IDEAL LAYMAN MODEL
Author: Chúc Phú
Translated by Nguyên Giác
Among the Buddha's disciples, the laypeople make up a large number and have certain influences on the appearance of Buddhism in general. The scriptures and the lives of typical laypeople of the Buddha's time show that the ideal layperson model mentioned by the Buddha is quite specific and detailed. According to the scriptures, an ideal layperson must perfect four basic qualities: Economic stability; dignified conduct; balance and harmony; protecting and promoting the Dharma.
Economic stability
Relying on food, beings exist. Through the condition of existence, beings exist. In the broadest sense of the word, the condition for beings is food. Here, economic stability and strength are the basic conditions for the existence of a person in general and a layperson in particular. Moreover, for a layperson, in addition to food to meet the needs of existence, there should be corresponding obligations in his relationships.
Specifically, a layperson needs to have a solid economic foundation to bring peace to his parents, wife, children, and relatives. The layperson who creates livelihoods and living conditions for others, bringing benefits, peace, and happiness to others, was called a true man by the Buddha. Further contemplation on the family background of the typical great donors in the Buddha's time such as Anathapindika, Visakha, Mátikamàtà, Vimalakirti... shows that they are lay people with a fairly stable and solid economic background.
An economically self-reliant life will prevent and protect against certain kinds of afflictions, avoiding the compulsions related to material needs that are common in the daily life of a layperson. According to the Buddha, poverty is a defilement. Poverty contributes to the birth of many other types of afflictions such as being in debt, being urged, being chased, being threatened with life, persecuted, etc. According to the Cứu la đàn đầu Sutra, poverty, and extreme poverty are also the gateways to the consequences and dangers of crime. This is a fact that can be seen in the hectic flow of life today.
For laypeople, the Buddha always encouraged them to make a living by their own abilities and their own karmic conditions. According to the Buddha, there is no high or low ranking in earning a living, no distinction of value between a farmer or a military officer. In addition to the five banned occupations such as sword trade, human trafficking, meat trade, alcohol trade, and poison trade that laypeople should not involve, the Tăng chi Sutra states that the Buddha allowed laypeople to make a living by all means as well as all possible conditions, in order to build a stable and sustainable economic foundation.
In addition to acknowledging that laypeople are happy in possession of worldly goods and entitled to enjoy wealth, the Buddha has step by step encouraged laypeople to strive for higher, more sustainable happiness. Specifically, laypeople should plan to bring peace to others, commit to the benefit of the community, and be mindful to protect the Three Jewels.
In order to fulfill the duties of a layperson, as well as to attain noble aspirations, an important condition for a layperson is to be economically stable.
Honoring the morality
Along with belief in the Three Jewels, laypeople need to perfect the basic ethical principles, the scriptures called morality. According to the Buddha, a layperson who is called dignified in morality should perfect the qualities: abstaining from killing, abstaining from taking what is not given, abstaining from sexual misconduct, abstaining from lying, and abandoning alcohol. These are the five basic principles, the qualities required of a layperson, and the conditions for being born in the heavenly world. A person who fully fulfills these five qualities is also called a true man. The Buddha repeated these five principles of life hundreds of times in various contexts in the Sutras. That confirmed the importance of these five principles for a layperson.
In addition to the five fixed and exemplary principles mentioned above, a proper layperson needs to follow ten complementary ethical principles such as humility, the shame of doing bad things, honesty, steadfastness, diligent effort, patience, gratitude, renunciation, commitment, and self-control. Those are the supporting ethical standards, which are preached by the Buddha, and scattered throughout the sutras. The perfection of the five principles and ten ethical standards mentioned above creates a unique moral quality of an ideal layperson.
In his last teachings to the lay followers at Pataligama, the Buddha stated that there are five benefits to a layperson who is dignified in honoring precepts. First, that layperson will have abundant wealth because of a heedful life. Second, that layperson will gain a good reputation. Third, the person who keeps the precepts enters any assembly of Kshatriyas or Bramins, of householders or monastics with a fearless and undisturbed mind. Fourth, those who keep the precepts, who live according to the precepts, will die with an undisturbed mind. And finally, one who keeps the precepts, who lives according to the precepts after death will be reborn in a good destination, in the heavenly world. These things can be considered as the Buddha's last concerns for the lay people, as recorded by the Long Discourses and the Minor Discourses.
