Người Dân Sài Gòn Nô Nức Đi Ăn Chay

02/08/201112:00 SA(Xem: 41193)
Người Dân Sài Gòn Nô Nức Đi Ăn Chay

NGƯỜI DÂN SÀI GÒN NÔ NỨC ĐI ĂN CHAY

Hôm nay ngày 1/7 âm lịch, ngày đầu tiên của tháng ăn chay báo hiếu, thay cho những bữa cơm mặn, đông đảo người dân Sài Gòn rủ nhau đi thưởng thức cơm chay.

com-chay20809-5
Quán Thuyền Viên đã quá tải nhưng khách vẫn nườm nượp kéo đến.

Tại các quán chay khắp TP, lượng khách tăng gấp 5-10 lần so với ngày thường. Trong dịp này, việc ăn chay không còn dành riêng cho quý thầy và Phật tử, tháng Vu lan báo hiếu, người ta ăn chay để cầu bình an cho đấng sinh thành. Trưa nay, các quán cơm chay đều đông nghịt khách. Mới 11h trưa, nhiều quán đã “cháy” chỗ. Rất đông thực khách chấp nhận xếp hàng mới mua được đồ ăn. Nhiều thực khách là công chức chấp nhận mua hộp đồ chay mang về cơ quan ăn. Giá của những phần cơm chay không mấy thay đổi so với ngày thường, từ 10 -12 ngàn đồng/suất. 

 
com-chay20809-4
Một quán chay không còn chỗ trống

Chị Tuyết Nhung, chủ quán cơm chay Thuyền Viên trên đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh, cho biết: “Cũng như mọi năm, đến tháng 7, lượng khách đến với quán cơm chúng tôi tăng đột biến. Dù đã chuẩn bị từ trước nhưng 30 nhân viên phục vụ cũng không làm xuể”. Anh Mạnh Hùng, một người khách tại quán cơm chay 27 trên đường Phan Xích Long, phường 2, quận Phú Nhuận, cho biết: “Cha mẹ tôi là những người ăn chay trường. Thường thì mỗi tháng tôi ăn chay 6 ngày nhưng vào tháng này tôi sẽ ăn chay nửa tháng để cầu cho cha mẹ khỏe mạnh”.

com-chay20809-1
Nhân viên phục vụ luôn tay
com-chay20809-2
Khách xếp vòng trong vòng ngoài chờ mua cho được một phần cơm chay.
(Dân trí)
Tạo bài viết
04/08/2020(Xem: 10166)
12/05/2013(Xem: 30582)
31/07/2014(Xem: 8690)
14/08/2016(Xem: 5765)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…