PHẬT HỌC TẠI HOA KỲ
ThS.ĐĐ. Thích Chân Pháp Cẩn
ThS.ĐĐ. Thích Chân Pháp Cẩn
(Tự giới thiệu: Tỳ-kheo Thích Chân Pháp Cẩn, thế danh Lê Đại Quang, là đệ tử xuất gia của Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhưng hiện đã rời chúng Làng Mai. Tác giả mở những câu lạc bộ thiền để giảng dạy bằng tiếng Anh 4 năm cho các giảng viên và sinh viên trong ba trường đại học của Hoa Kỳ ở Florida và California. Hiện tác giả đang học Cao học Phật giáo ở Graduate Theological Union (Berkeley, California). Ngoài ra, tác giả thường xuyên giảng dạy ở các tiểu bang khác ở Hoa Kỳ và đã giảng dạy ở Canada 15 lần bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Thiền mà Tỳ-kheo Pháp Cẩn giảng dạy được lấy từ kinh điển tối cổ Nikāya và A Hàm như: Kinh Quán niệm hơi thở, Kinh Tứ niệm xứ… kết hợp cùng những phương pháp đương đại của Tâm lý học Tây phương - lĩnh vực mà tác giả lấy bằng Cử Nhân. Tác giả cũng là nhạc sĩ sáng tác những bản thiền ca bằng cả hai ngôn ngữ Anh, Việt)
Cuối thế kỷ XIX (năm 1893), một hội thảo lớn về tôn giáo (World’s Parliament of Religions) tại thành phố Chicago đã quy tụ nhiều nhân vật tôn giáo lớn của thế giới. Trong đó, Phật giáo cũng có sự góp mặt với một vài đại diện tiêu biểu: Soyen Shaku (người được xem như sơ tổ thiền Nhật Bản ở Hoa Kỳ), Anagarika Dharmapala (Sri Lanka). Điều này đã phần nào tạo nên những điều kiện thuận lợi để người Mỹ có thêm sự nhật biết về Phật giáo. Từ đó, tạo nên những nhân duyên mới để gia tăng số lượng những người muốn tìm hiểu, học hỏi và thực hành Phật giáo tại Hoa Kỳ.
TỐI GIẢN LỊCH SỬ PHẬT HỌC HOA KỲ: MỚI MẺ NHƯNG HÀO HÙNG
Người Tây phương biết nhiều về Phật học thông qua các học giả Nhật Bản và sau đó là các trường đại học ở châu Âu có nhiều nghiên cứu về Phật học hùng mạnh, chủ yếu tại: Đức, Anh và Pháp. Tuy ra đời sau, nhưng Phật học Hoa Kỳ đã nhanh chóng vươn lên để bắt kịp và qua mặt những quốc gia khác cả về số lượng trường đại học lẫn chất lượng học thuật. Ở Hoa Kỳ, chương trình Sau đại học đầu tiên về Phật học có mặt ở the University of Wisconsin-Madision, vào năm 1961. Đến trước năm 1975, tại Hoa Kỳ có 3 trường đại học áp đảo về Phật Học là: the University of Wisconsin-Madision, Harvard University, the University of Chicago. Và sau đó, có nhiều trường đại học khác ở Hoa Kỳ bắt đầu đào tạo chương trình Phật học. Các trường đại học hàng đầu hiện nay có giảng dạy về Phật giáo tại Hoa Kỳ tính theo địa lý từ bờ Đông sang Tây, bao gồm: Harvard, Columbia, Yale, Princeton, Cornell, University of Pennsylvania, the University of Chicago, UC Berkeley, Stanford, UCLA… Ngoài ra,một số trường đại học khác ở Hoa Kỳ vẫn giảng dạy về Phật học và có chất lượng đào tạo tốt, phải kể đến: Washington, Virginia, Michigan, Temple, Northwestern, Florida State University, the University of Florida, Indiana University, the University of Hawaii at Manoa, the University of Arizona, UC Santa Barbara, the University of Southern California, the University of Texas at Austin… Bên cạnh đó, một số trường đại học Phật giáo được người Á châu thành lập đã được chấp nhận chất lượng giáo dục (accreditation) ở Hoa Kỳ như: Naropa University (Tây Tạng), University of the West (Trung Hoa), Dharma Realm Buddhist University (Trung Hoa)…
CÓ BAO NHIÊU TRƯỜNG ĐÀO TẠO PHẬT HỌC Ở HOA KỲ?
Đây là câu hỏi tuy dễ nhưng khó tìm được đáp áp chính xác. Bởi vì chỉ có một số trường có đào tạo Phật học (Buddhist Studies) như: Harvard, Columbia, UC Berkeley… và một số trường khácđào tạo về Phật giáo theo hướng Thần học (Theology, tức là học Kinh, Luật, Luận hay có thể bao gồm Lịch sử Phật giáo, Triết học Phật giáo), thí dụ, trường Graduate Theological Union, Institute of Buddhist Studies… Tuy vậy, một số lượng lớn các trường có đào tạo các ngành học liên quan đến Phật học. Ở những trường này, chương trình Phật học được giảng dạy theo một số hướng tiếp cận từ: Nhân chủng học (Anthropology), Nghiên cứu tôn giáo (Religious Studies), Xã hội học (Sociology), Tâm lý học (Psychology), Lịch sử (History), Triết học (Philosophy), Chính trị (Politics), Tôn giáo Tỷ giáo (Comparative Religion), Nữ học (Feminist Studies), Khu vực học (Area Studies), Á châu học (Asian Studies), Đông Á học (East Asian Studies), Nam Á học (South Asian Studies), Đông Nam Á học (Southeast Asian Studies)…
Người Tây phương biết nhiều về Phật học thông qua các học giả Nhật Bản và sau đó là các trường đại học ở châu Âu có nhiều nghiên cứu về Phật học hùng mạnh, chủ yếu tại: Đức, Anh và Pháp. Tuy ra đời sau, nhưng Phật học Hoa Kỳ đã nhanh chóng vươn lên để bắt kịp và qua mặt những quốc gia khác cả về số lượng trường đại học lẫn chất lượng học thuật. Ở Hoa Kỳ, chương trình Sau đại học đầu tiên về Phật học có mặt ở the University of Wisconsin-Madision, vào năm 1961. Đến trước năm 1975, tại Hoa Kỳ có 3 trường đại học áp đảo về Phật Học là: the University of Wisconsin-Madision, Harvard University, the University of Chicago. Và sau đó, có nhiều trường đại học khác ở Hoa Kỳ bắt đầu đào tạo chương trình Phật học. Các trường đại học hàng đầu hiện nay có giảng dạy về Phật giáo tại Hoa Kỳ tính theo địa lý từ bờ Đông sang Tây, bao gồm: Harvard, Columbia, Yale, Princeton, Cornell, University of Pennsylvania, the University of Chicago, UC Berkeley, Stanford, UCLA… Ngoài ra,một số trường đại học khác ở Hoa Kỳ vẫn giảng dạy về Phật học và có chất lượng đào tạo tốt, phải kể đến: Washington, Virginia, Michigan, Temple, Northwestern, Florida State University, the University of Florida, Indiana University, the University of Hawaii at Manoa, the University of Arizona, UC Santa Barbara, the University of Southern California, the University of Texas at Austin… Bên cạnh đó, một số trường đại học Phật giáo được người Á châu thành lập đã được chấp nhận chất lượng giáo dục (accreditation) ở Hoa Kỳ như: Naropa University (Tây Tạng), University of the West (Trung Hoa), Dharma Realm Buddhist University (Trung Hoa)…
CÓ BAO NHIÊU TRƯỜNG ĐÀO TẠO PHẬT HỌC Ở HOA KỲ?
