Ngựa đạp mây bay qua suối đá

Xe vòng núi chạy tới dòng lam

Ngoài trời lại có trời soi rạng

Vừng nguyệt trong in ngọn sóng đầm”.

Thiền sư Thích Mật Thể dịch, Việt Nam Phật Giáo Sử Lược

Vua Lê Đại Hành đưa bài thơ cho ngài xem và hỏi có ý gì không?

Ngài tâu: Câu thứ bảy sứ Tống có ý tôn bệ hạ ngang hàng với vua của họ.

Vua Lê Đại Hành nhờ ngài làm một bài tiển sứ. Ngài vâng lệnh làm theo điệu “Tống Vương Lang Quy” một khúc nhạc dùng để hát với khí cụ. Theo những nhà nghiên cứu, đây là nhạc phẩm đầu tiên của văn học lịch sử chính trị ngoại giao.

Gió hòa phất phới chiếc buồn hoa

Thần tiên trở lại nhà

Đường muôn dặm trải phong ba

Cửa trời nhằm đường xa

Một chén quan hà dạ thiết tha

Thương nhớ biết bao là

Nỗi niềm xin nhớ cõi Nam hà

Bà tỏ với vua cha”.

Thiền sư Thích Mật Thể dịch, Việt Nam Phật Giáo Sử Lược

 

Về sau ngài viện lẽ già yếu Ngài xin về quê dựng một ngôi chùa hiệu Phật Đà trên núi Du Hý, làng Cát Lợi, quận Thường Lạc trụ trì ở đó. Học giả bốn phương tụ hội về tham học rất đông. Ngài viên tịch thượng thọ 79 tuổi.

 

* Thiền Sư Pháp Thuận (914 - 990)

 

Thiền sư Pháp Thuận thuộc đời thứ 10 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Sư họ Đỗ xuất gia từ khi còn nhỏ, học đạo với Thiền sư Phù Trí chùa Long Tho. Sau khi Sư đắc pháp nói điều gì ra đều phù hợp với sấm vĩ. Sư đã dùng kỹ thuật phù sấm để giúp vua Lê Đại Hành (980 - 1005) nắm lấy quyền bính trong cuộc đảo chính vào năm 980 chấm dứt tình trạng tranh chấp xáo trộn trong triều đình. Sách Thiền Uyển Tập Anh ghi: “ông là nhà bác học giỏi về nghệ thuật thi ca, có tài năng phụ tá nhà vua trong việc chính trị, và thông hiểu về tình hình thực tại của đất nước.” Nhà tiền Lê mới dựng nghiệp thường mời Ngài vào triều luận bàn chính trị và ngoại giao. Đến khi quốc thái dân an, ngài không nhận sự phong thưởng vì thế vua Lê rất kính trọng không dám gọi tên, chỉ gọi là Đỗ Pháp Sư. Vua nhờ ngài trông coi việc soạn thảo văn kiện thư từ ngoại giao.

 

Theo lời yêu cầu của vua Lê, thiền sư giả làm người lái đò đón tiếp Lý Giác. Khi thuyền lướt đi trên sông bất chợt Lý Giác thấy hai con ngỗng bơi cảm hứng liền ngâm:

(Nga nga lưỡng nga nga

Ngưỡng diên hướng thiên nga).

Dịch:

Song song ngỗng một đôi

Ngửa mặt ngó ven trời”.

Vốn sở trường về thi ca, Thiền sư liền nối vận:

(Bạch mao phô lục thuỷ

Hồng trạo bãi thanh ba).

Dịch:

Lông trắng phơi dòng biếc

Sóng xanh chân hồng bơi”.

Thiền sư Thích Mật Thể dịch, Việt Nam Phật Giáo Sử Lược

Lý Giác rất thán phục.

Qua cuộc đối đáp đó, ta thấy Lý Giác mượn hình ảnh của đôi ngỗng để nói lên sự thần phục của Dân Việt hướng về Trung Quốc. Lý Giác ám chỉ vua và dân của ta đang trông ngóng (ngửa mặt ngó ven trời) về thiên triều chờ ban ơn mưa móc. Những ông Vua ở Trung Hoa thường quan niệm họ là thiên tử (con của Trời) nên tha hồ xâm lăng, chinh phục các nước nhỏ khác. Nhưng Lý Giác gặp phải một đối thủ đáng nể phục, khiến cho ông kinh ngạc với tài đối đáp nhanh lẹ và vô cùng ý nghĩa. Thiền sư cũng sử dụng đến chính hình ảnh mà Lý Giác vừa trao, nhưng lại diễn tả ở vế khác là nói đến sự thơ mộng bình an của dân Việt qua hình ảnh của đôi ngỗng đang bơi lội, chải lông tắm nắng nơi dòng nước, thảnh thơi không sợ hãi tận hưởng sự thái bình. Nhưng bên cạnh đó Thiền sư ngầm nhắn bảo cho Lý Giác biết rằng đừng thấy sự êm ả đó mà xua quân xâm lăng. Bởi vì: “Sóng xanh chân hồng bơi” đôi chân hồng của nó làm cho sóng nước xao động lung lay, nếu Trung Hoa xua quân xâm lăng thì dân Việt sẽ hết lòng chống cự mãnh liệt, làm khuấy động tạo sự bất ổn cho Trung Hoa. Một sự nhắn gửi sâu xa đầy ý nghĩa khiến cho Lý Giác phải khâm phục kính nể là vậy.

 

Về sau vua Lê Đại Hành hỏi vận nước sẽ ra sao, ngài nói kệ đáp:

(Quốc tộ như đằng lạc

Nam thiênthái bình

Vô vi cư đạo các

Xứ xứ tức đao binh)

Dịch:

Vận nước như dây quấn

Trời Nam sống thái bình

Rảnh rang trên điện các

Chốn chốn dứt đao binh”.

Thiền Sư Thích Thanh Từ dịch

Pháp Thuận Thiền Sư viên tịch vào năm 990 thượng thọ 76 tuổi.

