Reflections on "The Flame of Thích Quảng Đức" fifty years ago

11/06/20234:13 SA(Xem: 811)
Reflections on "The Flame of Thích Quảng Đức" fifty years ago

blank
REFLECTIONS ON
"THE FLAME OF THÍCH QUẢNG ĐỨC" FIFTY YEARS AGO 

Author: Đào Văn Bình 

Translated by Nguyên Giác

 

 

(A speech given on June 23, 2013, in Santa Ana, Orange County, California, commemorating the 50th anniversary of Bodhisattva Thích Quảng Đức's self-immolation.)

 

dao_van_binhDear venerable sangha members.

Dear guests, and dear dharma friends.

When the Buddhist struggle broke out in 1963, I was a student at the University of Law preparing for the second year exam. Because I lived in District 3, Saigon, I was able to follow news via newspapers, radio stations, leaflets, and documents, as well as observe many significant developments in the struggle. Half a century has passed. Today we sit here to review history and, as children of the Buddha, pay homage to the holy martyrs who sacrificed their lives to protect the longevity of the Dharma.

The 1963 campaign was essentially a nonviolent struggle for religious equality, as evidenced by papers, movies, and books left behind not only in Vietnamese libraries but also around the world.  During the 1963 fight, Buddhists had no thoughts or actions that were tinged with hatred, discrimination, exclusion, or rejection of any religion. Today, we review history to inform future generations and help them avoid the faults of the past.

I firmly believe that in the heart of every Buddhist and all of us who sit here, even as we weep and mourn over what happened half a century ago, there is no thought of hatred towards those who caused harm to Buddhism. The words "hate and hostility" do not appear in the rich trove of Buddhist scriptures. The Buddha was born to reveal the "Buddha nature" in sentient beings and to teach them to treat one another in the spirit of loving-kindness, compassion, empathetic joy and equanimity. Buddhism did not exist to instill or spread hatred. This unchanging spirit of Buddhism originated in the heart of the Buddha, was passed down through the blood of the Patriarchs, and then permeated our blood unendingly for more than 2500 years. I can further prove it with the following story.

To exemplify the noble spirit and compassion of Buddhism, I would like to record here the sincere words of an American Buddhist named John, which were translated into Vietnamese and posted on the Internet by a Buddhist named Huyền Lam:

"I went to this meditation hall to study for many years, and no one told me to take refuge as a Buddhist. The way the children of Buddha behaved astonished and surprised me. What surprised me and the rest of the world the most was the Taliban's destruction of two Buddhist treasures. In boundless grief, Buddhists around the world do not have a call for revenge or slander the religion of those who committed this act. Personally, I was shocked and heartbroken when I realized that: In this irreparable loss, the world's humanity is having a rare opportunity to contemplate the fruits of a religion whose compassion and wisdom are not only in books. That spirit manifests itself not only through a select few individuals but also through hundreds of millions of Buddha's children. I decided to take refuge in the Three Jewels to officially become a humble one among these hundreds of millions of Buddhists."

Venerable Thích Quảng Đức's self-immolation showed us that the Great Courage, the Great Strength, the Great Wisdom, the Great Loving-kindness and the Great Compassion are real. These are not divine miracles, but rather self-realization.

- Great Courage is the spirit that does not fear death and willingly sacrifices one's life for the cause.

- Great Strength is the spirit to overcome bodily pain which only those who achieve samadhi can do.

- Great Wisdom is to realize that the fight for religious freedom will not be successful if we do not make sacrifices. At that time, the monks and nuns had no choice but to flee to live in Cambodia, and Buddhism would surely perish in Vietnam.

- And the Great Loving-Kindness and Great Compassion spirit bless those persecuting them and their religion, rather than harboring resentment. Only great enlightened people, to put it bluntly, only practicing Buddhists can do that.

Half a century has passed. According to Vũ Hoàng Chương's language in the poem Fire of Compassion, the major political events in South Vietnam have gradually faded into oblivion in accordance with the law of impermanence.

Stone and jade monuments also turned to ash.

Even the cloth of silk and bamboo on which words of praise were written withered.

However, the nation will always remember Most Venerable Thích Quảng Đức's act of self-immolation. It represents a sorrowful yet heroic moment in Vietnamese Buddhism. Thereby we draw two lessons for future generations.

First. Buddhism is the blood, flesh, and soul of the Vietnamese nation. For thousands of years, history has shown that Buddhists have no other goal than to cultivate themselves, to pray for the peace of the nation, for humanity to live in a spirit of love and care for one another, and for preserving the legacy left by the ancestors. That spirit has deeply penetrated the banyan trees in the villages, the wells at the top of the communal houses, the banks of the fields, the villages, the hazy blue smoke in the afternoon, the songs of the Central region, the voices of the Quan Họ Bắc Ninh, the melancholy Vọng Cổ ballades of the South, the way of eating, the way of life, the people's New Year festival, and is deeply inscribed in the books of national literature and of the heroic history of Vietnam through many dynasties. In other words, Buddhism is the identity of Vietnam.

