Đạo Phật Với Các Tôn Giáo Và Khoa Học

06/08/201312:00 SA(Xem: 43128)
Đạo Phật Với Các Tôn Giáo Và Khoa Học

ĐẠO PHẬT VỚI CÁC TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC 
(Trích dẫn)
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma 
Trích dịch: Tuệ Uyển


Mọi người, do bởi tính tự nhiên, có một cảm nhận về tự ngã và, với điều ấy, [họ]trải qua những hiện tượng có thể biết được với một cảm giác khổ đau, vui sướng, hay trung tính

Everyone, by nature, has a feeling of self and, with that, experiences knowable phenomena with a painful, joyful, or neutral feeling.

Do bản chất tự nhiên, tất cả chúng ta thích an lạc hạnh phúc và không thích bất hạnh cùng đau khổ. Cũng không cần phải chứng minh điều này. Trên căn bản này, chúng ta có thể nói về quyền của mọi người để có một đời sống hạnh phúc và vượt thắng khổ đau.

By nature, we all like happiness and dislike unhappiness and pain. There is no need to prove this either. On this basis, we can speak of everyone’s right to have a happy life and to overcome suffering.

Có hai đặc trưng của đau đớnvui sướng. Một liên hệ với kinh nghiệm cảm giác thân thể vật lý và một với thể trạng tinh thần

Now, there are two categories of pain and pleasure. One is linked with physical sensory experience and one with the mental level. 

Chúng ta có thể trải qua sự đớn đau thể xác, nhưng với sự an lạc tinh thần, và tại những thời điểm khác, tình trạng thân thểtốt đẹp, nhưng thể trạng tinh thần của chúng ta chứa đầy lo lắng và không hài lòng.

 We can experience physical pain, but with mental happiness, and at other times, our physical level is OK, but our mental level is filled with worry and dissatisfaction.

Một số người với vô số căng thẳng, lo lắng, ganh đua, ganh tị, thù hận, dính mắc – những thứ này đưa đến khổ não tinh thần

Someone with lots of stress, worry, competitiveness, jealousy, hate, attachment – these bring mental unhappiness.

Nếu chúng ta lãng quên trình độ nội tại, đời sống không thể có hạnh phúc an lạc

If we ignore the inner level, life may not be happy.

Trong thời xưa, người ta dùng tín ngưỡng để mang đến hy vọng và thoãi mái khi họ đối diện với những tình cảnh chán chường – những vấn nạn ngoài tầm kiểm soát của chúng tatuyệt vọng

In ancient times, people used faith to bring hope and comfort when they faced desperate situations – problems beyond our control, hopelessness.

Một người bạn Do Thái đặt để chúng một cách thú vị: “Cái tôi” là gì? Tôi đến từ nơi nào? Tôi sẽ đi về chốn nào? Mục tiêu của cuộc đời là gì? Đây là những câu hỏi chính. Những câu trả lời đến những điều này ở trong hai đặc trưng: thuyết hữu thầnthuyết vô thần.

One Jewish friend put them nicely: What is “ I”? Where do I come from? Where will I go? What is the purpose of life? These are the main questions. The answers to these are in two categories: theistic and non-theistic.

Ấn Độ, ba nghìn năm về trước con người đã cố gắng để tìm một câu trả lời đến [câu hỏi] “cái tôi” là gì, ngã là gì? Theo những kinh nghiệm thông thường, thân thể khi trẻ có một sự biểu hiện và hình dáng khác hơn khi già. Tâm thức cũng thế, trong từng giây phút là khác biệt. Nhưng chúng ta có một cảm giác tự nhiên của “cái tôi” – khi “tôi” trẻ, khi “tôi” già. Do thế, phải có một chủ nhân ông của thân thểtâm thức. Chủ nhân ông phải là điều gì ấy độc lập và thường tại, không thay đổi, trong khi thân thểtâm thức đổi thay. Thế nên, ở Ấn Độ, ý tưởng về một cái ngã, một linh hồn, một “atman” – được sinh ra [từ đấy]. Khi thân thể không còn có thể dùng được nữa, một linh hồn vẫn duy trì ở đấy. Đấy là câu trả lời cho [câu hỏi] “cái tôi” là gì.

In India, three thousand years ago people tried to find an answer to what is “I,” what is the self? According to common experience, the body when young has a different appearance and shape than when old. The mind also, within minutes is different. But we have a natural feeling of “I” – when “ I” was young, when “I” was old. Therefore, there must be an owner of the body and the mind. The owner must be something independent and permanent, unchanging, while the body and the mind changes. So, in India, a self, a soul, an “ atman” – that idea comes. When the body is no longer usable, a soul remains there. That is the answer of what is “I.”

