Ngày Tết Nhớ Đến Bài Thơ Lâm Cảng Dạ Bạc Của Nguyễn Trãi

03/02/201412:00 SA(Xem: 8361)
Ngày Tết Nhớ Đến Bài Thơ Lâm Cảng Dạ Bạc Của Nguyễn Trãi
tuyentapmungxuan3
Ngày Tết nhớ đến bài thơ
Lâm cảng dạ bạc
của Nguyễn Trãi

Đặng Hữu Phúc

Quan điểm chung của đạo Phậtchúng ta có hai loại chiêm bao: chiêm bao nhắm mắt và chiêm bao mở mắt. Trong chiêm bao mở mắt, mọi người vẫn phải giúp đời bớt khổ.

Kinh Lăng già:

“Thế gian lìa sanh diệt
Như hoa đốm trên không
Trí chẳng trụ hữu vô
khởi tâm đại bi

Tất cả pháp như huyễn
Xa lìa nơi tâm thức
Trí chẳng trụ hữu vô
khởi tâm đại bi

Xa lìa chấp đoạn thường
Pháp thế gian như mộng
Trí chẳng trụ hữu vô
khởi tâm đại bi

Biết nhơn pháp vô ngã
Phiền nãonhĩ diệm
Thường trong sạch vô tướng
khởi tâm đại bi

Niết Bàn chẳng thể lập
Chẳng có Niết Bàn Phật
Chẳng có Phật Niết Bàn
Lìa năng giác sở giác
Hoặc có hoặc không có
Cả hai thảy đều lìa
Pháp thiền quán tịch tịnh
Vốn lìa sự sanh khởi
Chẳng đời này đời sau
Gọi là chẳng thủ xả.”

(Kinh Lăng Già. Thích Duy Lực dịch)

Thơ Nguyễn Trãi có câu :

Phù tục thăng trầm ngũ thập niên
Cố sơn tỉnh thạch phụ tình duyên
Hư danh thực hoạ thù kham tiếu
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên 

Tạm dịch nghĩa:

Việc đời chìm nổi thăng trầm năm chục năm
Giếng đá núi cũ phụ tình duyên
Danh hão, vạ thực, nâng chén rượu mời khách, cố chịu đựng tiếng cười của khách
Người trung chính và những kẻ gièm pha vẫn không thể thương nhau.
 
Thế nên ý thơ Nguyễn Trãi
Mộng trung phù tục sự kham phao
Trong giấc mơ thì việc chìm nổi của cuộc đời vẫn chưa vứt bỏ được

Danh thì hão, thân thì huyễn -- nhưng giấc mộng -- việc chìm nổi của cuộc đời vẫn chưa vứt bỏ được -- 

Nguyễn Trãi khi được giao nhiệm vụ cùng với Lương Đăng (thái giám) soạn Lễ Nhạc cho triều đình đã viết cho nhà vua: (ghi theo trí nhớ ; tuy sách có trong nhà)

Thời loạn dùng võ. Thời bình dùng văn. Hoà bình là gốc của âm nhạc. Nay hạ thần được giao cho soạn lễ nhạc. Hạ thần e rằng không đủ khả năng giữ cho thanh âm được hài hoà. Mong sao bệ hạ nuôi nhân dân sao cho khắp thôn xóm không có tiếng oán giận than sầu thì đó chính là gốc của âm nhạc vậy.

Dưới đây là bài thơ của Nguyễn Trãi -- Lâm cảng dạ bạc (Ban đêm ghé thuyền đỗ lại cửa Lâm)

 淋港夜泊

港口聴潮暫繫舠

韽韽隔岸響蒲牢

船窗客夜三更雨

海曲秋風十丈濤

膜[幙]外虛名身是幻

夢中浮俗事堪拋

一生習氣渾如作[昨]

不爲覉愁損舊豪

Lâm Cảng dạ bạc

Cảng khẩu thính triều tạm hệ đao
Am am cách ngạn hưởng bồ lao
Thuyền song khách dạ tam canh vũ
Hải khúc thu phong thập trượng đào
Mạc ngoại hư danh thân thị huyễn
Mộng trung phù tục sự kham phao
Nhất sinh tập khí hồn như tác
Bất vị ky sầu tổn cựu hào

