Nhân chứng pháp nạn Phật giáo năm 1963

04/12/20201:00 SA(Xem: 7952)
Nhân chứng pháp nạn Phật giáo năm 1963

 

 

NHÂN CHỨNG PHÁP NẠN PHẬT GIÁO NĂM 1963
Phật Lịch 2563 – Dương Lịch 2019
Tác giả:Thích Thắng Hoan 

VÀO ĐỀ:

Thích Thắng Hoan
(Hình tác giả - chụp vào năm 1963
tại chùa Ấn Quang)

Tôi là Thích Thắng Hoan sanh năm 1928, xuất thân từ chùa Ấn Quang, đường Sư Vạn Hạnh, thành phố Chợ Lớn, hiện nay là thành phố Sài Gòn (Hồ Chí Minh) là một nhân chứng sống của Pháp Nạn Phật Giáo năm 1963.

Có nhiều người yêu cầu tôi viết lại những tư liệu về Pháp Nạn Phật Giáo năm 63 mà tôi hiểu biết và đã nhập cuộc. Nhưng tôi cảm nghĩ rằng ván cờ đó đã lật qua quá xa, đã chìm trong quên lãng, trắng đen, phải quấy, đúng sai của Phật Giáo không cần biện minh vì nó đã thoát được tai nạn khủng khiếp chưa từng xảy đến trong cuộc đời. Nhưng hôm nay ở hải ngoại này, có một số nhà bình luận hiểu lầm, xuyên tạc, khơi lên sóng gió trầm trọng, chụp mũ phũ phàng, gán cho Phật Giáo âm mưu lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Họ tạo nên sự giao động lớn, khiến cho một số Phật tử không nắm được sự kiện, lại hoang mang không ít. Để làm sáng tỏ lập trường của Phật Giáo Việt Nam đối với Pháp Nạn Năm 1963, tôi phải đành ghi lại những dữ kiện mà chính tôi hiểu biết và đã được sống qua. Tôi chỉ ghi lại những dữ kiện đã được chứng tích trong tư liệu, nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề bị hàm oan của Phật Giáo mà không phải có tánh cách bình phẩm sai lầm của chế độ Ngô Đình Diệm.

I - Yếu Tố Tạo Nên Pháp Nạn Năm 1963:

Tất cả những tài liệu, sách vở, báo chí, văn kiện..v..v... mà tôi đọc qua đều cho rằng, nguyên do tạo nên Pháp Nạn của Phật GiáoViệt Nam năm 63 chính là vụ treo cờ Phật Giáo trong mùa Phật Đản tại Huế.Những tài liệu nói trên nếu chấp nhận cho là đúng sự thật, là yếu tố tạo nên phong trào đấu tranh của Phật GiáoViệt Nam thì hiểu lầm to lớn, tội nghiệp cho Phật Giáo Việt Nam mang phải hàm oan, nguyên vì, vụ treo cờ Phật Giáo trong mùa Phật Đản tại Huế có tánh cách cục bộ địa phương mà nó không phải là mang tánh chất Pháp Nạn chung của Phật Giáo Việt Nam. Pháp Nạn chung của Phật Giáo Việt Nam chính là Quyền Bình ĐẳngTôn Giáo. Nhưng ở đâyđúng ra, yếu tố tạo nên Pháp Nạn của Phật Giáo Việt Nam năm 63 chính là Chức Hồng Y.

A.- Yếu Tố Chức Hồng Y.     