Đây là câu hỏi tuy dễ nhưng khó tìm được đáp áp chính xác. Bởi vì chỉ có một số trường có đào tạo Phật học (Buddhist Studies) như: Harvard, Columbia, UC Berkeley… và một số trường khácđào tạo về Phật giáo theo hướng Thần học (Theology, tức là học Kinh, Luật, Luận hay có thể bao gồm Lịch sử Phật giáo, Triết học Phật giáo), thí dụ, trường Graduate Theological Union, Institute of Buddhist Studies… Tuy vậy, một số lượng lớn các trường có đào tạo các ngành học liên quan đến Phật học. Ở những trường này, chương trình Phật học được giảng dạy theo một số hướng tiếp cận từ: Nhân chủng học (Anthropology), Nghiên cứu tôn giáo (Religious Studies), Xã hội học (Sociology), Tâm lý học (Psychology), Lịch sử (History), Triết học (Philosophy), Chính trị (Politics), Tôn giáo Tỷ giáo (Comparative Religion), Nữ học (Feminist Studies), Khu vực học (Area Studies), Á châu học (Asian Studies), Đông Á học (East Asian Studies), Nam Á học (South Asian Studies), Đông Nam Á học (Southeast Asian Studies)…
Danh sách các trường có đào tạo Phật học và không đào tạo Phật học chưa được thống kê chính xác. Giáo sư Duncan Williams (Tiến sĩ Harvard) đã liệt kê danh sách các trườngở Hoa Kỳ có đào tạo Phật học và tên các giảng viên giảng dạy1. Tuy vậy, danh sách này vẫn chưa trình bày đủ tất cả các trường. Lý do, có một số trường, số lượng giảng viên giảng dạy Phật học không nhiều, chỉ từ một đến vài vị nên không thể đưa vào danh sách này. Thí dụ, trường Rollins College (ở Florida) có một giảng viên dạy Phật học là Mario D’Amato – vì này đã lấy bằng Tiến sĩ về Phật học ở the University of Chicago lừng danh. Tuy vậy, trường Rollins College không có chương trình Sau đại học về Phật học hay Tôn giáo học mà chỉ có Cử nhân về Tôn giáo và Triết Học (Philosophy and Religion) và cử nhân về Á châu học (Asian Studies) nên sinh viên thường có một số lớp học về Phật học. Một ví dụ khác, ở the University of Florida có một giảng viên dạy Phật học là Mario Poceski - người đã lấy Tiến sĩ Phật Học ở UCLA nổi tiếng. Ông dạy cấp cử nhân, cao học và tiến sĩ nhưng vì chỉ có một giảng viên Phật học (tất nhiên có nhiều giảng viên khác về tôn giáo) nên vẫn có sự phân vân vì không biết có nên đưa trường nàyvàodanh sách các trường có đàotạovề Phật học haykhông?
- Xin xem từ trang web này: https://tricycle.org/magazine/where-to-study/
Xin nói thêm, ở cấp cử nhân, sinh viên ngoài việc học những môn bắt buộc của chương trình đại cương (general education) và những môn bắt cuộc của chuyên ngành (major) thì còn được đăng ký những môn tự chọn và gần như được lựa chọn đối với bất cứ môn học nào được nhà trường mở lớp. Thí dụ, nếu học chuyên ngành về Khoa học máy tính (Computer Science) thì sinh viên vẫn có thể đăng ký học một số môn về Phật học mà không có bất cứ trở ngại gì. Điều này có sự khác biệt với sinh viên Bách Khoa ở Việt Nam. Một sinh viên của các ngành kỹ thuật hay máy tính sẽ không có cơ hội để học về những môn học Phật học trong chương trình bắt buộc lẫn tự chọn.
KIM TỰ THÁP TRONG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO: ĐÁY RỘNG, ĐỈNH CAO
Hệ thống giáo dục về Phật giáo ở Hoa Kỳ thường theo kiểu kim tự tháp với đáy rộng và đỉnh nhọn. Cấp cử nhân thường không có ngành Phật học mà chỉ có ngành Tôn giáo học, Á châu học… nơi sinh viên học những môn khá rộng có liên quan đến Phật giáo như: Các tôn giáo Á châu, Triết học tôn giáo, Những cực đoan trong tôn giáo… và một số môn căn bản Phật giáo như Triết học Phật giáo, Đạo đức học Phật giáo… Thông thường, ở cấp học này, giảng viên không yêu cầu dùng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh để học Phật giáo. Ngược lại, ở trình độ tiến sĩ, sinh viên được học và nghiên cứu sâu vào một vấn đề nào đó trong Phật giáo, thì hầu hết người học phải biết tối thiểu hai đến ba ngôn ngữ. Thí dụ, người ngoại quốc, như Việt Nam, đã biết tiếng Việt, thì cần đủ khả năng tiếng Anh và một ngoại ngữ khác (có thể hai hoặc ba, tuỳ yêu cầu từng trường/ khoa) để hoàn thành chương trình tiến sĩ.
ĐÀO TẠO SÂU, RỘNG KHÁC NHAU
Mức độ sâu (depth) và rộng (breadth) trong đào tạo Phật học trong các trường Hoa Kỳ là khác nhau. Như đã trình bày, cấp cử nhân thì khá rộng về Phật học còn cấp tiến sĩ lại chuyên sâu. Điều này đúng trong hầu hết tại các trường có dạy Phật học ở Mỹ. Tuy vậy, cấp cao học lại đa dạng và khác biệt và có ba thí dụ cho cấp học này. Thứ nhất, vẫn đào tạo tổng quát bề rộng, the University of Florida có đào tạo cao học về tôn giáo. Người học cao học ở đây
KIM TỰ THÁP TRONG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO: ĐÁY RỘNG, ĐỈNH CAO
Hệ thống giáo dục về Phật giáo ở Hoa Kỳ thường theo kiểu kim tự tháp với đáy rộng và đỉnh nhọn. Cấp cử nhân thường không có ngành Phật học mà chỉ có ngành Tôn giáo học, Á châu học… nơi sinh viên học những môn khá rộng có liên quan đến Phật giáo như: Các tôn giáo Á châu, Triết học tôn giáo, Những cực đoan trong tôn giáo… và một số môn căn bản Phật giáo như Triết học Phật giáo, Đạo đức học Phật giáo… Thông thường, ở cấp học này, giảng viên không yêu cầu dùng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh để học Phật giáo. Ngược lại, ở trình độ tiến sĩ, sinh viên được học và nghiên cứu sâu vào một vấn đề nào đó trong Phật giáo, thì hầu hết người học phải biết tối thiểu hai đến ba ngôn ngữ. Thí dụ, người ngoại quốc, như Việt Nam, đã biết tiếng Việt, thì cần đủ khả năng tiếng Anh và một ngoại ngữ khác (có thể hai hoặc ba, tuỳ yêu cầu từng trường/ khoa) để hoàn thành chương trình tiến sĩ.
ĐÀO TẠO SÂU, RỘNG KHÁC NHAU
Mức độ sâu (depth) và rộng (breadth) trong đào tạo Phật học trong các trường Hoa Kỳ là khác nhau. Như đã trình bày, cấp cử nhân thì khá rộng về Phật học còn cấp tiến sĩ lại chuyên sâu. Điều này đúng trong hầu hết tại các trường có dạy Phật học ở Mỹ. Tuy vậy, cấp cao học lại đa dạng và khác biệt và có ba thí dụ cho cấp học này. Thứ nhất, vẫn đào tạo tổng quát bề rộng, the University of Florida có đào tạo cao học về tôn giáo. Người học cao học ở đây
không những học về Phật học mà còn có nhiều lớp học về các tôn giáo hay các chủ đề khác. Bởi vì, như đã trình bày, ở đây chỉ có một giảng viên Phật học. Người học có thể chọn hướng nghiên cứu để làm luận văn cao học với gần như tất cả các lĩnh vực về Phật giáo như: Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Trung Hoa hay thậm chí Phật giáo Việt Nam. Do yêu cầu về luận văn cao học trường này không chuyên sâu nên giáo sư Mario Poceski, dù chuyên về Phật học Trung Hoa đời Đường, vẫn có thể hướng dẫn học viên thực hiện. Mặc dù ở chuẩn đầu vào, người học không cần có ngoại ngữ nào khác ngoài tiếng Anh nhưng để hoàn tất chương trình học, cần phải có khả năng đọc, hiểu ít nhất một ngôn ngữ khác, chẳng hạn tiếng Pháp, Đức mà không nhất thiết phải là ngôn ngữ Phật giáo (Pali, Sanskrit, Hoa, Nhật, Tây Tạng). Thứ hai, trái ngược với tổng quát là về bề sâu, ở Florida State University thì tuyển sinh đầu vào cao học Phật giáo yêu cầu người học ngoài tiếng Anh phải biết đủ sâu về một ngôn ngữ Phật giáo như Tây Tạng, Trung Hoa hay Nhật Bản. Trong quá trình học cao học, gần như chỉ chuyên về Phật giáo của quốc gia đó trong một khoảng gian đoạn đã được xác định sẽ nghiên cứu, thí dụ: Phật Giáo Trung Hoa cuối đời nhà Minh. Thứ ba, nằm giữa hai khác biệt trên, tại Graduate Theological Union cho phép người học cao học chỉ học một môn về đa tôn giáo và hai môn khác không liên quan đến tôn giáo mình đang học; còn lại, được học về Phật giáo rất nhiều môn. Tuyển sinh đầu vào, không yêu cầu biết ngoại ngữ nào ngoài tiếng Anh.
