Xuân về thay áo mới

19/02/20163:35 SA(Xem: 8930)
Xuân về thay áo mới
blank

XUÂN VỀ THAY ÁO MỚI
Nguyên Cẩn


ĐHoa Nguyen Hue 4Ngày xuân, như người ta thường nói, là lúc mà “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”, vì đó là thời khắc chúng ta sum họp quanh mâm cơm gia đình, chúc mừng năm mới và diện những chiếc áo mới cũng như mong cầu những điềm lành cho ngày tháng sắp đến. Nói như thi sĩ Huy Cận:

Sớm nay khoác áo màu vô định
Ra gặp mùa xuân đến giữa đàng.
(Áo xuân)

Và thế là từ thôn quê đến thành thị, nhìn đâu cũng rực rỡ sắc màu của những “bộ cánh” lộng lẫy, sang trọng hay ít ra nếu nhà nghèo thì cũng tươm tất, gọn gàng. Nhưng cả xã hội ngập tràn trong những chiếc áo mới ấy có làm vơi đi tình trạng bạo lực giữa người và người trong đời sống hiện nay, có làm sạch hơn những bữa cơm đầy “phụ gia” bí hiểm trong từng cọng rau con cá, những chiếc áo ấy có làm sáng lên trong tâm hồn người ta, nhắc nhở cảm nhận về cái đẹp phải gắn liền với cái thiện, có làm cho nền văn hóa khai phóng hơn, nhân bản hơn không?

Tự mình làm trong sạch mình

Chúng ta nhớ câu chuyện trong kinh Ví dụ về tấm vải (Vatthùpama-sutta):

“Tôi nghe như vầy: Trong một lần Đức Thế Tôn lưu trú tại tu viện Kỳ Viên do ông Cấp-cô-độc xây ở khu rừng Kỳ-đà, gần Sāvatthi (Xá-vệ).

Lúc đó, Đức Phật nhìn xuống các Tỳ-kheo và nói: “Này các Tỳ-kheo”, và tất cả đáp lại rằng: “Dạ, thưa Đức Thế Tôn”. Đức Thế Tôn nói:

1. “Nếu một tấm vải bị dính đất hoặc dơ dáy bị một người thợ nhuộm nhúng vào thùng nhuộm - màu xanh, vàng, đỏ hay hồng - thì nó sẽ vẫn là tấm vải có màu nhuộm xấu và dơ dáy. Tại sao? Bởi vì tấm vải đó không sạch. Tương như tự vậy, này các Tỳ-kheo, khi tâm người không trong sạch, ắt hẳn một cuộc sống tương lai xấu đang chờ đợi”.

2. “Nếu một tấm vải hoàn toàn sạch được một người thợ nhuộm nhúng vào thùng nhuộm - màu xanh, vàng, đỏ hay hồng - thì nó sẽ trở thành tấm vải có màu nhuộm đẹp và sạch sẽ. Tại sao? Bởi vì tấm vải đó sạch. Tương tự như vậy, này các Tỳ-kheo, khi tâm người trong sạch, ắt hẳn một cuộc sống tương lai tốt đẹp đang chờ đợi”.

3. “Bây giờ, thế nào là sự ‘không trong sạch’ (không thanh tịnh, bất tịnh) của tâm? Sự tham lam - quá tham muốn - là một dạng bất tịnh của tâm; thù ghét, tức giận, oán cừu, đạo đức giả, hiểm độc, ghen tỵ, hám lợi, gian trá, lừa đảo, ngang bướng, kiêu căng, phóng đại, lười biếng là một dạng bất tịnh của tâm…”.

Phải xem lại chất liệu của tấm vải hôm nay

Nếu như thế thì tấm vải hiện nay trong tâm nhiều người trong chúng ta đang bị hoen ố nặng nề, hãy thử quán sát lòng mình và nhìn quanh xem: chúng ta đang ở trong một môi trường như thế nào? Tấm vải tâm hiện nay đã bị ô nhiễm vì “năm chướng ngại” hay “năm triền cái” như ngày xưa Phật đã dạy:

Tham dục (kāmacchanda); Ác tâm, thù ghét, sân hận (vyāpāda); Mệt mỏidã dượi, còn gọi là hôn trầm (thina-middha); Bất ổn và lo lắng, còn gọi là trạo hối (uddhacca-kukkucca); Hoài nghi (vicikicchā).