 

Linh hồn đến từ chốn nào? Nó có khởi đầu và kết thúc hay không? Không có khởi đầu thì khó chấp nhận, và vậy thì phải có một sự khởi đầu, giống như có một sự bắt đầu của thân thể này. Và vì thế Thượng Đế tạo nên linh hồn. Và như để có sự kết thúc, chúng ta hình thành sự hiện diện của Thượng Đế hay cuối cùng hòa tan trong Thượng Đế. Những tôn giáo Trung Đông – buổi đầu của Do Thái Giáo, Ki Tô Giáo, và có thể là Ai Cập – tin tưởng sự sống sau khi chết. Nhưng, đối với Do Thái Giáo, Ki Tô Giáo, và Hồi Giáo, chân lý căn bảnThượng Đế, đấng Tạo Hóa. Đấy là nguồn cội của mọi thứ. Thượng Đế đó phải có năng lực vô giới hạn và vô hạn chế từ ái và bi mẫn. Mỗi tôn giáo xác nhận một lòng từ bi vô hạn, như Thánh Allah. Và Thượng Đế là vượt ngoài kinh nghiệm, chân lý tối hậu. Đó là tôn giáo hữu thần.

Where does the soul come from? Does it have a beginning or not? No beginning is difficult to accept, and so there must be a beginning, like there is a beginning to this body. And so God creates the soul. And as for the end, we come into God’s presence or eventually we absorb into God. Middle Eastern religions – early Jewish, Christian, and maybe Egyptian – believe in an afterlife. But, for Jewish, Christian, and Muslim, ultimate truth is God, the Creator. That is the source of everything. That God must have limitless power and limitless compassion and wisdom. Every religion asserts infinite compassion, like Allah. And God is beyond our experience, ultimate truth. That is theistic religion.

Khoảng 2600 năm trước đây, Đức Phậtkhai tổ của Kỳ Na Giáo Mahavira, xuất thế. Không ai trong họ đề cập đến Thượng Đế, nhưng thay vì thế nhấn mạnh một cách đơn giản đến nhân quả. Do vậy, một nhánh của Số Luận Sư và cả Kỳ Na Giáo lẫn Phật Giáo là những tôn giáo vô thần.

Around 2600 years ago, Buddha and the Jain founder, Mahavira, came. Neither of them mentions God, but emphasized instead simply cause and effect. Thus, one category of Samkhya, and both Jainism and Buddhism are non-theistic religions.

Trong những tôn giáo vô thần, Phật Giáo nói rằng mọi thứ đến từ nguyên nhân và những điều kiện của chính nó (nhân duyên), và bởi vì điều ấy, một trong những bản chất tự nhiên chính của nguyên nhânhiệu quả là đổi thay. Sự vật chẳng bao giờ đứng yên bất động. Do vậy, vì căn bản cho tự ngã hay “cái tôi” là thân thểtâm thức, những điều đang thay đổi luôn luôn một cách rõ ràng, và vì “cái tôi” dựa vào chúng, “cái tôi” phải cùng bản chất tự nhiên [với chúng]. Nó không thể không thay đổi và thường tại. Nếu căn bản đổi thay, điều gì được đặc trưng trên nó cũng phải thay đổi. Do vậy, không có một linh hồn thường tại, không đổi thay – “anatma”, vô ngã. Đây là khái niệm đặc trưng của Phật Giáo – mọi thứ phụ thuộc hổ tương và liên hệ. Vì thế, trong ba tôn giáo vô thần, mặc dù hai tôn giáo kia chấp nhận luật nhân quả, tuy thế họ xác nhận một cái ngã thường tại, không thay đổi.

Within non-theistic religions, Buddhism says that everything comes from its own causes and conditions, and because of that, one of the very natures of cause and effect is change. Things are never standing still. Therefore, since the basis for the self or “I” is the body and mind, which obviously are changing all the time, and since the “I” relies on them, the “I” must be of the same nature. It can’t be unchanging and permanent. If the basis changes, what is designated on it must also be changing. Therefore, there is no permanent, unchanging soul – “ anatman,” selfless. This is the unique Buddhist concept – everything is interdependent and related. So, within the three non-theistic religions, although the other two accept causality, nevertheless they assert a permanent, unchanging self.

 

Một linh mục Ki Tô Giáo hỏi tôi về tính không, trống rỗng, và tôi đã nói với ông ta rằng điều này không tốt cho ông. Nếu tôi dạy sự tương duyên sanh khởi hoàn toàn, điều này có thể tổn hại đến niềm tin mạnh mẽ của ông đối với Thượng Đế. Thế nên, tốt hơn cho những người như vậy là không nghe nói về tính không hay trống rỗng.

One Christian father asked me about emptiness, voidness, and I told him this is not good for him. If I teach complete interdependence, this might harm his strong faith in God. So it is better for such people not to listen to talk about voidness.

 

đại đa số những tôn giáo quan trọng có cùng sự thực tập giống nhau, chỉ khác về phương pháp và triết lý khác nhau, nhưng với cùng mục tiêu, đấy là nền tảng cho sự tôn trọng lẫn nhau. 

Since all major traditions have the same practice, just different methods and different philosophies, but with the same purpose, that is the ground for mutual respect.

Nếu một số phương pháp nào đấy của Phật Giáo từ sự thuyết giảng của tôi mà các bạn thấy hữu ích, thế thì hãy sử dụng chúng. Nếu chúng không lợi lạc, thôi thì hãy từ bỏ chúng.