ĐÀO TẠO PHẬT HỌC Ở CẤP NÀO?
Phần lớn Phật Học ở Hoa Kỳ được đào tạo ở bậc Sau đại học (cao học, tiến sĩ). Cấp cử nhân thường không có ngành Phật học (Đại học Toronto ở Canada có đào tạo cử nhân Phật học), chỉ có một số ngành như Tôn giáo (Religion, Religious Studies…), Á châu học (Asian Studies)… trong đó có dạy một số môn về Phật học. Một số trường đại học cấp cử nhân cũng có ngành phụ (minor) về Phật học. Hiện tại, một số đại học ở Hoa Kỳ có nhận người nghiên cứu hậu tiến sĩ về Phật học.
ĐÀO TẠO PHẬT HỌC Ở CẤP NÀO?
Phần lớn Phật Học ở Hoa Kỳ được đào tạo ở bậc Sau đại học (cao học, tiến sĩ). Cấp cử nhân thường không có ngành Phật học (Đại học Toronto ở Canada có đào tạo cử nhân Phật học), chỉ có một số ngành như Tôn giáo (Religion, Religious Studies…), Á châu học (Asian Studies)… trong đó có dạy một số môn về Phật học. Một số trường đại học cấp cử nhân cũng có ngành phụ (minor) về Phật học. Hiện tại, một số đại học ở Hoa Kỳ có nhận người nghiên cứu hậu tiến sĩ về Phật học.
CÁC CHUYÊN NGÀNH CHÍNH
Bốn chuyên ngành chính của một khoa Phật học (Buddhist Studies) ở Đại học Hoa Kỳ gồm: Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo Nhật Bản. Bốn chuyên ngành này thu hút rất nhiều học giả. Chuyên ngành Phật giáo Hàn Quốc gần đây bắt đầu xuất hiện. Phật giáo Việt Nam gần như không có; học giả Phật giáo Việt Nam rất ít.
Tuy vậy, Union Theological Seminary, một trường Thần học ở New York, lại mở Chương trình Thích Nhất Hạnh cho Phật giáo dấn thân mà trong đó có đào tạo cao học Thần học Phật giáo và dấn thân liên tôn giáo2. Đây là ngồi trường, Thiền sư Nhất Hạnh đã từng học cao học (thiền sư cũng có một bằng cao học khác ở trường Columbia University). Hoa Kỳ là đất nước với nhiều người dân và lãnh đạo theo thuyết Duy tâm của đạo Tin Lành/Thiên Chúa nhưng họ đã cho phép Phật giáo mở chương trình giảng dạy về Thiền sư Nhất Hạnh ở một trường Thần học có thế mạnh về tôn giáo bạn. Còn Việt Nam, liệu có thể có được chương trình cao học Phật học về Thiền sư Nhất Hạnh trong Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM? Nơi mà ngày xưa, thiền sư đã là một trong những người đầu tiên vất vả sáng lập trường (với tên cũ là Viện Đại Học Vạn Hạnh)? Nếu điều này xảy ra thì đó thật sự là một điều vô cùng tuyệt vời cho chương trình giáo dục Phật giáo tại Việt Nam.
CÁC NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO MẠNH
Người học Phật thường học ngôn ngữ Phật giáo như: Pali, San- skrit, Hán cổ, Tây Tạng, Nhật Bản... Tuy vậy, không phải ngôi trường nào có giảng dạy Phật học ở Hoa Kỳ cũng đều có đủ bốn chuyên ngành như trêm. Trong các ngôn ngữ Phật giáo, tiếng Pali là ngôn ngữ ít được dạy. Bởi vì, theo quan niệm của học giả Hoa Kỳ, họ dạy Sanskrit rồi sau vài năm bắt đầu vào học Pali sẽ rất dễ (ngược lại, nếu học Pali vài năm rồi học Sanskrit thì gần như học lại ngôn ngữ
Bốn chuyên ngành chính của một khoa Phật học (Buddhist Studies) ở Đại học Hoa Kỳ gồm: Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo Nhật Bản. Bốn chuyên ngành này thu hút rất nhiều học giả. Chuyên ngành Phật giáo Hàn Quốc gần đây bắt đầu xuất hiện. Phật giáo Việt Nam gần như không có; học giả Phật giáo Việt Nam rất ít.
Tuy vậy, Union Theological Seminary, một trường Thần học ở New York, lại mở Chương trình Thích Nhất Hạnh cho Phật giáo dấn thân mà trong đó có đào tạo cao học Thần học Phật giáo và dấn thân liên tôn giáo2. Đây là ngồi trường, Thiền sư Nhất Hạnh đã từng học cao học (thiền sư cũng có một bằng cao học khác ở trường Columbia University). Hoa Kỳ là đất nước với nhiều người dân và lãnh đạo theo thuyết Duy tâm của đạo Tin Lành/Thiên Chúa nhưng họ đã cho phép Phật giáo mở chương trình giảng dạy về Thiền sư Nhất Hạnh ở một trường Thần học có thế mạnh về tôn giáo bạn. Còn Việt Nam, liệu có thể có được chương trình cao học Phật học về Thiền sư Nhất Hạnh trong Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM? Nơi mà ngày xưa, thiền sư đã là một trong những người đầu tiên vất vả sáng lập trường (với tên cũ là Viện Đại Học Vạn Hạnh)? Nếu điều này xảy ra thì đó thật sự là một điều vô cùng tuyệt vời cho chương trình giáo dục Phật giáo tại Việt Nam.