 

Thiền Sư Pháp Thuận cùng với quốc sư Khuông ViệtMinh Không, được tôn thờ ở nhiều chùa cổ nằm trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư, như động An Tiêm, chùa Bà Ngô, chùa Nhất Trụ. Hằng năm vào ngày rằm tháng giêng âm lịch người dân địa phương thường tổ chức vịnh thơ vui tết mừng Xuân tại chùa Nhất Trụ, và đây cũng là dịp để cho dân chúng tưởng niệm nhớ ơn tri ơn đến chư liệt vị tiền bối hữu công.

 

Những tác phẩm của Thiền Sư Pháp Thuận

1. Bồ Tát Hiệu Sám Hối Văn

2. Thơ tiếp Lý Giác

3. Một bài kệ.

 

* Vạn Hạnh Thiền Sư (938 – 1018)

 

Bên cạnh thiền sư Pháp Thuận còn có sự đóng góp rất quan trọng của Thiền sư Vạn Hạnh, trong việc phù trợ cho vua Lê Đại Hành. Sau này Thiền sư Vạn Hạnh được vua nhà Lý tôn làm Quốc sư. Thiền sư Vạn Hạnh được kể như một con người phi thường siêu việt, dù trải qua ngàn năm nhưng chưa một ai có thể đương đầu nổi. Vạn Hạnh Thiền Sư đã mở ra những kỷ nguyên mới mà sự ảnh hưởng vô cùng quan trọng, trong tiến trình vươn lên đi tới của Dân tộc. Và nhất là vào thời Lê, Lý, Thiền sư Vạn Hạnh đã dựng nên một xã hội đức trị nhân bản mang sắc thái Việt tính. Chính nhờ vào tinh thần vĩ đại, với năng lực tuệ giác vô biên nhìn xa trông rộng của Thiền sư mà Dân tộc có được nền độc lập thống nhất, tự chủ tự cường trong suốt mấy thế kỷ. Vạn Hạnh Thiền sư đã tổng hợp những nguồn văn hóa xâm nhập từ Trung Hoa để tạo thành nền văn hóa độc đáo riêng biệt, đánh bật ra ngoài những tư tưởng thống trị của đế quốc Trung Hoa. Từ huyền thoại Con Rồng cháu Tiên đến nguồn gốc họ Hồng Bàng đã được Vạn Hạnh Thiền sư sáng tạo dựng nên. Những gì Trung Hoa có thì dân ta cũng có và còn hơn thế nữa, nhằm khơi dậy niềm tự hào vẻ vang của Dân tộc tính.

 

Vạn Hạnh siêu việt như thế nhưng hình như các sử gia ít đề cập đến ngài, có lẽ cuộc đời của những Thiền sư đến đi không lưu lại dấu vết. Sách Thiền Uyển Tập Anh ghi lại vài nét đại lược như sau: “Sư họ Nguyễn quê ở làng Cổ Pháp, gia đình đời đời thờ Phật thuở nhỏ sư thông minh khác thường, học khắp Tam Giáonghiên cứu Bách Luận mà vẫn xem thường công danh phú quý. Năm 21 tuổi, Sư theo Thiền sư Định Tuệ xuất gia và thọ học với Thiền Ông Đạo Giả ở chùa Lục Tổ làng Dịch Bản, phủ Thiên Đức. Khi việc chùa rỗi rảnh, sư chăm chỉ học tập quên cả mỏi mệt. Sau khi Thiền Ông tịch sư kế tiếp trụ trì chùa này và chuyên tu tập pháp “Tổng Trì Tam Ma Địa” lấy đó làm sự nghiệp. Bấy giờ sư có nói ra lời gì, dân chúng đều cho là lời sấm ký. Vua Lê Đại Hành rất kính trọng sư”.

 

Sách Thiền Uyển Tập Anh còn ghi tiếp câu chuyện có người tên Đỗ Ngân muốn ám hại thiền sư, việc chưa xảy ra Thiền sư đã biết trước, gửi cho Đỗ Ngân bài thơ như sau:

"Cây đất sinh nhau bạc với vàng,

Cớ sao thù địch mãi cưu mang.

Bấy giờ năm miệng hồn thu dứt,

Thật đến về sau chẳng hận lòng."

Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi lại bài sấm vĩ của Thiền sư Vạn Hạnh

(Thọ căn diễu diễu

Mộc biểu thanh thanh

Hoa đào mộc lạc

Thập bát tử thành

Đông a nhập địa

Dị mộc tái sanh

Chấn cung kiến nhật

Đoài cung ẩn tinh

Lục thất niên gian

Thiên hạ thái bình).

Dịch:

Gốc cây thăm thẳm

Ngọn cây xanh xanh

Cây hoa đào rụng

Mười tám hạt thành

Cành đông xuống đất

Cành khác lại sanh

Đông mặt trời mọc

Tây sao ẩn hình

Sáu bảy năm nữa

Thiên hạ thái bình”.

 

Thiền Sư Vạn Hạnh góp phần khai sáng nhà Lý, một triều đại lâu dài nhất của lịch sử, Ngài đào tạo Lý Công Uẩn khi còn là một chú tiểu ở chùa, để rồi sau này trở thành một minh quân, công nghiệp sáng chói phi thường trong lịch sử dân tộc. Thiền sư Vạn Hạnh đã thảo chiếu dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, ngài còn là kiến trúc sư của kinh thành Thăng Long. Sự nghiệpcông hạnh vĩ đại của Vạn Hạnh Thiền sư chưa một ai có thể làm nổi. Chúng ta vô cùng hãnh diện dân tộc và nền Thiền học Việt Nam đã sản sinh ra một nhân vật siêu thường trong lịch sử cổ kim như thế. Cho đến bây giờ bóng dáng hùng vĩ đó vẫn hiên ngang tỏa sáng lồng lộng trên bầu trời Dân tộc chưa hề phai nhạt. Chính nhờ vào dòng suối Thiền vi diệu tâm giác ngộ thường soi tỏ luôn tác động mãnh liệt trong ngài. Và cũng nhờ vào sự hun đúc trưởng dưỡng của chư vị Thiền sư đi trước, để rồi nổ tung phát huy trọn vẹn trong con người Vạn Hạnh Thiền sư.

