● Những Áng Mây Sầu

07/05/201112:00 SA(Xem: 7626)
● Những Áng Mây Sầu

TUYỂN TẬP TƯỞNG NIỆM 
CƯ SĨ TỊNH LIÊN NGHIÊM XUÂN HỒNG
Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen

CÁC BÀI VIẾT VỀ PHẬT PHÁP

NHỮNG ÁNG MÂY SẦU 

 

Gặp anh mấy lần trên đất này, lần nào anh cũng than phiền về sự buồn bã. Nhưng không cứ anh, tôi gặp nhiều người cũng thấy than phiền như vậy, và ngay chính tôi nhiều khi cũng thấy sự buồn bã thấm thía. Nó đôi khi ùn ùn kéo đến chẳng hiểu từ đâu, tương tự như một áng mây chiều, rồi bủa giăng đằng đặc.

Có lẽ thân phận của con người, của bọn mình là vậy, phải đối diện với những nỗi buồn phiền liên miên, những áng mây sầu gần như bất tuyệt. Có lẽ đó là một niềm khổ đau, nhưng cũng là một niềm vinh hạnh hy hữu của con người. Vì người là loại động vật gần như độc nhất được nếm mùi vị của buồn phiền. Và chắc rằng, các động vật khác không có nếm đâu, vì chúng không hề có nhớ tưởng đến quá khứ, cũng không hề dự tưởng đến tương lai.

Nhất là bọn mình lại là những kẻ lưu đầy lữ thứ, vừa lữ thứ lại vừa tóc bạc.

Có những nỗi buồn phiền nhè nhẹ, hầu như vô duyên cớ. Phải chăng là vì vắng bạn? Hay thiếu một khung cảnh quen thuộc, thiếu một chén rượu nồng, thiếu một nụ cười một ánh mắt một hình bóng để thân mến? Hay phải chăng là sự e ngại âm thầm trước một cuộc sống lạ hoắc?… Nhưng cũng có áng mây sầu của những kẻ thấy mình như những khách lữ hành lang thang trên con đường bất tận, và chợt thấy rằng con đường mình đi là một thứ đường đi không đến. Không những đường đi không đến mà chính là kẻ lữ hành đó cũng không thể hiểu mình là gì nữa, mình là ai, mình là thực hay mộng. Và sống làm gì đây?… Bởi vậy, những áng mây sầu qủy quái của tâm tưởng cứ ùn lên đằng đặc.

Tuy nhiên, không riêng gì bọn mình, mà trong những người đã đi qua mặt trái đất này, đã có nhiều kẻ bị ám ảnh bởi nỗi sầu lữ khách đó. Chỉ cần nhớ lại Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Ôn Như Hầu, Nguyễn Du:

Mây Tần khóa kín song the
Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao

Hoặc Nhất Linh:

“Làm gì băn khoăn thế? Dù có núp mình trong cánh hoa, dù ẩn mình trong hạt bụi, thì nỗi băn khoăn vẫn còn nguyên vẹn…”

Hoặc nhớ lại mấy câu thơ tiền chiến:

Sao ở đâu mọc lên từ đáy giếng
Lạnh như hồn u tối vạn yêu ma?
Hồn của ai trú ẩn ở đâu ta
Ý của ai trào lên đáy óc?…
Ai bảo giùm: Ta có ta không?

Anh cũng có lần nói với tôi: “Khi tôi ngồi bồng bềnh trên biển cả, nhìn biển sâu thăm thẳm, tôi nghĩ nếu mình rớt xuống đáy, chắc là phải lơ lửng lâu lắm, rớt lâu lắm, rớt sâu đến mấy chục dặm mới được nằm ở đáy biển cả.”

Lời nói khiến tôi nghĩ đến nhu cầu điểm tựa của con người, của những kẻ lữ hành bất đắc dĩ.

Vì thân xác chúng ta nặng nề về phần cát bụi, nặng về đất, nên ngay khi rớt xuống biển, ta cũng chỉ thích nương về nơi một điểm tựa là nước hoặc hư không. Cái lòng muốn nương đó, nhà Phật gọi là Nghiệp.

