Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh (Tập 1 Và 2)

30/11/20223:41 CH(Xem: 2575)
Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh (Tập 1 Và 2)
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
THỜI TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH (TẬP 1 và 2)
NGUYỄN HIỀN ĐỨC
Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành Phố HCM

Lich_su_Phat_giao_Viet_Nam_Trinh_Nguyen_Tap_1_BiaPDF icon (4)Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh Tập 1
Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh Tập 2


LỜI GIỚI THIỆU
CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUẢNG

Ông Nguyễn Hiền Đức là Nhà Nghiên cứu Sử Phật Giáo đã từng cộng tác với Báo Giáo Ngộ và viết những bài sưu khảo có giá trị. Hôm nay, ông đã hoàn thành được tác phẩm “Lịch Sử Phật Giáo Đàng Ngoài: 1593-1802” và gởi tặng tôi, xin ý kiến. Tôi nhận thấy đây là một công trình sưu tập công phu, có giá trị. Tôi hoan hỷ giới thiệu đến tất cả mọi người muốn tìm hiểu lịch sử Phật giáo để hiểu biết thêm về những điều cần biết trên bước đường thăng hoa tri thức. Mùa An Cư, Phật lịch 2543-1999
HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUẢNG
TRƯỞNG BAN HOẰNG PHÁP TRUNG ƯƠNG
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LỜI MỞ ĐẦU

Bộ sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” bắt đầu được biên soạn từ năm 1979, sau nhiều năm nghiên cứu tài liệu, đi đến các chùa cổ, các di tích lịch sử trong khắp cả nước, bản thảo bộ sách hoàn thành bước đầu vào năm 1992, gồm bảy quyển với hơn 5.000 trang:

1. Lịch sử Phật giáo Việt Nam (từ thời Du nhập đến đời Lý).
2. Lịch sử Phật giáo Việt Nam: thời Nhà Trần (1225- 1400).
3. Lịch sử Phật giáo Việt Nam: thời Nhà Hồ - Lê - Mạc (1400-1592).
4. Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài (1593-1802).
5. Lịch sử Phật giáo Đàng Trong (1558-1802).
6. Lịch sử Phật giáo Việt Nam: thời Nhà Nguyễn (1802-1945).
7. Lịch sử Phật giáo Việt Nam: thời Hiện đại (1945- 1992).

Năm 1993, bắt đầu xin phép xuất bản quyển “Lịch sử Phật giáo Đàng Trong”. Sau nhiều trở ngại, khó khăn, đến đầu năm 1995, sách mới được xuất bản nhờ sự giúp đỡ của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Tôn giáo Chính phủ và Cục Xuất bản.

Đến nay (năm 1999), bộ Lịch Sử Phật giáo Việt Nam lại được in tiếp, với quyển “Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài “ (1593 - 1802). - 7 - Nhân đây, chúng tôi trân trọng chân thành tri ân sự giúp đỡ của Nhà Xuất bản Tôn giáo, Cục Xuất bản, Nhà Xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chúng tôi cũng không quên ơn các bậc tiền bối về Lịch sử Phật giáo Việt Nam: Ông Trần Văn Giáp, Thượng tọa Mật Thể, Tiến sĩ Lê Mạnh Thát, …

Chúng tôi chân thành cảm tạ sự giúp đỡ nhiệt tình của Đại đức Nhật Từ, Đại đức Thông Thiền, Đại đức Chơn Quang, học giả Lý Việt Dũng, cùng các vị trụ trì các chùa khắp trong nước mà chúng tôi đã đến nghiên cứu. Mặc dù đã cố gắng hết sức mình với sự cẩn trọng tối đa trong việc nghiên cứubiên soạn, nhưng quyễn sách này khó có thể tránh được những thiếu sót hoặc lầm lẫn do hạn chế nhiều mặt của tác giả, cũng như vì tài liệu về lịch sử Phật giáo Việt Nam vốn đã ít, lại chưa được sưu tập đầy đủ. Vì vậy, kính mong các bậc tiền bối, các thiện tri thức và các học giả niệm thứ , giúp thêm tài liệu, ý kiến để biên soạn lại hoàn hảo hơn trong kỳ tái bản. Hy vọng qua quyển “Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài “ này, cũng như quyển “Lịch sử Phật giáo Đàng Trong “ trước đây, độc giả có được những nhận định mới tốt đẹp hơn và thấy được những tinh hoa của Phật giáo Việt Nam, để cùng góp sức khôi phục lại giá trị chân thực, sự phong phú và sự thâm sâu của Phật giáo Việt Nam vốn đã bị mai một và mờ nhạt trong thế kỷ qua. Đồng thời, cũng hy vọng là trong thế kỷ XXI, Phật giáo Việt Nam được phục hưng và phát triển rực rỡ như thời Lý - Trần, góp phần trong việc giáo hóa chúng sinh đem lại hòa bình, thanh tịnhan lạc cho đất nước, cho thế giớicõi Ta bà giả tạm này.