If some Buddhist methods come from my lecture which you find useful, then use them. If they are not useful, then leave them.

Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả

To accept that other religions are legitimate may seem to compromise the integrity of one’s own faith, since it entails the admission of different but efficacious spiritual paths.

Không có sự hiện hữu của một tinh thần chân thành đa nguyên tôn giáo, thì sẽ không có hy vọng cho việc phát triển một sự hòa hiệp căn cứ trên sự thấu hiểu liên tôn chân thật.

Yet without the emergence of a genuine spirit of religious pluralism, there is no hope for the development of harmony based on true interreligious understanding.

Về mặt lịch sử, các tôn giáo đã trãi qua một chiều dài lâu xa, ngay cả tiến hành những cuộc chiến tranh, để mở rộng lập trường của họ về những gì mà họ nghĩ là một phương thức đúng đắn. Ngay cả trong chính trong phe phái của họ, các tôn giáo đã trừng trị một cách vô cảm những giọng nói không chính thống hay dị giáotruyền thống xem như phá hoại tính nguyên vẹn của những chân lý không thể xâm phạmniềm tin đặc trưng đại diện

Historically, religions have gone to great lengths, even waging wars, to impose their version of what they deem to be the one true way. Even within their own fold, religions have harshly penalized those heterodox or heretical voices that the tradition took as undermining the integrity of the inviolable truths that the specific faith represents.

Triết lý tổng thể của hành vi truyền giáo – đấy là, sự tập trung trên việc đem đến sự hoán đổi hành động của con người từ những tôn giáo khác nhau hay không tín ngưỡng – được đặt nền tảng trong ý tưởng của việc mang đến “một phương pháp chân chính” đến những ai mà đôi mắt của họ tiếp tục đóng kín. Trong một ý nghĩa, người ta có thể ngay cả nói rằng có một động cơ vị tha bên dưới sự thúc đẩy này để thay đổi những người thuộc tôn giáo khác thành tôn giáo của mình.

The entire ethos of missionary activity—that is, the focus on bringing about active conversion of people from other faiths or no faiths—is grounded in the ideal of bringing the “one true way” to those whose eyes remain unopened. In a sense, one might even say that there is an altruistic motive underlying this drive to convert others to one’s own faith.

Thí dụ, đối với tôi Đạo Phật là đệ nhất, nhưng điều này không có nghĩa là Phật Giáo là tuyệt nhất cho tất cả mọi ngườiChắc chắn là không. Đối với hàng triệu con người đồng loại của tôi, những hình thức giáo lý hữu thần đại biểu cho lộ trình tuyệt hảo nhất. 

For example, for me Buddhism is the best, but this does not mean that Buddhism is the best for all. Certainly not. For millions of my fellow human beings, theistic forms of teaching represent the best path.

Điều quan yếu là hành giả tôn giáo không nuôi dưỡng một sự vướng mắc vị kỷ trong niềm tin của mình.

It is critical that the religious practitioner harbors no egocentric attachment to his faith.

Một số người nói Thượng Đế, một số người nói không Thượng Đế - điều ấy không quan trọng. Điều quan trọng là luật nhân quả. Điều này là giống nhau trong tất cả mọi tôn giáo – không thực hành sự giết hại, trộm cướp, ngược đãi tình dục, dối trá. Những tôn giáo khác nhau có sử dụng những phương pháp khác nhau, nhưng người ta có cùng mục tiêu. Hãy nhìn ở những kết quả, không phải ở những nguyên nhân

Some say God, some say no God – that is not important. What is important is the law of causality. This is the same in all religions – don’t practice killing, stealing, sexual abuse, lying. The different religions may use different methods, but they all have the same purpose. Look at the results, not at the causes.

“Bạn sẽ ngạc nhiên khi một nhà lãnh đạo tinh thần, một tu sĩ Phật giáo lại nói điều này. Dù là vậy, nhưng tôi khá hoài nghi về sức mạnh của cầu nguyện. Bởi vì nếu những vấn đề được tạo ra bởi thượng đế thì ông ta sẽ có thể giải quyết chúng”.

 (Theo The Indian Express) http://giacngo.vn/phatgiaonuocngoai/2013/07/30/17D20B/

 

“Tuy nhiên, những vấn nạn trên thế giới này đã được tạo ra bởi chúng ta. Tôi nghĩ rằng thượng đế đang thấy rõ tình hình của chúng ta mà không giúp ích được gì. Chúng ta đã tạo ra những vấn đề này và do đó chúng ta phải giải quyết chúng. Thông qua hành động chớ không phải qua cầu nguyện. Tôi là một tu sĩ Phật giáochúng tôi tin vào cầu nguyệnthiền định. Nhưng chúng tôi cũng tin vào nghiệp. Tất cả mọi thứ đến từ hành động chớ không phải ước muốn hay cầu nguyện”.

