Lễ Bế Mạc Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008

10/10/201012:00 SA(Xem: 32155)
Lễ Bế Mạc Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008



vesak_2008_banner_21
LỄ BẾ MẠC
ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LIÊN HIỆP QUỐC 2008

Vào lúc 15 giờ 40 ngày 16 tháng 5, sau 3 ngày tổ chức với sắc màu văn hoá Phật giáo, Đại lễ Phật đản liên hiệp quốc 2008 đã khép lại tại Hội trường chính Trung tâm hội nghị quốc gia, Hà Nội. Chư tôn đức Hồi đồng chứng minh, Hội đồng trị sự GHPGVN, lãnh đạo Phật giáo 74 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, các thành viên IOC trong nước và quốc tế đồng tham dự.
vesak_2008_11

Ngoài ra có có sự tham dự của ông Phạm Gia Khiêm, Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ ngoại giao, ông Huỳnh Đảm - Chủ tịch Uỷ ban trung ương MTTQVN, ngoại giao đoàn Việt Nam và các nước.

vesak_2008_10

Sau phần diễn văn bế mạc của GS Lê Manh Thát là phần báo cáo tổng kết Đại lễ, Đại đức Thích Nhật Từ - Tổng thư ký IOC khẳng định “Hội nghị chúng ta đã thiết lập tình hữu nghị anh em giữa các thành viên tham dự và tạo ra không khí đoàn kết, trao đổi, tin cậyhiểu biết cho nhau.” .Chúng ta đã thành công về mặt tổ chức một đại lễ lơn nhất từ trước đến nay,nhưng bên cạnh chúng ta cũng gặp nhiều hạn chế cần phải khắc phục nhằm từng bước vững chải trong hoạt động.

Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhấn mạnh: “Thông điệp của đức Phật với nhân loại là “ hoà bình và thương yêu”, Phật giáo luôn kêu gọi hành động vì sự tôn trọnghoà hợp giữa các dân tộc cho dù có sự khác biệt về truyền thống và văn hoá. Chúng ta hi vọng về một tương lai ngày càng tươi sáng hơn của nhân loại.”Phó Thủ tướng cũng đã cảm ơn sự đóng góp của Tăng Ni Phật tử vì hoà bình, đoàn kết và tiến bộ xã hội nhân Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc, cảm ơn tình cảm tốt đẹp hữu nghị mà các đoàn Phật giáo quốc tế đã dành choViệt Nam.

GS Lê Mạnh Thát đã thông qua Tuyên bố Hà Nội gồm 16 điểm,khẳn định vai trò của PG trong bối cảnh chung của thế giới,góp phần xây dựng một xã hội công bằng văn chủ văn minh đem lại lợi ich cho cộng đồng xã hội.

Lễ bế mạc kết thúc bằng Chương trình biểu diễn Nhạc giao hưởng “Khai giác” – được xác lập kỷ lục Phật giáo Việt Nam.

Quang cảnh lễ bế mạc

vesak_2008_bemac_08

Chương trình biểu diễn Nhạc giao hưởng “Khai giác

vesak_2008_bemac_07vesak_2008_bemac_06vesak_2008_bemac_05vesak_2008_bemac_04

Tin: Bảo Thiên: Ảnh Xuân Loan

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.