Thông Điệp Của Garchen Rinpoche Về Vấn Đề Thách Thức Môi Trường Đang Gia Tăng Trên Thế Giới

01/12/20173:37 SA(Xem: 4617)
Thông Điệp Của Garchen Rinpoche Về Vấn Đề Thách Thức Môi Trường Đang Gia Tăng Trên Thế Giới
THÔNG ĐIỆP CỦA GARCHEN RINPOCHE
LIÊN QUAN VỀ VẤN ĐỀ THÁCH THỨC MÔI TRƯỜNG ĐANG GIA TĂNG TRÊN THẾ GIỚI
Việt dịch Lan Anh

Garchen RinpocheĐây là thông điệp tôi muốn gửi tứi tất cả các Phật tử trên thế giới. Nói chung bất kỳ ai thực hành tôn giáo đều cần có tình yêu thươnglòng bi mẫn. Tình yêu thươnglòng bi mẫn này cần được hướng tới mọi chúng sinh. “Nguyện tất cả mọi chúng sinh có được hạnh phúcthoát khỏi khổ đau.” Vì thế khi những người ở nơi nào đó phải chịu cảnh nóng hay lạnh, bạn nên cầu nguyện Vị [Bảo Hộ] mà bạn đã thọ quy y. Hãy cầu nguyện vì lợi ích của mọi quốc gia trên thế giới: ví dụ “cầu cho những người phải chịu cảnh hạn hán gặp được mưa; cầu cho những người thiếu nước có được nước; cầu dập tắt ngọn lửa gây thương tổn cho một số người.” Bạn nên cầu nguyện theo phong tục của mình.

Phật tử chúng ta cũng tụng đọc lời nguyện vì Hòa Bình thế giới hay nhất tâm khẩn nguyện Đức Quan Âm (Tara). Đây là trách nhiệm của mọi hành giả tôn giáo, thậm chí khi chỉ có mình bạn thực hành tại nhà. Những lời khẩn nguyện như vậy chắc chắn mang lại lợi ích. Ngay cả khi chỉ có một hay hai người cầu nguyện thì chắc chắn điều này cũng mang lại lợi ích.

Chúng ta nên cùng nhau cầu nguyện cho an lành của mọi quốc gia. Điều này cũng mang lại lợi lạc cho chúng ta. Nếu chúng ta khép tâm lại và chỉ quan tâm đến sự an lành của bản thân mình thì rõ ràng là điều này sẽ không mang lại nhiều ích lợi. Nhưng nếu bạn cầu nguyện với động lực làm lợi lạc cho cả thế giới này thì thực tế là điều đó sẽ mang cho bạn nhiều lợi lạc nhất và nó cũng sẽ mang lại lợi lạc cho thế giới. Điều này gọi là “viên thành lợi ích của người và ta.” Vì thế mọi người nên khẩn nguyện tới Nguồn Quy Y của chính mình.

Ví dụ các Phật tử có thể khẩn nguyện tới đức Quan Âm (Jetsun Tara), đức Quán Thế Âm (Chenrezig) v.v., trì Lục tự minh chú (chú Mani), thực hiện những nghi lễ tịnh hóa trước các Bảo tháp hay trước những bức tượng Phật nhỏ, bố thí cho động vật .v.v. Tất cả những thực hành này sẽ mang lại lợi ích cho thế giới. Nếu không thì sân hậnđố kỵ sẽ gia tăng trên thế giới này, và tình yêu thương cùng lòng bi mẫn sẽ giảm thiểu. Điều này sẽ dẫn đến việc trái đất nóng lên và cuối cùng nó sẽ bốc cháy.

Vì thế nếu mọi người cùng để tâm đến điều này thì thật là tốt. Tất cả chúng ta nên cầu nguyện và hãy giành mối quan tâm to lớn từ trái tim đến điều này. Nếu chúng ta thờ ơ trước sự đau khổ của người khác chừng nào điều đó không ảnh hưởng tới cá nhân mình thì chúng ta đơn thuần chỉ đang thực hiện nghi lễ với đầu môi chóp lưỡi khi cầu nguyện “Nguyện cho mọi chúng sinh có được hạnh phúc và nguyện cho họ thoát khỏi khổ đau.”

