20- Một Đoạn Duy Nhất Trong Bài Phỏng Vấn Ông Cao Xuân Vỹ, Trần Quang Diệu

20/12/201212:00 SA(Xem: 7474)
20- Một Đoạn Duy Nhất Trong Bài Phỏng Vấn Ông Cao Xuân Vỹ, Trần Quang Diệu

1963 – 2013
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI
TẬP HAI (2/3)
Tuyển tập của 99 tác giả
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘT TẬP HAI TẬP BA

Chương Năm
MA GIỮA BAN NGÀY
Những ngụy biện và tráo trở lịch sử
của tàn dư chế đô Diệm

MỘT ĐOẠN DUY NHỨT TRONG
BÀI PHỎNG VẤN ÔNG CAO XUÂN VỸ
Trần Quang Diệu

LTS: Một số những người thọ ân của chế độ nhà Ngô thỉnh thoảng góp nhặt những ý kiến cá nhân cho là có thể tô vẽ cho một chế độ mà đa số người dân lẫn thế giới đều khinh miệt. Bài phỏng vấn Cao Xuân Vỹ của ông Minh Võ (xem dưới cùng) là một trong những nỗ lực đó. Trong khi miền Bắc cơ cực dồn cả nỗ lực để mong giành độc lập cho đất nước, thì ở miền Nam chính quyền làm những việc gì ngoài việc gom quyền lực cho riêng một gia đình, lo áp đặt tôn giáo, và tiêu diệt người anh em trong những chiến dịch tố cộng? Chúng tôi ghi lại một vài lá thư nhận xét ngoài các diễn đàn điện tử như của ông Trần Quang Diệu và Góp Gió, cùng với nhận xét của chính bạn để xem giá trị của những ý kiến cá nhân trong bài phỏng vấngiá trị được bao nhiêu. (SH)

__________________________

 

Ông Cao Xuân Vỹ trả lời trong bài "phỏng vấn" này (SH: xem ở dưới cùng) thì tôi không đọc hết mà chỉ kéo con chuột lên xuống 2 lần. Tôi chỉ tò mò dừng lại đọc thử mấy đoạn mà tác giả (?) đã highlight. 

Thông thường, ai cũng hiểu ra, cái nào đã highlight thì được xem như đoạn đó là quan trọng, hay, và cần thiết. Nhưng, cái quan trọng, sự cần thiết ở đây tôi nhận ra có sự dối gian!

Tôi sẽ chỉ dẫn thưa một đoạn duy nhứt, trong toàn bài của Minh Võ. 

Minh Võ thuật lời ông Vỹ (or Vĩ) thế này: 

"Hồi ấy còn cả một ủy ban của chính phủ gồm nhiều Phật tử đứng đầu là phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ cố gắng dàn xếp. Nhưng bên Phật Giáo tranh đấu chỉ muốn lật đổ chính phủ thôi. Nên họ cố đưa ra những yêu sách không cách nào làm được."

Sự gian dối này thì không thể chấp nhận!

Tôi bác bỏ thái độ bóp méo sự thật trong hành vi này của ông Cao Xuân Vỹ khi ông vu cho là "Phật Giáo tranh đấu chỉ muốn lật đổ chính phủ thôi. Nên họ cố đưa ra những yêu sách không cách nào làm được."

Nguyên nhân gì đầu tiên để rồi phải có sự "cố gắng dàn xếp" thì dưới "cặp mắt thần" và "kiếng chiếu yêu" của giới trí thứcnhân dân Việt Nam chân chính, họ đã thấy tuốt luốt cái bản chất âm mưu thực thi thủ đoạn "diệt trừ ma quỉ" (tiêu diệt PG và các tôn giáo dân tộc) của anh em ông Ngô Đình Diệm mà Giám mục Thục đã khẳng định, được ghi trong sách Đảng Cần Lao của Chu Bằng Lĩnh là "việc chúng tôi làm (tấn công chùa chiền đêm 20.8.1963) là vì Chúa, vì Giáo Hội". 

Ông Cao Xuân Vỹ làm sao phủ nhận được điều đó trong suốt thời Đệ Nhất VNCH? 

Xin hỏi ông Cao Xuân Vỹ rằng Phật giáo đã "cố đưa ra những yêu sách" ra sao để rồi chính phủ ông Ngô Đình Diệm "không cách nào làm được"? Chính phủ của một "đại anh hùng dân tộc" đâu mà dở, đâu mà đơn giản quá vậy?