(Theo The Indian Express)

 

“Các nhà lãnh đạo vĩ đại như Mahatma Gandhi, Nelson Mandela và thậm chí cả Martin Luther King đều theo đường lối bất bạo động của Ấn Độ vì nó là sức mạnh của chân lý và là dấu hiệu của sức mạnh…Đôi khi tôi nói với các bạn bè Ấn Độ rằng Ấn Độ đang xuất khẩu bất bạo động ra nước ngoài”.

(Theo The Indian Express)

 

“Hòa bình và bất bạo động cũng cần thiết ở trong nước. Nếu bạn muốn xuất khẩu nó, bạn nên tạo ra ở trong nước nhiều hơn. Tôi xem mình là một sứ giả của Ấn Độ bởi vì tôi rao giảng về bất bạo động. Hòa hợp tôn giáo đã hình thành ở Ấn Độ hàng ngàn năm trước, nhưng hôm nay chúng ta cần phải thúc đẩy nó nhiều hơn”.

(Theo The Indian Express)

 

Hòa bình nội tại liên hệ với từ bi. Tất cả những tôn giáo quan trọng có cùng thông điệptừ ái, bi mẫn, tha thứChúng ta cần một cung cách thế tục để thúc đẩy từ bi

Inner peace is related with compassion. All major religions have the same message – love, compassion, forgiveness. We need a secular way to promote compassion.

Đối với những người không tín ngưỡng – những ai không có sự quan tâm trong một tôn giáo đặc thù hay một số thậm chí không ưa tôn giáo – đôi khi họ cũng chẳng lưu ý đến từ bi, vì họ nghĩ rằng từ bi là một vấn đề tôn giáo. Điều này hoàn toàn sai lầm. Nếu bạn muốn nhìn vào tôn giáo như điều gì tiêu cực, đấy là quyền của bạn. Nhưng không có điểm nào để có một thái độ tiêu cực đối với từ bi.

As for nonbelievers – those who have no particular religious interest or some who even hate religion – sometimes they also have no interest in compassion, since they think that compassion is a religious matter. This is fully wrong. If you want to look at religion as something negative, that is your right. But there is no point in having a negative attitude toward compassion.

Hạt giống đầu tiên của từ bi đến từ mẹ của tôi, không phải từ Phật giáo. Sau khi học hỏi Phật giáo, nó chỉ đơn thuần tăng trưởng. Nếu chúng tôi không có một bà mẹ như thế hay nếu cha mẹ tôi đã ngược đãi tôi, thế thì hôm nay có lẽ khó khăn cho tôi thực hành từ bi.

The first seed of my compassion came from my mother, not from Buddhism. After studying Buddhism, it merely increased. If I didn’t have that kind of kind mother or if my parents had abused me, then today maybe it would be difficult for me to practice compassion.

Hạt giống của từ bi yêu thương là một nhân tố sinh học. Chúng ta cần nó để tồn tại.

The seed of compassion is a biological factor. We need it for survival.

Theo những nhà y khoa, họ thấy rằng càng thực tập từ bi, càng ít căng thẳng và băn khoăn và tâm thức càng hòa bình. Chúng ta có sự tuần hoàn máu tốt hơn và nó hạ thấp huyết áp của chúng ta. Trong vài trường hợp, hệ thống miễn nhiễm trở nên mạnh hơn. 

According to medical scientists, they found that the more we practice compassion, the less stress and anxiety and the more peace of mind we have. We have better blood circulation and it lowers our blood pressure. In some cases, the immune system gets stronger.

Từ bitha thứ là rất hữu ích cho sức khỏe và tuổi thọ.

Compassion and forgiveness are very helpful for health and long life.

Chúng ta cần thúc đẩy một cách thích đáng cho những giá trị nhân bản, không chỉ qua tôn giáo, mà cả qua sự giáo dưỡng thế tục. Nền học vấn hiện đại không chú ý đủ đến lòng nhiệt tình. Điều này là thiếu sót

We need proper promotion of human values, not just through religion, but through secular education. Modern education does not pay enough attention to warm-heartedness. This is lacking.

Chúng ta cần một phương pháp thế tục để thúc đẩy đạo đức thế gianThế tục không có nghĩa là chống lại tôn giáo hay không tôn trọng tôn giáo. Khi chúng tôi nói “thế tục”, nó giống như trong hiến pháp Ấn Độ. Thánh Gandhi nhấn mạnh tôn giáo thế tục: Ngài cẩu nguyện khắp các tôn giáo. “Thế tục” có nghĩa là không coi trọng một tôn giáo này trên một tôn giáo khác, mà có sự tôn trọng đến tất cả mọi tôn giáo, bao gồm cả những người không tín ngưỡng. Thế nên, chúng ta cần những đạo đức thế tục qua những phương pháp trần gian, trên căn bản của nền học vấn về những kinh nghiệm thông thường và những bằng chứng khoa học.

We need a secular way to promote secular ethics. Secular does not mean to be against religion or to have disrespect for religion. When I say “secular,” it is like in the Indian constitution. Gandhi emphasized secular religion: he did prayers from all religions. “Secular” means no preference of one religion over another, but to have respect for all religions, including for nonbelievers. Therefore, we need secular ethics through secular ways, on the basis of education about common experience and scientific evidence.