Năm đặc điểm này được xem là chướng ngại cho bất kỳ sự tiến bộ nào. Khi một người bị chi phối bởi năm chướng ngại này và không biết cách nào để loại bỏ chúng, thì người đó không thể nào hiểu, phân biệt được những điều đúng sai, tốt xấu. Xét hai đặc điểm đầu tiên, chúng ta thấy chỉ riêng tham dục đã làm người ta phạm nhiều tội lỗi. Người ta đã bất chấp mọi thủ đoạn tranh giành quyền lực, chức tước, bổng lộc, chạy quyền chạy chức,… Và vì sao người ta “chạy”, vì quyền sinh ra lợi. Vì người ta dễ dàng bù đắp chi phí cho việc “chạy” ấy. Đó là nguồn cơn của tham nhũng, biển thủ công quỹ, hình thành những “nhóm lợi ích” chi phối đặc quyền đặc lợi quốc gia. Cũng vì tham, người ta sẵn sàng làm hàng gian hàng giả, không tính đến số phận những người sử dụng chúng, kết quả là đời sống chung quanh hết sức ô nhiễm, từ môi trường, cho đến các loại thức ăn cho cả thân và tâm (!).

Đức Phật chưa bao giờ xem việc làm giàu là bất chính và mục đích quan trọng nhất của kinh doanh vẫn là làm sao đem lại tiện nghi cho người khác và nhận thù lao tương đương với phần công sức của mình. Những ai cho rằng Phật giáo chỉ quan tâm đến những ý tưởng xa vời, những tư tưởng tinh thầntriết học cao siêu và bỏ qua những phúc lợi về kinh tế và xã hội của mọi người, thì thật là sai lầm

Đức Phật thật ra quan tâm đến hạnh phúc của con người. “Đối với Người, hạnh phúc của con người không thể có được nếu không sống một cuộc đời thanh tịnh dựa trên nền tảng đạo đứctâm linh. Đức Phật cũng biết rằng tuân thủ cách sống như vậy là rất khó nếu điều kiện vật chất xã hội khó khăn. Phật giáo không xem hạnh phúc vật chất tự nó là cứu cánh mà chỉ là một phương tiện để đạt đến cứu cánh cao quý hơn” (Walpola Rahula - What The Buddha Taught - (Colombo, 1929). Điều đó có nghĩa đạo đức kinh doanh là không tìm kiếm siêu lợi nhuận, và nhất là làm ăn dối trá. Nguy hiểm nhất là không nên gây tổn hại cho khách hàng, không được phép làm những điều bất thiện.

Gian tráđạo đức giả cũng là những từ gây bức xúc trong chúng ta vì phải chứng kiến một “bộ phận không nhỏ” tầng lớp công bộc tha hóa và suy thoái đạo đức. Chúng ta vẫn được nghe nhiều con số đẹp về gia đình văn hóa, nếp sống văn minh,… trên các phương tiện thông tin, nhưng cũng hàng ngày chúng ta nghe bao nhiêu chuyện ngang trái, sai quấy trong xã hội và trong bộ máy công quyền, gây ra bao nhiêu bất công, làm cho phân hóa giàu nghèo ngày một lớn. 

Đức Phật từng chỉ ra được những nguyên nhân khiến toàn thể đất nước có thể trở nên suy đồi, và bất hạnh khi những người cầm đầu chính quyền cai trị, đứng đầu là “vua”, các bộ lại và quan chức, (bây giờ là nhà nước cầm quyền) trở nên thối nát và suy vong. Muốn “tấm áo” cho dân một nước được “tịnh hóa”, cần phải có những con người cầm quyền có tầm và quan trọng nhất là có tâm, nghĩa là tâm trong sáng, thực thi chính sách cai trị công bằng. Nghĩa là chúng ta phải bắt đầu “làm sạch” tấm vải tâm tầng lớp lãnh đạo nếu muốn những chính sách an dân thực thi hiệu quả.