CÁC NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO MẠNH
Người học Phật thường học ngôn ngữ Phật giáo như: Pali, San- skrit, Hán cổ, Tây Tạng, Nhật Bản... Tuy vậy, không phải ngôi trường nào có giảng dạy Phật học ở Hoa Kỳ cũng đều có đủ bốn chuyên ngành như trêm. Trong các ngôn ngữ Phật giáo, tiếng Pali là ngôn ngữ ít được dạy. Bởi vì, theo quan niệm của học giả Hoa Kỳ, họ dạy Sanskrit rồi sau vài năm bắt đầu vào học Pali sẽ rất dễ (ngược lại, nếu học Pali vài năm rồi học Sanskrit thì gần như học lại ngôn ngữ
- Chi tiết xin xem ở trang này: https://utsnyc.edu/life/institutes/buddhism-program/
mới)3. Tất nhiên, nếu muốn học Pali trước khi học Sanskrit thì vẫn có thể tìm lớp đăng ký học nếu trường có mở lớp, còn không, thì có thể xin học kiểu một kèm một (Special Reading Course). Ở Institute of Buddhist Studies, có giảng viên Diana Clark hay dạy một kèm một cho sinh viên muốn học ngôn ngữ Pali. Một cách khác, vào dịp hè, một số trường có dạy ngôn ngữ Pali4. Nếu muốn nghiên cứu về Phật giáo thông qua tiếng Pali thì vẫn có giáo sư có thể hướng dẫn. Thí dụ, Steven Collins ở the University of Chicago, Justin McDan- iel ở the University of Pennsylvania…
XU HƯỚNG LIÊN KẾT, HỢP TÁC
Một số trường có khả năng liên kết với nhau để người học được lợi lạc. Phật Học là ngành học mới mẻ và nhìn chung, khi so sánh với các tôn giáo khác hay các ngành học khác, số lượng giảng viên Phật học là ít ỏi. Một trường chỉ có từ một đến ba giảng viên Phật học, trường nào có từ 5 vị trở lên đã là một con số lớn5. Thực hiện phép so sánh, trong một khoa của một trường đại học, nếu có nhiều giảng viên cho một ngành học thì sinh viên sẽ có có nhiều cơ hội hơn trong việc học tập, trao đổi kinh nghiệm. Vì thế, để người học có cơ hội học hỏi với nhiều giáo sư Phật học, một số trường liên kết với các trường khác để người học có thể đến học những lớp liên kết. Bằng việc học liên kết, sinh viên có thể đến trường đối tác học một hoặc hai học kỳ chính. Thí dụ, học về Phật học ở Graduate Theological Union (GTU) thì người học sẽ dự những lớp Phật học ở Institute of Buddhist Studies (đây là trường thành viên của GTU). Người học ở GTU có thể học những lớp ở UC Berkeley. Và ngược lại, người học ở UC Berkeley có thể học tại những lớp ở hai trường
XU HƯỚNG LIÊN KẾT, HỢP TÁC
Một số trường có khả năng liên kết với nhau để người học được lợi lạc. Phật Học là ngành học mới mẻ và nhìn chung, khi so sánh với các tôn giáo khác hay các ngành học khác, số lượng giảng viên Phật học là ít ỏi. Một trường chỉ có từ một đến ba giảng viên Phật học, trường nào có từ 5 vị trở lên đã là một con số lớn5. Thực hiện phép so sánh, trong một khoa của một trường đại học, nếu có nhiều giảng viên cho một ngành học thì sinh viên sẽ có có nhiều cơ hội hơn trong việc học tập, trao đổi kinh nghiệm. Vì thế, để người học có cơ hội học hỏi với nhiều giáo sư Phật học, một số trường liên kết với các trường khác để người học có thể đến học những lớp liên kết. Bằng việc học liên kết, sinh viên có thể đến trường đối tác học một hoặc hai học kỳ chính. Thí dụ, học về Phật học ở Graduate Theological Union (GTU) thì người học sẽ dự những lớp Phật học ở Institute of Buddhist Studies (đây là trường thành viên của GTU). Người học ở GTU có thể học những lớp ở UC Berkeley. Và ngược lại, người học ở UC Berkeley có thể học tại những lớp ở hai trường
- Ở UC Berkeley, gs Alexander Von Rospatt dạy môn Readings in Indian Buddhist Texts (Đọc: Những văn bản Phật giáo Ấn Độ). Trong lớp này, giảng viên bảo sinh viên, những người đã biết tiếng Sanskrit, học văn bản bằng tiếng Pali. Có nghĩa là một khi đã biết Sanskrit thì có thể vừa đọc vừa học bằng Pali - theo cách dạy kiểu Mỹ.
- Ở Havard có dạy tiếng Pali vào mùa hè. Sinh viên ở những trường khác có thể đến đây học trong hè: https://hds.harvard.edu/academics/nondegree-programs/summer-lan- guage-program
- UC Berkeley có sự khác biệt vì có đến khoảng 15 chuyên gia giảng dạy Phật học gồm có giảng viên và nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ.
kia. Hơn nữa, người học Phật học ở GTU có thể học từ một đến hai học kỳ ở Dharma Drum (Đài Loan) hoặc Ryukoku University (Nhật Bản). Người học Phật Giáo có thể nhờ sự trợ giúp từ giảng viên Phật học ở một trường khác hướng dẫn làm luận văn cao học hay luận án tiến sĩ nếu muốn.
Một gợi ý là Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM có thể tìm phương hướng phù hợp để liên kết với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) để sinh viên có thể đến học một số lớp cũng như nhờ các giảng viên ở đây hướng dẫn luận văn và viết thư giới thiệu nếu muốn học ở một trường khác. Lý do, trường này có Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo. Và chương trình đào tạo cử nhân tôn giáo học đây có đầy đủ, bài bản những môn học về Nghiên cứu tôn Giáo mang tính khoa học, khách quan cao (kiểu outsider)6. Người học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM thường đi vào hướng Thần học Phật giáo (kiểu insider) nên việc được học một số môn có tính khoa học, khách quan như trên là cần thiết. Hơn nữa, nếu có được liên kết hợp tác giữa hai trường thì người học ở trường ĐH KHXH&NV có thể được tham gia những lớp Phật học ở HVPGVN tại TP.HCM, do trường này không có nhiều lớp Phật học. Tương tự, HVPGVN tại TP.HCM có thể liên kết với Khoa Tôn giáo của trường ĐH KHXH&NV thuộc Đại học Quốc Hà Nội, vì Khoa Tôn giáo này cũng có đầy đủ, bài bản những môn học về tôn giáo7. Hiện nay, HVPGVN tại TP.HCM
Một gợi ý là Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM có thể tìm phương hướng phù hợp để liên kết với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) để sinh viên có thể đến học một số lớp cũng như nhờ các giảng viên ở đây hướng dẫn luận văn và viết thư giới thiệu nếu muốn học ở một trường khác. Lý do, trường này có Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo. Và chương trình đào tạo cử nhân tôn giáo học đây có đầy đủ, bài bản những môn học về Nghiên cứu tôn Giáo mang tính khoa học, khách quan cao (kiểu outsider)6. Người học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM thường đi vào hướng Thần học Phật giáo (kiểu insider) nên việc được học một số môn có tính khoa học, khách quan như trên là cần thiết. Hơn nữa, nếu có được liên kết hợp tác giữa hai trường thì người học ở trường ĐH KHXH&NV có thể được tham gia những lớp Phật học ở HVPGVN tại TP.HCM, do trường này không có nhiều lớp Phật học. Tương tự, HVPGVN tại TP.HCM có thể liên kết với Khoa Tôn giáo của trường ĐH KHXH&NV thuộc Đại học Quốc Hà Nội, vì Khoa Tôn giáo này cũng có đầy đủ, bài bản những môn học về tôn giáo7. Hiện nay, HVPGVN tại TP.HCM
- Một số người khó có thể tin được rằng Việt Nam lại có được sự đào tạo bài bản với nhiều môn học về tôn giáo qua nhiều hướng tiếp cận khác nhau: Nhập môn tôn giáo học, Phương pháp nghiên cứu tôn giáo học, Lịch sử các tôn giáo lớn tren thế giới, Triết học tôn giáo, Xã hội học tôn giáo, Tâm lý học tôn giáo, Nhân học tôn giáo, Mỹ học tôn giáo, Các hình thái tôn giáo trong lịch sử, Tôn giáo và Văn hoá, Tôn giáo và Chính trị, Tôn giáo và Khoa học, Tôn giáo và Đạo đức… Các môn học của ngành cử nhân tôn giáo tại Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo xem ở đây: http:// tttongiao.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=22af69c9-01de-4252-9730-cd67cf455668
- Đây là thế mạnh của lãnh đạo kiểu kế hoạch tập trung vì lãnh đạo có tạm đủ quyền để thiết kế một vài khoa Tôn giáo trong một số Đại học và mời các chuyên gia về giảng dạy nên tạo ra sự tương đối đông đảo về giảng viên tôn giáo. Ngược lại, một điểm yếu của giáo dục Hoa Kỳ về đào tạo Phật học là các trường có sự tự quản cao nên nếu trường nào có nhiều kinh phí hay một số lợi thế nào đó sẽ có được giảng viên Phật học của trường khác. Do đó, trong khi hai Đại học Quốc gia của Việt Nam có vài chục giảng viên về tôn giáo để xây dựng Khoa Tôn giáo
đã có sự hợp tác với trường quốc tế8, điều này rất đáng trân trọng! Đây là nỗ lực lớn lao với bao mồ hôi công sức của Ban lãnh đạo Học viện. Trong tương lai, Học viện cũng nên hợp tác với một số trường Phật học ở Hoa Kỳ để sau khi hoàn thành chương trình cử nhân, người học có thể qua Hoa Kỳ tiếp tục theo đuổi chương trình cao học. Và tất nhiên rằng, còn có nhiều cách hợp tác khác nữa để cho nền giáo dục Phật giáo ngày càng phát triển và lớn mạnh.