 

Năm 1018 khi công hạnh đã viên mãn Thiền sư gọi đồ chúng lại dặn dò, đọc bài kệ rồi thị tịch trụ thế 80 năm. Vua Lý Thái Tổ và đông đảo triều thần nhà Lý đến làm lễ Trà tỳ, thỉnh xá lợi của Thiền Sư về an trí tại chùa Tiêu Sơn, Bắc Ninh.

 

Bài kệ thị tịch của Thiền sư Vạn Hạnh:

(Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.

Nhậm vận thịnh suybố uý,

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô).

Dịch nghĩa:

“Đời người như bóng chớp, có rồi không,

Vạn thứ cây mùa xuân tốt tươi, mùa thu khô héo.

Đạt đến thông hiểu rồi thì sự thịnh suy không sợ hãi,

Thịnh suy chẳng qua như giọt sương treo đầu ngọn cỏ”.

Dịch thơ:

Thân như bóng chớp, có rồi không,

Cây cối xuân tươi, thu não nùng.

Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,

Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông”.

Ngô Tất Tố dịch

 

Vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127) có làm bài thơ truy tán công nghiệp của Thiền Sư Vạn Hạnh như sau:

(Vạn Hạnh dụng tam tế

Chơn phù cổ sấm cơ

Hương quang danh Cổ Pháp

Trụ tích trấn vương kỳ).

Dịch:

Vạn Hạnh thông ba cõi

Thật hợp lời sấm xưa

Quê nhà tên Cổ Pháp

Dựng gậy vững kinh qua”.

Thiền sư Thích Thanh Từ dịch, sách Thiền Sư Việt Nam

 

Lời thơ của vua Lý Nhân Tông cũng đủ để xưng tán một nhân vật siêu thường trong lịch sử, bóng dáng và nhân cách hùng vĩ của Vạn Hạnh Thiền Sư vẫn đêm ngày tỏa sáng, soi đường dẫn lối cho dân cho nước cho đạo cho đời hằng bao thế kỷ nay.

 

Theo sử gia Lê Văn Siêu, từ khi đạo Phật truyền bá đến Việt Nam cho đến chiến thắng Bạch Đằng năm 939, Phật Giáo Việt Nam đã có bốn công lớn đối với dân tộc:

1. Công ơn thứ nhất là Phật Giáo từ Ấn Độ được du nhập đến nước ta đã đánh ngã cái địa vị độc tôn của văn hóa Trung Hoa. Sự đô hộ về tư tưởng, văn hóa là một sự đô hộ hữu hiệu nhất, lâu dài nhất và khó đạp đổ nhất. Biết bao quốc gia ngày nay tuy đã được giải phóng về mặt chính trị hay kinh tế nhưng vẫn lệ thuộc về mặt tư tưởng văn hóa. Nước ta suốt cả ngàn năm Bắc Thuộc, tuy bị kiềm chế về mọi mặt, nhưng sự xuất hiện âm thầm lặng lẽ nhưng lan rộng và vô cùng bền bỉ của Đạo Phật trong khắp dân gian đã mở ra một phương trời giải phóng tâm linh, tư tưởng, văn hóa cho cả dân tộc.

2. Công ơn thứ hai là trong vòng xiềng xích nô lệ khổ đau và vô cùng tủi nhục của dân tộc trong suốt thời kỳ Bắc Thuộc người dân không tìm ra một nguồn an ủi tinh thần nào trong Nho giáo khô khan thuần lý, thì Đạo Phật đã mở rộng bàn tay từ bi, yêu thương để an ủi vỗ về, cứu độ tinh thần cho cả dân tộc đang trầm luân trong biển khổ. Đạo Phật là liều thuốc cứu khổ đã đến đúng lúc dân tộc ta đang cần đến.

3. Công ơn thứ ba của Phật Giáo đối với Việt Nam trong chế độ ngoại thuộc sắt máu, tàn bạo, trong hoàn cảnh đày đọa nhục nhã là vun đắp xây dựng một xã hội đùm bọc yêu thương, lấy luân hồi nhân quả làm điều răn, lấy duyên nghiệp làm nguồn an ủi, lấy tứ đại khổ làm chất men để chịu đựngnhẫn nhục. Đây là sức mạnh tinh thần để dân tộc sống còn và sống còn trong thong dong, thanh thản giữa máu lửa gông cùm.

4. Công ơn thứ tư của Phật Giáođạo Phật với tinh thần vô uý, đại hùng, đại lực, đã nuôi dưỡng tinh thần bất khuất, quật cường của dân tộc và bất khuất quật cường trong mưu lược, trong trường kỳ chớ không phải cái bất khuất quật cường nhất thời xuẩn động. Giữa cảnh đàn áp kìm kẹp khắc nghiệt, tàn bạo của bè lũ đô hộ, Phật Giáo đã đến và võ trang cho dân tộc cái tinh thần vô uý, không sợ hãi và cái hùng lực vô biên để chịu đựng và để vùng lên. “Một thứ hùng lực của chân móng cầu để chịu đựng tất cả sức nặng của cây cầu và của xe cộ đè lên mà người khách bàng quan vô tình không nhìn thấy”.

