Thư Mùa Vu Lan

24/07/20175:09 CH(Xem: 6106)
Thư Mùa Vu Lan

blank
THƯ MÙA VU LAN
Diệu Liên Lý Thu Linh

 

Má,

Lại một mùa Vu Lan đến nữa rồi.  Lại nhộn nhịp những hoa hồng, hoa trắng.  Năm ngoái con không đến chùa mùa lễ Vu Lan như thường lệ.  Con không muốn phải cảm thấy tủi thân khi người ta hỏi con chọn màu hoa nào?  Con sợ con sẽ khóc mất khi phải trả lời.  Mà khóc ở đây thật là xấu hổ khi đã mang tiếngPhật tử hiểu đạo, hiểu lý sanh tử.  Con sẽ ngồi nhà để tha hồ khóc khi nhớ Má.

Tháng tư vừa rồi con lại trở về nơi ấy.  Chị Ba đã bán ngôi nhà cũ vì không thể sống một mình trong căn nhà đầy kỷ niệm với Má, mà Má không còn.  Con trở về không còn được bước vào căn phòng cũ để nhìn cuốn lịch Tam Tông không bao giờ còn ai bóc gỡ nữa.  Không còn được nằm lên chiếc giường rộng thêng thang mà hơi ấm của Má như vẫn còn.  Không còn có vườn rau, với những cây rau quế, rau thơm, luôn gợi nhớ đến quê nhà, để luôn nhớ đến câu Má nói, “Phải chi Má còn khỏe để về Việt Nam với con”.  Không còn được nhìn bàn thờ Phật mà Má sắp bày để mỗi sáng Má đều dậy thắp nhang, cúng nước.  Và khi có con ở nhà, con đã thay Má làm việc đó, để khi con đánh chuông, tiếng chuông nhẹ nhàng đánh thức Má dậy.  Không còn khoảng sân vườn nơi đàn chim sẻ mỗi sáng đều đáp xuống, tíu tít chờ nắm gạo từ tay Má rải cho.  Có lẽ quyết định bán nhà của chị Ba cũng là điều hay để con không phải bị bao kỷ niệm về Má lại ùa vào tâm hồn con.  Nhưng không biết vì không còn Má hay vì căn nhà cũ đã không còn mà con thấy bơ vơ quá khi lại trở về đây.  Buổi sáng ở nhà em con, rộng rãiđẹp đẽ hơn căn nhà cũ của mình nhiều, mà con thấy sao lạnh lẽo và cô đơn quá.  Giá mà còn Má, Má ơi!

Ngày cúng giỗ đầu của Má, anh chị em lại tụ về một nơi.  Ai cũng cố làm vẻ bình thản, không nhắc nhiều đến Má vì ai cũng chỉ sợ phải tỏ ra yếu đuối trước mặt người khác.  Nhất là con, càng không dám khóc, càng cố nén những giọt nước mắt nhớ Má vào bên trong, vì xấu hổ.  Lúc Má còn sống, thì có mấy khi giữa bao công việc bộn bề con còn nhớ để gọi về thăm Má, dầu chỉ cách nhau một đường dây điện thoại.  Lúc Má còn sống thì tiếc thời gian phải ngồi bên Má, nghe Má kể những chuyện mà con phải kêu thầm lên: “Trời ơi, lại chuyện đó nữa. . .!”.  Lúc Má còn sống thì làm gì biết được niềm hạnh phúc được còn có mẹ bên mình đâu, giờ thì đi đường thoáng bắt chợp ai đó với mái tóc bạc phơ, với lưng còm, thì ngoái sái đầu nhìn, thầm nghĩ, “Giống má quá!”.  Có lần đi từ thiện giữa đường, bất chợp cô bạn bảo dừng xe để chạy vào thăm mẹ cô, thì tự dưng nước mắt lưng tròng khi chợp nhận ra mình đã không còn mẹ để bất cứ lúc nào có nhu cầu thì chỉ cần chạy về, chỉ cần bắt điện thoại, chỉ cần nghĩ đến thì Má đã ở bên mình.  Giờ thì chỉ còn những nuối tiếc, những giấc chiêm bao, những bức hình và những ăn năn, hối tiếc.

Người con dầu ở tuổi nào khi mất mẹ cũng là trẻ mồ côi.  Người con mất mẹ nào cũng cảm thấy mình thiếu sót bổn phận đối với mẹ.  Bạn ơi, đừng để điều đó xảy ra cho bạn nhé.  Hãy yêu thương mẹ khi mẹ còn cảm nhận được tình thương ngọt ngào đó.  Hãy dành cho mẹ buổi chiều bận rộn này của bạn đi!  Hãy cảm nhận hạnh phúc khi bạn còn được cài đóa hoa hồng mùa Vu Lan này nhé!
Diệu Liên Lý Thu Linh

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/05/2012(Xem: 114054)
18/08/2022(Xem: 2629)
11/08/2019(Xem: 6670)
22/08/2020(Xem: 3267)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.