Cảm Tưởng Về Quyển The Quantum And The Lotus

30/08/201012:00 SA(Xem: 36969)
Cảm Tưởng Về Quyển The Quantum And The Lotus
CẢM TƯỞNG VỀ QUYỂN
THE QUANTUM and THE LOTUS
Vô Tận trong lòng bàn tay. Từ thuyết Đại bùng nổ đến Giác ngộ
Đỗ Kim Thêm

Vũ trụ trong lòng bàn tay - tóm lược

blankNếu tính từ ngày Gallieo huớng kính thiên văn tự chế của mình vào không gian để quan sát cơ cấu vận hành của các hành tinh trong vũ trụ, cho đến ngày hôm nay thì tư duyphương pháp luận của khoa học hiện đại chỉ ra đời non 400 năm. Khi cuộc cách mạng khoa học nổ ra ở đầu thế kỷ 20 mang đến cho nhân loại bộ môn cơ học lượng tử giải thích bản chất của những vật nhỏ nhất như hạt sơ cấp và Thuyết Tương Đối của Einstein giải thích những vật to nhất như vũ trụ, sự giao lưu giữa khoa học và tôn giáo nhất là Ki-Tô giáo liên quan đến việc hiện hữu của con ngườivũ trụ đi đến một tình trạng gần như bế tắc. Cuộc tranh luận của phe Sáng Thế và phe Tiến Hóa không đưa đến một kết luận nào có thể thỏa hiệp mà càng lúc lại càng gay gắt. Sự xuất hiện gần đây của lập luận "thiết kế thông minh" (intelligent design) chẳng qua là một chiêu thức sáo mòn "bình mới rượu cũ" để duy trì cái quan điểm rằng vì con ngườithiên nhiên là những cấu tạo quá ư phức tạp cho nên phải có người thiết kế toàn năng để hình thành. Cụm từ "Chúa của những lỗ hổng" (God of the gaps) ám chỉ những điều chưa được khoa học giải thích thì ở đấy Chúa xuất hiện. Nhưng trên thực tế thì những lỗ hổng của tri thức con người về thiên nhiên không chứng tỏ có điều gì liên hệ đến Chúa. Luận điểm "thiết kế thông minh" đã được một nhà khoa học phê bình một cách hài hước là "người thiết kế tòan năng" kia chẳng qua là "con nai biết bay" [1]!

Trước những thành quả vượt bực trong khoa học nhất là trong vật lý và sinh học, một câu hỏi lớn được đặt ra là có một tôn giáo nào có thể dung hòa với khoa học trên khía cạnh phương pháp luận và nhận thức luận. Hay nói một cách đơn giản hơn là có một hệ thống triết học tâm linh nào cùng đứng trên một tiền đề với khoa học chấp nhận sự phi hiện hữu của một Đấng Tối Cao toàn năng. Phật Giáo như là một lựa chọn tất nhiên cho việc đối thoại giữa khoa học và tôn giáo vì cả hai cùng chia sẻ một số điểm căn bản. Từ những nền tảng chung nầy, sự giao lưu sẽ phá bỏ hàng rào phân biệt biểu kiến giữa hai lĩnh vực và xa hơn nữa cho khoa học cái tính nhân bản và cho Phật Giáo một khuôn mặt khoa học ở thế kỷ 21. Thiên tài Einstein đã từng tiên đoán "Nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng được những nhu cầu của khoa học hiện đại, tôn giáo đó có lẽ là Phật Giáo". Sự dung hòa giữa Phật Giáo và khoa học xảy ra một cách tất nhiên bởi vì trong sự suy luận cả hai được đặt trên cơ sở tôn trọng thực tế khách quan và sự tự do diễn đạt tư tưởng không bị một áp đặt nào từ một thế lực bên ngoài hay bên trên chi phối. Nó cũng xảy một cách tự nhiên bởi sự lan tỏa rộng khắp của khoa học kỹ thuật đến các nước phương Đông nhất là tại Ấn ĐộTrung Quốc nơi đã từng là cái nôi của nền văn minh nhân loại, và cũng bởi nhu cầu mạnh mẽ tìm hiểu Phật Giáo tại các nước phương Tây.

Quyển "The Quantum and the Lotus" (Lượng tử và Hoa sen) so sánh phương pháp suy luận và những tư tưởng cơ bản giữa Phật Giáo và khoa học. Quyển sách ghi lại cuộc đối thoại thú vị giữa tiến sĩ Matthieu Ricard và giáo sư Trịnh Xuân Thuận. Tác giả Ricard là một thiền sư Phật Giáo Tây Tạng với học vị tiến sĩ về sinh học phân tử. Tác giả Trịnh Xuân Thuận là giáo sư vật lý thiên văn xuất thân từ một gia đình Phật Giáo. Trước quyển "The Quantum and the Lotus" cũng đã có những công trình tương tự so sánh khoa học và tư tưởng phương Đông. Ở giữa thập niên 70, quyển sách nổi tiếng "The Tao of Physics" (Cái Đạo của Vật Lý) của Fritjof Capra được dịch ra 23 ngôn ngữ đã tạo ra một phong trào tìm hiểu tư tưởng phương Đông qua lăng kính khoa học. Cách đây mười năm, tác giả Trịnh Nguyên Phước đã viết một bài tiểu luận so sánh Phật Giáo và khoa học [2]. Quyển "The Quantum and the Lotus" có lẽ là tác phẩm đầu tiên so sánh hai lĩnh vực một cách có hệ thống và mạch lạc. Trong tất cả 15 chương sách, tác giả Ricard - người đại diện Phật Giáo trong quyển sách, và tác giả Trịnh Xuân Thuận - người đại diện khoa học, khảo luận những điểm tương đồng của hai lĩnh vực để trả lời những vấn đề hóc búa từ vũ trụ đến con người, từ khoa học đến mỹ học.

Tôi đọc với một thái độ của người làm công tác khoa học nhưng vừa mới chập chững tìm hiểu Phật Giáo. Quyển sách nầy không dễ đọc bởi nó đòi hỏi độc giả phải có khái niệm cơ bản về hai môn học: cơ học lượng tử và Phật Học. Tuy nhiên, trên bình diện nhận thức luận quyển sách cho tôi nhiều ngạc nhiên thú vị về lý luận Phật Giáo và những lời dạy của Đức Phật cách đây 2500 năm trước. Trong toàn bộ cuộc đối thoại, tác giả Ricard dựa trên một số khái niệm cơ bản Phật Học để đối chiếu với cơ học lượng tử mà theo chỗ tôi hiểu là: luật Nhân Quả, tính Không, giác ngộ, duyên sinh, duyên khởi, vô ngã, vô thường. Những khái niệm nầy cho thấy Đức Phật tôn trọng tính khách quan và cảnh giác sự cuồng tín. Thật vậy, đối với các môn đệ ngài đã nhiều lần dạy rằng "Hãy thực chứng những lời dạy của ta như các ngươi khảo nghiệm sự chân giả của vàng. Hãy chà xát vào đá, đập nó, nấu chảy nó. Đừng chấp nhận lời dạy của ta chỉ vì sự tôn kính đối với ta. Chỉ chấp nhận nó khi các ngươi thấy nó là sự thật" (trang 10). Lời dạy nầy chứng tỏ Đức Phật đã đi trước khoa học hàng ngàn năm trong phương pháp luận và tư duy.

Từ bản chấtmục đích, Phật Giáo và khoa học mang những đặc tính khác nhau nhưng không phải vì thế mà không thể bổ sung cho nhau. "Ở ngã tư đường" (Chương 1) nơi gặp gỡ giữa Phật Giáo và khoa học, hai tác giả đặt vấn đề đạo đức trong khoa học, thái độ đạo đức của người làm khoa học, thảo luận những phương diệnPhật Giáo có thể hỗ trợ cho khoa học. Mặt khác, Phật Giáo cũng có những thắc mắc cơ bản khoa học. Liệu vật lý có thể giúp Phật Giáo lý giải sâu xa hơn về thực tại thiên nhiên. Triết học Phật Giáo mang tính chất định tính (qualitative) tổng kết những khái niệm cơ bản dựa trên kinh nghiệm để giáo huấn giác ngộ chúng sinh hiểu được những nguyên nhân của sự đau khổ mà thoát ra khỏi định luật tự nhiên "sinh lão bịnh tử" và vòng luân hồi của cõi ta bà dẫn đến cõi tịnh độ Niết Bàn. Ngược lại, khoa học là một hệ thống định lượng (quantitative) xác nhận sự vật hay sự kiện bằng một con số hay phương trình toán học. Trong quá trình đưa đến một kết quả định lượng nhà khoa học phải nhìn sự vật một cách khách quan lạnh lùng, truy tìm bản thể của sự vật bằng phương pháp thực nghiệm, bằng sự suy luận mang tính phân tích và tổng hợp. Một kết quả khoa học phải có tính khách quan vượt thời giankhông gian. Nếu không còn những giá trị nầy kết quả khoa học phải được tu chỉnh để thích hợp.

Mục đích của Phật Giáogiáo dụcgiác ngộ con người để nâng cao đạo đức, biết phân biệt thiện ác. Ngôn ngữ của Phật giáo là một ngôn ngữ của hòa bình, vị thađộ lượng. Mục đích của khoa học là sự tôn trọng tuyệt đối tính khách quan nhưng chung qui chỉ dừng ở chỗ tìm hiểu nguyên nhân của sự vật, quy luật tự nhiên mà không phân biệt thiện ác, không thương không ghét, không đề cập vấn đề đạo đức. Hệ quả là khoa học có thể trở thành công cụ của những tập đoàn chính trị sinh ra những khoa học gia cực ác như bác sĩ Ishii trong chiến tranh thế giới thứ 2 [3]; nhưng nhân loại cũng có những khoa học gia cực thiện như giáo sư Howard Florey người Úc chế tạo ra penicillin [4]. Giữa hai đối cực nầy là một loạt khoa học gia làm việc với những mục đích khác nhau đã được định sẵn bởi ông chủ của nguồn lương bổng! Einstein có lần hóm hỉnh phê bình "Khoa học sẽ là một thứ tuyệt vời, nếu người ta không phải nhờ vào nó để mưu sinh".

Sự khiếm khuyết đạo đức cũng được thấy qua cái thói ham danh, kiêu ngạo, ganh tị, ích kỷ, nhiều tham vọng của một số người làm khoa học. Lắm lúc cái "tham, sân, si" này còn tệ hơn người bình thường. Và đây là những nguyên nhân đưa đến những tệ nạn thường thấy trong các cơ quan nghiên cứu khoa học như tranh giành công lao của đồng nghiệp, dùng những thủ đoạn "chính trị" để chèn ép đồng nghiệp có khả năng, giấu nghề, chà đạp nguyên tắc khách quan của khoa học, bẻ cong hoặc ngụy tạo kết quả thí nghiệm. Tất cả chỉ vì sự thăng tiến và tiếng tăm của mình. Trường hợp ngụy tạo kết quả gần đây của Woo Suk Hwang [5] và Jan Schön [6] là hai thí dụ điển hình.

"Vũ trụ có một khởi thủy ban đầu hay không? Có cần đến một Đấng Sáng Tạo hay không?" là những đề tài của Chương 2 và Chương 3. Vụ nổ lớn nguyên thủy (Big Bang) gần 15 tỷ năm trước là nguồn gốc phát sinh ra vũ trụ bao gồm vật chất, thời giankhông gian. Cơ học lượng tử đã chứng minh sự không cần thiết của một Đấng Sáng Tạo. Với một kết luận tương tự, luật Nhân Quảduyên sinh không chấp nhận một khởi điểm nguyên thủy với khái niệm nổ "đùng" một cái vạn vật đều hiện hữu từ cái không có (trang 27). Vạn vật xảy ra vì một nguyên nhân và sự tương thuộc. Theo luật Nhân Quảduyên sinh, Big Bang chỉ là một giai đoạn của một chuỗi sự kiện vô thủy vô chung. Theo tác giả Trịnh Xuân Thuận, cơ học lượng tử chỉ cho ta biết vũ trụ ở thời điểm 10-43 giây sau Big Bang - rất gần thời điểm zero nhưng chưa phải là zero, lúc đó vũ trụ chỉ là một điểm cực nhỏ có kích thước cỡ 10-33 cm. Hai con số nầy là thời gian và chiều dài Planck và cũng là giới hạn đo lường của vật lý hiện đại. Chưa ai có thể phỏng đoán được sự kiện gì đã xảy ra "trước" thời điểm zero của Big Bang. Khoa học không suy diễn mông lung những sự kiện chưa có thể kiểm chứng được. Tuy nhiên, hiện nay có một số nhà vật lý đang nỗ lực tạo dựng những lý thuyết "tiền Big Bang" (pre-Big Bang theories) để tiên đoán cái gì "hiện hữu" trước đó.

