Hỏi Đáp Với Ajahn Brahm Nhân Ngày Lễ Vesak 15/02/2022

16/05/20224:56 SA(Xem: 2290)
Hỏi Đáp Với Ajahn Brahm Nhân Ngày Lễ Vesak 15/02/2022

HỎI ĐÁP VỚI AJAHN BRAHM
NHÂN NGÀY LỄ VESAK 15/02/2022

 

Ajahn_Brahm__2_-removebg-previewQ: Chúng ta đang ở đây để kỷ niệm Đại lễ Vesak và theo con hiểu thì đó là ngày Đức Phật đản sinh, ngày ngài đạt được giác ngộ và ngày ngài nhập diệt. Vậy sự khác biệt giữa sự giác ngộ và sự “chấm dứt/dập tắt” (extinguishment) là gì  và điều gì xảy ra với cái “thức” (conciousness)?

 

Ajahn: Điều này khá đơn giản, đó là khi dưới gốc cây bồ đề Đức Phật thành đạo, có nghĩa là những gì đã chấm dứt, dập tắt vào thời điểm đó chính là tham, sân và si của Ngài. Vì vậy, ngài hoàn toàn sáng suốt, có trí tuệ từ thời điểm đó. Các thức của Ngài vẫn chưa bị dập tắt, Ngài còn hoằng pháp thêm 45 năm. Và chúng ta có từ parinibbana, pari có nghĩa là hoàn toàn, toàn bộ, đầy đủ. Và từ parinibbana có nghĩa là sự chấm dứt hoàn toàn. Sử dụng từ chấm dứt (ngừng) thay vì tiêu diệt hoặc hủy diệt vì chấm dứt đề cập đến một quá trình.

 

Quá trình là một thứ đã gây ra một thứ khác, rồi thứ khác lại gây ra một thứ khác nữa, rồi thứ khác đó lại gây ra một thứ khác nữa….

Và đó là quá trình luân hồi của con người trong cõi ta bà, lang thang hết nơi này đến nơi khác. Và khi parinibbana, là khi toàn bộ quá trình đó giờ đây đã chấm dứt không còn sót lại gì. Aparisesa có nghĩa là không còn sót lại gì (without remainder) - Niết Bàn. Nó đã chấm dứt, nó biến mất và không còn sót lại gì.

 

Đối với nhiều người, điều đó hơi khó hiểu mặc dù nó được nói rất rõ ràng trong kinh và về cơ bản không có cách hợp lý nào khác để giải thích câu nói đó. Nhưng con người, họ không muốn bị “dập tắt”. Nó gần giống như chúng ta cảm thấy mình đã làm việc rất chăm chỉ để được giác ngộ. Ý là chẳng lẽ mình không thể “tận hưởng nó” sau đó sao? Nhưng điểm mấu chốt là Đức Phật đã nói khi dính một chút phân trên ngón tay của bạn nó cũng sẽ bốc mùi. Ngay cả một chút "tồn tại" vẫn là một vấn đề. Và Ngài đã nói rất nhiều lần “không còn thức nào nữa”. Thức là một trong ngũ uẩnĐức Phật đã nói tất cả các "thức". Và bất kể bạn giải quyết như thế nào, nó đã kết thúc.

 

Nhưng như vậy có phải là bạn đã bị hủy diêt? Tất nhiên, không phải là như vậy. Ngay từ đầu đã không có gì gọi là “bạn” cả. Đây chỉ là một trong những giả định của chúng ta về cái ngã, về cái tôi, người muốn làm mọi thứ, muốn tận hưởng mọi thứ, muốn nắm giữ mọi thứ.

giả định đó, tà kiến đó đã biến mất, bạn biết rằng mình chỉ là một quá trình mà thôi. Bạn không phải đàn ông và bạn không phải phụ nữ, bạn không phải là một ni sư, bạn không phải là một nhà sư, bạn không phải là người Anh, bạn không phải là người Thái, bạn không phải là người châu Á. Bạn chỉ là một quá trình và quá trình đó thay đổi từ nơi này sang nơi khác và sau một thời gian, quá trình kết thúc.

Điều gì thúc đẩy quá trình đó? Chính là ham muốn, dục vọng. Thật đáng kinh ngạc về những thứ chúng ta ham muốn. Hãy tưởng tượng nếu Niết Bànhạnh phúc hoàn toàn, bạn không còn ham muốn bất cứ điều gì và bởi vì bạn không ham muốn bất cứ điều gì, không còn gì thúc đẩy quá trình tiếp tục thêm nữa.

