21- Ai Đề Tựa Quyển “Ngô Đình Diệm Và Bang Giao Mỹ-việt” Của Phạm Văn Lưu, Nguyễn Phan Hoàng

20/12/201212:00 SA(Xem: 5066)
21- Ai Đề Tựa Quyển “Ngô Đình Diệm Và Bang Giao Mỹ-việt” Của Phạm Văn Lưu, Nguyễn Phan Hoàng

1963 – 2013
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI
TẬP HAI (2/3)
Tuyển tập của 99 tác giả
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘT TẬP HAI TẬP BA

Chương Năm
MA GIỮA BAN NGÀY
Những ngụy biện và tráo trở lịch sử
của tàn dư chế đô Diệm

AI ĐỀ TỰA CHO QUYỂN
"NGÔ ĐÌNH DIỆM & BANG GIAO VIỆT MỸ"
của TÁC GIẢ PHẠM VĂN LƯU?

Nguyễn Phan Hoàng

Trang đầu quyển sách ghi rõ: Giáo Sư David Chandler Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á, Đại Học Monash đề tựa.

Cuối bài tựa lại ghi: Giáo Sư David Chandler Viết từ Woodrow Wilson Centre, Hoa Thịnh Đốn, tháng 1-1994.(trang IX)

Như thế, cứ theo lẽ thường, tác giả lời tựa quyển “Ngô Đình Diệm & Bang giao Việt Mỹ” (NĐD & BGVM) hẳn phải là D. Chandler. Thế nhưng sau khi đọc bài tựa, và nhất là sau khi đọc xong cả quyển sách được gọi là công trình sử học nầy, người đọc không khỏi băn khoăn bán tín bán nghi: Giáo sư Chandler có thể, và có đủ can đảm, viết một bài tựa như thế sao?

Lý do thứ nhất là vì bài tựa đã dùng những tiếng để ca ngợi quyển sách và tác giả một cách quá đáng, không cần thiết nếu quả thực đó là một tác phẩm đứng đắngiá trị thực sự. Đó là những tiếng như: đầy biệt tài, xuất sắc, học giảbiệt tài, uyên thâm, tài năng, liêm khiết trí thức... Bài tựa chỉ không đầy hai trang giấy khổ A.5 thế mà tiếng ‘biệt tài’ đã được lập lại ba lần; trong một đoạn ngắn chỉ bảy dòng, tiếng đó được nhắc lại hai lần, chữ ‘liêm khiết trí thức’ -chỉ tác giả-, cũng được lặp lại hai lần. Nhưng quyển NĐD & BGVM có đáng được ca tụng ngất trời bởi một người có địa vị vững vàng trong môi trường sử học -ít nữa là sử học Việt Nam hiện đại-, như Giáo Sư Chandler không? Nghi ngờ đó được đặt ra vì NĐD & BGVM là một quyển sách đầy dẫy những ý tưởng lộn xộn, tiền hậu bất nhất, câu cán không thông, lập luận thiếu vững chắc, chưa kể những bịa đặt, xuyên tạc sự thật.

Nơi đây kẻ viết nầy tạm đơn cử ba trong rất nhiều điểm bịa đặtxuyên tạc sự thậttác phẩm NĐD & BGVM:

- Thứ nhất, cụ Phan Bội Châu đã làm bài thơ thất ngôn bát cú ca tụng ông Ngô Đình Diệm và nguyện làm tên tiểu đồng theo sau ngựa của họ Ngô (trang 19-20). Tiến Sĩ Lưu có khả năng tưởng tượng ra chuyện cụ Phan bội Châu làm thơ ca ngợi ông Diệm nhưng lại không có khả năng tưởng tượng ra bài thơ, dù là một bài thơ con cóc, để gán cho Cụ Phan. Tiến Sĩ Lưu cũng không biết đặt đề gì cho bài thơ mà cứ loay hoay mô tả bài thơ. Phải chi Tiến Sĩ Lưu biết rằng trong toàn bộ thơ văn của Phan Bội Châu không hề có bài thơ nào như vậy cả. Ngoài ra, tập hồi ký của Cụ Phan đang được lưu hành dưới hai nhan đề khác nhau là Phan Bội Châu Tự Phán do Nhân Chủ Học Xã in, không ghi rõ năm tháng và nơi xuất bản. Thứ hai, Phan Bội Châu Niên Biểu do Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa xuất bản năm 1973 ở Sàigòn. Trong tập hồi ký hay tự truyện nầy, Cụ Phan đề cập đến rất nhiều nhân vật, kể cả những người Cụ định gặp mà không gặp được, huống gì ông Diệm là người được Cụ kính phục và ca tụng như thế (“nguyện làm tên tiểu đồng”) lại tuyệt nhiên không hề được nhắc đến một chữ. Nếu Tiến Sĩ Lưu chịu khó đọc sách một chút thì đã không phịa ra chuyện Cụ Phan làm thơ ca tụng ông Diệm như thế đó.