HỌC PHÍ
Học phí ở Hoa Kỳ rất cao, có thể nói cao hơn rất nhiều lần khi so với học phí của những nước phát triển khác, thí dụ, nước Pháp. Học về Phật học nói riêng và Tôn giáo nói chung, thường có số lượng học bổng hơn những ngành STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ sư và Toán) hay nhóm ngành kinh tế/kinh doanh. Một trong các lý do là thu nhập của người học Phật học hay Tôn giáo không cao so với những nhóm ngành còn lại nên đóng thuế chính phủ thấp. Thí dụ, học phí cho chương trình cao học Phật học ở Graduate Theological Union (GTU) khoảng 45 ngàn đô la Mỹ9. Thông thường, người học sẽ được nhận học bổng bán phần, có thể là 50% học phí, rất hiếm có trường hợp nhận được 100% học phí. Đó là chưa kể đến các chi phí dành cho chỗ ở, ăn uống và các nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Nói chung, để có thể học Phật ở Hoa Kỳ là vô cùng tốn kém.
Tất nhiên, vẫn có một số ít trường, có học bổng chi trả đủ cho và cả tiền ăn ở, sinh hoạt cho người học cao học Phật giáo10. Nhìn lại, học phí của HVPGVN tại TP.HCM là vô cùng thấp cho người học. Được biết, nếu tu sĩ ở nội trú thì không cần học phí mà còn
bài bản thì một số trường ở Hoa Kỳ - Khoa Tôn giáo lại không đông đảo giảng viên. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ vẫn có nhiều trường đào tạo bài bản về tôn giáo và Việt Nam không có nhiều trường đại học có đào tạo về tôn giáo, mặc dù Việt Nam có đến hơn 200 Đại học.
HỌC PHÍ
Học phí ở Hoa Kỳ rất cao, có thể nói cao hơn rất nhiều lần khi so với học phí của những nước phát triển khác, thí dụ, nước Pháp. Học về Phật học nói riêng và Tôn giáo nói chung, thường có số lượng học bổng hơn những ngành STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ sư và Toán) hay nhóm ngành kinh tế/kinh doanh. Một trong các lý do là thu nhập của người học Phật học hay Tôn giáo không cao so với những nhóm ngành còn lại nên đóng thuế chính phủ thấp. Thí dụ, học phí cho chương trình cao học Phật học ở Graduate Theological Union (GTU) khoảng 45 ngàn đô la Mỹ9. Thông thường, người học sẽ được nhận học bổng bán phần, có thể là 50% học phí, rất hiếm có trường hợp nhận được 100% học phí. Đó là chưa kể đến các chi phí dành cho chỗ ở, ăn uống và các nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Nói chung, để có thể học Phật ở Hoa Kỳ là vô cùng tốn kém.
Tất nhiên, vẫn có một số ít trường, có học bổng chi trả đủ cho và cả tiền ăn ở, sinh hoạt cho người học cao học Phật giáo10. Nhìn lại, học phí của HVPGVN tại TP.HCM là vô cùng thấp cho người học. Được biết, nếu tu sĩ ở nội trú thì không cần học phí mà còn
bài bản thì một số trường ở Hoa Kỳ - Khoa Tôn giáo lại không đông đảo giảng viên. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ vẫn có nhiều trường đào tạo bài bản về tôn giáo và Việt Nam không có nhiều trường đại học có đào tạo về tôn giáo, mặc dù Việt Nam có đến hơn 200 Đại học.
- Link này về liên kết với Đại học Đông Bang, Hàn Quốc: http://www.vbu.edu.vn/ vbunews/vbunews-detail/AP-249/HVPGVN-tai-TP-HCM-va-Dai-hoc-Dong-Bang-Han- Quoc-ky-ket-hop-tac-ve-giao-duc.html
- Xin xem học phí ở link này: https://www.gtu.edu/admissions/tuition-financial-aid
- Thí dụ là Florida State University có một số học bổng toàn phần và có cả 15 ngàn đô dùng cho sinh hoạt đối với người học cao học Phật Giáo Trung Hoa: https://religion.fsu.edu/ graduate-studies/graduate-fellowships-and-scholarships
được chăm sóc về chuyện ăn ở cho cấp học cử nhân. Đây là một nỗ lực vô cùng lớn lao và rất đáng trân trọng của Lãnh đạo Học viện11. Tuy vậy, học phí cho chương trình cao học ở Học viện khoảng 24 triệu một năm, tức 48 triệu cho chương trình cao học. nếu tính theo tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam thì mức học phí này cũng khá cao và chiếm tỷ lệ gần như bằng với GTU12. Như vậy, phải chăng trong việc thu học phí cho cao học thì HVPGVN tại TP HCM lại đi theo mô hình Hoa Kỳ?13
Thu học phí cao - thấp/miễn phí đều có hai mặt. Lợi ích của việc thu học phí thấp/miễn học phí là giúp những người học khá nhưng điều kiện kinh tế còn hạn chế có cơ hội tiếp tục học tập. Nhìn rộng ra, miễn phí giáo dục các cấp đang được thực hiện ở phần lớn các trường ở Đức. Ngược lại, qua việc thu học phí cao, theo mô hình Hoa Kỳ, nhà trường sẽ có tài chính lớn, mạnh để hợp tác với những giảng viên giỏi. Hơn nữa, học phí cao tạo ra nguồn học bổng dồi dào và đội ngũ giảng viên giỏi sẽ thu hút được nhiều người học đến từ các nơi trên thế giới. Đồng thời, cơ sở vật chất và các tiện nghi khác như thư viện, trung tâm thể dục thể thao… cũng đầy đủ hơn giúp người học duy trì sức khỏe cơ, tinh thần và phát huy tối đa khả năng tư duy, nghiên cứu. Hơn nữa, do học phí cao và có học bổng nên người học phải luôn nỗ lực học tập. Với mức học phí thấp, đa phần sẽ suy nghĩ rớt môn có thể học lại vì học phí thấp nên nảy sinh tâm lý lười nhác, xao nhãng chuyện học hành. Bên cạnh đó, giảng viên được trả lương cao nên họ không phải làm thêm, thay vào đó,
Thu học phí cao - thấp/miễn phí đều có hai mặt. Lợi ích của việc thu học phí thấp/miễn học phí là giúp những người học khá nhưng điều kiện kinh tế còn hạn chế có cơ hội tiếp tục học tập. Nhìn rộng ra, miễn phí giáo dục các cấp đang được thực hiện ở phần lớn các trường ở Đức. Ngược lại, qua việc thu học phí cao, theo mô hình Hoa Kỳ, nhà trường sẽ có tài chính lớn, mạnh để hợp tác với những giảng viên giỏi. Hơn nữa, học phí cao tạo ra nguồn học bổng dồi dào và đội ngũ giảng viên giỏi sẽ thu hút được nhiều người học đến từ các nơi trên thế giới. Đồng thời, cơ sở vật chất và các tiện nghi khác như thư viện, trung tâm thể dục thể thao… cũng đầy đủ hơn giúp người học duy trì sức khỏe cơ, tinh thần và phát huy tối đa khả năng tư duy, nghiên cứu. Hơn nữa, do học phí cao và có học bổng nên người học phải luôn nỗ lực học tập. Với mức học phí thấp, đa phần sẽ suy nghĩ rớt môn có thể học lại vì học phí thấp nên nảy sinh tâm lý lười nhác, xao nhãng chuyện học hành. Bên cạnh đó, giảng viên được trả lương cao nên họ không phải làm thêm, thay vào đó,
- Nếu muốn so sánh để biết học phí cấp cử nhân một Đại học được kiểm định chất lượng nào của Hoa Kỳ, xin đánh chính xác tên trường vào ô trống tại trang web sau. Nó sẽ đưa ra giá học phí của trường ấy cho một năm học cùng một số thông tin vắn tắt khác về trường ấy: https://www.collegeboard.org/
- Cách tính thứ nhất: 48 triệu học phí trong 2 năm ở HVPGVN tại TP.HCM, tương đương khoảng 2000 đô, thì giá học phí thấp hơn ở GTU: 45.000/2.000 = 22,5 (lần). Tuy vậy, với cách tính thứ hai: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 2500 đô/năm, có nghĩa là học phí chiếm 2.000/2.500= 0,8. Với học phí cho 2 năm cao học Phật học ở GTU là 45 ngàn đô trong khi thu nhập bình quân đầu người Hoa Kỳ khoảng 60 ngàn đô, nghĩa là chiếm tỷ lệ 45.000/60.000 = 0.75 => tỷ lệ gần như bằng nhau.