 

Bạn không cần phải chấp nhận điều đó nhưng đó là sự thật. Khi vào thiền định sâu bạn thấy điều đó đúng như vậy. Trong thiền sâu rất nhiều thứ biến mất. Tất cả những thứ bạn nghĩ “là bạn” đã biến mất. Và thay vì xem mình là một chúng sinh, là Ajahn Brahm hoặc người Anh hoặc nhà sư cao hạ hoặc bất cứ điều gì. Tất cả những thứ ấy biến mất, bạn chỉ là một quá trình và quá trình đó bắt đầu kết thúc. Khi bạn thực sự thấy rõ điều đó, nó thật tuyệt vời. Đó là lý do tại sao Đức Phật thậm chí đã nói - người nhập lưu thực sự là ngay khi nó xảy ra và thấy rõ đó là một quá trình - có thể quá trình chưa hoàn toàn kết thúc, nhưng bạn biết nó sẽ kết thúc. Điều đó mang lại rất nhiều niềm vui cho bạn. Bạn hiểu rằng qua bao nhiêu năm tái sinh và bây giờ đã đến hồi kết thúc. Thật tuyệt.

 

Đó là ba điều đã xảy ra, sự ra đời, sự giác ngộ và sự tận diệt cuối cùng. Đối với tôi, quan trọng nhất là sự nhập diệt cuối cùng tại Kusinara. Mọi người luôn chỉ thờ phượng ở Bodhgaya, bạn biết đấy, dưới gốc cây bồ đề, nghĩ rằng điều đó thực sự quan trọng. Nhưng đối với tôi, nơi quan trọng nhất là Kusinara dưới hai tàn cây sala. Đó là khi Đức Phật nhập diệt không bao giờ trở lại,... không phải không trở lại mà là không đi đâu cả, biến mất.

 

Ẩn dụ đẹp nhất giúp cho dễ hiểu. Đây là cách ví von của Đức Phật. Ngài dùng ẩn dụ một ngọn lửa. Tỷ như bạn là một ngọn lửa và ngọn lửa chỉ hiện hữu nhờ những nhiên liệu: dầu, bấc và nhiệt. Khi bất kỳ thứ nào trong số đó cạn kiệt, không còn dầu, bấc cháy hết hoặc hơi nóng bị gió hoặc ai đó thổi thì ngọn lửa sẽ tắt. Nó không bị dập tắt. Dập tắt là tên chúng ta đặt cho nó nhưng thật ra vì tất cả những nhân gây ra nó đã không còn, thì quả của nó cũng sẽ dừng lại. Và điều này thật tuyệt vời, tương tự như trong kinh đã sử dụng từ nibbana để chỉ ngọn lửa tắt. Chúng ta thấy điều đó trong bài kinh Ratana, "nibbanti dhira yatha yampadipo." Nibbanti giống như động từ kết hợp với danh từ nibbana. Nibbanti, “nó nibbanas”, giống như ngọn lửa của một ngọn đèn và do đó, nó cho ta tất cả các lý giải, bạn nghĩ bạn là ai, “nó sẽ tắt”, nhiên liệu giữ cho ngọn lửa cháy đã hết và bạn cũng “dừng lại”. Bạn biến mất.

 

Đó cũng là lý do tại sao họ gọi Đức PhậtNhư Lai -Tathagata. Người đã đi rồi. Người đã biến mất. Và đó cũng là lý do tại sao vào thời Đức Phật hoặc ngay sau đó họ không có bất kỳ tượng Phật nào. Bạn thấy những biểu tượng cũ thời đó, họ có những bức điêu khắc: Có dấu chân mà không có bàn chân trong đó. Có cây bồ đề với chỗ ngồi bên dưới nhưng không có ai ở đó. Chỉ là những biểu tượng của sự trống rỗng không có ai ở đó cả.

 

Đây là một câu hỏi sâu sắc, bạn có thể không đồng ý nhưng đó là câu trả lời. Và rồi khi một người đi sâu vào thiền định thì đây là những gì người ta thấy. Nhưng ngay cả một số những nhà sư, những nhà sư cao hạ, vào thiền sâu nhưng vẫn không thể nhìn ra được.

Tuy nhiên đó là điều mà Ajahn Chah luôn nói với tôi.

Hãy nhớ Ngài đã nói "không có gì cả"- "Mai meee arai" (tiếng Thái: there's nothing), đó là ý của Ngài.

Bạn là một quá trình và một ngày nào đó quá trình này kết thúc.

 

 

Q & A with Ajahn Brahm

on the Vesak day - 15/05/2022

 

Q: So we're here celebrating the Vesak and as I understand it it is the day the Buddha was born, the day he achieved enlightenment and the day he passed away.