Theo tôi hiểu qua sự thông tin báo chí lúc bấy giờ, Tổng Giám MụcNgô Đình Thục muốn chức Hồng Y để điều khiển các Tổng Giám Mục thân Pháp, như Tổng Giám Mục Bình, Tổng Giám Mục Điền..v..v... ủng hộ Tổng Thống Ngô Đình Diệm thânMỹ, vì lý do đó, Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục liền trình bày với Tổng Thống Ngô Đình Diệm bằng cách đem hồ sơ Danh Bộ Quốc Gia, xoá bỏ hai chữ Phật Giáo và điền vào hai chữ Công Giáo, thành lập một Danh Bộ Quốc Gia khác trong đó bao gồm tám chục phần trăm người Công Giáo do Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục đích thân rửa tội; Tổng Thống Ngô Đình Diệm liền khan duyệt và ấn chứng pháp lý Danh Bộ Quốc Gia nói trên. Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục tự mang Danh Bộ Quốc Gia này đến trình diện Hồng Y Francis Spellman Hoa Kỳ và nhờ Hồng Y Hoa Kỳ đứng ra vận động vớiToà Thánh Vatican phong chức Hồng Y cho Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục qua Danh Bộ Quốc Gia nói trên. Cũng trong thời gian đó, các Tổng Giám Mục thân Pháp như Tổng Giám Mục Bình, Tổng Giám Mục Điền..v..v... cùng nhau tập họp tại Chủng Viện Sài Gòn nơi đường Bùi Diệm qua chủ toạ của Viện Trưởng người Pháp mà tôi không nhớ tên, cùng nhau thiết lập bản phúc trình nhờ Hồng Y Pháp chuyển đến ToàThánh Vatican, bản phúc trình đó báo cáo rằng: Người Pháp cai trị Việt Nam gần một trăm năm mà ngườiViệt Nam theo đạo Công Giáo chưa được một phần trăm; ngược lại, Tổng Thống Ngô Đình Diệm mới cai trị Việt Nam từ năm 1954 cho đến năm 1963 mới chỉ được 9 năm, mà người Viêt nam theo đạo Công Giáo đến tám chục phần trăm, đây là báo cáo không trung thực.Toà Thánh Vatican tiếp nhận hai bản báo cáo, một bản của Hồng Y Hoa Kỳ, một bản của Hồng Y Pháp Quốc, trong nội dung của hai bản báo cáo này lại mâu thuẫn lẫn nhau, khiến cho Toà Thánh Vatican nghi ngờ, liền cử Khâm Mạng sang Việt Nam điều tra; để làm sáng tỏ vấn đề, Khâm Mạng lại chọn ngày lễ Phật Đản tại Viêt Nam để nhận xét cho chính xác hơn.

Trong thời gian nói trên, Văn Phòng của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam đặt tại chùa Ấn Quang, thầy tôi là Hoà Thượng Thích Thiện Hoa, Ủy Viên Hoằng Pháp kiêm Chánh Văn Phòng của Tổng Hội, còn tôi là thư ký riêng của Hoà Thượng Thích Thiện Hoa.

Khâm Mạng Toà Thánh Vatican khi đến Sài Gòn liền trú ngụ nơi Dinh Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Từ Dinh Tổng Thống, có nhiều lá thơ gởi đến Văn Phòng của Tổng Hội, trụ sở tại chùa Ấn Quang, báo cáo tình hình diễn biến; những lá thơ từ Dinh Tổng Thống gởi đến văn phòng Tổng Hội mà tôi đọc cho Thầy tôi nghe, qua những lá thơ đó đều báo cáo rằng, trong thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định, chỗ nào treo cờ Phật Giáo làm lễ Phật Đản đó chính là cơ sở của Phật Giáo, dân chúng còn lại không có treo cờ Phật Giáo nơi nhà, đó đều là con chiên của Công Giáo.

Cần nên chú ý, ở miền nam, Lễ Phật Đản chỉ có chùa mới treo cờ Phật Giáo, còn dân chúng mặc dù là Phật Tử vẫn không có treo cờ Phật Giáo tại nhà. Riêng ở miền trung, trong ngày Lễ Phật Đản, chẳng những các chùa chiền đều treo cờ Phật Giáo, cho đến các tư gia, các đô thị, các đường phố... cũng đều treo cờ, giăng biểu ngữ khắp nơi chào mừng ngày Lễ Phật Đản.

B.- Yếu Tố Cờ Phật Giáo

Khâm Mạng Vatican quyết định ra miền trung vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch để thanh tra. Trong thời gian chưa đến ngày mùng tám tháng tư âm lịch, nghĩa là chưa đến ngày lễ Phật Đản, cụ Ngô Đình Cẩn mời Hoà Thượng Thích Trí Quang vào tư dinh của cụ để thương lượng, nguyên vì lúc đó Hoà Thượng Thích Trí Quang chính là Hội Trưởng Tổng Trị Sự Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Theo nguồn tin từ Huế, cụ Ngô Đình Cẩn thương lượng với Hoà Thượng Thích Trí Quang rằng:thông thường ông (tức Hoà Thượng Thích Trí Quang) tổ chức Phật Đản một tuần lễ, bắt đầu từ ngày mùng 8 đến rằm (15) tháng 4 âmlịch, nhưng Khâm Mạng Vatican quyết định đến Huế để tham quan vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch, đứng trước tình trạng khó xử như thế, ông nên nhường cho tôi, đừng treo cờ Phật Giáo kể từ ngày mùng 8 đến ngàymùng 10 tháng 4 âm lịch để tôi treo cờ Công Giáo đón rước Khâm Mạng, rồi sau đó tìm cách đưa Khâm Mạng về Sài Gòn sớm đúng theo điều cam kết, Hoà Thượng Thích Trí Quang đồng ý sự đề nghị của cụ Ngô Đình Cẩn.

