Bilingual: 205. Memo. President Kennedy And The Conversation About Gvn’s Buddhist Policy / TT Kennedy: Thảo Luận Về Chính Sách Phật Giáo Của TT Diệm

14/07/20233:09 SA(Xem: 1214)
Bilingual: 205. Memo. President Kennedy And The Conversation About Gvn’s Buddhist Policy / TT Kennedy: Thảo Luận Về Chính Sách Phật Giáo Của TT Diệm

 

blankBilingual:
205. MEMO.
PRESIDENT KENNEDY AND
THE CONVERSATION ABOUT GVN’S BUDDHIST POLICY
/
TT KENNEDY: THẢO LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHẬT GIÁO CỦA TT DIỆM

 

205. Memorandum of Conversation

Washington, July 4, 1963, 11-11:50 a.m.

SUBJECT

Situation in South Viet-Nam

PARTICIPANTS
The President
Mr. Ball
Mr. Harriman
Mr. McGeorge Bundy
Mr. Hilsman
Mr. Forrestal 

The President was briefed on developments in Indonesia, Laos and Viet-Nam. The portion on Viet-Nam follows:

A joint agreement was signed on June 16 in which the Government met the Buddhists’ five demands. The Buddhists and the Government then worked together on the funeral arrangements for the bonze who burned himself to death so that incidents could be avoided. The funeral came off without trouble.

Since then there have been rumors circulating in Saigon that the Government does not intend to live up to the agreement. These rumors were given credence by an article appearing in the English language “Times” of Viet-Nam,2 which is dominated by the Nhus. The article contained a veiled attack on the US and on the Buddhists. There was a suggestion that the Monk who burned himself to death was drugged and a provocative challenge to the Buddhists that, if no further demonstrations occurred on July 2, this would amount to an admission by the Buddhists that they were satisfied with the Government’s action. (The President injected questions on the possibility of drugging, to which Mr. Hilsman replied that religious fervor was an adequate explanation.)

At this point there was a discussion of the possibility of getting rid of the Nhus in which the combined judgment was that it would not be possible.

Continuing the briefing, Mr. Hilsman said that the Buddhists contained an activist element which undoubtedly favored increasing demands as well as charging the Government with dragging its feet. There was thus an element of truth in Diem’s view that the Buddhists might push their demands so far as to make his fall inevitable.

During these events the US had put extremely heavy pressure on Diem to take political actions. Most recently we had urged Diem to make a speech which would include announcements that he intended to meet with Buddhist leaders, permit Buddhist chaplains in the army and so on. If Diem did not make such a speech and there were further demonstrations, the US would be compelled publicly to disassociate itself from the GVN’s Buddhist policy. Mr. Hilsman reported that Diem had received this approach with what seemed to be excessive politeness but had said he would consider making such a speech.

Our estimate was that no matter what Diem did there will be coup attempts over the next four months. Whether or not any of these attempts will be successful is impossible to say.

Mr. Hilsman said that everyone agreed that the chances of chaos in the wake of a coup are considerably less than they were a year ago. An encouraging sign relative to this point is that the war between the Vietnamese forces and the Viet Cong has been pursued throughout the Buddhist crisis without noticeable let-up.

At this point Mr. Forrestal reported on General Krulak’s views that, even if there were chaos in Saigon, the military units in the field would continue to confront the Communists.

Mr. Hilsman went on to say that Ambassador Nolting believes that the most likely result of a coup attempt that succeeded in killing Diem was civil war. Mr. Hilsman disagreed with this view slightly in that he thought civil war was not the most likely result but that it was certainly a possible result.

The timing of Ambassador Nolting’s return and Ambassador Lodge’s assumption of duty was then discussed. The President’s initial view was that Ambassador Nolting should return immediately and that Ambassador Lodge should assume his duties as soon thereafter as possible. The President volunteered that Ambassador Nolting had done an outstanding job, that it was almost miraculous the way he had succeeded in turning the war around from the disastrously low point in relations between Diem and ourselves that existed when Ambassador Nolting took over. Mr. Hilsman pointed out the personal sacrifices that Ambassador Nolting had been forced to make during this period, and the President said that he hoped a way could be found to commend Ambassador Nolting publicly so as to make clear the fine job he had done and that he hoped an appropriate position could be found for him in Washington so that he could give his children a suitable home in the years immediately ahead.