Nguyên nhân duy nhất của mọi thống khổ trên thế giới này như bão lụt bên ngoài và xung đột bên trong là những bất thiện tâm đến từ sân hậnđố kỵ của những cư dân trên hành tinh này. Thay bằng việc giúp đỡ nhau thì người ta lại hãm hại nhau: các đất nước tham gia chiến tranh, con người và các nhóm tôn giáo tranh đấu đánh nhau. Nói tóm lại, tình yêu thương – sự hòa hợp của các yếu tố bên trong – ảnh hưởng đến sự hòa hợp của các yếu tố bên ngoài. Năm loại ô nhiễm của tâm (năm độc) và năm yếu tố bên ngoài liên hệ chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy nỗ lực phát khởi tình yêu thươnglòng bi mẫn của chúng ta sẽ mang lại kết quả bởi phẩm chất của ba sức mạnh. Thứ nhất là sức mạnh của tâm nguyện thanh tịnh của chúng ta. Thứ hai là sức mạnh của chư Như Lai. Tất cả chư Phật trong ba thời đã phát nguyện nhưng thêm vào đó chúng ta cần khẩn nguyện các Ngài. Cũng giống như viên ngọc như ý, chỉ khi chúng ta bày tỏ ước muốn thì nó mới được viên thành. Nếu chúng ta khẩn nguyện thì chúng ta sẽ nhận được sức mạnh của tất cả chư Phật, đây là sức mạnh của chư Như Lai. Và thứ ba là sức mạnh của Pháp tánhluân hồiniết bàn có cùng một nền tảng. Luân hồiniết bàn chỉ tạm thời hiện hữu tách biệt bởi những phiền não vào nghiệp [của chúng sinh].

Do kết quả của những hành động được tiến hành bởi tâm thức ô nhiễm mà ngày nay chúng ta chứng kiến rất nhiều khổ đau trên thế giới này. Vậy làm sao để tịnh hóa những tâm thức ô nhiễm đó? Tất cả các cảm xúc ô nhiễm đến từ chấp ngã và phương thuốc đối trị với chấp ngã là tâm vị tha. Tấm lòng vị tha sẽ mang lại lợi lạc cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh: trong cuộc đời này, trong cuộc đời tiếp theo và trong giai đoạn trung ấm. Mọi người đều cần có tấm lòng vị tha. Thậm chí một sinh vật nhỏ xíu sẽ trải nghiệm hạnh phúc tương ứng với mức độ vị tha của nó.

Vì thế chúng ta cầu nguyện rằng “nguyện chúng sinh có được hạnh phúc và nhân của hạnh phúc.” Nhân của hạnh phúc chính là tình yêu thương. Và “nguyện cho chúng sinh thoát khỏi khổ đau và nhân của khổ đau.” Nhân của khổ đau chính là chấp ngã. Không có Pháp nào khác ngoài điều đó. Tâm yếu của Pháp chính là tình yêu thươnglòng bi mẫn. Không có Pháp nào tồn tại tách rời khỏi tình yêu thươnglòng bi mẫn. “Phật” mà chúng ta thường gọi chính là tâm trí huệ, là trí huệ bát nhã. Trí huệ tinh tế của Phật tánh là nền tảng của luân hồiniết bàn. Dó đó nếu một người có tình yêu thươnglòng bi mẫn thì trí huệ sẽ tăng trưởng. Nếu bạn hiểu được điều này, bạn sẽ tìm ra phương pháp để mang lại hạnh phúcgiải thoát khỏi khổ đau.

Vì thế chúng ta nên phát khởi những nguyện ước toàn hảo. Bởi vì thế giới hiện đang trong tình trạng hiểm họa nên tôi đề nghị tất cả mọi người hãy chí thành cầu nguyện.
(Thư Viện Hoa Sen)

Dịch Tạng – Anh : Ina Dhargye, hiệu đính: Kay Candler
Dịch Anh – Việt: Lan Anh

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.