Như đã nói ở trên, vì thói làm ăn gian dối của một “bộ phận số không nhỏ” thương buôn, chúng ta đang bị nhiễm độc từ chính thức ăn hàng ngày. Nhìn dưới lăng kính nhà Phật về bốn loại thức ăn, chúng ta thấy gì? Như trên đã nói, những thức ăn đi vào miệng của chúng ta - đoàn thực - đang bị nhiễm độc vì các loại hóa chất phụ gia. Điều đáng báo động hơn là thực phẩm dành cho tâm ta - xúc thực - bị tác động mãnh liệt khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần. Qua truyền hình, internet, facebook…, hàng ngày hàng giờ chúng ta nghe và xem bao nhiêu hình ảnh bạo lực, bao nhiêu bất công còn tồn tại trên thế giới này và ngay trong lòng xã hội ta. Hơn nữa, chúng ta thường ít sống trong chánh niệm nên lại phải “hấp thụ” rất nhiều độc tố

Đọc hay xem xong những thông tin ấy, chúng ta chán nản, lo lắngghê sợ. Còn loại thức ăn thứ ba - tư niệm thực - thì sao? Những ước mơ bây giờ không còn hướng thượng nữa mà nhiều người mong mau giàu bất chấp thủ đoạn, làm ít hưởng nhiều, hình ảnh trọc phú hay quan tham không còn xa lạxã hội không lên án đủ mạnh để họ chùn bước. 

Thần tượng của nhiều người hôm nay ngoài những “đại gia” phô trương sự giàu sang, là mấy anh kép hay cô đào tấu hài trên sân khấu, những ca sĩ mà không ít người thiếu tư cách, kiếm tỷ nọ tỷ kia, nhà cao cửa rộng, thậm chí xuất hiện tình trạng những trí thức “rởm” có bằng tiến sĩ mà không phải học hành gì! Chúng ta phải hiểu rằng ước muốn lành mạnh sẽ giúp ta tích lũy năng lượng để thực hiện hoài bão. Nhưng có những loại tư niệm thực như danh, lợi, tài và sắc làm cho ta khổ đau suốt đời. Làm sao “thanh tịnh hóa” ước mơ của mình, như: muốn được mạnh khỏe và tươi vui, muốn đóng góp cho gia đìnhxã hội, muốn bảo vệ thiên nhiên, tu tập để chuyển hóa, để thành một bậc giác ngộ độ thoát cho đời v.v… - những tư niệm thực hướng thiện, đưa tới an lạc, hạnh phúc.

Cuối cùng chúng ta biết rằng mình là sự biểu hiện của thức, gồm có y báochánh báo. Chánh báocon người gồm năm uẩn của ta và y báo thuộc hoàn cảnh chung quanh ta. Nếu tâm thức ta đã tiếp nhận những thức ăn độc hại, thì nay tâm thức ta biểu hiện ra y báochánh báo không lành. Những gì ta tiếp xúc bằng ngũ căn, ngũ trần đều như muôn sông chảy về biển cùng với những vô minh, hận thù và buồn khổ của ta đều trở về biển cả của tâm thức ta. Vì vậy, ta phải biết mỗi ngày chúng ta nhận vào tâm thức những món ăn nào. Chúng ta cho nó “ăn” từ, bi, hỷ, xả hay là chúng ta cho nó ăn năm triền cái đã liệt kê trên?

Chúng tangạc nhiên không khi Việt Nam được xếp hạng 124/125 nước đáng sống hiện nay theo báo cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc, chỉ hơn mỗi Lybia? (Người ta xem xét 7 phương diện là đóng góp về khoa học công nghệ, đóng góp về văn hóa, đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, đóng góp về y tế sức khỏe - từ văn hóa đến đóng góp để cải thiện hành tinh và nâng cao sức khỏe cộng đồng). Chúng ta hiểu rằng mỗi tấm vải dệt nên chiếc áo chúng ta đều đang có vấn đề trầm trọng!