Qúy vị không thể mua sự bình an của tâm hồn. Không ai bán nó, nhưng mọi người muốn sự bình an của tâm hồn. Vì thế nhiều người dùng thuốc an thần, nhưng thuốc men thật sự cho một tâm tư căng thẳngtừ bi yêu thương. Do thế, những người theo chủ nghĩa duy vật chất cần từ bi yêu thương.

You can’t possibly buy peace of mind. No one sells it, but everyone wants peace of mind. So many people take tranquilizers, but the real medicine for a stressed mind is compassion. Therefore, materialistic people need compassion.

 

Sự bình an của tâm hồn là thuốc men bậc nhất cho sức khỏe tốt. Nó đem đến một sự cân bằng hơn cho những yếu tố vật lý

Peace of mind is the best medicine for good health. It brings more balance to the physical elements.

Nếu chúng ta thực hiện một nổ lực mạnh mẽ với từ bi yêu thương, rồi thì khi giận dữ đến, nó chỉ hiện diện trong một giây phút ngắn. Giống như có một hệ thống miễn nhiễm mạnh mẽ. 

If we make a strong effort in compassion, then when anger comes, it is just for a short while. It is like having a strong immune system.

Tất cả chúng ta cùng có khả năng giống nhau cho tính tốt, lòng hào hiệp. Thế nên hãy nhìn lại chính mình. Hãy thấy tất cả những khả năng tích cực

We all have the same potential for goodness. So look at yourself. See all the positive potentials.

Đời sống của chúng ta bắt đầu với từ bi. Do vậy, hạt giống của từ bi là mạnh hơn hạt giống của giận hờn. Thế nên, hãy nhìn chính mình một cách tích cực hơn. Điều này sẽ mang đến một tính tình tĩnh lặng hơn. Rồi thì khi những vấn nạn xãy đến, nó sẽ dễ dàng hơn.

Our life starts with compassion. Therefore, the seed of compassion is stronger than the seed of anger. Therefore, look at yourself more positively. This will bring a more tranquil mood. Then when problems come, it will be easier.

Khi chúng ta sắp đối diện với một nan đề, nếu chúng ta phân tích và thấy một cách để tránh nó hay để vượt thắng nó, thế thì không có gì để lo lắng. Và nếu chúng ta không thể vượt qua nó, thì lo lắng cũng không có ích gì. Hãy chấp nhận thực tế.

When we are about to face a problem, if we analyze and see a way to avoid it or to overcome it, there is no need to worry. And if we can’t overcome it, then there is no help from worrying. Accept reality.

Nếu quý vị lưu tâm đến những gì tôi nói, vậy hãy thể nghiệm với chính mình. Nếu quý vị không thấy gì hấp dẫn, thế thì hãy quên nó đi. Tôi sẽ rời đi ngày mai, nhưng những nan đề của quý vị sẽ vẫn ở với quý vị.

If you are interested in what I say, then experiment by yourself. If you have no interest, then leave it. I leave tomorrow, but your problems will stay with you.

Đương nhiên, mỗi tôn giáo có một ý nghĩa riêng biệt như bộ phận cốt lõi chân giá trị của nó. Ngay cả thế, tôi tin rằng có một khả năng chân thành cho sự thông hiểu hổ tương. Trong khi duy trì niềm tin đối với truyền thống của mỗi người, chúng ta có thể tôn trọng, ngưỡng mộ và cảm kích những truyền thống khác.

Granted, every religion has a sense of exclusivity as part of its core identity. Even so, I believe there is genuine potential for mutual understanding. While preserving faith toward one’s own tradition, one can respect, admire and appreciate other traditions.

Một người đã mở mắt sớm sủa cho tôi là sự gặp gở với một tu sĩ dòng Luyện tâm (Trappist) Thomas Merton ở Ấn Độ chỉ trước khi ông đã chết rất trẻ năm 1968. Merton đã nói với tôi rằng ông có thể trung thành tuyệt đối với Ki Tô giáo, tuy thế ông đã học hỏi một cách sâu xa từ những tôn giáo khác như Phật giáo. Điều ấy cũng giống với tôi như một người Phật tử nhiệt tình học hỏi từ những tôn giáo vĩ đại khác của thế giới.

An early eye-opener for me was my meeting with the Trappist monk Thomas Merton in India shortly before his untimely death in 1968. Merton told me he could be perfectly faithful to Christianity, yet learn in depth from other religions like Buddhism. The same is true for me as an ardent Buddhist learning from the world’s other great religions. 

Điểm chính trong cuộc thảo luận với Merton là trọng tâm lòng bi mẫn như thế nào đối với cả Ki Tô giáo và Phật giáo. Khi đọc về Tân Ước, tôi thấy tôi ngưỡng mộ những hành vi bác ái của chúa Giê-Su. Những phép lạ của ngài về bánh mì và cá, sự chửa trị của ngài và sự giảng dạy của ngài tất cả được thúc đẩy bởi khát vọng giải thoát khổ đau.

