Viết Tiếp Bài "Xây Chùa Để Làm Gì?" Minh Thạnh

13/08/201212:00 SA(Xem: 13809)
Viết Tiếp Bài "Xây Chùa Để Làm Gì?" Minh Thạnh

VIẾT TIẾP BÀI "XÂY CHÙA ĐỂ LÀM GÌ?"
Minh Thạnh

blankhọc giả tiên đoán đến năm 2050 Phật giáo chỉ còn chùa hoang, bảo tàng. Theo tôi như thế còn may! Sợ rằng chùa sẽ bị xóa sạch, lấy đất, lấy kiến trúc dùng vào việc khác.

Tôi từ lâu cũng có cùng suy nghĩ như tác giả Nguyễn Hữu Đức, nhưng còn ngần ngại chưa viết thành bài, vì câu chuyệnliên quan đến so sánh tôn giáo, còn tôi thì chủ trương chỉ đề cập khi việc có liên hệ đến tôn giáo mình, tức là khi có cải đạo mà thôi.

Tuy nhiên, như trong bài “Xây chùa để làm gì?”, có so sánh với tôn giáo khác, thì cũng để nói lên những vấn đề của chính đạo Phật. Thực ra, đó cũng chỉ nói chuyện bên trong đạo Phật mình. Việc so sánh cũng chỉ là để làm nổi rõ hơn những vấn đề của chính trong đạo Phật mà thôi. Hơn nữa, chúng ta cũng chỉ nêu sự kiện hiện tượng, không nhận xét về các tôn giáo khác.

Câu chuyệntác giả Nguyễn Hữu Đức nêu ra để bạn đọc suy ngẫm cũng tương tự câu chuyện mà tôi muốn kể với quý bạn đọc. Còn vấn đềtác giả Nguyễn Hữu Đức đặt ra trong bài viết “Xây chùa để làm gì?” cũng chính là vấn đềchúng tôi muốn thảo luận mở rộng, để cùng tiến đến việc định hình giải pháp.

Nhà tôi ở quận 3, TPHCM, thường đi về trên đường Bà Huyện Thanh Quan. Trên đường này có 2 cơ sở tôn giáo khá lớn. Phía đạo Ca tô La Mã có Đền Đức Mẹ hằng cứu giúp, còn gọi là Nhà thờ Chúa Cứu thế (góc Kỳ Đồng). Phía Phật giáo có chùa Xá Lợi, một trong những ngôi chùa loại lớn nhất ở TPHCM.

Trong khi chùa Xá Lợi thì không khí yên lặng, trầm mặc, luôn luôn vắng vẻ, sân chùa thỉnh thoảng có 5,7 người vãn cảnh, thì Đền Đức Mẹ hằng cứu giúp luôn đông người. Ngày chủ nhật thì thánh lễ cử hành liên tục từ sáng đến chiều, đoạn đường trước cửa nhà thờ luôn kẹt xe, người làm lễ đứng trọn cả sân, tràn ra cả lòng lề đường, dù tất cả xe đều được để dưới hầm, xây dựng rất quy mô, hiện đại.

Các ý kiến phản hồi cho rằng không thể so sánh số người hành lễ của 2 tôn giáo, vì 2 bên có quan điểm khác nhau. Điều đó, có thể đúng với Thánh lễ chủ nhật, ngày mà các con chiên theo truyền thốngluật lệ của tôn giáo họ, bắt buộc phải đi lễ. Còn những ngày thường thì lại là chuyện khác. Tín đồ của họ đi lễ là tự nguyện, vì nhu cầu tâm linh, tôn giáo, không vì sự bắt buộc nào cả. Điều này cũng giống như việc “tối ngày nào thì nhà thờ cũng sáng rực đèn người đến cầu kinh”, như tác giả Nguyễn Hữu Đức đã nói.

Ở Đền Đức mẹ Hằng cứu giúp, Q3, TPHCM ngoài số người đến làm lễ hàng ngày còn có nhiều người đến cầu nguyện ở hang đá Đức Mẹ, từ sáng sớm đến khuya (cửa tòa đền đã đóng, nhưng trong đêm, cửa khuôn viên vẫn mở để người vào cầu nguyện trước hang đá). Dường như là 24/24, nếu tín đồ gặp vấn đề gì thì đều có thể đến cầu nguyện như thế.

