Giáo dục Phật Giáo: cổ điểnhiện đại

17/12/20191:01 SA(Xem: 3789)
Giáo dục Phật Giáo: cổ điển và hiện đại

GIÁO DỤC PHẬT GIÁO:
CỔ ĐIỂNHIỆN ĐẠI
Buddhist Education: Classic & Modern approaches
Tỳ Khưu ni Dr. Pháp Hỷ Dhammananda

 

phap-hyKhi nghiên cứu luật tạng (Vinaya Pitaka) tôi thường cảm thấy rất ấn tượng về cách mà đức Phật đã giáo dục đệ tử hơn hai ngàn năm trước. Về thân giáo và khẩu giáo, về cách chế định luật (Mūla paňňatti) để xử lý với các vấn đề đã phát sinh trong Tăng đoàn (Sangha), khả năng ngài nhu nhuyến thay đổi luật (anu paňňatti) để phù hợp hơn với điều kiện sống và tầm nhận thức của dân chúng trong mỗi quốc độ.

Cốt lõi của GDPG là tác động bằng những cách khác nhau để con người & chúng sinh nói chung đi đến chỗ tiến hóa hơn về tâm thức. Trong kinh điển sơ kỳ (Early Buddhist Scriptures) thường nhắc đến ba khía cạnh của huấn luyện – giáo dục áp dụng cho những người bước vào con đường tâm linh theo Pháp và Luật của các bậc thánh (Ariya puggala Dhamma & Vinaya). Ba khía cạnh đó là: tu dưỡng về khía cạnh đạo đức (Adhisīla), phát triển tâm cao thượng (Adhicitta), và sống với trí tuệ (Adhipaňňā) thấy sự sinh diệt của vạn pháp để không chấp thủ vào đâu & như vậy chấm dứt các khổ đau tâm lý & tinh thần.

Trong cách tiếp cận cổ điển này, đầu tiên là những chuẩn mực của người xuất gia, hay người thực tâm muốn đi ra khỏi con đường thế tục, bước vào con đường phát triển tâm linh. Trong Luật Tạng có những điều học (sikkha) cho người mới vào đạo liên quan đến các oai nghi, cử chỉ đi đứng nằm ngồi và ăn uống sinh hoạt như thế nào để được xem là người có giáo dục. Số lượng các điều học này có sự khác biệt tùy theo tạng luật của từng bộ phái, trong truyền thống Theravada có 75 điều học như vậy, trong truyền thống Dhammaguptaka có 100 điều như vậy… Thiền Tông cũng có bộ Cảnh Sách với những bài kệ thức tỉnh soi sáng mỗi hành động, mỗi oai nghi đường hoàng, điều độtỉnh giác cho các hành giả bước vào cửa thiền.

Thời kỳ nguyên thủy, khi đức Phật còn tại thế, ngài đặt ra những nguyên tắc sống đời phạm hạnh cho các đệ tử qua các pháp thoại mà sau này được kiết tập thành tạng Kinh (Suttanta). Chúng ta có thể thấy các nguyên tắc sống của người xuất gia qua các bài kinh trong Kinh Tập (Sutta Nipata, Khuddaka Nikaya), hay nổi bật nhất là bài kinh Mười Pháp của Bậc Xuất Gia (Dasa-dhamma sutta- Anguttara Nikaya).[i]

Khi Di mẫu Kiều Đàm Di thỉnh pháp, nhấn mạnh những pháp ngắn gọn nào để Di mẫu có thể thực hành vì sự tiến bộ tâm linh, đức Thế Tôn đã dạy Di mẫu tám nguyên tắc để nhận biết đời sống linh có đi đúng hướng hay không.[ii]

Trước khi đưa ra một điều luật cho Tăng/Ni áp dụng trong đời sống tăng đoàn, đức Thế Tôn nêu rõ vì sao cần có luật lệ và vì những lý do chính đáng đó người xuất gia phải thực hành. Những mục đích đó là: “Vì 10 mục đích, Upāli,  khiến Như Lai đặt ra giới học cho hàng đệ tử và việc tụng đọc giới bổn. Mười điều đó là những gì? Vì toàn thiện của Tăng chúng (1), Vì sự an vui của Tăng chúng (2), để răn dạy những cá nhân có hạnh kiểm xấu (3), vì sự an vui của những tỳ khưu có hạnh kiểm tốt (4), để ngăn ngừa những nghiệp chướng ngay trong đời này (5), để diệt tận những nghiệp chướng trong đời sau (6), đưa lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin (7), tăng trưởng niềm tin cho các tín đồ (8),  vì thọ mạng lâu dài của chánh pháp (9), và vì hỗ trợ giới luật (10).” (Tạng Luật, Mahavagga Pali, Bhikkhu Vibhanga)

 

Thời kỳ cổ điển khi chưa có các trường đại học, Tăng – Ni học theo thầy trong khuôn khổ kiểu giáo dục Già Lam (Aarama or Ashram), mỗi vị thầy sẽ truyền đạt kiến thức và pháp tu cho một số lượng đệ tử nhất định theo truyền thống sơn môn của mình.

 

Tỳ Khưu ni Dr. Pháp Hỷ Dhammananda

Tham luận Hội thảo 35 năm thành lập HVPG ở Tp HCM 12/2019

 



[i]

[ii] AN. Viii.53 , Also in Khandhaka, Cula vagga: Đây chính là tám trọng pháp mà Đức Phật khuyên Di Mẫu thực hành sau khi bà xuất giayêu cầu Thế Tôn chỉ dạy.

_“Lành thay, bạch Thế Tôn, thỉnh cầu người dạy con giáo pháp tóm tắt để sau khi nghe từ kim khẩu Thế Tôn, con có thể sống độc cư, an tịnh, tinh cần, nỗ lựcquyết tâm.” It would be good, lord, if the Blessed One would teach me the Dhamma in brief such that, having heard the Dhamma from the Blessed One, I might dwell alone, secluded, heedful, ardent, & resolute." […]

_ “Di mẫu, về những phẩm hạnh mà người có thể biết, nhữn pháp đó là: 1. Những điều dẫn đến hết ham muốn, không phải là dẫn đến ham muốn thêm; 2. dẫn đến không ràng buộc, không phải là ràng buộc; 3. dẫn đến giảm thiểu, không phải là dẫn đến tích lũy; 4. đến khiêm nhường, không đến ngạo mạn; 5. đến biết đủ, không đến bất mãn; 6. đến ẩn cư, không đến giao du tràn lan; 7. đến phát tâm kiên định, không đến sự lười biếng; 8. đến nhẹ ghánh nặng, không đến ghánh nặng.” As for the qualities of which you may know, 'These qualities lead to dispassion, not to passion; to being unfettered, not to being fettered; to shedding, not to accumulating; to modesty, not to self-aggrandizement; to contentment, not to discontent; to seclusion, not to entanglement; to aroused persistence, not to laziness; to being unburdensome, not to being burdensome': You may definitely hold, 'This is the Dhamma, this is the Vinaya, this is the Teacher's instruction.'"

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.