- Thứ hai, chuyện Quan Tri Phủ Quảng Điền Ngô Đình Diệm phát hiện ra mạng lưới hạ tằng cơ sở làng xã của Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1925. Tiến Sĩ Lưu không biết rằng vào thời điểm ấy, Đảng CSĐD chỉ mới là giấc mơ của ông Hồ Chí Minh đang ở Quảng Châu với tên Lý Thụy, chứ đâu đã có gì để ông Diệm phát hiện rồi nghiên cứu, phá vở!

- Thứ ba, ông Diệm không là người do Mỹ ủng hộ về cầm quyền năm 1954. Tiến Sĩ Lưu dành trọn chương 5 dưới đề mục 'Chờ và Xem' để chứng minh rằng Mỹ chỉ ủng hộ ông Diệm khi ông ta tự đứng vững trước áp lực của Pháp và nhóm Tâm, Hinh, Bình Xuyên. Nhưng những sự kiện được nêu dẫn trong các chương 3, 4 và suốt chương 5 lại cho thấy rằng từ cơ quan CIA, Tòa Đại Sứ Mỹ ở Saigòn đến Tòa Bạch Ốc và cả Quốc Hội Hoa Kỳ đã làm mọi cách để ông Diệm được bổ nhiệmPháp không cản trở ông Diệm về chấp chánh, cũng như đẩy lui đám chống đối ông Diệm, giúp ông Diệm lập nên chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa. Với Tiến Sĩ Lưu, ông Diệm không còn là người được Mỹ chọn để phụ trách tiền đồn chống Cộng ở Đông Nam Á mà chỉ là một 'con cờ' của Mỹ như Tiến Sĩ Lưu viết nơi trang 87. Đó là một xác quyết đáng ngạc nhiênđáng tội nghiệp cho ông Diệm nữa!

-o0o-

 

Một bài tựa đứng đắn, có giá trị, thông thường chỉ nhằm giới thiệu đại lược về nội dung và nêu lên vài đặc điểm của tác phẩm (và tác giả nếu cần) chứ không bao giờ biến bài tựa thành tờ quảng cáo rẽ tiền. Chỉ bấy nhiêu đã đủ thấy rằng không thể nào một học giả nổi tiếng như Giáo Sư Chandler lại có thể là tác giả của bài tựa kỳ quái đó.

Ngoài số từ ngữ ca tụng tác giảtác phẩm một cách quá lố, lại còn có những đoạn, những câu ngớ ngẫn vô nghĩa như: 'Tiến Sĩ Lưu đã khéo tạo nên một hình ảnh có sắc thái, có suy tưởng sâu xa và có sức thuyết phục về giai đoạn lịch sử quan trọng nầy.' Nghe kêu thật, nhưng hình ảnh là gì mà lại có suy tưởng sâu xa?! Hay hình ảnh đó chính là Tiến Sĩ Lưu, và nếu hình ảnh đó là Tiến Sĩ Lưu thì ai là kẻ tạo ra hình ảnh đó, nghĩa là tạo ra Tiến Sĩ Lưu?

Rồi một câu ngớ ngẫn khác... 'Trong thực tế, Hoa Kỳ và chủ nghĩa Cộng Sản đã bị đưa đẩy vào Việt Nam.' Chủ nghĩa Cộng Sản không hề bị đưa đẩy vào bất cứ một nơi nào hết, dù ở Việt Nam, Cộng Sản có những đặc điểm khác hơn ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp... Tất cả mọi nơi Cộng Sản vào đều do người bản xứ đem vào, chứ không hề 'bị đưa đẩy vào'. Đúng ra, phải nói nước Việt Nam đã bị đưa đẩy nhận chủ nghĩa Cộng Sản và Hoa Kỳ vào. Còn Hoa Kỳ, khác với chủ nghĩa Cộng Sản, cũng có thể bảo họ bị đưa đẩy vào Việt Nam bởi sự chủ quan, không hiểu biết về Việt Nam lại muốn chứng tỏ có sức vạn năng trong vai trò bá chủ Thế Giới Tự Do. Rồi Hoa Kỳ bị đưa đẩy phải tháo chạy ra khỏi Việt Nam bởi hậu quả của chính những yếu tố mà Hoa Kỳ đã bị đưa đẩy vào.' Cho nên, người ta không thể không thắc mắc một Tiến Sĩ sử học như Phạm văn Lưu và một giáo sư sử học kiêm Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á của Đại Học Monash đồng thời là kẻ bảo trợ luận án cho Phạm văn Lưu lại có thể có một nhận định yếu kémđơn giản như thế?!