Sau đêm 8.5.1963, lúc xảy ra thương vong ở trước cửa đài phát thanh Thừa Thiên - Huế, Phật giáo chỉ yêu cầu chính phủ đáp ứng 5 nguyện vọng như sau:

"1. Yêu cầu Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thu hồi vĩnh viễn công điện triệt hạ giáo kỳ Phật giáo.

2. Yêu cầu Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các Hội truyền giáo Thiên chúa đã được ghi trong đạo dụ số 10.

3. Yêu cầu Chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ Phật giáo.

4. Yêu cầu cho Tăng và Tín đồ Phật giáo được hưởng tự do truyền đạohành đạo.

5. Yêu cầu chính phủ đền bồi một cách xứng đáng cho những kẻ bị giết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải đền bồi đúng mức." (1)

Là một chính phủ, lại là chính phủ do một "đại anh hùng dân tộc" lãnh đạo mà chỉ 5 nguyện vọng như vậy của một tôn giáo đã có mặt và song hành cùng dân tộc có đến hai nghìn năm (so với những kẻ tân tòng!) mà lại không giải quyết được thì "anh hùng" cái gì? Nó có chi mà "những yêu sách không cách nào làm được" như ông Cao Xuân Vỹ thuật lại như vậy? Ngoại trừ anh em ông Diệm đã mang dã tâm quyết tiêu diệt Phật giáo! Âm mưu như thế đã được anh em ông Diệm thể hiện lúc cầm quyền và lưu vết tích rất nhiều chứ không còn là chuyện suy đoán

5 nguyện vọng như trên khi Phật giáo yêu cầu mà chẳng được. Đến khi cái chết của Nhất Linh xảy ra; vụ tự châm lửa thiêu thân của ngài Hòa thượng Thích Quảng Đức lan đi khắp thế giới, thì anh em ông Diệm mới hoảng hốt lên, nhưng cũng vẫn giữ nguyên chích sách độc tài nhằm xoa dịu dư luận, mới chỉ thị cho 3 ông Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Đình Thuần và Bùi Văn Lương đóng vai Ủy ban Liên bộ, gọi là "dàn xếp" chứ "phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ cố gắng dàn xếp" cái gì? 

Cụ thể nhất trong việc "phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ dàn xếp" là một "Thông Cáo Chung" giữa Ủy ban Liên bộ (của Chính phủ) và Ủy ban Liên phái (của Phật giáo) thì làm sao ông Vỹ có thể nói là "không cách nào làm được"? 

Mở đầu cuộc "dàn xếp" xảy ra vào lúc 9 giờ sáng ngày 14 tháng 6 năm 1963 cho đến 1 giờ đêm ngày 16 tháng 6 năm 1963 thì hai bên đã thõa thuận đưa ra được "Thông Cáo Chung" đó. "Thông Cáo Chung" có đệ lên cho Tổng thống duyệt y (duyệt và ký, thông qua, cho thi hành). Bên Phật giáo cũng có chữ ký đồng thuận của Hòa thượng Hội chủ Tổng Hội Phật giáo Việt Nam Thích Tịnh Khiết thì sao ông Vỹ có thể kết án là "không cách nào làm được"? Phải chăng, đó chỉ là thái độ muốn bóp méo nhằm khỏa lấp trước lịch sử về một chế độ độc tài gia đình trị lẫn tôn giáo ngoại bang trị, rồi đâm ra kỳ thị với các tôn giáo dân tộc? Nhưng ông Vỹ cũng như bất kỳ ai nữa thì thiết thưởng: đừng có hòng mà chạy tội! 

"Thông Cáo Chung" cũng đã đưa ra được năm điều:

"I: Về Quốc kỳ và Đạo kỳ.

II: Về Dụ số 10. (2)

III: Vấn đề bắt bớ và giam giữ Phật giáo đồ.

IV: Tự do truyền đạohành đạo.

V: Trách nhiệm và trợ giúp." (3)

5 điều nêu trên chưa ráo mực. Anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ hứa cuội cho qua búa rìu dư luận trong lúc lòng người đang phẫn uất lên cao độ về cái chết của nhà văn Nhất Linh và ngọn lửa của Hòa thượng Thích Quảng Đức. (4) 

Ông Cao Xuân Vỹ nói "Phật Giáo tranh đấu chỉ muốn lật đổ chính phủ thôi" là hoàn toàn bịa đặt để vu khống!

