Bilingual: 190. CIA Report: Sinh viên bị giambiểu tình chưa được thả / Students detained for protests have not been released yet

30/06/20233:42 SA(Xem: 1249)
Bilingual: 190. CIA Report: Sinh viên bị giam vì biểu tình chưa được thả / Students detained for protests have not been released yet

 

blankBilingual:
190. CIA REPORT:  SINH VIÊN BỊ GIAMBIỂU TÌNH CHƯA ĐƯỢC THẢ /
STUDENTS DETAINED FOR PROTESTS HAVE NOT BEEN RELEASED YET

 CIA logo

190. Central Intelligence Agency Information Report

 

Washington, June 28, 1963.

SUBJECT

Appraisal of the Ngo Diem Regime as of 26 June 1963

1.

This is a field appraisal of the current situation. It is not an official judgment by this agency or any component. It represents the observations and interpretations of a staff officer based on information available to him at the time of its preparation. Prepared for internal use as a guide to the operational environment, this commentary is disseminated in the belief that it may be useful to other agencies in assessing the situation for their own purposes.

2.

The Government of Vietnam (GVN) is now waging what it considers to be a war for survival with its difficulties expanded by the deteriorating military situation in Laos. In the GVN’s view, the Laos problem increasingly deprives them of an important buffer against Communist insurgency and opens the GVN frontier to direct Communist aggression. It is therefore most unlikely that the GVN will accept any advice which, in the opinion of its top officials, might undermine its control of the internal political situation. By this reasoning, it can be anticipated that recommendations looking toward broad political and social reforms will be strongly resisted, both by President Ngo Dinh Diem and his family, and by certain military and civilian officials.

3.

Efforts to effect any changes, such as broadening the government to include selected oppositionists, relegating the President’s brother, Ngo Dinh Nhu, and his wife to less prominent roles, and permitting opposition delegates in the National Assembly, are not believed feasible at this time for the following reasons:

a.

President Diem will not discard any family member under pressure. He has a strong traditional sense of family loyalty and is convinced that he is the only person of sufficient stature to lead his country in the battle for survival. Any American demarche envisioning the dismissal of Nhu, Madame Nhu, or of his brother Ngo Dinh Can, political leader of Central Vietnam, would probably be adjudged by Diem as personally insulting and as a gross infringement of his sovereignty and would meet with his flat refusal. Requests or demands that his family members be relegated to positions of apparent honor but without real power would also draw a negative response, with the chances of success being hardly better than those for a demarche for their dismissal. In Diem’s view, either would be demanding not only that he fight on without the services of his most trustworthy advisers, but also that he forfeit the power factors which they represent, i.e. Ngo Dinh Can’s Movement of National Revolution, Ngo Dinh Nhu’s Republican Youth Organization, Strategic Hamlet Program and Can Lao Party, and Madame Nhu’s Women’s Solidarity Movement.

b.

Proposals to permit opposition participation in the GVN and to institute political liberalization and reform would undoubtedly place Diem on the horns of an extremely painful dilemma. Diem may realize that he can no longer deal with the opposition in this customary stern fashion, but he almost surely reasons that reforms and other changes would probably give oppositionists the opportunity they need to effect his downfall. Oppositionists themselves have given every indication that they consider the overthrow of the present regime of paramount importance, even over the prosecution of the war against the Viet Cong. Furthermore, a review of various old opposition leaders and groups shows little to indicate that they would work in good faith, either with a reshaped GVN under Diem, or even among themselves.

4.

The most noteworthy feature of the Buddhist crisis has been the shift of certain population segments from apparent apathy to active opposition. The students, for example, have identified themselves emotionally with the Buddhist cause, and on 16 June a pastoral letter was read in all Roman Catholic churches of the Saigon Archdiocese which tended to lend support to Buddhist demands for freedom of religion within all of South Vietnam.

5.