In order for lay people to easily keep the precepts, the Buddha had special notes about the living environment, about friendship relations — which were called in the scriptures as making friends with good. Making friends with good is to be close to those who have virtue, have faith; interact, and learn from their example. Making friends with good according to the Buddha's standards is even more ancient than the proverb: Tell me who your friends are, and I'll tell you what kind of person you are.
Moral virtues are acquired through practice. For a layperson, it is very important to apply the Buddha's teachings in real life, as well as have a basic method to practice. After Visakha, as a busy layperson, insisted to have a practice suitable for the real-life situations of laypeople, the Buddha taught the practice of the Eight Precepts. Therefore, depending on personal circumstances, laypeople can choose a suitable practice. Don't worry about the dullness or monotony of the practice in the early stages. Let's go and it will come. Here, for the practice to be effective, the layperson should ask a monastic with heart and wisdom to advise and choose a practice that is compatible with his or her karmic condition.
While active in life, a layperson would feel their body and mind easy to be hurt and exhausted. With the limited space of human life and limited time due to making a living, it is important for the layperson to strive to pluck out the arrow of sorrow in this life, by applying and practicing the basic dharma studies, which the Buddha taught to laypeople.
Balance and harmony
A stable life, full of energy, needs to have a balance and harmony of body and mind. Managing your body is also an important issue in life as well as in practice. Because, if your body has medical issues and is not healthy, you will surely encounter many obstacles in daily life as well as in the path of practice.
First of all, if you want to have a healthy body and peaceful mind, you must eat and drink properly. The case where the Buddha advised King Pasenadi to be moderate in eating and drinking recorded in the Samyutta Nikaya is a typical example. According to the sutras, King Pasenadi had a heavy body because of excessive eating, so he encountered difficulties in movement and walking. The king consulted the Buddha on this matter and was kindly instructed as follows: If you always be mindful, eat moderately, and watch your feelings properly, you will age slowly and live longer. From this advice, King Pasenadi ate moderately and regained his fitness of body.
It seems that the relationship between eating and health was noticed by the Buddha very early on. According to the Buddha, moderation in eating, work, entertainment, and traveling... are also basic conditions for a healthy and long life. The Numbered Discourses advised: working properly, keeping things moderate, eating digestible food, traveling at the right time, and living the holy life.
For a layperson, the matter of balance and harmony on specific issues in family life is of paramount importance, sometimes determining the happiness of an entire family. For example, the harmony in making a living and raising children. It is very important to earn money to support the family and to take care of the children's future; However, taking care of and educating children is also an indispensable responsibility of both parents. Sometimes lay people are so busy planning their careers that they forget that there are children who are experiencing loneliness in their own families. This misfortune can be seen in history books and in society today.
In dealing with the basic relationships of human life, it is also necessary to have a smooth and balanced mind. For example, although they have to take care of a private family, lay people need to join hands to take care of the parents on both sides. Careful and appropriate behavior for both sides of the family is not only the material that brings happiness to the family but also the ideal standard of filial offspring at all times. Not only that, the other relationships among teachers and students, friends, relatives, neighbors, etc., lay people should have an appropriate attitude depending on their own conditions and actual circumstances. The attitude of living not too extravagantly, not being too meager in terms of material things, is the attitude of proper conduct, with the relationships of a layperson.
You need to see that a life of balance and harmony with yourself, with family, in social relationships... is the true happiness experience of a layperson.
Protecting and spreading the Dharma
Being a disciple of the Buddha, a layperson is responsible for protecting the Dharma and spreading the Dharma in his or her capacity. In the seven practices for the advancement of laypersons taught by the Buddha in the Numbered Discourses, there are both contents, protecting the dharma and spreading the dharma.
First, in order to protect the Dharma, laypersons need to support living conditions for the Sangha. That is to give the means and conditions to help the Three Jewels more stable and growing. In the Duties of Householders Sutra, the Buddha affirmed to Anathapindika that, in order to become a true lay follower, i.e. Noble Disciple as called by the Scriptures, one must give offerings of clothing, food, beds, and medicines to monastics.
In other words, the first Dharma guardian role of laypersons is to contribute to ensuring the minimum living conditions for monastics. In the course of history, the living conditions of monastics have sometimes changed slightly. Here, depending on the space and tradition of practice, lay people should flexibly consider, so that the support for the Sangha is complete and meaningful.