Sau khi 5 nguyện vọng (đã nêu trong phần đầu!) của Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo không được chính phủ Ngô Đình Diệm đếm xỉa. Phật giáo liền ra một "Bản Tuyên Ngôn". Sau bản Tuyên Ngôn, có kèm theo một "Bản Phụ Đính" do vị đứng đầu Phong trào Tranh đấuHòa thượng Thích Tịnh Khiết ký ngày 23.5.1963.

Khẳng định lập trường trong phần "Phụ Đính" cho "Bản Tuyên Ngôn" đó là thế này:

"Đối với Chính phủ.- Chúng tôi không chủ trương lật đổ, chúng tôi chỉ có nguyện vọng "cải thiện chính sách". Chúng tôi không nói vấn đề người." (5)

Từ đây, mời độc giả theo dõi những gì đã xảy ra sau "Thông Cáo Chung":

"PHONG TRÀO HỌC SINH, SINH VIÊN VÀ TRÍ THỨC CHỐNG CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI

I. Ngoại trưởng Vũ văn Mẫu từ chức và cạo đầu.

Người đi tiên phong trong hàng ngũ trí thức chống chế độ độc tài sau khi các chùa bị phá là Giáo sư Vũ văn Mẫu, Bộ trưởng Ngoại giao.

Trong mưu kế đánh chiếm các chùa và bắt giam Tăng, Ni, anh em ông Diệm chỉ phổ biến kế hoạch này trong nội bộ gia đình, một số Bộ trưởng thân tín, và những người có nhiệm vụ trực tiếp điều khiển mật vụ, cảnh sát và lực lượng đặc biệt mà thôi.

Chính ngay Phó Tổng Thống Nguyễn ngọc Thơ cũng không được biết kế hoạch này.

Cho mãi tới 5 giờ 30 sáng ngày 21.8.1963, khi bọn mật vụ đã thanh toán xong các chùa, ông Diệm mới triệu tập hàng ngũ Bộ trưởng để cho biết quyết định thiết quân luật trên lãnh thổ. Ngay trong buổi họp của Hội đồng chính phủ này. Giáo sư Vũ văn Mẫu đã bất mãn về lý do "Vì Cộng sản xâm nhập các Châu thành và vùng phụ cận Sài gòn nên phải thiết quân luật" của ông Diệm.

Mẫu nhận thấy lời nói này hoàn toàn giả dối nên ông có phản ứng ngay, bằng câu "Nếu quả thực có sự đột nhập của Việt Cộng vào ngoại ô Sài gòn thì đã đủ lý do để giải thích sự việc này". Nghĩa là ông Mẫu muốn vạch rõ thái độ quanh co, thiếu thành thực của ông Diệm trước hội đồng chính phủ.

Một vị nguyên thủ quốc gia báo cho các hàng Bộ trưởng biết "...Cộng sản đã xâm nhập...". Vậy mà một ông Bộ trưởng Ngoại giao lại đứng ra nói "Nếu quả thực có như vậy..." tức là Ông Bộ trưởng này không tin lời nói của vị nguyên thủcố ý nhấn mạnh tiếng "Nếu" để mọi người hiểu được sự thực không phải như vậy.

Hơn nữa, ông Vũ văn Mẫu còn bất mãn về việc ông Diệm chỉ hỏi ý kiến ông sau khi lệnh thiết quân luật đã ban hành và nhất là lúc chính quyền đã đánh chiếm xong các chùa và bắt hết Tăng, Ni.

Bởi vậy, phản ứng đầu tiên của ông Mẫu sau buổi họp tại dinh Gia Long là cạo đầu để thể hiện lập trường của mình và gởi đơn từ chức Bộ trưởng Ngoại giao.

Sau đó, ông Mẫu, một mình với chiếc đầu nhẵn bóng lái xe đi tìm gặp các ông Khoa trưởng, Giáo sư Đại họcđồng nghiệp của mình, để vận động một phong trào trí thức chống độc tài

Đa số các Giáo sư tại Sài gòn đều hưởng ứng lời hô hào của ông Vũ văn Mẫu.

