Tâm Thư Về Việc Xây Dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

28/08/20143:09 CH(Xem: 11551)
Tâm Thư Về Việc Xây Dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

TÂM THƯ

Về việc xây dựng Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Kính gửi: Chư Tôn đức, chư vị Đạo hữu, Thân hữu

Kính thưa Quý vị,

Đại Tạng Kinh tiếng Việt là một ước mơ, cũng là một nhu cầu cấp thiết của mọi người Phật tử Việt Nam. Với sự nỗ lực góp sức của rất nhiều người trong những năm qua, chúng ta thực sự đã có được những bước tiến đáng kể hướng đến việc xây dựng thành tựu một Đại Tạng Kinh Tiếng Việt.

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là tất cả những cá nhân, tổ chức tham gia vào công trình này đều hoạt động một cách riêng lẻ, không có sự phối hợp cùng nhau để có thể tạo thành một sức mạnh tập thể, cũng như chưa có một phương thức tổ chức hệ thống và khoa học nhằm thực hiện tốt công việc. Do cách làm đó nên ngay cả những người có tâm huyết cũng không thể nắm chắc là hiện nay công trình đã thực hiện được đến mức nào. Chẳng hạn, không ai trong chúng ta có thể biết được đã có bao nhiêu bộ kinh, quyển kinh được Việt dịch, còn lại bao nhiêu bộ kinh, quyển kinh chưa được Việt dịch, và trong số đó thì những bộ kinh, quyển kinh nào nên được chuyển dịch trước v.v... Hơn thế nữa, trong khi còn rất nhiều bản kinh chưa được Việt dịch, thì lại có một số bản kinh có quá nhiều người dịch và trong đó cũng có lắm khác biệt, khiến người đọc nhiều lúc phải bối rối không biết phải chọn đọc bản dịch nào...

Từ thực trạng đó, trong thời gian qua chúng tôi đã hết sức nỗ lực để xây dựng một trang kinh điển với hy vọng có thể góp phần nhỏ bé vào công trình Đại Tạng Kinh Tiếng Việt. Công việc chúng tôi đã, đang và sẽ làm bao gồm các bước cụ thể như sau:

1. Bước thứ nhất: Thu thập và hệ thống hóa toàn bộ Kinh điển Hán tạng hiện còn lưu giữ được, để làm nền tảng cho việc chuyển dịch sang tiếng Việt. Do kinh điển Pali có số lượng ít hơn và đã được Hòa thượng Thích Minh Châu chuyển dịch hầu hết sang tiếng Việt, nên trọng tâm công việc hiện nay cần hướng vào kinh điển bằng Hán văn, vốn có khối lượng vô cùng đồ sộ và trong đó cũng có rất nhiều bản kinh đã trở nên quen thuộc với truyền thống tu tập của Phật giáo Việt Nam.

2. Bước thứ hai: Thu thập và hệ thống hóa toàn bộ các bản Việt dịch Kinh điển hiện đã được lưu hành, nhằm thống kê một cách chính xác, cụ thể về số lượng, từ đó mới có thể xác định được khối lượng công việc còn lại để hoàn tất Đại Tạng Kinh Tiếng Việt. Ngoài ra, việc thu thập và trình bày một cách hệ thống các bản Việt dịch đã lưu hành cũng là công việc vô cùng quan trọng để giúp người Phật tử có thể dễ dàng tiếp cận với những bản kinh văn đã được Việt dịch.

3. Bước thứ ba: Dựa theo kết quả có được từ hai bước đã thực hiện trước, xác định rõ ràng những kinh văn còn chưa dịch, cũng như xem xét chọn lựa xác định những kinh văn nào nên tiếp tục chuyển dịch trước. Đối với những bản kinh văn có quá nhiều bản dịch, sẽ tiến hành việc so sánh đối chiếu nhằm chọn ra những bản dịch hay hơn, chính xác hơn để lưu hành.