 

* Thiền Sư Viên Thông (1080 – 1151)

 

Ngài đã từng được vua Lý Anh Tông tôn làm quốc sư, đậu thủ khoa kỳ thi Tam Giáo vào năm 1097. Nhiều lần vua thỉnh ngài vào cung đem việc chính trị ra giao phó nhưng ngài một mực từ chối. Năm 1130 vua Lý Thần Tông triệu ngài vào cung để hỏi việc trị loạn và hưng vong của đất nước như thế nào. Ngài thưa: “Thiên hạ cũng như bất cứ cái gì, hễ đặt vào chỗ an thì an, đặt vào chỗ nguy thì nguy, điều này trông vào hành động của bậc nhân chủ (vua). Nếu đức tôn trọng sự sống của vua mà hợp lòng dân khiến cho dân yêu mến vua như cha mẹ, ngưỡng mộ lên vua như mặt trời, mặt trăng, như thế là đặt thiên hạ vào đúng chỗ an. Trị và loạn cũng do sự dùng người. Tôi thấy các bậc đế vương thời trước không ai không dùng bậc quân tử mà hưng, không ai không dùng kẻ tiểu nhân mà vong. Tình trạng không phải chuyện một sớm một chiều mà từ từ xảy ra vậy. Trời đất không thể từ lạnh đổi sang nóng ngay tức khắc, mà phải đi dần từ xuân sang thu, bậc vua chúa không hưng vong đột ngột mà hưng vong từ từ tùy theo tính cách thiện hay ác của họ. Bậc thánh vương đời xưa biết trước như thế nên mới bắt chước đức của trời mà tu thân không ngừng, nói theo phép của đất mà an dân không nghĩ. Tu nhân là thận trọng ở bên trong như dẫm lên băng mỏng, an dân là kính trọng kẻ dưới nơm nớp như cưỡi ngựa nắm dây cương mục. Theo đó thì hưng, không theo đó thì vong. Sự hưng vong chỉ từ từ xảy đến”.

 

Lời lẽ của Thiền sư quả thật là bậc thầy siêu phàm trong lĩnh vực chính trị an dân. Một thông điệp đầy tính nhân bảngiá trị, đem lại lợi lạc cho con ngườixã hội trên nhiều lĩnh vực. Trở thành triết lý hành động vô cùng thiết dụng cho vua quan những nhà cai trị, và cho những ai còn nặng lòng với dân tộc. Cương lĩnh hành động đầy ý nghĩa đó, được các vua nhà Lý tin theoáp dụng.

 

Một xã hội muốn được khai phóng tự do nhân bản phú cường, thì xã hội ấy những nhà cai trị phải lấy ý dân làm sách lược quyết định tối hậu. Sở dĩ những Thiền sư có được khuynh hướng tư tưởng này là nhờ thường xuyên tiếp cận với quần chúng xã hội, chia xẻ nỗi khổ niềm đau của dân chúng nên thấu hiểu cảm thông những suy nghĩ trực tiếp và thực tế của họ, tâm nguyện của người dân luôn ước mong có được sự ấm no hạnh phúc. Nếu một vị vua biết thương yêu lo lắng cho dân chúng, biết vận dụng lòng từ bi trí tuệ để trị quốc, lấy nỗi khổ của dân chúng làm nỗi khổ của mình, lấy ý muốn của dân làm công nghiệp thành tựu, như thế là đặt dân vào chỗ an ổn lâu dài rồi vậy.

 

Đến đời vua Lý Cao Tông vì thiếu hẳn căn bản của việc trị nước, sự nghiệp huy hoàng của các triều đại trước không còn ảnh hưởng mạnh mẽ nữa, dù vua rất tôn sùng đạo Phật nhưng không biết vận dụng tinh thần Phật Giáo trong việc phát huy duy trì xã hội. Ngược lại nhà vua ham chơi vô đạo, bỏ bê việc triều chính khiến dân chúng rối loạn. Đứng trước sự sụp đổ chắc chắn xảy ra, Tăng phó Nguyễn Thường đã thống thiết khuyên can vua như sau: “Tôi nghe bài tựa kinh thi nói: Âm nhạc làm loạn nước thì nghe như oán như gian. Nay dân loạn nước khổ, chúa thượng thì rong chơi vô đạo, triều chính rối loạn, nhân tâm ly tán. Đó là triệu chứng mất nước” Khi khuyên can như thế Thiền sư đã không sợ nhà vua trừng phạt không sợ rơi đầu, tấm lòng uy dũng bất khuất của Ngài là quên mình để lo cho dân tộc sắp rơi vào cái hoạ diệt vong. Một khi đấng quân chủ không lo việc triều chính không lo gìn giữ kỷ cương, chắc hẳn cái hoạ tự phải đến đó là điều hẳn nhiên.

Sử gia Hoàng Xuân Hãn nhận định: “Đời Lý là đời thuần từ nhất trong lịch sử nước ta. Đó chính là nhờ ảnh hưởng của đạo Phật”.

 

Tiếp nối nhà Lý từ bi khai phóng, nhà Trần cũng vô cùng oanh liệt, làm rạng danh cho đất nước, đưa dân tộc đến chổ phồn vinh an mạnh, nhờ sự hết lòng chung sức từ vua quan đến dân chúng. Tấm lòng và công hạnh của những bậc Đế Vương cõi lòng Bồ Tát, thành tựu cả hai lĩnh vực chính trị và tâm linh. Từ bao thế kỷ về trước cho đến tận hôm nay, hình bóng và nhân cách của những quân vương Bồ Tát cao cả đó, vẫn đêm ngày tỏa sáng lồng lộng trên bầu trời quê hương dân tộc.

 

* Trần Thái Tông (1218-1277) một quân vương Bồ Tát vị Thiền sư Cư sĩ vĩ đại

Vị vua đầu tiên của nhà Trần, đã từng rời bỏ ngai vàng tìm đến núi Yên Tử đi tu, trong một tâm trạng hoang mang bế tắc khổ đau tột cùng. Nhưng nhờ vào cuộc gặp gỡ với Thiền sư Trúc Lâm (Đạo Viên, Viên Chứng) khiến cho ngài thức tỉnh. Bằng vào câu nói: “Phàm làm đấng nhân quân thì phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình”. Thông điệp từ bi nhân bản tuyên ngôn vô cùng giá trị đó, đã mở ra phương trời cao đẹp rực sáng cho Trần Thái Tông và con dân nước Việt. Đó còn là kim chỉ nam chiếc la bàn định hướng trong việc dựng xây tổ quốc thanh bình thịnh vượng. Đời nhà Trần nhờ biết áp dụng những lời chỉ dạy của Thiền Sư Trúc Lâm đã mở ra những trang sử huy hoàng vẽ vang, thành công rực rỡ trên nhiều phương diện. Giá trị lịch sử của nó không chỉ cho một triều đại mà còn bất hủ qua dòng thời gian, cho những ai thực tâm muốn xây dựng và phát triển xã hội để được hoàn thiện tốt đẹp. Thiền sư Trúc Lâm quả thật là nhà tư tưởng uyên bác tinh thông, xứng đáng bậc quốc sư cho nhà Trần. Dân tộc Việt lại càng may mắn hơn khi có được một bậc thầy cao cả vĩ đại như Trúc Lâm Thiền Sư.