Nhưng với sự đe dọa, khủng bố điên cuồng của Mật vụ do Ngô đình Nhu điều khiển, làm cho mọi người phải thủ thế, bằng cách tạm nén những uất hận trong lòng, chờ cơ hội thuận tiện đứng ra hoạt động.

Một số Giáo sư khác, vì quá lo sợ nên đã lánh mặt khi ông Mẫu tìm gặp. Người ta hình dung ông Mẫu như một bó đuốc đang cháy tưng bừng và bó đuốc này tràn tới đâu là khiến thành cháy vạ lây

Hành động cương quyết, quả cảm của Giáo sư Vũ văn Mẫu là một tấm gương sáng chói trong hàng ngũ trí thức và tấm gương này đã châm ngòi cho một phong trào sinh viên học sinh vùng dậy tranh đấu chống bạo quyền.

Học sinh, sinh viên vốn đang hoang mang và xúc động trước sự việc chùa chiền bị triệt hạ, Tăng, Ni bị giam cầm thì nay, một Giáo sư danh tiếng đã đi tiên phong, khơi nguồn, vạch đường chỉ lối cho họ. Bởi vậy những người thanh niên thanh nữ đầy nhiệt huyết, những người nắm vận mệnh quốc gia trong tương lai này đã nhất quyết lao mình vào đám lửa đỏ để giành lại những ngày tươi sáng cho dân tộc, tự do cho muôn người.

II. Sinh viên các phân khoa Đại học nổi dậy.

Dẫn đầu phong trào chống đối công khai của sinh viên là tất cả sinh viên thuộc Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ bãi khóa vào ngay chiều ngày có lệnh thiết quân luật, 21.8.1963, Giáo sư Lê sĩ Ngạc không những tán thành việc làm của sinh viên Kỹ thuật mà còn tỏ lập trường chống chính quyền tàn bạo và cổ động sinh viên tiếp tay tranh đấu cho chính nghĩa Phật giáo.

Chiều ngày 22.8.1963, Bác sĩ Phạm biểu Tâm, Khoa trưởng Đại học Y khoa Sài gòn gởi đơn từ chức và sáng hôm sau, Bác sĩ bị chính quyền Ngô đình Diệm bắt giam.

Việc này đã gây xúc động và làm xôn xao trong hàng ngũ sinh viên. Bởi vậy, ngay ngày hôm đó, các sinh viên Đại học Y khoa Sài gòn, không phân biệt trường, kéo nhau tới tập trung tại trường Y khoa để theo dõi tin tức về Bác sĩ Phạm biểu Tâm.

Sinh viên tới quá đông, họ đứng chật sân trường, tràn ra ngoài cổng và phủ kín cả mặt đường. Họ bàn tán, tranh luận huyên náo; mặt người nào cũng đỏ gay. Có người quá hăng hái, lớn tiếng mạt sát chính quyền Ngô đình Diệm trước mặt mấy nhân viên Cảnh sát. Những người Cảnh sát này giả đò không nghe thấy, quay đi. Không rõ họ cũng đồng tình hay khiếp sợ không dàm ho he, phản ứng.

Sinh viên bàn tán kế hoạch cứu Bác sĩ Phạm biểu Tâm. Có người nêu ý kiến, sinh viên nếu chia ra ừng tốp tới gặp các Khoa trưởng, Giáo sư Đại học, yêu cầu các vị này từ chức đồng loạt để gây một áp lực mạnh mẽ đối với chính quyền và nếu Bác sĩ Phạm biểu Tâm đã có đồng minh, không cô lập và đỡ lo bị hãm hại.

Người khác lại góp ý thêm: song hành với việc vận động Khoa trưởng, Giáo sư từ chức, ngay bây giờ phải tổ chức biểu tình phản đối chính phủ...

Và chiều ngày 23.8.1963, giữa lúc một nhóm sinh viên kín đáo ra về để kiếm vải viết biểu ngữ cho cuộc biểu tình dự định tổ chức vào giờ tan sở, thì Bác sĩ Phạm biểu Tâm cũng vừa được trả tự do.

Tuy lý do của cuộc biểu tình không còn, nhưng chiều hôm đó, sinh viên các phân khoa vẫn tới tập trung đông đảo tại trường Y khoa để mừng Bác sĩ Phạm biểu Tâm và vận động thành lập Ủy ban chỉ đạo Sinh viên Liên khoa.