The immediate test for the GVN in the eyes of the Buddhists, of politically motivated elements waiting on the sidelines, and of the general public is the prompt and full implementation of the 16 June GVN agreement to Buddhist demands. If the GVN fails to prove its sincerity to Buddhists within the near future, it will almost certainly be in for increased difficulties. Evolution in this direction has already started. On paper, the GVN went about as far in meeting Buddhist demands as could be expected, and both sides cooperated closely in [Page 425]achieving the agreements and in carrying off without incident the funeral of Thich Quan Duc, the self-immolated Buddhist priest. There are, however, concrete indications that certain elements of the GVN have no intention of accepting the agreements as a permanently valid solution. Newspapers, especially the English-language Times of Vietnam, have hinted strongly at the existence of Viet Cong and foreign intrigues and machinations behind the Buddhist protests. There are disturbing reports of efforts to start agitation to revise the agreement “by popular acclaim.” The Republican Youth Organization has been reported as directed to make personal contacts calling for such a revision, and Diem himself has been stated to be backing this effort. Against this must be set Diem’s statement to United States Charge d’Affaires Trueheart that he intends to abide fully by the 16 June agreement.2 The agreement, however, is not precise or detailed, and the execution of some points therein is a continuing matter with the possibility of real or manufactured misunderstanding great on both sides. Buddhist leaders who are watching the situation very closely for indications that the GVN is reluctant to implement various terms of the agreement have stated that they are especially attentive to the problems of the students who are still in jail as a result of participation in demonstrations. Leading monks have stated that GVN failure to fulfill the agreements in any way will result in further Buddhist action.

6.

A GVN attempt to subdue the Buddhists by force is likely to fail in the long run because of broad popular discontent over the problem and support for the Buddhists. The use of force would also possibly start a chain of events relegating religious aspects of the Buddhist crisis to the background and supplanting them with cumulative political developments directed at toppling the regime. If the GVN makes an effective and early effort to handle this matter sincerely, the chances are good that Diem will ride out this storm as he has done others before. However, he is potentially in more serious danger now than at any time since the war with the religious sects in 1955.

7.

Field Dissem. State CINCPACPACFLTPACAFARPAC.

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d190

 

.... o ....

 

190. BẢN BÁO CÁO TỪ SỞ TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG CIA

 

Washington, ngày 28 tháng 6 năm 1963.

CHỦ ĐỀ

Đánh giá về chế độ Ngô Đình Diệm vào ngày 26 tháng 6 năm 1963

1.

Đây là một đánh giá tại thực địa về tình hình hiện tại. Nó không phải là một nghiên cứu chính thức của cơ quan này (CIA) hoặc của bất kỳ thành phần nào. Bản báo cáo là từ sự quan sátdiễn giải của một sĩ quan tham mưu dựa trên thông tin có sẵn tại thời điểm chuẩn bị viết. Báo cáo để sử dụng nội bộ như một hướng dẫn về môi trường hoạt động, phổ biến với niềm tin rằng nó có thể hữu ích cho các cơ quan khác trong việc đánh giá tình hình cho mục đích riêng của họ.

2.

Chính phủ Việt Nam (GVN) hiện đang tiến hành những gì họ coi là một cuộc chiến sống còn với những khó khăn mở rộng do tình hình quân sự ngày càng xấu đi ở Lào. Theo quan điểm của Chính phủ Việt Nam, vấn đề Lào ngày càng tước đi của họ một vùng đệm quan trọng chống lại sự nổi dậy của Cộng sản và mở ra biên giới của Chính phủ Việt Nam để Cộng sản trực tiếp xâm lược. Do đó, hầu như không có khả năng Chính phủ Việt Nam sẽ chấp nhận bất kỳ lời khuyên nào, theo ý kiến của các quan chức cấp cao của họ, có thể làm suy yếu sự kiểm soát của chính phủ đối với tình hình chính trị nội bộ. Bằng lập luận này, có thể đoán trước rằng những khuyến nghị hướng tới những cải cách chính trị và xã hội rộng lớn sẽ bị cả Tổng thống Ngô Đình Diệm và gia đình ông, và một số quan chức quân sự cũng như dân sự, phản đối mạnh mẽ.

3.

Những nỗ lực nhằm thực hiện bất kỳ cải cách nào, chẳng hạn như mở rộng chính phủ để bao gồm những người đối lập được lựa chọn, hay giáng chức em trai của Tổng thống, ông Ngô Đình Nhu, và vợ ông Nhu vào những vai trò ít nổi bật hơn, và cho phép các đại biểu đối lập trong Quốc hội, được cho là không khả thi vào thời điểm này vì những lý do sau:

a.