Bên cạnh số người hành lễcầu nguyện hàng ngày (không phải vì luật lệ tôn giáo bắt buộc), còn có một số đông thanh niên đến sinh hoạt mục vụ ở tòa nhà rất lớn có nhiều phòng phía sau. Họ đến tập hát Thánh ca, học giáo lý chuẩn bị nhập đạo, vào thư viện, nhà sách. Không khí dãy nhà này giống như ở Nhà văn hóa thanh niên TPHCM. Nếu căn cứ vào số xe để dưới hầm xe, thì số người trung bình có mặt vào chiều tối hằng ngày ở Đền Đức Mẹ hằng cứu giúp nhiều hơn số người đến Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM (tìm hiểu ngẫu nhiên trong 3 lần).

Gần đấy, trong quận 3, dường như cùng phường, chỉ một đỗi đi bộ, là Trung tâm Đắc Lộ của Dòng Tên. Ở đây có nhà nguyện, nhưng chức năng chính là phục vụ sinh hoạt tôn giáo. Số người ra vào hàng ngày không ít hơn so với chủ nhật bao nhiêu.

Các ngày thường, trong sân Đền Đức Mẹ hằng cứu giúp có nhiều vòng tròn sinh hoạt ngoài trời của thanh niên và thiếu nhi, trông có vẻ như một trường học, đông đúc và náo nhiệt.

Không riêng gì chùa Xá Lợi, đến những ngôi chùa lớn khác ở TPHCM như Vĩnh Nghiêm, Ấn Quang…, chúng ta cũng hiếm thấy việc tập trung sinh hoạt đông đảo, đa dạng nhiều hình nhiều vẻ như thế. Còn buồn hơn nữa, là những đám tang ở nhà tang lễ tại chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Ấn Quang.

Sẽ có ý kiến dẫn chứng chùa Hoằng Pháp. Đúng là có chùa Hoằng Pháp nhưng mới chỉ có một chùa Hoằng Pháp cách trung tâm thành phố gần 30km. Còn chùa Xá Lợi, trung tâm quận 3, gần bên Đền Đức Mẹ hằng cứu giúp, thì cửa đóng then cài vắng vẻ.

Tại sao như thế? Theo chúng tôi vấn đề là ở tư duy hoạt động tôn giáo. Vấn đề chính của Phật giáo nằm ở chỗ đổi mới tư duy hoạt động tôn giáo. Đây chỉ là một cách nói khác của hoạt động chấn hưng Phật giáo.

Trong ba nội dung “Đừng biến ngôi chùa thành…”, trong bài “Xây chùa để làm gì?”, theo tôi, đáng chú ý nhất là lời kêu gọi “Đừng biến ngôi chùa thành cái miếu thờ và bảo tàng Phật giáo”.

Dù sao, ở những hình thức khác, chùa vẫn còn tín đồ, vẫn còn sinh khí. Tín đồ còn thì chấn hưng Phật giáo vẫn còn cơ hội, muốn đổi mới tư duy hoạt động tôn giáo thì vẫn còn có con người để vận động đổi mới.

Còn khi chùa thành miếu, thành bảo tàng, thì đèn tàn, nhang lạnh, mọi việc đã trễ tràng. Việc tồn tại của nhà chùa chỉ còn ở chỗ cầu may. May thì người ta bảo tồn, bảo tàng cho tươm tất. Không may thì rồi cũng tàn phá, hoang phế theo thời gian.

Thành miếu, thành bảo tàng vì chùa từ bỏ chức năng hoằng pháp của mình, chỉ còn giữ lại chức năng tế tự. Chùa Xá Lợi hay chùa quê của tác giả Nguyễn Hữu Đức khi đó cũng đều có chung cái cảnh vài chục cụ già tham gia khóa lễ. Số người đó không đông dần lên mà sẽ giảm dần, giảm dần… Vì có gì đâu để thu hút thanh niên thiếu niên đến? Thắp cây hương ngày rằm mùng một thì chỉ vài phút là đi thôi.

Phải tìm cách thu hút được người đến chùa. Có người đến thì mới có hoằng pháp.

Nếu câu chuyện thứ nhất của tôi tương tự với câu chuyện của tác giả Nguyễn Hữu Đức, thì câu chuyện thứ hai khác hẳn. Tuy khác, nhưng cùng vấn đềXây chùa để làm gì?”

Quý một thầy trụ trì ở một chùa tỉnh ven TPHCM, tôi mua đất sát chùa lập vườn, cảnh chùa có vườn dừa ven sông uốn khúc rất đẹp. Tôi đề nghị thầy lập thành một nơi tu tập dã ngoại, cho thanh thiếu niên thành phố đến thư giãn đồng thời học đạo vào thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ.

