Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại Huế

03/10/201012:00 SA(Xem: 13254)
Học Viện Phật Giáo Việt Nam Tại Huế


HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM
tại THỪA THIÊN - HUẾ


Phật giáo Việt Nam Chuyển mình trong Thời đại mới 
Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế

hocvienphatgiaovietnam-hue-01Diện mạo đất mẹ Việt Nam đã và đang thay đổi thật nhiều. Và chắc chắn rằng, với tư thế mới đầy hãnh tiến trên trường quốc tế như hiện nay, diện mạo ấy cũng sẽ thay đổi rất nhanh qua từng ngày theo chiều phát triển của nền kinh tế quốc dân. Phật giáo Việt Nam, cụ thểGiáo hội PGVN, với khả năng thích ứng tuyệt vời như một thuộc tính nội hàm và trong tư cách là một phần tử không thể tách rời của dân tộc, hẳn đang và sẽ chủ động chuyển mình theo từng nhịp đổi thay của đất nước. Nhất định là thế, bởi hơn bao giờ hết chuyển mình và thay đổi, với lực thúc đẩy mạnh mẽ mang tính xã hội, và đang là một bức thiết cho sự tồn tại của Phật giáo Việt Nam và sự phát triển của Giáo hội. Một khi chuyển mình và đổi thay đang là một xu thế xã hội và là điều tất yếu của Phật giáo Việt Nam, thì có ít nhất 3 vấn đề tiên quyết sau đây cần phải được Giáo hội minh định và thiết lập:

1. Cơ sở hay nền tảng cho cuộc chuyển mình.
2. Định hướng phương và chiều chuyển mình.
3. Mô hình và phương thức chuyển mình.

Những cơ sở cho cuộc chuyển mình

 

Với mọi cuộc chuyển mình, bất kể là của một tổ chức xã hội vi mô hay của một tổ chức quốc tế hay quốc gia vĩ mô, thì việc định hướng véc tơ chuyển mình và mô thức chuyển mình luôn là những đòi hỏi. Tuy nhiên, để thực hiện được những nhu cầu này, cơ sở hay nền tảng cho cuộc chuyển mình cần phải được thiết định và xác lập trước tiên. Đó là, cuộc chuyển mình của Phật giáo Việt Nam nói chung, của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng, cần phải được xây dựng trên bốn cơ sở sau đây:

1. Tinh thần giáo lýý tưởng Phật đà

Như tất cả chúng ta đều biết, tinh yếu giáo lý Phật đà chính là tinh thần giáo lý Giới - Định - Huệ, tinh thần vô chấp, tùy duyên bất biến, khai phóng, siêu việt và vượt ra ngoài ý tưởng về “Cái tôi”, “Cái của tôi”, và “tự ngã của tôi”. Và lý tưởng ấy, không gì khác hơn, chính là lý tưởng “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”, lý tưởng nhắm đến phục vụhạnh phúc an lạc của số đông, và lý tưởng nhắm đến mục đích giải thoát hướng thượng cho tự thân và tha nhân. Những tinh thầnlý tưởng này dứt khoát phải là cơ sở đầu tiên cho mọi hoạt động của Giáo hội quy chiếu và phóng chiếu, bởi tách khỏi yếu tố nền tảng này đạo Phật sẽ không là đạo Phật nữa.

2. Truyền thống văn hóa dân tộc

Giáo nghĩalý tưởng phật làm nên đạo Phật; truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam quyết định nên đạo Phật Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử 5000 văn hiến của dân tộc, đạo Phật Việt Nam có một nửa đường hòa nhập và góp mặt, dựng xây tinh thần dung hóa, đắp bồi lòng yêu nước thương nòi, giữ gìn thuần phong mỹ tục làng - xã, và truyền thống đạo đức gia đình. Bởi tính gắn bó và quyến định ấy, nên mọi cuộc chuyển mình của Phật giáo Việt Nam luôn cần phải đặt nền tảng trên cơ sở văn hóa dân tộc Việt Nam.