Bản dịch Nguyễn Duy Chính:

Ban đêm ghé thuyền đỗ lại ở cửa Lâm

Cửa khẩu nghe tiếng thuỷ triều lên nên tạm neo thuyền lại
Ở phía bờ bên kia vọng lại tiếng bồ lao kêu lít chít
Ngoài cửa thuyền khách trong một đêm mưa đã ba canh
Biển khúc khuỷu gió thu sóng cao đến chục trượng
Ngoài màn thì danh chỉ hão mà thân thì huyễn
Trong giấc mơ thì việc chìm nổi cuộc đời vẫn chưa vứt bỏ được
Một đời tập khí dường như đã thành như vậy rồi
Vậy cũng chẳng nên để mối sầu buông thả cho thêm hao tổn hào khí

***

Tâm từ bi và đại bi của Nguyễn Trãi được hiển lộ rõ trong các ghi chép của lịch sử:

12 thành quân Minh cố thủ, Nguyễn Trãi viết thư khuyến dụ thì 10 thành nhận ra hàng; 5 lần Nguyễn Trãi vào thành địch, khuyên địch đầu hàng thì địch đều nhận hàng. Về sau, trong một biểu tạ triều đình Nguyễn Trãi viết: “Miệng hổ lăn mình, quyết nghị hoà mà hai nước can qua đều nghỉ”.

----------

[Nguồn: Đặc san Phật Học Hiện Thực số 31 Mừng Xuân Giáp Ngọ 2014]

------------

Viết thêm Tân niên Giáp Ngọ: 

“Hè đi quẩy gánh nắng theo
Thu về bước nhẹ heo heo núi rừng
Kìa Đông rảo bước sau lưng
Cây khô trẩy gánh tưng bừng hoa Xuân”

(Thơ TP)

Nhớ đến Hè Thu Đông Xuân trong thơ TP là cũng nhớ đến Nguyễn Trãi “Vậy cũng chẳng nên để mối sầu danh hão, thân huyễn buông thả cho thêm hao tổn hào khí” .

Phụ Bản.

Phạm Quỳnh - Tâm lý ngày Tết

Những dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm. Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về ý nghĩ và rung cảm của mọi người.

Người nước Nam có cái may mắn được gặp một dịp như vậy thường kỳ, vào những ngày nhất định, mỗi lần năm mới âm lịch đến. Trong dịp ấy, tất cả trẻ con Nam Việt, từ đứa giàu nhất đến đứa nghèo khổ nhất, từ đứa tân tiến nhất đến đứa lạc hậu nhất, cùng đồng cảm trong niềm trang trọng mơ hồ, vô danh tính, ồn ào, to lớn, độc nhất, gọi là ngày Tết.

Tết, cái từ ma thuật dường như chứa đựng niềm vui mênh mông của cả một dân tộc vô tưvui vẻ, mỗi lần một năm mới bắt đầu, lại quên bẵng đi tất cả mọi tai ương và khó khăn họ đã phải chịu đựng suốt năm qua và sẵn sàng khởi đầu lại cuộc sống trong hy vọng và niềm vui?

Vậy đâu là ý nghĩa của cái thực thể bí ẩn, kỳ lạ, mà người ta tôn sùng ngang như một vị thần và có một sức mạnh to lớn đến mức có thể gây cảm hứng trong mấy ngày cho cả một dân tộc cùng sống chung những tình cảm, có thể nói tạo nên một tâm hồn cộng đồng, nhất là đem lại cho họ niềm tin mỗi lần lại bừng sống lại mà ta đôi khi rất cần trong một cuộc tồn sinh thường rất khó khăn và bấp bênh?