Trong buổi họp mặt này, một sinh viên năm thứ tư Y khoa đã đứng ra hỏi Bác sĩ Phạm biểu Tâm:

"Trong những ngày thực tập tại bệnh viện, Sinh viên đã được lệnh của chính quyền, không chữa bệnh cho những Tăng, Ni, Phật tử bị thương trong các cuộc biểu tình. Việc này trái với lương tâmlý tưởng của người thầy thuốc, là chữa bệnh cho cả kẻ thù mình. Hơn nữa, Phật giáo đồ đâu phải là kẻ thù? Vậy xin thầy cho biết lập trườngthái độ của Sinh viên lúc này phải như thế nào?"

Bác sĩ Phạm biểu Tâm trả lời: "Tôi xem các anh như những người lớn, các anh có thể làm những gì các anh muốn làm; tuy nhiên cũng đừng quá khích và hãy tôn trọng luật lệ hiện hành".

Sở dĩ Bác sĩ Phạm biểu Tâm khuyến nhủ sinh viên với những lời dè dặt như vậy, một phần bởi bản tính hiếu hòa, nhân từ của Bác sĩ, phần khác cũng vì tuy được trả tự do, nhưng Bác sĩ lại bị chính quyền quản thúc, chung quanh luôn luôn có mật vụ kèm sát theo dõi.

Giữa lúc sinh viên đang sôi sục căm hờn chế độ, lời nói "...các anh có thể làm những gì các anh muốn làm" của Bác sĩ Phạm biểu Tâm có giá trị như một lời cổ võ.

Bởi vậy, sinh viên đã hò reo hoan hô Bác sĩ Phạm biểu Tâm rồi kéo nhau tới giảng đường hội họp để thành lập Ủy ban chỉ đạo Sinh viên Liên khoa.

Trong buổi họp này, một sinh viên Cao học Luật khoa, Luật sư Tòa Thượng thẩm Sài gòn tuyên bố: "Nhận thấy cuộc tranh đấu của Phật giáo phù hợp với điều 18 của bản tuyên ngôn nhân quyền quốc tế và điều 17 của Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa, nên tôi không ngần ngại tham gia vào ban chỉ đạo...".

Một sinh viên khác, cảm động gần như muốn khóc đã phát biểu: "Làm thế nào tôi có thể sống được, khi cả nhà tôi không ai ăn cơm, mẹ và chị tôi khóc suốt từ hôm các chùa bị đập phá"...

Thế rồi, các sinh viên đồng thanh la lớn "Nous sommes dépour-vus du tous". Và, trong cảnh huyên náo của một phong trào sinh viên với nhiệt khí tràn đầy huyết quản, Ủy ban chỉ đạo Sinh viên Liên Khoa ra đời với 18 nam 1 nữ. Trong đó có đầy đủ thành phần đại diện cho mọi phân khoa.

(...)

Riêng anh Tô lai Chánh, Chủ tịch Sinh viên Luật Khoa là người có công nhiều nhất trong phong trào vận động Sinh viên Liên hiệp chống chính phủ độc tài Nhu - Diệm.

Ngay từ khi mới bước chân vào đời sống sinh viên, Tô lai Chánh đã từng trăn trối, đau xót trước cảnh Tổng hội Sinh viên Việt Nam bị gạt ra ngoài tổ chức Comité de contrôle, một tổ chức quyền hành và nằm trên cấp bực cao nhất của Tổng hội Sinh viên thế giới. Còn gì điếm nhục cho xứ sở bằng Tổng hội Sinh viên Việt Nam bị đuổi ra khỏi tổ chức Sinh viên của các nước tự do (C.I.E)? Nguyên nhân chỉ vì trong lần đại hội lần thứ 9 họp tại Klostus (Suisse), trong lúc sinh viên thế giới đang bàn đến việc tranh đấu cho lý tưởng cao đẹp của thế hệ thanh niên trí thức hiện tại như: Bác ái, công bình xã hội, tự do cho mọi người và nhất là đánh đổ chế độ độc tài, thu hồi nền độc lập cho các nước thuộc địa như Algérie chẳng hạn, thì phái đoàn đại biểu Sinh viên Việt Nam gồm một ông một bà do Ngô đình Nhu và Trần kim Tuyến chỉ định với sứ mạng kêu gào cho Sinh viên thế giới biết: "chế độ hiện hữu tại Việt Nam không phải là chế độ độc tài". Và, một ông một bà đại biểu này khi tới Klostus chẳng thèm bàn đến lý tưởng của Sinh viên mà chỉ nói tới chuyện chơi bời, ăn, nhảy, nên bị sinh viên thế giới tẩy chay.

