Đạo Học - Khoa Học

25/10/20143:08 SA(Xem: 10904)
Đạo Học - Khoa Học

ĐẠO HỌC - KHOA HỌC

Mãn Tự

 blankĐừng lầm lẫn giữa khoa học và đạo học, dù rằng cả hai cùng đi trên con đường khám phá và phát minh những sự thấy biết, để làm cho đời sống con người được tốt đẹp hơn lên. Tuy nhiên cùng đi trên con đường khám phá chân thiện mỉ nhưng khoa học thì khám phá vật chất còn đạo học thì khám phá tâm linh, hay có thể nói như thế này, con đường của khoa học là đi ra, còn con đường của đạo họcđi vào. Ngôn từ dân gian có giới hạn cho nên đôi khi từ ngữ có sự trùng lập.

Thời đại bây giờ nhờ có khoa học phát minh nên chúng ta có phần nào tin được những giáo lí cao siêu của các bộ kinh Đại thừa mà trước kia thì không làm sao hình dung ra được, cho đến những vị thiền sư thời xưa còn cho rằng “ giống như người giữ kho báu của nhà vua hằng ngày nhận lấy châu báo vàng ngọc đem đi cất mà chính mình thì không dùng được” Tiêu biểukinh Hoa nghiêm nói về Bồ tát đạo.

  Đừng lầm lẫn giữa khoa học và đạo học, dù rằng cả hai cùng đi trên con đường khám phá và phát minh những sự thấy biết, để làm cho đời sống con người được tốt đẹp hơn lên. Tuy nhiên cùng đi trên con đường khám phá chân thiện mỉ nhưng khoa học thì khám phá vật chất còn đạo học thì khám phá tâm linh, hay có thể nói như thế này, con đường của khoa học là đi ra, còn con đường của đạo họcđi vào. Ngôn từ dân gian có giới hạn cho nên đôi khi từ ngữ có sự trùng lập. Vì vậy mới có một vài sự hiểu lầm, đó là đem khoa học để giải thích đạo học.

  Khoa học bây giờ đang cố gắng tìm hiểu khám phá về không gian về thời gian, về sự bất đầu hay chấm hết, hay vũ trụ này là hữu hạn là vô biên, con người chúng ta từ đâu đến và phát sinh như thế nào… tất cả được đưa vào phòng thí nghiệm và mong rằng sau này có sự giải đáp thích đáng.

  Có những khoa học gia nghiên cứu về Phật đạogiải thích Phật đạo theo khuynh hướng của khoa học, thí dụ như câu “ Sắc tức thị không. Không tức thị sắc” trong bài thần chú Ma ha Bát nhã ba la mật đa tâm kinh. Dưới ống kính thí nghiệm ,các khoa học gia chia chẻ sắc chất đến tột cùng cho đến không còn chia chẻ được nữa thì sắc chất biến mất hay hóa thành không. Qua tiến trình thực nghiệm như vậy các khoa học gia chứng minh câu “ Sắc tức thi không là đúng”còn câu tiếp theo là ‘’Không tức thị sắc’’thì không thấy nói tới

  Với những người tu học thì sự nghiên cứu để chứng minh những câu trong kinh Phật của các khoa học gia không phải là không đúng. Tuy nhiên dù như vậy thì nó cũng không đem lại sự lợi ích thiết thực gì cho lắm, mà ngược lại nó còn làm trầm trong thêm tri kiến chấp thủ vì cho rằng mình hiểu được kinh Phật.

  Các nhà khoa học chỉ chứng minh được Sắc tức thị không dưới ống kinh trong phòng thí nghiệm, còn bốn yếu tố nữa là: Thọ Tưởng Hành Thức có đem vào phòng thí nghiệm để nghiên cứu được không? Biết có hai loại, một là nghe biết hai là thấy biết, các nhà tri thức và khoa học đối với Ngũ uẩn chỉ có nghe biết nên không được lợi ích thiết thực là Độ nhất thiết khổ ách khi thấy biết như thật ngũ uẩn giai không

  Khoa học khởi đầu bằng cái có còn Đạo học khởi đầu bằng cái không, tất cả dụng cụ khoa học phát minh ra để hiện thị cái có dù nó cực vi như thế nào. Khoa học thì đi tới không có điểm dừng còn Đạo học thì không đi cũng không dừng. Những phát minh của Khoa học hiện nay có thể là rất ấn tượng thần kì, nhưng với một vị giác ngộ ngũ uẩn giai không thì thật không đáng nữa con mắt để nhìn. Nói như vậy không có nghĩa là người giác ngộ khinh thường hay chê bai những phát minh của khoa học. Vì nếu còn tâm chê bai hay kinh thường thì không phải người giác ngộ.