The next Dharma protection from laypersons to monastics is to offer space for practice. Space for practice can be understood nowadays as a center where Buddhists come to learn, practice, preserve, and develop the Dharma. We can think about Ky Vien Vihara. That was the place where many important sutras were revealed, where many Buddhist disciples entered sainthood, and where a space for practice had a decisive significance for the advancement of spiritual practice particularly and the development of Buddhism generally. Today's practice space can be a temple, a monastery, or a worthy center of study and practice. Offering a practice space has an important meaning, praised by the Buddha: Whoever gives a place to Dharma practitioners, gives it all.
Dharma protection is also understood as protection and preservation in a specific sense, in aspects related to the Three Jewels such as scriptures, temples, monastics, and the reputation of the Sangha. Right from the Buddha's time, forces that were not on the same path and different in ideals had attempted to stain the image of the Sangha, destroy the practice space, and smear Buddhism. Encountering such cases, a true layperson needs to join hands to protect the Three Jewels as much as possible, with love and high awareness. In some special cases, lay people need to make a commitment to themselves, for the sake of a noble ideal.
In order to propagate the Dharma, first of all, laypersons must perfect their own moral qualities and strive to equip themselves with a basic understanding of Buddha's teachings. The touching story of the Nakula couple explaining to each other about the Buddha's dharma while their loved one was seriously ill, is a living lesson on Buddha's family transformation. Applying the Buddhadharma by oneself and providing that material for loved ones is the first duty of the laity to propagate the Dharma.
The method of preaching the Dharma of laypeople, if they know how to apply it skillfully, is also very diverse and rich, it is not necessary to be promoted to the lecture hall. For laypeople, skillfully applying the Four ways of being inclusive has a great complementary effect in spreading the Dharma. According to the Numbered Discourses, after perfecting faith, precepts, knowledge, generosity, equality, moral shame, diligence, etc., a layman who also encourages others to perfect the same as himself, is called a layman who benefits both himself and others. In some special cases, when a layperson fulfills the above-mentioned duties, he is praised by the Buddha as more than a true person. This is a valuable practical application experience.
Among groups of the Buddha's disciples, the group of laypersons is the largest and has the conditions to approach all kinds of people in many social classes, even those who are sometimes beyond the reach of the monastics. With a rough estimate, if each layperson only needs to convert a few dozen people to the Three Jewels, the career of preaching the Dharma in the broadest sense is firmly established. It is both the duty and at the same time the strength of a true layperson.
Tentative conclusion
The ideal model of the laypersons is reflected in every step of the Buddha and monastics. The true person is a word used by the Buddha in some contexts to honor the ideal layperson. Finding a model that has the most common attributes of laypeople is not easy given the limited resources and space constraints. With our initial efforts, we try to develop basic criteria, so that each layperson can find oneself in them. And more than that, the above-mentioned standards give laypeople a unique affirmation, and an ideal to aspire to.
(The notes were removed to have a smooth audio version in MP3.)
Source:
https://thuvienhoasen.org/a16827/mau-hinh-nguoi-cu-si-ly-tuong-chuc-phu
Chúc Phú
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung. Khảo sát từ kinh tạng và qua cuộc đời của những vị cư sĩ tiêu biểu thời Phật cho thấy, mẫu hình người cư sĩ lý tưởng được Đức Phật đề cập khá cụ thể và chi tiết. Theo khảo sát, một người cư sĩ lý tưởng phải hoàn thiện bốn phẩm chất cơ bản: Ổn định về kinh tế; trang nghiêm về giới hạnh; thăng bằng và điều hòa; hộ pháp và hoằng pháp.
Ổn định về kinh tế
Chúng sanh sở dĩ tồn tại là nhờ vật thực(2). Muốn tồn tại thì cần phải có điều kiện của tồn tại. Điều kiện tồn tại của chúng sanh là thức ăn trong nghĩa rộng nhất của từ ngữ. Ở đây, sự ổn định và vững chãi về kinh tế là điều kiện cơ bản cho mọi sự tồn tại của một con người nói chung và người cư sĩ nói riêng. Hơn thế, với một người cư sĩ, ngoài vật thực nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại, thì cần phải có những bổn phận tương ưng trong các mối quan hệ của mình.
Cụ thể, người cư sĩ cần phải có nền tảng kinh tế vững vàng nhằm đem lại an lạc cho cha mẹ, vợ con và những người thân liên quan(3). Người cư sĩ tạo sinh kế và điều kiện sống cho kẻ khác, đem lại lợi ích, an lạc, hạnh phúc cho kẻ khác, được Đức Phật gọi là bậc chân nhân(4). Chiêm nghiệm sâu thêm về gia cảnh của các vị đại thí chủ tiêu biểu trong thời Đức Phật như Anathapindika, Visakha, Màtikamàtà, Vimalakirti… cho thấy rằng, họ là những cư sĩ có một nền tảng kinh tế khá ổn định và vững vàng.