      Theo nguồn tin từ Huế cho biết, Khâm Mạng quyết định ở lại Huế qua rằm tháng 4 âm lịch mới chịu về Sài Gòn, thế là cụ Ngô Đình Cẩn đành phải thất tín với Hoà Thượng Thích Trí Quang. Qua ngày mùng 10 tháng 4 âm lịch, Khâm Mạng chứng kiến trực tiếp cờ Phật Giáo tràn ngập khắp thành phố Huế, trãi dài tới Quản Trị, và Đà Nẳng; cũng vì vụ cờ Phật Giáo tràn ngập khắp mọi nơi khiến cho chức Hồng Y của Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục bị rớt đài, và từ đó Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục thù hận Phật Giáo tím gan, rồi tìm mọi cách tiêu diệt Phật Giáo cho được để trả thù; và cũng từ đó bao nhiêu pháp nạn về sau xảy ra cho Phật Giáo đều nằm trong tiêu đề sự trả thù của Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục. Có thể khẳng định Pháp Nạn của Phật Giáo năm 63 không phải khởi điểm từ vụ Cờ Phật Giáo mà chính là yếu tố khởi điểm từ vụ Chức Hồng Y tạo nên. Tất cả tài liệu, sách vở, báo chí, văn kiện..v..v... không thấy chỗ nào đề cập đến chức Hồng Y mà chỉ đề cập đến vụ cờ Phật Giáo trong mùa Phật Đản, nếu nhận xét như thế không được chính xác.

II - Yếu Tố Hoà Thượng Quảng Đức Tự Thiêu.

Yếu tố đưa đến Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, có hai yếu tố chính: yếu tố thứ nhất là giải cứu chùa Từ Đàm, thứ hai là tiếp tục vân động Quyền Bình Đẳng Tôn Giáo.

a.- Giải Cứu Chùa Từ Đàm.

      Theo Hồ Sơ Mật 1963 của Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publication, trang 44 ghi, ngày 30/5/1963, Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, kêu gọi tất cả Tăng Ni khắp nơi tại miền nam Việt Nam, từ Sài Gòn đến Quảng Trị đồng loạt tuyệt thực tại chùa 48 tiếng đồng hồ để cầu nguyện cho những người đã tử nạn và đòi hỏi quyền bình đẳng tôn giáo.

Theo tư liệu của Tâm Chánh, Thư Viện Hoa Sen, hưởng ứng lời kêu gọi của Hoà Thượng Hội Chủ Tổng Hội, vào ngày 4. 6. 1963, tại Huế, ngài Hội Chủ và ngài Thích Trí Quang cùng tất cả Tăng Ni và khoảng 500 Thanh Niên, Sinh Viên, Học SinhGia đình Phật tử tập trung vào chùa Từ Đàm tuyệt thực 48 tiếng đồng hồ để cầu nguyện cho người đã tử nạn và đòi hỏi quyền bình đẳng tôn giáo.

Bất ngờ khoảng 2 giờ chiều ngày 4.6.1963, Chùa Từ Đàm đều bị phong toả chặt chẽ lối ra vào; theo như tài liệu của Tâm Chánh: “Từ cầu Nam Giao đến chùa Từ Đàm..., giây thép gai để từng chặn đường, xe cộ..., xe tăng, xe bọc sắt, xe GMC, chất từng thùng lựu đạn, dàn sẵn một dãy dài từ đồn lính miền Thượng, rải rác lên tới Từ Đàm và xa hơn nữa!... mọi người qua lại đều bị lục soát giấy tờ.”