Tổng thống Diệm sẽ không loại bỏ bất kỳ thành viên gia đình nào dưới áp lực. Diệm có ý thức truyền thống mạnh mẽ về lòng trung thành với gia đìnhtin chắc rằng Diệm là người duy nhất có đủ tầm vóc để lãnh đạo đất nước của mình trong cuộc chiến sinh tồn. Bất kỳ nhà lãnh đạo Mỹ nào hình dung việc sa thải ông Nhu, bà Nhu, hoặc em của ông ta là Ngô Đình Cẩn, nhà lãnh đạo chính trị của miền Trung Việt Nam, có thể sẽ bị Diệm coi là xúc phạm cá nhân và là một sự xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Diệm và sẽ bị Diệm từ chối thẳng thừng. . Yêu cầu hoặc đòi hỏi các thành viên trong gia đình Diệm phải được giáng chức để xuống những vị trí rõ ràngdanh dự nhưng không có quyền lực thực sự cũng sẽ gây ra phản ứng tiêu cực, với cơ hội thành công khó có thể tốt hơn so với cơ hội để yêu cầu sa thải họ. Theo quan điểm của Diệm, một trong hai yêu cầu trên sẽ không chỉ đòi hỏi Diệm phải tiếp tục chiến đấu mà không có sự phục vụ của các cố vấn đáng tin cậy nhất của mình, mà còn yêu cầu Diệm phải từ bỏ các yếu tố quyền lực mà họ đại diện, tức là Phong trào Cách mạng Quốc gia (Movement of National Revolution) của Ngô Đình Cẩn, Đoàn Thanh niên Cộng hòa (Republican Youth Organization) của Ngô Đình Nhu, Chương Trình Ấp Chiến Lược và Đảng Cần Lao, và Phong Trào Liên Đới Phụ Nữ (Women’s Solidarity Movement) của Bà Nhu.

b.

Những đề xuất cho phép phe đối lập tham gia vào Chính phủ Việt Namthiết lập tự do hóa chính trị và cải cách chắc chắn sẽ đẩy Diệm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan cực kỳ đau đớn. Diệm có thể nhận ra rằng Diệm không còn có thể đối phó với phe đối lập theo cách nghiêm khắc thông thường này nữa, nhưng Diệm gần như tin chắc lý do rằng những cải cách và những thay đổi khác có thể sẽ tạo cơ hội cho những người đối lập thực hiện sự sụp đổ của Diệm. Bản thân một số người đối lập đã đưa ra mọi dấu hiệu cho thấy họ coi việc lật đổ chế độ hiện tại là tối quan trọng, thậm chí hơn cả việc tiến hành cuộc chiến chống lại Việt Cộng. Hơn nữa, việc xem xét các nhóm và lãnh đạo đối lập lâu đời khác nhau cho thấy rất ít dấu hiệu cho thấy họ sẽ làm việc thiện chí, hoặc với một Chính phủ VNCH được định hình lại dưới thời Diệm, hoặc thậm chí với nhau.

4.

Đặc điểm đáng chú ý nhất của cuộc khủng hoảng Phật giáo là sự thay đổi của một số bộ phận dân cư từ sự thờ ơ rõ ràng sang sự chống đối tích cực. Ví dụ, các sinh viên đã đồng cảm với chính nghĩa của Phật giáo, và vào ngày 16 tháng 6/1963, một lá thư mục vụ đã được đọc trong tất cả các nhà thờ Công giáo La Mã của Tổng giáo phận Sài Gòn có xu hướng ủng hộ các yêu cầu của Phật giáo về quyền tự do tôn giáo trên toàn miền Nam Việt Nam.

5.