3. Hoàn cảnh thực tiễn xã hội

Đất nước, xã hộicon người việt nam đang bước vào và bị cuốn vào vĩ đạo hay nguồn xoáy của một thời đạichúng ta gọi là “mới” với những thành tựu đỉnh cao về công nghệ thông tin, và khoa học kỹ thuật. Những thành tựu ấy hẳn nhiên mở ra nhiều vận hội cho sự phát triển kinh tế và nâng cho đời sống vật chất, nhưng đồng thời cũng đưa đến những thách thức về giá trị văn hóa tinh thầnđạo đức dân tộc. Những vận hội và thách thức như thế của xã hội Việt Nam rõ ràng là những tác lực thúc đẩy cũng như đang đặt ra những câu hỏi cơ bản cho sự chuyển mình của Phật giáo Việt Nam và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

4. Xu hướng thế giới

Nếu thực tiễn xã hội Việt Nam đóng vai trò như là môi trường và tác lực trực tiếp cho sự chuyển mình của Phật giáo Việt Nam, thì bối cảnh quốc tế vĩ mô với những xu hướng toàn cầu hóa thông qua siêu lộ thông tin, đa cực hóa các vùng kinh tế, thương mại, hẳn sẽ là môi trường và tác lực gián tiếp đưa đến một chuyển mình bức thiết hướng đến hội nhập thế giới của Phật giáo Việt Nam nói chung và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng vậy.

Trong bốn cơ sở hay nền tảng trên đây, hai cơ sở đầu -tinh thần và lý tưởng Phật đàtruyền thống văn hóa dân tộc - rõ ràng liên quan đến vấn đề nội thể - cơ chế hàm ẩn bên trong, và hai cơ sở sau - hoàn cảnh thực tiễn xã hội Việt Namxu hướng thế giới - liên quan đến ngoại hiện - sự thể hiện ứng dụng bên ngoài - của cuộc chuyển mình của Phật giáo Việt Nam. Hai chiều kích này có mối quan hệ hữu cơ với nhau: nội thể quyết định những gì gọi là Phật giáo Việt Nam và ngoại hiện xác lập thế đứng của Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới. 


Định hướng phương và chiều chuyển mình

Với việc xác lập những cơ sở của hai chiều kích nội thể và ngoại hiện như thế, định hướng véc tơ cho phương và chiều cuộc chuyển mình của Phật giáo Việt Nam chúng ta hẳn đã được phần nào gợi ý. Đó là, cần định hướng véc tơ chuyển mình của Phật giáo Việt Nam sao cho: 

1. Véc tơ phương và chiều chuyển mình trùng với véc tơ phương và chiều của giáo lýlý tưởng Phật đà.

2. Véc tơ phương và chiều chuyển mình trùng với véc tơ phương và chiều của truyền thống văn hóa dân tộc.

3. Véc tơ phương và chiều chuyển mình trùng với véc tơ phương và chiều của đà phát triển kinh tế quốc dân và hoàn cảnh thực tiễn xã hội.

4. Véc tơ phương và chiều chuyển mình trùng với véc tơ phương và chiều của xu hướng thế giới.

Nói một cách khác, sự chuyển mình của Phật giáo Việt Nam và của Giáo hội PGVN trên chiều kích nội thể cần phải vừa phù hợp với tinh thần giáo lý Phật vừa phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, và trên bình diện ngoại hướng cần phải vừa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn xã hội Việt Nam và vừa thích ứng được những xu hướng phát triển vì hạnh phúc của loài người trên thế giới.

