Ngắm Hoa Ngày Tết

06/02/20165:17 CH(Xem: 7624)
Ngắm Hoa Ngày Tết
blankNGẮM HOA NGÀY TẾT

Hoa-dao-9Tết đến nơi rồi. Bà xã đã đặt bánh chưng bánh tét đầy đủ. Hôm nay tháp tùng vợ con đi chợ Tết mua hoa mua mứt, nghe bà xã trầm trồ: " Tiệm này có chậu hoa đẹp quá! Anh nhìn chậu mai vàng kia kìa..." Ngắm hoa xuân lòng khoan khoái chợt tôi nhớ tới hai câu thơ của Tuệ Trung: 
" Tự đắc nhất triêu phong giải đống,
 Bách hoa nhưng cựu lệ xuân đài. "
Xin tạm dịch:
"  Một thoáng gió về băng giá hết,
 Trăm hoa y hẹn rộn xuân đài. "
Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291) tên là Trần Tung. Trần Tung từng lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông đời nhà Trần. Tuệ Trung cũng nghiên cứu Thiền học, là cao đồ của Thiền Sư Tiêu Dao. Sách Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục sưu tầm ghi lại những lời thuyết pháp và những bài thơ thiền của Tuệ Trung. Hai câu thơ trên ở trong bài Nhập Trần có trong sách Ngữ Lục nói trên. Bài thơ như sau:
Nhập Trần
Thiều thiều khoát bộ nhập trần lai
Hoàng sắc my đầu đỉnh đỉnh khai
Bắc lý ưu du đầu mã phúc
Đông gia tán đản nhập lư thai
Kim tiên đả sấn nê ngưu tẩu
Thiết sách khiên trừu thạch hổ hồi
Tự đắc nhất triêu phong giải đống
Bách hoa nhưng cựu lệ xuân đài.

Tạm dịch:

Nhập Trần
Sa bà cát bụi bước đường xa,
Lầu gác vàng son trước mắt bày.
Xóm Bắc lông bông chui bụng ngựa,
Nhà Đông lơ láo nhập thai lừa. (1)
Roi vàng đánh đuổi trâu bùn chạy, (2)
Dây sắt lôi con hổ đá về. (3)
Một thoáng gió về băng giá hết,
Trăm hoa y hẹn rộn xuân đài.
Quảng Trí Nguyễn Bỉnh Quân dịch.

Bài thơ này đại ý nói người trong cõi Sa bà (hay Ta bà) buông lung sáu căn chạy theo sáu trần, những tưởng sẽ mãi mãi vui chơi ở chốn lầu vàng gác tía xa hoa diễm lệ, ai dè thân trụy lạc rốt cuộc lại đầu thai làm thân ngựa thân lừa, trầm luân trong sanh tử; nhưng nếu biết khéo nhiếp phục sáu căn thì khi thời tiết đến tự nhiên giác ngộ ví khi xuân về gió thổi băng tan trăm hoa đua nở rộn ràng.


Bà xã quay ngoắt lại thấy tôi còn đứng đó bèn giục: " Mình đi mua mứt trước rồi đi ăn cơm tấm kẻo con nó đói rồi. Xong quay lại ngắm hoa nữa cũng được anh ơi. "



Chú thích:
(1) Ba câu số hai, ba, và bốn có thể lý giải theo điển tích chép trong sách A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa phần 125, tập 249:
" (Sao): Ưng đọa súc sanh giả, mã phúc, lư thai, nhận vi đường vũ.
(鈔)應墮畜生者,馬腹驢胎,認為堂宇。
(Sao): Kẻ đáng đọa súc sanh, sẽ ngỡ bụng ngựa, thai lừa là nhà to, điện lớn.
 Đây là kẻ đến đầu thai trong loài súc sanh, thấy hiện tượng gì? Thấy cung điện hoa lệ, chỗ ở rất hào nhoáng, xa hoa. Đã trông thấy bèn hết sức yêu thích, tiến vào đó để ngắm nghía. Hễ tiến vào bèn nhập thai, biến thành súc sanh. Chuyện này trong bút ký hoặc tiểu thuyết của cổ nhân, hoặc trong những ghi chép về nhân quả báo ứng cũng có nói rất nhiều. Chúng ta hãy dành thời gian để đọc, xác thực là có tác dụng cảnh giác rất lớn đối với chính mình. "
Trích từ A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa
Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo duyệt: Minh Tiến, Huệ Trang và Đức Phong.
(2) Thiền tông có những bức tranh thập mục ngưu đồ nổi tiếng nói về các giai đoạn chăn trâu từ đầu tới lúc thuần thục tức là các giai đoạn tu hành từ sơ cơ tới triệt ngộ. Tuệ Trung dùng hình ảnh con trâu Việt Nam thích ngâm bùn trong đầm lầy . Con trâu bùn ở đây lúc đầu còn hung hăng đi phá lúa mạ người nên phải lấy roi quất cho chừa. 
(3)  Trong lăng tẩm của các vị vua Trần triều thường có tạc tượng hổ đá trấn giữ, trừ tà yểm quái. Hình tượng cọp tượng trưng cho vô uý, cho sức mạnh của niềm tin.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/02/2016(Xem: 9805)
05/02/2013(Xem: 23432)
18/01/2014(Xem: 6867)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.