Riêng chùa Từ Đàm tuyệt đối cấm không cho bất cứ người nào ra vào. Điện nước của chùa đều cắt hết, cấm cả lương thực không cho tiếp tế vào để cho tất cả người trong chùa phải chết đóichết khát. Trong lúc đó, Hoà Thượn Thiền Tôn, Hoà Thượng Tây Thiênsư bà Diệu Huệ cấp tốc từ Huế vào Sà iGòn, đến chùa Ấn Quang cầu cứu, vì chùa Ấn Quang làVăn Phòng của Tổng Hội.Lúc bấy giờ, Hoà Thượng Thích Thện Hoa mời Đạo hữu Mai Thọ Truyền cùng Hoà Thượng Tây Thiên, Hoà Thượng Thiền Tôn và Sư Bà Diệu Huệ họp tại Chùa Ấn Quang, tìm kế sách giải cứu chùa Từ Đàm. Trước hết để cứu nguy chùa Từ Đàm, Hội Đồng nhờ Đạo hữu Mai Thọ Truyền gọi khẩn cấp Hồng Thập Tự Việt Nam đến chùa Từ Đàm ở Huế để chăm sóc và chích thuốc hồi sinh cho những người tuyệt thực; nhưng Chánh Phủ Diệm cấm không cho Hội Hồng Thập Tự Việt Nam vào chùa Từ Đàm; tiếp theo, Đạo hữu Mai Thọ Truyền cầu cứu thẳng đến Hội HồngThập Tự tại Thụy Sĩ, nhưng họ cũng bị Chánh Phủ ngăn cấm không cho vào. Biện pháp cuối cùng, Hội Đồng quyết định chúng ta phải hy sinh một người thiêu thân mới hy vọng giải cứu được những nạn nhân trong chùa Từ Đàm. Những người hưởng ứng phát nguyện tự thiêu gồm có: Hoà Thượng Thiền Tôn, Hoà Thượng Tây Thiên, Hoà Thượng Quảng ĐứcSư bà Diệu Huệ, cả bốn vị này ai cũng đều xin tình nguyện xung phong hy sinh cả, nhưng Hội Đồng chỉ chọn một trong bốn vị mà thôi; để cho công bằng, Hội Đồng quyết định chọn cách bắt thăm, nếu ai bắt thăm trúng thì vị đó được quyền quyết định ưu tiên, cuối cùng Hoà Thượng Thích Quảng Đức trúng thăm.

Vị trí để tự thiêu, Hội Đồng sau cùng quyết định chọn thiêu trước mặt Toà Đại Sứ Cambodia ở góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt, nhằm mục đích nhờ vị Chánh Văn Phòng Toà Đại Sứ trình thư thỉnh nguyện tự thiêu lên Quốc Trưởng là HoàngThân Norodom- Sihanouk, đồng thời nhờ Quốc Trưởng chuyển thư này đến Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy và Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc U - Thant. Thế là Hoà Thượng Thích Quảng Đức bắt đầu phát nguyện tự thiêu vào 9:22 sáng, ngày 11.6.1963. Trong lúc hy sinh tự thiêu của Hoà Thượng Thích Quảng Đức trước Tòa Đại Sứ Cambodia thì ngay lúc đó,TổngThống Hoa Kỳ hoả tốc kêu gọi Tổng Thống Ngô Đình Diệm lập tức giải toả chùa Từ Đàm và trả tự do cho tất cả những người trong chùa. Thế là tất cả mọi người tuyệt thực trong chùa đều được cứu thoát. Đây là yếu tố thứ nhất Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để giải cứu chùa Từ Đàm.

b.- Vận Động Quyền Bình Đẳng Tôn Giáo.

Sau  khi chùa Từ Đàm được giải toả, cũng trong tháng 6 năm 1963, Hoà Thượng Thích Trí Quang lập tức vào Sài Gòn đến Chùa Xá Lợi mang lệnh của Đức Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam nhờỦy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo đặt trụ sở tại chùa Xá Lợi, đường Bà Huyện Thanh Quan, Sài Gòn tiếp tục cuộc Vận Động Bình Đẳng Tôn Giáo qua Năm Nguyện Vọng. Ủy Ban Liên Phái gồm có:

1.       Hoà Thượng Thích Thiện Hoa, Trị Sự Trưởng Giáo Hội Tăng Già Nam Việt,
2.       Hoà Thượng Thích Minh Trực, Pháp Chủ Giáo Hội Thiền Tịnh Đạo Tràng,
3.       Hoà Thượng Thích Thiện Hoà, Trị Sự Trưởng Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc,
4.       Hoà Thượng Thích Thanh Thái, Trị Sự Trưởng Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại miền nam,
5.       Hoà Thượng Bửu Chơn, Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam,
6.       Sư Lâm Em, Tăng Thống Giáo Hội Théravada,
7.       Hoà Thượng Thích Tâm Châu, Phó Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam,


8.       Cư sĩ Nguyễn Thái Hiếu, Hội Trưởng Hội Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam,
9.       Cư sĩ Vũ Bảo Vinh, Hội Trưởng Hội Phật Giáo Bắc Việt Tại Miền Nam,
10.     Cư sĩ Sơn Thái Nguyên, Đại Diện Phật Tử Théravada
11.     Cư sĩ Mai ThọTruyền, Hội Trưởng Hội Phật Học Nam Việt

Ủy Ban Liên Phái này được thành lập vào ngày 25.5.1963, do HoàThượngHội

Chủ Thích Tịnh Khiết triệu tập họp tại chùa Xá Lợi.