- Do không có số liệu cho học phí chương trình tiến sĩ ở HVPGVN tại TP HCM nên không so sánh được.
họ dành thời gian để soạn bài vở, nghiên cứu nâng cao, cập nhật tri thức mới… Đây là những điều mà mô hình thu học phí thấp/miễn học phí không có được. Tất nhiên việc học phí cao chắc chắn có mặt trái. Thứ nhất, người có tài chính thấp thì không thể theo học. (Họ có thể học Phật học ở Đức, thí dụ, nơi học phí hầu như miễn phí.) Thứ hai, việc học rất diễn căng thẳng vì phải cạnh tranh với những người cùng học để đạt được kết quả tốt hơn nhằm lấy học bổng cao hơn hay ít ra cũng không để giảm/mất học bổng. Điều này làm cho sức khoẻ cơ thể lẫn tinh thần không ổn định.14 Hơn nữa, khá nhiều người xuất gia có điều kiện kinh tế rất thấp nên không đủ khả năng để theo học. Dẫn đến tình trạng, nhiều khoa Phật học ở Hoa Kỳ có rất ít học viên là tu sĩ Phật giáo15.
Chương trình tiến sĩ về Phật giáo ở Hoa Kỳ, cũng như chương trình tiến sĩ nhiều ngành khác, phần lớn thường có học bổng cấp đủ học phí và một khoảnh kinh phí mỗi năm dành cho chi tiêu cá nhân. Người học không phải lo chuyện tài chính. Tuy vậy, người học có thể phải trợ giảng hay làm việc gì đó và có cả học bổng đủ để người học không phải bận tâm lo lắng các vấn đề khác mà chỉ cần tập trung vào học. Có trường đào tạo tiến sĩ Phật học vẫn thu học phí; học bổng chỉ đủ trả một phần học phí và người học vẫn tự lo các khoản chi tiêu cá nhân.
GIÁO TRÌNH HỌC: CẬP NHẬT VÀ HÀN LÂM
Giáo trình Phật học thường được cập nhật; thông thường sẽ sử dụng những tài liệu học tập như: Sách, tạp chí hàn lâm được xuất bản trong vòng 10 năm trở lại. (Tất nhiên, có tài liệu cũ hơn mà chưa có tài liệu hàn lâm nào thay được thì buộc phải chọn tài liệu cũ để
Chương trình tiến sĩ về Phật giáo ở Hoa Kỳ, cũng như chương trình tiến sĩ nhiều ngành khác, phần lớn thường có học bổng cấp đủ học phí và một khoảnh kinh phí mỗi năm dành cho chi tiêu cá nhân. Người học không phải lo chuyện tài chính. Tuy vậy, người học có thể phải trợ giảng hay làm việc gì đó và có cả học bổng đủ để người học không phải bận tâm lo lắng các vấn đề khác mà chỉ cần tập trung vào học. Có trường đào tạo tiến sĩ Phật học vẫn thu học phí; học bổng chỉ đủ trả một phần học phí và người học vẫn tự lo các khoản chi tiêu cá nhân.
GIÁO TRÌNH HỌC: CẬP NHẬT VÀ HÀN LÂM
Giáo trình Phật học thường được cập nhật; thông thường sẽ sử dụng những tài liệu học tập như: Sách, tạp chí hàn lâm được xuất bản trong vòng 10 năm trở lại. (Tất nhiên, có tài liệu cũ hơn mà chưa có tài liệu hàn lâm nào thay được thì buộc phải chọn tài liệu cũ để
- Năm 2018, một Giáo sư đã chia sẻ nói lớp của tác giả đang theo học là có một sinh viên trong Ký túc xá đã tự tử. Chuyện tự tử trong học đường Hoa Kỳ thi thoảng vẫn xảy ra và áp lực học tập, tiền bạc là một trong những nguyên nhân.
- Viết đến đây, xin tri ân nhị vị Hòa thượng Tinh Vân, sáng lập Đại học Tây Lai ở California, có cấp học bổng cho tu sĩ Phật giáo học trong trường (có lẽ đây là trường có nhiều tu sĩ Phật giáo học nhất tại Hoa Kỳ) và Hòa thượng Thánh Nghiêm có cấp học bổng cho người học Phật giáo Trung Hoa.
học)16. Điều này làm các giảng viên phải nỗ lực cập nhật/đọc sách và tài liệu mới. Tác giả của sách hay bài báo nghiên cứu thường tối thiểu có bằng tiến sĩ trong lĩnh vực chuyên môn từ một ngôi trường chất lượng thì những tài liệu đó mới được dùng để học tập. Cũng như thế, những bản dịch Kinh, Luật, Luận thường từ những tác giả có bằng tiến sĩ ở các trường khá tốt trở lên cùng chuyên ngành mới được chấp nhận đưa vào giảng dạy trong Đại học17. Có lần, giáo sư Phật học Mario D’Amato bảo chia sẻ với tác giả rằng ông không chấp nhận trích dẫn từ người dù nổi tiếng nếu như người đó chưa bằng tiến sĩ hoặc bằng tiến sĩ xuất phát từ một ngôi trường không nằm trong những trường chất lượng cao của thế giới. Chẳng hạn, sách của Thiền sư Nhất Hạnh hay Đức Dalai Lama nhìn chung không được trích dẫn trong viết lách học thuật dù hai vị này cực kỳ nổi tiếng. Lý do, Thiền sư Nhất Hạnh tưy có nhiều bằng tiến sĩ danh dự nhưng chưa có bằng tiến sĩ; Đức Dalai Lama cũng vậy, có nhiều bằng tiến sĩ danh dự và có thể có bằng tiến sĩ nhưng ở trường chất lượng không cao, không lọt top những trường khá của thế giới18. Sự hàn lâm và tính cập nhật của tài liệu học tập trong đào tạo Phật học Hoa Kỳ có thể được tham khảo bởi các trường đào tạo Phật học trên thế giới.
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Nhìn chung, thời gian đào tạo Phật học ở Hoa Kỳ khá lâu. Thông thường, chương trình cao học Phật giáo mất khoảng hai đến ba năm để hoàn thành. Thí dụ, chương trình Cao Học Thần học Phật giáo
THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Nhìn chung, thời gian đào tạo Phật học ở Hoa Kỳ khá lâu. Thông thường, chương trình cao học Phật giáo mất khoảng hai đến ba năm để hoàn thành. Thí dụ, chương trình Cao Học Thần học Phật giáo
- Khi học môn Phật giáo Hoa Kỳ (Buddhism in America), học kỳ mùa Xuân 2019, giáo sư đã phát thời khoá biểu các bài học từ cuối mùa đông 2018. Theo lịch, sẽ học một bài báo đăng trên tạp chí vào khoảng tháng 3 hay 4 năm 2019. Nó có nghĩa là trong thời gian giáo sư soạn thời khoá biểu thì bài báo ấy chưa được xuất bản. Tác giả tri ân sự tận tuỵ nghề giáo của vị giáo sư này. Ông đãcố cập nhật những sách mới, tài liệu hànlâm mới cho lớp học. Hơn thế nữa, ông còn liên hệ một số học giả để hỏi thăm họ có viết bài nào mới về chủ đề có liên quan mà ông sắp dạy không, nếu người đó trả lời khoảng thời gian được công bố thì ông sẽ điền vào lịch học.
