THUYẾT TRÌNH VÀ THAM LUẬN
SỰ ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
TÍNH DÂN TỘC CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TRONG LÃNH VỰC CHÍNH TRỊ
Giáo sư Hoàng Xuân Hào & Giáo sư Tạ Văn Tài
Trải qua chiều dài lịch sử, Phật Giáo Việt Nam hòa hợp với cuộc sống dân tộc để trở thành Việt Phật đầy tính dân tộc, thể hiện trong các lãnh vực tôn giáo, chính trị và văn hóa. Bài này, trích trong một cuốn sách sẽ xuất bản trong tương lai, chỉ đủ thời lượng để trình bày một khía cạnh, “Tính dân tộc của Việt Phật trong lãnh vực chính trị”, xét theo nhãn quan của khoa chính trị-xã hội học mới.
I. Đức Lý Chính trị - Xã hội Việt Phật.
Đúc lý này chứa trong Lục Độ Tập Kinh của Thiền Sư Khương Tăng Hội (?-280) (bản dịch của TS Lê Mạnh Thát), gồm 91 truyện Tiền Thân Đúc Phật đã rải rác ở nước ta trước và sau thời Hai Bà Trưng, rồi phối hợp với sáu hạnh tu (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn,thiền định,trí thức), với đặc điểm là nhiều truyện là sáng tạo của người Việt, hay nếu là gốc Ấn Độ thì được bản địa hóa, để tạo thành hệ thống đạo lý làm căn bản xây dựng quốc gia qua nhiều thời đại. Ba thành phần của đức lý này là:
1) Đức lý vương quyền Việt Phật : đề cao sứ mạng chính đáng của vương quyền, dựa trên 4 điều kiện: được thần dân tin yêu, trao cho đế vị (tr.31), chỉ đạo việc nước với lòng nhân từ, tức là “có đạo” (truyện 9,11,15,30,40), làm nước giầu dân mạnh (tr 8,43), coi quyền lợi dân như một với quyền lợi vua (tr.15,53,6,9).
2) Đức lý nghiã vụ hỗ tương Việt Phật: giữa vua nhân và tôi trung (tr.57,20,91,27,37), cha nghĩa và con hiếu (tr.14,49,86, 19), chồng tín và vợ trinh; thực hành trên cơ sở ngũ giới và thập thiện (tr.70,82)
3) Đức lý ái quốc Việt Phật: lo lắng về thảm cảnh mất nước đuợc biểu lộ qua các truyện bàn về nguyên nhân mất nước (lòng tham của kẻ cướp nước và sự không theo lời Phật của kẻ mất nước ) (tr,10,14,46,40,27,68,83,84);các truyện bàn cách không để mất nước, bằng cách trị nước với tình thương (phổ từ, phổ ái) (tr. 3,8,9,11,12,15,23,30,31, 38,40 ,53,57, 67,70,81,84,87,91) hay bằng cách bảo vệ nền văn hóa dân tộc (tr.10,52,23,25,27,41,49,45); lấy lại nước đã mất với tâm bồ tát (tr.10,11,14,46,70).
II. Nhân quyền Việt Phật.
Việt Phật ảnh hưởng đến chính sách nhân quyền đời Lý Trần, như đã trình bày trong bài “Đạo Phật và Nhân quyền trong lịch sử Việt Nam” của chúng tôi tại Hội Thảo 2006, “Phật Giáo Trong Thời Đại Mới”, tại Viện Nghiên Cứu Phật Học: nêu cao quyền toàn vẹn con người trong chính sách hình sự, quyền bình đẳng, quyền tự do tư tưởng và tôn giáo, khiến cho chế độ chính trị phỏng theo nho học Trung Quốc đã mang thêm nhiều đặc thái dân tộc. Đến thời nho học cực thịnh của triều đình Lê Thánh Tông, vua tự nhận là gắn bó chặt chẽ với Phật giáo. Trong luật Nhà Lê, quyền bình đẳng, một chủ đề xuyên suốt kinh điển Phật Giáo, đã được quy định trong tương quan nam-nũ (các bà có quyền làm nữ quan, với ưu đãi trong thủ tục thiết triều; vợ bình quyền với chồng về quyền dân sự và tài sản), trong tương quan giữa các chủng tộc (người thiểu số được xét xử theo tục lệ của họ, được tự trị về hành chánh). Lòng nhân của Việt Phật cũng ảnh hưởng tới luật nhà Lê quy định chính sách kinh tế xã hội: nhà nước có nghĩa vụ giúp ngươi nghèo khó,tật nguyền, cô nhi, quả phụ về lương thực, nơi ở, thuốc men; binh sĩ, tội nhân đang giam cầm, dân đinh đi sưu dịch cũng được săn sóc.