Dù phủ nhận hiện diện của một Đấng Sáng Tạo, tác giả Trịnh Xuân Thuận vẫn còn băn khoăn trước sự hình thành của vũ trụ dựa vào những điều kiện ban đầu được biểu hiện qua 15 hằng số (trang 39). Một hằng số điển hình là vận tốc ánh sáng (299792 km/s), sau đó là hằng số vạn vật hấp dẫn Newton, G (6.67 x 10-11 Nm2/kg2), hằng số Planck, h (6.625 x 10-34 Js), khối lượng của electron (9.1091 x 10-31 kg), của proton, điện tích electron..... Những hằng số nầy bất biến đối với thời giankhông gian. Nếu có người ngoài hành tinh sống ở một thiên hà khác cũng sẽ đo được những hằng số nầy. Những hằng số nầy đòi hỏi một sự chính xác kỳ diệu cho sự tồn tại của vũ trụ chúng ta đang có hiện tại. Chẳng hạn nếu G nhỏ hơn một chút thì vũ trụ chỉ là những đám khí hydrogen không tạo được hành tinh, G lớn hơn một chút thì vũ trụ sẽ nhanh chóng co lại ngay từ lúc sơ sinh. Ở cả hai trường hợp vũ trụ sẽ hoàn toàn khác và con người sẽ không hiện hữu. Thậm chí, các con số nầy cũng chi phối kích thước và khối lượng của mọi vật trên quả điạ cầu. Chiều cao con người không thể vượt quá 2 m, núi cao nhất không thể cao hơn 8 km, trái đất quay với vận tốc vừa phải sao cho đúng với kích thước của mình đưa đến một ngày địa cầu là 24 tiếng [7]. Với 15 con số kỳ diệu nầy, vũ trụ được điều chỉnh một cách chính xác nên con người hiện hữu và và từ đó ý thức (consciousness) được thành hình.

Sự điều chỉnh vô cùng chính xác ngay từ ban đầu của vũ trụ là một việc có chủ ý hay một việc thuần ngẫu nhiên? Tác giả Trịnh Xuân Thuận đề cập đến thuyết đa vũ trụ mà trong đó nhiều vũ trụ được thành hình với một loạt hằng số khác nhau nhưng chỉ có vũ trụ của chúng ta "thắng lớn" như trúng số độc đắc bằng 15 hằng số rất hài hòa. Tuy nhiên, cá nhân tác giả Trịnh Xuân Thuận không tin vào thuyết đa vũ trụ trong đó vũ trụ chúng ta ngẫu nhiên thành hình và sự sống ngẫu nhiên xuất hiện (trang 50). Cái "ngẫu nhiên" nầy đầy kịch tính nhiều gấp vạn lần hơn cả phim ảnh Hollywood hay phim chưởng Hong Kong trong đó người hùng sẽ xuất hiện đúng lúc để cứu người đẹp ra khỏi những bàn tay thô bạo, hoặc như trong phim "Dr Zhivago" khi Zhivago nhìn qua cửa sổ xe bus "ngẫu nhiên" nhìn thấy Lara đang đi trên phố, chàng vội nhảy ra khỏi xe lao về hướng của nàng nhưng lại quá xúc động "ngẫu nhiên" đột quỵ trên đường để rồi mãi mãi không gặp được nàng.... Theo ông sự ngẫu nhiên không thể nào cho chúng ta 15 hằng số trên (trang 50). Như vậy, nếu không phải ngẫu nhiên thì vũ trụ và sự sống xuất hiện với một chủ ý. Nhưng tác giả Trịnh Xuân Thuận nhanh chóng biện luận rằng vì đã có nhiều bằng cớ phủ nhận sự hiện diện của một Đấng Sáng Tạo, "chủ ý" ở đây có nghĩa là một "nguyên lý tổ chức" (principle of organization) - không phải là Chúa được nhân cách hóa trong ý nghĩa cổ điển mà là những định luật vật lý điều chỉnh vũ trụ một cách vi diệu ngay từ lúc ban đầu. Tác giả Trịnh Xuân Thuận đã vô tình khoác lên Đấng Sáng Tạo một màu áo khác!

Dựa trên luật Nhân Quả, tác giả Ricard quả quyết rằng nếu không chấp nhận một điểm khởi đầu thì cũng không có "nguyên lý tổ chức" bởi nếu "nguyên lý tổ chức" là nguyên nhânđiều kiện ban đầu cho sự hình thành của vũ trụ thì Big Bang sẽ xảy ra liên tục không nghỉ. Điều nầy vô lý. Cái nhìn của Phật Giáo là không có điểm khởi đầu, vô thủy vô chungbản chất vô thường chi phối mọi hiện tượng vì vậy đi tìm một "nguyên lý tổ chức" là việc không cần thiết (trang 57-58). Đây là một lập luận để tránh né vấn đề hay là một cách nhìn khác do bản chất định tính của Phật Giáo trong đó mọi hiện tượng được nhìn bằng sự tương thuộc duyên sinh?

Tất cả do duyên sinh nên vô ngã. Vì luật Nhân Quả nên "cái nầy thuộc vào cái kia, cái nầy sinh cái kia sinh, cái nầy diệt cái kia diệt". Tác giả Ricard nói đến tính Không trong Phật Giáo qua sự liên hệ lôgic giữa vô ngã, vô thườngduyên sinh. Đó là cái nhìn Trung Đạo (Middle Way) trong Phật Giáo. Vô ngãvô thường đưa đến một hệ luận là mọi sự vật và hiện tượng không mang bản chất độc lập, cố định, bất biến. Vì không có một bản chất cố định tất cả đều là ảo giác hay chỉ là một biểu hiện nhất thời. Cái nhìn Phật Giáo rất phù hợp với cơ học lương tử của thế giới vi mô (microcosm). Nguyên lý bất định Heisenberg nói đến tính bất định trong thế giới vi mô. Trong thế giới vi mô của những hạt cực nhỏ như phân tử, nguyên tử, neutron, proton, electron người ta không thể xác nhận vị trí và vận tốc của hạt cùng một lúc. Vị trí của hạt sơ cấp chỉ có thể tính bằng xác suất thống kê, chẳng hạn hạt xyz cùng một lúc xuất hiện ở những vị trí khác nhau với xác suất ở điểm A là 50 %, điểm B 20 % v.v... Phật Giáo cho đây là ảo giác. Nhà vật lý Schrödinger khi đề cập đến bản chất của những hạt sơ cấp từng nói "Không nên nhìn một hạt như là một thực thể cố định mà hãy xem nó như là sự kiện nhất thời. Đôi khi những sự kiện nầy liên kết với nhau cho ra một ảo giác của những thực thể cố định" (It is better not to view a particle as a permanent entity, but rather as an instantaneous event. Sometimes these events link together to create the illusion of permanent entities) (trang 85). Nói theo kiểu văn chương "miệt vườn" cho dễ hiểu là "thấy vậy mà không phải vậy". Sự chuyển hoán từ một dạng thức nầy sang một dạng thức khác đã được kiểm chứng trong những cái cực nhỏ như electron hay những vật lớn nhất như vũ trụ. Tính nhị nguyên giữa sóng và hạt đã được phát hiện vào đầu thế kỷ 20. Sóng có thể là hạt (photon), và hạt (thí dụ: electron) cũng có thể là sóng. Bản chất sóng/hạt tùy thuộc vào cách thức đo đạt của người làm thí nghiệm. Điều nầy thực chứng bản chất không cố định vô ngã của sự vật. Sự chuyển hoán giữa các dạng năng lượng (như sự ma xát cơ năng biến thành nhiệt năng, khối lượng biến thành năng lượng) cũng là một biểu hiện của vô ngã vô thường.

Trong thế giới vĩ mô (macrocosm), nguyên lý bất định Heisenberg mất ý nghĩa. Khác với những vật cực nhỏ mà vị trí của nó dựa vào tính xác suất ở nhiều nơi A, B, C.... khác nhau, một vật to như cái bàn không thể lúc thì ở trong phòng học lúc thì tự động nhảy vào nhà bếp hoặc "rong chơi" ngoài sân. Cái bàn trong phòng học sẽ mãi mãi ở đúng vị trí của nó trừ khi ta phải xê dịch. Như vậy, trong thế giới vật lý vĩ mô khác vi mô. Nhưng đâu là lằn ranh phân biệt vi mô và vĩ mô, vật lý dường như không có câu trả lời định lượng dứt khoát [8]. Theo tác giả Ricard, Phật Giáo quan niệm thuộc tính vi mô lần lần phát triển thành thuộc tính vĩ mô mà không cần lằn ranh phân biệt. Tính Không hay vô ngã vô thường thành một định luật bao quát toàn diện không phân biệt vật lớn vật nhỏ, vi mô hay vĩ mô.

Khái niệm vô thường và khoa học được phân tích chi tiết hơn ở Chương 6. Vô thường hay là sự thay đổi liên tục được tác giả Ricard phân biệt là "vô thường thô" (gross impermanence), như sự thay đổi thời tiết, xâm thực của một ngọn núi, sự giãn nở của vũ trụ hay sự biến đổi tình cảm, và "vô thường tinh" (subtle impermanence) xảy ra trong một khoảnh khắc ngắn nhất (trang 101). Khi ta cảm nhận được sự biến đổi là việc không thể tránh được và mang tính rộng khắp thì ta có thể hiểu là vũ trụ không phải được tạo thành bằng những thực thể cố định, riêng biệt mà là một hệ thống của những luồng tương tác liên tục không dứt của trùng trùng duyên khởi. Từ thế giới vĩ mô như vũ trụ ta thử đi vào thế giới vi mô của các hạt sơ cấp để tìm xem tính vô thường vẫn còn hiện hữu hay không. Nguyên tử là đơn vị chung nhỏ nhất của vật chất làm thành con người, hoa lá đến hạt bụi. Nguyên tử có hạt nhân. Nếu kích thước một nguyên tử là bằng một sân vận động thì hạt nhân có kích thước bằng hạt gạo nằm giữa sân. Hạt nhân được cấu tạo bởi proton và neutron. Hai loại hạt sơ cấp nầy lại được tạo thành bởi các hạt quark. Cứ 3 quarks tạo thành một proton hay neutron. Vật lý hiện đại cho ta biết quark là hạt sơ cấp nhỏ nhất của nguyên tử, có nghĩa là cái nhỏ nhất trong cấu trúc vạn vật. Ở điều kiện thích nghi quark có thể biến thành dạng khác. Sự chuyển hoán nầy đưa đến sự biến đổi từ proton thành neutron và ngược lại. Đây là một thí dụ của "vô thường tinh" đã được tác giả Ricard đề cập. Rõ ràngbản chất vô thường quán xuyến từ quark cái nhỏ nhất trong vật chất đến cái to nhất là vũ trụ.

Vì là một người "vô thần ngoại đạo" vẫn thường quan niệm "chết là hết chuyện" tôi rất kinh ngạc khi đọc đến Chương 10 và 11 đề cập đến việc tái sinh nói về sự sống sau khi chết. Tôi truy cập những trang web Phật Giáo tìm hiểu xem đây có phải là những tư tưởng chính thống hay chỉ là những điều mê tín dị đoan. Trong việc truy tìm nầy tôi phát hiện ra "Thuyết Tái Sinh" được xem như là một hệ luận của Luân Hồi và rất được trân trọng trong lý thuyết Phật Học. Suy nghĩ theo tư duy khoa học bỗng nhiên vô hiệu. Tôi bỗng nhiên lúng túng. Tác giả Ricard đưa ra một trường hợp tái sinh của một phụ nữ Ấn Độ tên là Shanti Devi và cũng chứng kiến việc tái sinh của người thầy của mình là Khyentse Rinpoche. Tiền kiếp của Shanti Devi qua đời vì bịnh hậu sản và sau đó tái sinh vào một gia đình khác. Khi đứa bé gái được tái sinh nầy lớn lên, cô bé lúc nào cũng nằng nặc muốn gặp lại người chồng cũ. Người chồng quá sợ hãi không dám gặp trực tiếp nhưng muốn biết sự tình như thế nào bèn nhờ người anh họ đến dò la hư thực. Khi người anh họ vừa mới bước vào nhà thì cô bé la lên kêu đúng tên họ lại còn bảo "Hồi xưa anh thường lợi dụng lúc chồng tôi đi vắng lân la đến nhà ve vãn tôi!!". Ông anh họ nhà chồng nghe xong gần té xỉu vì sự thật không thể nào chối cãi....