 

Đến đời của vua Trần Nhân Tông trị vì được kể như thời đại phi thường trong lịch sử, khi vua mới vừa lên ngôi phải đương đầu với cuộc xâm lăng lần thứ hai của quân Nguyên Mông. Một đế quốc làm khiếp vía kinh hồn những quốc gia từ Á sang Âu, chinh phục 40 quốc gia lớn nhỏ, xóa nhòa không biết bao biên giới. Với một đạo quân hơn sáu trăm ngàn người, giẫm nát Trung Hoa, Nga, Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, Hung Gia Lợi, làm run sợ Ý, Pháp, Đức và ngay cả đức Giáo Hoàng La Mã cũng phải cầu hòa. Nhưng cuối cùng đạo quân ấy bại dưới tay của dân quân nước Việt, tất cả đều nhờ vào tinh thần dân chủ, nhân bản, đoàn kết qua hội nghị Diên Hồng, toàn dân một lòng thống nhất ý chí quyết tâm đánh đuổi ngoại xâm. Thật đúng với câu: “Lấy ý muốn của dân làm ý muốn của mình” của quốc sư Trúc Lâm vậy.

Sử xưa còn ghi rõ: “Phật Giáo đã có ảnh hưởng rất nhiều đến trí não của các vua nhà Trần, cho nên từ cung cấm triều đình ra tới ngoài dân dã đều có một sự gần gũi và thân mật thành thực trong khi thái bình thịnh trị, cũng như khi có nạn ngoại xâm”. Những gì đi ngược lại ý muốn của dân, phản bội lại dân tộc dưới mọi hình thức, không trước thì sau cũng sẽ bị bánh xe lịch sử Dân tộc nghiền nát. Lịch sử đã từng chứng minh những bài học như thế, và sẽ tiếp tục chứng minh trong tương lai.

 

Trong bối cảnh lịch sử cận đại Đạo Phật Việt đã đóng góp tất cả công sức của mình trong sự nỗ lực chung để dựng xây xã hội quần sanh tốt đẹp. Hàng hàng lớp lớp Tăng Nitín đồ Phật Giáo vẫn mang trong người sứ mệnh từ bi giải thoát, xương máu và tâm huyết của những người con Phật đã chan hòa đổ xuống, để bảo vệ cho quê hương và dân tộc là một minh chứng hùng hồn đầy ý nghĩa. Con đường hành động dấn thân và phụng sự của Đạo Phật Việt đã được khẳng định rõ ràng, tất cả vì dân vì nước, cho dân cho nước, đặt sự tồn vong của dân tộc lên trên tất cả. Với một lịch sử trên hai ngàn năm đồng hành và chịu chung số phận cùng dân tộc, với một bề dày gắn liền nối kết bất khả phân ly. Sự đóng góp của Đạo Phật Việt ngay từ buổi đầu xây dựng nền thịnh vượng cho quốc gia dân tộc đến sau này cũng đủ xác quyết con đường hành động cao cả đó.

 

“Trong phong trào Cần Vương yêu nước từ 1885 - 1892: Phật giáo đã liên kết với các tôn giáo yêu nước khác liên tiếp nổi lên đấu tranh chống lại quân Pháp. Trong khi có tôn giáo khác lại là thành trì bảo vệ cho Pháp, rước ngoại bang giày xéo quê hương. Năm 1898 cuộc khởi nghĩa của nhà sư Võ Trứ ở Phú Yên cùng với Trần Cao Vân đã làm cho giặc Pháp điên đầu với sự tham dự của hầu hết Tăng Sĩ và đồng bào yêu nước ủng hộ. Cuộc khởi nghĩa này, giặc Pháp gọi là “giặc thầy chùa”. Pháp và tay sai ra sức đàn áp tiêu diệt. “Trong hai tỉnh Bình Định Phú Yên khám đường nào cũng có mặt các thầy chùa”. Ở miền Bắc có tăng sĩ Vương Quốc Chính tổ chức hội “Thương Chí” lấy căn cứ ở những ngôi chùa từ Nghệ An ra đến Bắc Ninh, gây ý thức kháng Pháp rộng rãi trong lòng quần chúng Phật Tử. Ngày 05 tháng 12 năm 1889 họ tấn công vào Hà Nội, nhưng thất bại. Phong trào bị đàn áp và tan rã. Ở miền Nam cũng có những cuộc vận động đấu tranh cách mạng tương tự, rất nhiều tổ chức bí mật kháng Pháp dựa vào Phật Giáo như Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài, và các tổ chức như Nghĩa Hòa, Thiên Địa Hội, Nhân Hòa Đường .v.v… Sự kết hợp của những tổ chức này được chặt chẽ và bền vững là nhờ ở yếu tố tín ngưỡngPhật Giáo là mẫu số chung”.

Lý Khôi Việt, Hai Ngàn Năm Việt NamPhật Giáo, trang 268

 

Trong quá khứ Phật Giáo Việt chưa bao giờ dựa vào thế lực ngoại bang để bành trướng và càng không bao giờ đi ngược lại truyền thốngquyền lợi của dân tộc. Phật Giáo chỉ chống đối những thế lực nào gây khổ đau cho dân tộc và cho Phật Giáo mà thôi. Kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh bất luận thời đại nào ở bất cứ quốc gia nào, một chính quyền muốn được tồn tại và vững mạnh cần phảichính nghĩa, hành động vì dân vì nước. Nếu đi ngược lại điều này, cho dù được những thế lực khác giúp đỡ áp đặt, thì trước sau cũng sẽ bị diệt vong và bị bánh xe lịch sử dân tộc đào thải. Đó là bài học lịch sử và bài học đó lúc nào và bao giờ cũng có giá trị.