Mùa Phật Đản năm Kỷ Mão (1999)
NGUYỄN HIỀN ĐỨC

LỜI DẪN NHẬP

 

Trước đây, một số sách cho rằng Phật giáo du nhập vào Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Dương lịch nhưng qua sự tích “Chử Đồng Tửcông chúa Tiên Dung”, chúng ta thấy rằng có thể Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam ngay từ thời Hùng Vương. Sau đó Phật giáo bắt đầu phát triển vào thế kỷ đầu kỷ nguyên Dương lịch với sự tích “Công chúa Bát Nàn” đi tu ở chùa Tiên La vào thời Trưng Vương (năm 40-43), truyện “Man Nương” với Tăng sĩ Khâu Đà Lachùa Dâu (chùa Pháp Vân) vào thời Sĩ Nhiếp cai trị Giao Châu (năm 187-226). Tiếp theo đó, Phật giáo Việt Nam phát triển hưng thịnh từ cuối thế kỷ II, III với sự xuất hiện Trung tâm Phật giáo Liên Lâu (Luy Lâu).


Trung tâm Phật giáo Liên Lâu ở Việt Nam phát triển cùng thời với Trung tâm Phật giáo Lạc DươngTrung tâm Phật giáo Bành Thành của Trung Quốc, nhiều tăng sĩ ngoại quốc, đa số là các tăng sĩ của các nước Thiên Trúc (Ấn Độ) dừng chân ở Giao Châu hoằng hóa một thời gian trước khi qua Trung Quốc. Ngoài ra, vào cuối thời Đông Hán (25-220), chiến tranh, loạn lạc xảy ra khắp nước Trung Hoa, nhất là vùng kinh đô Lạc Dương, khiến cho một số nhà trí thức và tăng sĩ ở đó, gồm cả người Trung Hoa và người ngoại quốc (Ấn Độ, Nhục Chi, Khương Cư…) đã phải chạy tản cư sang tị nạn ở Giao Châu. Vì vậy Trung tâm Phật giáo Liên Lâu phát triển và hưng thịnh với nhiều nhà Phật học và tăng sĩ nổi tiếng như: Mâu Bác, Ma Ha Kỳ Vực, Chi Cương Lương Lâu, Khương Tăng Hội, Hàn Lâm, Bì Nghiệp, Trần Tuệ, Đạo Thanh, Đạo Cao, Pháp Minh… có thể Khương Tăng Hội đã thành lập phái thiền Liên Hoa ở Liên Lâu thời đó . Vào thế kỷ V, trước khi Sơ Tổ Thiền tông Trung Hoa là Bồ Đề Đạt Ma đến Trung - 9 - Quốc (năm 520), ở Giao Châu đã có nhiều tăng sĩ hoằng hóa nổi tiếng như Đàm Hoằng, Huệ Thắng, Thích Đạo Thiền… Sau khi Thiền tông phát triển ở Trung Hoa, đệ tử của Tổ Tăng Xán (Tổ thứ ba) là Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã sang Việt Nam khai sáng phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chitiếp theo đó, Thiền sư Vô Ngôn Thông cũng từ Trung Quốc sang Việt Nam hoằng hóa, thành lập phái thiền Vô Ngôn Thông. Các phái thiền ở Việt Nam thời đó: Phái Liên Hoa, phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, phái Vô Ngôn Thông phát triển mạnh với các Thiền sư Nam Dương (Thần Hội), Định Không, Thông Thiện, La Quí, Vô Ngại, Pháp Thuận, Cảm Thành, Thiện Hội, Vân Phong, Chân Lưu (Quốc sư Khuông Việt)… Vua Lý Thái Tổ khai sáng triều đại nhà Lý, đã được tu học ở các chùa từ nhỏ và lên ngôi với sự giúp đỡ của Thiền sư Vạn Hạnh, Đa Bảo … nên các vua nhà Lý đều sùng mộ đạo Phật và hết lòng hộ trì Phật pháp. Vào thời nhà Lý (1010-1225), ngoài các phái thiền trên, Thiền sư Thảo Đường (thuộc phái Vân Môn của Trung Quốc) thành lập thêm phái thiền Thảo Đường. Các phái thiền Liên Hoa, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn ThôngThảo Đường phát triển rực rỡ vào thời đại nhà Lý và đầu thời đại nhà Trần.

Vào đầu thế kỷ thứ XIII, truyền thống phái thiền ở núi Yên Tử đã manh nha với Thiền sư Hiện Quang, Quốc sư Phù Vân, Thiền sư Tiêu Dao, vua Trần Thái Tông, Thượng sĩ Tuệ Trung… Sau khi xuất gia (năm 1299), với pháp hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, hay Trúc Lâm Đầu Đà, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã kết hợp các phái thiền Liên Hoa, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đườngsơn môn Yên Tử để thành lập nên phái thiền Trúc Lâm, đặc trưng của Thiền tông Đại Việt.