- Ví dụ Kinh Pháp Hoa có nhiều bản dịch ra Anh ngữ nhưng khi tác giả học thì giáo sư dạy
Lisa Grumbach - bản dịch của Burton Watson, người đã có bằng tiến sĩ ở Đại học Columbia.
- Tất nhiên là nếu nghiên cứu về chính Thiền sư Nhất Hạnh hay Đức Dalai Lama thì có thể trích dẫn sách của quý ngài.
và dấn thân liên tôn giáo ở Union Theological Seminary, đã trình bày ở trên, thì mất ba năm cho chương trình đào tạo19 và chương trình cao học Phật giáo định hướng nghiên cứu (để sau này lên tiến sĩ) mất khoảng hai năm. Tất nhiên, có ngoại lệ: vì có chương trình chỉ kéo dài trong một năm20 nhưng dạng một năm không nhiều.
Thời gian hoàn thành chương trình tiến sĩ Phật học lâu hơn và tuỳ trường, có thể từ năm đến bảy năm21. Có trường còn đưa ra thời gian học tiến sĩ Phật học trong vòng bảy năm22 nhưng có thể người học phải mất nhiều thời gian hơn mới ra trường được. Ở châu Âu, cũng như nhiều nơi khác, đào tạo Phật học có phần ít thời gian hơn. Đặc biệt là chương trình tiến sĩ có thể mất chỉ mất ba năm theo khung đào tạo23. Xét về thời gian, Hong Kong có thể đang theo định hướng chương trình của Anh, Singapore có sự kết hợp giữa mô hình Anh và Hoa Kỳ trong đào tạo Phật học24. Thời gian tối đa nhà trường yêu cầu hoàn thành chương trình tiến sĩ khá khác nhau ở mỗi trường. Thí dụ, ở Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ) là mười năm25, còn ở Oxford (Anh) là bốn năm, có thể gia hạn thêm hai năm là tổng cộng sáu năm26. Thời gian đào tạo tiến sĩ ở HVPGVN
Thời gian hoàn thành chương trình tiến sĩ Phật học lâu hơn và tuỳ trường, có thể từ năm đến bảy năm21. Có trường còn đưa ra thời gian học tiến sĩ Phật học trong vòng bảy năm22 nhưng có thể người học phải mất nhiều thời gian hơn mới ra trường được. Ở châu Âu, cũng như nhiều nơi khác, đào tạo Phật học có phần ít thời gian hơn. Đặc biệt là chương trình tiến sĩ có thể mất chỉ mất ba năm theo khung đào tạo23. Xét về thời gian, Hong Kong có thể đang theo định hướng chương trình của Anh, Singapore có sự kết hợp giữa mô hình Anh và Hoa Kỳ trong đào tạo Phật học24. Thời gian tối đa nhà trường yêu cầu hoàn thành chương trình tiến sĩ khá khác nhau ở mỗi trường. Thí dụ, ở Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ) là mười năm25, còn ở Oxford (Anh) là bốn năm, có thể gia hạn thêm hai năm là tổng cộng sáu năm26. Thời gian đào tạo tiến sĩ ở HVPGVN
- Xin xem chi tiết chương trình cao học này tại đây: https://utsnyc.edu/life/institutes/ buddhism-program/
- Ở the University of Chicago có ba chương trình cao học Phật học khác nhau. Thời gian đào tạo cũng khác nhau: có chương trình ba năm, có chương trình hai năm, chương trình một năm thì xem ở đây: https://voices.uchicago.edu/divadmit/amrs-2/
- Thí dụ, thời gian trung bình hoàn thành tiến sĩ ở Graduate Theological Union là năm đến bảy năm: https://www.gtu.edu/academics/doctoral-program/phd-faq
- UC Berkeley có đào tạo tiến sĩ Phật Học trong mười bốn học kì (bảy năm). Người được nhận vào học thường có bằng cao học trước. Xin xem link này: https://buddhiststudies. berkeley.edu/buddhist-studies/graduate-studies-cbs
- Đại học Oxford bên Anh có chương trình tiến sĩ về Thần học và Tôn giáo trong 3 năm: https://www.ox.ac.uk/admissions/graduate/courses/dphil-theology-and-religion?wssl=1
- Gs Jack Chia ở ĐHQG Singapore có chia sẻ với tác giả rằng ĐH nơi ông dạy yêu cầu thời gian học tiến sĩ (Lịch sử Phật giáo) khoảng bốn đến năm năm. Ông bảo thêm, Singapore lấy trung bình giữa thời gian đào tạo bên Anh và Mỹ.
- Xin xem linh này: https://www.sas.upenn.edu/religious_studies/graduate/require- ments
- Xin xem link này: https://www.ox.ac.uk/students/academic/guidance/graduate/re- search/submission?wssl=1
tại TP.HCM tối thiểu là 3 năm, tối đa là 6 năm27. Có vẻ Học viện học tập từ mô hình châu Âu về vấn đề này?
TÍNH QUỐC TẾ
Sinh Viên và giảng viên ở các Đại học giảng dạy Phật giáo tại Hoa Kỳ đến từ chính quốc gia của họ và nhiều nước trên thế giới. Ngôn ngữ giảng dạy chính là tiếng Anh.
THOÁT THAI PHẬT HỌC
Tuy sinh sau đẻ muộn, Phật học Hoa Kỳ đã bắt đầu vươn lên dẫn đầu thế giới về số lượng lẫn chất lượng. Hơn nữa, đã có một số chương trình đào tạo dần thoát ra khỏi cái bóng tôn giáo với hy vọng đưa ứng dụng Phật giáo vào xã hội Hoa Kỳ và thế giới. Thí dụ, chương trình cao Học về Chánh niệm học (Mindfulness Studies) ở Leslie University, cao học về Tư vấn tâm lý dựa trên chánh niệm (Mindfulness-Based Counseling Psychology) ở Naropa University, chương trình tiến Sĩ về Tâm lý học và Thiền (Meditation and Psychology) ở Đại học Palo Alto… Tuy vậy, những chương trình mới mẻ, ít ỏi này lại chưa được mở ở những trường đại học hàng đầu (Đại học Oxford lừng danh của Anh có mở chương trình cao học về Tâm lý học nhận thức dựa trên chánh niệm (Mindfulness-Based Cognitive Therapy)).
SỐ LƯỢNG HỌC GIẢ PHẬT HỌC HOA KỲ HIỆN KHÁ NHIỀU
Không biết có phải đang bắt đầu có sự khủng hoảng thừa nhẹ hay không vì hiện nay một số tiến sĩ Phật học đang tiếp tục nghiên cứu hậu tiến sĩ. Một giáo sư đang nghiên cứu hậu tiến sĩ ở UC Berkeley chia sẻ với tác giả rằng thời gian này xin việc giảng dạy về Phật học ở một Đại học Hoa Kỳ không dễ. Có thể đây cũng là một điểm trong bức tranh chung ở Hoa Kỳ đang khủng hoảng thừa tiến sĩ trong nhiều ngành28. Tất nhiên, những tiến sĩ Phật học này xin việc ở nước
TÍNH QUỐC TẾ
Sinh Viên và giảng viên ở các Đại học giảng dạy Phật giáo tại Hoa Kỳ đến từ chính quốc gia của họ và nhiều nước trên thế giới. Ngôn ngữ giảng dạy chính là tiếng Anh.