Theo Hồ Sơ Mật 1963, của nhóm Thiện Pháp, trang 35 cóghi 5 nguyện vọng như sau:

Nguyện vọng 5 điểm:

1.- Yêu cầu Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà thu hồi vĩnh viễn công điện triệt ha Giáo Kỳ của Phật Giáo,
2.- Yêu cầu Phật Giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các Hội Truyền Giáo Thiên Chúa đã được ghi trong Đạo Dụ Số 10,
3.- Yêu cầu Chánh Phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố Tín Đồ Phật Giáo,
4.- Yêu cầu cho Tăng Ni, Tín Đồ Phật Giáo được tự do truyền đạohành đạo,
5.- Yêu cầu Chánh Phủ đền bồi một cách xứng đáng cho những kẻ bị chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải đền tội đúng mức.”Những điều trên đây là những nguyện vọng tối thiểu và thiết tha nhất của toàn thể tăng và tín đồ Phật giáo trong cả nước. Chúng tôi sẵn sàng hy sinh cho đến khi nào những nguyện vọng hợp lý trên được thực hiện.

Làm tại Huế, Phật lịch 2.507, ngày 10-5dl-1963.

Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam
Hoà Thượng THÍCH TỊNH KHIẾT (kýtên)
Hội Trưởng Tổng Trị Sự Thượng Toạ THÍCH. TRÍ QUANG (kýtên)
Hội Trưởng Ban Trị Sự, Tỉnh Hội Phật Giáo Thừa Thiên
ThượngToạ THÍCH. THIỆN SIÊU (kýtên)
Trị Sự Trưởng Tổng Trị Sự Giáo Hội Tăng Già Trung Phần
Thượng Toạ THÍCH. MẬT NGUYỆN (ký tên)
Trị Sự Trưởng Ban Trị Sự Giáo Hội Tăng Già Thừa Thiên
Thượng Toạ THÍCH. MẬT HIỂN (ký tện)

     
May mắn thay, sự hỏa thiêu của Hoà Thượng Thích Quảng Đức ngày 11.6.1963, vang động khắp thế giới làm chấn động lòng người và làm xúc động cả tâm hồn người Việt Nam tại miền nam Việt Nam. Theo tài liệu của Đại đức Thích Pháp Như, Thư Viện Hoa Sen, Chánh Phủ Hoa Kỳ John F. Kennedy gia tăng sứ ép bắt buộc Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa phải tiếp tục thương lượng và hoà giải với phía Phật Giáo. Lúc 11giờ 30, ngày 11.6.1963, Đại sứ Hoa Kỳ tạiViệt Nam, ông William Trueheart đích thân cảnh báo Nguyễn Đình Thuần, thư ký của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, bảo rằng, Tình hình hiện nay rất nhạy cảm và đặt hy vọng Tổng Thống sẽ sớm đáp ứng những yêu sách của giới Phật Tử.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm lên đài phát thanh đọc bài diễn văn trấn an quần chúng nói rằng Ông rất lo ngại về tình hình Việt Nam và khẩn khoản kêu gọi "Đồng bào hãy bình tâm". Tổng Thống cũng thông báo rằng tiến trình đàm phán giữa Chánh PhủPhật Giáo đang tiến triển tốt.

Đồng thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm ra lịnh dùng máy bay dân sự đặc biệt ra Huế đón Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết, Thượng Toạ Thích Mật Nguyện, Thượng Toạ Trích Trí Quang, Thượng Toạ Thích Thiện Minh, Thượng Toạ Thích Huyền QuangĐại Đức Thích Đức Tâm vào Sài Gòn, để tiến hành thủ tục và nhân sự cho Phái Đoàn Ủy Ban Liên Phái đi dự hội nghị cùng Ủy Ban Liên Bộ tại Hội Trường Diên Hồng, SàiGòn.

 A.- Thành Phần Ủy Ban Liên Phái gồm có:
1.- Thượng Toạ Thích Thiện Minh, Trưởng Phái Đoàn;
2.- Thượng Toạ Thích Thiện Hoa,
3.- Thượng Toạ Thích Tâm Châu,
4.- Thượng Toạ Thícch Huyền Quang, Thư Ký,
5.- Thượng Tọa Thích Đức Nghiệp, phụ tá thư ký.