A main point in my discussion with Merton was how central compassion was to the message of both Christianity and Buddhism. In my readings of the New Testament, I find myself inspired by Jesus’ acts of compassion. His miracle of the loaves and fishes, his healing and his teaching are all motivated by the desire to relieve suffering.

Tôi là một người với niềm tin vững vàng trong năng lực tiếp xúc cá nhân để vượt qua những sự khác biệt. Vì thế từ lâu tôi đã từng tổ chức những cuộc đối thoại với những người với những quan điểm tôn giáo khác. Sự tập trung trên lòng bi mẫn mà Merton và tôi đã quán chiếu trong hai tôn giáo của chúng tôi gây ấn tượng cho tôi như một dòng chảy thống nhất mạnh mẽ giữa tất cả những tôn giáo quan trọng. Và những ngày này chúng ta cần làm rõ những gì kết hợp chúng ta lại.

I’m a firm believer in the power of personal contact to bridge differences, so I’ve long been drawn to dialogues with people of other religious outlooks. The focus on compassion that Merton and I observed in our two religions strikes me as a strong unifying thread among all the major faiths. And these days we need to highlight what unifies us.

 

Tôi nhớ một cách sâu sắc vị giáo sĩ Do Thái ở Hòa Lan, người đã nói với tôi về sự tàn sát người Do Thái với một cảm xúc mãnh liệt đến nổi cả hai chúng tôi đều rơi nước mắt. Và tôi đã từng học về tại sao tập bài giảng Talmud của Do TháiThánh Kinh lập lại chủ đề về bác ái như thế nào, như trong một đoạn của Leviticus đã khuyên nhắc, “Hãy yêu mến hàng xóm của con như chính con.”

I remember vividly the rabbi in the Netherlands who told me about the Holocaust with such intensity that we were both in tears. And I’ve learned how the Talmud and the Bible repeat the theme of compassion, as in the passage in Leviticus that admonishes, “Love your neighbor as yourself.”

 

Trong nhiều cuộc gặp gở của tôi với những học giả Ấn Độ giáo, tôi cũng đã thấy trọng tâm bi mẫn vô ngã trong Ấn giáo –thí dụ như đã tuyên bố, trong Bhagavad Gita, mà lời ca ngợi những ai “vui mừng trong lợi ích của tất cả muôn loài.” Tôi đã rung động bởi những cung cách mà giá trị này đã được biểu lộ trong đời sống của những con người vĩ đại như Thánh Gandhi, hay ít được biết hơn như Baba Amte.

In my many encounters with Hindu scholars in India, I’ve come to see the centrality of selfless compassion in Hinduism too — as expressed, for instance, in the Bhagavad Gita, which praises those who “delight in the welfare of all beings.” I’m moved by the ways this value has been expressed in the life of great beings like Mahatma Gandhi, or the lesser-known Baba Amte.

Một giáo sĩ Hồi giáo ở Ladakh, một lần đã nói với tôi rằng một người Hồi giáo chân chính nên yêu mến và tôn trọng tất cả những tạo vật của thánh Alla. Trong sự hiểu biết của tôi, Hồi giáo trân trọng bi mẫn-bác ái thiêng liêng như cốt tũy nguyên lý tâm linh, phản ánh trên ngay chính danh xưng của Thượng Đế, Đấng “Bác Ái và Nhân Từ,” mà điều ấy hầu như xuất hiện khi bắt đầu mỗi chương của kinh Koran.

An imam in Ladakh once told me that a true Muslim should love and respect all of Allah’s creatures. And in my understanding, Islam enshrines compassion as a core spiritual principle, reflected in the very name of God, the “Compassionate and Merciful,” that appears at the beginning of virtually each chapter of the Koran.

 

Truy tìm nền tảng chung trong những nền tín ngưỡng có thể giúp chúng ta vượt lên những sự chia cách không cần thiết tại một thời điểm khi mà hành động kết hợp là thiết yếu hơn bao giờ hết. Như một chủng loại, chúng ta phải nắm lấy tính chất duy nhất của nhân loại, như cùng là những con người, khi chúng ta đối diện với những vấn đề của địa cầu như những khủng hoảng về nạn dịch bệnh, kinh tế và thảm họa sinh thái. Ở mức độ ấy, sự đáp ứng của chúng ta phải là một hành động duy nhất.

Finding common ground among faiths can help us bridge needless divides at a time when unified action is more crucial than ever. As a species, we must embrace the oneness of humanity as we face global issues like pandemics, economic crises and ecological disaster. At that scale, our response must be as one.

 

Hòa hiệp trong những tôn giáo quan trọng đã trở thành một thành tố chủ yếu của sự cùng tồn tại hòa bình trong thế giới chúng ta. Từ nhận thức này, sự thông hiểu hổ tương trong những truyền thống này không chỉ đơn thuầntrách nhiệm của những người tin tưởng tôn giáo – nó quan hệ cho lợi ích của toàn thể nhân loại.