Một đời sống tự chủ về kinh tế thì sẽ ngăn ngừa cũng như phòng hộ một số loại phiền não, tránh được những thúc bách liên quan đến nhu cầu vật chất thường gặp, trong đời sống thường nhật của một cư sĩ tại gia. Theo Đức Phật, nghèo khổ là một phiền não. Vì nghèo khổ góp phần làm xuất sinh nhiều chủng loại phiền não khác như bị mắc nợ, bị hối thúc, bị truy đuổi, bị đe dọa tính mạng, bị khủng bố(5)... Theo kinh Cứu la đàn đầu(6), thì nghèo khổ và nghèo khổ quá mức còn là cửa ngõ dẫn khởi những hệ lụy, những nguy cơ tội ác. Đây là một thực tế có thể phát hiện trong dòng chảy tất bật của đời sống ngày nay.
Với người cư sĩ, Đức Phật luôn khuyến khích họ nỗ lực mưu sinh bằng khả năng riêng có và điều kiện nghiệp lực của riêng mình. Theo Đức Phật, không có sự sang hèn trong nghề nghiệp mưu sinh, không có sự phân biệt về giá trị giữa người nông phu hay viên sĩ quan quân đội. Ngoài năm nghề nghiệp bất chánh như buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc(7) mà người cư sĩ không nên làm, thì cụm từ bất cứ nghề gì được ghi lại trong kinh Tăng chi(8) đã xác quyết, Đức Phật cho phép người cư sĩ tại gia được quyền mưu sinh bằng tất cả khả năng cũng như mọi điều kiện có thể, nhằm xây dựng một nền tảng kinh tế ổn định và bền vững.
Ngoài việc thừa nhận hạnh phúc về sở hữu và được quyền thọ hưởng vật sở hữu của người cư sĩ tại gia, thì Đức Phật đã từng bước khuyến khích hàng cư sĩ nên nỗ lực tìm kiếm những thứ hạnh phúc cao, bền vững hơn. Cụ thể như những hoạch định nhằm đem lại an lạc cho tha nhân, dấn thân vì lợi ích cho cộng đồng cũng như phát tâm hộ trì Tam bảo.
Để hoàn tất những bổn phận cần làm của người cư sĩ, cũng như thể hiện những ước nguyện đáng quý và thanh cao, thì điều kiện quan trọng đối với hàng cư sĩ tại gia, là phải ổn định về kinh tế.
Trang nghiêm về giới hạnh
Cùng song hành với niềm tin Tam bảo, người cư sĩ cần phải hoàn thiện những nguyên tắc đạo đức căn bản, kinh điển gọi là giới hạnh. Theo Đức Phật, một cư sĩ được gọi là trang nghiêm về giới hạnh thì cần phải hoàn thiện những phẩm chất: từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu nấu(9). Đây là năm nguyên tắc sống căn bản, là phẩm hạnh cần có của một người cư sĩ, là điều kiện để sanh Thiên giới. Người hoàn thiện đầy đủ năm phẩm chất này, còn được gọi là bậc c``hân nhân(10). Từ việc khảo sát kinh tạng cho thấy, tần suất của năm chuẩn mực đạo đức này được Đức Phật lặp lại hàng trăm lần và xuất hiện trong nhiều bối cảnh khác nhau. Điều đó đã khẳng định sự quan trọng của năm nguyên tắc sống này, trong đời sống căn bản của một người cư sĩ.
Không những thế, ngoài năm nguyên tắc mang tính cố định, mẫu mực nêu trên, trong thực tế đời sống, người cư sĩ đúng mực cần phải thực hiện theo mười chuẩn mực đạo đức mang tính bổ trợ như: khiêm hạ, tàm quý, trung thực, kiên định, không phóng dật, nhẫn nhục, biết ơn, buông xả, dấn thân và tiết tháo. Đây là những chuẩn mực đạo đức mang tính bổ trợ, được Đức Phật tùy thuận thuyết giảng rải rác trong kinh. Sự hoàn thiện năm nguyên tắc và mười chuẩn mực đạo đức kể trên, tạo nên một phẩm chất đạo đức riêng có của một người cư sĩ lý tưởng.