 

Điểm lại quá trình lịch sử những đóng góp của Đạo Phật Việt bao giờ cũng được đặt trên căn bản của dân tộc để hành động. Phật Giáo không nhân danh và hành động cho riêng Phật Giáo. Bởi lẽ Phật Giáo không có giáo quyền, không có vương quốc, không có ân sủng từ đức Phật ban cho, không có thế giới nào là của riêng Phật Giáo. Tất cả đều là cái không vĩ đại mà chân lý của đạo Phật đã từng soi sáng. Có chăng là vì Dân Tộc và cho Dân Tộc mà thôi.

* Văn Hóa Nghệ Thuật

 

Sự có mặt của Thiền TôngViệt Nam là một biểu trưng sáng ngời nhất trong lãnh vực văn hóa nghệ thuật xã hội. Thiền Tông được kể như yếu lực chỉ đạo trong công cuộc dựng xây tổ quốc và kiến tạo quê hương mà thời đại Lý, Trần đã chứng minh và còn được gọi là thời đại văn minh văn hóa nhất của Đại Việt.

 

Với khuynh hướng dựng xây một nền văn hóa độc đáo riêng biệt, không bị lệ thuộc ngoại bang lúc nào cũng ấp ủ rực sáng nơi các Thiền Sư. Ý hướngnguyện lực đó vẫn cất cao lan tỏa, đi vào nơi cuộc đời để chuyển hóa khai thông, phụng sự nhân sinh trong ý lực giác ngộ vượt thoát. Bóng dángbiểu tượng cao quý đã từng phủ vây che mát bầu trời dân tộc. “Ý hướng xây dựng một nền văn hóa Việt Nam độc lập của các thiền sư rất rõ rệt. Về phương diện địa lý, họ đã muốn dời kinh đô tới một nơi có thể dựng nên sự nghiệp độc lập lâu dài. Về phương diện học thuật họ có công đào tạo một lớp trí thức không cố chấp, biết dung hợp các ý thức hệ dị biệt như nho Lão, Phật. Về phương diện phong hóa họ dựng nên được cả một triều đại thuần từ lấy đức từ bi làm căn bản cho chính trị. Về văn học họ là những người đóng góp vào vấn đề sáng tác nhiều nhất trong nước, dù phần lớn những sáng tác này nằm trong những chủ đề Phật Giáo”.

Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nguyễn Lang trang 199

 

Vạn Hạnh Thiền Sư, còn được kể như người đã khai phóng về Việt tính và nền minh triết Việt. Điều may mắn của dân tộc là có được một con người tài ba lỗi lạc như Vạn Hạnh, nhờ đó dân tộc vùng lên lớn mạnh khoác vào một nền văn hóa riêng biệt độc đáo. Xã hội Việt Nam với sự đô hộ của Trung Hoa, họ đã chuyên chở toàn bộ hệ thống tư tưởng của họ để đầu độc và đồng hóa, biến dân ta trở thành người Trung Hoa. Nhờ sự quyết tâm loại trừ những trào lưu văn hóa ngoại bang, một công việc vô cùng khó khăn là phải loại bỏ tập quán, quán tính của những năm nô lệ chồng chất và thay vào đó một khuôn mặt mới tư tưởng mới mang đầy Việt tính. Ngoài Vạn Hạnh Thiền sư thì không một ai có thể làm nên và làm nổi, chỉ có con người phi thường siêu việt như Vạn Hạnh mới có thể hoàn thành trọn vẹn công nghiệp vĩ đại này.

 

Thiền sư Vạn Hạnh còn là kiến trúc sư của kinh thành Thăng Long, ngài đã khuyên vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long), với ý nguyện bảo vệ nền độc lập lâu dài cho quốc gia. Vạn Hạnh thảo ra lời chiếu dời đô, theo lời chiếu thì đất Hoa Lư là nơi “thế không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, vạn vật không nên”. Trong khi đó đất Đai La “ở giữa khu vực trời đất, có địa thế rồng quấn, hổ phục, ở giữa nam, bắc, đông, tây, tiện hình thể núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật rất thịnh và phồn vinh”. Qua kiến trúc kinh thành Thăng Long đã biểu trưng toàn bộ nền văn hóavăn minh của dân tộc. Đó cũng là cốt tủy sinh động thiết thực của ý thức về Việt tính, bên cạnh công trình phi thường đó, Vạn Hạnh Thiền sư còn là cha đẻ của nền Việt Đạo.

 

Theo sử gia Lê Văn Siêu, Thiền sư Vạn Hạnh người đã sáng tạo ra và cho lưu truyền trong nhân gian huyền thoại Rồng Tiên và nguồn gốc họ Hồng Bàng. Lê Văn Siêu viết: “Qua câu chuyện huyền thoại về nguồn gốc dân tộc, ta thấy ở đây cũng một mũi đạo hành uyên thâm, cũng một giọng kín đáo mà thuần phát, cũng một ý răn dạy luân lý để nghiền ngẫm cho từ vua quan đến thứ dân, cũng một tinh thần xây dựng lâu dài cho muôn thuở, cũng một trình độ lãnh hội và tổng hợp của cả ba đạo Nho, Phật, Lão và cũng một ý thức sáng tạo lớn là để phụng sự cho sự tiến phát của mỗi đạo của dân tộc. Còn ai có thể ngờ được rằng tác giả thành Thăng Long lại không phải là tác giả của nguồn gốc họ Hồng Bàng?

Trong quan niệm về nguồn gốc họ Hồng Bàng ta còn nhận thấy một dụng ý chính trị cao siêu là tạo cho dân tộc niềm kiêu hãnh về nguồn gốc của mình, phá bỏ mặc cảm tự ti đối với Trung Hoa. “Người Tàu nói có nguồn gốc Tam Hoàng Ngũ Đế thì đây ta cũng có gốc gác từ vua Thần Nông cha đẻ của nền văn minh nông nghiệp. Người Tàu nói dòng dõi của họ là con rồng (thuần dương) thì ta dòng dõi rồng tiên (vừa âm vừa dương) chẳng cao siêu hơn và tròn đầy hơn sao? Họ khoe bà Nữ Oa của họ đội đá vá trời và Bàn Cổ sinh ra từ khai thiên lập địa, thế họ không biết rằng ý thức của ta đã có như con chim bay giữa không gian (là cái nhà lớn) và thời gian (là con sông) chiết tự ở hai chữ Hồng Bàng ra hay sao?