The President’s decision was to delegate the authority to decide on the timing of Ambassador Nolting’s return to the Assistant Secretary for Far Eastern Affairs; that Ambassador Lodge should report to Washington no later than July 15 so that he could take the Counterinsurgency Course simultaneously with the normal briefings for an ambassador, and that Ambassador Lodge should arrive in Saigon as soon as possible following completion of the CI Course on August 14. Arrangements were made for Ambassador Nolting to see the President at 4:00 p.m. on Monday, July 8.

 

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d205

 

.... o ....

 

205. BIÊN BẢN VỀ CUỘC THẢO LUẬN

 

Washington, ngày 4 tháng 7 năm 1963, lúc 11-11:50 sáng

CHỦ ĐỀ

Tình Hình Miền Nam Việt-Nam

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA:

Tổng thống Kennedy

Ông Ball (George Ball: Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ)

Ông Harriman (W. Averell Harriman: Phụ tá Ngoại Trưởng về Đông Á và Thái Bình Dương, cựu Thống Đốc New York)

Ông McGeorge Bundy (Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ)

Ông Hilsman (Roger Hilsman: Phụ tá Ngoại trưởng về Viễn Đông vụ)

Ông Forrestal (Michael Forrestal: viên chức Hội Đồng An ninh Quốc gia đặc trách Châu Á)

Tổng thống Kennedy đã được thông báo về những diễn biến ở Indonesia, Lào và Việt Nam. Phần về Việt-Nam như sau:

Một thỏa thuận chung đã được ký kết vào ngày 16 tháng 6/1963, trong đó Chính phủ VN hứa đáp ứng năm yêu cầu của Phật tử. Các Phật tử và Chính phủ VN sau đó đã làm việc cùng nhau trong việc tổ chức tang lễ cho vị sư (Thích Quảng Đức) đã tự thiêu để có thể tránh được các sự bất trắc. Đám tang diễn ra suôn sẻ.

Kể từ đó, có tin đồn lan truyền ở Sài Gòn rằng Chính phủ Ngô Đình Diệm không có ý định tuân theo thỏa thuận đã ký. Những tin đồn này đã được xác thực bởi một bài báo xuất hiện trên tờ ““Times of Vietnam" bằng tiếng Anh, do ông bà Ngô Đình Nhu quản trị. Bài báo chứa đựng một sự công kích ngấm ngầm nhắm vào Hoa Kỳ và các Phật tử. Có ý kiến cho rằng nhà sư tự thiêu đã bị đánh thuốc mê và thách thức khiêu khích đối với các Phật tử rằng nếu không có thêm cuộc biểu tình nào xảy ra vào ngày 2 tháng 7, thì điều này đồng nghĩa với việc các Phật tử thừa nhận rằng họ hài lòng với hành động của Chính phủ Diệm. (Tổng thống Kennedy đưa ra câu hỏi về khả năng đánh thuốc mê, ông Hilsman trả lời rằng lòng nhiệt thành tôn giáo là một lời giải thích thỏa đáng.)

Tại thời điểm này đã có một cuộc thảo luận về khả năng loại bỏ ông bà Nhu, trong đó nhận định chung là điều đó sẽ không thể thực hiện được.

Tiếp tục cuộc họp báo, ông Hilsman nói rằng trong các Phật tử có một số thành phần hoạt động muốn ủng hộ việc tăng thêm các yêu sách, cũng như muốn cáo buộc Chính phủ Diệm đang kéo dài trì trệ [mà không muốn thực hiện thỏa thuận]. Do đó, có một phần sự thật trong quan điểm của Diệm rằng các Phật tử có thể đòi thêm các yêu cầu của họ đến mức khiến cho sự sụp đổ của Diệm là không thể tránh khỏi.

Trong những sự kiện này, Hoa Kỳ đã gây áp lực cực kỳ nặng nề buộc ông Diệm phải có những hành động chính trị. Gần đây nhất, chúng tôi [Bộ Ngoại Giao Mỹ] đã thúc giục ông Diệm có một bài phát biểu bao gồm thông báo rằng ông Diệm dự định gặp gỡ các nhà lãnh đạo Phật giáo, cho phép thiết lập tuyên úy Phật giáo trong quân đội, v.v. Nếu ông Diệm không phát biểu như vậy và nếu có thêm các cuộc biểu tình, Hoa Kỳ sẽ buộc phải công khai tách mình ra khỏi chính sách Phật giáo của Chính phủ Diệm. Ông Hilsman báo cáo rằng ông Diệm đã tiếp nhận cách tiếp cận này với vẻ có vẻ quá lịch sự nhưng đã nói rằng ông sẽ xem xét việc đưa ra một bài phát biểu như vậy.