Tủi hổ cho sinh viên Việt Nam biết bao! Vậy mà Trần kim Tuyến còn hiến kế với Ngô đình Nhu: "Đối với Tổng hội Sinh viên Việt Nam, nếu không dẫn dắt được họ đi theo đường lối của ta thì nên bóp chết nó đi, trừ tiệt hậu hoạn".

Thế rồi, mật vụ được tung vào hoạt động trong Tổng hội Sinh viên Việt Nam làm cho biết bao thanh niên trí thức ôm những hoài bão lớn lao bị bó tay. Tô lai Chánh cũng chung một số phận như vậy. Nhưng anh không khiếp sợ, không chạy trốn mà đưa đầu ra lăn xả vào hoạt động mong sao giành lại quyền chủ động cho sinh viên, độc lập cho tổng hội và cứu vãn thể diện sinh viên Việt Nam trên bình diện quốc tế.

Tô lai Chánh, con người có một quan niệm tín ngưỡng phóng khoáng, anh có thể hiện tinh thần đoàn kết tôn giáo qua công việc làm của anh. 

Sinh trưởng trong một gia đình Phật giáo, Tô lai Chánh đã từng giữ chức Chủ tịch Sinh viên ; Ủy viên kiểm soát ban chấp hành Câu Lạc Bộ Phục Hưng rồi Chủ tịch Sinh viên Câu Lạc Bộ Phục Hưng. Câu Lạc Bộ Phục Hưngtrung tâm sinh hoạt của sinh viên Công giáo. Nơi này qui tụ nhiều tài năng non trẻ, nhiều đầu não cấp tiến chống chính phủ cổ điển, quan liêu và lạc hậu Ngô đình Diệm. Nương vào tổ chức này, với sự đỡ đầu gần như bất khả xâm phạm của các Linh mục đầy uy tín, Tô lai Chánh đã liên hiệp các Sinh viên có nhiều tâm huyết, chống lại một tổng hội sinh viên đang biến hình thành một công cụ của gia đình họ Ngô.

Lần đầu tiên trong lịch sử sinh viên Công giáo và cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Câu Lạc Bộ Phục Hưng, một sinh viên không Công giáo nắm giữ một tổ chức thuần túy Công giáo. Nhờ vậy, Tô lai Chánh đã ngang nhiên hoạt động chống Tổng hội Sinh viên bù nhìn tức là gián tiếp chống chính quyền Ngô đình Diệm trong suốt hai năm gần đây.

Khi thấy chính phủ Diệm đánh phá các chùa, noi gương Giáo sư Vũ văn Mẫu,. Tô Lai Chánh đã cạo đầu rồi tích cực vận động để Ủy ban Chỉ đạo Sinh viên Liên khoa chóng được thành lập.

Cũng trong chiều ngày 23.8.1963, tại trường Đại học Y khoa, Tô lai Chánh cùng với 18 sinh viên đại diện cho các phân khoa soạn thảo bản tuyên ngôn chung của học sinh sinh viên để đọc vào ngày sáng hôm sau tại trường Luật; đồng thời cũng lập một bản kiến nghị gởi lên Tổng thống Ngô đình Diệm đòi hỏi chính phủ phải phóng thích Tăng, Ni, Phật tử, Giáo sư, Sinh viên... và giải tỏa các chùa trên toàn quốc.

Ủy ban chỉ đạo Sinh viên Liên khoa hoạt động dưới danh nghĩa chống bạo quyền, chống chế độ độc tài gia đình trị đã được hầu hết các giáo sư và toàn thể sinh viên nhiệt liệt ủng hộ.

Bởi vậy, chỉ trong một thời gian ngắn. Ủy ban này đã có đầy đủ sức mạnh làm rung chuyển cả hệ thống học đường và tạo được uy tín lớn lao đối với quốc tế, đánh dấu một giai đoạn lịch sử hào hùng của sinh viên đối với dân tộc.