Rồi một câu khác: 'Ngô đình Diệm, cùng với những khiếm khuyết của ông, đã là một người Việt Nam với tất cả tinh hoa của nó.' Nó là ai? Là ‘thằng’ người Việt Nam với tất cả tinh hoa của những khiếm khuyết? Ôi! Chữ với nghĩa. Lối viết ngớ ngẩn lẫm cẩm nầy còn được lặp lại ở những chỗ khác trong tác phẩm như 'Ngô đình Luyện phỏng vấn với tác giả'. Đọc câu đó thì độc giả phải hiểu là tác giả đã phỏng vấn ông Luyện chứ không phải ông Luyện cùng tác giả đã phỏng vấn một người thứ ba nào đó. Không biết vì đó là do 'đa văn loạn tâm' hay thầy trò Tiến Sĩ Lưu muốn dùng lối viết ngoắc ngoéo kỳ quặc đó để chứng tỏ 'học giả' uyên thâm thì phải khùng khình hơn người học thật?

Trong bài tựa, Giáo Sư Chandler quả quyết: 'Rất ít học giả được đào tạo đầy đủ để thực hiện công việc nầy như Tiến Sĩ Phạm văn Lưu, người có hàng thập niên kinh nghiệm trong các công trình giảng dạy được đánh dấu bằng nhiều tác phẩm đã xuất bản và một luận án Tiến Sĩ xuất sắc đệ trình tại Đại Học Monash dưới sự bảo trợ của tôi.' Không hiểu 'nhiều tác phẩm đã xuất bản' mà Giáo Sư Chandler quả quyết đây là những tác phẩm nào vì ngay ở Úc cũng như khắp nơi trên thế giới không ai thấy một tác phẩm nào ký tên Phạm văn Lưu ngoài NĐD & BGVM! Có phải Giáo Sư Chandler đã căn cứ vào phần tiểu sử của Phạm văn Lưu do chính tác giả kê khai rằng mình đã từng xuất bản năm tác phẩm ở Việt Nam? Liệu Giáo Sư Chandler đã thực sự đọc cả năm tác phẩm ấy hay cũng chỉ nghe Phạm văn Lưu kể trong tiểu sử vậy thôi?

Về cái gọi là 'luận án Tiến Sĩ xuất sắc', có lẽ tác giả bài tựa nghĩ nói thế độc giả chưa đủ tín phục nên phải cất công nhấn mạnh thêm: 'Đây là tác phẩm của một học giảbiệt tài, có tinh thần yêu nước và có sự liêm khiết trí thức.' Nếu có tài thật thì người đọc phải biết ngay, cần gì phải khoe! Chừng như người đề tựa e rằng nếu không nêu lên như thế độc giả sẽ không thể nào biết được biệt tài của ông Phạm văn Lưu. Nhưng tài của Tiến Sĩ Lưu là tài gì? Nhìn qua ba điểm điển hình nêu ở phần đầu, độc giả đủ thấy biệt tài đó là gì rồi. Ba điểm đó cũng nói rõ mức độ ‘liêm khiết trí thức’ mà Giáo Sư Chandler ca ngợi Tiến Sĩ Lưu.

Còn chuyện có tinh thần yêu nước...thì lại tùy thuộc vào cách hiểu 'yêu nước' là gì? Theo Phạm văn Lưu, Ngô đình Khả là 'một nhà ái quốc chân chính' (trang 3) trong khi Cụ là một trong những kẻ đầu tiên tiếp tay thực dân Pháp trong cuộc xâm lăng Việt Nam. Cụ Khả đã chân chính ái quốc như thế nào? Sau Hòa Ước Giáp Thân 1884, cụ Khả xuất hiện bên cạnh Rheinard, tên Khâm Sứ chính thức áp đặt nền đô hộ xứ An-Nam. Chức vụ của Cụ là Chánh Phòng Thông Sự Tòa Khâm, một nhân vật địa phương cao cấp nhất trong chính quyền thực dân xứ An-Nam lúc bấy giờ. Cụ từng chứng kiến Rheinard chủ lễ tấn phong vua Hàm Nghi. Cụ cũng là người đã hợp tác với Nguyễn Thân lùng diệt lực lượng kháng Pháp của Phan đình Phùng. Xong công tác, cụ Khả được thực dân cho cải ngạch sang Nam Triều là quan đại thần hàm Thượng Thư. Nói thế khác, hàm Thượng Thư của Cụ là do thực dân Pháp ban cho và dùng làm tai mắt của chúng chứ không phải do triều đình Việt Nam, ngay cả triều đình đang bị đẩy vào cái thế phải làm bù nhìn cho Pháp. Sử sách và đa số dân Việt gọi cụ Phan là người yêu nước, nhưng theo Phạm văn Lưu thì Cụ Khả mới là ái quốc chân chính. Phải chăng Giáo Sư Chandler cũng gọi Tiến Sĩ Lưu là ái quốc theo nghĩa ấy? Cộng Sản Việt Nam bảo 'yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa', phải chăng theo Phạm văn Lưu yêu nước của Cụ Khả là ‘yêu chủ nghĩa thực dân Pháp'? Cũng là 'yêu nước' cả mà, có gì sai đâu?!

