CƯ SĨCHÁNH TRÍ MAI THỌ TRUYỀN Cuộc đời tận hiến Nguyên Hậu
Ở miền Trung, có cư sĩTâm Minh Lê Đình Thám là trụ cột của công cuộc chấn hưngPhật giáo, thì ở miền Nam có cư sĩChánh Trí Mai Thọ Truyền, một khuôn mặt Phật tử lớn đã cống hiến nhiều công lao trong việc chấn hưng và xây dựngPhật giáo phương Nam.
Cư sĩ Mai Thọ Truyền sinh ngày 1.4.1905 tại làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre trong một gia đìnhtrung lưu. Thuở nhỏ theo học trường Sơ học Bến Tre, Trường Trung học Mỹ Tho, sau đó lên Sài Gòn học trường Chasseloup Laubat. Vào khoảng năm 1931 ở Sa Đéc, cư sĩthường hay đến tham vấn cầu học với HT.Hành Trụ. Cảm phụcđức độ và trí tuệ của vị danh tăng, cư sĩ Mai Thọ Truyền xin thọ Tam quy, Ngũ giới, được HT đặt cho pháp danh là Chánh Trí. Sau khi thọ giới, bác Chánh Trí bắt đầu ăn chay trường và đem hết nhiệt thành để phụng sựChánh pháp. Nhờ tinh thầntinh tấntu học và không ngừng trau giồi kiến thức, cư sĩChánh Trí đã tạo cho mình vốn hiểu biếtgiáo lýPhật đàsâu rộng và vốn kiến thức cao về triết học Đông - Tây. Nhằm góp phần xây dựngPhật giáo vững mạnh, cư sĩ đã kết hợp với một số đạo hữutrí thức có đạo tâmthành lập Hội Phật học Nam Việt (PHNV).
Với cương vị Hội trưởng, cư sĩChánh Trí rất quan tâm đến việc kiến tạo cho Hội PHNV một ngôi Tam bảo khang trang để làm nơi thờ tự và đặt văn phòng trung ương của Hội. Đích thân cư sĩlo liệu mọi thủ tục như xin phép xây dựng, xin phép tổ chức lạc quyên tạo nguồn kinh phí. Sau lễ động thổ khai móng 19 tháng, Hội làm lễ lạc thành rất long trọng vào các ngày 14, 15, 16 tháng Ba năm Mậu Tuất (nhằm ngày 2 đến ngày 4-5-1958) và được HT.Khánh Anh (Pháp chủGiáo hộiTăng già Nam Việt đồng thời là chứng minhĐại đạo sư của Hội PHNV) đặt tên chùa Phật họcXá Lợi. Chùa được xây cất trên khoảnh đất rộng 2.500m2, đặc biệttháp chuông của chùa Xá Lợi với một tỷ lệ cân xứng và những mái cong thanh nhã đã trở thành một biểu tượng đẹp tại TP.Hồ Chí Minh.
Ngôi Phạm vũXá Lợi sau khi lạc thành đã gắn liền với những sự kiệnlịch sửtrọng đại của Phật giáo nước nhà. Các kỳ Đại hội của Tổng hội PGVN lần III (năm 1959), lần IV (năm 1962) nhất là Đại hội ngày 21-12-1963, đã thành lậpGiáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Sau khi Đại hộiđại biểu tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào tháng 11-1981 đã thành lậpGiáo hội Phật giáo Việt Nam, Văn phòng II Hội đồng Trị sự Giáo hội đặt tại chùa Xá Lợi mấy năm liền.
Trong mùa Pháp nạn năm 1963, chùa Xá Lợi là nơi đặt văn phòng của Ủy ban Liên phái Bảo vệPhật giáo. Tại đây, Ủy ban Liên phái tổ chức các cuộc họp báo công bố 5 nguyện vọng chính đáng của Phật giáo và tố cáo trước công luận quốc tế và trong nước ý đồ triệt hạPhật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm. Một hình ảnh rất cảm động khi rước Pháp thể của Bồ tát Thích Quảng Đức về quàn tại chùa Xá Lợi hai tuần trước khi làm lễ trà tỳ tại An dưỡng địa Bình Chánh, cư sĩChánh Trí Mai Thọ Truyền nằm lăn trên đất dưới Pháp thể của Bồ tát từ cổng chính tới cửa giảng đường (ghi theo lời kể của HT.Thích Đức Nghiệp trong khóa hội thảo về Bồ tát Thích Quảng Đức).
Trong đạo, ngoài chức vụ Hội trưởng PHNV từ năm 1955 đến 1973 (năm cư sĩChánh Tríquá vãng), cư sĩ còn đảm nhiệm các chức vụ Tổng Thư ký Tổng hội PGVN (từ năm 1955 đến 1958), Phó Hội chủ Tổng hội PGVN từ năm 1959 đến 1963, và có một thời gian ngắn làm Phó Viện trưởng Viện Hóa đạo GHPGVNTN.