Harmony among the major faiths has become an essential ingredient of peaceful coexistence in our world. From this perspective, mutual understanding among these traditions is not merely the business of religious believers — it matters for the welfare of humanity as a whole.

Tất cả những tôn giáo cung ứng một sự hổ trợ đến nhân loạiĐặc biệt khi đối diện với những tình cảnh khó khăn, tất cả tôn giáo trao cho niềm hy vọng. Do vậy, chúng ta phải tôn trọng tất cả mọi tôn giáo.

All religions offer help to humanity. Especially when facing difficult situations, all religions offer hope. Therefore, we must respect all religions.

 

Tôi nghĩ rằng sự phát triển hòa hiệp hổ tương giữa những tôn giáo khác nhau là rất quan trọng. Đây là một trong những chí nguyện của chúng tôi cho tới khi chết, và đấy là thúc đẩy sự hòa hiệp tôn giáo

I think that the development of mutual harmony among different religions is very important. This is one of my commitments until my death, to promote religious harmony.

 Không có lý trí, đôi khi tín ngưỡng tồn tại đôi chút không thích đáng. Nhưng với lý trí, tín ngưỡng có thể trở thành một bộ phận của đời sốngvô cùng thích ứng

Without reason, sometimes faith remains a little irrelevant. But with reason, faith can become a part of life that is extremely relevant.

Nếu chúng ta nghĩ trong những hình thức giận dữ, thù hận, ghen tị, ý muốn lừa dối và bắt nạt kẻ khác, thế thì nếu chúng tatín ngưỡng, niềm tin tôn giáo sẽ bảo vệ chúng ta chống lại những cảm xúc và hành động tiêu cực như vậy. Khi chúng ta nhận ra điều này, thế thì tín ngưỡng trở nên rất quan trọng trong đời sống hằng ngày

If we think in terms of anger, hatred, jealousy, the wish to cheat and bully others, then if we have faith, faith protects us against such negative emotions and actions. When we realize this, then faith becomes very important in daily life.

Trong truyền thống Phật Giáo, chúng ta đặt sự nhấn mạnh một cách tương xứng trên tín ngưỡnglý trí. Thế nên, một số sự giải thích Phật Giáo, đặc biệt những điều căn cứ trên lý trí có thể rất hữu ích cho những hành giả của những truyền thống khác.

In the Buddhist tradition, we place emphasis equally on faith and reason. So, some Buddhist explanations, particularly those based on reason, might be useful to practitioners of other traditions.

 

Trong sự muôn màu muôn vẻ của những truyền thống tôn giáo hiện hữu trong thế giới ngày nay, có hai đặc trưng: những tôn giáo hữu thần và những tôn giáo vô thầnPhật Giáo là một tôn giáo vô thần*. Theo những tôn giáo vô thần, điều nhấn mạnh là trên luật nhân quả.

* Hãy nhớ là Phật Giáo nói về 6 cõi luân hồi (trời, a tu la, người, thú vật, quỷ đói, và địa ngục) do tâm và được quyết định bởi nhân quả nghiệp báo chứ không phải do Thượng Đế. Đức Đạt Lai Lạt Ma gọi những người phủ nhận hoàn toàn giá trịthế giới tâm linhvô thần cực đoan.

In the variety of religious traditions present in today’s world, there are two categories: those that are theistic and those that are non-theistic*. Buddhism is one of the non-theistic ones. According to non-theistic religions, the emphasis is on the law of causality.

* Atheism: the doctrine or belief that there is no God. Disbelief in the existence of a supreme being or beings.

 

Có một sự giải thích rộng rãi về luật nhân quả trong Phật Giáo, và đây là một điều gì đấy rất lợi ích để biết. Nó hữu ích trong ý nghĩa rằng nó giúp chúng ta hiểu biết hơn về chính chúng ta và về tâm thức chúng ta.

There’s a great deal of explanation of the law of cause and effect in Buddhism, and this is something which is very useful to know. It is useful in that it helps us to know more about ourselves and about our minds.

Trong truyền thống Phật Giáo, sự giải thích về tâm thức rất chi tiếtCũng thế, chúng ta tìm thấy một số điều tương tự trong truyền thống cổ truyền của Ấn Độ. Do vậy hiện tại bây giờ, khoa học hiện đại đang khảo sát sâu ngày càng sâu hơn trong lĩnh vực này. 

In the Buddhist tradition, the explanation of the mind is very detailed. Also, we find the same in some ancient Indian traditions. Therefore now, today, modern science is investigating deeper and deeper in this area.

Thông thường tôi phân biệt ba bộ phận của Phật Giáo: khoa học Phật Giáo, triết học Phật Giáo, và tín ngưỡng Phật Giáo

Usually I distinguish three parts of Buddhism: Buddhist science, Buddhist philosophy and Buddhist religion.