     B.- Ủy Ban Liên Bộ gồm có:

1.- Nguyễn Ngọc Thơ, Phó Tổng Thống kiêm Bộ Trưởng Kinh Tế, Trưởng Phái Đoàn,
2.- Nguyễn Đình Thuần, Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống, kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng,
3.- Bùi Văn Lương, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ.

     
Hai Ủy Ban bắt đầu hợp thương thuyết vào ngày 14.6.1963 và kết thúc ngày 16.6.1963. Lúc 2 giờ sáng, ngày 16.6.1963, kết quả: Một Bản Thông Cáo Chung ra đời. Bản Thông Cáo Chung gồm có:

1.- Quy định thể thức treo cờ Quốc Gia và cờ Phật Giáo;
2.- Tách các Hiệp Hội có tánh cách Tôn Giáo ra khỏi Dụ Số 10;
3.- Cam kết không trả thù những người tham gia cuộc vận động thực hiện 5 nguyện vọng và điều tra các cuộc khiếu nại của Phật Giáo;
4.- Bảo đảm quyền tự do truyền giáohành đạo của Phật tử, và 
5.- Trừng phạt những người có trách nhiệm trong vụ thảm sát tại đài phát thanh Huế cùng bồi thường cho gia đình các nạn nhân.

Cuối Bản Thông Cáo Chung có chữ ký khán duyệt của Hoà Thượng Hội Chủ Thích Tịnh Khiết và của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Điều hai của Bản Thông Cáo Chung chứng minh rằng, cuộc vận động Quyền Bình Đẳng Tôn Giáo của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam được thành công viên mãn và Bản Thông Cáo Chung này được chuyển dịch ra tiếng Anh, đồng thời gởi đến các quốc gia trên thế giới để phổ biến.

III - Chiến Dịch Nước Lũ.

       Sau Bản Thông Cáo Chung của Ủy Ban Liên Phái và Ủy Ban Liên Bộ họp tại Hội Trường Diên Hồng, Sài Gòn, Pháp Nạn Phật Giáo vẫn tiếp tục bùng nỗ do ba người chủ trương: Ông Ngô Đình Thục, ông Ngô Đình Nhu và bà Trần Lệ Xuân. Nguyên vì Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục chính là thủ lãnh của Đảng Cần Lao Nhân Vị Duy Linh; ông Ngô Đình Nhu là thủ lãnh lực lượng Thanh Niên Cộng Hoà; Lực lượng Thanh Niên Cộng Hoà, kể tuổi từ 18 đến 55 dưới sự chỉ đạo của ông Ngô Đình Nhu; còn bà Trần Lệ Xuân chính là thủ lãnh lực lượng Phụ Nữ Liên Đới; còn Tổng Thống Ngô Đình Diệm chỉ làm TổngThống của nhóm bô lão độ tuổi từ 55 trở lên, thế thì chế độ Việt Nam Cộng Hoà do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo chỉ là chế độ bù nhìn, có danh nghĩa mà không có thực quyền; Ba vị thủ lãnh này liên minh với nhau tạo dựng các phong trào kế tiếp liên tục đàn áptiêu diệt Phật Giáo nhằm để trả mối hận thù mất chức Hồng Y của Ngô Đình Thục.

Về mặt nổi, ngày 8.6.1963, Bà Trần Lệ Xuân tuyên bố về vụ tự thiêu của Hoà Thượng Thích Quảng Đức như: "Hãy để chúng cháy tiêu và chúng ta  sẽ vỗ tay" (Let them burn and we'll clap our hands) và nói tiếp: "Đó chỉ là món đồ nướng" (Barbecue), và tiếp: "Mà nếu Phật Tử có thiếu xăng và hộp quẹt thì tôi sẽ cho" (New Yort Times, 25.8.1963, trang E).

Tiếp theo, ngày 26.6. 1963, Thủ Lãnh Ngô Đình Nhu xử dụng Lực Lượng Thanh Niên Cộng Hoà mở nhiều chiến dịch đánh phá Phật Giáo qua nhiều hình thức, nào chụp mũ, bôi lọ, vu khống, chống đối, đàn áp..v..v...

Vào ngày 23.7.1963, sử dụng lực lượng Thương Phế Binh, gồm 100 người biểu tình trước chùa Xá Lợi chống phá Phật Giáo. Ngoài ra còn nhiều phong trào chống phá Phật Giáo khác, mà các tư liệu đều có ghi lại đầy đủ và mục đích đều cũng giống nhau mà ở đây không cần phải kể ra.