Mô hình và phương thức chuyển mình

Cơ sở và phương - chiều rõ ràng là nền tảng. Tuy nhiên, chúng chỉ đóng vai trò như là hệ qui chiếu và phóng chiếu lý thuyết, còn mô hình và sách lược cụ thể mới chính là nội dung thực tế cho cuộc chuyển mình. Đây quả là một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi nhiều yếu tố quyết định cả về không gian lẫn thời gian, và do đó, vượt ra ngoài khuôn khổ của một tham luận. Tuy vậy, trong bài tham luận này, chúng tôi cũng xin được đóng góp một mô hình cùng một vài phương lược như sau:

Mô hình chuyển mình

Như chúng ta biết, Giáo hội PGVN, tổ chức đại diện hợp hiến duy nhất của PGVN, có một thế chế hoạt đọng trong 25 năm thành lập và phát triển với hai tầng cấu trúc. Đó là:1. Cấu trúc nội diên - những chủ trương, đường lối qui phạm tổ chức và hoạt động, cụ thểHiến chương và nội qui của Giáo hội.2. Cấu trúc ngoại diên - những thiết chế quản trị chẳng hạn như Hội đồng Chứng minh, văn phòng Hội đồng/Ban Trị sự, các cơ sở giáo dục nghiên cứuvăn hóa của Giáo hội

Cấu trúc nội diên, như được minh định về mặt khái niệm trên, đóng vai trò như là khung sườn lý thuyết, và cấu trúc ngoại diên đóng vai trò như là hoạt hiện thực tiễn của khung sườn lý thuyết đó. Cả hai cấu trúc này đều cần phải ‘chuyển’, phải thay đổi để thích ứngđáp ứng của nhu cầu của thời đại mới. Tuy nhiên, vì là khung sườn, nên cấu trúc nội diên cần phải được ‘chuyển’ trước để làm nền tảng cho sự ‘chuyển’ của cấu trúc ngoại diên. Nói cách khác, sự chuyển mình của Giáo hội có thể thực hiện theo phương chiều véc tơ hướng từ trong ra ngoài.

Từ lý thuyết đến thực hành là một câu chuyện dài. Và do vậy, để mô hình lý thuyết trên đây có thể trở thành những hoạt hiện thực tế, những phương thức hay sách lược với từng bước cụ thể luôn là một đòi hỏi. Chẳng hạn:

- Bước 1: Phổ biến ý thức về nhu cầu chuyển mình của PGVN, và của Giáo hội PGVN sâu rộng trong Tăng - Ni và quần chúng Phật tử. Thông qua đây, định hướng ý chuyển mình cho tự thân cho tự thân của mỗi Tăng – Ni và Phật tử. Các cơ sở giáo dục và các Ban Hoằng Pháp trung ương và tỉnh thành đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi bước 1 này.

- Bước 2: Phát động phong trào góp ý về việc xây dựng mô hình và phương thức chuyển mình từ thành phần trí thức Phật giáo. Những cuộc hội nghị, hội thảo như thế này, tuy cũng là một động thái thích đáng tập hợp tri thức, nhưng vì bị giới hạn về cả thời gian lẫn không gian, nên chúng thường nặng tính phổ biến hơn là tập hợp những đóng góp tri thức có đủ chiều sâu và rộng cần thiết.

- Bước 3: Thành lập Chuyên ban đặc biệt nghiên cứuhoạch định công cuộc chuyển mình. Ban này có trách vụ tích hợp các đóng góp tri thức, chọn lựa các mô hình và phương thức khả năng thi, và thiết lập dự án cụ thể.- Bước 4: Triển khai dự án đã được thiết lập.

Thay lời kết

Từ góc nhìn của một cơ sở giáo dục bậc cao của Giáo hội, Học viện PGVN tại Huế chúng tôi cảm thấy, cũng như nhiều đại biểu trong hội nghị này cảm thấy, rằng xu thế chuyển mình của PGVN, của Giáo hội GHVN đang là một xu thế rất thật. Bởi vậy, việc xác định cơ sở, định hướng và thiết lập mô thức cho công cuộc chuyển mình của Giáo hội đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.

Phật giáo Việt Nammột sinh thể luôn tràn đầy những năng lượng, sẵn sàng cho cuộc chuyển mình khi nhận từ đất mẹ Việt Nam hôm nay một mệnh lệnh chuyển mình.

Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế 

hocvienphatgiaovietnam-hue-02

Người gửi bài: Tâm Minh

03-25-2007 10:23:46


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.