Một trường hợp đúng thì cũng đủ chứng minh "Thuyết Tái Sinh" hiện hữu. Tôi lúng túng vì không biết phải lý giải thế nào cho thích hợp. Phật Giáo đưa ra khái niệm "thân trung ấm" [9] để diễn tả sự sống sau khi chết trước khi linh hồn [10] đi tái sinh. Có lẽ thân trung ấm không phải là đối tượng nghiên cứu của khoa học nên khoa học chưa có câu trả lời. Như vậy, sự tái sinh là sự truyền đạt (transmission) linh hồn hoặc ý thức trong quá trình "tái tạo" và sự truyền đạt nầy có giống như việc truyền tín hiệu từ chiếc điện thoại di động nầy đến chiếc khác?! Có thể xem linh hồn như một loại sóng "điện từ" sinh học? Súc vậtcon ngườilinh hồn, còn thực vật thì sao? Tôi dùng con số cho đơn giản, nếu vài thế kỷ trước đây tổng số loài người và những sinh linh khác chỉ có vài tỉ bây giờ sinh sôi nẩy nở ra vài chục tỉ thì số cung của linh hồn sẽ ít hơn số cầu. Có thực sự là linh hồn có thể phân chia như sự sinh sôi của tế bào để tiếp ứng đủ cho số cầu? Đó là chưa kể một số linh hồn được giác ngộ thoát khỏi cõi ta bà vãng sinh tịnh độ. Tác giả Trịnh Xuân Thuận cũng có một thắc mắc tương tự. Ông nghĩ phải có một nguồn ý thức vô hạn trong vũ trụ để cung ứng và "nhập" vào hình hài của hàng chục tỉ sinh linh. Tác giả Ricard trấn an với lời giải thích hơi nhập nhằng rằng là nguồn ý thức hay linh hồn biết "tùy cơ ứng biến" để gia giảm số lượng tương ứng với con số của hình hài (trang 199)! Dựa vào câu chuyện "khó tin nhưng có thật" của Shanti Devi, linh hồn tái sinh sẽ trở lại bản thể của của tiền kiếp. Hóa ra, linh hồn vừa là một "vật" bất biến vừa là một cái "ngã" độc lập trong quá trình tái sinh liên tục. Sự suy diễn nầy đưa đến một kết luận cực kỳ mâu thuẫn đối với bản chất vô thường vô ngã của Phật Giáo.

Trong toàn bộ cuộc đối thoại, tác giả Ricard và tác giả Trịnh Xuân Thuận nói đến những điểm tương đồng thú vị nhưng tôi không thấy hai tác giả đề cập đến những điểm tương phản. Dù có mang một tâm tình lạc quan nhất, tôi không nghĩ hai lĩnh vực lại có thể có những điểm tương đồng một cách hài hòa như hai bánh xe răng lúc nào cũng ăn khớp với nhau. Tác giả Ricard xoay quanh tính Không, duyên sinh, vô thường, vô ngã trong toàn quyển sách; nó cho một cách nhận thức mới ở những chương đầu nhưng sự trùng lập làm cách biện luận trở thành đơn điệu dễ làm cho người đọc cảm thấy nhàm chán ở những chương sau. Thỉnh thoảng tác giả Ricard chấp nhận hoặc phản bác có phần độc đoán giáo điều một hiện tượng hay một luận điểm, không giải thích rành mạch hoặc chỉ trích dẫn một vài câu nói của các triết gia chưa bao giờ được thực chứng. Tác giả Trịnh Xuân Thuận đưa ra những vấn đề khoa học và đặt ra những câu hỏi khúc mắc nhưng hầu như chấp nhận những ý kiến của tác giả Ricard mà ít khi phản luận theo tư duy khoa học.

Một câu hỏi thường được đặt ra "Phật Giáo là một tôn giáo, khoa học hay triết học?". Sau khi đọc quyển sách nầy, tôi nhận thấy Phật Giáo mang đặc tính của cả ba. Tác giả Ricard xem Phật Giáo là một "khoa học thiền tu" (comtemplative science) thì cũng không phải là ngoa ngữ nếu nhìn từ mục đích của khoa học và Phật Giáo là cả hai cùng truy tìm bản chất mọi hiện tượng sự vật trong một tinh thần tôn trọng sự thật khách quan. Phật Giáo vượt hơn hẳn khoa học trên mặt đạo đức vì không những mang đến con người một tài sản tư duy quí báu với một vũ trụ quan và nhân sinh quan rõ rệt, lại còn dẫn dắt con người trong việc giác ngộ trên con đường hướng thiện vô ngã vị tha.

Einstein từng nói "Khoa học không có tôn giáo thì què quặt, tôn giáo không có khoa học thì mù lòa". Sự bổ sung giữa Phật Giáo và khoa học trở nên cần thiết cho việc nâng cao cùng lúc tư duyđạo đức con người. Mặc dù đi trước khoa học hơn 2000 năm Phật Giáo vẫn cần được phân tích bằng phương pháp khoa học hiện đại để hội nhập vào thời đại mới vốn dĩ đa dạng. Ngược lại, ngoài việc áp dụng của tư tưởng nhập thế của Phật Giáo khoa học cần nghiên cứu những vấn đề đã được Phật Giáo tiên đoán cũng như những khái niệm cốt lõi trong Phật Học. Vấn đề thành hình tâm linh và thuyết tái sinh có thể là đề tài nghiên cứu khoa học thú vị nếu không nó dễ trở nên những chuyện mê tín hoang đường được thêu dệt cho nhiều mục đích vụ lợi khác nhau.

Những lời phát biểu của tác giả Ricard về Phật Giáo trong quyển sách chỉ ở trình độ dẫn nhập. Tôi cảm thấy có nhu cầu tìm hiểu sâu xa hơn về sự tương đồng và tương dị giữa Phật Giáo và khoa học. Đi tìm thư tịch về Phật Giáo ở một ngôi chùa địa phương làm tôi thất vọng. Những bài trên những trang web Phật Giáo mang nhiều tính tản mạn và ít tính thuyết phục. Sự thiếu sót thư tịch và tài liệu tham khảo dẫn đến việc khập khiễng trong kiến thức. Mặt khác, tại hải ngọai ở những nơi có nhiều người Việt sinh sống, chùa chiền lớn nhỏ được xây cất tùy tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của cư dân. Sự phát triển không cân bằng giữa kiến thức tu tậpvật chất dễ đưa đến sự nhầm lẫn giữa "đạo pháp" và "mê tín" với một hệ quả là sự mê tín sẽ có nguy cơ tồn tại mãi mãi như một căn bệnh trầm kha di truyền.

Bản chất của vô thườngmọi vật đều biến đổi, với một tác nhân duyên khởi mọi vật có thể tiến hóa hay thoái hóa. Phật Giáo cũng không nằm ngoài những qui luật mà tự thân nó lập nên. Dù tác giả Ricard có lạc quan cho rằng cái nhìn Trung Đạo sẽ giúp các nhà khoa học lý giải được những nghịch lý, nhưng cuộc đối thoại giữa Phật Giáo và khoa học chỉ có thể tiếp tục khi nào có sự phát triển song song của hai lĩnh vực. Khoa học là đứa con sanh sau đẻ muộn nhưng khoa học có tác động sâu rộng đến đời sống tinh thầnvật chất của loài người vì nó đã biết tìm và vận dụng một cách hiệu quả những qui luật tự nhiên vào cuộc sống đời thường. Phật Giáo đi trước hơn 2000 năm nhưng sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có những phát triển mới trên nền tảng cũ. Nền tảng cũ dù trân quí bao nhiêu thì cùng sẽ mai một như một ao tù tư tưởng nếu vắng bóng những bước đột phá cho tương lai. Phật Giáo là một hệ thống tư tưởng duy lý. Đức Phật không phải là Thượng Đế toàn năng. Phật Giáo vì vậy cần phải được tiếp cận với một thái độ phê phán có khoa học như Đức Phật đã từng dạy "Đừng chấp nhận lời dạy của ta chỉ vì sự tôn kính đối với ta. Chỉ chấp nhận nó khi các ngươi thấy nó là sự thật". Ngoài những việc tu tập trong quan hệ thầy trò, Phật Giáo cần phải có nhiều cuộc hội thảo quốc tế bao gồm mọi tông phái giống như các hội thảo khoa học trong đó mọi người đều bình đẳng trình bày, thảo luận và tranh cãi để nâng cao trình độ hiểu biết Phật Học.

Phật Giáo là "khoa học của tâm hồn" và cũng là một kho tàng tri thức của nhân loại tích tụ hơn 2500 năm nhưng cho đến bây giờ ở thế kỷ 21 vẫn chưa được phát huy và triển khai đúng mức.

March 2006

* "The Quantum and the Lotus" (by Matthieu Ricard & Trinh Xuan Thuan), Three Rivers Press, New York 2001.

Ghi Chú

1. R. P. Crease, Physics World, 18, pp 19, October 2005. Tác giả kể lại một câu chuyện về một anh chàng say rượu đi săn nai. Con nai lẩn tránh rất hay nên anh này không tài nào săn được. Tức tối, anh ta leo đến tận đỉnh núi để chận đường chú nai nhưng vẫn không thấy tăm hơi. Anh ta tiu nghĩu trở về quán rượu tuyên bố với các bạn nhậu của anh ta rằng con nai không săn được vì con nai biết bay! Mọi người chế diễu cười ồ. Còn gì khác nữa, anh ta một mực cãi lại, nếu nó không biết bay thì làm sao nó lại biến mất. Câu chuyện nầy làm tác giả liên tưởng đến lối lý luận của những người đề xướng "thiết kế thông minh". Giống như anh say rượu săn nai, những người nầy gán một nguyên nhân siêu hình cho một hiện tượng không giải thích được rồi qui trách nhiệm vào những kẻ phản đối theo kiểu "tin hay không tin là vấn đề của các anh". Nguyên nhân theo anh say rượu săn nai là "con nai biết bay"; theo những người đề xướng "thiết kế thông minh" là sự hiện hữu của "người thiết kế toàn năng". Vì vậy, tác giả viết một câu kết luận như sau:"Argumentatively speaking, therefore, an intelligent designer is a flying moose" (Cho nên nói theo kiểu lý sự thì người thiết kế thông minh là con nai biết bay).

2. http://chimviet.free.fr/20/khc0050.htm

3. Trong thời gian Nhật Bản xâm chiếm Trung Quốc ở chiến tranh thế giới thứ 2, Ishii Shiro thừa lệnh Nhật Hoàng Hirohito thành lập Đơn Vị 731 tại Mãn Châu để làm thí nghiệm nhân thể trên các tù nhân Trung Quốc và Đồng Minh.

4. Howard Florey sinh trưởng tại Adelaide (bang South Australia, Australia). Ông tốt nghiệp y khoa tại Đại Học Adelaide và đoạt giải Nobel Y Khoa (1945) cho công trình nghiên cứu penicillin.

5. Woo Suk Hwang là giáo sư tại Seoul National University (Hàn Quốc), nổi tiếng thế giới và đã được dân Hàn Quốc tôn vinh là anh hùng khoa học. Ông ngụy tạo kết quả thí nghiệm trong quá trình nghiên cứu sinh sản vô tính (cloning) tạo ra phôi con ngườiphổ biến kết quả trên tạp chí Science (2005). Sự ngụy tạo nầy gây ra một cú "sốc" lớn trong cộng đồng nghiên cứu khoa học quốc tế. Ông từ chức vào tháng 12, 2005.

6. Jan Schön, một nhà nghiên cứu trẻ có nhiều triển vọng nhưng trong khi làm việc tại Bell Labs (Mỹ) ông ta ngụy tạo kết quả 16 lần trong khoảng thời gian 1998 –2001 đăng hơn 40 bài báo cáo khoa học trên các tạp chí nổi tiếng như Nature, Science, Applied Physics Letters và tuyên bố đã chế tạo ra transistor dưới dạng phân tử. Có khả năng đoạt giải Nobel nếu là thật. Ông bị Bell Labs đuổi việc ngay sau đó.

7. Trinh Xuan Thuan, chương VII "Giai điệu bí ẩncon người đã tạo ra vũ trụ" (người dịch Phạm Văn Thiều), NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội 2000.

8. M. Arndt, K. Hornberger and A. Zeilinger, Physics World, 18, pp 35, March 2005.

9. http://www.thuvienhoasen.org/

10. Trong sách hai tác giả dùng từ "ý thức" (consciousness) để ám chỉ "linh hồn" (soul) có lẽ để làm giảm màu sắc huyền bí.