Sau khi xác định các bước thực hiện như trên, chúng tôi đã tiến hành công việc cụ thểđạt được một vài kết quả như sau:

1. Về bước thứ nhất: Chúng tôi đã xây dựng được một trang kinh điển, thu thập và trình bày toàn bộ kinh điển Hán tạng tại đây:

http://rongmotamhon.net/mainpage/kinh-dien-han-1-0.html

Chúng tôi đã thu thập nguồn dữ liệu chính của bản Đại Chánh tạng từ trang web chính thức của CBETA, nhưng ngoài ra cũng kết nối cả với Càn Long tạng và Vĩnh Lạc Bắc tạng để phục vụ nhu cầu tham khảo, đối chiếu giữa các bản kinh khác nhau trong các tạng kinh này. Toàn bộ dữ liệu PDF trình bày Càn Long tạng và Vĩnh Lạc Bắc tạng đã được chúng tôi xử lý để có thể hiển thị song song với các bản kinh thuộc Đại Chánh tạng. Bằng cách này, những người dịch kinh hoặc đọc kinh khi cần có thể cùng lúc mở ra các bản kinh khác nhau để đối chiếu hết sức thuận lợi.

Chúng tôi cũng kết nối thành công toàn bộ dữ liệu Đại Chánh tạng với Đại từ điển Hán Việt để giúp người dịch kinh hoặc đọc kinh có thể tra khảo bất kỳ từ ngữ nào trong kinh văn chỉ bằng một cú bấm chuột. Với sự hỗ trợ của công nghệ, chúng tôi cũng giúp người xem có thể đối chiếu song song các dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như có thể cùng lúc xem bản Hán văn và chú âm, bản Hán văn và Việt dịch, hoặc xem đối chiếu cùng lúc 2 bản Việt dịch... Ngoài ra, với sự hệ thống toàn bộ dữ liệu kinh văn, chúng tôi cũng cho phép người dùng có thể truy tìm một câu kinh hay một cụm từ chữ Hán trong toàn bộ 17.396 quyển kinh Hán văn hiện có. Điều này rất thuận tiện cho việc kê cứu hoặc tra khảo nguồn gốc kinh văn.

Kinh điển cũng được trình bày phân loại theo các Bộ khác nhau dựa theo Đại Chánh tạng, chẳng hạn như toàn bộ kinh thuộc Bộ A-hàm có thể xem ở đây: http://rongmotamhon.net/mainpage/kinh-dien-han-1-aham.html

2. Về bước thứ hai: Chúng tôi đã xây dựng được một trang Kinh điển Việt dịch và thu thập, trình bày hơn 2.000 quyển kinh đã được Việt dịch tại đây: http://rongmotamhon.net/mainpage/kinh-dien-xem-1-0.html

Số lượng các bản Việt dịch này vẫn đang được chúng tôi cập nhật mỗi ngày trong suốt thời gian tiến hành dự án. Với mục đích thống kê, chúng tôi đã lập trình để website hiển thị chính xác số lượng kinh điển trong Hán tạng kèm theo số lượng kinh điển đã được Việt dịch. Như vậy, chỉ cần nhìn vào trang Kinh điển này thì người xem có thể biết ngay được số lượng Kinh điển đã dịch và chưa dịch. Ngoài ra, việc tìm kiếm các bản kinh theo tên kinh, tên người dịch hoặc kinh số cũng đều có thể thực hiện hết sức dễ dàng. Đây chính là nền tảng để chuẩn bị cho bước thứ ba, nghĩa là sau khi hoàn tất được việc thu thập tất cả các bản Việt dịch kinh điển đang lưu hành.