Trên trường Phật giáo quốc tế, cư sĩ đã đảm trách Phó Chủ tịch Hội Liên hữuPhật giáoThế giới trong Đại hộiPhật giáoThế giới kỳ VI năm 1962 tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia. Ngoài ra, cư sĩ còn tham dự các Hội nghịVăn hóaPhật giáo tại New Delhi (Ấn Độ) năm 1956, Hội nghịVăn hóaPhật giáo tại Tokyo (Nhật Bản) năm 1958, Hội nghịPhật giáoThế giới lần VII tại Benarès (Ấn Độ) năm 1964.
Trong những năm thập kỷ1960, khi cư sĩ được chính quyền cũ miền Nam mời giữ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa, cư sĩ đã đẩy mạnh hoạt động của Ủy ban Điển chế Văn tự, thiết lập chi nhánh bảo tồncổ tích Huế, lập Ủy ban Dịch thuật do chính cư sĩ làm Chủ tịch. Thành tựunổi bật trong vai trò Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa, cư sĩ đã tác động chính quyền thời đó chấp thuận xây cất Thư viện Quốc gia tại Sài Gòn (nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, ở đường Lý Tự Trọng). Thư viện này do kiến trúc sư Phật tử Nguyễn Hữu Thiện chủ trì thiết kế, khởi công năm 1965, hoàn tất năm 1970, là một công trình kiến trúc hiện đại được xây dựng trên khoảnh đất rộng mà tại đây vào thời thực dân Pháp đã dùng để xây cất nhà khám lớn.
Để truyền bágiáo lýPhật đà và chuyển tải thông tin hoạt độngPhật sự của Hội PHNV, cư sĩ đã chủ trương thành lập tạp chí Từ Quang do cư sĩ làm chủ nhiệm: Số báo đầu tiên phát hành vào năm 1951, đến ngày cư sĩ mất, đã ra được 242 số, đến cuối năm 1974 thì tạp chí Từ Quang đình bản. Tờ Từ Quanghoạt động 23 năm là một tờ báo Phật giáo có nhiều độc giả và có tuổi thọ lâu nhất. Trong tạp chí, cư sĩ có dành riêng cho GĐPT để đăng các hoạt động gọi là "Trang Gia đình".
Trên lĩnh vực trước tác biên soạn, cư sĩ đã xuất bản các tác phẩm: Tâm và tánh; Lược sử Phật giáo Việt Nam; Ý nghĩaNiết bàn; Một đời sống vị tha; Tâm kinh Việt giải; Pháp Hoa Huyền nghĩa; Địa TạngMật nghĩa. Ngoài ra, còn một số tác phẩm chưa xuất bản như: Truyền tâm Pháp yếu; Tây du ký; Hư Vân lão Hòa thượng; Kinh Vô lượng thọ; Kinh Quán Vô lượng thọ; Mười lăm ngày ở Nhật; Vòng quanh Thế giới; Phật giáo; Đạo đời; Khảo cứu về Tịnh độ tông; Mật tông và Kinh Lăng Nghiêm đang viết dở.
Ngày 15-4-1973, cư sĩChánh Trí chủ trì Đại hội các tỉnh hội thuộc PHNV. Lúc 8 giờ 15 phút ngày 17-4-1973 (rằm tháng Ba năm Quý Sửu), cư sĩChánh Tríthanh thản ra đi.
Có một điểm trùng hợp lạ là 15 năm trước cũng vào ngày rằm tháng Ba năm Mậu Tuất (1958), cư sĩ tổ chức khánh thành chùa Phật họcXá Lợi.Cư sĩChánh Trí đã về với cõi Phật nhưng cuộc đời tận tụy phụng sựChánh pháp và những cống hiến của cư sĩ thật đáng trân trọng và tồn tại mãi trong lòng GHPGVN. Nguyên Hậu
Đại lễ Kính Mừng Đức Thích Ca Mâu Ni Thành Đạo đã được long trọng diễn ra vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 29 tháng 12 năm 2019, tại Chùa Thiên Ân, cũng gọi là Trung Tâm Thiền Sa Mạc “Desert Zen Center”, tọa lạc tại thành phố Lucerne Valley, California, cách vùng Little Saigon miền Nam California khoảng hai giờ lái xe, hướng Đông Bắc.
Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phố Tuệ, 104 tuổi, khai thị cho Tăng Ni về phẩm chất của người tu - Thông Điệp Vesak 2019 – Lời chúc Tết năm 2020 và phóng sự về Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phố Tuệ cùng chư tăng làm ruộng trồng rau
Khi cảm thấy thất vọng, mệt mỏi về kết quả của bầu cử, hãy hướng tâm tới những mục đích và mong nguyện chung của tất cả mọi người. Chúng ta có mặt ở trên đời này để tìm sự bình anh, hạnh phúc cho mình, cho mọi người và rộng ra khắp thế giới. Đó là nguyên lý căn bản của đời sống và xã hội loài người Tất cả mọi người đều mong cầu hạnh phúc, không ai muốn khổ đau và sầu muộn. Niềm hạnh phúc mà con người hướng tới không phải chỉ là sự vui mừng hay thỏa mãn thoáng chốc, mà một cảm giác sâu xa hơn, một cảm giác mình thuộc về thế giới này, một sự gần gũi, sẻ chia và không có sự tách rời với tất cả mọi người ở mọi nơi chốn trên thế giới.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.