If that identity is gone, 4000 years of civilisation and history in Vietnam will gradually distort and be buried.

Second. The principles of Buddhism are loving-kindness, compassion, empathetic joy and equanimity. Therefore, if we are to fight for Buddhism's survival in the future, we must do so nonviolently, just as our predecessors did in 1963. It means that while we accept sacrifices, we must not use violence, discrimination, incitement to hatred, arson, killing, subversion, bombing or suicide bombings, or injure anyone or their property.

In that spirit, similar to the writer Vũ Hoàng Chương's request, albeit "the artist's rhyme is just straw and trash", we

together praise mankind for peace.

We never waver from this bond of brotherhood in Dharma.

Namo Buddha Shakyamuni Buddha

Đào Văn Bình.

 

 

.... o ....

 

CM NGHĨ VỀ
“NGỌN LỬA THÍCH QUẢNG ĐỨC” CÁCH ĐÂY 50 NĂM 

Đào Văn Bình

 

(Bài nói chuyện trong dịp Lễ Tưởng Niệm 50 Năm Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu 23/6/2013 tại Santa Ana, Orange County, California.)

 

Kính thưa chư tôn đức,

 

Kính thưa quý vị quan khách, thưa quý đạo hữu.

Khi cuộc đấu tranh của Phật Giáo nổ ra vào năm 1963 tôi mới chỉ là cậu sinh viên Đại Học Luật Khoa chuẩn bị thi lên năm thứ hai. Vì ở ngay Quận Ba, Sài Gòn cho nên có dịp theo dõi báo chí, đài phát thanh, truyền đơn, tài liệuchứng kiến nhiều diễn biến quan trọng của cuộc đấu tranh. Thấm thoắt nửa thế kỷ đã trôi qua. Hôm nay chúng ta ngồi đây để ôn lại lịch sử và với tư cách của một người con Phật, chúng ta tưởng kính chư thánh tử đạo là những người đã hy sinh thân mạng mình để bảo vệ sự trường tồn của đạo pháp.

Qua tài liệu, phim ảnh, sách vở còn để lại, không phải chỉ trong thư viện Việt Nam và cả khắp thế giới, cuộc đấu tranh năm 1963 hoàn toàn là cuộc đấu tranh bất bạo động cho quyền bình đẳng tôn giáo. Trong thâm tâm chư vị tiền bối cũng như những gì mà quý ngài đã làm - hoàn toàn không có tính ghét bỏ, kỳ thị, loại trừ hoặc chống phá bất cử tôn giáo nào. Ngày hôm nay cũng thế, ôn lại lịch sử là để hậu thế biết mà tránh vết xe đổ của quá khứ.

Tôi tin chắc rằng trong thâm tâm bất cứ người con Phật nào và toàn thể quý vị đang ngồi đây, dù chúng ta đang nhỏ lệ, bủi ngùi, xót xa cho những gì xảy ra cho Phật Giáo Việt Nam cách đây nửa thế kỷ - lại có ý nghĩ căm thù hoặc ghét bỏ những người đã gây thảm họa cho Phật Giáo. Hai chữ “ thù ghét” không có trong kho tàng kinh điển Phật Giáo. Đức Phật ra đời là nhằm khai thị “Phật Tánh” nơi chúng sinhgiáo hóa chúng sinh đối xử với nhau trong tinh thần Từ Bi - Hỉ Xả. Phật Giáo ra đời không phải để cổ xúy hay gieo rắc hận thù. Cái mạng mạch đó, cái sinh mệnh quyết tử của Phật Giáo đó có từ trong trái tim của Đức Phật rồi được lưu truyền trong huyết quản của chư Tổ rồi thấm vào máu chúng ta…đã hơn 2500 năm mà không dứt. Tôi có thể chứng minh thêm điều đó bằng câu chuyện sau đây:

 Để minh chứng cho tinh thần cao thượng và từ bi hỉ xả của Phật Giáo tôi xin ghi ra đây lời nói chân tình của một Phật tử người Mỹ tên John vừa được Phật tử tên Huyền Lam dịch ra Việt ngữ và đưa lên mạng lưới toàn cầu, ”Suốt mấy năm nghiên cứu Phật giáo, đến thiền đường này, không một ai khuyên tôi quy y làm người Phật tử. Tôi rất ngạc nhiên và ngưỡng mộ cách hành xử của người con Phật. Tuy nhiên điều làm tôi và cả thế giới ngỡ ngàng khâm phục hơn cả chính là sự kiện 2 thánh tích Phật giáo bị Taliban phá hủy. Trong niềm tiếc thương vô biên, người Phật tử toàn thế giới không hề có một lời kêu gọi trả thù hay phỉ báng tôn giáo của những người gây ra hành động này. Cá nhân tôi bàng hoàng, rung chấn con tim tận cùng khi nhận ra rằng: Trong sự mất mát không thể bù đắp này, nhân loại thế giới đang có cơ hội hiếm hoi chiêm nghiệm thành qủa của một tôn giáolòng từ bi, trí tuệ không phải chỉ trong sách vở. Không phải chỉ thể hiện qua một người, vài người mà hằng trăm triệu người con Phật. Tôi quyết định quy y để chính thức làm một người Phật tử nhỏ bé trong mấy trăm triệu người này.”

Cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức cho chúng ta thấy Đại Hùng, Đại Lực, Đại Trí, Đại TừĐại Bi của Phật Giáo là có thật. Nó không phải là phép mầu của thần linh mà là sự tu chứng bản thân.

- Đại hùng là không sợ chết, ung dung hy sinh mạng sống của mình.

- Đại lựcvượt qua sự đau đớn của thế xác mà chỉ bậc đại định mới có thể làm được.

- Đại trínhận thấy nếu mình không chịu hy sinh thì đại cuộc không thành. Lúc đó tăng ni chỉ còn cách trốn qua Cao Miên để sống và Phật Giáo chắc chắn sẽ diệt vong.

- Đại từ, đại bi là không hề oán hận mà còn chúc lành cho kẻ đang bách hại mình và tôn giáo của mình. Chỉ có bậc đại giác nói trắng ra chỉ có Phật Giáo mới có thể làm được chuyện đó.

Nửa thế kỷ đã qua đi. Theo luật vô thường, những biến cố chính trị lớn lao của Miền Nam rồi cũng dần dần đi vào quên lãng theo ngôn ngữ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương trong bài thơ Lửa Từ Bi:

“Ngọc đá cũng thành tro,

Lụa tre dần mục nát.”

Thế nhưng cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức vẫn còn nằm mãi trong ký ức của dân tộc. Nó ghi dấu một giai đoạn bi thương của Phật Giáo Việt Nam nhưng cũng thật hào hùng. Qua đó chúng ta rút ra được hai bài học cho thế hệ mai sau.

Thứ nhất: Phật Giáo là máu thịt, là linh hồn của dân tộc. Qua mấy ngàn năm, lịch sử chứng tỏ Phật Giáo không có tham vọng gì ngoài việc tu chứng bản thân, nguyện cầu cho ‘quốc thái dân an”, mọi người sống trong tinh thần thương yêu đùm bọc lẫn nhau “chín bỏ làm mười” và gìn gữ di sản của cha ông để lại. Cái linh hồn đó, cái mạch sống đó đã thấm sâu vào gốc cây đa đầu làng, giếng nước đầu đình, bờ kinh thửa ruộng, làng quê, phảng phất trong làn khói lam chiều mờ tỏa, quyện vào câu hò Miền Trung, làn quan họ Bắc Ninh, tiếng Vọng Cổ u buồn của Miền Nam, thể hiện qua cách ăn, cách ở lễ Tết của người dân, ghi đậm vào văn học sử và vào lịch sử oai hùng của dân tộc qua các triều đại Đinh-Lê- Lý-Trần. Nói khác đi, Phật Giáo là bản sắc Việt Nam.

Nếu bản sắc ấy mất đi thì 4000 ngàn năm văn hiến và 4000 năm lịch sử cũng lần hồi biến dạng rồi bị chôn vùi theo.

Thứ hai: Tôn chỉ của Phật GiáoTừ Bi, Hỉ Xả. Vậy trong tương lai, nếu phải đấu tranh cho sự tồn vong của Phật Giáo thì phải đấu tranh trong tinh thần bất bạo động như các vị tiền bối năm 1963 đã làm. Điều đó có nghĩa là chúng ta chấp nhận hi sinh nhưng không được xử dụng bạo lực, kỳ thị, kích động hận thù, đốt phá, giết chóc, lật đổ, đánh bom hay bom tự sát và không được làm tổn hại tới sinh mệnh, tài sản của đối tượng mà chúng ta đang tranh đấu.

Trong tinh thần đó, giống như lời nguyện cầu của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, dù “vần điệu của thi nhân chỉ là rơm rác” nhưng chúng ta cùng:

Tụng cho nhân loại hòa bình.

Trước sau bền vững tình huynh đệ này.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Đào Văn Bình

 

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/a17628/cam-nghi-ve-ngon-lua-thich-quang-duc-cach-day-50-nam

 

.... o ....

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2023(Xem: 1258)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.