Trên đường đi không đến của lữ khách bất đắc dĩ, thực ra ai cũng thầm mong kiếm một điểm tựa, một bến nước tạm dừng chân. Kiếm được thì thấy hồ hỡi, chưa kiếm được thì thấy âu sầu… Tùy theo tâm tưởng từng người, điểm tựa có thể muôn hình vạn trạng. Có người tìm điểm tựa nơi đồng đô la, ở quần áo đẹp, ở một chiếc xe hơi mới, ở một căn nhà, ở một chút danh vọng, ở vợ con, ở bạn bè, ở một tác phẩm. Có những kẻ rắc rối hơn, muốn tìm điểm tựa ở một tâm tư, một tâm tưởng: Cái vụ này nó vô hình, khó sờ mó, nhưng có vẻ bền bỉ hơn.

Có lẽ bọn mình thuộc loại lữ khách bất đắc dĩ và rắc rối. Nói đến đường đi không đến, lại nhớ đến những câu chuyện cổ xưa, cùng những nhân vật có vẻ huyền thoại. Nhớ đến Tôn Ngộ Không cùng ngài Thiện Tài đồng tử. Tôn Ngộ Không cũng đi hoài đi hủy trong bàn tay Phật Tổ Như Lai, nhưng cũng chẳng đi đến đâu, và cũng không thoát ra khỏi được bàn tay ấy. Còn ngài Thiện Tài đồng tử trong kinh Hoa Nghiêm, thì đi hoài đi hủy trong lỗ chân lông của Đức Phổ Hiền Bồ Tát và vẫn thấy những cảnh giới gần như vô tận, không biết đâu là ngần mé…

Tôn Ngộ Không là một nhân vật sáng tạo ra do một vị đạo sĩ Tầu, để tượng trưng cho cái Tâm biến hóa, nhưng sự mơ màng của tác giả cũng không đến nỗi sai lời kinh cho lắm. Còn ngài Thiện Tài là một vị Bồ Tát rong kinh, và theo chỗ tôi biết, thì lại kinh không có mảy may hư vọng…

Ngài Thiện Tài là một bậc đã đắc đạo khá cao rồi, nghĩa là tâm đã tương Ùng với vô trụ, tương Ùng với vật, có thể chuyển được vật rồi, có thể tùy ý tạo những “hóa thân” mà vẫn phải đi hòai đi hủy, loanh quanh lẩn quẩn chưa thoát được ra ngòai pháp giới. Nếu không có gì lạ, nếu chúng ta còn loanh quanh lẩn quẩn trong giòng đời, chưa thoát ra khỏi giòng đời cùng bàn tay của thần linh…

Có một thời tôi say mê lời nói của Trang Tử: “Châu này nằm ngủ, mộng thấy mình hóa bướm, nhởn nhơ bay lượn, tỉnh dậy lại thấy mình lù lù là Châu. Chợt nghĩ, không hiểu mình có phải là Châu nằm mộng thấy hóa thành bướm, hay chính mình là bướm nằm mộng thấy hóa thành Châu?”

Tôi say mê, vì đó chính là giấc mơ “hoá thân”, giấc mơ biến hóa vô cùng, giấc mơ tâm chuyển vật để tiêu dao du tại của một kẻ áo vải là Trang Châu.

Vào thời kỳ đó, tôi đôi khi cũng mơ tưởng muốn đánh một giấc ngủ cô miên để hoá thành bướm mộng, được tiêu diêu tự tại thì thực thích thú vô cùng.

Ngày nay, tôi đọc kinh Phật, thì thấy muốn dừng chân tại đó. Trên con đường đi không đến, muốn dừng chân lại nơi trang kinh huyền hoặc. Vì tất cả lời kinh cũng chẳng dậy gì khác, mà chỉ dạy cách thực hiện giấc mơ “hoá thân” đó đến chỗ tuyệt vời mà thôi, dạy cách làm thế nào để chuyển cái xác thân nặng nề u ám này thành một hóa thân tuyệt diệu. Và đồng thời cũng chỉ cách hóa giải tất cả những áng mây sầu.

Vì thế, nên nơi lữ thứ này, mỗi khi có áng mây sầu hiện đến, thì tôi lại giở mấy trang tôn-kinh-huyền-hoặc:

Trở giấc mình với bóng
Mây sầu dâng ngang mây
Khép cửa niệm kinh
Mưa khi nào chẳng hay.

Chúc anh tìm được cái thú cô tịch trong cử chỉ nâng chén rượu và nhìn tuyết bay, và nghĩ rằng tâm tư của mình nhiều khi cũng bời bời như tuyết bay vậy.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/10/2010(Xem: 34673)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.