Trong những lời dạy cuối cùng với những cư sĩ ở Pataligama, Đức Phật đã khẳng định có năm điều lợi ích đối với một cư sĩ trang nghiêm về giới luật. Thứ nhất, sẽ có tiền của dồi dào vì có được một đời sống không phóng dật. Thứ hai, được danh thơm tiếng tốt đồn xa. Thứ ba, người giữ giới đi vào hội chúng nào, hoặc Sát-đế-lỵ, hoặc Bà-la-môn, hoặc gia chủ, hoặc Sa-môn, người ấy đi vào với tâm thần không sợ hãi, không bối rối. Thứ tư, người giữ giới, sống theo giới luật sẽ chết với tâm hồn không rối loạn. Và cuối cùng, người giữ giới, sống theo giới luật sau khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh vào thiện thú, thiên giới. Đây có thể được coi là những quan tâm cuối cùng của Đức Phật, đối với hàng cư sĩ tại gia, được kinh Trường bộ11 và kinh Tiểu bộ(12) đồng xác tín.
Và để người cư sĩ tại gia gặp nhiều thuận lợi trong phương diện hành trì giới luật, Đức Phật đã có những lưu ý đặc biệt về môi trường sống, về quan hệ giao lưu bạn bè, từ trong kinh điển gọi là làm bạn với thiện(13). Làm bạn với thiện là thân cận với những vị có giới đức, có niềm tin; giao lưu và học tập theo gương của các vị đó. Làm bạn với thiện theo chuẩn mực Phật dạy còn mang ý nghĩa tiên phong hơn cả câu thành ngữ: Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết bạn là người như thế nào.
Phẩm hạnh đạo đức sở dĩ có được là do hành trì. Với một người cư sĩ tại gia, việc áp dụng lời dạy của Đức Phật trong thực tiễn đời sống, cũng như có được một pháp môn căn bản để hành trì, là điều rất mực quan trọng. Ngay một người cư sĩ bận rộn như Visakha, bà vẫn ưu tư về một pháp môn hành trì phù hợp với thực trạng đời sống của người cư sĩ, để rồi được Đức Phật dạy cho pháp tu Bát quan trai(14). Từ đó thấy, tùy theo điều kiện của bản thân mà người cư sĩ có thể chọn lấy một pháp hành tương ứng. Đừng quan ngại sự tẻ nhạt hay đơn điệu của pháp hành trong giai đoạn đầu. Hãy đi rồi sẽ tới. Ở đây, để việc hành trì có kết quả, người cư sĩ nên nhờ một vị xuất gia có tâm và tuệ góp ý và lựa chọn cho mình một pháp hành, tương thích với điều kiện nghiệp lực của bản thân.
Người cư sĩ xông xáo trong đời nên thân và tâm dễ bị va chạm, thương tổn và hư hao. Với không gian hữu hạn của kiếp người và quỹ thời gian hạn chế do việc mưu sinh, do vậy, việc quan yếu của người cư sĩ là phải nỗ lực nhổ mũi tên sầu muộn trong kiếp sống này, bằng cách ứng dụng và hành trì theo những học pháp căn bản, mà Đức Phật đã tùy thuyết cho người cư sĩ tại gia.
Thăng bằng và điều hòa
Một đời sống ổn định, có khí lực sung mãn thì phải có một sự điều tiết thăng bằng và điều hòa thân, tâm. Điều thân cũng là một vấn đề quan trọng trong đời sống cũng như trong tu tập. Vì lẽ, nếu như thân không khỏe mạnh, bệnh tật liên miên, tất sẽ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống đời thường cũng như trong lộ trình tu tập.
Trước hết, muốn có được một thân thể tráng kiện, khinh an, thì phải ăn uống cho thích nghi(15). Trường hợp Đức Phật khuyên vua Pasenadi tiết độ trong ăn uống được ghi lại trong kinh Tương ưng là một ví dụ điển hình. Theo kinh, vua Pasenadi có một thân thể nặng nề vì ăn uống quá độ nên gặp trở ngại trong vận động và trong đi lại. Nhà vua tham vấn Đức Phật về vấn đề này và được Ngài ân cần chỉ dạy: Con người thường chánh niệm/ Được ăn, biết phải chăng/ Chừng mực, cảm thọ mạnh/ Già chậm, tuổi thọ dài(16). Từ lời khuyên này, vua Pasenadi đã tiết độ trong ăn uống và bước đầu tìm lại sự tráng kiện của thân thể.