  Trong tương lai cho dù khoa học có thể phát minh vượt bật hơn bây giờ nhiều lần đi nữa thì cũng không dính dáng gì đến đạo Giác ngộ. Đừng nghĩ rằng Giác ngộ từ chối không chấp nhận khoa học, mà vì con đường đi của khoa học thì không làm sao chạm vào sự giác ngộ được. Khoa học là tri kiến tri thức, hướng ra cảnh sỡ duyên để tìm hiểu tìm cầu, còn Giác ngộ là thấy được tri kiến tri giác. Rất dễ nhầm lẫn về ngôn từ trùng hợp, khi trường hợp đó xãy ra thì các vị tri thức lại gán cho rằng Phật đạo cũng giống các tôn giáo khác như Bà la môn của ấn độ giáo hay Lão giáo của Trung hoa.

  Với Giác ngộ thì ngôn từ chỉ là tạm mượn của thế gian để diễn tả những sự thấy biết ngoài ngôn từ. Với thế gian văn tự là thật vì vậy những vị giác ngộ phương tiện giúp các vị tu hành ngay nơi văn tự mà lìa văn tự, ngay nơi lời nói mà lìa lời nói, vì vậy Thế tôn ngài nói rằng. Bốn mươi chín năm ta không nói một chữ, một câu, các đức Thế tôn không đã nói, không đang nói và không sẽ nói.

  Rất khó cho các vị tri thức thấy được bên kia bờ nên câu Bất lập văn tự của nhà Thiền đã làm hoang mang không biết bao nhiêu vị chấp vào văn tự, có một số vị cực đoan đến nổi muốn đem tất cả Kinh điển sách vở mà mình có ra đốt hết, vì cho rằng kinh sách làm cho họ phân tâm loạn trí làm cho họ không tập trung được. Thật ra những ý nghỉ đó không phải là sai, nhưng tại sao ta không hỏi lại là làm thế nào ta biết được câu Bất lập văn tự. Kinh sách chỉ là cảnh sở duyên bên ngoài nên cho dù có dẹp hết thì cũng không đi tới đâu vì nó vẫn còn nguyên ở bên trong chư vị.

  Trí thức không giải quyết được sự đau khổ của thế gian này, hay sự đau khổ của thế gian này được tạo nên bởi tri thức. Tri thức giống như vỏ quả trứng gà nó bao bọc che chở để con gà con được hình thành, nhưng nếu vỏ trứng quá dày thì cũng chính nó giết chết con gà con ở bên trong.

  Những từ ngữ mà các nhà tri thức gán cho Kinh đại thừa nhất là bộ kinh Bát nhã ba la mật đa, như triết lí tánh không, như phủ định vạn pháp.v.v. Vì không qua được bên kia bờ vì không thấy được những gì bên kia bờ nên những nhà tri thức đoán mò, rồi dùng những từ ngữ cho thật to tướng nhưng thực chất thì rổng tếch, chẳng ăn nhập gì hết, chẳng giúp cho người tu học mở được tri kiến mà ngược lại nó làm cho những người muốn tìm thật nghĩa càng thêm mê mờ.

  Thế tôn ngài thị hiện ra đời vì một đại sự nhân duyên nên bốn mươi chín năm chưa từng ngừng nghĩ với hạnh nguyện là làm sao mở được tri kiến cho chúng sanh, những gi Thế tôn nói ra đều từ trong chân như thật tánh, tùy theo căn cơ của chư vị thính pháp có sâu có cạn nên những bài pháp có gần có xa, nhưng dù có gần có xa thì những bài pháp củng không rời chân như thật tánh.