THOÁT THAI PHẬT HỌC
Tuy sinh sau đẻ muộn, Phật học Hoa Kỳ đã bắt đầu vươn lên dẫn đầu thế giới về số lượng lẫn chất lượng. Hơn nữa, đã có một số chương trình đào tạo dần thoát ra khỏi cái bóng tôn giáo với hy vọng đưa ứng dụng Phật giáo vào xã hội Hoa Kỳ và thế giới. Thí dụ, chương trình cao Học về Chánh niệm học (Mindfulness Studies) ở Leslie University, cao học về Tư vấn tâm lý dựa trên chánh niệm (Mindfulness-Based Counseling Psychology) ở Naropa University, chương trình tiến Sĩ về Tâm lý học và Thiền (Meditation and Psychology) ở Đại học Palo Alto… Tuy vậy, những chương trình mới mẻ, ít ỏi này lại chưa được mở ở những trường đại học hàng đầu (Đại học Oxford lừng danh của Anh có mở chương trình cao học về Tâm lý học nhận thức dựa trên chánh niệm (Mindfulness-Based Cognitive Therapy)).
SỐ LƯỢNG HỌC GIẢ PHẬT HỌC HOA KỲ HIỆN KHÁ NHIỀU
Không biết có phải đang bắt đầu có sự khủng hoảng thừa nhẹ hay không vì hiện nay một số tiến sĩ Phật học đang tiếp tục nghiên cứu hậu tiến sĩ. Một giáo sư đang nghiên cứu hậu tiến sĩ ở UC Berkeley chia sẻ với tác giả rằng thời gian này xin việc giảng dạy về Phật học ở một Đại học Hoa Kỳ không dễ. Có thể đây cũng là một điểm trong bức tranh chung ở Hoa Kỳ đang khủng hoảng thừa tiến sĩ trong nhiều ngành28. Tất nhiên, những tiến sĩ Phật học này xin việc ở nước
- Xin xem link này: http://www.vbu.edu.vn/vbunews/vbunews-detail/NP-282/TP- HCM:-Khai-giang-chuong-trinh-dao-tao-tien-si-Phat-hoc.html
- Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn có viết bài về vấn đề khủng hoảng thừa tiến sĩ ở Hoa Kỳ: https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/tien-si-xu-nguoi-thua-xu-ta-
khác cũng có thể được.
TRỌNG DỤNG?
Nhiều trường đại học ở Hoa Kỳ có chất lượng đào tạo rất tốt, đứng trong top đầu thế giới, một số trí thức Phật giáo Việt Nam học ở Hoa Kỳ đã trở thành những nhân vật quan trọng của Phật giáo nước nhà như: Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Giáo sư Lê Mạnh Thát, Thiền sư Thích Nhất Hạnh… Ở ĐHQG Singapore, có Giáo sư Jack Chia, tiến sĩ ở Cornell, hậu tiến sĩ ở UC Berkeley đang giảng dạy Phật học. Ở City University of Hong Kong, Giáo sư Thomas Patton, tiến sĩ ở Cornell đang giảng dạy Phật Học. Hai ví dụ này cho thấy, việc khủng hoảng thừa tiến sĩ Phật học ở Hoa Kỳ và chế độ đãi ngộ nhân tài hợp lý ở Singapore và Hong Kong làm cho hai nơi này thu hút và giữ chân được trí thức Phật giáo.
Đạo Phật đến Hoa Kỳ mới chỉ từ giữa thế kỷ XIX; Phật học Hoa Kỳ có thể nói chỉ xuất hiện hơn nửa thế kỷ nhưng đã đào tạo ra một đội ngũ trí thức hùng hậu. Một đất nước với gần 2.000 năm lịch sử Phật giáo như Việt Nam đã thu hút được nhiều học giả Phật giáo ngang tầm quốc tế về nước giảng dạy. Thủ đô Hà Nội, 1.000 năm văn hiến cần có ít nhất mười học giả Phật học tốt nghiệp tiến sĩ ở những trường hàng đầu thế giới về để cống hiến. Điều này cũng cần lắm ở TP.HCM, Huế cũng như nhiều tỉnh thành khác. Nếu HVPGVN tại TP.HCM có thể trả lương đủ cao và các đãi ngộ, trọng dụng nhân tài hào phóng và những cơ chế thông thoáng… có thể thu hút trí thức Phật học được đào tạo ở Hoa Kỳ về giảng dạy, cống hiến. Điều này cần lộ trình, nhiệt huyết, sự hy sinh và nhiều yếu tố khác. Liệu rằng, điều này sẽ xảy ra trong thời gian tới? Việc trọng dụng nhân tài Phật giáo đã có ở nước ta hàng ngàn năm trước. Một thí dụ điển hình, đáng kinh ngạc cho sự trọng dụng nhân tài Phật giáo từ chính quyền là trường hợp vua Lý Thánh Tông sáng suốt đã đưa một tù nhân bắt được tên là Thảo Đường, người nước ngoài, lên làm quốc sư…
TRỌNG DỤNG?
Nhiều trường đại học ở Hoa Kỳ có chất lượng đào tạo rất tốt, đứng trong top đầu thế giới, một số trí thức Phật giáo Việt Nam học ở Hoa Kỳ đã trở thành những nhân vật quan trọng của Phật giáo nước nhà như: Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Giáo sư Lê Mạnh Thát, Thiền sư Thích Nhất Hạnh… Ở ĐHQG Singapore, có Giáo sư Jack Chia, tiến sĩ ở Cornell, hậu tiến sĩ ở UC Berkeley đang giảng dạy Phật học. Ở City University of Hong Kong, Giáo sư Thomas Patton, tiến sĩ ở Cornell đang giảng dạy Phật Học. Hai ví dụ này cho thấy, việc khủng hoảng thừa tiến sĩ Phật học ở Hoa Kỳ và chế độ đãi ngộ nhân tài hợp lý ở Singapore và Hong Kong làm cho hai nơi này thu hút và giữ chân được trí thức Phật giáo.
Đạo Phật đến Hoa Kỳ mới chỉ từ giữa thế kỷ XIX; Phật học Hoa Kỳ có thể nói chỉ xuất hiện hơn nửa thế kỷ nhưng đã đào tạo ra một đội ngũ trí thức hùng hậu. Một đất nước với gần 2.000 năm lịch sử Phật giáo như Việt Nam đã thu hút được nhiều học giả Phật giáo ngang tầm quốc tế về nước giảng dạy. Thủ đô Hà Nội, 1.000 năm văn hiến cần có ít nhất mười học giả Phật học tốt nghiệp tiến sĩ ở những trường hàng đầu thế giới về để cống hiến. Điều này cũng cần lắm ở TP.HCM, Huế cũng như nhiều tỉnh thành khác. Nếu HVPGVN tại TP.HCM có thể trả lương đủ cao và các đãi ngộ, trọng dụng nhân tài hào phóng và những cơ chế thông thoáng… có thể thu hút trí thức Phật học được đào tạo ở Hoa Kỳ về giảng dạy, cống hiến. Điều này cần lộ trình, nhiệt huyết, sự hy sinh và nhiều yếu tố khác. Liệu rằng, điều này sẽ xảy ra trong thời gian tới? Việc trọng dụng nhân tài Phật giáo đã có ở nước ta hàng ngàn năm trước. Một thí dụ điển hình, đáng kinh ngạc cho sự trọng dụng nhân tài Phật giáo từ chính quyền là trường hợp vua Lý Thánh Tông sáng suốt đã đưa một tù nhân bắt được tên là Thảo Đường, người nước ngoài, lên làm quốc sư…
GỢI Ý ĐỂ KẾT THÚC
Bài viết này chia sẻ đôi điều về Phật học Hoa Kỳ và đôi chút liên hệ với HVPGVN tại TP.HCM. Trong tương lai, nên có bài so sánh về ba trường có đào tạo Phật học ở Hoa Kỳ (vì sự đa dạng nên cần ít nhất ba bài) với HVPGVN tại TP.HCM. Một so sánh giữa HVPGVN tại TP HCM với ba trường có đào tạo Phật học ở châu Âu (tại Anh, Đức và Pháp) cũng nên thực hiện. Và điều tương tự với ba trường Phật Học Nhật Bản.
Phật Học tại Hoa Kỳ - Thích Chân Pháp Cẩn