© http://vietsciences.free.fr/http://vietsciences.net/ Trương Văn Tân

CẢM TƯỞNG VỀ QUYỂN
THE QUANTUM and THE LOTUS
Vô Tận trong lòng bàn tay. Từ thuyết Đại bùng nổ đến Giác ngộ
Vietsciences- Đỗ Kim Thêm 27/09/2005

Nguyên bản Pháp ngữ:
L'infini dans la paume de la main. Du Big Bang à l'Éveil
Tác gỉả: Matthieu Ricard và Trịnh Xuân Thuận
Nhà xuất bản: Fayard/Nil, Paris 2000
ISBN 2-84111-174-1

Bản dịch Anh Ngữ:
The Quantum and the Lotus, A journey to the Frontiers where Science and Buddhism meet; Publisher Crown Pub, August 2001, 1st Edition
ISBN 0-60960-854-1


Đại ý:
Sự dị biệt giữa tôn giáo và khoa học được đánh dấu khởi đầu từ luận đề của Galilée và từ đó đã khiến nhiều người cho là hai thế giới này không thể nào gặp nhau đựơc. Einstein khi đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác đã cho là: nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khoa học, thì chính đó là Phật giáo. Einstein muốn nói tới tính cách thuần lý và thực tiển của Phật Giáo, khi ông so sánh thấy các tôn giáo khác chỉ dựa trên kinh điểngiáo điều.

Đúng như điều Einstein cảm nhận, Phật giáo là một tôn giáo có thể đối thọai với khoa học, cả hai không những không đối kháng mà còn bổ khuyết cho nhau trong việc tìm hiểu khoa học hiện đạiđời sống tinh thần của từng cá nhân cũng như trong nỗ lực về sự chế ngự thiên nhiênkềm chế bản ngã để tìm đường thoát khổ. Đó là nội dung chính của cuốn sách sẽ được giới thiệu sau đây. Tác phẩm này là một công trình đáng kể nhằm đóng góp vào sự tìm hiểu tương quan giữa Khoa học hiện đạiPhật giáo và được hình thành trong khuôn khổ một cuộc hội thảo tại Đại Học Andorre, Pháp, giữa một Phật tử người Việt đã trở thành nhà Khoa học và một nhà Sinh học người Pháp đã trở thành tu sĩ Phật giáo.

Tác giả:
Ông Trịnh Xuân Thuận, giáo sư Đại học Virginia Hoa kỳ ngành Vật lý thiên thể (Astrophysique), cũng là một người theo đạo Phật. Với hai tác phẩm khoa học là La Mélodie secrète và Le Chaos et l'Harmonie (nxb Fayard 1988 và 1998) ông là một tác giả nổi danh. (1)

Ông Matthieu Ricard, Tiến sĩ Sinh học (Biologie), ngườì Pháp. Sau nhiều năm làm việc về Di truyền học tại Institut Pasteur, Paris, ông đã để tâm nghiên cứu Phật giáoquyết định thoát tục, trở thành một tu sĩ Phật giáo. Ông hiện tu tập tại một thiền viện ở Schechen, gần Katmandou, Népal. Ông cũng là một tác giả nổi tiếng tại Pháp với tác phẩm Le Moine et le philosophe (Matthieu Ricard/Jean-François Revel , nxb NiL 1997) và nhiều tác phẩm khác.

Nội dung tác phẩm:
Sách gồm có 19 chương, phần nhập đề, hai kết luận cuả hai tác giả, phần chú thích, hai phần chú gỉải thuật ngữ Khoa học và Phật học và lời cám ơn các cộng tác viên.

Chương 1:
Đối thoại mở đầu nhằm xác định khảo hướng khác nhau của hai lãnh vực khoa học và phật giáo. Khoa học thì nhằm tìm hiểu những bí ẩn của cuộc đờichinh phục thiên nhiên, trong khi Phật giáo nhắm hướng giải thoát con người ra khỏi những đau khổ bằng cách tìm hiểu bản chất chân thực của đời sống tinh thần và khuyến khích việc tu tậpthực hiện lòng từ bi. Đạo đức Phật giáo cũng đóng góp không những hữu ích trong nghiên cứu khoa học mà còn trong đời sống cá nhân của nhà nghiên cứu. Công trình nghiên cứu phải nhằm các công ich chung hơn là theo đuổi những tư lợi cá nhân, mà đạo đức cá nhân của nhà khoa học cũng không kém phần quan trọng. Những tính tình cá nhân cuả Newton, Philipp Lenard và Johannes Stark được nêu lên như những trường hợp xấu điển hình. Lòng quả cảm của Einstein trong việc phản đối chế độ Đức Quốc Xã, chống thả bom nguyên tử và chế độ phân biệt chủng tộc được ca ngợi về mặt công ích, trong khi đời sống cá nhân của ông cũng có đôi điều đáng nói. Công trình nghiên cứu Hisato Yoshimura đóng góp về lãnh vực khoa học môi trường, tuy được nhiều giải thương cao quý của Nhật, nhưng phương cách thử nghiệm của ông được coi là vô nhân đạo. Tính vị tha và lòng trách nhiệm trong Phật giáo cũng là một định hướng cần thiết cho khoa học hìện đại: các công trình nghiên cứu và các thành quả khoa học không nên gây đau khổ cho tha nhân. Nhưng điều này thật ra quá khó khăn cho người nghiên cứu, ai có ngờ lý thuyết tương đối của Einstein lại áp dụng vào việc chế bom nguyên tử để tàn sát dân Nhật tại Hiroshima và Nagasaki. Mục tiêu của đạo đức không phải là kềm hãm lại các nghiên cứu khoa học, mà làm sao nêu lên được đức tính vị tha trong Phật giáo để làm nền tảng cho mọi hoạt động khoa học. Một thí dụ mới mẻ khác được nêu lên là việc lai tạo vô tính (le clonage). Nhiều tôn giáo khác đã phản đối việc nghiên cứu này chỉ vì lý do đơn giản hơn: giá trị thiêng liêng của Đấng Sáng Thế không còn nữa. Trong khi đó thì vấn đề này được Phật giáo nhìn dưới một khía cạnh phóng khoáng, it giáo điều hơn, bởi vì trong Phật giáo không có vấn đề Đấng Sáng Tạo. Theo tác giả, cũng nên chấp nhận việc lai tạo vô tính, khi nó nhằm muc tiêu trị liệu y khoa và làm giảm đi những đau khổ của con người. Ở cuối chương sách có đặt vấn đề nên cải thiện cá nhân trong đời sống đạo đức hàng ngày, hơn là âu lo đến các căn nguyên cuả vũ trụ hay cấu tạo vật chất. Sự tìm hiểu về ngoại giới cũng chỉ là phương tiện giúp đỡ đưa đến sự giác ngộgiải thoát cá nhân mà thôi.Tất cả suy luận của Phật tử đều phảì dựa trên sự quan sát thực tai và những kinh nghiệm cá nhân, trực tiếp: vấn đề không phải tin một cách giáo điều mà cần có một nhận thức làm khởi điểm cho niềm tin.

Chương 2 đặt vấn đề có hay không sự khai nguyên vũ trụ. Đây là một bận tâm lớn cho các khoa học và các tôn giáo. Sự hình thành và tiến hóa của vũ trụ được giải thích qua lý thuyết Đại bùng nổ (Big Bang). Theo cách nhìn của các nhà khoa học thì vũ trụ trước tiên được bùng nổ cách đây 15 tỷ năm, từ trong phân tử ở trạng thái cực nhỏ, nóng và dày bị dồn nén. Dần dà qua thời gian vũ trụ được bành trướng, liên tục tan loãng và đông lạnh. Trong khi đó căn nguyên của vũ trụ không là một đề tài lớn trong Phật giáo. Điểm chủ yếu người học đạo Phật là nên chuyên tâm tìm hiểu thực tế về những gì đã và sẽ đến trong cuộc sống để từ đó tìm ra một chân lý tốí hậu cho đời sống cá nhân mình. Nỗ lực tìm kiếm này không liên hệ đến sự khai sinh hay tận thế cũa vũ trụ. Sự tương phản này nêu lên được tính cách hư ảo của thế giớí hiện tượng theo cách nhìn của Phật giáo. Những tư tưởng chính về triết học Tính Khôngtrạng thái vô thủy vô chung của vũ trụ được giải thích. Theo đó thì những ý niệm về khai nguyên và tận thế của vũ trụ là những vấn đề thuộc về chân lý tương đối mà thôi. Trong khi ta đi tìm kiếm giá trị tuyệt đối, thì vấn đề này không còn có ý nghĩa gì. Một điểm dị biệt được nêu lên là: khi nhà khoa học đề cập tới vũ trụ, phải được hiểu đây là một thực tại khách quan, đôc lập vơí ý thức, trong khi đó Phật giáo không nhìn vũ trụ như một thành phần hoàn toàn độc lập vơí ý thức, mà đặt mối liên hệ này vòng luân hồi liên tục.

Chương 3 đề cập tới vấn đề có một nguyên lý tổ chức cho vũ trụ hay không. Câu hỏi là vũ trụ hoàn toàn vô nghiã hay là trật tự cuả nó được xắp xếp một cách tuyệt hảo bởi một bàn tay vô hình nào đó, nhờ đó mà đời sốngý thức mới có được.Theo quan điểm cùa Phật giáo thì vũ trụ là một luận điểm siêu hình và lý thuyết Đại bùng nổ chỉ giải thich được một giai đoạn trong một qúa trình liên tục của vũ trụ. Thế giới hiện tượngý thức cộng sinh nhau và cũng không loại trừ nhau trong thời gian theo nguyên lý vô thủy vô chung. Chính vì thế mà vấn đề tìm ra lời giải thích cho sự dung hợp này không là điều không cần thiết. Vấn đề toàn năngtoàn trí của Thượng Đế trong việc sáng lập vũ trụ được hai tác giả thảo luận. Lập luận tin có Đấng Sáng Tạo thế gian rất đơn giản: vũ trụ cũng như một cái đồng hồ. Đồng hồ chỉ là công trình của người thợ làm đồng hồ, các bộ phận của đồng hồ tự nó không trờ thành đồng hồ được. Lập luận khoa học ngược lại đặt vấn đề sự tạo lập thế gian cùa Thượng Đế nằm trong quy luật cuả thời gian hay ngoài thời gian. Điều quan trọng là thời gian thì tương đối, như Einstein đã tìm thấy. Như vậy Thương Đế cũng phải chịu chi phối bởi quy luật thởi gian. Điều này có nghĩa là Thượng đế không còn toàn năng nữa. Nếu cho rằng Thượng Đế ở ngoài thời gian thì Thượng Đế cũng sẽ không còn cứu rỗi được chúng ta bới vì hành vi của chúng ta bị hạn chế trong thời gian. Lý thuyết của Spinoza cũng được đề cập đến: nguyên tắc tạo lập vũ trụ chỉ chi phối ơ giai đoạn phôi thai và Đấng Sáng Thế cũng không thể đựơc nhân cách hoá. Vấn đề đặt ra ở cuối chương sách là làm sao Phật giáo có thể dung hoà với các tôn giáo khác, khi Phật giáo coi Đấng Sáng Thế là một ý niệm siêu hình. Tuy Phật giáo không chia sẻ những ý niệm này, nhưng luôn tôn trọng những giáo lý của các tôn giáo khác. Phật giáo cũng không mơ ước trộn lẫn các ý niệm cuả các tôn giáo khác nhau để mơ lập thành một tôn giáo đại đồng. Nếu như trong thực tế đời sống hằng ngày ai cũng đều mong tìm cho mình một thức ăn thich hợp khẩu vị cho cơ thể thì người ta cũng nên tìm tương tự như vậy cho đời sống tâm linh. Điều quan trọng là làm sao người ta tu tập để hướng thượngtrở thành những người lương thiện và đầy tính từ bi.

