Nhìn lại nguyên nhân cuộc vận động đòi quyền bình đẳng tôn giáo tại miền Nam Việt Nam năm 1963

13/06/20234:34 SA(Xem: 1810)
Nhìn lại nguyên nhân cuộc vận động đòi quyền bình đẳng tôn giáo tại miền Nam Việt Nam năm 1963
NHÌN LẠI NGUYÊN NHÂN
CUỘC VẬN ĐỘNG ĐÒI QUYỀN BÌNH ĐẲNG TÔN GIÁO
TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM NĂM 1963
Trần Đình Sơn

img-5652-7245
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn tại triển lãm ảnh tư liệu báo chí năm 1963 tại trụ sở Báo Giác Ngộ/Ảnh: Quảng Đạo

Qua sự vận động của Hồng y Francis Spellman với chính giới Hoa Kỳ, sự can thiệp của chính quyền Pháp, ngày 16-6-1954 tại biệt điện ở Paris, Quốc trưởng Bảo Đại đồng ý bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng Việt Nam, thay thế Chính phủ Bửu Lộc.

Trước thánh giá, ông Ngô Đình Diệm thề tuyệt đối trung thành với Quốc trưởng, hứa sẽ hết lòng bảo vệ quyền lợi của hoàng gia.

Ông Diệm trở về Việt Nam với chức vụ Thủ tướng, tìm mọi cách thoát khỏi quyền lãnh đạo của Bảo Đại. Ngày 23-10-1955, chính quyền vận động quần chúng biểu tình hô hào truất phế Bảo Đại, xây dựng thể chế cộng hòa, dân chủ. Cấp tập tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến; soạn thảo Hiến pháp ban hành ngày 26-10-1956, với đoạn văn mở đầu: “Ý thức rằng nước ta ở trên con đường giao thông và di dân quốc tế. Dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ để hoàn thành, sứ mạng trước Đấng tạo hóa và trước nhân loạixây dựng một nền văn minhnhân bản bảo vệ phát triển con người toàn diện…”.

Hiến pháp 1956 trao cho Tổng thống Ngô Đình Diệm quyền lực rất lớn, khống chế bộ máy nhà nước Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam, phải tuyệt đối tuân phục, trung thành với Ngô Tổng thống. Nhằm tuyên truyền rộng rãi trong xã hội, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa chọn bài hát Tiếng gọi thanh niên (nhạc: Lưu Hữu Phước) làm quốc ca, kèm theo đó là bài Suy tôn Ngô Tổng thống (nhạc: Ngọc Bích, lời: Thanh Nam) để sử dụng trong lễ chào cờ tại công sở, trường học, rạp hát… hàng ngày với điệp khúc:

“… Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng thống,

Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống muôn năm.

Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng thống

Xin Thượng đế ban phước lành cho người…”.

Thời kỳ này, tại miền Nam Việt Nam, từ Công giáo được sử dụng thay cho Thiên Chúa giáo(1) với hàm nghĩa:

- Tôn giáo được nhà nước nhìn nhận là tôn giáo chính thức của nước ấy.

- Chỉ đạo Gia Tô ở Việt Nam.

(Theo Việt Nam tự điển, Lê Ngọc Trụ - Lê Văn Đức)

Mở đầu chế độ cộng hòa, xây dựng theo tư tưởng Thiên Chúa giáo, Chính phủ Ngô Đình Diệm phát động phong trào “bài phong đả thực” khắp lãnh thổ miền Nam. Hầu hết di sản của thời Quốc trưởng Bảo Đại đều bị bôi nhọ, phá phách, triệt tiêu không thương tiếc. Nhưng lạ lùng thay, Ngô Tổng thống vẫn khư khư giữ chặt Dụ số 10(2), ban hành vào ngày 6-8-1950 thời Bảo Đại! Tại sao?

Căn cứ Điều 44 của Dụ, ghi rõ: “Chế độ đặc biệt dành cho các Hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô, các Hoa Kiều Lý sự hội, sẽ được ấn định sau”.

Như vậy ngoài Thiên Chúa giáo, các tôn giáo khác chỉ được đánh đồng như các hội thể thao, văn nghệ, từ thiện… không hơn không kém. Điều này là yếu tố để chính quyền dễ siết chặt việc quản lý, cho phép hoạt động hay giải thể tùy tiện.

Từ năm 1957 về sau, chế độ độc tài gia đình trị của họ Ngô đã tiêu diệt, vô hiệu hóa, khống chế được các cá nhân, đoàn thể đối lập. Tổ chức “Công giáo Tiến hành”(3) được tạo điều kiện hoạt động sâu rộng trong xã hội, đẩy mạnh việc truyền bá đức tin Thiên Chúa, cải đạo bằng đủ mọi hình thức thông qua các hoạt động từ thiện, giáo dục y tế… Dân gian bấy giờ truyền nhau: “Theo Chúa có lúa mà ăn/ Theo Cha có nhà mà ở”!