Với những kết quả như trên cũng như những gì dự kiến sẽ làm trong thời gian tới, chúng tôi hy vọng sẽ có thể tạo ra được những nền tảng chuẩn bị cần thiếtthuận lợi để các vị thiện tri thức, các vị dịch giả... có thể sử dụng trong quá trình thực hiện Đại Tạng Kinh Tiếng Việt. Nhờ đó mà niềm mơ ước của tất cả Phật tử Việt Nam mới có thể sớm thành hiện thực.

Kính thưa Quý vị,

Đây là một công việc lớn lao cần đến sự góp sức của tất cả những người Phật tử Việt Nam. Với khả năng hạn hẹp và tri thức kém cỏi, chúng tôi thực sự không dám nghĩ là mình có thể đủ sức cáng đáng, đảm đương công việc này. Tuy nhiên, với tâm nguyện cố gắng hết sức mình để đưa những lời dạy của Đức Thế Tôn đến với tất cả mọi người, chúng tôi đã không ngại tài hèn sức mọn, liều lĩnh dấn bước vào một công việc có thể nói là vượt quá sức mình. Vì thế, nay chúng tôi xin gửi bức tâm thư này, tha thiết kêu gọi và mong mỏi sự góp sức của tất cả Chư Tôn đức, chư vị Đạo hữu, Thân hữu gần xa, vì một công việc mang đến lợi lạc cho muôn người mà hoan hỷ góp sức cùng chúng tôi để có thể sớm ngày thành tựu.

Chúng tôi rất mong được sự góp sức của tất cả quý vị qua hai phần việc cụ thể như sau:

1. Kính mời Quý vị ghé xem và thẳng thắn góp ý cùng chúng tôi về phương thức trình bày cũng như bất kỳ sáng kiến hoàn thiện nào. Chúng tôi sẽ lắng nghe và cố gắng trong khả năng của mình để hoàn thiện trang Kinh điển này sao cho có thể đáp ứng được nhu cầu học hỏi, tu tập của tất cả mọi người. Về nội dung, Quý vị có thể giúp sức bằng cách gửi cho chúng tôi đường link những Kinh điển nào đã được Việt dịch mà quý vị nhận thấychúng tôi chưa thu thập được. Bằng cách đó, Quý vị đã góp phần rất lớn trong việc giúp cho số lượng Kinh điển Việt dịch trên trang này sớm được đầy đủ.

Mời Quý vị ghé xem tại đây: http://rongmotamhon.net/mainpage/kinh-dien-xem-1-0.html

Mọi ý kiến góp ý xin quý vị gửi về địa chỉ: nguyenminh@rongmotamhon.net

2. Kính xin Quý vị hoan hỷ quảng bágiới thiệu trang Kinh điển này đến với những người thân hoặc bè bạn của mình. Chúng tôi hoàn toàn không có bất kỳ mục đích thu lợi nhuận nào từ việc làm này, nhưng chúng tôi hết sức mong mỏi những lời dạy của Đức Thế Tôn có thể thông qua đây mà ngày càng đến được với nhiều người hơn nữa. Ngoài ra, khi có nhiều người ghé xem, chắc chắn chúng tôi cũng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn, nhờ đó mới có thể sớm xây dựng được một trang Kinh điển thực sự hoàn chỉnh.

Kính thưa Quý vị,

Mặc dù mỗi chúng ta đều có thể bận rộn với rất nhiều công việc hằng ngày, nhưng nếu Quý vị có thể dành ra đôi chút thời gian để góp sức cùng chúng tôi trong việc này, chắc chắn đây sẽ là phương cách tốt nhất để vun bồi thiện nghiệp, bởi như Đức Phật có dạy: "Trong tất cả các sự bố thí thì bố thí Pháp là cao trổi hơn hết." Nguyện cho công việc này của tất cả chúng ta sẽ mang lợi lạc vô biên đến với tất cả mọi người.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma-ha-tát

Trân trọng,

Cư sĩ Nguyên Minh

Nguyễn Minh Tiến
http://rongmotamhon.net

pdf_download_2Phiên bản PDF:
Tâm Thư
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.