Cuối cùng, chiến dịch Nước Lũ do ông Ngô Đình Nhu chủ trương nhằm tiêu diệt toàn bộ cấp lãnh đạo phong trào đấu tranh của Phật Giáo, theo tài liệu Mật của CIA, do Nguyễn Khoa dịch trong Hồ Sơ Mật 1963 ghi rằng: "Trong đêm 20 rạng ngày 21/8, ông Nhu ra lệnh cho Lực Lượng Đặc Biệt (của Đại Tá Lê Quang Tung) và Cảnh Sát Chiến Đấu mặc quân phục binh chủng Nhảy Dù (của Giám Đốc Cảnh Sát Đô ThànhTrần Văn Tư) ồ ạt và hung bạo tổng tấn công các chùa tại Sài Gòn. Kết quả là chánh quyền bắt giam hơn 1,400 Tăng Ni và Phậ tTử. (Xem Frus 1961-1963, Việt Nam, Điện văn 274, trang 613 và 614).Trong đêm 20.8.63, Chiến Dịch Nước Lũ này chính Bà Trần Lệ Xuân trực tiếp chỉ huy. Kể từ đây, phong trào đấu tranh bảo vệ Phật Giáo của Ủy Ban Liên Phái bị giải tán hoàn toàn, vì toàn bộ cấp lãnh đạo phong trào đều bị giam tù tất cả.

IV - Phong Trào Đấu Tranh Bảo Vệ Phật Giáo.

Sau chiến dịch Nước Lũ ngày 20. 8. 1963, Phong Trào Đấu Tranh Bảo Vệ Phật Giáo của Ủy Ban Liên Phái lãnh đạo, kề từ đây đều bị khai tử hoàn toàn, không còn xuất hiện trên các hoạt động đấu tranh với danh nghĩa Ủy Ban Liên Phái nữa.

Tiếp theo, các Phong Trào Đấu Tranh Bảo Vệ Phật Giáo ra đời không phải của Phật Giáo chủ trương và lãnh đạo, mà ở đây chính là của Vũ Văn Mẫu, Bộ Trưởng Ngoại Giao đích thân chỉ đạo. Các phong trào này có tánh cách chánh trị, nhằm lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, trong đó có Lực Lượng Quốc Dân Đảng của Nguyễn Tường Tam, Lực Lượng Đảng Đại Việt của Hà Thúc Ký..v..v...

      Theo Hồ Sơ Mật 1963 của nhóm Thiện Pháp, trang 110, ghi rằng, ngày 21.8.1963, tất cả Sinh Viên Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật Phú Thọ bãi khoá;

Tiếp theo, ngày 22.8.1963, Giáo sư Vũ Văn Mẫu, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao từ chức và cạo đầu để phản đối chánh sách kỳ thị Phật Giáo của ông Diệm.

Kế tiếp cùng ngày 22.8.1963, sau khi Bác sĩ Phạm Biểu Tâm, Khoa Trưởng Y Khoa Sài Gòn bị bắt, sinh viên Y Khoa liên kết sinh viên các trường khác thành lập Ban Chỉ Đạo Sinh Viên Liên Khoa, và Ban Chỉ Đạo này vận động các trường Đại Học và các trường Trung Học toàn quốc bãi khoá. Sau đó, ngày 24.8.1963, Học sinh các trường công lập như, Gia Long, Trưng Vương, Võ Trường Toản, Chu Văn An bãi khoá. Tiếp theo, ngày 25.8.1963, khoảng 300 sinh viên học sinh biểu tình tại Công Trường Diên Hồng; trong khi biểu tình, Cảnh Sát đến giải tán và bắn chết nữ sinh Quách Thị Trang, đồng thời bắt khoảng 200 người.

Còn nhiều Phong Trào biểu tình khác liên tiếp xuất hiện cho đến ngày đảo chánh 11.11.1963, ở đây không cần nêu ra, nguyên vì những phong trào này không nằm trong chủ đề nói trên.

V - Kết Luận.

Có thể khẳng định rằng, yếu tố tạo nên Pháp Nạn của Phật Giáo Việt Nam năm 1963  không phải là vụ treo cờ Phật Giáo trong mùa Phật Đản tại Huế, mà ở đây chính là vụ Chức Hồng Y. Còn vụ treo cờ Phật Giáo trong mùa Phật Đản tại Huế năm 1963 chỉ là khởi điểm phong trào đấu tranh bảo vệ Phật Giáo vì Pháp Nạn của Phật Giáo Việt Nam mà không phải vì vụ treo cờ có tánh cách cục bộ.