Ngày Tết còn hơn là một ngày đầu năm rất nhiều, vả chăng nó kéo dài hơn một ngày, và nếu ta tính cả những chuẩn bị trước đó cùng những cuộc vuigiải trí tiếp sau, thì có thể nói nó kéo dài ít nhấtba tuần. Dù sao, tâm trạng nó gây ra không dễ bị xoá đi trong một ngày và nghiên cứu nó quả là điều rất thú vị để hiểu được tất cả tầm quan trọng của sự trọng thể có thể coi là có tính chất quốc gia này, nếu điều đó không đồng thời cũng có ở Trung Hoa, nước Trung Hoa thật sự là Trung Hoa, nếu không phải là nước Trung Hoa Âu hoá một cách mơ hồ đang mỗi ngày kiên trì tự phủ nhận chính mình kia.

chuc-tetBởi nước Trung Hoa mới, sau một cuộc tranh luận hăng say về những bất tiện và lợi ích của âm lịch và dương lịch, đối chọi người trẻ và người già, vừa mới ban hành sắc lệnh áp dụng Tây lịch và bãi bỏ lịch Tàu xưa, cũng tức là bỏ luôn cái Tết. Nhưng ta có thể đoán trước rằng tập tục rồi sẽ mạnh hơn luật pháp và kết quả của cuộc cải tổ này là người Trung Hoa từ nay sẽ có đến hai cái Tết: cái Tết nhà nước nó sẽ không phải Tết thật và cái Tết thật không còn là Tết nhà nước, nhưng sẽ không vì thế mà không vượt hơn hẳn cái Tết kia về mọi mặt uy tín và mọi vẻ rực rỡ vốn gắn liền với một truyền thống nhiều nghìn năm.

Nghĩa là cái Tết ở nước Nam và ở Trung Hoa còn sống lâu dài. Dù những người đổi mới có hăng hái đến mấy, nếu đến một ngày nào đó họ có thể đi đến chỗ hạn chế nó lại trong những mức độ vừa phải - điều cũng chẳng có gì là xấu - họ sẽ không bao giờ xoá bỏ nó được hoàn toàn để thay bằng ngày đầu năm Tây. Trong dịp Tết, niềm vui của nhân dân vẫn sẽ tiếp tục được biểu hiện qua những tràng pháo đinh tai nhức óc và bất tận. Và nói cho cùng, nếu nhân dân tìm thấy ở đấy cái cớ để bằng lòng, thì tại sao lại tước đi mất của họ nguồn vui và khích lệ? Cuộc sống của họ nào có tươi vui gì cho lắm để mà bỏ phí đi cái dịp thoả thích chung và vô danh tính này.

Vả chăng Tết không phải là không có ý nghĩa, cố thử tìm ra "triết lý" từ đó chẳng hề là trò chơi trí óc dễ dàng.

Một trong những đặc điểm của tư duy nước Trung Hoa và nước Nam là xác lập một mối quan hệ chính xác, một kiểu song hành giữa các hiện tượng của tự nhiên và các sự kiện nhân sinh. Chúng ảnh hưởng lẫn nhau và hệ quả của mối tương quan đó là cái điều vô cùng mong manhhạnh phúc của con người. Vậy nên con người cần thường xuyên hành xử sao cho phù hợp với các quy luật của tự nhiên, vốn cũng là những quy luật của đạo lýtinh thần, để cho các hiện tượng của tự nhiên diễn ra theo đúng trật tự vốn có của chúng và không có nhiễu loạn nào cản trở dòng chảy bình ổn của cuộc sống và hạnh phúc của con người.