Câu hỏi trong chương 4 là sư tương thuộc và tổng thể của thế giới hiện tượng, cụ thể là các vật chất trong thế giới hiện tượng được hình thành hoàn toàn độc lập hay là liên kết và tương thuộc nhau trong một tổng thể. Theo Phật giáo, sự hình thành thế giới hiện tượng không bắt nguồn từ những nguyên nhân độc lập và những hoàn cảnh chuyên biệt. Sự cảm nhận này là một sai lầm. Kinh nghiệm thực tế của đời sống hằng ngày cho thấy vật chất là những thực tại độc lập khách quan, mỗi vật chất đều có một thực thể nội tại của nó. Nhưng đây là một cách nhìn quá đơn giản, mà không thấy được mối liên hệ nhân quả trong thế giới hiện tượng một cách tổng thể. Tất cả mọi yếu tố đều tương thuộc lẫn nhau, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia sẽ diệt. Ý niệm tương thuộc này liên hệ đến triết học Tính Không trong Phật giáo. Cũng xin đừng hiểu Tính Khônghoàn toàn phủ nhận thế giới hiện tượng hay chỉ là hư vô chù nghiã cùa Tây phương. Phật giáo nhìn thế giới hiện tượng như là sự diễn biến tương thuộc nhau và liên tục theo mối liên hệ nhân quả. Vấn đề tương thuộc này trong khoa học cũng được giải thích qua các luận thuyết của Einstein, Podolsky và Rosen (EPR), 1935. Những thí nghiệm của John Bell 1964 và gần đây Nicolas Gisin 1998 trong chức năng của quang tử đã soi sáng thêm vấn đề. Thí nghiệm về quả lắc của Foucault từ 1851 cũng đã đưa ra một ý niệm quan trọng: tất cả những gì xảy và diễn ra ở đây và hôm nay đều tùy thuộc vào toàn thể vũ trụ. Nguyên lý cuả Mach cũng bổ túc thêm là: khối lượng của một vật thể bắt nguồn từ những ảnh hưởng của vũ trụ. Hai khảo hướng khác nhau cùng đi chung một kết luận: sự tương thuộc lẫn nhau giữa con ngườivũ trụ trong thế giới hiện tượng. Từ đó con người có một nhận thức mới, đó là ý thức về trách nhiệm đại đồng trưóc mối liên hệ này. Có ý thức này thì con ngưới mới dẹp bỏ lòng ích kỷ, hưóng về tha nhân cùng xây đắp một hạnh phúc chung và đặt biệt là không gây đau khổ cho kẻ khác, thực hiện từ bi. Đó là một chuyển hoá nội tâm đưa lần đến giác ngộ. Vũ trụ quan này đuợc diễn đạt qua lời thơ cuà William Blake dùng làm tựa đề cho tác phẩm như sau:

Voir un univers dans un grain de sable
Et un paradis dans une fleur sauvage
Tenir l'infini dans dans la paume de la main
Et l'éternité dans une heure

Dich xuôi:
Nhìn vũ trụ trong một hạt cát
thiên đàng trong một cành hoa hoang dại
Nẳm giữ vô tận trong lòng bàn tay
vĩnh cửu trong phút giây

Dịch thơ:
Trong hạt cát ta ngắm nhìn vũ trụ
Nhìn thiên đàng giữa hoa dại hoang sơ
Ôi thiên thu lắng đọng chỉ một giờ
Giữ vô tận trong bàn tay bé nhỏ
(Bản dịch thơ của Lê Cao Bằng Calgary, Canada)

Chủ đề của chương 5 là tìm ra lời giải thích cho sự hiện hữu của các phần từ sơ đẳng (les particules élémentaires) trong Phật giáo và Khoa học. Phật giáo cũng quan tâm tới vấn đề khoa học này nhưng những lời giải thích hầu như không gây được những hậu quả sâu xa. Khi tìm hiểu về những thực tại hay hư ảo của cuộc đời vây quanh, vấn đề là phải làm sáng tỏ đâu là bản chất của những gì đã cấu tạo nên những viên gạch nền móng này. Để giải thích về tính cách tổng thể của thế giới hiện tượng một thí dụ được nêu lên: bản chất của ánh sáng. Nguyên tắc bổ sung (principe de complémentarité) của Niels Bohr được giải thích: ánh sáng vưà là làn sóng và vừa là phân tử. Ánh sáng không thể nào có một thực tại nội tại tuyệt đối hoặc là phân tử hoặc là làn sóng. Điều này tùy thuộc vào môi trường và phương thức thử nghiệm. Đó cũng là ý niệm chính trong nguyên tắc bất định (principe d'incertitude) của Heisenberg. Khi nghiên cứu về điện từ (electron), thì ông cho rằng không thể nào xác định tuyệt đối được vị trí và tốc độ của điện tử. Những thành quả nghiên cứu của trường phái Copenhague được tóm lược qua kết luận: những nguyên tử tạo nên một thế giới của những tiềm năng hay những khả năng hơn là những thế giới của vật chất và những sự kiện. Ý niệm về nguyên tử được vay mượn để giải thích vể thế giới hiện tượng. Bohr cũng xác nhận sự khó khăn khi làm sao vượt qua được những sự kiện và những kết qủa thử nghiệm: sự mô tả của chúng ta không nhằm soi sáng những đặc điểm thực tế của hiện tượng, mà phải tìm ra những tương quan của các khiá cạnh khác nhau trong cuộc sống của chúng ta càng nhiều càng tốt. Những lập luận của Jacob, Schrödinger, Einstein và Stapp được giới thiệu, nhưng quan trọng nhất là của Nottale. Nottale xác nhậnPhật giáo từ 2500 năm trước đã tìm thấy sự hiện hữu cuà vật chấttương đối, vấn đề là làm sao tìm ra những mối quan hệ trong thế giới này.

Chương 6 đề cập tính cách vô thường trong thế giới hiện tượng. Đây không chỉ là một đề tàì để trầm tư mặc tưởng mà còn là một động lực giúp chúng ta sử dụng thời gian còn lại của đời mình hữu ích hơn. Sự tìm hiểu của chúng ta về thực tại tùy thuộc vào viễn kiến về thế giớithái độ của chúng ta. Câu hỏi đặt ra: có hay không những thực thể thường hằng (les entités permanentes) trong vũ trụ? Nếu không có gì vĩnh cửu tại sao chúng ta lại có thể gọi những sự vật có một đời sống cố hữu (une existence intrinsèque)? Những ý niệm vô thường trong đời sống được đề cập. Sự thay đổi này được thể hiện qua quy luật sanh lão bệnh tử, trong thay đổi của cảm xúc. Đìểm tinh tế nhất phải nhận ra là trong từng phút giây của đời sống cũng có sự thay đổi. Những biến dạng của những phân tử và về cách nhận dạng các phân tử này qua cách sử dụng 18 loại quarks khác nhau được giải thích. Lý thuyết tiêu chuấn (theorie standard) nhằm chứng minh tính cách bất tử của các phân tử, đặc biệt là dương tử (proton) được đề cập. Tính bất từ này phải hiểu khi so sánh với đời sống của con người, nhưng nó có thể biến dạng qua thời gian. Trong nỗ lực tìm ra một sự mô tả mới về những hiện tượng của vũ trụ thuyết siêu lực (théorie de superforce) được giải thích. Đây là một tổng hợp các giả thuyết trước đây. Theo đó thì những phân tử không phải là những phần tử sơ đẳng, mà chính là những chấn động trên những sợi dây được gọi là supercorde. Chính năng lượng của những chấn động này mới xác định được khối lượng của những phân tử. Đây còn là một luận điểm mơ hồ, cần được kiểm chứng bằng thực nghiệm.

Chương 7 đề cập tới vấn đề làm sao ta có thể hiểu thực tại của thế giới hiện tượng, khi nó được che đậy bởi những lớp màn chắn bên ngoài. Đối với khoa học thì vấn đề này được nhận chân bằng giả thuyết và thử nghiệm.Thật ra có ít nhà khoa học quan tâm sâu xa đến những nền tảng triết lý cùa những công trình mà họ đang theo đuổi. Những áp dụng thực tìễn trong đời sống về những thành tựu của lãnh vực cơ học lượng tử (la mécanique quantique) đã cho thấy vấn đề này. Chính d'Espagnat cũng xác nhận là khoa học có thể mô tả được những thực tại được thử nghiệm. Kết qủa này cũng chỉ là những khái luận về một thưc tại độc lập không ghi lại được trong không và thời gian. Một đặc điểm khác: đối tuợng quan sát hoàn toàn lệ thuộc vào vị tríthái độ của nhà quan sát, điển hình là sự quan sát cầu vòng. Cầu vòng là một hình ảnhPhật giáo hay dùng đến để diễn tả tính cách hư thực và tương thuộc cuả thế giới hiện tượng. Ai cũng thấy cầu vòng chiếu sáng nhưng không ai có thể bắt lấy được, nên nó vừa là hư vừa là thực. Cầu vòng chỉ là một trùng hợp ngẫu nhiên của hai yếu tố: lớp màn mưa và ánh sáng mặt trời, nếu thiếu một, thì cầu vòng sẽ biến mất, nên nó tương thuộc. Vấn đề nhận chân ra thế giới hiện tượng có hai khía cạnh: bản chất tối hậu của hiện tượngphương cáchchúng ta cảm nhận được hiện tượng này. Khi ta nhận ra được đâu là bản chất tối hậu của hiện tượng thì sự dị biệt của thế giới hư ảohiện thực sẽ không còn nữa.

Chương 8 đặt vấn đề định mệnh để thảo luận, thí dụ như có hay không có định mệnh, định mệnh cá nhânđịnh mệnh tập thể, ý nghĩa về nghiệp (karma), đâu là mối liên hệ nhân quảđịnh mệnh. Một câu hỏi khác: nếu con ngườibản ngã chỉ là hư ảo thì làm sao có thể chuyển hoá được cuộc sống trong hiện kiếp? Karma theo tác giả phải được hiểu là hành động. Những gì chúng ta suy nghĩ, nói và hành động sẽ tạo nên khuôn mẫu cùa cuộc đời chúng ta. Điều này bắt nguồn từ sự cảm nhận của chúng ta đối với cuộc đời, nó đến từ ý thức, kinh nghiệm cá nhân về đời sống. Dĩ nhiên sự cảm nhận này hoàn toàn khác biệt trong từng cá nhân. Một ngưòi đạt đạo rồi sẽ thấy những ràng buộc trong thế giới hìện tượng là điều hư ảo. Nghiệp cũng không phải là định mệnh, nó chỉ là một phản ảnh về mối quan hệ nhân quả, không chỉ trên hành động mà có ý hướng đưa tới hành động. Chúng ta không bao giờ hoàn toàn lệ thuộc vào định mệnh như những tù nhân, mà trong đó quá khứ và tương lai làm thành một khối liền chắc. Bằng tự doý thức người ta có thể chuyển nghiệp này. Chúng ta là kết quả của những quyết định mà chính chúng ta chọn lựa, dĩ nhiên là rất khó khăn khi nỗ lực thoát ra khỏi căn nghiệp. Ý niệm này được Norbert Wiener cha đẻ của khoa học cybernétique diễn đạt như sau: Chúng ta chỉ là những ổ xoáy nước trong một dòng sông vô tận. Chúng ta không là những bản thể trường tồn, nhưng những dấu vết sẽ còn lưu lại mãi.

Chủ đề của chương 9 ý niệm về thời gian qua các lăng kính. Theo Galilée thì thời gian là một dụng cụ chủ yếu để xếp đặt và nối kết các sự đo lường về các chuyển động trong các đối tượng nghiên cứu một cách toán học. Nhưng Newton với quy luật về cơ học đã đưa ra một định nghĩa chính xác về thời gian. Theo Newton sự chuyển động các vật thể trong không gian xác định được vị trí và tốc độ của nó nhờ vào những khoảnh khắc thời gian tiếp nối nhau. Qua định nghĩa này thì đặc điểm của thời gian là độc nhất, tuyệt đối và phổ quát. Lý thuyết này bị đánh đổ bởi lập thuyết tương đối của Einstein. Thời gian thì theo Einstein co dãn và tuỳ thuộc không gian. Ngoài ra Einstein còn cho rằng không gianthời gian không thể sống tách rời nhau, cả hai là một cặp kết hợp nhau. Einstein còn phát hiện thêm trong lý thuyết tương đối tổng quát của ông: Thời gian không những chậm lại bởi vận tốc mà còn chậm lại bởi trọng lực. Phật giáo nhìn vấn đề thời gian khác hơn. Thời gian vật lý chỉ là một phương cách để tìm hiểu vể thế giới hiện tượng thôì. Ý niệm thời giankhông gian chỉ có trong thế giới hiện tượng và có mối quan hệ với những kinh nghiệm với những hệ thống đối chiếu với nó. Thời gian trôi là một điều không nắm bắt được trong phút giây hiện tại. Trong phút giây hiện tại thí quá khứ đã chết và tương lai thì chưa xảy ra. Theo cách nhìn này thì làm sao mà hiện tạithể hiện hữu hoặc ngưng đọng ở giữa cái không còn nữa và cáí chưa thể xảy ra. Ý niệm về thời gian chỉ là chân lý tương đối trong thế giới hiện tượng mà thôi. Những ý niệm khác nhau vể thời gian qua quan điểm của Heraclite, Saint Augustin, Aristote, Kant và Husserl được hai tác giả đưa ra giải thích. Nhiều kinh điển Phật giáo được trích dẫn trong trong chương này để giải thích về ý niệm thời gian. Phật giáo dùng thời gian như một quan điểm tâm lý nhằm chế ngự những nỗi lo âu về cái chết và khuyến khích người ta nên chuyên cần tu tập. Ý thức được thời gian trôi là quí giá nên người học Phật sẽ luôn luôn tập trung để tu tập, nhưng cũng không sống trong nỗi ám ảnh về cái chết, mà chỉ suy tưởng không ngừng về việc này nhằm chuẩn bị đón nhận nó đến trong thanh thản an lạc.