      Trong kinh Giải thâm mật có một đoạn như thế này.’’Chân như nơi sự an lập tức Thánh đế về khổ mà Như Lai nói,Chân như nơi sự tà hành tức Thánh đế Tập mà Như Lai nói.Chân như noi sự thanh tịnh tức Thánh đế Diệt mà Như Lai nói.Chân như nơi sự chánh hành tức Thánh đế về Đạo mà Như Lai nói.’’Như đoạn kinh ở trên cho thấy rằng,dù có nói Khồ Tập Diệt Đạo hay nói gì đi nữa thì cũng không rời Chân như thật tánh

  Câu ngũ uẩn giai không, không phải phủ định thân thể này, cũng không phải xác định những từ ngữ xác định hay phủ định, hoàn toàn không dính dáng gì tới chữ Không đó hết. Chữ Không này là thật, vì qua tiến trình hành thâm Bát nhã ba la mật mà thấy chứ không phải qua trung gian suy luận, của ý nghĩ, của tưởng tượng, nói chung là nó không qua sự hiểu biết của tri thức.

  Những vị giác ngộ đã dứt hết mọi hí luận, nên các ngài có nói ra điều gì thì chỉ có một tôn chỉ là dứt nghi cho người, không mơ hồ, không quanh co không biện luận lí này nọ mà luôn chỉ thẳng tâm người, vì vậy những bộ Kinh Phật không có chỗ đứng cho từ Triết lí dù chỉ nhỏ như hạt nguyên tử.  

  Giác ngộ là tự đủ, nên nhà Thiền có câu một hạt bụi dấy lên đại địa trọn thâu, một đó hoa nở thế giới bừng dậy, đễ nói lên một thể một dụng tròn đủ trong một vị giác ngộ. Một hạt bụi dấy lên đại địa trọn thâu là nói lên vạn pháp quay về một. Một đóa hoa nở thế giới bừng dậy là nói một quay ra vạn pháp ( vạn thù quy nhất bản, nhất bản tán vạn thù).

  Thật khó cho những vị sơ cơ thâm nhập kinh điển Đại thừa, vì ý nghĩa của những bộ kinh đại thừa thì nằm ngoài tri kiến, tri giác cho nên không thể nắm bắt được bằng tri thức thu thập, vì lời kinh là Nhân biến bất biến, còn sự nhận biết tri thức là quả do tri kiến hiểu biết chấp thủ so sánh đối chiếu mà có, nó chỉ nhận ra lúc sự việc đã rồi, vì vậy các vị tri thức đều rớt vào văn tự khi muốn tìm hiểu về kinh Đại thừa.

  Tri thức không làm sao nắm bắt được thực tại vì những gì nó biết thì nó đã biết rồi nó chỉ có lập lại mà thôi, tri thức cũng như máy tính bây giờ, muốn có cái gì chương trình gì thì phải bỏ nó vào trước rồi sau đó mới đem ra dùng được còn không thì thôi vậy. Thí dụ khi thấy một người quen  ta xác định đó là ông A, tại sao ta xác định đó là ông A mà không phải là ông B, C nào khác đó là vì trước kia ta đã gặp ông A rồi vậy.

  Thực tại không nằm trong không gian, thời gian, không nằm trong quá khứ, hiên tại, vị lai vì vậy tri thức không có cửa vào. Tri thức nó tạo ra phương xứ, nó tạo ra thế giới này, nó tạo ra thiên đường địa ngục, nó tạo ra đạo đức luân lí, nó tạo ra mọi thứ để ta nương tựa khi còn non trẻ. Rồi cũng chính nó tạo nên cái nhà tù tư tưởng vĩ đại giam nhốt chúng ta từ đời này qua đời khác.

  Thực tại không phải là hư không vì nó sống động, không thể cân lường vì nó không trọng lượng, không thể nắm bắt vì nó không dừng ở, không đến đi vì nó không phương xứ, không thể hình dung vì tưởng không đến, không thể thấy được vì không phải sắc, nói chung nó nằm ngoài sự nhận biết của căn, trần, thức. Thật ra thực tại không thể diễn tả, nhưng để cho chúng ta thấy được thâm nhập vào nên Thế tôn ngài phương tiện dùng thí dụ, tuy nhiên vì không có cái tương ưng để so sánh, nên phải so sánh nó với hư không chớ nó không phải là hư không.