Sự nối tiếp của các mùa là một hiện tượng tự nhiên hết sức quan trọng, nhất là đối với một dân tộc nông nghiệp. Theo những quan niệm cổ xưa về vũ trụ, kết thúc của mùa đông và bắt đầu mùa xuân được đánh dấu bằng một giai đoạn đổi mới chung trong đó tự nhiên và các sinh vật dường như được tái sinh. Con người cần đồng cảm với tự nhiên trong đà tái sinh mừng vui ấy. Họ phải đón mừng một cách xứng đáng "mùa xuân mới" đến. Trong mấy ngày do truyền thống đã quy định, dường như họ phải tự đổi mới mình toàn vẹn, tẩy bỏ đi con người cũ của mình trước đây và tự trang bị cho mình một linh hồn mới, xua đi khỏi tâm trí mọi ý nghĩ u sầu, chỉ có toàn những ý nghĩ tốt đẹp, chỉ nói những lời đáng yêu, gác lại mọi hằn thù và oán hận, bày tỏ đối với mọi người, ngay cả với những kẻ thù tệ hại nhất của mình, những tình cảm khoan dungưu ái. Bằng cách đó họ góp phần vào sự hài hoà của vũ trụ, và do đó cũng là vào hạnh phúc của xã hộihạnh phúc của chính mình. Mọi lời nói không hay thốt ra, mọi thái độ khó chịu bày tỏ, mọi cử chỉ không phải lối phạm phải trong những ngày Tết không chỉ là thiếu phép lịch sự vào thời điểm đặc biệt tốt lành này trong cả năm, mà còn là một sự phản nghịch đối với tự nhiên, và do vậy, có thể mang lại tai họa cho kẻ phạm phải.

Sự mê tín của dân gian càng tô đậm thêm và coi tất cả những gì diễn ra trong những ngày đầu năm này là có ảnh hưởng một cách bí ẩn tốt lành hay tai hại đối với cả năm.

Vậy nên trong buổi sáng ngày mồng một Tết, người khách đầu tiên bước chân vào một gia đình được coi như là mang lại hạnh phúc hay vận rủi cho cả năm, tuỳ theo chỗ tự anh ta là một người có may mắn hay mang vận xấu, tùy theo vị trí xã hội, thanh danh, gia sản của anh ta, con cháu anh ta đông vui hay hiếm mọn, đến ngay cả tình trạng tâm trítính cách của anh ta nữa và "vận may" của anh ta đang nhiều hay ít. Một người đang có tang, vừa trải qua những chuyện xui xẻo, đang có những điều thất vọng trong công việc sẽ rất thận trọng tránh bước chân ra đường trong buổi sáng hết sức trang trọng ngày hôm đó, e sẽ mang theo mình số đen. Để không phải phó mặc cho sự tình cờ đưa đến nhà mình vị khách đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc của cả gia đình, thông thường các cuộc viếng thăm này được thu xếp trước: người ta chọn trong số những người họ hàng hoặc bạn bè một người nào đó được coi là người hạnh phúc, giàu có, khoẻ mạnh, con cháu đông đúc... và đề nghị họ đến vào buổi sáng sớm để làm vị sứ giả mang đến hạnh phúc.

Hạnh phúc! Ước mơ về hạnh phúc ám ảnh đầu óc và trí tưởng tượng của mọi người. Ở xứ sở này, mỗi lần năm mới đến, người ta lại nói đến hạnh phúc, lại mời gọi, lôi kéo nó đến, người ta lại hình tượng hóa nó bằng trăm nghìn kiểu khác nhau. Người ta ngợi ca nó trên các lời ghi và câu đối viết trên giấy điều trang trí các bức tường và các cánh cửa. Và vì màu đỏ là màu sắc đặc biệt của hạnh phúc, xác pháo đỏ và những cánh hoa đào màu hồng rải dày trên các sân nhà và các bàn thờ. Cả con người nữa cũng mang một diện mạo tươi cười, đon đả, một thái độ vui sướng như để cố níu giữ niềm hạnh phúc vốn rất mong manh và khó nắm bắt, giống như con chim vàng anh đậu trên cành liễu, cất tiếng hót một lúc và lại chuyền mất sang những cành khác. Và thật là vô cùng xúc động cái niềm hướng vọng ấy của cả dân tộc vươn tới một cảnh sống tốt đẹp hơn mà họ mơ tưởng song chẳng phải bao giờ cũng đạt được.

Tết là gì? Tết là tiếng gọi mênh mông của tất cả những người con của nước Nam, trong dịp đổi mới toàn bộ của đất trời và của muôn vật, gào lên niềm tin vào cuộc sống cùng niềm khát khao hạnh phúc và an vui của mình.