Chương 10 giải thích thuyết nhân quả theo Khoa học và Phật giáo. Lý thuyết tương đối của Einstein đã đưa ra nhiều luận điểm mới, mà theo đó nguyên tắc về nhân quả cũng cần được xét lại. Không có gì đi nhanh hơn ánh sáng và chính ánh sáng cũng là một phương tiện truyền thông nhanh nhất trong vũ trụ, theo Einstein. Hai biến cố chỉ có liên hệ nhân quả với nhau khi mà ánh sáng có đủ thời giờ mang biến cố thứ nhứt đến biến cố thứ nhì trong khi sự cách biệt của thời gian làm tách biệt chúng ra. Điều này giải thích được mối liên hệ nhân quả của hai biến cốđồng thời cũng giải thích được tốc độ của ánh sáng. Một thí dụ được nêu lên để soi sáng vấn đề. Một tia sét đánh trên hai đầu toa xe lửa đang chạy, ba người A, B và C quan sát hiện tượng này sẽ giải thích ba cách khác nhau, tùy thuộc vào vị trí mà họ đang theo dõi. Nếu A đứng yên trên sân ga thì A sẽ thấy tia sét đánh cùng một lúc phía trước và phía sau của toa xe, nếu B ngồi trong toa xe đang chạy thì B trước tiên sẽ thấy tiếng sét đánh phía trước của xe rồi liền sau đó sẽ thấy tiếng sét đánh phía sau. Lý do giải thích hiện tượng này là xe đang di chuyển, ánh sáng của tia chớp phía trước ít khoảng cách hơn tia sáng phía sau. Vận tốc của ánh sáng thì không thay đổi, nhưng ánh sáng đến phía trước thì cần ít thời gian hơn phía sau. Còn nếu C ngồi trên một xe chạy ngược chiều thì sẽ thấy ngược lại điều B chứng kiến. Thí dụ này cho thấy là những biến cố khi xảy diễn qua sự liên tục của thời gian có thể bị biến dạng do những chuyển động.Theo đó thì kết quả có thể đi trước nguyên nhân. Những ý kiến liên quan đến thuyết tất định trong khoa học (le déterminisme scientifique) qua ý kiến của Heisenberg, Foucault, Newton Laplace, Poincaré và Hegel được đề cập tới. Khó khăn lớn nhất của khoa học là không thể nào tiên đoán tương lai một cách chính xác bởì vì sự mô tả cũng như hiểu biết về điễu kiện ban đầu của hiện tượng không bao giờ đầy đủ. Trong khoa học cũng không có sự tình cờ hay tất yếu, mà chính ra những nguyên nhân hay điều kiện thì vô kể mà ta không biết trước được. Theo Phật giáo thì thuyết nhân quả là điều hiển nhiênquy luật được diễn biến qua bốn hình thái phát sinh như sau: một vật có thể sinh ra (1) bởi tự nó, (2) bởi sự vật khác, (3) bởi tự nó và bởi sự vật khác hoặc (4) không bởi tự nó hoặc không bởi sự vật khác. Dù dạng thái nào thì nhân và quả phải có một điểm nối kết nhau để tạo thành mối quan hệ, chớ không thể nào là những thực tại độc lập.

Chương 11 xoay quanh vấn đề mối quan hệ giữa tinh thầnvật chất qua Khoa học và Phật học.Theo khoa Sinh học thần kinh (la neurobiologie) thì tinh thần nảy sinh từ sự tác động lẫn nhau giửa cơ thể và thế giới bên ngoài và là kết quả của một tổ chức cực kỳ phức tạp từ những phần tử bất động (les particules inanimées). Như vậy phải chăngtinh thần chỉ là một sự phàn ảnh của vật chất. Trả lời câu hỏi này Phật giáo có một lối giải thich khác hơn. Có ba trạng thái của tinh thấn: tinh thầntrình độ thứ nhất thì thô sơ, chỉ thuần túy là sự vận động của não bộ, ở trình độ thứ hai thì tinh thần có khả năng phản tĩnh bằng suy luậntrực giác để quyết định vấn đề và ở trình độ thứ ba thì tinh thần đạt được sự hiểu biết thuần khiết không dựa trên phương thức phân biệt chủ quan và khách quan hay trên những tư tưởng suy lý. Đây là trang thái cao nhất của tinh thần còn được gọi là sự minh mẫn. Ba trạng thái này không hoạt động độc lập mà ảnh huởng nhau qua mối liên hệ nhân quả trong thể xác. Một trạng thái tinh thần này đều bắt nguồn từ một trạng thái tinh thần khác xảy ra trước đó. Từ nhân sinh ra quả là một quá trình nảy sinh được kết hợp qua mối liên hệ chù yếu và những yếu tố phụ thuộc. Thí dụ hạt giống được sinh ra là kết qủa của việc nẩy mầm, đây là mối quan hệ chủ yếu, nhưng cũng đừng quên những yếu tố phụ thuộcthời tiết và độ ẩm. Tinh thần nhị nguyên theo lý thuyết của Descartes cũng được đem ra so sánh với quan điểm của Phật giáo và nguyên tắc bổ sung của Niels Bohr cũng là một lối giải thích. Ý niệm về một thế giới vô hình và hữu hình cũng được đề cập tới. Phần quan trọng nhất của chương này là bàn về vai trò của tinh thần trong đờì sống, đặc biệt là những kinh nghiêm về cận tử (near death experience) và một câu chuyện có thật về luân hồi cuả Shanti Dévi tại Ấn Dộ được dẫn chứng.

Chương 12 đặt vấn đề so sánh giữa người máy (robot) và máy vi tính (ordinateur) với não bộ của con người. Vấn đề khả năng phản tĩnh của con người được đưa ra để so sánh với những tiến bộ của ngành sinh học hiện đại cũng như những luận điểm mới trong lãnh vực thông minh nhân tạo (intelligence artificielle). Theo các nhà sinh học thì bộ óc chỉ là một bộ máy suy nghĩ được cấu tạo bởi những hoạt động trong một hệ thống thần kinh tổng hợp. Những gì gọi là tinh thần đều đến từ những tổ chức càng ngày càng phức tạp hơn của não bộ. Những gì được gọi là ý thúc, tư tưởng hay tình yêu và những cảm xúc trong cuộc sống đều là những kinh nghiệm sống trải. Trong khi đó thì Francisco Valera chú ý đến sự tương tác cúa não bộ và thế giới bên ngoài. Chính sự tác động thường xuyên của môi trường mới là quan trọng. Hoạt động của hệ thần kinh được đem ra so sánh với cấu trúc của một máy vi tính (ordinateur) và được xem như là cương liệu (hardware) trong khi tinh thần được coi như là nhu liệu (software). Điểm dị biệt chủ yếu vẫn là máy móc chỉ tính toán và làm việc theo những chương trình đã quy định do nhà thảo chương cung cấp không hơn không kém, mà nó không có ý thức phản tỉnh để trả lời câu hòi tại sao mình có thể đưa đến kết quả như vậy. Điều đáng kinh ngạc ở đây là khả năng tính toán của máy móc vượt hẳn xa con người. Trong trận đánh cờ cuà vô địch thế giới Garry Kasparow và người máy Deep Blue trong năm 1997 đã cho thấy vấn đề này. Deep Blue thắng được là nhờ có thể nghĩ ra 200 triệu vị thế cờ trong một giây và từ đó tổng hợp ra được 10 thế cờ liên tiép, trong khi bộ óc của con người với kinh nghiệm và sự tính toán, đặc biệttrực giác chỉ tìm đươc vài nước cờ trước mà thôi. Nhưng cuộc thắng cờ cũng chỉ là sự tuân lịnh mù quáng của Deep Blue qua những chương trình đã soạn trước của các chuyên viên. Deep Blue cũng không vui khi thắng, không buồn khi thua, không hồi hộp khi tính toán và cũng không nuối tiếc khi đi sai một thế cờ, vì Deep Blue dầu sao đi nữa cũng chỉ là máy mà thôi. Jean- Pierre Cheanguex cho rằng máy móc chưa có cảm xúc như con người vì chính ra con người chưa đủ khả năng tạo ra được một bộ óc phức tạp cho máy như hệ thần kinh con người. Bộ óc con người hiện nay là kết quả của một sự tiến hoá hơn một tỷ năm trong khi máy vi tính chì xuất hiện từ thập niên 50 cuà thiên niên kỷ trước. Alain Turing đã đưa ra cách thí nghiệm mới về sự thông minh của người máy. Ông cũng tiên đoán rằng trong tương lai người máy có thể đánh lừa đươc người đối thoại với mình trong 5 phút. Các nhà nghiên cứu trong lãnh vực này cho là một ngày nào đó không xa máy vi tính và người máy cũng sẽ có cãm giác thương yêu buồn giận như con người. Nhưng những câu hỏi nền tảng như: tôi từ đâu đến, sống để làm gì và chết sẽ ra sao thì người máy khộng thể tự hỏi và trả lời được. Một câu hỏi dễ hiểu nhất mà người máy cũng không biết được là thân phận mình sẽ ra sao khi cúp điện. Sự tiến hóa của ý thức qua hai dạng thái: ý thức sơ khởiý thức phản tỉnh, luận điểm này đươc hai tác giả bàn đến trong mối quan hệ với Phật giáo ờ cuối chương. Những kinh nghiệmchúng ta có được về tinh thần, những khả năng mà chúng ta có thể hiểu được bản chất cuả tinh thần qua phương pháp nội suy hay chế ngự tinh thần bằng cách coi nó như một đối tượng nghiên cứu nội quan vẫn chưa được khoa học giải thích thoả đáng. Những điều bàn đến chỉ nằm phản ảnh được vấn đề trong chân lý tương đối mà thôi. Những suy lý, hy vọng hay lo âu đưa chúng ta tới quyết định này hay quyết định khác vẫn nằm trong phạm vi cùa thế giới vô minh và mê aỏ. Chúng ta vẫn còn lầm lạc trong những luồng tư tưởngchúng ta cho là thực tại. Chính Giác ngộ mới là kiến thức duy nhất vượt qua sự lầm lẫn này, không có căn cứ trên ý niệm, vì ý niệm hoàn toàn bất lực trước những bản chất tối hậu cúa tinh thấn.

Chương 13 đề cập tới ý niệm về tinh thần trong mối quan hệ với vũ trụ qua Khoa học và Phật giáo. Theo Phật giáo tinh thầnvũ trụ cộng sinh và cộng hưỏng nhau, không thể nào có một cuộc sống riêng biệt, cả hai chỉ hiện hữu trong thế giới hiện tượng và chì có gía trị chân lý tương đối. Theo ý kiến của các nhà sinh học hiện đại thì tinh thần đưọc trải qua hai giai đoạn từ không ý thức đến có ý thức. Phật giáo cũng không hẳn đi ngược lại lý thuyết về tiến hoá, nhưng lại nhưng qua sự tiến hoá của thế giới súc vật đến thế giới của con người thì khả năng phản tỉnh của con người là ở mức độ cao nhất, đặc biệt là khà năng cảm nhận hạnh phúcđau khổ trong cuộc đời. Phật giáo chia thế giới làm ba loại: ước vọng, hữu hình và vô hình. Yếu tố quan trọng làm chuyển hóa đời sống con người là đìều kiện tinh thần. Chính sự thù ghét, tham lam, ích kỷ làm cản trở sự chuyển hoá đó. Đó chính là màn chắn lại để cho chúng ta thấy không được bản chất thực của tinh thần. Sau đó ý niệm về giác ngộ được giải thích. Đó là giai đoạn đạt đạo, vượt qua khỏi vô minhphiền não, thoát khỏi vòng lẩn quẩn luân hồi. Tuy nhiên vì tình từ bi, người đạt đạo vẫn có thể đầu thai trở lại thế gian để gíúp người đồng loại. Vấn đề vai trò của tiềm thứcý nghĩa của chiêm bao theo Tâm lý học được đem ra đối chiếu với Phật giáo ở cuối chương. Phật giáo hiểu tiềm thức theo nghĩa khuynh hướng (tendance) hay sự tiêm nhiễm (imprégnation) và chia làm ba loại. Loại thứ nhứt là những tích lũy tiềm tàng và tạo cho chúng ta thành một thói quen, gây ảnh hưởng đến phương cách suy nghĩ và hành động. Loại thứ hai là những suy gẫm vể những tính cách hư ảo của những khuynh hướng hay những động lực này. Những trầm tư giúp chúng ta vượt thoát trạng thái nêu trên bằng cách tìm ra căn cơ của vấn đề. Loại thứ ba đặc biệt dành cho người có khả năng, biết dùng khuynh hướng này như một chất xúc tác làm chuyển hoá được tâm linh mình. Phật giáo chia trạng thái tỉnh đến ngủ mê làm 4 giai đoạn, giấc mơ là chỉ ở giai đoạn thứ nhì. Giấc ngủ mê được coi như là sự lập đi lập lại của cái chết, trong khi đó thì giấc mơ được coi như là sự lập đi lập lại của một trạng thái trung gian giữa chết và tái sinh.