Bài kiểm tra trước mắt đối với Chính phủ Việt Nam dưới con mắt của Phật tử, của các phần tử có động cơ chính trị đang chờ đợi bên lề, và của công chúng nói chung là việc thực hiện nhanh chóng và đầy đủ thỏa thuận ngày 16 tháng 6 của Chính phủ Việt Nam đối với các yêu cầu của Phật giáo. Nếu Chính phủ Việt Nam không chứng minh được sự chân thành của mình với Phật tử trong tương lai gần, gần như chắc chắn sẽ gặp khó khăn gia tăng. Sự phát triển theo hướng này đã bắt đầu. Trên giấy tờ, Chính phủ Việt Nam đã tiến xa nhất có thể để đáp ứng các yêu cầu của Phật giáo, và cả hai bên đã hợp tác chặt chẽ để đạt được các thỏa thuận và tiến hành tang lễ của Thích Quảng Đức, nhà sư Phật giáo tự thiêu mà không xảy ra trở ngại nào. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cụ thể cho thấy một số thành phần của Chính phủ Việt Nam không có ý định chấp nhận các hiệp định như một giải pháphiệu lực vĩnh viễn. Các tờ báo, đặc biệt là tờ Times of Vietnam ấn bản tiếng Anh [của ông bà Nhu], đã bóng gió mạnh mẽ về sự tồn tại của Việt Cộng và những âm mưuthủ đoạn của nước ngoài đằng sau các cuộc biểu tình của Phật giáo. Có những báo cáo đáng lo ngại về những nỗ lực bắt đầu kích động sửa đổi thỏa thuận “bởi sự hoan nghênh của quần chúng.” Tổ chức Thanh niên Cộng hòa đã được báo cáo là đã được chỉ đạo thực hiện các liên hệ cá nhân kêu gọi sửa đổi như vậy, và chính ông Diệm đã được tuyên bốủng hộ nỗ lực này. Để chống lại điều này, phải có tuyên bố của Diệm với Đại biện lâm thời Hoa Kỳ Trueheart rằng Diệm có ý định tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận ngày 16 tháng 6. Tuy nhiên, thỏa thuận này không chính xác hoặc chi tiết, và việc thực hiện một số điểm trong đó là một vấn đề tiếp tục kéo dài, với khả năng xảy ra hiểu lầm thực sự hoặc sẽ cố ý hiểu ngược (manufactured misunderstanding) rất lớn cho cả hai bên. Các nhà lãnh đạo Phật giáo đang theo dõi tình hình rất chặt chẽ để tìm các dấu hiệu cho thấy Chính phủ Việt Nam miễn cưỡng thực hiện các điều khoản khác nhau của thỏa thuận đã tuyên bố rằng họ đặc biệt chú ý đến các vấn đề của các sinh viên vẫn đang bị giam giữ do tham gia biểu tình. Các nhà sư lãnh đạo đã tuyên bố rằng Chính phủ Việt Nam không thực hiện các thỏa thuận theo bất kỳ cách nào sẽ dẫn đến hành động tiếp theo của Phật giáo.

6.

Nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm khuất phục Phật tử bằng vũ lực có thể sẽ thất bại về lâu dài vì sự bất mãn rộng rãi của quần chúng đối với vấn đề này và sự ủng hộ dành cho Phật tử. Việc sử dụng vũ lực cũng có thể bắt đầu một chuỗi các sự kiện đẩy các khía cạnh tôn giáo của cuộc khủng hoảng Phật giáo xuống nền và thay thế chúng bằng các diễn biến chính trị tích lũy nhằm lật đổ chế độ. Nếu Chính phủ Việt Nam nỗ lực sớm và hiệu quả để giải quyết vấn đề này một cách chân thành, thì rất có thể ông Diệm sẽ vượt qua cơn bão này như ông đã làm những việc khác trước đây. Tuy nhiên, hiện tại Diệm có khả năng gặp nguy hiểm nghiêm trọng hơn bất cứ lúc nào kể từ cuộc chiến với các giáo phái năm 1955.

7.

Lĩnh vực phổ biến bản báo cáo CIA này:

State (Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ)

CINCPAC (Tư lệnh quân lực Hoa Kỳ Thái Bình Dương)

PACFLT (Hạm đội Thái Bình Dương)

PACAF (Không quân Hoa Kỳ Thái Bình Dương)

ARPAC (Lục quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương)

 

.... o ....

 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/04/2020(Xem: 7727)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.