Nó còn là điều khác nữa. Nó là sự thánh hoá, là biểu dương, ngợi ca tôn giáo gia đình và sự thờ cúng tổ tiên. Và với tính chất đó nó là một thiết chế gắn liền ngay với cấu trúc gia đìnhxã hội nước Nam. Chính trong ngày Tết toàn bộ gia đình cùng nhau sum họp và thực sự sống một cuộc sống chung, - gia đình nước Nam, gồm có: cha, mẹ, anh em, chị em, nhiều khi cả chú bác cô dì và ông bà nội ngoại, và đôi khi cả ông bà cố, mọi người cùng chung dưới một mái nhà. Những gia đình mà các thành viên phân tán suốt năm trong ngày này gặp lại nhau đông đủ dưới con mắt nhìn của tổ tiên mà các bài vị được dở ra trên bàn thờ trang trí rực rỡ, ngày đêm sáng choang đèn nến và mịt mù hương khói, chất đầy những nén vàng và bạc, những món quà của con cháu dâng lên linh hồn tổ tiên để họ sử dụngthế giới bên kia.

Bởi Tết không chỉ là ngày lễ của người sống, nó còn là, chủ yếu là ngày lễ của những người chết. Chính trong ba ngày Tết những người đã chết thực sự tham dự vào cuộc sống của gia đình và con cháu mình. Ngày hôm trước đó, bằng một lễ nhỏ người ta thỉnh rước tất cả họ về cùng dự Tết với gia đình. Rồi mỗi ngày hai lần người ta mời họ dùng hai bữa ăn chính, chưa kể các cuộc cúng dâng trà, hoa quả, bánh trái. Cuối ngày thứ ba hay thứ tư, là lễ lớn tiễn đưa và các linh hồn được coi như trở về thế giới bên kia, mang theo những lời chúc tụng và những lời tâm sự của người thân mà họ vừa chia sẻ cuộc sống trong mấy ngày và bây giờ họ để lại ở thế giới bên này, nhưng vẫn luôn theo dõi, ban phúc bảo bọc.

Suốt những ngày Tết, những người đã chết sống lẫn với người sống đến mức những người họ hàng và bạn bè đến thăm một nhà nào đó không bao giờ quên trước hết đến cúi lạy trước bàn thờ tổ tiên, bằng cách đó dâng lời chúc tụng đến những người đã chết trước khi chúc người sống. Và nếu có điều hơi khó chịu ngày Tết đôi khi để lại cho một số người trong chúng ta, thì đấy là cái cảm giác mỏi lưng vì phải lặp đi lặp lại động tác cúi lạy suốt ba ngày đến mệt nhừ!

Song tóm lại, cuộc lễ mà tôi vừa cố gắng trình bày ý nghĩa nghi thức và biểu trưng đó, đánh dấu trong đời sống của mỗi người một giai đoạn hạnh phúc được may mắn mỗi năm lại tái diễn một lần. Được sống đôi ngày trong niềm hoan hỉ chung, tự mình cảm nhận được niềm vui hồn nhiên, vô tư là mà đặc biệt dễ lây truyền ấy, được hòa nhập cả tư tưởng và tình cảm với tất cả những con người trong nòi giống của mình, quả thật không phải là một niềm hứng khởi nhỏ, và chính ngày Tết đem lại cho ta điều đó. Hãy biết ơn ngày lễ ấy!

Đối với tôi nhớ lại những ngày thơ ấu và niên thiếu xa xôi, Tết bao giờ cũng để lại trong tôi những ký ức dễ chịu. Nếu một ngày nào đó phải bỏ phiếu xoá bỏ nó đi, thì mặc tất cả những lý lẽ hay ho người ta có thể đưa ra để biện minh, tôi tin rằng tôi sẽ bỏ phiếu chống, dù có phải mang tiếng là một kẻ bảo thủ ngoan cố hay hỗn xược.

Nguồn: Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp (1922 - 1932) - NXB Tri Thức 2007


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/02/2016(Xem: 9805)
05/02/2013(Xem: 23432)
18/01/2014(Xem: 6867)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.