Chùa như thế là để hoằng pháp, tập trung vào đối tượng giới trẻ thành phố cần không khí sân vườn sông nước.

Tôi chưa xây nhà xong thì chùa đổi trụ trì. Vị ni mới về quan niệm chùa một cách khác. Bà cho xây một dãy nhà chứa 20 quan tài, nói là để bố thí. Vì vậy, có câu vè:

 “Ai về Bến Lức quê em,
 Ghé chùa Linh Phước mà xem quan tài.
 Quan tài xếp một hàng dài,
 Đến hai mươi cái ở ngay cổng chùa.
Quan tài không bán không mua,
Chỉ chờ người chết thầy chùa tụng kinh.”

Như vậy, câu hỏi “Xây chùa để làm gì?” có 2 câu trả lời hoàn toàn khác nhau.

Khác nhau đến như vậy thì tôi cũng không đi chùa đó nổi nữa, mà ở bên cạnh cũng không dám, vì nhà chùa để quan tài sát lối đi chung. Âm khí trùng trùng. Tuy không tin ma quỷ, nhưng đêm nghe tiếng quan tài khua động vì chuột làm ổ bên trong, tôi không bụng dạ nào để thư giãn, đành bỏ nhà mà về thành phố ở.

Lâu lâu, dịp lễ đi ngang thấy sân chùa không có chiếc xe nào, mà chỉ có vài lão bà chèo ghe đến lễ.

Xây chùa để làm gì?”, câu hỏi thật nhiều ý nghĩa, nay tôi nghĩ lại với nỗi xốn xang. Nhớ hồi nào còn bàn với thầy trụ trì bên kia đường sẽ là bãi ô tô, xe máy cho học sinh, sinh viên từ Sài Gòn xuống ở chùa trọn ngày tu tập. Nay thì đối tượng đi chùa chỉ là những bà lão chèo ghe (thế hệ của hơn nửa thế kỷ trước). Thay đổi mục tiêu (làm gì?) thì thay đổi luôn đối tượng (ai đến chùa?).

Nghe đâu con em vùng quê đó lên Sài Gòn lao động, có người làm cho chủ Hàn Quốc, theo đạo Tin Lành, về quê tích cực vận động cải đạo.

Vấn đề không phải là khó khăn khách quan, mà chính là ở cái đầu của những nhà hoạt động tôn giáo. Phật giáo không phải là không có những mô hình thành công, mà tác giả Nguyễn Hữu Đức đã kể ra, như chùa Bằng, chùa Sùng Phúc, chùa Diên Quang, chùa Hoa Nghiêm, chùa Từ Tân…

Đã có những hiện tượng đối chiếu, so sánh rõ ràng như chùa Xá Lợi/Đền Đức mẹ hàng cứu giúp, ai thấy đều phải giật mình. Thế nhưng, khi chưa khơi dậy được tinh thần chấn hưng Phật giáo thì việc chùa thành miếu, thành bảo tàng là điều trước mắt. Thực ra, nhiều chùa đã thành từ đường nghĩa địa, cơ sở mai táng…

học giả tiên đoán đến năm 2050 Phật giáo chỉ còn chùa hoang, bảo tàng. Theo tôi như thế còn may! Sợ rằng chùa sẽ bị xóa sạch, lấy đất, lấy kiến trúc dùng vào việc khác, mà không được cái cảnh để hoang mà yên đó. Còn bảo tàng, thì chỉ còn vài pho tượng như ở các bảo tàng ở Pakistan, một xứ trước kia theo Phật giáo.

Thời gian không đợi chúng ta. Trong bài “Xây chùa để làm gì?”, tác giả Nguyễn Hữu Đức có kể câu chuyệnsư bà nói rằng, năm nay kinh tế khó khăn, dân ít tiền, ngày rằm mùng một người dân ít đến chùa hơn”. Lẽ nào tín tâm của người Phật tử bấp bênh theo sự trồi sụt của kinh tế như vậy sao?

Người đến chùa thưa vắng, niềm tin sai lạc vào Phật bảo, hoạt động hoằng pháp yếu kém, tín tâm Phật tử bấp bênh…, tất cả những điều đó thúc giục chúng ta chấn hưng Phật giáo.


Minh Thạnh
(Phật Tử Việt Nam)


Bài liên quan: ● XÂY CHÙA ĐỂ LÀM GÌ? Nguyễn Hữu Đức







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
22/08/2017(Xem: 5403)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.