Chương 14 đặt vấn đề quy luật khoa học để thảo luận. Quy luật khoa học được hiểu theo nghĩa là những lời giải thích khách quan và tổng quát về những mối tương quan của các hiện tượngtìm ra những quy cách vận hành cuà nó. Những ý niệm về quy luật khoa học tại Tây phương từ thời Tiền sử đến Phục hưng được đề cập sơ lược. Đối với người Hy Lạp từ thế kỷ thứ VI trước Thiên Chúa thì thiên nhiên vừa là một đề tài suy tưởng và cũng vừa là lý thuyết. Thiên nhiên được sắp đặt bởi những quy luậtloài người có thể hiểu được và cũng không là một vật cố hữu cuà Thượng đế. Aristote đề ra nguyên lý nhân quả qua 4 dạng thức của nguyên nhân: hình thức, nội dung, hiệu năngcứu cánh. Để trả lời câu hỏi tại sao trời mưa thì Aristote đã dùng phương thức cứu cánh để giải đáp. Trơỉ mưa bởi vỉ loài người và cây cối cần nước mưa để sinh tồntăng trưởng, chứ không phải hội tụ của hơi nước và thuyết trọng lực như chúng ta biết hiện nay. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học như Kepler và Newton, dù có niềm tin vào những quy luật của khoa học, nhưng cũng đồng thời ngợi ca Đấng Tối Cao trong việc tạo lập vũ trụ. Theo Phật giáo thì vấn đề quy luật nằm ờ chỗ phân chia chân lý tương đốichân lý tối hậu. Chân lý tương đối thí nhằm tìm hiểu thế gìới hiện tượng qua quy luật nhân quả. Nhưng ngoài ra nghiệp báo (karma) cũng đóng một vai trò chủ yếu đề giãi thích những đau khổ vả hạnh phúc. Tuy nhiên karma chỉ lả một khía cạnh trong luật nhân qủa và cũng không là một toà án tối cao để phân xử những hành vi của chúng ta. Chân lý tuyệt đối thì nhằm tìm hiểu những vấn đề tối hậu. Một câu hỏi khác được nêu lên là tại sao nền tảng của khoa học đều bắt nguốn từ Tây phương, mả không là Trung Hoa, dù nước này có nhìều phát minh sớm nhất như la bàn và thuốc súng. Lời giải thích cho vấn đề được đưa ra là không phải là người Trung Hoa không có khả năng phân tích những hiện tượng khoa học, nhưng họ có những nhu cầu ưu tiên tìm hiểu cho những vấn đề quan trọng khác như đạo đức, hạnh phúc hay cái chết. Ngoài ra theo họ thì thiên nhiên cũng không thể tách rời ra tửng những thành phần biệt lập để nghiên cứu riêng biệt như tại Tây phương, vì mọi thành phần trong thiên nhiên hoà hợp với nhau theo một thể thống nhất. Phương thức suy lý làm nền tảng cho khoa học tây phương cũng không được người Trung Hoa chú trọng. Thực ra phương pháp suy lý cũng có giới hạn của nó khi chỉ tìm hiểu một thành phần riêng lẻ mà quên đi tổng thể cuả đối tượng nghiên cứu. Những thành quả khoa học của thuyết 4 động lực cơ bản được giới thiệu ở cuối chương.

Chương 15 bàn tới những bí ẩn của toán học. Vấn đề đặt ra là toán học phải chăng chỉ là những sản phẩm của tri thức mà thôi hay còn tạo nên những biến thiên vô hình trong thực tại. Với niềm tin vào những quy luật khoa học, đặc biệt là toán học, làm nền tảng, hầu hết các nhà khoa học cho rằng chỉ có những quy luật của khoa học có thể giải thích được những quy cách vận hành lệ thuộc vào thiên nhiên. Descates und Leibnitz còn đi xa hơn khi kết luận rằng những giải thích không diễn đạt được bằng ngôn ngữ toán học thì không thể gọi là khoa học được. Những đề cao vai trò của toán học qua Galilée, Pythagore và Wigner được trích dẫn và giải thích. Những thành tựu Einstein trong việc không sử dụng hình học Euclide, những công trình cùa Riemann vào thế kỷ XIX về hình học cong và đặt biệt gần đây ý niệm mới về toán học của Mandelbrot (dimension fractionnaire) được tác giả giải thích. Bàn về bản chất của Toán học có hai quan niệm đối kháng nhau, theo trường phái của các nhà Constructivistes thì cho là toán học không có thực. Tất cả những ý niệm tóan học đều là những sao chép từ những cãm tưởng như David Humes nói. Những dạng của hình học không thể tìm thấy trong các dạng của thiên nhiên. Trường phái duy thực của các nhà Réalistes thì ngược lại cho rằng chính toán học mới có một thực tại độc lập với tư tưởng của chúng ta. Bằng lý trí chúng ta có thể tìm kiếmkhám phá chân trời bao la của toán học. Dù chúng taý thức hay không thì toán học là một phạm vi rộng lớn đã có sẵn. Những ý kiến về toán học cuả Descates, Penrose và Hertz đươc dẫn giải. Vai trò của trực giác trong toán học được đem ra thảo luận bằng những thì dụ của Archimède và Poincaré. Những thành tựu của thiên tài toán hoc Ấn độ Ramanu-jan được giới thiệu. Ngoài ra những khám phá mới trong của các nhà sinh học não bộ đã cho thấy mối tương quan giữa hoạt động của não thùy vả trực giác toán học. Để giải thích hiện tượng thiên tài Einstein các nhà sinh học não bộ tại Canada trong năm 1999 đã cho là dung lượng hai não thùy thuộc về xương đỉnh cùa Einstein hơn một người bình thường là 15%. Còn Phật giáo thì nghĩ sao vể toán học? Theo Phật giáo thì toán học chỉ là những ý niệm của con người áp dụng vào trật tự của thiên nhiên. Trật tự này là một phản ảnh về sự tương thuộc của và những qui luật nhân quả. Theo Phật giáo thì những sự minh mẫn không nhất thiết là sự thông minh thuộc về toán học hay là các loại khác. Đó chẳng qua chỉ là sự tỉnh thức, một khả năng chủ yếu nhằm tạo cho tinh thần có một ý thức. Đặc điểm chiếu sáng của tinh thần này được so sánh tương phản với sự vô tri của đá cuội. Những ý niệm về toán học đã đem lại những dẫn chứng về mối tương thuộc trong thế gìới hiện tượng, trong khi đó thì thi sĩ cảm nhận mối tương quan này qua thẩm mỹ và diễn đạt bằng một loại ngôn ngữ khác. Khả năng cảm nhận được sự hòa điệu cúa con người trong vũ trụ là một đặc điểm có sẵn trong tinh thần của chúng ta. Nhưng sự diễn tả qua những quy luật của toán học, những dạng thức, phương trình chỉ là một sản phẩm vể ý niệm trong tư tưởng.

Câu hỏi chính của chương 16 là lý trí hay suy niệm có thể giúp chúng ta tìm hiểu thế giới như thế nào. Vấn đề đặt ra là người ta có thể so sánh hai phương thức thu thập kiến thức bằng khoa học và tôn giáo không và phải dựa trên cơ sở nào để kiểm chứng những giá trị về những kiến thức do tôn giáo mang lại. Phật giáo nghĩ gì về kiến thức khi mà kiến thức thuần lý bắt nguồn từ nhũng ý niệm trừu tượng, đươc quan sát, thử nghiệm và diễn đạt bằng ngôn ngữ khách quan của toán học. Một loại kiến thức dựa trên kinh nghiệm suy niệm của cá nhân có đáng được xem là thuần lý không. Theo Phật giáo thì thuần lý có nghĩa là một phương tiện kiến thức chính xác. Ý niệm này bao gồm mọi khía cạnh của luận lý, thực nghiệm cũng như suy niệm. Theo đó người ta phân biệt hai loại kiến thức một loại có giá trị theo quy ước hay tương đối và một loại có gía trị tối hậu hay tuyệt đối. Chỉ là giá trị tương đối khi nó giúp chúng ta hiểu biết ngoại hình của sự vật và có giá trị tuyệt đối khì nó giúp chúng ta hiểu được bản chất của hiện tượng. Nhưng suy niệm cũng cần đến luận lý và lý trí như là dụng cụ phân tích. Suy niệm giúp chúng ta phát triển nhũng điều tốt đẹp như thiện tính, tính từ bì. Kết hợp với kinh nghiệm suy niệm còn giúp chúng ta mở mắt thấy được những hậu qủa tai hại của những hận thù và những thuận lợi khi ta có lòng kiên nhẩn trong đời sống hằng ngày. Cũng cần phân biệt ở đây về kiến thưc và Giác ngộ. Giác ngộ là một trạng thái cao cả nhất của kiến thức, khi mà người tu tập không còn phân biệt chủ thể và khách thể trong ý niệmtri thức thuần lý nhường chổ cho ý thức trực tiếp, trong sáng và bừng tỉnh. Tây phương thường giải thích Giác ngộ như là một trạng thái tâm lý của trực giácthần bí, nhưng thật ra lối giải thích này không thể diễn đạt được hết ý niệm Giác ngộ trong thế giới suy niệm của Phật giáo, vì Giác ngộ vượt qua mọi giới hạn của những ý niệm thông thường. Còn Kiến thức khoa học thì sao? Một lý thuyết khoa học thực ra chì giải thích được một vài khía cạnh của thực tai, chứ không toàn diện. Định lý nổi danh về sự bất toàn (le théorème d'incomplétude) của Gödel vào năm 1931 là một thí dụ điển hình. Gödel đã minh chứng rằng trong hệ thống số học vẫn có nhiều điểm không thể dùng luận lý xác định đúng hay sai. Người ta cũng không thể chứng minh một hệ thống mạch lạc và không tương phản dựa trên những công lý (những điều đề nghị ban đầu được chấp nhận mà không cần chứng minh). Theo Gödel người ta nên ra khỏi hệ thống và cũng phải đặt ra những công lý phụ để giải quyết vấn đề. Sự chính xác của toán học được phép nghi ngờ. Trong tinh thần đó không những mục tiêu của khoa học cần xác định lại, mà chỉ những phương tiện khảo cứu cũng luôn được kiểm chứng. Vấn đề được đặt ra ở cuối chương để thảo luận là những kiến thức thu thập được đến từ những kinh nghiệm suy niệm sẽ không có tính phố quát, bởi vì nó là thuần túy cá nhân vả cũng không kiểm nghiệm đươc. Tây phương thường có thành kiến về kiến thức đến đến từ suy niệm này và cho rằng tinh thần này không là một dụng cụ đáng hãnh diện và những kinh nghiệm này cũng không bổ ích. Thực ra kinh nghiệm nội tại là một điêù không thể phủ nhận được. Sự tu tập giúp cho người ta chuyển hoá được con người với nhiều đức tính tốt như: vị tha, khoan dung, kham nhẩn, thanh thản, buông bò mọi ràng buộc và tăng thêm nghị lực. Kết quả này có đạt đươc hay không là do khả năng và lòng trì chí của từng cá nhân. Về lâu dài người ta mới có thể đánh giá kết quả những kinh nghiệm này một cách khách quan hơn.

Chương 17 tiếp tục tìm hiểu về thế giới qua sự tương quan giữa nhà nghiên cứu khoa học và đối tượng nghiên cứú. Những định kiến siêu hình của nhà khoa học có gây ảnh hưởng đến viễn kiến khoa học hay không và người ta có thể hiểu được thực tại với một kiến thức tuyệt đối hay không, đó là câu hỏi chính. Trong đó hai phương cách thu thập kiến thức của Khoa học và Tôn giáo được nêu lên: nhà khoa học thì nghiên cứu thế giới ngoại quan trong khi người tu học phân tích hiện tượng bằng suy tưởng hướng nội. Vấn đề không thể quên được nhà khoa học cũng là một con người với tính chủ quan và với những định kiến. Không phải ai thấy được hình ảnh của sự vật thì người ta có thể có khả năng giải thích được mà còn cần đến trí tường tượng và khả năng chuyên môn. Nhà nghiên cứu tây phương thường có khuynh hướng đưa ra trước một giả thuyết là có một chân lý vững chắc đằng sau những giá trị biểu kiến đẽ làm việc. Họ luôn luôn có một mục tiêu xác định , một gía trị để theo đuổikiến thức về vấn đề đặt ra, nhờ đó mà họ có thể soạn lọc những điều cần thiết cho công việc. Trong khi đó nhà nghiên cứu Đông phương nhờ thấm nhuần văn hoá Đông phương nên có một phương cách khác hơn. Họ đặt chân lý trong một thế giới vô thủy vô chungtìm ra mối quan hệ nhân quả và tương thuộc trong thế giới hiện tượng. Những kinh nghiệm của Enstein, Darwin, Harson và Newton được đưa ra. Việc quan sát ánh sáng bằng mắt thường và viễn vọng kính được diễn giảiđưa tới kết luận là chính sự quan sát giúp người ta đạt được ý thức vấn đềgiải thích nó theo quan sát của mình. Làm thế nào người ta có thể đạt được một thực tại khoa học, câu hỏi này được giải thích theo trường phái duy thực (Réalisme scientifique) và được Wallace tóm tắt như sau: Ta phải chấp nhận một số tiền đề sau đây để tìm hiểu khoa học

1/ Thế giới vật chất hiện hữu độc lập với kinh nghiệm con ngưới.