Lập trường đấu tranh của Phật Giáo Việt NamBất Bạo Động, nhằm vận động Quyền Bình ĐẳngTôn Giáo.Đứng trên tinh thần Bất Bạo Động, cuộc đấu tranh của Phật GiáoViệt Nam chủ trươn thuần túy tôn giáo, nhằm bày tỏ nguyện vọng của mình lên chánh phủ để được thông cảm chấp nhận, không nằm trong chánh trị bạo động để âm mưu lật đổ chánh quyền. Mặc dù chánh quyền không thông cảm, ra tay đàn áp bắt bớ giam cầm, nhưng phong trào đấu tranh của Phật Giáo vẫn nhẫn nại, ôn hoà và chịu đựng.

      Sau vụ Chiến Dịch Nước Lũ tấn công chùa chiền khắp toàn quốc vào ngày 20 và 21.8.1963, Phong Trào đấu Tranh Bất Bạo Động của Phật Giáo lãnh đạo hoàn toàn đều bị khai tử; các cấp lãnh đạo phong trào đều bị vào tù, tất cả lực lượng đấu tranh đều bị giải tán.

Các Phong Trào Đấu Tranh Bảo Vệ Phật Giáo tiếp theo ra đời sau chiến dịch Nước Lũ ngày 21.8.1963, đều hoàn toàn không phải do Phật Giáo chủ trương và người cầm đầu chính là Vũ Văn Mẫu. Các Phong Trào này mới là yếu tố châm ngòi cho sự lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.Ngày 11.11.1963, chế độ Ngô Đình Diệm, Đệ Nhất Cộng Hoà bị đảo chánh để chuyển sanh nền Đệ Nhị Cộng Hoà, tất cả đều do các Phong Trào của Vũ Văn Mẫu châm ngòi. Có một số người cho rằng, sự lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, Đệ Nhất Cộng Hoà là do Phật Giáo chủ trương, điều đó thật là phi lý, có tánh cách chụp mũ, vu khống, không có căn cứ,nguyên vì Phật Giáođạo từ bi và trong tay không có tấc sắt.

Viết xong ngày 16.8.2019

Tại Chùa Phật Quang

Tác giả Thích Thắng Hoan

(Thầy Tuệ Uyển Thích Từ Đức gửi)

 

MỤC LỤC

Vào Đề: Vấn Đế Pháp Nạn Phật Giáo Năm 1963
I.- Yếu tố Tạo Nên Pháp Nạn Năm 1963.... 
    A.- Yếu Tố Hồng Y...
    B.- Yếu Tố Cờ Phật Giáo..
II.- Yếu Tố Hoà Thượng Quảng Đức Tự Thiêu.
    a.- Giải Cứu Chùa Từ Đàm....
    b.- Vận Động Quyền Bình Đẳng Tôn Giáo..
III.- Chiến Dịch Nước Lũ..
IV.- Phong Trào Đấu Tranh Bảo Vệ Phật Giáo...
V.- Kết Luận.

 

NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Hồ Sơ Mật 1963 của nhóm Thiện Pháp,
2. Phù Đổng 63, của Hoàng Nguyên Nhuận,
3. Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, của Hoàng Linh Đổ Mậu
4. Vụ Tự Thiêu của Hoà Thượng Thích Quảng Đức, của Hoà Thượng Thích Đức Nghiệp,
5.- Hoà Thượng Thích Quảng Đức - Bách Khoa ToànThư - Wikipedia,
6.- Ảnh Hưởng Cuộc Tự Thiêu Của Hoà Thượng Thích Quảng Đức – Thích Pháp Như
7. Những Nguyên Nhân Đưa Tới Cuộc Vân Động Chống Chế Độ Ngô Đình Diệm- Nguyễn Lang,
8. Bản Chất Văn Hoá Của Cuộc Đấu Tranh Phật Giáo Trong Pháp Nạn 1963 - Cao Huy Thuần.

 

Xem thêm:
https://thuvienhoasen.org/a35042/tieu-su-hoa-thuong-thich-thang-hoan 

Hồ sơ Mật 1963 ấn bản 2017:
blankHo-so-mat-1963-Tái bản 2017
Hồ sơ mật ấn bản lần đầu 2013:
 https://thuvienhoasen.org/a18578/ho-so-mat-1963 



Bản PDF tài liệu này để in:
Nhân Chứng Pháp Nạn Phật Giáo 1963 - Thích Thắng Hoan



.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/09/2010(Xem: 46913)
31/05/2012(Xem: 10692)
16/10/2014(Xem: 25645)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.