Làm sao tăng sức đề kháng trước sự xâm thực của môi trường?

Muốn có sức khỏe tốt, ngoài việc phảithực phẩm tốt cho cả thân và tâm, chúng ta phải “tập thể dục” cho tinh thầntrí não nhằm tăng sức đề kháng.

“Một Tỳ-kheo đã đạt tới trạng thái về giới hạnh (giới), về tu tập tâm (định) và về trí tuệ (tuệ) như vầy, và nếu không còn chướng ngại đối với người ấy (trong đời sống tâm linh), người ấy có thể dự phần trong một bữa cơm ngon nhất với đầy đủ nước xốt và cà-ri. Đơn giản giống như một tấm vải dính đất và dơ dáy, nhúng vào trong chậu nước trong, nó sẽ trở thành sạch và không còn dơ dáy; cũng như miếng vàng, nhúng luyện qua lò lửa, nó sẽ trở thành sạch” (Kinh Ví dụ về tấm vải).

Làm sạch tấm vải nghĩa là phải tịnh hóa tâm mình và chỉ cần làm sạch nó, ta sẽ hội kiến Niết-bàn. Nói một cách thực hành, ta phải dùng chánh niệmchánh định xem xét hàng ngày hàng giờ hàng phút thậm chí từng sát-na để soi rọi nhận thứcđiều chỉnh hành vi của mình. Chúng ta biết lý tưởng là nguồn thực phẩm quan trọng - tư niệm thực, (volition). Nếu chúng talý tưởng thì có con đường đi tới. Nhưng để nuôi dưỡng lý tưởng, chúng ta cần có một môi trường, hay tâm thức cộng đồng - thức thực (collective consciousness). 

Do đó phải lánh xa kẻ xấu ác, phải thân cận người hiền. Nghĩa là chúng ta phải tịnh hóa bản tâm mình trước và tương tác với tha nhân trong quan hệ hàng ngày, và phải làm thế nào để họ cũng cảm nhận cái tốt cái thiện vẫn còn trong mỗi con người ở cuộc sống hiện tại này. Tại sao nhân loại luôn kính phục người Nhật kể cả khi họ bị chiến tranh hay thiên tai tàn phá, vùi dập? Vì tinh thần của họ, vì thái độ tôn trọng cộng đồng và yêu quý sự sống của họ. Nói đến họ là người ta nhớ đến một nước Nhật “sạch” trong quan hệ con người, trong môi trường tương sinh… Còn chúng ta? Phải dạy muôn dân mình từ trẻ thơ đến người già bài Pháp cú (câu 217):

Ai nội tâm trong sạch/ Mỗi ngày đều hạnh phúc/ Mỗi ngày đều thiêng liêng/ Sạch sẽ, nghiệp thanh tịnh/ Giữ mình theo nghi luật/ Vì vậy Bà-la-môn/ Hãy đến tắm ở đây/ Yêu thương mỗi chúng sinh/ Không nói dối, sát sinh/ Không trộm cắp, keo kiệt/ Sống trong niềm tin nhau.

Chúng ta có thể thay Bà-la-môn bằng từ ngữ chỉ bất kỳ giai cấp nào, miễn là con người…

Được như thế, xã hội với những con người mang tâm thức hướng thiện sẽ sống vui cùng nhau, biến nơi ta ở thành một thiên đường trên mặt đất vì ta đã gặp Niết-bàn trong ta. Ngày ấy:

Ta vận tấm xuân đi hớn hở
Tâm tư ngào ngạt hiến dâng đời
Thân cũng hát lừng cao nhịp lửa
Hoa thiên thu hẹn nở cùng môi.
(Huy Cận - Áo xuân)

Nguyên Cẩn | Văn Hóa Phật Giáo

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/02/2015(Xem: 7941)
22/01/2015(Xem: 8327)
21/01/2023(Xem: 1411)
04/02/2019(Xem: 6362)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.