Xem ra, mối quan hệ giữa ăn uống và sức khỏe đã được Đức Phật quan tâm từ rất sớm. Vì theo Đức Phật, sự điều hòa, tiết độ trong ăn uống, trong công việc, trong thú vui giải trí, tiêu dao… còn là những điều kiện cơ bản để có được một sức khỏe và trường thọ, như sự khái quát từ kinh Tăng chi: Làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời và sống Phạm hạnh(17).
Với một người cư sĩ, vấn đề thăng bằng và điều hòa về những vấn đề cụ thể trong đời sống gia đình có ý nghĩa tối quan trọng, đôi khi định đoạt hạnh phúc của cả một gia đình. Chẳng hạn, sự điều hòa trong việc mưu sinh và nuôi dạy con cái. Đành rằng, kiếm tiền để nuôi sống gia đình và để lo cho tương lai con cái là điều rất mực quan trọng; tuy nhiên, việc quan tâm và dạy dỗ con cái cũng là trọng trách không thể thiếu của cả ông bố và bà mẹ. Đôi khi người cư sĩ cứ mải mưu toan sự nghiệp mà quên rằng, có những đứa con đang nếm trải cô đơn ngay trong chính gia đình mình. Bất hạnh này có thể bắt gặp từ lịch sử cho đến hôm nay.
Trong việc ứng xử với các mối quan hệ cơ bản của đời người, cũng cần có một tâm thế nhuần nhuyễn và cân bằng. Đơn cử, mặc dù phải chăm nom một gia đình riêng tư, nhưng người cư sĩ cần phải chung tay lo cho cha mẹ hai bên. Ứng xử chu toàn và phù hợp với hai bên nội ngoại không những là chất liệu đem đến hạnh phúc cho gia đình, mà còn là chuẩn mực lý tưởng của một người con hiếu thảo ở mọi thời đại. Không những thế, với các mối quan hệ còn lại như quan hệ thầy trò, bạn bè, thân tộc, láng giềng… người cư sĩ cũng tùy theo điều kiện của mình và hoàn cảnh thực tế, để có một thái độ ứng xử phù hợp. Thái độ sống không quá phung phí, không quá bỏn xẻn(18) về phương diện vật chất, là thái độ ứng xử đúng mực, với các mối quan hệ của một người cư sĩ.
Cần phải thấy, một đời sống thăng bằng và điều hòa với bản thân, với gia đình, trong các mối quan hệ xã hội… là trải nghiệm hạnh phúc đích thực của người cư sĩ.
Hộ pháp và hoằng pháp
Mang danh đệ tử Phật, người cư sĩ có trách nhiệm hộ pháp và hoằng pháp trong điều kiện có thể của mình. Trong bảy pháp thăng tiến của người cư sĩ được Phật dạy trong kinh Tăng chi chuyên chở cả hai nội dung, hộ pháp và hoằng pháp(19).
Trước hết, trong vai trò hộ pháp, người cư sĩ cần hỗ trợ các điều kiện sinh hoạt cho Tăng-già. Hộ pháp được hiểu ở đây tức là hỗ trợ các phương tiện và điều kiện, nhằm làm cho ngôi Tam bảo ổn định vững bền và ngày càng phát triển. Trong kinh Bổn phận người gia chủ, Đức Phật đã khẳng định với Anathapindika rằng, muốn trở thành một vị cư sĩ chân chánh, kinh văn gọi là vị Thánh đệ tử, thì phải hộ trì chúng Tỳ-kheo với y, hộ trì chúng Tỳ-kheo với đồ ăn khất thực, hộ trì chúng Tỳ-kheo với sàng tọa, hộ trì chúng Tỳ-kheo với dược phẩm trị bệnh(20).
Nói cách khác, vai trò hộ pháp đầu tiên của người cư sĩ, chính là góp phần đảm bảo điều kiện sống tối thiểu cho hàng xuất gia. Trong dòng chảy lịch sử, điều kiện sống của hàng xuất gia đôi khi có vài thay đổi nhỏ. Ở đây, tùy theo không gian và truyền thống tu tập, người cư sĩ nên uyển chuyển cân nhắc, để việc hỗ trợ cho Tăng-già được chu toàn và đủ ý nghĩa.