Phong trào bãi khóa của sinh viên như một vết dầu loang xuất phát từ Trung tâm Kỹ thuật Phú thọ, qua trường Y, trường Luật, trường Dược, trường Khoa học, trường Mỹ thuật v.v...rồi, lan tràn khắp các phân khoa và các trường trung học.

Sáng ngày 24.8.1963, sinh viên Liên khoa và học sinh đô thành vào khoảng trên 3000 người tập trung tại trường Luật để đón tiếp Giáo sư Mẫu vừa cạo đầu từ chức Bộ trưởng Ngoại giao và dự định qua Ấn Độ viếng thăm các thắng tích Phật giáo.

Trong buổi họp sáng này, một số sinh viên đã lên chất vấn ông Khoa trưởng Luật khoa Vũ quốc Thúc, đòi hỏi ông này phải có lập trường rõ rệt, đồng thời sinh viên cũng chỉ trích thái độ thiếu chính đáng của nhà trường đã đe dọa cảnh cáo các sinh viên đứng đầu trong việc bãi khóa.

Cũng trong buổi sáng ngày hôm đó, Giáo sư Nguyễn văn Bông được sinh viên hoan hô nhiệt liệt, vì ông, trước hơn ai hết tại trường Luật đã hòa mình trong hàng ngũ sinh viên chống chế độ độc tài hiện hữu. Nhưng khi chiếc đầu nhẵn bóng của ông Vũ văn Mẫu hiện ra giữa cổng trường, thì một làn sóng người cuồng nhiệt ào lên, tiếng hoan hô xen lẫn tiếng vỗ tay vang dội. Sinh viên nhảy múa, reo hò; chào mừng Giáo sư Vũ văn Mẫu như mừng một viên đại tướng vừa ca khúc khải hoàn.

Sau đó, một bảng tuyên ngôn được đọc lên, xác định ý chí của sinh viên học sinh, quyết tâm chống đối đàn áp, chống độc tài vô nhân đạo." (6)

Như trên, đó là vài trang trong quyển sách dày trên 500 trang với chữ nhỏ rí, ra đời rất sớm vào năm 1964 sau khi chế độ ông Ngô Đình Diệm vừa sụp đổ.

Chỉ một ngạch đoàn thể học đường như vậy, mọi người đều thấy rằng, chế độ ông Ngô Đình Diệm đã không những mất lòng tin mà nó còn gây phẫn nộ, bất bình cho hầu hết mọi giới (mà nhất là quân đội...!) dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa chứ không riêng chỉ Phật giáo

Với phong trào sinh viên học sinh, bằng một "Ủy ban chỉ đạo Liên Khoa" như vậy, những người nói họ nghe thì phải là những Giáo sư!

Môi trường học đường, Giáo sư, giới trí thức, sinh viên học sinh mà như thế, tất nó lôi cuốn hết mọi thành phần khác trong cộng đồng xã hội lúc bấy giờ vào chung "một lối". 

Đến nước đó thì ông Ngô Đình Diệm có là vị "đại anh hùng dân tộc" theo kiểu nào đấy như hiện nay có người tôn xưng lên tận cổng thiên đàng thì cũng đành phải xếp giáp bó tay. 

Trân trọng,

Trần Quang Diệu

---------------------------

1) Quốc Tuệ - Vũ Ngự Chiêu "Công cuộc tranh đấu của Phật Giáo Việt Nam, in lần thứ nhất 1964 tại Sài gòn. In lần thứ hai tại Pháp 1987, trang 49, 50.

2) Có mấy tay, cho đến giờ này (2011) còn hạch xách bảo ngưới khác phải chứng minh văn bản Dụ số 10, thì xem ra họ đã thóa mạ vào Ủy ban Liên bộ của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa không biết gì về Dụ số 10 này?

3) Trợ giúp những gia đình của các nạn nhân bị giết trước cửa đài phát thanh Thừa Thiên - Huế. 

4) Ngọn lửa nầy mà không đâu đó rõ ràng thì nhà Ngô đã buộc tội PG ngay lúc còn mấy tháng cầm quyền chứ không đợi tới ngoài 40 năm sau những kẻ "hoài Ngô" làm trò vu khống để chạy tội được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu về một chế độ bạo tàn.

5) Sđd, tr 51.

6) Sđd, từ trang 412 đến 420.

http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5117


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.