Ước tính của chúng tôi là bất kể ông Diệm làm gì thì vẫn sẽ có những nỗ lực đảo chính trong 4 tháng tới. Không thể tiên đoán bất kỳ nỗ lực nào trong các nỗ lực đảo chính này sẽ thành công hay không. 

Ông Hilsman nói rằng mọi người đều đồng ý rằng khả năng xảy ra hỗn loạn sau một cuộc đảo chính ít hơn đáng kể so với một năm trước. Một dấu hiệu đáng khích lệ liên quan đến điểm này là cuộc chiến giữa quân lực VNCH và quân VC đã được theo đuổi trong suốt cuộc khủng hoảng Phật giáo mà không có sự gián đoạn đáng chú ý nào.

Về điểm này, ông Forrestal báo cáo quan điểm của Tướng Krulak (Tướng Victor H. Krulak: phụ tá đặc biệt về chống nổi dậy của Cơ quan Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ) rằng, cho dù có hỗn loạn ở Sài Gòn, các đơn vị quân đội tại chiến trường sẽ tiếp tục đối đầu với Cộng sản.

Ông Hilsman tiếp tục nói rằng Đại sứ Nolting tin rằng nếu một âm mưu đảo chính thành công trong việc giết chết ông Diệm là sẽ xảy ra nội chiến [ở Nam VN]. Ông Hilsman hơi không đồng ý với quan điểm này ở chỗ, ông cho rằng nội chiến không phải là kết quả khả dĩ nhất nhưng đó hẳn là một kết quả có thể xảy ra.

Thời điểm Đại sứ Nolting trở lại và việc đảm nhận nhiệm vụ của Đại sứ Lodge [kế nhiệm Nolting] sau đó đã được thảo luận. Quan điểm ban đầu của Tổng thống Kennedy là Đại sứ Nolting nên trở lại VN ngay lập tức và Đại sứ Lodge nên nhận nhiệm vụ của mình càng sớm càng tốt sau đó. Tổng thống Kennedy nói rằng Đại sứ Nolting đã hoàn thành một công việc xuất sắc, rằng đó gần như là một điều kỳ diệu khi ông Nolting đã thành công trong việc xoay chuyển cục diện cuộc chiến từ điểm thấp thảm hại trong quan hệ giữa ông Diệm và chính phủ Hoa Kỳ vốn tồn tại khi Đại sứ Nolting lên nắm chức Đại sứ. Ông Hilsman chỉ ra những hy sinh cá nhân mà Đại sứ Nolting đã buộc phải thực hiện trong giai đoạn này, và Tổng thống Kennedy nói rằng ông hy vọng có thể tìm ra cách để khen ngợi Đại sứ Nolting một cách công khai để làm rõ công việc tốt đẹp mà ông Nolting đã làm và rằng Tổng Thống Kennedy  hy vọng có thể tìm được một vị trí thích hợp cho Nolting ở Washington để ông Nolting có thể cho các con [Nolting] một ngôi nhà thích hợp trong những năm sắp tới.

Quyết định của Tổng thống Kennedy  là giao quyền quyết định thời điểm trở lại VN của Đại sứ Nolting cho Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Viễn Đông; rằng Đại sứ Lodge phải trình diện tại thủ đô Washington không trễ hơn ngày 15 tháng 7/1963 để ông Lodge có thể tham gia Khóa học Chống nổi dậy (CI: Counterinsurgency Course) đồng thời với các cuộc họp giao ban thông thường dành cho một đại sứ, và rằng Đại sứ Lodge sẽ phải đến Sài Gòn [nhận nhiệm sở Đại sứ] càng sớm càng tốt sau khi hoàn thành Khóa học CI vào ngày 14 tháng 8. Sắp xếp để Đại sứ Nolting gặp Tổng thống Kennedy là lúc 4 giờ chiều Thứ Hai, ngày 8 tháng 7.

.... o ....

 

 






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/04/2020(Xem: 7726)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.