Nghĩa hộ pháp kế tiếp của người cư sĩ, là sự hỗ trợ về không gian tu. Không gian tu, có thể được xem là trung tâm tu học trong cách hiểu hiện đại, là một phương tiện quan trọng để giữ gìn cũng như phát triển giáo pháp. Trầm tư về ngôi Kỳ Viên tịnh xá, nơi lưu xuất nhiều bài kinh quan trọng, và là nơi chứng Thánh của nhiều vị đệ tử Phật, đã minh chứng rằng, không gian tu có ý nghĩa quyết định đối với sự thăng tiến trong tu tập nói riêng và sự phát triển của Phật giáo nói chung. Không gian tu ngày nay có thể là một ngôi chùa, một tịnh xá, một trung tâm tu học xứng tầm. Hộ pháp về phương diện không gian tu có một ý nghĩa quan trọng, được Đức Phật tán thán: Ai cho chỗ trú xứ, kẻ ấy cho tất cả(21).
Hộ pháp còn được hiểu là sự phòng hộ, gìn giữ ở nghĩa cụ thể, về các phương diện liên quan đến Tam bảo như kinh điển, chùa chiền, Tăng sĩ và thanh danh của Giáo hội. Ngay từ thời Phật, các thế lực không cùng con đường và khác biệt về lý tưởng, đã có những toan tính hòng làm vấy bẩn hình ảnh Tăng-già, phá hoại không gian tu cũng như bôi nhọ Phật giáo(22). Gặp phải những trường hợp đó, người cư sĩ đúng nghĩa cần phải chung tay hộ trì Tam bảo bằng khả năng có thể, với tâm thương yêu và sự tỉnh giác cao độ. Trong một vài trường hợp đặc biệt, người cư sĩ cần phải phát nguyện dấn thân, vì minh danh lý tưởng cao cả.
Trên phương diện hoằng pháp, trước hết, người cư sĩ phải tự mình hoàn thiện những phẩm hạnh đạo đức tự thân, nỗ lực trang bị cho mình những kiến giải cơ bản về pháp Phật. Câu chuyện cảm động về việc giải thuyết cho nhau nghe về pháp Phật, trong lúc người thân bệnh nặng, của đôi vợ chồng Nakula, là một bài học sống động về Phật hóa gia đình(23). Tự mình ứng dụng Phật pháp và trang bị chất liệu đó cho những người thân, là trách vụ hoằng pháp đầu tiên của hàng tại gia cư sĩ.
Phương thức hoằng pháp của người cư sĩ nếu như biết nhuần nhuyễn vận dụng, thì cũng rất đa dạng và phong phú, không nhất thiết là phải thăng tòa thuyết giảng. Với người cư sĩ, vận dụng nhuần nhuyễn Tứ nhiếp pháp có tác dụng bổ trợ rất lớn trong lãnh vực hoằng pháp nói chung. Theo kinh Tăng chi, sau khi tự mình hoàn thiện tín, giới, văn, thí xả, tàm quý, tinh cần… người cư sĩ còn khuyến khích kẻ khác cùng hoàn thiện như mình, thì được gọi là người cư sĩ vừa tự lợi vừa lợi tha(24). Trong một vài trường hợp đặc biệt, khi người cư sĩ thực hiện trọn vẹn trách vụ nêu trên, thì được Đức Phật tán thán là hơn cả bậc chân nhân(25). Đây là một kinh nghiệm có giá trị ứng dụng thực tiễn.
Vì lẽ, trong các chúng đệ tử Phật, chúng tại gia cư sĩ có một số lượng đông đảo và có điều kiện để tiếp cận với đủ mọi hạng người trong nhiều giai tầng xã hội. Đây cũng là những đối tượng đôi khi nằm ngoài tầm với của người xuất gia. Với ước tính sơ bộ, nếu như mỗi người cư sĩ tại gia chỉ cần chuyến hóa vài mươi người quy kính Tam bảo, thì sự nghiệp hoằng pháp ở nghĩa rộng nhất được khẳng định vững chắc. Đây vừa là bổn phận và đồng thời là thế mạnh của một người cư sĩ chân chánh.
Tạm kết
Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng bàng bạc trên mỗi bước chân du hóa của Đức Phật và chư Tăng. Bậc chân nhân, là từ được Đức Phật sử dụng trong một số ngữ cảnh, nhằm vinh danh mẫu hình người cư sĩ lý tưởng. Đi tìm một mẫu hình có nhiều thuộc tính chung nhất của người cư sĩ, là điều không dễ dàng trong điều kiện hạn chế về tư liệu và bất cập về không gian. Với những nỗ lực bước đầu, chúng tôi cố gắng xây dựng những tiêu chí mang tính cơ bản, để mỗi người cư sĩ có thể tự tìm thấy mình trong đó. Và hơn thế, qua những chuẩn mực nêu trên, tạo cho người cư sĩ tại gia một sự khẳng định riêng có, cũng như một lý tưởng để hướng về.