Thiền sư Vạn Hạnh, thiền sư Vạn Hạnh! Người ấy thì phải có công nghiệp này, mà công nghiệp này thì chỉ có người ấy mới làm nổi.

Trận đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền ở Bạch Đằng chỉ là một chiến công gieo ảnh hưởng trong một thời gian ngắn để sau phải có những trận đánh khác của Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi và của Nguyễn Huệ. Nhưng trận đánh về văn hóa của sư Vạn Hạnh thì đã là một trận đại thắng gieo ảnh hưởng cho muôn đời về sau này của con cháu rồng tiên.

Vạn Hạnh đã dàn một mặt trận văn hóa bao la trong cả không gian lẫn thời gian, khiến cho không một tư trào văn hóa ngoại lai nào có thể làm cho dân Việt quên quay đầu trở về gốc tổ.

Huyền thoại Hồng Bàng bằng chỉ là một câu chuyện tưởng tượng để diễn đạt và truyền đi cái đạo sống Việt Nam. Cái đạo ấy tuy thoát thai ở Nho Phật Lão … nó đã nhuốm một màu sắc Việt Nam. Nó đã được hun đúc lên qua một cuộc thử thách lịch sử dài tới hơn một ngàn năm. Nó có một nội dung tròn đầy, phóng khoángsiêu thoát nhưng cũng rất thiết thực, cụ thể, bình dân. Nó khoác một hình thái biến hóa không lường, hư hư, thực thực. Nó vô vi mà là hữu vi, hữu vi mà là vô vi, tranh đấu tích cực mà như là tiêu cực, tiêu cực mà thực là tích cực. Không phải là chiến để thắng mà là hòa để thắng, không phải thắng trong một ngày, một buổi, mà là thắng cho muôn đời về sau.

Đạo ấy đã ăn sâu, đã thấm nhuần trong lòng người, lòng sông núi, trong tâm thức và phong thái Việt Nam và chính trong những lúc nguy ngập, trong những cơn quốc nạn, trong những giai đoạn máu lửa, trong những cuộc thử thách mất còn mà cái đạo nhiệm mầu, siêu việt, tròn đầy ấy lại hiện ra sáng đẹp như chưa bao giờ sáng đẹp hơn, và linh diệu không thể nào lường được. Cái đạo ấy thể hiện gói trọn trong huyền thoại tiên rồng và huyền thoại Hồng Bàng xứng đáng được gọi là đạo Tiên Rồng, đạo Hồng Bàng hay Việt Đạo”.

 

Về văn học, học thuật các thiền sư đã mở trường dạy học, không những cho tu sĩ mà còn cho dân chúng và đã cung ứng cho Phật Giáo cũng như xã hội rất nhiều nhân tài. Vạn Hạnh Thiền Sư đã đào tạo Lý Công Uẩn tại chùa Lục Tổ. Trí Thiền Sư đã đào tạo nên quan phụ quốc Thái Uý Tô Hiến Thành và Thái Bảo Ngô Hoài Nghĩa. Có nhiều vị Thiền sư am tường cả ba nền triết lý Nho Lão Phật, dung hợp gạn lọc truyền trao cho môn đệ những điều tinh hoa trong nhiều lãnh vực như: khoa học, kỹ thuật, xã hội, nhân văn, chính trị. Cũng nhờ vào khuynh hướng tổng hợp này đã tạo nên những thành quả tốt đẹp làm vẻ vang cho dân tộc, mà thời đại Lý Trần còn là điểm son nổi bật trong lịch sử Việt Nam. Dù rằng Phật Giáo lúc bây giờ được kể như quốc giáo, nhưng các vị thiền sư vẫn khuyến khích nhà vua phát huy Nho học. Năm 1070 vua Thánh Tông lập văn miếu ở kinh thành, đúc tượng Khổng Tử, Chu Công nhân hiền để treo. Vua Anh Tông đã hai lần lập văn miếu thờ Khổng Tử và ban chiếu cho kẻ học giả trong nước, khuyên nên vào viện quốc học, giảng đọc Ngũ Kinh, Tứ Thư.

Qua đó ta thấy tinh thần Phật Giáo rất khai phóng và dung hợp, nhưng rất tiếc có một số nho sĩ cố chấp giáo điều, đã ra tay đánh phá Phật Giáo và điều tệ hại hơn là muốn lệ thuộc bắt chước rập khuôn tư tưởng văn hóa Trung Hoa. Phật Giáo lại phải ra sức duy trì bảo vệ nền văn hóa độc lập đặc thù cho dân tộc, nếu không nhờ vào sự hết lòng bảo vệ đó, có lẽ bây giờ chúng ta đã hoàn toàn trở thành người Hán hết rồi. Ta có quyền gạn lọc những cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, nhưng không có nghĩa bị nô lệ đồng hóa để trở thành một thứ sản phẩm do họ dựng lên.

 

Vào cuối đời nhà Trần nho thần Cao Bá Quát và Phạm Sư Mạnh khuyên vua Trần Minh Tông thay đổi văn hóa phong tục theo Trung Hoa. Nhưng nhờ vua Trần Minh Tông có được tinh thần dân tộc cao đã trả lời như sau: “Nước ta đã có phép tắc nhất định vả lại Nam Bắc phong tục khác nhau. Nếu theo lời của các ngươi, chỉ cốt để cho thành tựu mưu chước thì chỉ sinh loạn mà thôi”

 

Vua Trần Nghệ Tông cũng nói rằng: “Triều đình dựng nước tự có pháp độ riêng, không theo chế độ nhà Tống là vì Nam Bắc đều làm chủ nước mình, không cần phải bắt chước nhau. Khoảng năm Đại Trị (thời Dụ Tôn) kẻ học trò mặt trắng được dùng, không hiểu ý sâu xa của sự lập pháp cho nên đem pháp chế cũ của tổ tông thay đổi theo tục phương Bắc cả, như về y phục, nhạc chương không thể kể hết. Từ nay chính trị buổi đầu phải trở lại theo đúng lệ củ đời khai thái (đời Minh Tông)”.