Bài tựa viết: 'Luận án của Tiến Sĩ Lưu đã nghiên cứu một cách đầy đủ và đầy biệt tài về những năm tháng cuối cùng của chế độ Ngô đình Diệm cũng như việc Hoa Kỳ quyết định chấm dứt hậu thuẫn cho chế độ nầy.' Lời quảng cáo đó có thể làm cho người đọc tin rằng quyển NĐD & BGVM sẽ cung ứng đầy đủ những dữ kiện liên quan đến sự đổ vỡ trong mối bang giao Việt Mỹ. Nhưng không phải vậy. Vì ngay trong lời nói đầu trang XVIII, Tiến Sĩ Lưu đã giải thích 'Có một sự kiện quan trọng khác, tôi cũng ước mong được minh xác trước ở đây. Như độc giả đã hiểu, phong trào tranh đấu Phật giáo trong thập niên 1960 đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử chính trị Việt Nam hiện đại... Nhưng tôi quyết định không đề cập đến vấn đề đó trong bộ sách nầy. Tôi e ngại rằng, vì không phải là một tín đồ Phật giáo, có thể tôi sẽ không đủ khách quan và vô tư cần thiết để trình bày một phong tràotính cách lịch sử trọng đạitế nhị đó.'

Qua câu nầy, người đọc hẳn không thể đồng ý với lý do Phạm văn Lưu nêu ra để không nói đến ‘phong trào đấu tranh của Phật giáo’ và ảnh hưởng của phong trào đó đối với bang giao Việt Mỹ vì khi đề cập đến một sự kiện liên quan đến lịch sử, người viết chỉ và phải căn cứ vào những dữ kiện thực tiễnchính thức chứ đâu phải nêu lên qua cảm nghĩ hay suy đoán của mình mà bảo không đủ … vô tư và khách quan vì không thuộc thành phần liên hệ đến sự kiện đó? Là Tiến sĩ Sử học sao ông Phạm văn Lưu lại có kiểu lập luận ngớ ngẩn như vậy? Giả như ông Lưu bảo: tôi quyết định không đề cập đến vì tôi không có đủ dữ-liệu thực tiễn về sự kiện nầy thì có lẽ độc giả thấy rằng quả ông Lưu là người có thực học, và có cảm tình với ông Lưu vì ông chứng tỏ là người khiêm tốn, tự biết mình. Tuy nhiên, nếu ông Lưu có viết như vậy cũng chỉ gây được cảm tình nhất thời đối với những độc giả không biết rõ đề tài Luận án Tiến Sĩ của ông là gì? Khi biết được đề tài đó là 'Cuộc Khủng Hoảng Phật GiáoViệt Nam 1963-1966' (The Buddhist Crisis in Vietnam 1963-1966) ắt hẳn độc giả sẽ đổi cảm tình thành sự bất tín đối với Phạm văn Lưu bởi sự tráo trở, dối trá kỳ quặc như vậy.

Về vấn đề Phật giáoViệt Nam 1963-1966, ở luận án Tiến Sĩ, Phạm văn Lưu gọi là 'cuộc khủng hoảng Phật giáo', nhưng trong lời nói đầu cho quyển sách NĐD & BGVM thì lại gọi đó là ' phong trào đấu tranh Phật giáo'. Lối chơi chữ đó có một hậu ý nào không? Chắc chắn là có vì “cuộc khủng hoảng” hay ‘phong trào’ nầy đã thuộc về bối cảnh ‘lịch sử Việt Nam hiện đại. Cuộc khủng hoảng Phật giáo là một sự kiện trong giai đoạn lịch sử 1963-1966 chứ không phải là lịch sử chính trị.' Và quả thực, Phạm văn Lưu cũng không thể nghĩ cách nào khác hơn thế nữa vì luận án Tiến Sĩ của Phạm văn Lưu là luận án sử học chứ không phải luận án chính trị. Sự nối kết 'phong trào tranh đấu' với lịch sử chính trị có thể làm người đọc nghĩ rằng Phật giáo đã mượn danh nghĩa tôn giáo để hoạt động chính trị. Có phải đó là dụng ý của Phạm văn Lưu không?