Chúng ta phải biết thực tế ngày nay: đấy là yêu cầu khoa học Phật Giáo. Rồi thì, trên căn bản ấy, chúng ta thấy khả năng của thay đổi, của chuyển hóaChúng ta thấy rằng đổi thay là có thể và đấy là triết học Phật Giáo. Khi điều ấy trở nên rõ ràng đối với chúng tachúng ta đã có sự tin cậy trong tiến trình chuyển hóa nội tại, rồi thì chúng ta có thể bắt đầu thực hành tín ngưỡng Phật Giáo.

We have to know today’s reality: that entails Buddhist science. Then, on that basis, we see the possibility of change, of transformation. We see that change is possible and that’s the Buddhist philosophy. When that becomes clear to us and we have confidence in the process of inner transformation, then we can start the practice of Buddhist religion.

Nếu chúng ta nhìn lại khoa học Phật Giáo, có hai lĩnh vực mà nó đối diện: nội tại là tâm thức, và ngoại tại với những nguyên tử, vũ trụ, và v.v… Khoa học Tây phương cống hiến nhiều trên trình độ ngoại tại: dường như nó cực kỳ phát triển trên lĩnh vực ấy. 

If we look back at Buddhist science, there are two areas that it deals with: internally, the mind, and externally with atoms, the universe and so on. Western science has much to offer on the external level: it seems to be extremely advanced in that area.

Những người Phật tử chúng tôi có thể học nhiều điều từ Khoa học Tây phương về những hạt bụi trần, chúng hoạt động như thế nào, về di truyền học, về vũ trụ - những điều này rất hữu ích cho chúng tôi như những người Phật tử

We Buddhists can learn much from Western science about particles, how they function, about genetics, about the universe – these are very useful for us as Buddhists.

Tuy nhiên, một số khám phá của khoa học hiện đạiPhật Giáo là giống nhau. Thí dụ, ban đầu, người ta tin rằng có một loại một tính chất tự cung, độc lập nào đấy, bên cạnh những đối tượng. Nhưng bây giờ, theo sự khám phá của khoa vật lý học lượng tử, chúng ta thấy rằng không có điều gì như thế. Những người Phật tử chúng tôi đã có sự thông hiểu như thế hàng nghìn năm qua. Phật Giáo dạy rằng không có điều gì tự sinh khởi hay tự tồn tại, nhưng đúng hơn là mọi thứ sinh khởi một cách phụ thuộc (duyên sinh).

Some findings of modern science and Buddhism, however, are the same. For example, originally, people believed that there was some sort of self-sufficient, independent substance on the side of objects. But now, according to the findings of quantum physics, we see that there is no such thing. We Buddhists have had this understanding for thousands of years. Buddhism teaches that nothing is self-sufficiently arising or self-sufficiently existing, but rather everything dependently arises.

Những người Phật tử có thể học về những hiện tượng ngoại tại từ khoa học và khoa học có thể học hỏi để ứng phó với những cảm xúc tiêu cực và những hiện tượng nội tại từ những người Phật tử.

Buddhists can learn about external phenomena from science and science can learn how to deal with negative emotions and such internal phenomena from the Buddhists.

Khi chúng tôi nói với những nhà khoa học, không phải là nói về những kiếp sống tương lai hay niết bànChúng tôi không nói về những khía cạnh tôn giáo, mà đúng hơn là chúng tôi nói về tâm thức và những cảm xúc. Đây là bởi vì chúng ta có cùng phương phápchúng ta khảo sát những sự kiện nhầm để tìm ra thực tại.

When we speak with the scientists, it’s not about future lives or nirvana. We don’t speak about religious aspects, but rather we speak about the mind and emotions. This is because we have the same method: we investigate things in order to find out about reality.

Những ai trong những ngưởi Tây phương quý vị hấp dẫn trong Phật học, điều ấy hữu ích để mang đến cho sự nghiên cứu khoa học của chính quý vị. Vì thế, trên căn bản của sự cung ứng cơ hội để khảo sát những giáo lý Phật Giáo với một thái độ khoa học, và dường như không có gì trở ngại cho chúng tôi để có những buổi diễn thuyết về Phật học đến những thính chúng không phải Phật tửDo bởi điều ấy, thế thì xin hãy nhìn vào những buổi nói chuyện của chúng tôi phần nào đấy gọi là những thuyết trình chuyên môn. Ngoại trừ một số tán tụng lúc bắt đầu, không có nghi lễ, không có khía cạnh tôn giáo trong những bài thuyết giảng của chúng tôi. tôi đúng là thuyết giảng về đề tài khoa học Các bạn nghĩ thế nào?

Those of you Westerners who are interested in Buddhism, it’s helpful to carry out your own scientific research. So, on that basis of offering the opportunity to investigate the Buddhist teachings with a scientific attitude, it seems alright for me to give lectures on Buddhism to non-Buddhist audiences. Because of that, then please look at my talks somewhat like academic lectures. Except for some chanting at the start, there are no rituals, no religious aspects in my talks. I just give scientific lectures. What do you think?

Ẩn Tâm Lộ ngày 27-7-2013

 

Phiên bản PDF: ĐẠO PHẬT VỚI CÁC TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC PDF

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
05/09/2013(Xem: 11618)
14/03/2016(Xem: 17312)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.