So what's the difference between enlightenment and extinguishment and what happens to consciousness?

 

Ajahn: Now that's pretty simple because it's when a person under the bodhi tree that's when the Buddha became enlightened which means what was extinguished at that point was his greed, hatred and delusion. So he was perfectly wise from that point. His consciousness had not been extinguished yet, he taught for another 45 years. And so then we have the parinibbana and the word pari means like complete, total, full. And the word parinibbana means that's the full cessation.

 

Use the word cessation instead of extermination or annihilation because cessation refers to a process.

The process is one thing has caused another which causes another which causes another which caused another. And that is the process of a human being traveling through samsara wandering from place to place. And this is when the parinibbana, that's when that whole thing has now ceased without remainder. Aparisesa means without remainder - nibbana. It's ceased, it's gone and no remnant at all. Now for many people that's a bit difficult for them to understand even though that's very clearly stated in the suttas and there's basically no logical way around that statement. But because people they don't want to be extinguished. It's almost like we feel that we've worked so hard to become enlightened.

We mean we can't enjoy it afterwards? But the point was even the Buddha said even a little bit of dung on your finger stinks. Even a little bit of existence still is a problem. And he said so many times this is no more consciousness left. The consciousness is one of the five khandhas and the Buddha said all types of consciousness. And no matter how you deal with it, it’s finished.

 

But is that you being destroyed? Of course, it's not.

It was never "you" to begin with. This is one of our assumptions of a self, of a me, who wants to do things, wants to enjoy things, wants to hold things. And that assumption, that wrong view that has vanished so you know you’re just this lovely process. You're not a man and you're not a woman, you're not a nun, you're not a monk, you're not English, you're not Thai, you're not Asian. You're just… this is the process and then that process changes from place to place and then after a while it reaches its end and the process finishes. What's driving that process is like desire, wanting. It's amazing what things we want. Imagine that if nibbana is total happiness, you don't want anything and then because you don't want anything there's nothing driving the process any further.

 

Now you don't have to accept that but that's the truth. In the deep meditation so many things vanish. And all those things you thought you were disappear. And instead of seeing yourself as a being and Ajahn Brahm or English or senior monk or whatever. All that disappears, you're just a process and that process starts to come to an end. And when you actually really see it, it's beautiful. That's why the Buddha even said - a real stream winner - as soon as that happens and you actually see that's a process, you may not have ended the process totally yet, you know it's going to end. That brings so much joy to you. You understand all these years of rebirth and now at an end. That's gorgeous.

 

That's why those three things which happened, the birth, enlightenment and final passing away. To me, the most important was the final passing away at Kusinara. People always just worship at Bodhgaya, you know, under the Bodhi tree, think that's really important. But to me the most important place was at Kusinara under the twin sala trees. That's when the Buddha passed away and never came back… not never came back, didn't go anywhere, disappeared.

 

The nicest simile which makes it easy to understand. This is the Buddha's simile. Now he used the simile of a flame. So you're a flame and you're only a flame because of what's fueling it, the oil the wick and the heat. And when any one of those things is exhausted, there's no oil left, the wick is all burnt out or the heat is blown out by the wind or someone blowing it then the flame stops. It doesn't get extinguished. Well, they call it extinguish, that's our name for it but because all the causes for it have stopped, then the effect stops. And the nice thing about that similie that in the sutta they use the word nibbana for when a flame goes out. We see that in the Ratana sutta for those who know the Ratana sutta, “nibbanti dhira yatha yampadipo.”

 Nibbanti is like the verb associated with the noun nibbana. Nibbanti, it nibbanas, just like the flame of a lamp and so that gives all the clues there, that you know, who you think you are, it just goes out, the fuel which keeps it going stops and you stop too. You're gone.

 

That's also why they say like Tathagata for the Buddha. It's gone. One is gone. And it's also why in the time of the Buddha or just afterwards they didn't have any Buddha statues. You see the old representations from those days: they had carvings, they would have the footprint with no foot in it, they would have the Bodhi tree with a seat under but no one sitting in it. And they would, what the other ones they had? Just symbols of emptiness of no one really being there.

 

So that was a deep question, you may not agree with it but that's the answer. And eventually when one gets deep into meditation this is what one sees. But even as some, even monks, senior monks still going to deep meditation and can't see it.

But that's what Ajahn Chah would always tell me. Remember he said “there's nothing” - “Mai me arai” - that's what he meant.

You’re a process and one day the process comes to an end.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/05/2020(Xem: 3664)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.