2/ Thế giới này có thể đạt được bằng ý niệm của con ngưới (bằng toán học hay các khoa học khác).

3/ Trong muôn nghìn phương cách của hệ thống các ý niệm nhằm mô tả các hiện tượng quan sát thì chỉ có một cách duy nhất là đúng với thực tế.

4/ Khoa học phải khám phá được lý thuyết duy nhất được cho là chân lý này.

5/ Nhà khoa học sẽ không thiếu được phương cách để nhận ra lý thuyết này.

Trường phái duy thực vẫn có nhiều hạn chếPhật giáo có thể bổ sung được. Theo Phật Giáo thì thế giới hiện tượng luôn luôn biến đổi qua thời gian và có mối quan hệ với ý thức con người hơn là một thực tại độc lập. Ngoài ra không thể nào nhận chân ra một thực tại tuyệt đối, bản chất tối hậu của hiện tượng chỉ là một khía cạnh trong thể liên hợp của thế giới, không có sự cách biệt giữa nhà nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, cả hai bổ sung cho nhau. Theo Phật Giáo, thực tại tối hậu vượt qua mọi hiện tượng thông thường như hình dạng, khuôn khổ và sức nặng v.v.. mà khoa học tìm ra.

Chương 18 nêu lên vấn đề thẩm mỹ trong Khoa học và Phật học. Câu hỏi đặt ra là có một ý niệm thẩm mỹ trong nghiên cứu khoa học và trong Phật giáo không. Khi nói tới hoạt động khoa học, người ta liên tưởng đến những gì khô khan, lạnh lùng, thuần lý dĩ nhiên thiếu cảm xúc và thẩm mỹ. Thật ra trong việc quan sát hiện tượng thiên nhiênđề xướng lý thuyết có một mối quan hệ với thẩm mỹ. Trong nét đẹp cuả các hiện tượng thiên nhiên và nét đẹp trừu tượng trong lý thuyết khoa học có 3 đặc điểm chính: cần thiết, đơn giảnchân lý. Những đặc điểm này được tìm thấy qua các kinh nghiệm của Newton, Copernic và Einstein. Theo Phật giáo thì ý niệm về thẩm mỹ bắt nguồn từ những bản chất sâu xa trong con ngườì. Nói một cách đơn giản nhất thì nét đẹp là những gì đem đến cho chúng ta một cảm giác viên mãn, và tuỳ theo trường hợp cũng có thể gọi là hạnh phúc. Dĩ nhiên nét đẹp cũng có những mức độ khác nhau, tùy thuộc vào sự viên mãn. Có thể gọi là một nét đẹp tương đối khi nó đem lại cho ta những thỏa mãn nhất thời, trong khi một nét đẹp tuyệt đối đem lại cho chúng ta một hạnh phúc vĩnh cửu. Một nét đẹp tâm linh được thể hiện rõ nét qua việc chiêm ngưỡng dung mạo Đức Phật. Nhìn Ngài sẽ gợi lên trong ta một hạnh phúc về sự Giác ngộ và khả năng có thể đạt đến sự tỉnh thức này. Dĩ nhiên sự cảm nhận hạnh phúc này tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh trình độ của từng cá nhân cũng như xã hội. Khi chúng ta sống càng hoà điệu với bản chất sâu xa của mình, thì chúng ta càng khám phá ra những nét đẹp nội tại trong chúng ta. Một nét đẹp tối hậu chỉ đạt được khi nào chúng ta đã sống trong Phật tánhđạt được Giác ngộ.

Chương 19 chương cuối cùng của cuốn sách, nêu lên vấn đề hành động theo Phật giáo. Tây phương thường cho là sự hành thiền là một biểu hiện tiêu cực, trốn chạy cuộc đời và làm sao đem lối sống từ trầm tư suy niệm này đến tích cực hơn. Phương châm của người học Phật là hãy tự chuyển hoá mình trước khi cải thiện cuộc đời, hạnh phúc cuộc đời đến từ trái tim vị thabất hạnh đến từ trái tim vị kỷ, nên dẹp bỏ mọi vị kỷ cá nhân, nó là thần được làm giảm bớt khổ đau. Nhưng từ bi suông mà không hành động chỉ là đạo đức giả. Hạnh phúc của từng cá nhân đều có mối quan hệ với người khác và cũng khộng thể xây đắp hạnh phúc cá nhân mình trên sự bất hạnh của kẻ khác. Muốn thực hiện điều này dĩ nhiên đây là một sự nỗ lực lâu dài, có bước chuẩn bị, hành động trong ngắn hạn và trong trường kỳ. Phương cách có vẻ quá lý tưởng này được đưa ra thảo luận.

Những câu hỏi được đặt ra là làm sao chờ đợi sự chuyển hóa trong trường hợp bạo tàn của Hitler, Stalin và Polpote. Bất bạo động có còn là một giải pháp chính trị thích hợp cho trường hợp Tây tạng nữa không; ngoài sự ngây thơ, yếu đuối và cả những tính toán kinh tế của các nhà lãnh đạo tây phương trước thị trường Trung hoa, thì những nỗ lực giải quyết vấn đề tù cải tạo tập trung và việc mưu tìm một giải pháp cho Tây tạng cũng được hai tác giả thảo luận.Trở lại vấn đề hành động trong cuộc đời thì suy niệm có một giá trị đặc biệt. Nó giúp cho người tu tập tìm thấy một sự bình an trong tâm hồn đồng thời mở liên hệ đến thế giới chung quanh. Từ nhận thức này mỗi người sẽ có một thế giới quan khác và sẽ giúp tìm ra một phương thức hành động thích hợp với hoàn cảnh cá nhân mình.

Ý kiến của người đọc:

Đây là một tác phẩm quan trọng chứa đựng nhiều vấn đề mà người đọc khộng thể nào đi sâu vào chi tiết trong khuôn khổ cùa một bài giớí thiệu sách, nên chỉ xin được tóm lược trong những ý chính như sau:

Trước đây đã có những tác phẩm đề cập đề vấn đề này, nhưng tác phẩm trình bày ở đây là một công trình đầu tiên quy mô và nghiêm túc nhằm đối chiếu những thành tưụ khoa học hiện đại với những luận điểm liên hệ theo Phật giáo. Qua 19 chương sách hai tác giả đã cho thấy một kiến thức uyên bác về vấn đề chuyên môn và khả năng giải thích. Bằng một lối văn trong sáng hai tác giả đã diễn đạt thành công những ý niệm thật phức tạp, giúp cho độc giả không có kiến thức chuyên môn có thể theo dõi được vấn đề. Phần chú thích thuật ngữ Phật giáo và Khoa học giúp dễ hiểu những ý niệm cơ bản. Phần trích dẫn tài liệu có thể giúp người đọc có nguồn tài liệu tra cứu thêm. Với hình thức thảo luậnđối chiếu làm cho vấn đề sống độngsáng tỏ hơn.

Qua nội dung đề cập thì hai tác giả đưa ra nhiều điểm tương đồng và bổ sung giữa Khoa học và Phật giáo hơn là tương phản.

Để đi tìm một giới hạn đạo đức cho việc nghiên cứu khoa học, đặt biệt là việc lai tạo vô tính đang được bàn cãi tại các nươc tiền tiến và hiện vẫn chưa chấm dứt. Nếu việc nghiên cứu này chỉ giới hạn trong phạm vi trị liệu y khoa thì sẽ được dễ dàng chấp nhận hơn. Đó cũng là ý kiến phù hợp với quan điểm Phật giáo, khi công trình này nhằm làm vơi đi nổi khổ của con người. Nhưng vấn đề ở đây không thuần túy trị liệu mà phưc tạp hơn nhiều. Nỗi đau khổ của con người là một ý niệm tôn giáo hơn là định chuẩn khoa học (kể cả luật học). Do đó khó lòng thuyết phục dùng nó làm một định hưóng cho tương lai. Trị liệulạm dụng trị liệu vào mục tiêu khác là một đề tài quen thuộc mà chưa ai giải quyết được. Về phía Phật giáo thì đến nay vẫn chưa có một công trình nghiêm túc nào để soi sáng vấn đề này.

Thực ra Einstein khộng cảm nhận luồng tư tưởng phật giáo trực tiếp. Hai hai triết gia Schopenhauer và Spinoza đã ảnh hưởng sâu đậm vào thế giới quan của Einstein. Tư tưởng phật giáo bàng bạc trong các tác phẩm của Schopenhauer và đặc biệt là Substanz theorie của Spinoza là một một điều không thể phủ nhận và cũng khởi điểm suy tư của Einstein. Một điều đáng tiếc là luận đề của Spinoza khộng được đề ra thảo luận.

Nghi ngờ về về khả năng chính xác tuyệt đối của toán học không phải là một khám phá cuả Gödel, thật ra trước đó Georg Cantor (1845-1918) với luận thuyết Mengenlehre đã đặt thành vấn đề gây nhiều ảnh hưởng sâu xa cho hậu bán thế kỷ XIX. Sự tương phản trong toán học tạo nên một cuộc khủng hoảng về nền tảng của ngành này, khiến nhiều trường phái toán học ra đời nhằm cố đưa ra những giái thich mớ tiêu chuẩn hoá cho toán hoc. Đó là các trường phái Logizismus (J. G. Frege, B. Russel, A. N. Wheitehead), Institutionismus (L.E.J. Brouwer) và Formalismus ( D. Hilbert, H. Weyl). Cho đến ngày nay vấn đề cũng chưa được giải đáp thỏa đáng.

Triết lý về tánh khôngvấn đề phân biệt chân lý tuyệt đốitương đối là tư tường nền tảng của Phật giáo đã có mặt trong suốt cuộc thảo luận. Độc giả tây phuơng với một khả năng phân tích thuần lý sẽ khó khăn vì tính cách hư ảo sắc không đươc diễn đạt qua những ẩn dụ đầy thi vị và màu sắc của Á Đông. Thiết tưởng trọng đề này cần đặt lại trong đốí chiếu tương phản với chủ nghiã Hư vô (Nihilismus) của Nietzsche và đặc biệt là Thuyết hiện sinh vô thần (Existentialistische Atheismus) của J. P. Sartre, thì sẽ đạt kết quả cao hơn.

Ngày nay nhu cầu tìm hiểu về Phật giáo càng ngày càng tăng lên, đặt biệt là tại Âu châu. Tác phẩm giá trị này là một đáp ứng kịp thời cho các độc giả, mà điển hình là nó được liệt vào hạng thứ nhì trong loại sách bán chạy nhất (best-seller) trong năm qua tại Pháp và hiện nay đã được dịch ra 10 ngôn ngữ trên thế giới (2) Ứơc mong sao trong tương lai một bản dịch Việt ngữ cũng sẽ ra đời nhằm giúp độc giả người Việt có cơ hội theo dõi vấn đề quan trọng này.

Đỗ Kim Thêm
E-mail: kimthem_do@hotmail.com
Đã đăng trên Tập San Viên Giác Tây Đức Số 126 Xuân Nhâm Ngọ 2002

(1) Những tác phầm của Gs Trịnh Xuân Thuận: Giai Điệu Bí ẩn (La mélodie secrète, 1991), Hỗn độn và Hài hòa (Le Chaos et l'Harmonie, 2000), Số mệnh của Vũ Trụ (Le destin de l'Univers), Tu sĩtriết gia (Le moine et le philosophe). Nguồn gốc - Nhớ thuở đầu tiên (Origines - La nostalgie des commencements, 2003). Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên thể (Trinh xuan Thuan un astrophysicien). Viết chung với Matthieu Ricard: Vô tận trong lòng bàn tay ( L'Infini dans la paume de la main, 2000), L'arpenteur du cosmos viết chung với Edmond Blattchen

Hầu hết mọi tác phẩm của Trịnh Xuân Thuận đều được Phạm Văn Thiều dịch ra tiếng Việt

(2) Hiện nay, năm 2004, sách của ông đã dịch ra mười lăm thứ tiếng

Vietsciences chú thích
© http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences.net Đỗ Kim Thêm


XEM BAN DICH TIENG VIET: VÔ TẬN TRONG LÒNG BÀN TAY



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
05/09/2013(Xem: 11619)
14/03/2016(Xem: 17312)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.