Quyết liệt nhất là kể từ ngày Đức Cha Ngô Đình Thục được Tòa thánh bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám mục (TGM) Giáo phận Huế (12-4-1961). TGM Ngô Đình Thục lãnh đạo giáo quyền lẫn thế quyền ở miền Trung, nỗ lực xây dựng các công trình to lớn: Tòa Giám mục Tổng Giáo phận Huế, Nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế, Nhà thờ Phủ Cam, Nhà thờ Tây Linh…

Công trình vĩ đại nhất là Vương cung Thánh đường La Vang tại Quảng Trị. Tài nguyên, nhân lực được vận động cả nước đóng góp để xây dựng “Bàn thờ dâng hiến Giáo hội và Tổ quốc Việt Nam cho trái tim vô nhiễm Đức Mẹ và bàn thờ cho các vị tử đạo Việt Nam, xây dựng công trường theo kiểu đàn Nam Giao”.

Vào năm 1963, Tổng Giám mục Ngô Đình Thục tổ chức lễ mừng Ngân khánh (kỷ niệm 25 năm thụ phong Giám mục), vào ngày 6-5-1963. Hai hôm sau, ngày rằm tháng Tư (8-5-1963), quần chúng Phật tử hoan hỷ treo cờ Phật giáo, kết đèn hoa chuẩn bị đón mừng ngày Phật đản. Bất ngờ, chính quyền cho loan báo lệnh cấm treo cờ Phật giáo tại các nơi công cộng và trên đường rước Phật từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm.

Gần 10 năm chịu đựng sự kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm, đến nay lệnh cấm treo cờ Phật giáo vào dịp lễ Phật đản (chỉ sau lễ Ngân khánh huy hoàng của Tổng Giám mục Ngô Đình Thục 2 ngày), cộng đồng Phật tử vỡ òa tức giận nên phản ứng mạnh mẽ. Kết quả bi thảm, 9 Phật tử bị giết hại tại khuôn viên Đài Phát thanh Huế vào đêm rằm tháng tư (8-5-1963).

Tổng hội Phật giáo Việt Nam đứng lên lãnh đạo cuộc tranh đấu đòi quyền tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo - Bản tuyên ngôn của Tăng, tín đồ Phật giáo Việt Nam được công bố, chính thức bao gồm 5 điều thiết yếu, do Hòa thượng Tường Vân, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt NamHòa thượng Thích Mật Nguyện, Ban Tổng Trị sự Giáo hội Tăng-già Trung phần ký ngày 10-5-1963, PL.2507 tại Huế:

1. Yêu cầu Chánh phủ VNCH thu hồi vĩnh viễn công điện triệt hạ giáo kỳ của Phật giáo.

2. Yêu cầu Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các “Hội truyền giáo Thiên Chúa giáo” đã được ghi trong Dụ số 10.

3. Yêu cầu Chánh phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ khủng bố tín đồ Phật giáo.

4. Yêu cầu cho Tăng tín đồ Phật giáo được tự do hành đạotruyền đạo.

5. Yêu cầu Chánh phủ đền bồi một cách xứng đáng cho những kẻ bị giết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải đền tội đúng mức.

Kết quả là cuộc tranh đấu của Phật giáo ở miền Nam Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ. Để đối phó với cuộc vận động của Phật giáo, chính quyền Ngô Đình Diệm tìm mọi cách giải quyết nhằm xoa dịu tinh thần của tín đồ Phật giáo. Tiếc thay, trên chính phủ còn có quyền uy to lớn của Tổng Giám mục Ngô Đình Thục, ông cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu và đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân, là những rường cột của chế độ gia đình trị họ Ngô đều hạ quyết tâm tiêu diệt cho được phong trào tranh đấu đòi quyền tự do tín ngưỡng - bình đẳng tôn giáo. Chính những nhân vật đặc biệt này sau bức màn nhung “Tự do - Dân chủ” vẫn giữ lập trường, không khoan nhượng đối với 5 nguyện vọng chính đáng của Phật giáo Việt Nam, để cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ tan tành chế độ muốn dẫn dắt dân tộc Việt Nam quỳ mọp trước quyền lực Thượng đế - Đấng tạo hóa để cầu xin cho Tổng thống Ngô Đình Diệm muôn năm!

(1) Xem thêm: • Từ điển Hán Việt, Nguyễn Văn Khôn, 1960 (Công giáo: Tôn giáo được thừa nhận là Đạo chính thức); • Hán Việt tự điển, Đào Duy Anh, 1951 (Công giáo: Tôn giáo được quốc gia thừa nhận).

(2) Xem Dụ số 10 ngày 6-8-1950: Quy định thể lệ lập Hội và các Dụ sửa đổi Dụ số 10.

(3) Công giáo Tiến hành: một tổ chức của Thiên Chúa giáo, được Giáo hội và chính quyền Ngô Đình Diệm yểm trợ tối đa để hoạt động trong các lãnh vực từ thiện, xã hội, giáo dục… nhằm mục đích phát triển Thiên Chúa giáo biến thành Công giáo ở miền Nam Việt Nam.

(Theo báo Giác Ngộ)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2023(Xem: 1259)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.