 

lãnh vực sáng tác học thuật, hầu hết những vị Thiền Sư đều để lại ít nhất một bài thi kệ, có những tác phẩm, bài thơ bất hủ qua dòng thời gian vươn cao lan tỏa đi vào lòng người. Ngoài nội dung hàm chứa tư tưởng Phật Giáo, còn phản ảnh phần nào bối cảnh xã hội cũng như tâm tình của dân chúng và tình hình văn học trong từng thời đại. Ở lãnh vực văn hóa ngôn ngữ xã hội học, nó còn có tác dụnggiá trị riêng biệt, nhờ đó những nhà khảo cổ và ngôn ngữ đã tìm thấy tiến trình sử liệu quý giá qua từng thời đại. Văn học chữ Nôm phát triển rất mạnh vào thời nhà Trần đã cho chúng ta thấy sự linh động sáng tạo trong ngôn ngữ học như thế nào.

 

Tiếp nối truyền thống văn hóa cao đẹp từ ngàn xưa, giới tu sĩ Phật Giáo sau này cũng đã đóng góp rất nhiều cho nền văn học Việt NamPhật Giáo. Những tư duy sâu rộng về tư tưởng học thuật, góp phần tạo nên cao trào nghiên cứu sâu rộng trong mọi tầng lớp quần chúng, hướng đến những giá trị cao cả đích thật cho từng tâm thức. Tất cả đều nhờ vào năng lực tu tập, sự rộng mở tâm linh giác ngộ, năng lượng sâu dày của trí tuệ, tạo sự phong phú đa dạng cho nền văn học nước nhà nói chung và Phật Giáo nói riêng.

 

Bên cạnh những sáng tác, còn có biểu tượng đạo đức và phẩm hạnh cao siêu sáng ngời, qua những biểu hành của những Thiền sư tu sĩ Phật Giáo. Quý ngài không sáng tác, không viết văn, không làm thơ, nhưng cả một đời tu tập cống hiếnphụng sự chúng sinh bằng thân giáo ngôn hành là bài pháp vô cùng sống động, khiến cho chúng ta hết lòng kính ngưỡng. Nhờ vào tấm lòng từ bi trí tuệ, năng lực tu tập sâu dày, nếp sống đạo đức cao đẹp, thắm đượm vào lòng người hương thơm bay cao lan tỏa.

 

Có thể kết luận một cách chắc nịch rằng: Sự có mặt của Đạo Phật Việt và Thiền Tông đã mở ra phương trời cao rộng trên mọi phương diện, mang đến những vận hội mới huy hoàng rực rỡ, định hướng tích cực cho tất cả chúng ta, dẫn đạo cả một sinh mệnh ý mệnh dân tộc từ trước đến nay. Đóng góp to lớn của Đạo Phật Việt, xuyên suốt qua dòng thời gian chiều dài bề sâu của dòng lịch sử Dân tộc. Tất cả nhờ vào sự quyết tâm tấm lòng phụng sự, với năng lực ý chí tâm thức Việt đêm ngày hy hiến.

 

Di sản văn hóa tâm linh cao đẹp của cha ông thầy tổ để lại đang chảy trong từng huyết quản, đang hiện hữu trong mỗi chúng ta, dõi theo con đường chúng ta đi. Dù ở nơi đâu phương trời nào, con cháu lạc hồng chúng ta phải có bổn phận gìn giữ bảo tồn phát huy mỗi ngày mỗi thêm hương sắc. Đó cũng là biểu tượng cao cả và niềm tự hào cho tất cả chúng ta, làm thế nào mỗi chúng ta là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, làm rạng danh giống nòi con dân nước Việt, làm đẹp cho đạo cho đời. Có như thế mới không cô phụ tấm lòng mong mỏi của tiền nhân, mới không cảm thấy tủi hổ với những gì cha ông để lại gởi gắm cho con cháu thế hệ mai sau. Có như thế mới đáp đền phần nào trong muôn một thâm ân mà thầy tổ đã ngày đêm ra sức phụng hiến. Có như thế mới hoàn thành sứ mạng giác ngộ giải thoát, độ mình độ người, đem lại hạnh phúc an lạc thật sự cho tha nhân chúng sinh.





                                         

                                           Tài liệu tham khảo

 

1, Thiền Uyển Tập Anh (Anh Tú Vườn Thiền) dịch giả Ngô Đức Thọ

2, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nguyễn Lang

3, Thơ Văn Lý Trần, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội

4, Hai Nghìn Năm Việt NamPhật Giáo, Lý Khôi Việt

5, Thiền Đạo Tu Tập, Chang Chen Chi

6, Thiền SưTư Tưởng Giác Ngộ, Như Hùng

7, Lâm Tế Ngữ Lục

8, Thiền Sư Việt Nam, Thiền sư Thích Thanh Từ

9, Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, Thiền sư Thích Mật Thể









                                                Cùng một tác giả

 

1, Thiền SưTư Tưởng Giác Ngộ, Chân Nguyên xuất bản 1987, Lotus Media tái bản 2019

2, Thiền SưTư Tưởng Giác Ngộ 2, Lotus Media xuất bản 2019

3, Gõ Cửa Vô Thường, Lotus Media xuất bản 2019

4, Cõi Thơ Thanh Trí Cao, Lotus Media xuất bản 2019

5, Tìm Hiểu Thơ Thiền Việt Nam, Lotus Media xuất bản 2020

6, Tư Tưởng Thiền Tông Việt Nam, Văn Học Phật Việt 2020

7, Sám Hối Sáu Căn Pháp Tu Vô Cùng Giá TrịLợi Lạc, Văn Học Phật Việt 2020

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/11/2019(Xem: 8479)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.