III. Chủ nghĩa quốc gia tự do Việt Phật.
Gồm cả các thành tố nói trên, như đức lý vương quyền, đức lý ái quốc, để có một quốc gia dộc lập,chống lại được ngoại xâm, bảo vệ quyền dân tộc tự quyết trong bang giao với các nước; gồm cả đức lý nhân quyền, trong quốc gia đó có một chính quyền độ dân,tôn trọng nhân quyền của dân, chủ trưong hoà hợp giũa các sắc tộc, địa phương, tôn giáo, chánh kiến và trình độ văn hóa.
Như vậy Chủ nghĩa quốc gia tự do Việt Phật cũng tương đương như chủ nghĩa quốc gia Tây Phương, như kiểu cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ 1776, cũng đòi quyền dân tộc tự quyết, đi tới một nước độc lập có tôn trọng nhân quyền của dân--chứ không phải là chủ nghĩa quốc gia cực đoan, bài ngoại, vị chủng hay toàn trị.
Có thể nói chủ nghĩa quốc gia tự do Việt Phật đã được quảng diễn trong thuyết “địa linh nhân kiệt” (đất độc lập thiêng liêng, người hào kiệt) do ba thiền sư Định Không (738-808), La Quý (852-936) và Vạn Hạnh ( 933-1018) thuôc dòng thiền Pháp Vân thiết lập trong khoảng 200 năm; và được tuyên dương trong 3 bản tuyên ngôn độc lập : bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư” do cao tăng Pháp Thuận (chứ không phải Lý Thường Kiệt) sáng tác trong cuộc kháng chiến chống nhà Tống lần thứ nhất 981; bài “Bình Ngô Đại Cáo” sọan bởi Nguyễn Trãi, người được thiền sư Đạo Khiêm dạy Phật pháp hơn 10 năm tại chùa Từ Phúc(Côn Sơn), và anh hùng Lê Lợi công bố 1427 để xác lập độc lập sau khi anh hùng hào kiệt nước Việt đã dùng ‘đại nghĩa và chí nhân” để thắng giặc Minh; và bài “Hịch Đánh Quân Thanh”, có lẽ do Ngô Thờì Nhiệm sọan cho vua Quang Trung công bố năm 1788.
Những anh hùng chống ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền quốc gia , phần lớn do tinh thần Việt Phật hun đúc nên: Lý Bí (503-548), một Phật tử do nhà chùa giáo dục, thắng quân Lương năm 544 và lập ra nhà Tiền Lý; Ngô Quyền (939-944), một Phật tử, đại thắng quân Nam Hán năm 938; Lê Đại Hành (980-1005), một Phật tử, đại thắng quân Tống lần thứ nhất năm 981; cư sĩ Lý Thường Kiệt (1019-1105) đại thắng quân Tống lần thứ hai, 1077; Vua Trần Thái Tông (1225-1258), thiền sư tại gia, đại thắng quân Nguyên lần thứ nhất, 1258; Vua Trần Nhân Tông (1279-1293), thiền sư tại gia, đại tháng quân Nguyên lần thứ hai, 1258 và lần thứ ba, 1288; hai lần đại thắng này, công đầu là thuộc danh tướng Trần Hưng Đạo, cũng là thiền sư tại gia; Lê Lợi, thắng quân Minh 2 lần, 1426 và 1427, với sự cố vấn của Nguyễn Trãi, một đệ tử của sư Đạo Thiên; và vua Quang Trung, đại thắng quân Thanh , 1789, với sự cố vấn của Ngô thờì Nhiệm, sau này là Thiền sư Hải Lượng.