  Muốn đến mặt trăng hay các vì sao thì phải đi bằng phi thuyền chớ những máy bay thông thường thi không thể nào đến được. Cũng vậy, nếu muốn biết được thực tại thì phải rèn luyện thân tâm vượt lên khỏi trạng thái bình thường, và phải dũng mảnh vượt qua lói mòn của suy nghĩ bình thường thì mới mong thấy được Thực tại.

  Tất cả kinh Phật dù vô lượng pháp môn nhưng tôn chỉ không rời cái thân ngũ uẩn này, mà thật tánh của nó không nằm trong thể trạng nào hết, thí dụ như người bình thường mà luyện tập võ nghệ thì thể lực mạnh mẽ hơn lên. Cũng như vậy thân ngũ uẩn này nếu biết tu tập, nếu biết tinh tấn rèn luyện thì nó chuyển biến. Do sự chuyển biến của ngũ uẩn từ dạng thô qua dạng tế, từ đen tối qua trong sáng, từ nặng nề qua nhẹ nhàng, từ ô trược qua thanh tịnh, và sau cùng nó trở về với tự tánh của nó là tánh không.

  Vạn vật trên thế giới này do tâm thức tạo ra như thế nào thì cảnh sỡ duyên hiện như thế đó, nó hoàn toàn không có thực thể. Do sự tương tác giửa tâm và cảnh, nên cảnh cũng chuyển được tâm mà tâm cũng chuyển được cảnh vậy.

  Sự chuyển biến của ngũ uẩn rất quan trọng, không có sự chuyển hóa của ngũ uẩn thì tình trạng đó cho ta thấy rằng công phu tu tập của chúng ta không có tiến bộ, trong kinh Đại bác niết bàn có đoạn như thế này “ Tất cả chúng sinh đồng là sữa do công phu khéo léo cho nên sữa biến thành lạc, rồi từ lạc biến thành sanh tô, thục tô, cuối cùngđề hồ và đó là hương vị tuyệt vời nhưng cũng không rời sữa.

  Trên con đường tu học cũng vậy, mỗi lần thân tâm chuyển hóa đồngthời trong giai đoạn đó, thì sự thấy biết của vị tu học đó cũng vượt hơn lên như sự tiến hóa từ sữa vậy.

  Tiến trình tu học như một cái thang có mười bậc, người lên bậc thứ nhất thì những gì vị đó thấy thì những người dưới đất không làm sao thấy được. Tuy nhiên vị đứng trên nấc thang vừa thấy cảnh giới của minh và cũng thấy luôn cảnh giới của người dưới đất, tuần tự như vậy cho đến nấc thang thứ mười, và cuối cùng không còn dựa vào cái thang nửa thì sự thấy biết mới hoàn toàn trung thực.

  Thật ra thì không có tiêu chuẩn bất di bất dịch nhưng về tu học thì Đốn ngộ rồi cũng cần tiệm tu, còn Tiệm tu cũng có lúc phải đốn ngộ. Ngoại trừ những vị Bồ tát hóa thân thị hiện như Lục tổ Huệ năng ra, còn hầu hết thì theo lịch sử nhà Thiền vị nào củng phải công phu mười lăm hay hai mươi năm mới ngộ được, vì vậy tuy thấy được Bản lai vô nhất vật nhưng Huệ năng ngài cũng phải lăn lộn trong trần đời mười sáu năm mới viên tròn lí sự vậy.

  Trong đời sống có nhiều sự quí giá mà chúng ta, những người có năng lực, có ý chí, có quyết tâm thì ai cũng muốn trải nghiệm để thưởng thức mùi vị nó như thế nào. Thí dụ như thông minh, đẹp đẻ của những vị hoa hậu thế giới, hay giàu sang tột cùng của những nhà tỷ phú, hay nổi tiếng như những tài tử điện ảnh, hay những nhà khoa học lừng danh, hay tột cùng là đứng đầu thế giới như tổng thống Hoa kỳ.

  Những sự kể trên thật vô cùng quí giá mà hầu hết dân gian ai cũng điều mơ ước, tuy nhiên nếu đem so sánh với một vị tu hành thấy biết được thân tâm chính mình thì sự quí giá không có một phần nào để cân lường so sánh được.

Mãn Tự
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
05/09/2013(Xem: 11619)
14/03/2016(Xem: 17312)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.