Phái thiền Trúc Lâm phát triển mạnh với quan niệm “tu nhập thế”, vừa tu vừa hòa nhập trong cuộc đời để phổ độ chúng sinh; theo truyền thống của Lục Tổ Huệ Năng, tu thiền trong “tứ oai nghi”, vừa hoạt động trong cuộc sống xã hội, vừa tu thiền, vừa hoằng truyền Phật pháp. Phái thiền - 10 - Trúc Lâm phát triển khắp nước, các buổi thuyết pháp được tổ chức ở nhiều chùa. Trúc Lâm Đầu Đà vân du khắp nước, vừa bài trừ mê tín dị đoan, vừa phổ truyền Phật pháp, giảng dạy về Thiền học. Theo ý chỉ của Điều Ngự Giác Hoàng, Tôn giả Pháp Loa đã đứng ra tổ chức khắc bản in bộ Đại Tạng kinh với hơn 5.000 quyển, trong đó gồm luôn cả một số sách của các Thiền sư Việt Nam. Phái thiền Trúc Lâm nổi tiếng vào thời ba vị Tổ đầu tiên: Trúc Lâm, Pháp Loa, Huyền Quang và các Thiền sư Thạch Lâu, Thạch Đầu, Đạo Tiềm, Ngu Ông, Vô Sở, Liễu Minh, Huyền Sách, Thiên Nhiên, Tông Cảnh, Phả Trắc, Hương Tràng, Pháp Đăng, Pháp Không … Bảo Phác, Bảo Sát và các vua Trần Thái Tông, Thánh Tông, Minh Tông cùng các cư sĩ Vô Sơn Ông, Nguyên Ức, Nguyễn Sưởng …

Sau khi nhà Minh đô hộ Việt Nam (1407-1427) và nhà Hậu Lê lên ngôi (1428-1527) Phật giáo bị suy hoại, phái thiền Trúc Lâm bị mất dấu, không còn thấy truyền thừa. Vào thời nhà Mạc (1527-1592) Phật giáo mới được phục hưng chút ít vì còn chịu ảnh hưởng đến chiến tranh. Đến thế kỷ XVII, Thiền sư Minh Châu-Hương Hải mới xuất hiện với danh nghĩa của phái thiền Trúc Lâm và đã ra sức phục hưng phái thiền này. Ngoài ra, Hòa thượng Chuyết Công cùng đệ tửThiền sư Minh Hành-Tại Tại của phái thiền Lâm Tế của Trung Hoa sang Đàng Ngoài hoằng hóa đã tiếp thu thêm tinh hoa của phái thiền Trúc Lâm, và hai phái thiền Trúc Lâm-Lâm Tế ở Đàng Ngoài gần như sát nhập vào nhau. Đến thời Thiền sư Chân Nguyên và các Thiền sư Chân Hiền, Chân Như, Chân Hỉ, Chân Tuệ, Chân An … ở Đàng Ngoài, hai phái thiền này trở thành như thuộc truyền thống Trúc Lâm-Yên Tử và tiếp tục truyền thừa hưng thịnh cho đến thời nhà Nguyễn.

TÓC TIÊN NĂM 2000
NGUYỄN HIỀN ĐỨC 

MỤC LỤC 

 -Tổng Quan Phật Giáo Đàng Ngoài (1593-1802)
- Chương I: Truyền Thống Trúc Lâm - Yên Tử 
- Chương II: Hòa Thượng Chuyết Công Với Phái Thiền Lâm Tế Ở Đàng Ngoài.
- Chương III : Tổ Sư Hương Hải Với Phái Thiền Trúc Lâm Ở Đàng Ngoài.
- Chương IV : Thiền Sư Chân Nguyên Với Sự Song Hành Của Hai Phái Thiền Trúc Lâm-lâm Tế.
- Chương V: Phái Thiền Tào Động Ở Đàng Ngoài.
- Chương VI: Thiền Sư Lân Giác Với Phái Liên Tông.
- Chương VII : Các Tỳ Kheo Ni Ở Đàng Ngoài.
- Chương VIII:Các Chúa Trịnh Và Vua Lê Với Phật Giáo Đàng Ngoài.
- Chương IX: Các Công Trình Trùng Tu Chùa Cổ Ở Đàng Ngoài.
- Chương X: Phật Giáo Đàng Ngoài Thời Tây Sơn.
- Chương XI: Thiền Sư Hải Lượng Với Thiền Viện Trúc Lâm.
- Chương XII: Ảnh Hưởng Phật Giáo Trong Văn Học Bắc Ha

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/11/2019(Xem: 8444)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.