KẾT
LUẬN. Việt Phật, với những thành tựu đặc biệt về
đức lý chính trị-xã hội, tôn chỉ nhân quyền, và chủ
nghĩa quốc gia tự do, là niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam—vì
đã đi trước Tây phương nhiều thế kỷ.
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ DIỄN GIẢ
Giáo sư/Luật sư Tạ Văn Tài
- Cựu
sinh viên và Giáo Sư Đại Học Văn Khoa và Luặt Khoa Saigon
và Trường Quốc Gia Hành Chánh, Saigon
-
Tốt nghiệp Cao Học Luật Khoa tại tại Học Harvard, 1985. Tiến
Sĩ về Công Quyền và Ngoại Giao tại Đại Học Virginia.
-
Luật Sư tại Việt Nam trước năm 1975 và tại các toà án
Tiểu Bang và Liên Bang ở Massachusetts từ năm 1986.
-
Hội Viên Nghiên Cứu từ năm 1975 và Giảng Viên Luật Việt
Nam tại Trường Luật Khoa, Đại Học Harvard.
-
Học Giả Nghiên Cứu tại Trường Luật Khoa, Đại Học New
York, 1990-1994.
Tác Phẩm:
“Hiệp
Ước Thương Mại Mỹ-Việt”, Tạp Chí Harvard Asia Quarterly,
mựa éụng 2001 ·
“Nền
Pháp Trị ở Việt Nam và Trung Hoa Thế Kỷ 19” trong sách Histoire
de la Codification Juridique au Vietnam (Lịch Sử Hệ Thống Pháp
Luật Việt Nam), Bernard Durand,..., Phân Khoa Luật, Đại Học
Montpellier, tháng 2/2001 ·
Truyền
Thống Nhân Quyền Việt Nam, Đại Học Berkeley, Viện Nghiên
Cứu Đông Á, 1988
Di
Dân trước Toà Án Hoa Kỳ, Ban Tu Thư Đại Học Washington. 1999
·
Luật
Đầu Tư và Hành Nghề tại Việt Nam, Hong Kong, Longman, 1990
(viết chung với Jerome Cohen)
Luật
Triều Lờ: Luật Pháp Cổ Truyền Việt Nam, 3 tập, Ban Tu Thư
Đại Học Ohio, 1987 (viết chung với Gs. Nguyễn Ngọc Huy)
Luật
Pháp Đông Nam Châu Á, Singapore: Butterworths, 1986 (viết chung
với Hooker, ...)
Luật
Pháp và Nhà Nước Cổ Truyền Đông Á, Honolulu: Ban Tu Thư Hawaii,
1986 (viết chung với McKnight,...)
Làm
Thương mại ở Việt Nam, Saigon, Hội Đồng Bang Giao Quốc Tế
Việt Nam, 1970, 1974 (viết chung với Gs. Tăng Thị Thanh Trai và
Sesto Vecchi)
Chính
Sách Bầu Cử tại Nam Việt Nam, Massachusetts: D.C. Heath, 1974
(viết chung với J.C. Donnell, ...)
Sách
tiếng Việt: Phương Pháp Khoa Học Xã Hội, Saigon, Hiện Đại,
1973, v.v..
* Giải Thưởng và Sách Who’s Who:
Nhận Giải Thưởng Fulbright, USAID, của Tổ chức Asia và Ford Foundations, của Aspen Institute.
Tiểu sử và thành tích được đăng trong các sách: Who’s Who In American Law, Who’s Who In The World, Who’s Who In America, Who’s Who Among Asian-Americans.
___________________
Giáo sư Hoàng Xuân Hào- Tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, 1960;
- Tiến sĩ Công Pháp, Đại Học Luật Khoa Saigon, 1972
- Nguyên giáo sư Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, và Nghị Sĩ Thương Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa, trước 1975.
Tác Phẩm dài: Phật Giáo Và Chính trị tại Miền Nam Việt Nam trước 1975;
Nhiều bài viết trong các tập san Nghiên cứu Hành Chính, Phát Triển Xã Hội và tập san Quốc Phòng, tại Miền Nam Việt Nam trước 1975.