Năm 1991, với đề tài 'Cuộc khủng hoảng Phật giáoViệt Nam 1963-1966' luận án của Phạm văn Lưu đã được chấm đậu cấp bằng Tiến Sĩ Sử Học. Ba năm sau (1994) với quyển NĐD & BGVM, Phạm văn Lưu lại thú nhận vì không phải là một tín đồ Phật giáo nên ông không đủ khách quan và vô tư để đề cập vấn đề thuộc đề tài đã đem lại cho ông văn bằng Tiến Sĩ sử học. Như vậy hiển nhiên luận án Tiến Sĩ của ông Phạm văn Lưu không đủ giá trị vì nó đã không có tính khách quan và vô tư. Do đó, độc giả phải hiểu rằng thứ nhất, hoặc Phạm văn Lưu không phải là người viết nên luận án nếu thật sự luận án đó có đầy đủ giá trị; thứ hai, hoặc nó vô giá trị vì không đủ tính khách quan và vô tư nếu quả chính Phạm văn Lưu là tác giả. Ở trường hợp thứ hai, qua lời thú nhận nêu dẫn, tất độc giả có thể hiểu rằng hoặc Phạm văn Lưu đã cho những người chấm luận án cho ông đậu Tiến Sĩ là tắc trách, chấm ẩu, không đủ vô tư và khách quan; hoặc Phạm văn Lüu tự cho mình đã qua mặt được Hội Đồng Giám Khảo, mà mắt họ, không cho họ thấy được cái không vô tư khách quan của mình ở luận án? Cùng với lý do ông Lưu viện dẫn, phải chăng ban giám khảo đã nhắm mắt cấp bằng cũng chỉ vì ban giám khảo không phải là tín đồ Phật giáo nên không vô tư khách quan để thấy được cái không vô tư khách quan của người viết luận án?! Nói thế khác, cả hai bên thí sinh và giám khảo đều có lý để không vô tư khách quan vì cả hai đều không phải là tín đồ Phật giáo?! Không phải tín đồ Phật giáo thì nói thế nào về Phật giáo cũng xong cả, cũng đáng cho đậu cả?!

Nếu không phải như vậy thì câu hỏi đặt ra sẽ là người đề tựa cho quyển NĐD & BGVM là Giáo Sư Chandler đã ca tụng một cách không ' vô tư khách quan' luận án của Phạm văn Lưu. Và Phạm văn Lưu đã buộc thầy mình là Giáo Sư Chandler phải không vô tư khách quan khi đề tựa cho tác phẩm NĐD & BGVM? Đương nhiên, ít nhất, một trong hai phải có một người không vô tư khách quan. Kẻ đó là ai?

Tôi không tin Giáo Sư Chandler là người đã thực sự viết bài tựa trong NĐD & BGVM. Lối lập ngôn, dụng từ trong lời tựa không tí nào chứng tỏ đó là trình độ Giáo Sư Đại Học, nội dung lời tựa cũng không chút nào phản ảnh trung thực nội dung của tác phẩm. Có thể là Giáo Sư Chandler đã viết lời tựa thật bằng tiếng Anh, nhưng vì không biết tiếng Việt nên không thể kiểm soát được bản dịch tiếng Việt bị vặn méo đến mức không thể tưởng tượng nổi? Cũng có thể Giáo Sư Chandler đã ủy thác cho học trò mình viết lời tựa bằng tiếng Việt, dịch qua cho nghe rồi nhắm mắt ký? Đằng nào thì tên tuổi của Giáo Sư Chandler vẫn bị gắn liền với tác phẩm NĐD & BGVM và Giáo Sư vẫn phải chia sẻ trách nhiệm về những lỗi lầm của quyển sách nầy.

Nguyễn Phan Hoàng

http://www.chuyenluan.net/index.php?option=com_content&view=article&id=4987:ai-de-tua-cho-quyen-ngo-dinh-diem-a-bang-giao-viet-my&catid=28:cl-s-12&Itemid=38
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.