Chú thích
(1) Kinh Tăng chi, chương Tám pháp, phẩm Gia chủ, kinh Thích tử Mahanama; Kinh Tương ưng, tập V, thiên Đại phẩm, chương XI, Tương ưng dự lưu, phần b, phẩm Phước đức sung mãn, kinh Mahanama; kinh Tạp A-hàm, Tương ưng Ma Ha Nam, kinh Ưu bà tắc, số 1308, bản dịch của Thích Đức Thắng, Tuệ Sỹ hiệu đính và chú thích.
(2) Kinh Trường bộ, tập 2, kinh Thập thượng; kinh Tăng chi, chương Mười pháp, phẩm Lớn, kinh Những câu hỏi lớn. Xem thêm: 1. 大 佛 頂 首 楞 嚴 經,卷 八; 2. 大 正 新 脩 大 藏 經 第 一 冊 No. 12, 阿 含 部, 佛 說 大 集 法 門 經 卷 上. Nguyên văn: 一 切 眾 生 皆 依 食 住.
(3) Kinh Tăng chi, chương Bốn pháp, phẩm Nghiệp công đức, kinh Bốn nghiệp công đức.
(4) Kinh Tăng chi, chương Tám pháp, phẩm Bố thí, kinh Người chân nhân.
(5) Kinh Tăng chi, chương Sáu pháp, phẩm Dhammika, kinh Nghèo khổ.
(6) Kinh Trường bộ, tập 1, kinh Cứu La Đàn Đầu, số 5.
(7) Kinh Tăng chi, chương Năm pháp, phẩm Nam cư sĩ, kinh Người buôn bán.
(8) Kinh Tăng chi, chương Tám pháp, phẩm Gotami, kinh Dìghajanu, Người Koliya.
(9) Kinh Tương ưng, tập V, thiên Đại phẩm, chương XI, Tương ưng dự lưu, phần b, phẩm Phước đức sung mãn, kinh Mahanama.
(10) Kinh Tăng chi, chương Bốn pháp, phẩm Bậc chân nhân, kinh Các học pháp.
(11) Kinh Trường bộ, tập 1, kinh Đại bát Niết-bàn, số 16, Tụng phẩm 1.
(12) Kinh Tiểu bộ, tập 1, kinh Phật tự thuyết, chương tám, phẩm Pataligamiya.
(13) Kinh Tăng chi, chương Tám pháp, phẩm Gotami, kinh Dìghajanu, Người Koliya.
(14) Kinh Tăng chi, chương tám pháp, phẩm Ngày trai giới, kinh Visakha. Xem thêm, kinh Trung a hàm, phẩm Bô Đa Lợi, kinh Trì trai, bản dịch của Tuệ Sỹ.
(15) Kinh Trường bộ, tập 2, kinh Đại thiện kiến vương, số 17.
(16) Kinh Tương ưng, tập 1, chương 3, Tương ưng Kosala, phẩm thứ hai, kinh Đại thực.
(17) Kinh Tăng chi, chương Năm pháp, phẩm Bệnh, kinh Tuổi thọ.
(18) Kinh Tăng chi, chương Tám pháp, phẩm Gotami, kinh Dìghajanu, Người Koliya.
(19) Kinh Tăng chi, chương Bảy pháp, phẩm Vajji, kinh Bất hạnh thối đọa.
(20) Kinh Tăng chi, chương Bốn pháp, phẩm Nguồn sanh phước, kinh Bổn phận người gia chủ.
(21) Kinh Tương ưng, tập 1, Tương ưng chư Thiên, phẩm Thiêu cháy, kinh Cho gì?.
(22) Tích truyện Pháp cú, phẩm Thế gian, Chiến già vu khống Phật, Bản dịch của Viên Chiếu. Xem thêm, kinh Tiểu bộ, tập IV, chuyện Giải thoát sự trói buộc, số 120; kinh Tiểu bộ, tập V, chuyện Vua Bharu, số 213; kinh Tiểu bộ, tập VI, chuyện Vương tử liên hoa, số 472.
(23) Kinh Tăng chi, chương Sáu pháp, phẩm Cần phải nhớ, kinh Cha mẹ của Nakula.
(24) Kinh Tăng chi, chương Tám pháp, phẩm Gia chủ, kinh Thích tử Mahanama.
(25) Kinh Tăng chi, chương Bốn pháp, phẩm Bậc chân nhân, kinh Người có lòng tin.
Chúc Phú
(Nguyệt San Giác Ngộ)